You are on page 1of 19

MỤC LỤC

PHẦN I. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VÀ ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP 5


1. Cấu trúc chung bài thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh 6
2. Phân tích chi tiết và định hướng ôn tập 7
Phần 1. Sử dụng ngôn ngữ 7
Phần 2. Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu 9
PHẦN II. TỐI ĐA ĐIỂM SỐ CÂU HỎI NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT 11
A. NẮM TRỌN KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT CẦN NHỚ 12
Bài 1. Từ vựng 12
Bài 2. Biện pháp nghệ thuật 18
Bài 3. Ngữ pháp 26
Bài 4. Văn bản 32
Bài 5. Những lỗi diễn đạt thường gặp 39
B. TỔNG HỢP KIẾN THỨC VĂN HỌC TRỌNG TÂM 47
Bài 1. Các thể loại thơ 47
Bài 2. Các thể loại văn học 48
C. BÀI LUYỆN CHUẨN CẤU TRÚC 52
Bài luyện số 1 52
Bài luyện số 2 54
Bài luyện số 3 58
Bài luyện số 4 60
Bài luyện số 5 63
Hướng dẫn giải chi tiết 67
PHẦN III. TỔNG ÔN TIẾNG ANH 78
A. NẮM VỮNG NGỮ PHÁP 79
Chuyên đề 1. Các thì trong tiếng anh 79
Chuyên đề 2. Từ loại 85
Chuyên đề 3. Động từ khuyết thiếu 89
Chuyên đề 4. Câu điều kiện và câu ước 93
Chuyên đề 5. Câu bị động 95
Chuyên đề 6. Câu hỏi đuôi 99
Chuyên đề 7. Câu gián tiếp 101
Chuyên đề 8. Câu so sánh 104
Chuyên đề 9. Câu chẻ 107
Chuyên đề 10. Danh động từ và động từ nguyên mẫu 109
Chuyên đề 11. Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ 113
Chuyên đề 12. Mệnh đề quan hệ 116
Chuyên đề 13. Trật tự của tính từ 119
Chuyên đề 14. Từ hạn định và đại từ 120
Chuyên đề 15. Lượng từ 125
Chuyên đề 16. Giới từ 127
Chuyên đề 17. Mệnh đề trạng ngữ 132
Chuyên đề 18. Liên từ 136
Chuyên đề 19. Thể giả định 139
Chuyên đề 20. Mệnh đề danh ngữ 141
Chuyên đề 21. Đảo ngữ 143
B. GHI NHỚ TỪ VỰNG 147
Cụm động từ (phrasal verbs) 147
Thành ngữ (idioms) và Cụm từ cố định (collocations) 148
Từ dễ gây nhầm lẫn 149
C. CÁC DẠNG HAY XUẤT HIỆN TRONG BÀI THI 151
Chuyên đề 1. Dạng hoàn thành câu 151
Chuyên đề 2. Dạng tìm lỗi sai 155
Chuyên đề 3. Dạng tìm câu đồng nghĩa 159
Chuyên đề 4. Dạng đọc hiểu – trả lời câu hỏi 167
Đáp án và hướng dẫn giải 177
PHẦN IV. CHINH PHỤC TOÁN HỌC; TƯ DUY, LOGIC; PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 199
A. TỔNG ÔN LÝ THUYẾT VÀ BÀI TOÁN TRỌNG TÂM PHẦN TOÁN HỌC 200
Kiến thức trọng tâm 200
Bộ câu hỏi bám sát cấu trúc đề thi 200
Hướng dẫn giải 223
B. GIẢI QUYẾT NHANH CÁC CÂU HỎI TƯ DUY, LOGIC 262
Mệnh đề logic 262
Dạng câu hỏi tư duy, phân tích và suy luận logic 271
C. XỬ LÍ THÀNH THẠO BÀI TOÁN PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 307
Đánh giá, phân tích đề thi mẫu năm 2021 307
Các dạng bài và ví dụ minh họa 310
Bài tập tổng hợp 320
Hướng dẫn giải 334
PHẦN V. CHIẾN THUẬT LÀM BÀI VÀ 10 ĐỀ THI THỬ ONLINE 344
Chiến thuật làm bài 345
10 đề thi thử online 350
Phần I

PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VÀ


ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP
GIẢI MÃ 990+

1. Cấu trúc chung bài thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Bài thi ĐGNL của Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh có nhiều điểm đặc biệt về cấu trúc đề so
với bài thi THPTQG do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, điển hình là bài thi được tích hợp các kỹ
năng về đọc hiểu, phân tích và kỹ năng tư duy phản biện, giải quyết vấn đề. Cụ thể, bài thi ĐGNL
của Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh tập trung đánh giá các năng lực cơ bản cần sử dụng trong
quá trình học đại học của mỗi thí sinh như: sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải
quyết vấn đề. Nội dung bài thi được tích hợp đầy đủ cả về kiến thức lẫn tư duy dưới hình thức
cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản.
Bài thi ĐGNL của Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian
làm bài là 150 phút. Cấu trúc đề thi như sau:

Mục tiêu đánh giá Số câu Nội dung


Phần 1. Sử dụng ngôn ngữ
1.1. Tiếng Việt 20 Các câu hỏi, bài đọc đánh giá kiến thức văn học
khả năng dùng từ, khả năng đọc hiểu, khả năng
1.2. Tiếng Anh 20
phân tích bài viết Tiếng Việt và Tiếng Anh
Phần 2. Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu
2.1. Toán học 10 Các vấn đề về toán phổ thông.
2.2. Tư duy logic 10 Các bài suy luận và xác định các quy luật logic.
Các bài phân tích và chọn phương án trả lời
2.3. Phân tích số liệu 10
tương ứng với từng bảng số liệu cho trước.
Phần 3. Giải quyết vấn đề
3.1. Vấn đề thuộc lĩnh vực hóa Những vấn đề liên quan đến kiến thức khoa học
10
học xã hội và tự nhiên
3.2. Vấn đề thuộc lĩnh vực vật
10

3.3. Vấn đề thuộc lĩnh vực
10
sinh học
3.4. Vấn đề thuộc lĩnh vực địa
10

3.5. Vấn đề thuộc lĩnh vực lịch
10
sử, chính trị, xã hội
Tổng cộng 120

Kết quả thi ĐGNL được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm hiện đại theo Lý thuyết Ứng
đáp Câu hỏi (Item Response Theory - IRT). Điểm của từng câu hỏi có trọng số khác nhau tùy
thuộc vào độ khó và độ phân biệt của câu hỏi. Điểm số tối đa của bài thi là 1.200 điểm, trong đó
điểm tối đa phần Sử dụng ngôn ngữ là 400 điểm; phần Toán học, tư duy logic và phân tích số
liệu là 300 điểm; phần giải quyết vấn đề là 500 điểm.

