You are on page 1of 9

QUY TRÌNH KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN KHỞI CÔNG VÀ CÁC CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

CỦA NHÀ THẦU

Nội dung thực Căn cứ, phương pháp, Tiêu chí đánh giá, nghiệm thu
hiện dụng cụ kiểm tra

1. Kiểm tra Điều 107, Luật Xây 1. Việc khởi công xây dựng công trình phải bảo
điều kiện khởi dựng số 50/2014/QH13 đảm các điều kiện sau:
công a) Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ
hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng;
b) Có giấy phép xây dựng đối với công trình
theo quy định phải có giấy phép xây dựng theo
quy định tại Điều 89 của Luật này;
c) Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục
công trình, công trình khởi công đã được phê
duyệt và được chủ đầu tư kiểm tra, xác nhận
trên bản vẽ;
d) Có hợp đồng thi công xây dựng được ký
giữa chủ đầu tư và nhà thầu được lựa chọn;
đ) Được bố trí đủ vốn theo tiến độ xây dựng
công trình;
e) Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi
trường trong quá trình thi công xây dựng.
2. Việc khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ chỉ
cần đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b
khoản 1 Điều này.

2. Kiểm tra sự - Hồ sơ nhà thầu lập. Kiểm tra sự phù hợp năng lực của NT thi công
phù hợp năng xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp
- Hồ sơ dự thầu.
lực của NT thi đồng xây dựng. Bao gồm:
công xây 1. Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của
dựng công NT thi công xây dựng công trình đưa vào công
trình. trường:
- Kiểm tra nhân lực của NT theo đúng hồ sơ
trúng thầu đã phê duyệt, tất cả các trường hợp
khác với hồ sơ trúng thầu đều phải được CĐT
đồng ý bằng văn bản.
- Thiết bị thi công của NT phải có tên trong
danh sách thiết bị đưa vào công trình theo hồ
sơ trúng thầu được phê duyệt, tất cả các trường
hợp khác với hồ sơ trúng thầu đều phải được
CĐT đồng ý bằng văn bản.
2. Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của
NT thi công xây dựng công trình.
- Hệ thống quản lý chất lượng của NT phải
được thể hiện trong hồ sơ trúng thầu, nếu trong
hồ sơ trúng thầu không có hoặc thiếu thì kiến
nghị CĐT yêu cầu NT xây dựng cung cấp.
- Trường hợp hệ thống quản lý chất lượng của
NT không đúng như trong hồ sơ trúng thầu thì
kiến nghị CĐT yêu cầu NT thực hiện đúng như
trong hồ sơ trúng thầu, nếu NT có thay đổi thì
phải có văn bản đề nghị và được CĐT chấp
thuận bằng văn bản.
3. Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc,
thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi
công xây dựng công trình.
- Các máy móc thiết bị đưa vào công trình phải
có các tài liệu sau: Lý lịch máy, giấy chứng
nhận kiểm định an toàn đối với các thiết bị có
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn do cơ quan có
thẩm quyền cấp.
4. Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản
xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng
phục vụ thi công xây dựng công trình.
- NT phải đệ trình phương án sử dụng các
phòng thí nghiệm hợp chuẩn, như trong hồ sơ
trúng thầu, có chứng chỉ cấp nhà nước (dấu
LAS).
- Các cơ sở sản xuất vật tư vật liệu dự định
cung cấp cho công trình theo cam kết của NT
trong hồ sơ trúng thầu (phải có giấy phép, có
các giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng sản
phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp).

