You are on page 1of 4

Đông Timor và bài học “quyền lực mềm” - Kỳ 1: Quốc gia được bảo trợ  

 
07/07/2009 0:03 

Lính gìn giữ hòa bình của Úc


chơi đùa với trẻ em ở thủ đô
Dili - Ảnh: AFP
Ra đời đầu thế kỷ 21 với cơ sở kinh tế nghèo nàn và trình độ dân trí
thấp, quốc gia nhỏ bé Đông Timor phụ thuộc nặng nề vào sự bảo trợ
cả về tài chính lẫn an ninh của cộng đồng quốc tế.

Nhà nước non trẻ

Sau gần 4 thế kỷ là thuộc địa của Bồ Đào Nha, năm 1975, Đông Timor
được trao trả độc lập. Nhưng chỉ vài tháng sau đó, quốc gia có lãnh thổ là
một nửa đảo Timor lại thuộc về Indonesia, nước láng giềng rộng lớn với
hơn 17.000 hòn đảo, gồm cả nửa phía tây đảo Timor. Trở thành tỉnh thứ
27 của Indonesia trong vòng 1/4 thế kỷ, Đông Timor giành được quyền tự
quyết năm 1999 dưới sự bảo trợ của LHQ, và đến ngày 20.5.2005 thì
chính thức độc lập.

Ông Xanana Gusmão, người đấu tranh không mệt mỏi cho độc lập của
quê hương, trở thành tổng thống đầu tiên của nước CHDC Đông Timor;
ông Mari Alkatiri, người kế thừa lãnh đạo Mặt trận Cách mạng vì một Đông
Timor độc lập (FRETILIN), làm thủ tướng; và ông José Ramos-Horta,
người đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1998 cho hoạt động đấu tranh giải
phóng Đông Timor trong khi sống lưu vong, làm ngoại trưởng.

Nhưng nhà nước non trẻ ở Đông Nam Á này sớm rơi vào một bi kịch
khác, đó là sự chia rẽ sâu sắc ngay trong bộ sậu lãnh đạo và mâu thuẫn
giữa các nhóm chính trị. Căng thẳng nhất là mâu thuẫn giữa Tổng thống
Gusmão (với sự hậu thuẫn của nhân vật rất được kính trọng Ramos-
Horta) với Thủ tướng Alkatiri. Xung đột diễn ra triền miên, mà đỉnh điểm là
cuộc bạo loạn kéo dài hai tháng 4 và 5.2006 ở thủ đô Dili, khiến 38 người
chết và 100.000 người phải tị nạn ngay trên đất nước mình. Ngày
26.6.2006, Thủ tướng Alkatiri từ chức, ông Ramos-Horta lên thay. Tháng
5.2007, ông Ramos-Horta thắng cử tổng thống, còn ông Gusmão thắng
ghế thủ tướng trong cuộc bầu cử cuối tháng 6.2007. Sáng sớm 11.2.2008,
Tổng thống Ramos-Horta bị bắn trọng thương khi đang đi bộ tập thể dục ở
gần nhà. Một giờ sau đó, đoàn công xa của Thủ tướng Gusmão cũng bị nã
đạn, may mắn ông này không bị thương. Chủ mưu ám sát hai lãnh đạo
quốc gia là thủ lĩnh phản loạn Alfredo Reinado bị bắn chết gần tư dinh của
tổng thống.

Khó khăn
Đông Timor có diện
tích 15.410 km², dân
Tiến sĩ Loro Horta, con trai Tổng thống số 925.000 người
Ramos-Horta, người có những bài báo được (thống kê năm 2004).
GDP bình quân tính
đánh giá là sòng phẳng về Đông Timor đăng theo sức mua: 668
trên nhiều tờ báo lớn và tạp chí uy tín của thế USD/người/năm. Chỉ
số phát triển con
giới, nói rằng “nước này là một mảnh đất giàu
người (HDI): 0,483
có nhưng dân chúng nghèo thậm tệ”. Bài viết (xếp thứ 158 trên 179
hôm 26.3.2009 của ông có nhan đề Lời nước). Ngôn ngữ chính
thức: tiếng Tetum và
nguyền rủa của tài nguyên đăng trên trang tiếng Bồ Đào Nha. Tiền
web Open Democracy cho biết tỷ lệ thất tệ: USD. (Nguồn:
UNDP, Ngân hàng Thế
giới)
nghiệp lên đến 80% ở thủ đô Dili, trong khi khu vực nông thôn gần như bị
bỏ hoang, và phần lớn dân chúng sống dưới mức 1 USD/ngày, điện bị cắt
hàng chục lần trong ngày là “chuyện cơm bữa”.

Ông Loro nói rằng kinh tế Đông Timor phụ thuộc nặng nề vào nguồn viện
trợ nước ngoài, còn chi tiêu của chính phủ nhờ vào nguồn thu từ dầu khí
tự nhiên vốn chiếm đến 98% tổng thu nhập quốc dân. Năm 2007 và 2008,
khoản thu từ dầu khí ở mức 1,1 tỉ USD/năm, theo Loro, là “đáng kể” so với
số dân chừng 1 triệu người. Tuy nhiên, nguồn lợi này không đến được với
người dân mà đi vào túi các quan chức tham nhũng, gieo mầm cho nạn
mại dâm và ma túy. “Gần các trường học, có những người đàn ông ngồi
trong xe hơi Lexus, Mercedes, chờ nữ sinh đến ve vãn. Một nữ sinh kể:
“Chúng em lại gần những người đàn ông này, nói với họ rằng em cần đôi
giày để đi tiệc. Chúng em đi cùng họ, làm chuyện đó xong và nhận đôi
giày”. Các em gái bán mình với số tiền ít ỏi 5 USD/lần. Ở nông thôn, nhiều
phóng viên địa phương cho hay các bé gái mới lên 10 đã bán mình đổi lấy
1 USD”, ông Loro viết.

Sau khi Đông Timor thoát khỏi Indonesia năm 1999, LHQ đã thành lập nơi
đây một chính quyền lâm thời (UNTAET) với sự đóng góp của các quốc
gia Bồ Đào Nha, Úc, New Zealand, Malaysia... Ngày UNTAET giải tán,
nhà nước độc lập Đông Timor có quân đội chừng trên 1.000 người. Khi
bạo động xảy ra năm 2006, lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ lại tiếp
tục vào nước này.

Francis Fukuyama, một nhân viên của Ngân hàng thế giới sang công tác
tại Đông Timor cuối năm 2006, có bài viết đăng trên The American Interest
Online nói rằng: “Tiến trình xây dựng quốc gia ở Đông Timor kể từ ngày
UNTAET trao quyền lại cho chính phủ đến nay thật đáng lo ngại. Bộ Tài
chính không có lấy một luật sư, kế toán hay kinh tế gia là người địa
phương. Tất cả đều do người của các tổ chức tài trợ nước ngoài đảm
nhận. Có nhân viên bản xứ thậm chí không biết làm phép tính cộng”. Loro
Horta trong Lời nguyền rủa của tài nguyên thì nói rằng: 350 cố vấn nước
ngoài được chính phủ Đông Timor trả lương đến 20.000 USD/tháng, một
sự đối lập ghê gớm với cuộc sống dưới mức 1 USD/ngày của đại đa số
người dân ở đây.

Trong bài viết ngày 17.6.2009, tiến sĩ Loro Horta cho biết nhiều quốc gia
đang đổ hàng triệu USD vào những dự án tái thiết ở Đông Timor. Trong
đó, Trung Quốc nổi lên như một đối tác quan trọng. (Còn tiếp)

You might also like