Trang 6
PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VÀ ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP

2. Phân tích chi tiết và định hướng ôn tập


Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ
+ Cấu trúc phần thi Tiếng Việt gồm có 20 câu hỏi, bao gồm các câu hỏi, bài đọc đánh giá năng
lực đọc hiểu văn bản và sử dụng tiếng Việt, và khả năng cảm thụ, phân tích các tác phẩm văn
học. Phạm vi kiến thức trải dài từ lớp 10 đến lớp 12. Đề thi tích hợp nhiều kiến thức về ngữ văn,
đòi hỏi thí sinh nắm vững những kỹ năng thực hành tiếng Việt để áp dụng vào giải quyết các vấn
đề liên quan.

Nội dung đánh giá Mô tả

Đánh giá khả năng hiểu các kiến thức văn học cơ bản như: phong
cách sáng tác của các tác giả tiêu biểu, nội dung và hình thức
Hiểu biết văn học
nghệ thuật của tác phẩm; vai trò của tác giả, tác phẩm đối với
lịch sử văn học.

Đánh giá khả năng nhận biết vấn đề về sử dụng tiếng Việt như:
xác định những từ viết không đúng quy tắc chính tả, những từ
Sử dụng tiếng Việt sử dụng sai, những câu mắc lỗi ngữ pháp diễn đạt; nhận biết cấu
tạo từ, các biện pháp tu từ, các vấn đề thuộc về ngữ pháp câu,
các thành phần trong câu, phép liên kết câu,…

Đánh giá khả năng phân loại đặc trưng phong cách (phong cách
thể loại, phong cách tác giả, phong cách chức năng ngôn ngữ,
Đọc hiểu văn bản …), xác định ý nghĩa của từ/câu trong văn bản, cách tổ chức văn
bản, các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng, nội dung và tư
tưởng của văn bản.

Trong đề thi chỉ xuất hiện một đoạn ngữ liệu có dung lượng tương đối ngắn, các câu hỏi chủ yếu
xoay quanh các vấn đề về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Những câu hỏi này hỏi về nội
dung và nghệ thuật của văn bản. Cụ thể là nội dung chính, chủ đề của văn bản, nhân vật, hình
ảnh, giọng điệu, bút pháp, các biện pháp tu từ, phong cách ngôn ngữ, nghệ thuật, phép liên kết,
nghĩa của từ, thao tác lập luận,…

Bên cạnh đó, các câu hỏi câu hỏi kiểm tra kiến thức Tiếng Việt này chủ yếu là kiểm tra về kiến
thức dùng từ. Từ hiểu biết về nghĩa của từ và cách dùng từ, học sinh phải chọn từ/ cụm từ dùng
sai, những từ không cùng nhóm với các từ còn lại hoặc chọn từ ngữ phù hợp điền vào chỗ trống
để hoàn thành câu, do đó học sinh cần phải rèn luyện tích cực các kĩ năng đọc, phân tích để tìm
được đáp án chính xác nhanh.

Phần thi Tiếng Việt (chiếm khoảng 20%) tổng số điểm của bài thi và có các câu hỏi về kiến thức
dùng từ khá khó, học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT trước đây từng bỏ qua phần nội dung Tiếng
Việt vì tỉ trọng nhỏ trong đề thi, chính vì vậy học sinh rất dễ mất điểm ở phần nội dung này. Vì
vậy, học sinh phải vận dụng những kiến thức về Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn đã được

Trang 7
GIẢI MÃ 990+

học. Chú ý ôn tập các kiến thức về từ, ngữ pháp, các thể loại văn học và kĩ năng suy luận, phân
tích để có thể tìm ra được đáp án nhanh và chính xác nhất.

Sau đây là một số hướng dẫn để các bạn ôn thi và làm bài thi phần Tiếng Việt hiệu quả:

1. Đọc kĩ và xác định từ khóa: Hãy đọc kĩ đề và xác định được các từ khóa nhanh nhất để giúp
các bạn định hướng được nội dung câu hỏi và đáp án. Làm tốt điều này sẽ giúp các bạn không bị
nhẫm lần và mất thời gian.
2. Sử dụng phương pháp loại trừ và phân tích: Nếu câu hỏi khiến chúng ta băn khoăn, chưa biết
lựa chọn đáp án nào hãy sử dụng phương pháp loại trừ và phân tích các phương án xác định
được những nội dung, thông tin nhiễu, để tìm ra đáp án chính xác.
3. Học bao quát: Trắc nghiệm đối với bất cứ môn nào cũng yêu cầu phải học bao quát, phủ rộng
và môn Văn cũng không phải ngoại lệ. Môn Văn kiến thức thi bao gồm cả kiến thức cấp 2 và cấp
3 bởi vậy các em cần học bao quát, kĩ lưỡng đặc biệt là phần tiếng Việt.
4. Không bỏ trống đáp án: Thi trắc nghiệm là hình thức được lựa chọn đáp án đã cho sẵn nên nếu
không biết chính xác thì các em hãy vẫn lựa chọn đáp án mà mình tin tưởng hơn so với các đáp
án còn lại.
+ Phần thi Tiếng Anh bao gồm 5 câu hoàn thành câu, 5 câu tìm lỗi sai, 5 câu tìm câu đồng nghĩa
và 1 bài đọc hiểu 5 câu, tổng cộng là 20 câu. Theo phân tích ma trận đề thi ba năm gần đây (2019,
2020 và 2021), lượng kiến thức được phân bổ khá đều. Các chuyên đề kiến thức thường gặp bao
gồm: Thì, Câu So Sánh, Mệnh đề quan hệ, Câu điều kiện,… Ngoài ra, lượng từ vựng được đánh
giá là ổn định, hay và phù hợp với khả năng của thí sinh. Xét về độ khó thì không khác biệt quá
nhiều so với kỳ thi THPTQG.
Riêng phần đọc hiểu, khác với bài thi THPTQG, đề thi ĐGNL chỉ bao gồm một bài đọc hiểu 5
câu, tuy nhiên vẫn hỏi đủ các kiến thức và yêu cầu thí sinh có khả năng xử lý thông tin linh hoạt.
Dạng đọc hiểu thường bao gồm 5 câu. Các câu hỏi đọc hiểu thường có các dạng sau:
- Câu hỏi ý chính/ tiêu đề của đoạn văn
- Câu hỏi từ vựng
- Câu hỏi đại từ
- Câu hỏi thông tin chi tiết/ TRUE/ NOT TRUE
- Câu hỏi ngụ ý (inferred/ suggesting)
Theo TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo
ĐHQG TP HCM, phân bố điểm của kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) năm 2021 gần như tương
đồng với phân bố điểm của năm 2020 và 2019, chứng tỏ sự ổn định của đề thi ĐGNL.
“Tất cả các câu hỏi bảo đảm không hỏi về những kiến thức đã được giảm tải theo quy định của Bộ GD &
ĐT. Đề thi ĐGNL của Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh đã được chuẩn hóa để bảo đảm độ khó của mọi
đợt thi là như nhau”, TS Chính nói.
PGS.TS Trần Tiến Khoa, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế (Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh)
cũng cho biết, kiến thức được sử dụng trong đề thi ĐGNL từ chương trình THPT hiện nay.