3. Kiểm tra - Nghị định 59/2015/ - Biện pháp thi công từng công việc cụ thể do
Biện pháp thi NĐ-CP. nhà thầu thi công lập dựa trên năng lực, thiết
công bị, tổng mặt bằng nhằm mục đích thi công đảm
- Nghị định 46/2015/
bảo chất lượng, tiến độ và an toàn lao động.
NĐ-CP.
- Các tiêu chuẩn thi - Biện pháp thi công phải được chủ đầu tư phê
công và nghiệm thu duyệt trước khi triển khai thi công, là tài liệu
liên quan. để căn cứ nghiệm thu các công việc.
- Chỉ thị 07 của bộ xây - TVGS kiểm tra biện pháp thi công của nhà
dựng ngày 05/11/2007 thầu và báo cáo chủ đầu tư về kết quả kiểm tra.
Nội dung chính của biện pháp thi công phải
đảm bảo được các mục sau:
 Thông tin chung dự án
 Các tiêu chuẩn áp dụng: Kiểm tra sự phù hợp
khi áp dụng tiêu chuẩn trong thi công và
nghiệm thu, tiêu chuẩn sử dụng phải phù hợp
với nhiệm vụ thiết kế và còn hiệu lực tại thời
điểm thi công.
 Danh mục thiết bị sử dụng: Thiết bị thi công
sử dụng phải có thông số kỹ thuật đảm bảo
để thi công đảm bảo chất lượng, an toàn lao
động. Số lượng thiết bị phải đáp ứng được
tiến độ thi công và bố trí thuận lợi trên tổng
mặt bằng thi công.
 Biện pháp thi công chi tiết cho từng công
việc: Các công việc cần phải lập trình tự thi
công, phương pháp thi công đảm bảo chất
lượng và phù hợp tiêu chuẩn hiện hành.
Khuyến khích việc áp dụng các phương pháp
cải tiến nhằm đẩy nhanh tiến độ.
 Biện pháp đảm bảo chất lượng nội bộ: Nhà
thầu phải lập hệ thống quản lý chất lượng,
kiểm soát chất lượng nội bộ cho mỗi công
việc xây dựng.
 Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động:
Mọi công tác đều phải xác định đảm bảo an
toàn lao động là tiêu chí tiên quyết. Thể hiện
từ trình tự thi công đến trang thiết bị, bảo hộ
lao động.
 Biện pháp đảm bảo vệ sinh, phòng chống
cháy nổ.
 Bảng Tiến độ thi công, nhân lực thi công.
 Bố trí tổng mặt bằng thi công
 Đối với một số công tác thi công, biện pháp
thi công làm ảnh hưởng đến khả năng chịu
lực kết cấu, ảnh hưởng đến công trình lân cận
thì phải được thiết kế biện pháp thi công chi
tiết và được đơn vị tư vấn độc lập thẩm tra
trước khi phê duyệt.

4. Kiểm tra - Biện pháp thi công - Công tác kiểm tra thiết bị thi công bao gồm:
Thiết bị thi được duyệt.  Mẫu mã, chủng loại: Đúng biện pháp thi
công - Hồ sơ thiết bị. công được duyệt. Trong trường hợp sai khác
phải được sự chấp thuận của CĐT với thiết bị
- Thông tư số 32/2011/
thay thế có tính năng kỹ thuật tương đương.
TT-BLĐTBXH
 Số lượng: Đúng biện pháp thi công lập, đáp
ứng được tiến độ thi công.
 Tính năng kỹ thuật: Đúng biện pháp thi công
lập, phù hợp với các quy định của tiêu chuẩn
thi công.
 Chứng chỉ kiểm định, thời hạn kiểm định:Với
Thiết bị thi công yêu cầu bắt buộc phải có
kiểm định, chứng chỉ kiểm định phải còn
hiệu lực tại thời điểm kiểm tra.
 Bằng cấp, chứng chỉ của công nhân lái máy,
điều khiển thiết bị thi công đòi hỏi độ chính
xác, an toàn.
- Lưu ý: Đối với cẩu tháp, hồ sơ nghiệm thu
cẩu tháp phải tuân thủ theo quy định của Sở
xây dựng.

5. Kiểm tra - Kiểm tra quyết định thành lập ban chỉ huy
Nhân lực thi công trường kèm theo bằng cấp, chứng chỉ phù
công hợp chuyên ngành.
- Kiểm tra quyết định thành lập ban kiểm soát
chất lượng nội bộ kèm theo bằng cấp chứng chỉ
phù hợp.
- Kiểm tra năng lực chỉ huy trưởng công trình
và các cán bộ kỹ thuật theo nghị định
59/2015/NĐ-CP. Trong đó:
 Năng lực chỉ huy trưởng tuân thủ điều 53
nghị định 59/2015/NĐ-CP và hồ sơ dự thầu.
 Phải đủ cán bộ kỹ thuật có chuyên ngành phù
hợp với công việc thi công, hồ sơ dự thầu.
- Kiểm tra số lượng công nhân, hồ sơ an toàn
lao động cho người lao động.
- Hồ sơ an toàn lao động cho người lao động,
bao gồm:
 Hợp đồng lao động
 Kiểm tra tài liệu (sổ học an toàn) cho người
lao động theo nghề phù hợp đối với tất cả
công nhân tham gia xây dựng công trình.
 Kiểm tra trang thiết bị bảo hộ lao động cho
công nhân trước khi khởi công và trong suốt
quá trình thi công xây dựng công trình.
 Phiếu khám sức khỏe
 Thẻ an toàn lao động

