You are on page 1of 58

Chương 3

Thị trường công cụ nợ


Tham khảo Chương 6, 7, 8 Financial Markets and Institutions. Jeff
Madura, 2012.
Tham khảo Chương 6, 7, 8 Financial Markets and Institutions. Federic S.
Mishkin, Stanley G. Eakins, 2012.
1
Giới thiệu
n  Tổng quan thị trường công cụ nợ.
n  Công cụ nợ: Tín phiếu kho bạc (Treasury Bills), Thương phiếu
(Commercial papers), Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng
(Negotiable Certificates of Deposit – NCDs), Hợp đồng mua lại
(Repurchase Agreements), Chấp phiếu ngân hàng (Banker’s
Acceptance), Eurodollars...
n  Thị trường trái phiếu chính phủ (Government Bonds Market).
n  Thị trường trái phiếu chính quyền địa phương (Municipal
Bonds market).
n  Thị trường trái phiếu công ty (Company Bonds market).
2
3.1. Tổng quan thị trường
công cụ nợ
n  Thị trường công cụ nợ tạo ra môi trường cho các
giao dịch có khả năng sinh lời.
n  Thị trường công cụ nợ hỗ trợ các định chế tài
chính cân đối khoản phải trả.
n  Ngân hàng trung ương thực hiện các giao dịch
công cụ nợ trên Thị trường Mở.

3
3.1. Tổng quan thị trường
công cụ nợ
Giao dịch công cụ nợ được thực hiện bởi:
n Ngân hàng trung ương

n Trung gian tài chính:


n  Ngân hàng thương mại (Commercial banks)
n  Hiệp hội tiết kiệm và cho vay (Savings and Loans
Associations)
n  Công ty tài chính (Financial companies)
n  Quỹ Tương hỗ (Mutual funds)
n  Công ty môi giới (Brokerage firms)
n  Công ty bảo hiểm (Insurance companies)
n  Quỹ hưu trí (Pension funds) 4
3.2. Công cụ trên Thị trường tiền tệ
3.2.1. Đặc điểm
n Là công cụ nợ với kỳ hạn dưới 1 năm.

n  Rủi ro vỡ nợ thấp.
n  Có tính thanh khoản cao.

5
3.2.2 Tín phiếu kho bạc (T-bills)
n  Tín phiếu kho bạc là công cụ vay nợ ngắn hạn của chính phủ
do Kho bạc phát hành để bù đắp cho những thiếu hụt tạm thời
của ngân sách nhà nước.
n  Tín phiếu kho bạc được xem là công cụ có tính lỏng cao nhất
trên thị trường tiền tệ do nó được mua bán nhiều nhất.
n  Tín phiếu kho bạc thường được phát hành theo từng lô bằng
phương pháp đấu giá, thường được NHTW sử dụng như một
công cụ để điều hành CSTT thông qua thị trường mở.
n  Kỳ hạn: Theo cơ sở tuần (4 tuần, 13 tuần, 26 tuần); theo cơ sở
tháng.
n  Mức lãi suất của nó thường thấp hơn các công cụ khác lưu
thông trên thị trường tiền tệ. 6
3.2.2 Tín phiếu kho bạc (T-bills)
n  Tín phiếu kho bạc được phát hành dưới 2 hình thức: chứng chỉ
bằng giấy và chứng chỉ điện tử.
n  Tín phiếu kho bạc thuộc loại chứng khoán chiết khấu (không
thanh toán lãi suất). Đó là loại chứng khoán không được nhà
phát hành trả lãi song lại được bán với giá chiết khấu tức là giá
thấp hơn mệnh giá. Khi đến hạn, nhà đầu tư được nhận lại đủ
mệnh giá, vì vậy phần chênh lệch giữa mệnh giá chứng khoán
và giá mua chứng khoán chính là lãi của nhà đầu tư.
n  Tín phiếu kho bạc thường được phát hành theo từng lô bằng
phương pháp đấu giá. Người mua chủ yếu là các ngân hàng,
ngoài ra còn có các công ty và các trung gian tài chính khác.
n  Giá trị của Tín phiếu kha bạc là PV của mệnh giá tương ứng
với kỳ hạn còn lại của nó.
7
3.2.2 Tín phiếu kho bạc (T-bills)
Định giá:
n 