Trang 8
PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VÀ ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP

“Các môn Toán học, Vật Lý kiến thức sẽ tập trung toàn bộ vào chương trình lớp 12. Các môn Hóa học,
Sinh học, Tiếng Anh có kiến thức cả ba lớp 10, 11, 12 nhưng cũng tập trung nhiều hơn vào chương trình
lớp 12”, PGS Khoa nói.
Thí sinh muốn hiểu rõ hơn về cấu trúc đề thi nên tham khảo các chuyên đề luyện tập, các bài
luyện bám sát cấu trúc nằm ở cuốn sách này. Từ đó, củng cố kiến thức, tăng thêm sự hiểu biết
về đề thi cũng như độ tự tin khi làm bài của thí sinh, giúp các bạn thí sinh làm quen trước khi
thật sự bước chân vào kỳ thi chính thức.
Phần 2: Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu.
Phần Toán học gồm 10 câu trắc nghiệm kiểm tra thí sinh về các kiến thức trong chương trình
Toán phổ thông. Ma trận chi tiết phần Toán học như sau:

Lớp Chuyên đề Số câu


Ứng dụng đạo hàm 2

Mũ và logarit 1

Nguyên hàm, tích phân 1


12
Số phức 1

Khối đa diện 1

Phương pháp tọa độ trong không gian (Oxyz) 1

11 Tổ hợp – xác suất 2

10 Phương trình, hệ phương trình 1

Tổng 10

Các câu hỏi trong phần này ở mức độ thông hiểu và vận dụng thấp, không quá khó nhưng có
nhiều các yếu tố thực tiễn. Để giải quyết các câu hỏi phần này, học sinh không cần ôn quá nhiều
và nặng như với bài thi THPTQG, cần tập trung ôn các dạng bài trọng tâm của mỗi chuyên đề
cũng như chú trọng vào các bài toán có yếu tố thực tế, liên môn (chủ yếu nằm ở bài toán Min
Max, tích phân, khối đa diện, tổ hợp – xác suất và phương trình, hệ phương trình).

Phần Tư duy logic gồm 10 câu hỏi về Mệnh đề logic và nhóm câu hỏi Phân tích, tư duy logic.
Phần này học sinh không cần sử dụng quá nhiều các kiến thức Toán phổ thông mà thay vào đó
cần các kỹ năng phân tích, lập luận, suy luận logic để tìm ra câu trả lời chính xác cho mỗi câu hỏi.
Dạng câu hỏi này còn khá mới đối với hầu hết học sinh, gây khó khăn cho học sinh trong việc
đọc hiểu và phân tích đề. Nhưng thực tế việc xử lý các câu hỏi dạng này không quá khó, thậm
chí là đơn giản. Trong cuốn sách này đã phân dạng cũng như đưa ra phương pháp làm đối với
mỗi dạng bài, giúp các em có thể nắm được cách giải quyết các câu hỏi ở phần này một cách
nhanh và hiệu quả nhất.

Trang 9
GIẢI MÃ 990+

Phần Phân tích số liệu cũng là một phần đặc trưng riêng trong bài thi ĐGNL của Đại học Quốc
gia Tp. Hồ Chí Minh. Câu hỏi phần này đánh giá năng lực đọc biểu đồ, bảng số liệu và tính toán
của học sinh. Các chủ đề được đề cập đến trong phần này rất đa dạng. Học sinh dựa vào các
thông tin từ biểu đồ, bảng số liệu để tính toán các thông số liên quan đến một đối tượng nào đó
trong đề bài. Các phép toán thực hiện ở đây không quá phức tạp, chủ yếu là tính toán tỉ lệ phần
trăm, so sánh chênh lệch giữa các đối tượng, số trung bình, lãi suất.

Trang 10
Phần II

TỐI ĐA ĐIỂM SỐ CÂU HỎI


NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT
GIẢI MÃ 990+
A. KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

