You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.

HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
---  ---

Đề tài:
CÔNG NGHỆ BAO BÌ KIM LOẠI 3 MẢNH

GVHD: Đỗ Mai Nguyên Phương


Nhóm TH: Nhóm 5
1. Nguyễn Mai Thy Anh 2005200168
2. Châu Thị Cẩm Nguyên 2005200309
3. Nguyễn Phúc Ngọc Ngân 2005200779

4. Nguyễn Vũ Như Thùy 2024190505


5. Trần Phước Sang 2022200078

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 6 năm 2022


MỤC LỤC
1. Lon ba mãnh (Lon ghép):...............................................................................................3
1.1. Cấu tạo lon 3 mãnh:.....................................................................................................................3
1.1.1 Quy cách vật liệu thép................................................................................................................4
1.1.2 Tiêu chuẩn của thép nền.............................................................................................................5
1.1.3 Tiêu chuẩn tráng thiếc................................................................................................................5
1.1.4 Cấu tạo của một thép tấm tráng thiếc (4) như sau:....................................................................7
2. Quy trình...................................................................................................................... 10
2.1 In nhãn hiệu và tráng vecni:.............................................................................................................10
2.2 Cắt sắt tạo hình thân lon:................................................................................................................10
2.3 Hàn mí thân:....................................................................................................................................11
2.4 Phủ vecni:........................................................................................................................................12
2.5 Tách lon:..........................................................................................................................................12
2.6 Loe miệng:.......................................................................................................................................12
2.7 Tạo gân:...........................................................................................................................................12
2.8 Ghép mí:..........................................................................................................................................13
3. Qui trình chế tạo nắp hoặc đáy lon 3 mảnh:.................................................................14
3.1 Sắt nguyên liệu:...............................................................................................................................14
3.2 Tráng vecni trong và ngoài:..............................................................................................................14
3.3 Sấy khô (to = 2100C):.........................................................................................................................14
3.4 Cắt tạo nắp, đáy:..............................................................................................................................14
3.5 Dập tạo móc thân:...........................................................................................................................14
3.6 Viền:................................................................................................................................................14
3.7 Phun keo:.........................................................................................................................................14
3.8 Sấy khô:...........................................................................................................................................14
4. Nguyên nhân gây hư hỏng sản phẩm thực phẩm đóng hộp..........................................14
4.1 Sự ăn mòn hóa học cùng với sự bong tróc lớp vec-ni......................................................................14
4.1.1 Bởi môi trường H+ - tạo ra khí H2↑...........................................................................................15
4.1.2 Bởi môi trường H2S – tạo khí H2↑..............................................................................................16
1. Lon ba mãnh (Lon ghép):
- Công nghệ chế tạo lon ba mãnh được áp dụng cho vật liệu thép. Lon ba mãnh gồm
thân, nắp, đáy. Thân hộp được chết tạo từ một miếng thép chữ nhật, cuộn lại thành hình
trụ và được hàn mí thân; nắp và đáy được chế tạo riêng, sau đó ghép mí lại với nhau.
(nắp được ghép với thân sau khi rót thực phẩm).

- Thân, nắp, đáy có độ dày như nhau vì thép rất cứng vững, không mềm dẻo như
nhôm, không thể nong vuốt lon có chiều cao như nhôm, chỉ có thể nong vuốt ở chiều cao
nhỏ.

1.1. Cấu tạo lon 3 mãnh:

(1), (2) Mối hàn mí phần thân lon; (3) Mối nối; (4) Thép tấm tráng thiếc; (5) Mối hàn mí
phần thân và đáy lon; (6) Mối hàn mí phần thân và nắp lon.
1.1.1 Quy cách vật liệu thép
Theo đặc tính của thép công nghiệp, thép tấm dùng làm lon hộp bao bì thực phẩm
thuộc loại L và MR. Loại MR được sử dụng phổ biến cho các thực phẩm: rau, quả, thịt,
cá. Loại L có tính chống ăn mòn cao lơn MR, vì L có chứa các nguyên tố Ni, Cr, Mn.