Nếu nhà đầu tư yêu cầu 7% lợi tức hàng năm


trên tín phiếu kỳ hạn 1 năm với mệnh giá
$10000, giá trị của tín phiếu là:
P = $10,000 / 1.07 = $9,345.79
Giữ các yếu tố khác không đổi, khi tỷ lệ lợi tức yêu
cầu càng cao thì giá trị của tín phiếu giảm.

8
3.2.2 Tín phiếu kho bạc (T-bills)
n  Tỷ suất sinh lời:
n  Lợi tức của nhà đầu tư là sự chênh lệch giữa giá
bán và giá mua chứng khoán. Nếu nhà đầu tư
mua một tín phiếu mới phát hành và năm giữ
cho đến ngày đáo hạn thì tỷ suất lợi tức là:
SP − PP 365
γT = x
PP n

9
3.2.2 Tín phiếu kho bạc (T-bills)
n  Ước lượng tín phiếu chiết khấu
n  Mức chiết khấu là tỷ lệ phần trăm giữa mệnh
giá tín phiếu và giá mua trên cơ sở số ngày còn
lại của tín phiếu.
Par − PP 360
T − bill discount = x
Par n

10
3.2.3 Thương phiếu (CP)
n  Thương phiếu là những giấy nhận nợ ngắn hạn do các công ty có uy
tín phát hành để vay vốn ngắn hạn từ thị trường tài chính. Trong
quan hệ giao dịch buôn bán của doanh nghiệp thì các khoản mua
bán trả chậm được phát sinh thường xuyên do đó tạo điều kiện cho
thương phiếu phát triển.
n  Nó có thể do người bán chịu hay người mua chịu hàng hoá phát hành
nhưng bản chất vẫn là giấy xác nhận quyền đòi tiền khi đến hạn của
người sở hữu thương phiếu.
n  Ở Mỹ, giá trị tối thiểu của mỗi CP là $100,000 và tối đa là $1000000.
n  Các công ty danh tiếng khi có nhu cầu vốn có thể phát hành thương
phiếu bán trực tiếp cho người mua theo mức giá chiết khấu.
n  Các thương phiếu có mức độ rủi ro cao hơn tín phiếu kho bạc
nhưng mức lãi suất chiết khấu cũng cao hơn. 11
3.2.3 Thương phiếu (CP)
n  Thông thường ở Mỹ, kỳ hạn của thương phiếu là giữa 20 và 45, đôi
khi là 270 ngày.
n  Việt Nam: Luật các công cụ chuyển nhượng (2006).
n  Thương phiếu được phát hành theo hình thức chiết khấu, tức là được
bán với giá thấp hơn mệnh giá và không thanh toán lãi suất. Chênh
lệch giữa giá mua và mệnh giá thương phiếu chính là thu nhập của
người sở hữu thương phiếu.
n  Thị trường thương phiếu ngày nay rất sôi động và phát triển với tốc
độ rất nhanh. Việc chuyển nhượng thương phiếu được thực hiện bằng
hình thức ký hậu.
n  Tỷ suất lợi tức:
Par − PP 360
γ CP = x
PP n
12
3.2.4 Chứng chỉ tiền gửi có thể
chuyển nhượng (NCDs)
n  NCDs là một công cụ vay nợ do các ngân hàng hoặc các tổ chức tín
dụng khác phát hành xác nhận các khoản tiền gửi của người gửi
tiền.
n  NCD thường có kỳ hạn từ 2 tuần đến 12 tháng. Để tăng tính hấp
dẫn của công cụ này, lãi suất áp dụng cho nó thường cao hơn lãi
suất của loại tiền gửi cùng kỳ hạn thông thường.
n  Ở một số nước, ngân hàng phát hành còn cho phép người sở hữu
loại chứng chỉ này có thể bán chúng trước hạn (với một mức giá
khấu trừ).
n  NCD thường dùng để huy động các nguồn vốn lớn. Vì vậy các ngân
hàng thường đặt mức tối thiểu cho một NCD. Ở Mỹ, NCD thường
có mệnh giá lớn (trên $100,000). NCD có thể bán lại ở thị trường
thứ cấp.
13
3.2.4 Chứng chỉ tiền gửi có thể
chuyển nhượng (NCDs)
n  Tỷ suất lợi tức của NCDs phải cao hơn tín phiếu kho bạc.
n  Hiện nay công cụ này được hầu hết các ngân hàng thương mại lớn
của Mỹ phát hành và thu được những thành công lớn, với tổng số
dư gần đây vượt quá tổng số dư của tín phiếu kho bạc Mỹ. Chúng là
những nguồn vốn đặc biệt quan trọng mà các ngân hàng thương mại
nhận từ các công ty, các quỹ tương trợ cho thị trường tiền tệ, và các
cơ quan của chính phủ.
n  Tỷ suất lợi tức:

SP − PP + interest
γ NCD =
PP

14
3.2.5 Hợp đồng mua lại (Repos)
n  Hợp đồng mua lại là một hợp đồng trong đó ngân
hàng bán một số lượng chứng khoán mà nó đang nắm
giữ, kèm theo điều khoản mua lại số chứng khoán đó
sau một vài ngày hay một vài tuần với mức giá cao
hơn.
n  Bản chất, đây là hợp đồng vay nợ ngắn hạn được bảo
đảm bởi chứng khoán.
n  Hầu hết các hợp đồng Repos sử dụng T-bills, đôi khi
có CP hoặc NCDs.
15
3.2.5 Hợp đồng mua lại (Repos)
n  Hợp đồng mua lại đảo ngược (Reverse Repos): một
hợp đồng trong đó ngân hàng mua một số lượng
chứng khoán mà nó đang nắm giữ, kèm theo điều
khoản bán lại số chứng khoán đó sau một vài ngày
hay một vài tuần với mức giá cao hơn.
n  Tỷ suất Repos:
SP − PP 360
Repo rate = x
PP n

16
3.2.6 Chấp phiếu ngân hàng (BAs)
n  Chấp phiếu ngân hàng là các hối phiếu kỳ hạn do các công ty ký phát
và được ngân hàng đảm bảo thanh toán bằng cách đóng dấu “đã chấp
nhận” lên tờ hối phiếu.
n  Trong các giao dịch tín dụng thương mại, khi người bán không tin
vào khả năng thanh toán của người mua, họ sẽ yêu cầu người mua
phải có sự bảo đảm thanh toán từ một ngân hàng có uy tín.
n  Tất nhiên, người mua chịu phải ký quỹ gửi vào ngân hàng một phần
hoặc toàn bộ số tiền của tờ hối phiếu hoặc được ngân hàng đồng ý
cho vay để thanh toán hối phiếu.
n  Ngân hàng sẽ thu từ người mua chịu một khoản phí bảo đảm thanh
toán.
n  BAs được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập
khẩu. 17
3.2.6 Chấp phiếu ngân hàng (BAs)
n  Do được ngân hàng chấp nhận thanh toán nên BAs là một công
cụ nợ có độ an toàn khá cao. Những người sở hữu BAs có thể
bán trên thị trường tiền tệ với giá chiết khấu để thu tiền mặt,
hoặc giữ cho đến ngày đáo hạn (ngày thanh toán hợp đồng).
n  Kỳ hạn của BAs thường từ 30 đến 270 ngày.
n  Lợi tức của BAs là sự chênh lệch giữa giá chiết khấu được
thanh toán cho BAs và giá trị hợp đồng tín dụng thương mại
được thanh toán vào một ngày xác định trong tương lai.
n  Lợi tức của BAs phải cao hơn T-bills vì ngân hàng vẫn có khả
năng mất khả năng thanh toán.