BÀI 1. TỪ VỰNG
I. Cấu tạo từ
- Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có chức năng gọi tên, được dùng để cấu thành nên câu. Căn
cứ theo số lượng tiếng trong từ, người ta chia từ tiếng Việt ra thành hai loại: từ đơn và từ phức.
1. Từ đơn
- Từ đơn là từ gồm một tiếng.
Ví dụ các từ: bàn, ghế, nhà, lớp, ăn, ngủ, đẹp, tốt, mỗi, những, à, ôi, hử, hả... là các từ đơn.
Trong câu văn: "Mùa xuân, cây gạo gọi về bao nhiêu là chim." có các từ đơn là: gọi, về, là, chim. Từ
đơn gồm hai loại: từ đơn đơn âm tiết (từ chỉ có một tiếng) và từ đơn đa âm tiết (từ có hai tiếng
trở lên). Đa số các từ đơn đa âm dùng để định danh (gọi tên) như: châu chấu, cào cào, niềng niễng,
chôm chôm, đu đủ,… Các từ này có hình thức giống như từ láy nhưng không được cấu tạo theo
phương thức từ láy.
2. Từ phức
- Từ phức là từ gồm hai hay nhiều tiếng trở nên bao gồm từ ghép và từ láy.
- Ví dụ các từ: bạn bè, sách vở, viết lách, nhớ nhung, xinh xắn, đẹp tươi, xe máy, xa xôi, kí túc xá, sân
vận động ... là các từ phức.
Trong câu văn: "Cây gạo đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những
đứa con về thăm quê mẹ." có các từ phức là: cây gạo, đứng im, cao lớn, hiền lành, con đò, đứa con, quê
mẹ.
* Lưu ý: Trong tiếng Việt, có một số từ gồm từ hai tiếng trở lên nhưng các tiếng không có nghĩa
(hoặc vốn có nghĩa nhưng nghĩa của từ đã bị mờ đi, mất đi) thì vẫn được xếp vào từ đơn. Người
ta gọi là các từ đơn đa âm. Phần nhiều các từ đơn đa âm là các từ phiên âm của tiếng nước ngoài
(các ngôn ngữ Ấn - Âu) như: com lê, xăng đan, mùi xoa, xà phòng, sô pha, ra đi ô, ti vi, com pa, xi nhan,
câu lạc bộ, toa lét, in tơ nét,... Ngoài ra, còn có các từ thuần Việt mà các tiếng tạo thành không có
nghĩa cũng được xếp vào từ đơn đa âm như: mồ hôi, mì chính, bồ hòn, bồ kết, bù nhìn, mặc cả, tắc kè,
ễnh ương... Một số sách gọi các từ này là từ ngẫu kết.
- Để phân biệt tổ hợp từ đơn với từ phức, người ta thường dùng thao tác chêm xen. Bằng cách
thử xen giữa một tiếng vào giữa tổ hợp đang xét, nếu nghĩa của tổ hợp mới đó thay đổi so với tổ
hợp ban đầu thì ta nói tổ hợp ban đầu là một từ phức. Nếu nghĩa của tổ hợp mới không thay đổi
so với nghĩa của tổ hợp ban đầu (việc xen từ không làm ảnh hưởng đến nghĩa tổ hợp chứng tỏ
các tiếng có quan hệ không chặt chẽ) thì ta nói tổ hợp ban đầu là nhóm các từ đơn.
Ví dụ: ta thử tìm hiểu tổ hợp "bánh rán" xem đó là hai từ đơn hay một từ phức. Thử xen tiếng
vào giữa hai tiếng ban đầu: "bánh được rán"; "bánh làm bằng cách rán" ... Kết quả, tổ hợp mới tạo
thành mang nghĩa khác với nghĩa ban đầu (không phải bánh nào được làm bằng cách rán lên
cũng được gọi là bánh rán). Do đó, ta nói "bánh rán" là một từ phức.
Ngược lại, tổ hợp "rán bánh" lại là hai từ đơn.
a. Từ ghép
- Từ ghép là từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng có mối quan hệ về nghĩa với nhau.
Hay nói cách khác, từ ghép là từ được tạo ra bằng cách ghép hai hay nhiều tiếng có nghĩa lại với
nhau.

Trang 12
A. KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

Ví dụ các từ: xe đạp, nhà cửa, bút bi, đường sá, chạy nhảy, làm việc, xanh nhạt, mơ ước... là các từ
ghép.
Trong câu văn: "Cứ đến tháng ba, nhớ đến sầu đâu là tôi cảm thấy thoang thoảng đâu đây một mùi
thơm mát mẻ, dịu dàng, mát mẻ còn hơn cả hương cau, mà dịu dàng có khi hơn cả mùi thơm hoa mộc." có
các từ ghép là: tháng ba, đâu đây, mùi thơm, hương cau, hoa mộc.
- Căn cứ theo đặc điểm quan hệ về nghĩa của các tiếng trong từ ghép mà người ta chia ra thành
hai loại là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
+ Từ ghép chính phụ là từ phức có tiếng chính và tiếng phụ bổ nghĩa cho tiếng chính. Tiếng
chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
Ví dụ: nhà tầng, sách toán, đi bộ, trắng phau, mưa rào, ăn sáng, sạch bong, tàu hoả, bút bi,…
+ Từ ghép đẳng lập là từ phức có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp không phân tiếng
chính, tiếng phụ.
Ví dụ: nhà cửa, tàu thuyền, núi sông, tươi tốt, trắng trong, đỏ đen,…
* Lưu ý: Một số tiếng trong các từ ghép, nhất là từ ghép đẳng lập, vốn có nghĩa nhưng qua quá
trình sử dụng ngôn ngữ, nghĩa của nó dần bị mờ đi. Đó là các trương hợp, tiếng "búa" (nghĩa là
chợ) trong "chợ búa", tiếng "chiền" (nghĩa là chùa) trong "chùa chiền", tiếng "đai" trong "đất
đai", tiếng "pheo" trong "tre pheo", tiếng "rú" trong "rừng rú", tiếng "núc" trong từ "bếp núc",
tiếng "má" trong "chó má", ...
b. Từ láy
- Từ láy là từ phức mà các tiếng có mối quan hệ với nhau về âm. Hay nói cách khác, từ láy là
từ phức mà các tiếng có sự giống nhau về âm đầu hay vần hoặc cả âm đầu và vần. Trong từ láy,
chỉ một tiếng có nghĩa, thậm chí, tất cả các tiếng tạo nên từ đều không có nghĩa.
Ví dụ: nho nhỏ, nhớ nhung, nặng nề, lấm láp, thướt tha, méo mó, rì rầm, xôn xao, xanh xanh, thăm
thẳm, lách cách, lướt thướt...
- Căn cứ theo bộ phận của các tiếng được lặp lại, người ta chia từ láy thành các loại:
+ Từ láy âm đầu: nhớ nhung, nặng nề, lấm láp, thướt tha...
+ Từ láy vần: lách cách, lướt thướt, huyên thuyên, lăng nhăng, lỉnh kỉnh ...
+ Từ láy cả âm lẫn vần: nho nhỏ, tim tím, thăm thẳm, nhơ nhớ, nhè nhẹ ...
+ Từ láy toàn bộ (láy tiếng): xanh xanh, hồng hồng, xinh xinh, xa xa ...
+ Từ láy đặc biệt: ồn ào, inh ỏi, yên ả, im ắng, ùng ục, ỉ ôi ...
- Căn cứ theo số lượng tiếng trong từ láy, có các dạng:
+ Láy đôi: sạch sẽ, vớ vẩn, hớt hải, lăng nhăng, vội vàng, thơ thẩn ...
+ Láy ba: sạch sành sanh, nhũn nhùn nhùn, xốp xồm xộp, tỉnh tình tinh ..
+ Láy tư: vớ va vớ vẩn, hớt ha hớt hải, lăng nha lăng nhăng, vội vội vàng vàng, lơ thơ lẩn thẩn ...
- Căn cứ theo nghĩa của từ láy, có thể chú ý hai nhóm:
+ Từ láy tượng thanh: rì rầm, ồn ào, inh ỏi, yên ắng, oe oe, léo xéo, khúc khích, hu hu ...
+ Từ láy tượng hình: thướt tha, lênh khênh, mập mạp, bệ vệ, thoăn thoắt, lề mề, chót vót, thăm thẳm...
II. Các hiện tượng về âm, nghĩa của từ
1. Nghĩa của từ
- Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, hoạt động, tính chất, quan hệ, …) mà từ biểu thị.
Ví dụ:

Trang 13
GIẢI MÃ 990+

+ Sính lễ: Lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới.
+ Chứng giám: xem xét và làm chứng.
+ Hoảng hốt: chỉ tình trạng sợ sệt, vội vã, cuống quýt.
2. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
a. Từ nhiều nghĩa
+ Nghĩa đen (nghĩa gốc): là nghĩa có trước trực tiếp, gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu; không hoặc
ít phụ thuộc vào văn cảnh.
+ Nghĩa bóng (nghĩa chuyển, nghĩa ẩn dụ): là nghĩa có sau, được suy ra từ nghĩa đen. Muốn
hiểu chính xác nghĩa bóng của một từ, phải dựa vào văn cảnh.
Ví dụ: Từ “ăn”
- Ăn cơm: cho vào cơ thể để nuôi sống (nghĩa đen)
- Ăn ảnh: vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh (nghĩa bóng)
b. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
- Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra từ nhiều nghĩa.
+ Nghĩa gốc: nghĩa ban đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
+ Nghĩa chuyển: nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
Ví dụ:
Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
- Chữ xuân trong hai câu thơ trên mang nghĩa chuyển: mượn mùa xuân để nói về tuổi trẻ của
con người.
3. Từ đồng âm
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
Ví dụ: Con ngựa đá con ngựa đá
- Xét ví dụ trên:
+ đá (1) là động từ, chỉ hành động đá của con ngựa.
+ đá (2) là danh từ, chỉ chất liệu con ngựa được làm bằng đá.
4. Từ đồng nghĩa
- Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Ví dụ: Quả - trái, mất-chết - qua đời
5. Từ trái nghĩa
- Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Ví dụ: Xấu – tốt, đúng – sai, cao – thấp
III. Thành ngữ, tục ngữ, ca dao
1. Thành ngữ
- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định và biểu thị được một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa
của nó có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua
một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh, thành ngữ cũng có dị bản.

Trang 14
A. KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

- Thành ngữ có đặc điểm ngắn gọn, thường có vần, nhất là vần lưng, các vế thường đối xứng
nhau cả về hình thức, cả về nội dung, cách lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh và là một cụm từ
(chưa thành câu hoàn chỉnh).
Ví dụ: “Đứng núi này trông núi nọ / đứng núi này trông núi khác”
Ý nghĩa: Không bằng lòng với cái hiện tại đang có, lại mơ tưởng tới cái khác chưa phải của mình.
Câu thành ngữ này thường nhắc đến những người đang làm việc hoặc hoàn cảnh khi đang có
tương đối ổn định nhưng lại muốn có nhảy đến công việc khác tốt hơn.
2. Tục ngữ
- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, thường có vần và nhịp điệu, hình ảnh. Nó thể
hiện kinh nghiệm của cha ông ta đúc kết về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội). Được
nhân dân vận dụng vào đời sống, từ suy nghĩ, lời ăn tiếng nói”.
Ví dụ:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Ý nghĩa: Nói về sự chênh lệch giữa ban ngày và ban đêm của thời gian trong năm. “Đêm tháng
5” ý chỉ thời gian mùa hè, mặt trời thường chiếu sáng nhiều hơn (ngày dài hơn). Còn “Ngày
tháng 10” chỉ thời gian mùa đông, mặt trời ở xa nên chiếu sáng ít hơn (đêm dài hơn).
3. Ca dao
- Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, có khi kết hợp với âm nhạc để diễn xướng, thể hiện thái
độ. Nó thể hiện quan điểm của nhân dân dưới những sự kiện lịch sử chứ không phản ánh lịch
sử, ca dao cũng có nhiều dị bản”.
Ví dụ:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
Ý nghĩa: Người phụ nữ nhỏ bé, bất hạnh không được làm chủ cuộc đời mình, ngay cả giá trị,
phẩm hạnh cũng phụ thuộc vào người khác.
- Ca dao có đặc điểm là lời thơ thường khá ngắn gọn, sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến
thể. Ngôn ngữ giản dị, gần gũi với cuộc sống hàng ngày, giàu hình ảnh ẩn dụ và so sánh. Cách
thức diễn đạt mang đậm sắc thái dân gian.
4. So sánh thành ngữ, tục ngữ, ca dao
So sánh Thành ngữ Tục ngữ Ca dao
- Thành ngữ mới chỉ là - Tục ngữ được xem là - Ca dao thường phổ
một cụm từ cố định có một câu có cấu tạo và theo thể thơ lục bát
nghĩa nhưng chưa phải biểu thị một ý nghĩa cụ hoặc lục bát biến dị. Có
Hình thức là 1 câu hoàn chỉnh. thể. thể gồm một cặp câu 6
– 8 (câu ca dao) hay
nhiều cặp câu 6 – 8 (bài
ca dao).
- Thành ngữ mang ý - Tục ngữ diễn tả trọn - Những bài ca ngắn
Nội dung nhất định nhưng phải vẹn một ý nghĩa nào đó. gọn về thiên nhiên, vũ
gắn với các thành tố khác Thông thường nó là đúc trụ, con người,… giàu