Quy trình sản xuất thép khá phức tạp và chi phí cao, từ thép tấm chế tạo lon, lon đựng
thực phẩm, bao bì này không thể tái sử dụng; đồng thời bao bì thải cũng tốn chi phí và
công sức để tái chế, do đó công nghiệp đồ hộp thwujc phẩm vẫn còn tồn tại vấn đề ô
nhiễm môi trường.
1.1.2 Tiêu chuẩn của thép nền
Độ dày của thép tấm được sản xuất theo các độ dày như sau (mm):

Tiêu chuẩn độ cứng của thép tấm tráng thiếc.


Thép tấm được chia thành nhiều nhóm với chất lượng khác nhau thể hiện qua độ
cứng của thép ROCKWELL, đo theo thang đơn vị THR 30T

1.1.3 Tiêu chuẩn tráng thiếc


Tùy theo nhu cầu sử dụng mà thép được tráng với lượng thiếc tráng là khác nhau.
Thiếc có thể chế tạo theo phương pháp mạ điện hoặc phương pháp nhúng thép tấm vào
thiếc nóng chảy, nhưng hiện nay chỉ sản xuất theo phương pháp mạ điện.
Lượng thép tráng danh nghĩa, lượng tráng trung bình và lượng tráng thấp nhất cho
thép của thép tráng thiếc được quy định ở bảng. Tuy nhiên vẫn có trường hợp thép được
phủ lớp thiếc có độ dày cao hơn trong bảng nếu được yêu cầu thực tế.