18
3.2.7 Eurodollar
n  Eurodollars các giao dịch đô-la Mỹ được ký thác tại các ngân hàng
Châu Âu ngoài thị trường Mỹ hoặc các chi nhánh ngân hàng của Mỹ
ở thị trường Châu Âu.
n  Vì ở Mỹ có xu hướng áp đặt trần lãi suất tiền gửi nên các công ty với
lượng dự trữ đồng đô-la lớn thường gửi tại các ngân hàng ngoài biến
giới Mỹ để nhận lãi suất cao hơn.
n  Nhà đầu tư (depositors) hoặc các nhà kinh doanh tiền tệ (money
market traders) có thể chuyển các khoản đô-la Mỹ về các trung tâm
tài chính đang có nhu cầu, bất kỳ là Âu hay châu Á... để tận dụng hiệu
quả tại nơi đang có lãi suất cao.

19
3.2.7 Eurodollar
n  Chứng chỉ tiền gửi Eurodollar (Eurodollar CDs): một công cụ vay nợ có
khả năng chuyển đổi, bằng đồng đô-la do các ngân hàng hoặc các tổ chức tín
dụng khác của Mỹ ở Châu Âu phát hành xác nhận các khoản tiền gửi bằng
đồng đô-la của người gửi tiền. Không được bảo hiểm tiền gửi bởi FDIC.
n  Trái phiếu Eurodollar (Eurodollar bonds): Trái phiếu bằng đồng đô-la
được phát hành bởi các công ty Mỹ ở Châu Âu. Như vậy Eurodollar bond là
hình thức thu hút đô-la Mỹ quay ngược về Mỹ. Đây là một công cụ kinh
doanh tiền tệ (đô-la Mỹ) dành cho các cá nhân hay tổ chức bên ngoài nước
Mỹ dựa vào sự lên giá hay mất giá của đồng bạc này trên thị trường hối đoái.
n  Kỳ phiếu Châu Âu (Euronotes): Giấy hẹn thanh toán không bảo đảm ngắn
hạn được phát hành bởi công ty tài chính hoặc công ty lớn có uy tín. Thường
kỳ phiếu Châu Âu được phát hành dưới hình thức trái phiếu vô danh và được
bán có chiết khấu. Kỳ phiếu Châu Âu có mệnh giá bằng đồng đô-la hoặc đơn
vị tiền tệ Châu Âu.
20
3.3 Thị trường trái phiếu chính phủ
3.3.1 Các loại trái phiếu chính phủ
n  Chính phủ Mỹ thường phát hành TP trung hạn và
dài hạn để tài trợ cho các khoản chi tiêu.
n  Mệnh giá tối thiểu là $1,000.
n  Sự khác biệt giữa TP trung hạn và dại hạn là thời
hạn của chúng. TP trung hạn có thời hạn ngắn hơn
10 năm (Bonds) trong khi TP dài hnj có thời hạn
từ 10 trở lên (Notes).
n  Nhà đầu tư có thể bán lại trước ngày đáo hạn trên
thị trường thứ cấp (OTC).
21
3.3.1 Các loại trái phiếu chính phủ
n  TSSL của việc nắm giữ TPCP phụ thuộc vào lãi
suất coupon và chênh lệch giữa giá mua và giá bán
lại.
n  Các nhà đầu tư nhận lãi 6 tháng/lần. Khoan lãi này
bị đánh thuế Liên bang như thu nhập thông thường
nhưng có thể được miễn ở một vài địa phương.

22
3.3.1 Các loại trái phiếu chính phủ
n  Dòng tiền của TPCP được chuyển (chia) thành 2
loại CK riêng biệt bởi các công ty CK.
n  CK vốn gốc (Principal Only - PO security).
n  CK lãi (Interest Only – IO security). CK lãi có thể chia
thanh một tờ CK hoặc nhiều tờ CK.