Trang 15
GIẢI MÃ 990+

để tạo câu và ý nghĩa cụ kết những kinh nghiệm cảm xúc. Đa phần ca
thể trong ngữ cảnh nhắc tăng gia sản xuất, hiện dao đề cập đến tình
đến. Thành ngữ thông tượng đời sống,… yêu nam nữ, các mối
thường là những đánh - Tục ngữ hoàn toàn có quan hệ gia đình, xã
giá, thể hiện tính cách, thể đứng độc lập để tạo hội,…
quan điểm… của con câu.
người. Thành ngữ
thường chỉ xuất hiện là
một vế đứng trong câu.
- Phổ biến vần lưng - Phổ biến vần liền và - Phối vần theo luật
Gieo vần
vần cách thơ lục bát

IV. Bài tập vận dụng


Câu 1. Tổ hợp "áo dài" trong câu nào sau đây là hai từ đơn?
A. Áo dài là trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam.
B. Áo dài quá, không mặc vừa.
C. Chị Hai được mẹ may cho bộ áo dài mặc trong ngày khai trường.
D. Tà áo dài vừa kín đáo, duyên dáng lại vừa tôn lên vẻ đẹp đầy nữ tính.
Câu 2. Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại?
A. Mì chính. B. Mì tôm. C. Mì xào. D. Mì ăn liền.
Câu 3. Câu văn: “Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.” có những từ phức là:
A. Tuổi thơ, nâng lên, cánh diều B. Tuổi thơ, được nâng, từ những
C. Của tôi, nâng lên, từ những D. Nâng lên, từ những, cánh diều
Câu 4. Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ ghép?
A. Nhanh nhạy, nhanh chóng, nhanh nhẹn, nhanh tay.
B. Chậm rãi, chậm chạp, chậm trễ, chậm rì.
C. To lớn, to gan, to chuyện, to tát.
D. Nhỏ nhẹ, nhỏ bé, nhỏ dại, nhỏ xíu
Câu 5. Xét theo cấu tạo, từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại?
A. Dong dỏng B. Dịu dàng C. Gầy gò D. Mập mạp
Câu 6. Trong các nhóm từ dưới đây, nhóm từ nào là nhóm từ phức?
A. Đông đúc, ngày, hoa màu hồng B. Đuổi, chạy, trốn
C. Đau đớn, đa mang, đanh đá D. Đu đủ, ngắn ngủi, lấp lánh
Câu 7. Từ nào dưới đây là từ láy?
A. Nhỏ nhẹ B. Ngập ngừng C. Mặt mũi D. Bàn bạc
Câu 8. Tiếng ngọt trong từ nào dưới đây được dùng theo nghĩa gốc?
A. Rét ngọt B. Đàn ngọt hát hay
C. Trẻ em ưa nói ngọt D. Khế chua, cam ngọt
Câu 9. Đọc hai câu thơ sau:
“Sáu mươi tuổi vẫn còn xuân chán
So với ông Bành vẫn thiếu niên”

Trang 16
A. KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

Từ xuân được sử dụng trong câu thơ có ý nghĩa gì?


A. Ngày B. Mùa đầu tiên của năm
C. Tuổi tác D. Trẻ trung đầy sức sống
Câu 10. Từ lá trong câu nào dưới đây được dùng theo nghĩa gốc?
A. Lá cờ tung bay trước gió. B. Mỗi con người có hai lá phổi.
C. Về mùa thu, cây rụng lá. D. Ông viết một lá đơn dài để đề nghị giải quyết.
Câu 11. Thành ngữ nào dưới đây nói về đức tính trung thực?
A. Năng nhặt chặt bị. B. Cây ngay không sợ chết đứng.
C. Thẳng như ruột ngựa. D. Góp gió thành bão
Câu 12. Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây có ý nghĩa giống với tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho
thơm” ?
A. Đói ăn vụng, túng làm càn. B. Ăn phải nhai, nói phải nghĩ
C. Giấy rách phải giữ lấy lề. D. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
Câu 13. Tổ hợp nào sau đây là tục ngữ?
A. Uống nước nhớ nguồn B. Chịu thương chịu khó
C. Muôn người như một D. Dám nghĩ dám làm
Câu 14. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu tục ngữ: “Nắng chóng trưa, mưa chóng... ”
A. sớm B. tối C. chiều D. nắng
Câu 15. Tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây khuyên ta phải biết kiên trì, nhẫn nại để đi tới thành
công?
A. Học một biết mười B. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
C. Đói cho sạch, rách cho thơm D. Kiến tha lâu cũng đầy tổ
Câu 16. Câu nào sau đây không phải là tục ngữ?
A. Khoai đất lạ, mạ đất quen
B. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
C. Một nắng hai sương
D. Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân
Câu 17. Tục ngữ/ thành ngữ nào không dưới đây có chứa cặp từ trái nghĩa?
A. Máu chảy ruột mềm B. Trước sau như một
C. Đi ngược về xuôi D. Lên thác xuống ghềnh
Câu 18. Cho các từ: thất bại, suy yếu, thoái thác, suy sụp, tan rã, phá hoại, tan biến, sa sút.
Trong các từ trên, từ nào trái nghĩa với từ “thịnh vượng”?
A. Suy yếu, lụi bại, sa sút B. Thất bại, tan rã, tan biến
C. Thoái thác, phá hoại, sát sút D. Suy yếu, tan ra, phá hoại
Câu 19. Cặp từ nào dưới đây cùng nghĩa với nhau?
A. Nao núng – phấp phỏng B. Leo – chạy
C. Đứng – ngồi D. Luyện tập – rèn luyện
Câu 20. Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm trong câu: “Dòng sông chảy … giữa hai bờ xanh
mướt lúa ngô.”
A. hiền lành B. hiền hoà
C. hiền từ D. hiền hậu