Loại thép dùng chế tạo lon chứa đựng thực phẩm có độ tráng thiếc từ 5,6g ÷
11,2g/m2, có thể lên đến 15,1g/m2.
Thiếc dùng để mạ điện lên bề mặt thép tấm có độ tinh khiết 99,75%. Theo tiêu chuẩn
của EU RONORM, tấm thép tráng thiếc có thép tráng thiếc có kích thước 1000x850mm.
Lượng thiếc tráng trên bề mặt tháp cũng ảnh hưởng đến chi phí, nhờ qua sự cải thiện
phương pháp tráng thiếc, lượng thiếc tráng hiện nay đã giảm đi rất nhiều, chỉ cần 4-5kg
thiếc cho 1 tấn thép tấm mạ thiếc trong khi phương pháp nhúng nhiệt tiêu tốn 13÷ 14
kg/tấn thép tấm. Theo các hệ tiêu chuẩn khác nhau thì lượng thiếc phủ và chất lượng của
lớp thiếc cũng khác nhau.
Dấu hiệu chỉ định độ tráng thiếc của hai mặt khác nhau: Việc đánh dấu được thực
hiện trên bề mặt có độ tráng thiếc cao hay thấp của thép tráng thiếc khác nhau, bề mặt cần
đánh dấu, phương pháp đánh dấu phải có sự thỏa thuận giữa người mua và người sản
xuất và cũng phải ghi rõ trong hợp đồng.
Dấu hiệu Phương pháp đánh dấu Ví dụ chỉ định
D Được đánh dấu liên tục 5,6/2,8D
khoảng hơn 2mm bề rộng,
ở bề mặt tráng thiếc thấp,
gần một cạnh bên
Dấu hiệu được ghi trên bề
mặt có độ tráng thiếc thấp,
A được vẽ với một dấu hiệu 5,6/11,2 A
hình học với nét vẽ rộng
1mm.
Dấu hiệu được ghi trên bề
mặt có độ tráng thiếc cao,
A 5,6A/11,2
được vẽ bởi đường // liên
tục khoảng 1mm bề rộng.
Bảng 7.5: Dấu hiệu qui định độ tráng thiếc trên bề mặt thép tâm
Bề mặt hoàn thành của thép tráng thiếc bằng phương pháp mạ điện sẽ được phân loại
theo độ bóng bề mặt, được cho ở bảng 7.6
Mặt hàng Kí hiệu Phân loại Đặc trưng
Bề mặt thiếc sáng
B Sáng bóng, trơn nhẵn,
phản chiếu khá tốt.
Bề mặt thiếc sáng
R Đá có vân như bề mặt
Sản phẩm cán nguội đá mài
một lần Bề mặt lớp thiếc
S Bạc bóng, có màu bạc
đục
Lớp thiếc không
M Xỉn sáng bạc mà trở nên
đục xám
Sản phẩm cán nguội Bề mặt sáng bạc có
R Đá
lần 2 vân
Bảng 7.6: Phân loại bề mặt thép sau mạ thiếc
Thép sau khi mạ điện sẽ được xử lý hóa học hay điện hóa để tạo sự bám định chặt
chẽ của thiếc.
Lớp thiếc phủ bề mặt thép tạo vẻ mỹ quan cho sản phẩm: bên ngoài và bên trong
trong hộp đều có màu sáng bạc và nhận rõ thấy rõ thực phẩm trong hộp khi vừa mới khui
nắp hộp.
1.1.4 Cấu tạo của một thép tấm tráng thiếc (4) như sau:
Để tránh ăn mòn lớp thiếc bởi môi trường thực phẩm cũng như không khí, H2O, hơi
nước tác động lên bề mặt ngoài bao bì, thì lớp thiếc được phủ lớp vec-ni bảo vệ. Nếu
không có lớp bảo vệ thì:
 Môi trường acid, muối của thực phẩm sẽ ăn mòn thiếc và sinh ra khí H2, ngoài ra
còn tiếp tục ăn mòn lớp thép nền.
 Không khí ẩm và H2O từ môi trường ngoài hoặc hơi H2O và H2O của quá trình
tiệt trùng có thể gây hư hỏng lớp mặt ngoài bao bì
 Sự trầy sước bề mặt do sự cọ sát tiếp xúc của bao bì với những kim loại khác.
Do đó đa số bao bì thực phẩm bằng thép tráng thiếc cần thiết được tráng lớp vec-ni
bằng nhựa nhiệt rắn ở mặt trong, và bề mặt ngoài được sơn và có thể tráng vec-ni trong
suốt để bảo vệ lớp sơn trong suốt để bảo vệ lớp sơn không bị bong tróc, và bảo vệ lớp
thiếc tráng thép.
 Dầu phủ bề mặt thép tráng thiếc:
Thép tráng thiếc sau khi xử lý hóa học hoặc điện hóa được phủ dầu cả 2 mặt. Lớp dầu
DOS (Di-octylsebacate) được phủ lên bề mặt thép tráng thiếc khoảng 2 ÷ 5mg/m2 nhằm
mục đích bôi trơn bề mặt thép để thép tấm có thể trượt lên nhau dễ dàng mà không gây sự
trầy sước lớp thiếc tráng, trong quá trình vận chuyển, nhập liệu, tạo hình lon.

Lớp thép nền (5):


Lớp thép nền hay nguyên liệu thép tấm dày 0,2 ÷ 0,36mm. Thành phần hóa học của
lớp thép nền và đặc tính bề mặt ảnh hưởng đến cơ tính và tính chống ăn mòn của bao bì.
Ngoài ra độ cứng của thép nền cũng ảnh hưởng đến việc chế tạo lon.
Lớp hợp kim FeSn2 (4): Dày khoảng 0,15.
Lớp sắt nền sau khi được tráng thiếc, được xử lý hóa học để thành lớp hợp kim Fe-
Sn. Tính liên tục của lớp hợp kim và độ dày của nó ảnh hưởng tới tính chống ăn mòn của
thép nguyên liệu. Nếu lớp thiếc bị hòa tan vào thực phẩm thì lớp hợp kim sẽ trở thành lớp
bảo vệ thứ hai.

Lớp thiếc (3): Dày khoảng 0,35.