23
3.3.1 Các loại trái phiếu chính phủ
n  Trái phiếu tiết kiệm (Saving bonds): được phát
hành bởi KBNN và được mua bởi các trung gian
tài chính. Loại này khá hấp dẫn với các nhà đầu tư
nhỏ vì có thể mua với giá trị nhỏ tối thiểu $25.
n  Tiền lãi có thể tích lũy hàng tháng và cộng vào giá
trị TP khi hoàn trả.
n  TP tiết kiệm có thời hạn 30 năm và không có thị
trường thứ cấp.

24
3.3.1 Các loại trái phiếu chính phủ
n  Thu nhập tiền lãi của TP tiết kiệm không bị đánh
thuế bởi chính quyền địa phương nhưng vẫn bị
đánh thuế liên bang.
n  The interest income on saving bonds is not subject
to state and local taxes, but is the subject to federal
taxes.

25
3.3.1 Các loại trái phiếu chính phủ
n  TP chỉ số Lạm phát (Inflation-Indexed Treasury
Bonds):
n  KBNN định kỳ phát hành loại TP này. Thu nhập
của nó gắn chặt với tỷ lệ lạm phát nên còn được
gọi là TP bảo vệ lạm phát (TIPS - Treasury
Inflation Protected Securities).
n  TIPS được mua bởi các nhà đầu tư mong muốn
nhận được thu nhập tăng theo sự tăng giá.

26
3.3.1 Các loại trái phiếu chính phủ
n  Một TIPS có thời hạn 10 năm, mệnh giá $10,000
và LS coupon 4%. Giả định 6 tháng đầu tỷ lệ lạm
phát là 1%.
Vốn gốc của nó sẽ gia tăng $100 (1%x$10,000). Vì vậy,
lãi 6 tháng sẽ là 2% của mệnh giá mới, 2%x$10,100 =
$202.

27
3.3.2 Hoạt động đấu giá
n  KBNN phát hành TP dài hạn thông qua hoạt động
đấu giá định kỳ.
n  KBNN sẽ thông báo kế hoạch đấu giá gồm các
thông tin: thời gian, tổng giá trị phát hành và ngày
đáo hạn.
n  Các định chế TC sẽ nộp giá đăng ký mua ở ngày
đăng ký. Giá đăng ký mau có thể là giá cạnh tranh
hoặc không cạnh tranh.

28
3.3.2 Hoạt động đấu giá
n  Giá cạnh tranh sẽ bao gồm giá và tổng số tiền
mua.
n  Giá không cạnh tranh chỉ đăng ký tổng số tiền
mua (Số tiền này sẽ bị khống chế).
n  KBNN sẽ sắp xếp các mức giá cạnh tranh giảm
dần (giá mua tương ứng với $100 mệnh giá). Các
nhà đầu tư sẽ được chấp nhận mua cho đến khi
tổng số tiền huy động đạt mức mong muốn.

29
3.3.2 Hoạt động đấu giá
n  KBNN sẽ sử dụng giá mua thấp nhất được chấp
nhận để áp dụng cho cả đợt phát hành.
n  Giá mua cạnh tranh thương được sử dụng bởi vì
nhiefu nhà thầu mong muốn mua TP nhiều hơn
mức không chế của giá mua không cạnh tranh.

30
3.3.3 Hoạt động giao dịch
n  Nhà kinh doanh TP hoạt động như một trung gian
trên thị trường thứ cấp bằng cách kết nối người
mua và người bán.
n  Nhà kinh doanh cấp một tạo nên thị trường thứ
cấp cho TPCP. Họ yết giá mua và giá bán.
n  Lợi nhuận của nhà kinh doanh là sự chênh lệch
giữa giá mua và giá bán.
n  TPCP được niêm yết trên bảng theo ngày đạo hạn.
TP đầu tiên có ngày đáo hạn gần nhất.
31
3.3.3 Hoạt động giao dịch
n  Giá mua và giá bán được yết theo $100 mệnh giá
và phần phân số ở bên phải dấu phẩy tương ứng
với đơn vị 1/32 USD.