Trang 17
GIẢI MÃ 990+

2. Phân loại luật và quy tắc


Thành phần quan trọng nhất của các bài tập dạng này là các luật và quy tắc trong đề bài. Chẳng
hạn trong ví dụ trên chúng ta có các luật và quy tắc như sau:
- Mỗi ghế chỉ có 1 học sinh ngồi;
- Các học sinh nam không ngồi cạnh nhau;
- P ngồi ở ghế thứ năm (từ trái qua phải);
- Y ngồi phía bên phải P
- M ngồi cạnh X.
Các luật và quy tắc là “xương sống” của các bài tập này. Chỉ cần không hiểu rõ một luật nào đó
trong đề thì chắc chắn rằng chúng ta sẽ không thể giải quyết được các câu hỏi sau đó. Có ba loại
luật chính:
+ Luật cố định: là những luật chỉ có một khả năng xảy ra, hay bắt buộc một đối tượng vào một ví
trí cụ thể. Trong ví dụ trên thì luật “Mỗi ghế chỉ có 1 học sinh ngồi” và “P ngồi ở ghế thứ năm (từ
trái qua phải)” là các luật bắt buộc.
+ Luật quan hệ: là những luật mô tả quan hệ giữa các đối tượng trong bài. Chẳng hạn trong ví
dụ trên thì luật “Các học sinh nam không ngồi cạnh nhau” và “M ngồi cạnh X” là các luật quan
hệ.
+ Luật hệ quả: là những luật có được bằng cách kết hợp các luật đã cho trong đề bài.
3. Các ký hiệu về thứ tự, quan hệ giữa các đối tượng.
Những bài tập ở phần này thường có nhiều đối tượng, luật và quy tắc giữa các đối tượng, có thể
gây rối cho chúng ta trong quá trình làm bài nên việc chuyển các luật và quy tắc đó thành các ký
hiệu là rất cần thiết, nó giúp ta dễ dàng ghi nhớ và tư duy trả lời các câu hỏi sau đó. Một vài chú
ý khi chúng ta ký hiệu cho các đối tượng trong bài:
+ Sử dụng chữ cái in hoa để đại diện cho các đối tượng.
+ Sử dụng số để đại diện cho các nhóm đối tượng có tính liên tiếp hay có tính thứ tự. Ví dụ:
Ngày Thứ Hai Thứ Ba Thứ Tư Thứ Năm Thứ Sáu Thứ Bảy Chủ nhật
Ký hiệu 1 2 3 4 5 6 7
Dưới đây là một số ký hiệu thường được sử dụng:
Luật, quy tắc Ký hiệu
Nếu A được chọn thì B cũng được chọn. AB
Nếu A được chọn vào nhóm M thì B được chọn vào nhóm N. A M  BN
Nếu A được chọn thì B cũng được chọn và ngược lại, B được chọn thì A
AB
cũng được chọn.
Nếu A được chọn thì B không được chọn. AB
B hoặc C B/C
A đứng trước B. AB
A đứng sau B. AB
A đứng ngay trước B. A  B1
A đứng ngay sau B. A  B1
A đứng cạnh B. A  B1
A, B, C đứng cạnh nhau theo đúng thứ tự A  B1  C  2

Trang 272
B. TƯ DUY, LOGIC

II. CÁC DẠNG BÀI VÀ VÍ DỤ MINH HỌA


Phương pháp chung để trả lời các câu hỏi.
Hầu hết các câu hỏi của dạng bài này sẽ đi kèm một điều kiện liên quan đến đối tượng được hỏi.
Bước 1: Sử dụng các “luật cố định” trong đề bài hoặc trong câu hỏi để đưa ra được các kết luận
về một đối tượng cụ thể.
Bước 2: Sử dụng các luật liên quan đến các đối tượng đã xác định được chính xác ở bước 1 để suy
ra được các kết luận, các khả năng cho các đối tượng tiếp theo.
Bước 3: Kiểm tra các phương án và chọn câu trả lời chính xác.
1. Dạng 1: Sắp thứ tự
Dạng bài này yêu cầu chúng ta sắp xếp các đối tượng theo một thứ tự thỏa mãn các luật và quy
tắc được đưa ra trong đề bài. Ví dụ ở phần đầu chính là một bài tập dạng này.
Ví dụ 1. Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 57 đến 60
Có 7 học sinh được xếp ngồi vào 7 ghế trong một hàng từ trái sang phải. Trong đó có 4 học sinh
nam là M, N, P, Q và 3 học sinh nữ là X, Y, Z. Chỗ ngồi của học sinh được xếp theo các nguyên
tắc:
- Mỗi ghế chỉ có 1 học sinh ngồi;
- Các học sinh nam không ngồi cạnh nhau;
- P ngồi ở ghế thứ năm (từ trái qua phải);
- Y ngồi phía bên phải P
- M ngồi cạnh X.
Câu 57: M và X (theo thứ tự) không thể ngồi ở vị trí nào sau đây?
A. thứ nhất. B. thứ hai. C. thứ ba. D. thứ năm.
Câu 58: Phát biểu nào sau đây sai?
A. N và Q ngồi bên phải M. B. N và X ngồi bên phải M.
C. N và Q ngồi bên trái M. D. Q và X ngồi bên phải M.
Câu 59: Nếu Z ngồi cạnh P và M thì phát biểu nào sau đây có thể sai?
A. M và P ngồi bên phải X. B. M và Y ngồi bên phải X.
C. M và Z ngồi bên trái Y. D. M và X ngồi bên trái Q.
Câu 60: Nếu không có học sinh nữ nào ngồi cạnh cả M và P thì phát biểu nào sau đây có thể
đúng?
A. Q ngồi bên trái P. B. X ngồi bên trái M.
C. Z ngồi bên trái M. D. Z ngồi bên trái X.
(Trích đề thi mẫu ĐHQG HCM 2021)
Lời giải
Để giải quyết bài tập này, đầu tiên ta sẽ ký hiệu cho các đối tượng và các luật trong đề bài
Bảng ký hiệu:
Nhóm Nam - A Nữ - B
Học sinh MA NA PA QA XB YB ZB
Luật 1 Mỗi ghế chỉ có 1 học sinh ngồi.
Luật 2 Các học sinh nam không ngồi cạnh nhau.