Thời gian bảo quản của lon và độ mạ thiếc tỷ lệ với nhau: lớp mạ thiếc càng dày thì
trên bề mặt thiếc càng ít lỗ, do đó chống ăn mòn càng tốt.
Lớp oxyt (SnO) (2):
Dày khoảng 0,002 được tạo ra trong quá trình xử lý hóa học lớp thiếc mạ bằng dung
dịch Na2Cr2O7, có tác dụng bảo vệ lớp thiếc bên trong.
Lớp dầu DOS (1):
Phủ lên bề mặt thép tấm, dày khoảng 0,002 , nhằm để bôi trơn và che phủ tránh trầy
xước, giúp các thép tấm trượt lên nhau dễ dàng trong quá trình vận chuyển, nhập liệu, tạo
hình lon.
2. Quy trình
Lon được chế tạo từ 3 mảnh gồm 1 thân lon, 2 nắp hay 1 nắp, 1 đáy.
Sắt nguyên liệu được rửa sạch lớp dầu, sấy khô.
2.1 In nhãn hiệu và tráng vecni:
Một bề mặt của thép tấm được in nhãn hiệu, sau đó có thể được phủ vecni bảo vệ cả
hai bề mặt hoặc chỉ phủ bề mặt không in là bề mặt trong đựng thực phẩm hoặc không phủ
vecni cả hai mặt, tùy theo yêu cầu sản phẩm việc in được thực hiện hàng loạt nhằm tạo
nhãn hiệu cung cấp thông tin cho từng loại sản phẩm, đồng thời lớp vecni chống oxy hóa
từ bên ngoài, tạo nét cho bao bì.
Tráng Vecni nhằm chống sự oxy hóa, sự ăn mòn lớp thiếc tiếp xúc trực tiếp với thực
phẩm chứa trong bao bì. Tùy loại sản phẩm chứa đựng mà sử dụng lớp vecni thích hợp
nhằm không ảnh hưởng đến thực phẩm, và cũng không gây hư hỏng lớp vecni này. Lon
đựng thực phẩm ta thường dùng vecni epoxy phenolic. Trường hợp lon đựng thịt cá thì
cần tráng vecni có đưa vào bột Ti2O hoặc Al để hấp thu khí H2S thường sinh ra khi tiệt
trùng thịt cá đóng hộp,
2.2 Cắt sắt tạo hình thân lon:
Thép tấm nguyên liệu sau khi được in nhãn hiệu và tráng vecni, được đưa qua máy cắt
thành mảnh hình chữ nhật thoe kích thước lon mà ta cần sản xuất.
Thép được cắt như sau:
 Giai đoạn 1: Cắt tấm sắt nguyên liệu thành nhiều tấm nhỏ có chiều rộng là chiều
cao lon để tạo thân lon

 Giai đoạn 2: Tiếp tục cắt những tấm sắt lần ở giai đoạn 1 thành những miếng nhỏ
có chiều dài bằng chu vi đáy lon.
 Giai đoạn 3: Sau khi đã cắt ở giai đoạn 2, những tấm sắt nhỏ tiếp tục được cắt góc
và gấp mép để tạo mí thân.

2.3 Hàn mí thân:


Mảnh thép tạo thân lon được hàn ghép mí theo chiều cao lon, mối hàn càng mịn càng
tốt vì ngoài việc tạo mối hàn phẳng đẹp còn tạo cho mối hàn thân lon được chặt khít
không có khe hở.

Sử dụng phương pháp hàn điện cao tần, tạo dòng điện cường độ cực cao khoảng 4000-
6000A, hàn theo nguyên lý cứ mỗi bán sóng thì tạo một nhân giọt hàn.
Khác với công nghệ hàn thông thường, phương pháp hàn cao tần tạo một bước sóng sau
1/2 chu kỳ. Hàn cao tần tạo được càng nhiều bán sóng trên 1/2 chu kỳ thì càng tạo nhiều
nhân giọt hàn làm tăng độ mịn của mối hàn.

Hiện nay có nhiều công nghệ hàn như:

 Công nghệ hàn bướm: có tần số nhỏ khoảng 100Hz, công nghệ này có mối hàn
tương đối lớn (>1mm).
 Công nghệ wima: có tần số lớn hơn 100Hz, tạo mối hàn mịn . hơn so với hàn
bướm (<0,6mm).
 Công nghệ supper wima: có tần số từ 400-800Hz, có mối hàn rất mịn từ 0,4-
0,6mm.