6. Kiểm tra - TCXDVN 297 : 2003. - Kiểm tra năng lực phòng thí nghiệm thông
Phòng thí qua hồ sơ năng lực.
- Hồ sơ năng lực phòng
nghiệm thí nghiệm - Kiểm tra thực tế tại các phòng thí nghiệm
theo TCXDVN 297 : 2003 "Phòng thí nghiệm
chuyên ngành xây dựng Tiêu chuẩn công nhận
''. Cụ thể:
1. Phạm vi hoạt động: Phòng thí nghiệm được
công nhận chỉ có quyền thực hiện những thí
nghiệm ghi trong danh mục quyết định công
nhận.
2. Tổ chức và quản lý:
a) phòng thí nghiệm phải có quyết định thành
lập của một tổ chức hoặc cá nhân có thẩm
quyền;
b) phòng thí nghiệm được công nhận phải có
khả năng quản lý hoạt động của mình bằng
máy vi tính.
3. Đảm bảo chất lượng: Các phòng thí nghiệm
được công nhận phải có đủ trang thiết bị, hiểu
biết, tay nghề và trình độ quản lý, đảm bảo các
số liệu và kết quả thí nghiệm đã công bố là
chuẩn xác, sai số nằm trong phạm vi quy định
của tiêu chuẩn tương ứng.
4. Lực lượng cán bộ: Phòng thí nghiệm phải có:
Trưởng phòng, các phó phòng (nếu có), một số
công nhân, thí nghiệm viên cho mỗi lĩnh vực
thí nghiệm và những cán bộ cần thiết khác.
5. Diện tích mặt bằng: Phòng thí nghiệm phải
có diện tích mặt bằng tối thiểu, đạt yêu cầu về
điều kiện môi trường làm việc (không gây ảnh
hưởng đến kết quả thí nghiệm). Diện tích mặt
bằng tối thiểu cho mỗi lĩnh vực thí nghiệm
không dưới 15m2. Nếu là phòng thí nghiệm
tổng hợp, diện tích mặt bằng tối thiểu không
dưới 30m2.
6. Môi trường: Phòng thí nghiệm phải có môi
trường thoả mãn yêu cầu để làm thí nghiệm cho
từng lĩnh vực. Đối với những chuyên ngành có
yêu cầu thí nghiệm và lưu mẫu trong điều kiện
tiêu chuẩn thì phải có phòng chuẩn.
7. Quản lý chất lượng: Phòng thí nghiệm phải
xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo yêu
cầu của TCVN ISO 9001:2000; Hệ thống quản
lý chất lượng Các yêu cầu.
8. Trang thiết bị
Phòng thí nghiệm được công nhận phải đáp ứng
các trang thiết bị được thống kê trong các phụ lục
A-G của tiêu chuẩn theo TCXD VN 297:2003
hoặc tương đương và phải đạt độ chuẩn xác theo
yêu cầu của mỗi phương pháp thử.
9. Phòng chuẩn: Các lĩnh vực thí nghiệm
chuyên ngành có yêu cầu phòng chuẩn được
thể hiện trong phụ lục A-G.
10. Công nhân, thí nghiệm viên
a) Phòng thí nghiệm chuyên ngành phải có ít
nhất 2 công nhân, thí nghiệm viên của mỗi lĩnh
vực được các cơ quan có chức năng đào tạo và
cấp chứng chỉ.
b) Công nhân, thí nghiệm viên phải được cấp
chứng chỉ tại các cơ quan có chức năng đào
tạo;
c) Công nhân kỹ thuật thí nghiệm được đào tạo
và xếp bậc thợ áp dụng theo Tiêu chuẩn cấp
bậc kỹ thuật công nhân thí nghiệm ngành Xây
dựng (TCXDVN 273: 2002)..
11. Cán bộ quản lý phòng thí nghiệm
Trưởng, phó phòng thí nghiệm, phải có trình độ
đại học chuyên ngành xây dựng và được đào
tạo về quản lý phòng thí nghiệm do các cơ
quan có chức năng tổ chức.
12. Tài liệu kỹ thuật
Phòng thí nghiệm phải có đủ tiêu chuẩn
phương pháp thử hoặc tài liệu hướng dẫn thí
nghiệm tương ứng. Có thể dùng TCVN,
TCXDVN, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn cơ sở
(đã được đăng ký khi công nhận) hay các tiêu
chuẩn tương ứng của nước ngoài.
13. Quản lý mẫu thử. Phòng thí nghiệm phải
thực hiện lưu giữ và bảo quản mẫu thử trước và
sau khi thí nghiệm theo đúng yêu cầu của mỗi
phương pháp thử quy dịnh.
14. Độ chuẩn xác của kết quả thí nghiệm
Độ chuẩn xác của kết quả thí nghiệm phải thoả
mãn yêu cầu quy định đối với mỗi phương
pháp thử tương ứng. Các thiết bị thí nghiệm
phải qua kiểm định của cơ quan có thẩm quyền
(có chứng chỉ ghi rõ thời hạn hiệu lực).
15. Các tài liệu công bố của phòng thí nghiệm
phải đạt yêu cầu về độ chính xác và đầy đủ các
thông tin mà phương pháp thử yêu cầu.
16. Lưu giữ hồ sơ
Phòng thí nghiệm phải có trách nhiệm lưu giữ
hồ sơ kết quả thí nghiệm đã công bố trong thời
hạn 5 năm. Trường hợp đặc biệt, chế độ lưu giữ
hồ sơ do đơn vị quy định riêng.