Trang 273
GIẢI MÃ 990+

Luật 3 PA  5

Luật 4 PA  YB

Luật 5 MA  XB  1
Đầu tiên ta sẽ sử dụng các luật cố định để đưa ra các vị trí chính xác cho một số đối tượng.
Theo luật 1 và 2, mỗi ghế chỉ có 1 học sinh ngồi và các học sinh nam không ngồi cạnh nhau nên
ta có thể định hình vị trí ngồi như sau:
Ghế 1 2 3 4 5 6 7
A B A B A B A
Ta có thể hiểu nam bắt buộc phải ngồi vào các ghế A , còn nữ bắt buộc phải ngồi vào các ghế B.
Sau đó kết hợp luật 3, PA  5 ta có:
Ghế 1 2 3 4 5 6 7
A B A B PA B A
Theo luật 4, PA  YB nên YB  6 :
Ghế 1 2 3 4 5 6 7
A B A B PA YB A
Như vậy, sau khi sử dụng các luật 1, 2, 3, 4 thì ta đã có một số kết luận về vị trí ngồi của các bạn.
Sau đây chúng ta bắt đầu xem các câu hỏi và tìm câu trả lời cho các câu hỏi đó.
Câu 57: Dễ thấy PA  5 như vậy M A  5 và X B  5 hay M và X không thể ngồi ghế thứ năm.
Chọn D.
Câu 58: Đối với loại câu hỏi này, chúng ta không nên kiểm tra từng phương án để tìm câu trả lời,
việc đó sẽ làm chúng ta mất nhiều thời gian. Hãy đánh giá các phương án một chút. Chẳng hạn
ở câu hỏi này, ta thấy A và C là hai phương án đối lập nhau, chắc chắn một trong hai phương án
này sẽ là đáp án của câu hỏi. Sau đó chúng ta tiếp tục sử dụng các luật của bài để đưa ra các khả
năng có thể xảy ra, từ đó chọn ra câu trả lời chính xác.
Theo như trên chúng ta đã có:
Ghế 1 2 3 4 5 6 7
A B A B PA YB A
Kết hợp với luật 5, M A  X B  1 (M ngồi cạnh X) nên M A không thể ngồi ghế 7. Ta có 2 khả năng
có thể xảy ra với vị trí của M A
Ghế 1 2 3 4 5 6 7
KN 1 MA B A B PA YB A
KN 2 A B MA B PA YB A
Tới đây ta đánh giá vị trí của N A và Q A (N và Q phải ngồi các ghế A). Ở khả năng 1, thì N và Q
sẽ phải ngồi vào ghế 3 và 7, tức là N và Q ngồi bên phải M. Còn ở khả năng 2, N và Q sẽ ngồi vào
ghế 1 và 7, tức là 2 phía so với M. Như vậy sẽ không thể có cách xếp nào để N và Q ngồi bên trái
của M. Chọn C.
Câu 59: Ở câu hỏi này xuất hiện một “luật mới” là “ Z B ngồi cạnh PA và M A ”. Đối với kiểu câu
hỏi này ta sẽ sử dụng các luật đã có của bài để đưa ra các khả năng xảy ra rồi kết hợp với luật

Trang 274
B. TƯ DUY, LOGIC

mới của câu hỏi để chọn ra một khả năng phù hợp, sau đó đánh giá các vị trí còn lại để chọn được
câu trả lời đúng.
Qua lập luận ở câu 58 ta đã biết với các luật của đề bài đang có hai khả năng xảy ra
Ghế 1 2 3 4 5 6 7
KN 1 MA B A B PA YB A
KN 2 A B MA B PA YB A
Kết hợp với luật mới của câu hỏi này “ Z B ngồi cạnh PA và M A ” ta thấy chỉ có khả năng 2 là phù
hợp. Ta có:
Ghế 1 2 3 4 5 6 7
A B MA ZB PA YB A
Từ đây, X B bắt buộc phải ngồi vào ghế số 2:
Ghế 1 2 3 4 5 6 7
A XB MA ZB PA YB A
Như vậy sẽ có hai khả năng xảy ra với vị trị của N A và Q A
Ghế 1 2 3 4 5 6 7
KN 1 NA XB MA ZB PA YB QA

KN 2 QA XB MA ZB PA YB NA
Bây giờ ta đánh giá các phương án A B C D để tìm ra đáp án. Câu hỏi loại “khẳng định có thể
sai (đúng)” tức là có ít nhất một khả năng mà khẳng định đó sai(đúng). Chẳng hạn ta thấy ở cả
khả năng 1 và khả năng 2 thì M và P đều ngồi bên phải X. Như vậy “M và P ngồi bên phải X “ là
một khẳng định “luôn đúng”. Tương tự phương án B và C cũng luôn đúng. Với phương án D:
“M và X ngồi bên trái Q”, ta thấy ở khả năng 1 thì M và X đúng là ngồi bên phải Q nhưng ở khả
năng 2 thì M và X lại ngồi bên phải Q. Như vậy khẳng định “M và X ngồi bên trái Q” là một
khẳng định có thể sai. Chọn D.
Câu 60: Trước hết vẫn cần nhớ rằng với các luật sẵn có của bài ta đang có hai khả năng (câu 58):
Ghế 1 2 3 4 5 6 7
KN 1 MA B A B PA YB A
KN 2 A B MA B PA YB A
Tới đây kết hợp với luật mới của câu hỏi: “không có học sinh nữ (ghế B) nào ngồi cạnh cả M và
P” ta thấy chỉ có khả năng 1 thỏa mãn luật này. Ở khả năng 1, ta đã biết vị trí chính xác của M, P
và Y nên ta sẽ ưu tiên kiểm tra các phương án chứa các bạn này. Chẳng hạn với phương án A: “
Q A ngồi bên trái PA ”. Ta thấy Q phải ngồi vào ghế A, như vậy Q có thể ngồi ghế 3 hoặc 7. Rõ
ràng, nếu Q ngồi ghế 3 thì Q sẽ ngồi bên trái P, như vậy đây là một phát biểu “có thể đúng”.
Chọn A.
Như vậy qua ví dụ này, chúng ta đã có những hình dung chung về phương pháp giải quyết các
câu hỏi của loại bài này. Trong các ví dụ tiếp theo, chúng ta sẽ cố gắng rút ngắn các thao tác lập
luận và tìm nhanh đáp án đúng.

Trang 275

You might also like