2.4 Phủ vecni:


Trong quá trình hàn lớp thiếc ở nơi mối hàn bị chảy ra chỉ còn lại lớp sắt, do đó ta phải
tráng vecni trong và ngoài mối hàn nahnừ tránh sự ăn mòn của sản phẩm chứa trong nó,
đồng thời tránh sự oxy hóa từ bên ngoài.

2.5 Tách lon:


Giai đoạn này chỉ tiến hành khi sản xuất loại lon có chiều cao nhỏ hơn 9cm, vì ở máy hàn
chỉ hàn được những lon có chiều cao lớn hơn. Do vậy đối với lon có kích thước nhỏ hơn
9cm thì thực hiện hàn 2 hoặc nhiều lon một lần sau đó tách lon.

2.6 Loe miệng:


Là giai đoạn viền miệng thân lon tạo gờ để chuẩn bị quá trình ghép mí.

2.7 Tạo gân:


Nhằm tạo độ vững chắc cho bao bì sản phẩm, có thể giảm giá thành sản phẩm do dùng
thép mỏng. Nếu không tạo gân tăng cứng thì thép tấm nguyên liệu cần có độ dày ≥
0,25mm nhưng nếu có tạo gân thì nguyên liệu có thể có độ dày thấp hơn, tùy theo trọng
lượng thực phẩm đóng hộp, thể tích hộp mà dùng nguyên liệu thép tấm có độ dày thích
hợp.
2.8 Ghép mí:
Ghép mí thân đáy, thân và nắp là giai đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất đồ hộp,
đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây phế phẩm đồ hộp. Lon thực phẩm
phải được ghép mí thật kín để tạo nên bao bì kín. Nếu ghép mí không tốt thì tạo phế
phẩm đồ hộp, việc thanh trùng sẽ không có ý nghĩa.

Trong quá trình sản xuất mức sai số không thể vượt quá giới cho phép, vì sẽ làm ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm. Do đó nhà máy cố gắng hạn chế tối đa các sự cố này.
Thường các sự cố đó là: . Mối ghép thân bị lệch do sự sai lệch độ vuông góc của tấm sắt
nguyên liệu, thường thì mức sai lệch cho phép là 2%, sự sai lỗi này thường dẫn đến hư
hỏng mối ghép mí thân và nắp đáy. - Trầy sước lớp vec-ni: các thiết bị, máy móc ma sát
với tấm sắt trong quá trình cuốn thân, ghép mí do đó sau khi ghép mí đáy và thân lon lại
được phủ vec-ni ở những vị trí mối ghép, nhằm tăng tính an toàn cho lon, chống sự ăn
mòn của thực phẩm và cả môi trường ngoài.
3. Qui trình chế tạo nắp hoặc đáy lon 3 mảnh:
3.1 Sắt nguyên liệu:
Tấm thép tráng thiếc dùng để chế tạo nắp hoặc đáy lon có cùng độ dày với thép tráng
dùng chế tạo thân lon.
3.2 Tráng vecni trong và ngoài:
Tấm thép nguyên liệu được tráng vecni 1 hoặc cả 2 mặt trong và ngoài tùy theo yêu
cầu. Đối với trường hợnp cần phủ cả hai mặt thì có thể tráng cùng loại vecni, hoặc ở mặt
ngoài ta dùng vecni có độ sáng hơn nhằm tạo vẻ mỹ quan cho sản phẩm. Lớp vecni bên
ngoài chống oxy hóa từ môi trường,đảm bảo bề mặt ngoài đồ hộp theo thời gian.
Mặt trong của thân lon và mặt trong của nắp lon được tráng cùng một loại vecni.
3.3 Sấy khô (to = 2100C):
Thép tấm nguyên liệu sau khi được tráng vecni được sấy khô để làm bốc hơi hoàn toàn
dung môi tạo nên lớp nhựa rắn chắc, trong suốt bám dính vào bề mặt thiếc.
3.4 Cắt tạo nắp, đáy:
Ở giai đoạn này những tấm sắt nguyên liệu sau khi được sấy khô sẽ được cắt định hình
thành những miếng hình tròn có kích thước theo kích cỡ hộp.
3.5 Dập tạo móc thân:
Giai đoạn dập tạo gân và móc nắp, gấn nắp để tạo tính giãn nở của nắp theo sự giãn nở
khí trong hộp khi thanh trùng, tiệt trùng sản phẩm.
3.6 Viền:
Viền nhằm tạo đường cong ở viền nắp giúp cho việc tạo móc nắp trong quá trình ghép
mí được dễ dàng.
3.7 Phun keo:
Để đảm bảo độ kín hoàn toàn của lon thành phẩm sau khi đã ghép mí đáy cũng như
nắp, một lớp cao su đàn hồi được phun vào viền nắp để tạo vòng đệm cho đáy hoặc nắp;
sau khi ghép mí đáy và nắp trở nên chặt khít vào thân lon.
3.8 Sấy khô:
Đệm cao su ở viền nắp, đáy được sấy khô ở 60 oC nhằm làm khô lớp đệm này. Đây là
giai đoạn cuối cùng của qui trình làm nắp, đáy lon.
4. Nguyên nhân gây hư hỏng sản phẩm thực phẩm đóng hộp
4.1 Sự ăn mòn hóa học cùng với sự bong tróc lớp vec-ni
4.1.1 Bởi môi trường H+ - tạo ra khí H2↑

