You are on page 1of 5

CƯƠNG LĨNH DÂN TỘC CỦA CHỦ NGHĨA MÁC -

LÊNIN TRẢ LỜI:


1. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
- Bình đẳng dân tộc là nguyên tắc đầu tiên trong Cương lĩnh dân tộc của
VI Lênin,
- Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng là quyền chính đáng của các dân tộc,
mà ở đó tất cả mọi dân tộc (kể cả bộ tộc và chủng tộc) dù lớn hay nhỏ,
dù đông người hay ít người, dù phát triển ở trình độ cao hay thấp đều có
quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau, được tôn trọng và đối xử như nhau
trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Quyền bình đẳng của các dân tộc
không những được ghi vào công pháp quốc tế, luật pháp quốc gia mà
quan trọng hơn hết là phải từng bước hiện hóa ở mọi lĩnh vực kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội.
+ Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, để đảm bảo quyền bình đẳng
của các dân tộc, phải khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi để các
dân tộc còn ở trình độ lạc hậu, bằng sự nỗ lực của chính mình cùng với
sự giúp đỡ của các dân tộc anh em phát triển nhanh trên con đường
tiến bộ
+ Trong quan hệ giữa các quốc gia dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc
được biểu hiện ở cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc,
chủ nghĩa bá quyền nước lớn, chóng sự áp bức bóc lột, sự vi phạm lợi
ích của nước lớn, nước phát triển đối với các nước nhỏ, lạc hậu, chậm
phát triển.
2. Các dân tộc được quyền tự quyết
- Quyền tự quyết là quyền thiêng liêng nhất của mỗi dân tộc. Đó là
quyền của mỗi dân tộc được quyết định vận mệnh của dân tộc mình
không phụ thuộc vào dân tộc khác. Cụ thể, các dân tộc được tự do lựa
chọn con đường phát triển, lựa chọn chế độ chính trị trong quá trình vận
động, phát triển của dân tộc mình.  
- Quyền dân tộc tự quyết bao gồm quyền tự do phân lập thành cộng
đồng quốc gia dân tộc độc lập và quyền tự nguyện liên hiệp với các dân
tộc khác trên cơ sở bình đẳng để có đủ sức mạnh chống nguy cơ xâm
lược từ bên ngoài, giữ vững độc lập chủ quyền và có thêm những điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển quốc gia dân tộc.
- Khi xem xét quyền tự quyết của dân tộc cần đứng vững trên lập trường
của giai cấp công nhân, ủng hộ các phong trào dân tộc tiến bộ, kiên
quyết đấu tranh chống lại những mưu đồ lợi dụng quyền dân tộc tự
quyết làm chiêu bài đề can thiệp công việc nội bộ của các nước và chia
rẽ dân tộc.
3. Liên hiệp giai cấp công nhân tất cả các dân tộc
- Khi chủ nghĩa tư bản đã trở thành một lực lượng quốc tế, đòi hỏi giai
cấp công nhân các dân tộc phải đoàn kết với nhau để trở thành một liên
minh quốc tế.
- Liên hiệp giai cấp công nhân của các dân tộc có vai trò quyết định đến
việc xem xét, thực hiện quyền bình đẳng dân tộc và quyền dân tộc tự
quyết. Đồng thời việc thực hiện quyền bình đẳng và quyền tự quyết
cũng tùy thuộc vào sự đoàn kết, thống nhất giai cấp công nhân các dân
tộc trong từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới. Chỉ có đứng vững
trên lập trường của giai cấp công nhân mới thực hiện được quyền bình
đẳng và quyền tự quyết một cách đúng đắn.
- Nội dung liên hiệp giai cấp công nhân các dân tộc đóng vai trò liên kết cả ba
nội dung trong cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác Lênin thành một chủ thể.
Nội dung này phù hợp với tinh thần quốc tế chân chính đang lên tiếng kêu gọi
các dân tộc, quốc gia xích lại gần nhau, Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc
đóng vai trò liên kết các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới và đã trở
thành sức mạnh to lớn của thời đại ngày nay