LS Ngày đáo hạn Giá mua Giá bán TSSL


10,75 08/2011 120: 17 120: 23 8,37%
8,38 18/8/2013 100: 09 100: 15 8,32%
8,75 18/11/2013 103: 05 103: 11 8,34%

n  TP đầu tiên có mệnh giá $100,000 và giá bán


120:23 đại diện cho $120.719
32
3.4 Thị trường TP chính quyền địa phương
3.4.1 Các loại trái phiếu
n  Chính quyền địa phương thường chi tiêu nhiều
hơn thu ngân sách, để tài trợ họ phát hành trái
phiếu. Hầu hết các loại đều là TP nghĩa vụ chung
và trái phiếu thu nhập (General obligation Bonds
or Revenue Bonds).
n  TP nghĩa vụ chung sẽ được hoàn trả từ nguồn thu
thuế trong khi TP thu nhập được thanh toán từ
nguồn thu của dự án được đầu tư từ nguồn vốn
huy động TP thu nhập.

33
3.4.2 Đặc điểm
n  Cả hai loại đều thanh toán lãi 6 tháng/lần.
n  Mệnh giá tối thiểu $5,000.
n  Thị trường thứ cấp của TP này kém nhộn nhịp so
với trái phiếu chính phủ.
n  Người mua bao gồm các cá nhân, các tổ chức phi
tài chính và tổ chức tài chính.

34
3.4.2 Đặc điểm
n  Hầu hết các loại TP chính quyền địa phương đều
có điều khoản mua lại. Điều khoản này cho phép
người phát hành mua lại TP ở mức giá nhất định
trước ngày đáo hạn.
n  Chính quyền có thể lựa chọn mua lại TP nêu lãi
suất giảm một cách chắc chắn bởi vì họ có thể
phát hành lại TP với mức LS thấp hơn và giảm chi
phí tài trợ.
n  TP lãi suất biến động có lãi suất thả nổi dựa trên
một mức lãi suất chuẩn.
35
3.4.2 Đặc điểm
n  Một số TP Lãi suất biến động có thể được chuyển
đổi sang lãi suất cố định khi đáo hạn theo một vài
điều kiện xác
n  Nhìn chung, TP có lãi suất biến động được mua
bởi các nhà đầu tư mong muốn lãi nhận được gia
tăng. Tuy nhiên họ có thể bị rủi ro khi lãi suất thị
trường giảm.

36
3.4.2 Đặc điểm
n  Điểm hấp dẫn nhất của TP chính quyền địa
phương là thu nhập từ tiền lãi thường không chịu
thuế Liên bang.
n  Ngoài ra một vài địa phương cũng có thể miễn
thuế đối với thu nhập lãi từ trái phiếu này

37
3.4.3 Giao dịch và yết giá
n  Trên thị trường thứ cấp có hàng trăm nhà kinh
doanh đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư.
n  Mặc dù các nhà đầu tư không trả hoa hồng trực
tiếp theo giao dịch. Họ gánh chịu chi phí giao dịch
dưới dạng chênh lệch giá mua bán.

38
3.4.3 Giao dịch và yết giá
n  Ngày nay, giao dịch điện tử đối với TP chính
quyền địa phương là rất phổ biến vì nó cho phép
các nhà đầu tư thoát khỏi chi phí đắt đỏ khi giao
dịch với nhà môi giới.
n  TSSL của TP Chính quyền địa phương khác với
TSSL của TPCP cùng ngày đáo hạn do 3 nguyên
nhân:
n  Phần thưởng do gánh chịu khả năng vỡ nợ.
n  Phần thưởng cho tính thanh khoản kém hơn.
n  Được miễn thuế liên bang đối với thu nhập tiền lãi.
39
3.4.3 Giao dịch và yết giá
n  TP chính quyền địa phương có TSSL thấp hơn
TSSL của TP chính phủ.