Lớp vecni bị bong tróc thì tạo nên sự tiếp xúc của lớp oxit thiếc với môi trường thực
phẩm có tính acid (H=) làm xảy ra phản ứng hóa học như sau:
 Với SnO: 2H+ + SnO → Sn2+ + H2O
 Với lớp Sn: 2H+ + Sn → Sn2+ + H2↑
Thiếc bị hòa tan theo các khe nhỏ đi sâu vào đến lớp thép thì tiếp tục xảy ra phản ứng
trao đổi điện tử giữa Sn2+ và Fe: Sn2+ + Fe → Sn0 + Fe2+
Do đó lớp Fe bị ăn mòn sâu vào bên trong và Sn được tạo thành bám trở lại lên bền
mặt khe thành những vết trắng.
Về mặt cảm quan, Sn2+ có thể gây mùi tanh khó chấp nhận về an toàn vệ sinh thực
phẩm, hàm lượng Sn cho phép có mặt trong đồ hợp thực phẩm là 250ppm (Theo qui định
của Bộ Y tế), nếu vượt quá giá trị này thì thực phẩm phải hủy. Nhưng cũng có những tiêu
chuẩn yêu cầu cao hơn đối với Sn là 150ppm.
Tuy Fe2+ không gây độc hại đối với sực khỏe người tiêu dùng nếu không vượt quá
cao và Fe là một loại khoáng cần thiết cho cơ thể, nhưng hàm lượng > 20ppm thì có thể
làm xuất hiện một vài vệt màu xám đen ảnh hưởng về mặt cảm quan.