*Tình hình đặc điểm của dân tộc Việt Nam


Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống.
Trong đó có 53 dân tộc thiểu số, với gần 14 triệu người (chiếm khoảng
14,3% dân số cả nước) và còn lại là dân tộc Kinh.
* Có 6 đặc điểm cơ bản sau của dân tộc Việt Nam:
+ Các dân tộc ở Việt Nam có tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng
+ Các dân tộc ở Việt Nam có truyền thống yêu nước 
Tại sao dân tộc ta lại có truyền thống yêu nước trong khi đó yêu nước là tình
cảm và tư tưởng phổ biến, vốn có ở tất cả các dân tộc trên thế giới chứ
không riêng gì của dân tộc Việt Nam. Chúng ta hãy đi ngược về lịch sử
đối với dân tộc Việt Nam,  do những yếu tố đặc thù của nền kinh tế trồng
lúa nước, một kết cấu xã hội nông thôn bền chặt nên dân tộc VN xuất
hiện rất sớm, lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam là lịch sử đất
tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập từ tay kẻ thù xâm lược. Chính vì vậy
mà tinh thần yêu nước đã ngầm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi
người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại.
+ Các dân tộc ở Việt Nam có địa bàn cư trú đan xen nhau 
Hình thái cư trú xen kẽ giữa các dân tộc ở Việt Nam ngày càng gia tăng.
Các dân tộc không có lãnh thổ riêng, không có nền kinh tế riêng. Và sự
thống nhất giữa các dân tộc và quốc gia trên mọi mặt của đời sống xã
hội ngày càng được củng cố.
Việc sống đan xen rất có rất nhiều thuận lợi đó là các dân tộc có thể trao
đổi kinh nghiệm sản xuất cho nhau, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình
làm ăn kinh tế và qua đó giúp các dân tộc hiểu nhau xích lại gần nhau
hơn ,rút ngắn khoảng cách tạo điều kiện cùng nhau phát triển kinh tế,
gắn bó chặt chẽ với nhau
 Thứ hai sống đan xen còn có những thuận lợi các dân tộc có thể giao
lưu văn hóa bao gồm như: Hiểu biết về ngôn ngữ, hiểu biết về phong tục
tập quán tôn giáo.....
Tuy nhiên sống đan xen cũng có những khó khăn, hạn chế  bởi vì mỗi
nhân tộc có bản sắc văn hóa riêng có phong tục tập quán riêng cho nên
trong quá trình sống đan xen phải tôn trọng bản sắc văn cũng như phong
tục tập quán của nhau
Cùng với đó sống đan xen nếu quá chênh lệch nhau về trình độ phát triển
kinh tế sẽ gây ra hậu quả mâu thuẫn xung đột dẫn đến xung đột dân tộc
Vd: như vụ sự kiện Tây Nguyên năm 2001 sau đó nổ ra 2004 các bạn có
thể tham khảo và tìm hiểu thêm

+ Các dân tộc ở Việt Nam có sự chênh lệch về nhiều mặt


- Sự chênh lệch này cũng do điều kiện tự nhiên, xã hội và hậu quả của
các chế độ áp bức bóc lột trong lịch sử nên trình độ  phát triển kinh tế,
văn hóa giữa các dân tộc còn chênh lệch, khác biệt. Đây là một đặc
trưng cần hết sức quan tâm nhằm thực hiện bình đẳng, đoàn kết dân tộc
ở nước ta.
+ Các dân tộc ở Việt Nam đều có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự
đa dạng, phong phú của nền văn hóa Việt Nam
- Về bản sắc văn hóa mỗi dân tộc trong đại gia đình các dân tộc VN có
đời sồng văn hóa mang bản sắc riêng, góp phần làm phong phú thêm
nền văn hóa của cộng đồng, đậm đà bản sắc dân tộc và trong thời đại
toàn cầu hóa đặc biệt là toàn cầu hóa văn hóa đó là sự xâm lăng văn
hóa cho nên mỗi quốc gia dân tộc mỗi dân tộc phải giữ được bảng sắc
dân tộc hòa nhập chứ không hòa tan.

+ Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu cư trú ở những địa bàn
có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, quốc phòng, an ninh và
giao lưu quốc tế.

*Quan điểm chính sách cương lĩnh của Đảng và nhà nước ta
- Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài,
đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam.
- Các dân tộc ở Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng
phát triển, cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa. Kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu chia rẽ dân tộc.
- Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh - quốc
phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi; cố gắn tăng trưởng kinh tế
với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan
tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán
bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa
truyền thống các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của
cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất.
- Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi,
trước hết, tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xóa đói,
giảm nghèo; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi
đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái; phát huy nội lực, tinh thần tự
lực, tự cường của đồng bào các dân tộc, đồng bào các dân tộc, đồng thời
tăng cường sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và sự giúp đỡ của các địa
phương trong cả nước. 
- Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của toàn  bộ hệ thống
chính trị.
2. Nội dung chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay
- Về chính trị, thực hiện chủ trương của Đảng về bình đẳng, đoàn kết, tôn
trọng, giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc.Chính sách dân tộc góp
phần nâng cao tính tích cực chính trị của công  dân; nâng cao nhận thức
của đồng bào các dân tộc thiểu số về tầm quan trọng của vấn đề dân tộc,
đoàn kết các dân tộc, thống nhất mục tiêu chung là độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Về kinh tế, nội dung, nhiệm vụ kinh tế trong chính sách dân tộc là các
chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng đồng bào
các dân tộc thiểu số nhằm phát huy tiềm năng phát triển, từng bước khắc
phục khoảng cách chênh lệch giữa các vùng, giữa các dân tộc.
- Về văn hóa, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc. Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các tộc
người, phát triển ngôn ngữ, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, nâng cao
trình độ văn hóa cho nhân dân các dân tộc... Đồng thời, mở rộng giao lưu
văn hóa với các quốc gia các khu vực và trên thế giới. Đấu tranh chống tệ
nạn xã hội, chống diễn biến hòa bình trên mặt trận tư tưởng - văn hóa ở
nước ta hiện nay.
- Về xã hội, thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo an sinh xã hội trong
vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từng bước thực hiện bình đẳng xã hội,
công bằng thông qua việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội,
xóa đói giảm nghèo, dân số, y tế, giáo dục trên cơ sở chú ý đến tính đặc
thù mỗi vùng, mỗi dân tộc...
- Về quốc phòng, an ninh, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số cư trú
phần lớn là vùng núi vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới có vị trí quan trọng
về quốc phòng, an ninh. Vì vậy chính sách dân tộc phải đảm bảo nội dung
quốc phòng, an ninh trong điều kiện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa.

You might also like