40
3.5 Thị trường TP công ty
3.5.1 Đặc điểm của TP công ty
n  Là trái phiếu dài hạn được phát hành bởi các công
ty.
n  Mệnh giá tối thiểu $1,000.
n  Thời hạn thường từ 10 đến 30 năm. Một số công
ty nổi tiếng có thể phát hành TP có thời hạn lên
đến 100 năm.
n  Tiền lãi mà công ty trả được khấu trừ thuế và nó
làm giảm chi phí vốn của TP.

41
3.5.1 Đặc điểm của TP công ty
n  TP công ty được mô tả theo nhiều đặc điểm khác
nhau.
n  Trái phiếu không được chuẩn hóa như cổ phiếu,
mà có thể khác nhau về kỳ hạn và điều khoản
thanh toán.
n  Khế ước trái phiếu là văn bản pháp lý quy định
quyền và nghĩa vụ của cả công ty phát hành và
người nắm giữ trái phiếu

42
3.5.1 Đặc điểm của TP công ty
n  Điều khoản quỹ chìm (Sinking-fund provision):
Một yêu cầu mà các công ty cần phải trích lại một
phần giá trị của trái phiếu đã phát hành mỗi năm.
n  Mục đích: Làm giảm áp lực thanh toán vào ngày
đáo hạn.
n  Ví dụ: Một trái phiếu công ty có thời gian đáo hạn
là 20 năm có thể có điều khoản quỹ chìm là trích
5% giá trị của lô trái phiếu phát hành mỗi năm.

43
3.5.1 Đặc điểm của TP công ty
n  Các cam kết bảo vệ (Protective covenants): Giới
hạn đối với doanh nghiệp phát hành để bảo vệ nhà
đầu tư từ việc gia tăng rủi ro trong suốt quá trình
đầu tư.
n  Ví dụ: Giới hạn về mức chia cổ tức, lương cho các
nhà quản trị, nợ tăng thêm của doanh nghiệp.

44
3.5.1 Đặc điểm của TP công ty
n  Điều khoản mua lại (Call provision): Công ty sẽ mua
lại với số tiền cao hơn mệnh giá. Điều khoản này được
sử dụng trong hai trường hợp:
n  Công ty kết thúc việc trả lãi cao bằng cách phát

hành TP mới khi LS thị trường giảm.


n  Mua lại theo điều khoản Quỹ chìm (sinking-fund

provision).

45
3.5.1 Đặc điểm của TP công ty
n  Thế chấp: TP có thế được phân loại theo tài sản thế
chấp và hình thức đảm bảo. Tài sản thế chấp thường là
nhà cửa và đất đai.

46
3.5.2 Các loại TP công ty
n  TP lãi suất thấp và TP LS bằng không
n  TP lãi suất thấp và TP LS bằng không được phát hành
theo hình thức chiết khấu. Nó thường được đầu tư bởi
các tổ chức miễn thuế như quỹ hưu trí.
n  Ưu điểm của TP này là chỉ yêu cầu dòng ngân quỹ thấp
hoặc bằng không trong toàn bộ thời gian tồn tại của TP.
n  Công ty được khấu trừ chi phí tiền lãi khi nộp thuế liên
bang ngay cả khi nó không trả lãi.

47
3.5.2 Các loại TP công ty
n  TP có LS biến động (Variable-Rate bonds /
Floating-rate bonds):
n  TP này ảnh hưởng đến người đầu tư và người đi vay
như sau:
n  (1) Nó cho phép nhà đầu tư hưởng lợi từ việc LS

trên thị trường tăng.


n  (2) Nó cho phép người phát hành hưởng lợi từ việc

LS trên thị trường giảm.


n  Hầu hết các TP này đều gắn LS của mình với LIBOR
và điều chỉnh 3 tháng/lần.

48
3.5.2 Các loại TP công ty
n  TP chuyển đổi (Convertible bonds)
n  TP chuyển đổi cho phép các nhà đầu tư chuyển đổi
sang một số cổ phần của công ty.
n  Nhà đầu tư sẽ chấp nhận mức LS thấp hơn do đó công
ty phát hành giảm chi phí vốn.