Hình: Sự ăn mòn bởi môi trường acid khi bị bong tróc lớp vec-ni
a) H+ đi vào khe hở của lớp vec-ni;
b) H+ đã ăn mòn đến lớp hợp kim FeSn2;
c) Sn2+ trao đổi điện tử với Fe lớp thép nền tạo thành Fe2+ và Sn đóng trên khe;
d) Lớp Fe bị ăn mòn sâu vào bên trong tạo lượng Fe2+ càng lớn.
4.1.2 Bởi môi trường H2S – tạo khí H2↑
Với thực phẩm giàu protein như thịt cá, hoặc loại gia vị tỏi chứa trong bao bì thép
tráng thiếp, khi tiệt trùng thì những protein có cầu nối di-sulfur sẽ bị biến tính, đứt vỡ liên
kết di-sulfur, có thể tạo H2S.
 Nếu lớp vecni phủ bên trong hộp có chứa ZnO thì sẽ có phản ứng sau đây để
tiêu hủy khí H2S: H2O + ZnO → ZnS + H2O (ZnS màu trắng, dạng vảy).
 Nếu không có ZnO trong lớp vecni thì không tiêu hủy được khí H2S, nếu có chỗ
bong tróc lớp vecni để lộ lớp Sn thì sẽ có phản ứng sau đây xảy ra tạo khí H 2 và
các vết đen tím làm mất giá trị cảm quan thực phẩm:
H2S + Sn → SnS + H2↑ (SnS dạng vảy màu nâu tím)
H2S + Sn → FeS + H2↑ (FeS có dạng vảy màu đen)
Ngoài ra, khi lớp vecni bị trầy tạo lỗ hổng để lộ lớp SnO, Sn thì cũng có thể bị ăn
mòn hóa học bởi những thực phẩm có chứa nhiều phụ gia có thể phân ly trong môi
trường H2O của thực phẩm, tạo thành các nhóm mang điện tích dương, có khả năng nhận
điện tử từ kim loại. Cơ chế ăn mòn, hộp thép tráng thiếc trong trường hợp này cũng tương
tự như trường hợp thực phẩm có tính aicd
7.4.4 Ghép mí thân và đáy hoặc nắp
Kiểm tra mối ghép mí của bao bì thép tráng thiếc : Kiểm tra nhanh bằng phương
pháp đo các giá trị T , W , Z bằng thước kẹp : Một mối ghép đúng phải đảm bảo : T
= 1,5 mm W = 3,2 mm Z = 3,25 mm Các giá trị này dùng để kiểm tra mức độ ghép
đúng của các hộp có đường kính d = 54 + 108mm 7.4.5 Khuyết tật của mối ghép
mí thân và dáy hoặc nắp Mối ghép mí thân và đáy nắp có thể bị hư hỏng sai lệch
do các nguyên nhân sau : thân , nắp , đáy được cắt với kích thước không chính xác
thiếu hoặc thừa tạo nên móc nắp hoặc móc thân sai lệch quá ngắn hoặc quá dài
( H.7.17a , b , c , d ) .

không kín , tạo điều kiện nước xâm nhập trong quá trình thanh trùng và cả sự xâm
nhập của không khí , vi sinh vật - chúng phát triển sinh khối gây hư hỏng thực
phẩm . Sự hư hỏng này của bao bì và thực phẩm có thể được phát hiện do sự rò rỉ
nước thực phẩm ra khỏi bao bì khi có sự đảo lắc lon , hộp ; hoặc trong thời gian
bảo ôn , sản phẩm bị lên men thối hay lên men tạo CO , và ethanol . Các trường
hợp khuyết tật khác đều do sự cắt định hình không đúng kích thước a ) Trường
hợp móc thân quá dài ( a ) hoặc móc nắp quá ngắn ( b ) tạo nên vùng rỗng ở phía
trên và sau khi chặt mối ghép sẽ tạo gờ phía trên ( H.7.18a ) . Gờ này không an
toàn cho người tiêu dùng và gờ sẽ gây vỡ khiến đồ hộp không kín , bị hư hỏng . b )
Trường hợp móc nắp quá dài ( H.7.17c ) hoặc móc thân quá ngắn ( H.7.17d ) đều
tạo vùng rỗng phía dưới . Khi máy ghép mí ép chặt mối ghép thì sẽ tạo gờ nhọn ở
phía dưới ( H.7.18b ) ; gờ bén có thể bị nứt vỡ ( H.7.18c ) .
Bất kỳ hình thức hư hỏng nào của mối ghép cũng gây mất giá trị cảm quan và cả
giá trị dinh dưỡng , an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm . - Để kiểm tra độ kín
của lon sau khi ghép mí lon được cho vào buồng khí nén của máy đo chuyên dụng
rồi bơm khí nén vào với áp suất thích hợp P. và duy trì P. , nếu P. giảm thì chứng
tỏ lon này bị hở phải loại bỏ .
Có thể kiểm tra hoạt động của máy ghép mí bằng cách thử độ kín của lon rỗng hay
đã đóng thực phẩm vào đã ghép đáy , nắp theo phương pháp : ngâm lon vào bể
chứa nước nóng 90-100 ° C

You might also like