7. Kiểm tra - Hồ sơ dự thầu. - Kiểm tra năng lực nhà cung cấp bê tông
trạm bê tông - Hồ sơ trạm trộn.  Đơn vị thi công phải trình Chủ đầu tư, TVGS
các trạm bê tông thương phẩm sẽ sử dụng
- Thực tế tại trạm.
(tối thiểu 2 trạm), trong đó phải đầy đủ hồ sơ
của trạm trộn gồm:
 Giấy phép đăng ký kinh doanh.
 Hồ sơ năng lực của trạm trộn.
 Giấy kiểm định của trạm trộn.
 Thiết kế cấp phối.
 Tư vấn giám sát sẽ tiến hành kiểm tra năng
lực thực tế trạm trộn về thiết bị, khả năng
cung cấp…
- Kiểm tra thiết kế cấp phối bê tông:
 Lập biên bản lấy mẫu thí nghiệm các thành
phần hỗn hợp: Xi măng, cát, đá…. Kiểm tra
phụ gia sử dụng.
 Chứng kiến công tác trộn, kiểm tra độ sụt và
duy trì độ sụt, lấy mẫu thí nghiệm.
 Kiểm tra kết quả nén mẫu bê tông R7, R28
Sau khi kiểm tra hồ sơ, hiện trường và có kết
quả thí nghiệm thành phần vật liệu, mẫu bê
tông cấp phối… TVGS lập biên bản kiểm tra,
trình chủ đầu tư phê duyệt nhà cung cấp bê
tông nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu. Bê tông
chỉ được sử dụng khi có sự phê duyệt của chủ
đầu tư.

8. Kiểm tra - Biện pháp thi công - Kiểm tra thực tế tổng mặt bằng thi công trên
Tổng mặt được duyệt. công trường bao gồm:
bằng thi công - Các văn bản quản lý  Văn phòng ban chỉ huy.
nhà nước.  Nhà ở công nhân,
 Phòng y tế,
 Khu vệ sinh,
 Kho bãi vật liệu,
 Cổng, hàng rào bao quanh công trường,
 Biển hiệu công trường, các chế độ đảm bảo
an toàn lao động,
 Nội quy công trường,
 Nguồn cấp điện, cấp thoát nước,
 Các công tác khác.
- Tổng mặt bằng thi công trên công trường
phải phù hợp với biện pháp thi công và đủ điều
kiện triển khai thi công.
- Phải tuân thủ quy định của cơ quan quản lý
nhà nước về biện pháp đảm bảo an ninh khu
vực, công tác tạm trú cho công nhân, biện pháp
xả thải.

9. Công tác - Hồ sơ địa chính xác - Chủ đầu tư lập biên bản bàn giao mốc giới,
bàn giao mặt định ranh giới khu đất. mặt bằng thi công cho nhà thầu thi công cùng
bằng sự chứng kiến của TVGS, TVTK. Nhà thầu thi
- Hồ sơ mốc GPS do
công có trách nhiệm kiểm tra sự chính xác và
đơn vị có chức năng
bảo quản mốc giới trong suốt quá trình thi
bàn giao cho CĐT.
công.
- Bản vẽ thiết kế.
- Dựa trên các mốc được giao, nhà thầu phải
lập tọa độ cho các cọc, điểm góc công trình,
định vị công trình trên thực địa trình TVGS
kiểm tra.
- Nhà thầu lập lưới khống chế thi công, lưới
cao độ, lưới tọa độ.
- Nhà thầu lập mốc thi công: Mốc thi công phải
đảm bảo cố định, không bị xê dịch trong quá
trình thi công.

You might also like