49
3.5.3 Thị trường sơ cấp
n  TP công ty được chào bán thông qua chào bán ra
công chúng hoặc chào bán riêng lẻ.
n  Phát hành ra công chúng:
n  Công ty ký hợp đồng với một NH đầu tư để bảo lãnh
phát hành trái phiếu. Người bảo lãnh sẽ đánh giá thị
trường (market condition) và xác định mức giá và qui
mô phát hành.
n  Mục tiêu là định giá TP đủ cao để thỏa mãn nhà phát
hành và đủ thấp để có thể chao bán thành công.

50
3.5.3 Thị trường sơ cấp
Phát hành ra công chúng:
•  Người phát hành đăng ký với SEC và nộp bản cáo
bạch (prospectus). Bản cáo bạch sẽ bao gồm quy mô
phát hành, tình hình tài chính gần nhất và kế hoạch sẻ
dụng vốn
•  Tổ hợp bảo lãnh gồm nhiều NH đầu tư có thể được
thành lập để chào bán TP.
•  Sau khi SEC cấp Giấy phép, tổ hợp bảo lãnh sẽ tiến
hành chào bán TP.
•  Một phần TP đã đăng ký có thể bán trong vòng 2 năm.

51
3.5.3 Thị trường sơ cấp
n  Người bảo lãnh thường cố gắng bán TP cho các nhà
đầu tư là định chế tài chính vì các nhà đầu tư này
thường mua với số lượng lớn.

52
3.5.3 Thị trường sơ cấp
n  Chào bán riêng lẻ:
n  Một số TP công ty có thể được chào bán riêng lẻ.
n  Không cần đăng ký với SEC.
n  Các DN nhỏ huy động lượng vốn ít ( 30 triệu USD)
thường tìm kiếm các định chế TC để chào bán riêng lẻ.
n  Người phát hành cần công bố dữ liệu tài chính để
thuyết phục người đâu tư là TP sẽ được hoàn trả đúng
hạn.
n  Người phát hành có thể thuê công ty chứng khoán để
chào bán trái phiếu.

53
3.5.4 Thị trường thứ cấp
n  Đường cong TSSL: Tại một thời điểm, đường
cong này sẽ bị ảnh hưởng bởi LS kỳ vọng, phần
thưởng thanh khoản và ngày đáo hạn
n  Hình dạng đường cong TSSL của trái phiếu công ty
tương tự như trái phiếu chính phủ, sự khác biệt chỉ là
nó cao hơn do phản ánh rủi ro tín dụng và kém thanh
khoản.

54
3.5.4 Thị trường thứ cấp
n  Rủi ro vỡ nợ: Mức độ rủi ro vỡ nợ phụ thuộc vào
điều kiện nền kinh tế vì nó ảnh hưởng đến doanh
thu công ty phát hành.
n  Xếp hạng trái phiếu: TP công ty được xếp hạng
bởi các đại lý (tổ chức độc lập). TP được xếp hạng
cao có thể chào bán với giá cao hơn (TSSL thấp
hơn).
n  Mức đầu tư là hạng trung bình hoặc cao.
n  Tổ chức xếp hạng cũng bị rủi ro thông tin bất cân xứng.

55
3.6 Thị trường Công cụ nợ Việt nam
Sinh viên tự nghiên cứu

56
Chapter Summary
•  The main money market securities are T-bills, Commercial
paper, NCDs, repurchase agreement, and banker’s acceptances.
•  Financial institutions manage their liquidity by participating in
money markets. They may issue money market securities when
they experience cash shortages and need to boost liquidity. They
can also sell holding of money market securities to obtain cash.
•  The value of money market securities represents the present
value of future cash flows generated by that security.
•  Bonds are issued to finance government expenditures, housing,
and corporate expenditures.
57
Chapter Summary
•  Four types of bonds: Treasury bonds, federal agency bonds,
municipal bonds, and corporate bonds. The bonds have different
degrees of liquidity, and different provisions.

58

You might also like