You are on page 1of 54

LỜI MỞ ĐẦU

---*---

Các bạn thân mến! Dân làm nghề du lịch chắc hẳn ai cũng biết rằng trong suốt một
chuyến hành trình dài thì việc giữ bầu không khí luôn “bùng nổ” và “nhiệt” là một
điều rất quan trọng đi kèm với sự “khó”. Và các trò chơi hoạt náo trong tour du lịch
là một phần không thể thiếu trong đó.Không phải ai cũng biết hoạt náo, nó đòi hỏi
người quản trò phải có nhiều kĩ năng tổng hợp. Một hoạt náo viên cần sử dụng tất
cả sự khéo léo, khả năng lôi cuốn và những điểm thu hút của mình để “cuốn” mọi
thành viên trong chuyến du lịch cùng tham gia hoạt động chung một cách hào hứng.
Đặc biệt, hoạt náo viên cần có những phán đoán tâm lý đối tượng khách của một
hành trình tour.Để từ đó có những chọn lọc lên kịch bản sắp xếp chuẩn bị các trò
chơi phù hợp nhất.
Và Cuốn sách Top Game hoạt náo du lịch và sự kiện này sẽ là một trợ thủ đắc lực
giúp các bạn lựa chọn được những trò chơi đơn giản dễ hiểu nhất ,để tổ chức trò
chơi trong các tour du lịch như:
• Hoạt náo trên xe
• Các trò chơi hoạt náo thông dụng
Cuốn sách gồm 3 phần được tác giả sáng tạo, sưu tầm và biên soạn lại nhằm tổng
hợp các trò chơi dễ hiểu nhất sử dụng được cho nhiều đối tượng khách hàng.Cuốn
sách này mong muốn giúp các hoạt náo viên tổng hợp lại các trò chơi dễ nhớ, đơn
giản mà hiệu quả, tùy thuộc vào từng đối tượng hoạt náo từ đó lựa chọn trò chơi
cho phù hợp. Sách có một số trò chơi có dụng cụ được sưu tầm hình ảnh của các
hoạt náo viên,Mc đã từng thực nghiệm, minh họa dễ hiểu nhất cho người đọc dễ
hình dung. Hi vọng cuốn sách trở thành cuốn sổ tay kê gối của các bạn để các bạn
dễ dàng củng cố ,lập trình, một ngân hàng trò chơi cho riêng mình và truyền cảm
hứng nhiệt huyết, sôi động cho khách hàng khi là một hoạt náo viên.
MỤC LỤC
PHẦN I / KĨ NĂNG HOẠT NÁO TRÊN XE - CÁC KHÁI NIỆM VÀ CÁC KĨ
NĂNG CƠ BẢN CẦN CÓ CỦA HOẠT NÁO VIÊN ..................................................... 4
CHƯƠNG 1/ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN ................................................................ 4
CHƯƠNG 2/ CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN CẦN CÓ CỦA HOẠT NÁO VIÊN TRÊN
XE. ................................................................................................................................... 4
1. Kĩ năng giao tiếp. ................................................................................................... 4
2. Kĩ năng quan sát, phán đoán tâm lí, tính cách khách hàng .............................. 5
3. Kĩ năng làm chủ cảm xúc. ..................................................................................... 7
PHẦN II/ PHÂN TÍCH TÂM LÍ KHÁCH HÀNG THEO NGHỀ NGHIỆP. ............. 8
1. KHÁCH HÀNG LÀ GIÁO VIÊN. .................................................................. 8
2. GIÁO VIÊN MẦM NON. ................................................................................ 9
3. GIÁO VIÊN TIỂU HỌC, TRUNG HỌC. ...................................................... 9
4. KHÁCH HÀNG LÀ CÔNG NHÂN. ............................................................. 10
5. KHÁCH HÀNG LÀ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÍ. ............................................. 11
6. KHÁCH HÀNG LÀ CÔNG CHỨC ỦY BAN, ĐẢNG ỦY......................... 12
7. KHÁCH HÀNG LÀ NGHỆ SĨ. ..................................................................... 12
8. KHÁCH HÀNG LÀ NGƯỜI CAO TUỔI. .................................................. 13
9. KHÁCH HÀNG LÀ HỘI PHỤ NỮ. ............................................................. 14
10. KHÁCH HÀNG LĨNH VỰC NGÀNH Y. .................................................... 15
11. KHÁCH HÀNG LÀ CỰU CHIẾN BINH. ................................................... 16
12. KHÁCH HÀNG LÀ ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH. ......................................... 17
13. KHÁCH HÀNG LÀ KHÁCH LẺ - KHÁCH GHÉP. ................................. 20
PHẦN III/ CÔNG THỨC VÀ CÁC BƯỚC BẮT ĐẦU HOẠT NÁO HIỆU QUẢ. .. 22
CHƯƠNG 1: CÔNG THỨC NHẬP ĐỀ BẮT ĐẦU HOẠT NÁO HIỆU QUẢ. .... 22
CHƯƠNG 2: CÁC BƯỚC ĐỂ HOẠT NÁO HIỆU QUẢ....................................... 27
TỔNG HỢP CÁC TRÒ CHƠI ĐƠN GIẢN HOẠT NÁO TRÊN XE ........................ 30
CÁC TRÒ CHƠI HOẠT NÁO – PHÁ BĂNG TRÊN XE. .......................................... 30
* CHƯƠNG 1: CÁC TRÒ CHƠI LÀM QUEN........................................................ 30
* CHƯƠNG 2: CÁC TRÒ CHƠI LIÊN QUAN ĐẾN ÂM NHẠC. ........................ 33
*CHƯƠNG 3: CÁC TRÒ CHƠI ĐỐI KHÁNG. ...................................................... 38
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ TRÒ CHƠI KHÁC. ............................................................ 44
CÁC TRÒ CHƠI KHÁC : .......................................................................................... 46
PHẦN I / KĨ NĂNG HOẠT NÁO TRÊN XE - CÁC KHÁI NIỆM
VÀ CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN CẦN CÓ CỦA HOẠT NÁO VIÊN
CHƯƠNG 1/ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Hoạt náo là gì?
Hoạt náo hiểu đơn giản là các trò chơi thi đua, các hoạt động đoàn kết tập thể, khơi dậy
sự cố gắng, nỗ lực của các thành viên và các đội chơi tham gia. Mang lại tiếng cười, phút
giây thoải mái và có ý nghĩa.
2. Hoạt náo trên xe ô tô là gì?
Hoạt náo trên xe ô tô là tổ chức các chương trình vui chơi mang lại niềm vui cho các
thành viên, tạo không khí sôi động, phút giây thoải mái nhất, góp phần giúp khách quên
đi cảm giác say xe, mệt mỏi của cuộc hành trình dài.
Hạn chế : Khách phải ngồi một chỗ, không gian di chuyển , vận động hẹp. Vậy nên việc
tổ chức các hoạt động trên xe thường hướng đến các bộ phận miệng hoặc hành động ngồi
tại chỗ.
CHƯƠNG 2/ CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN CẦN CÓ CỦA HOẠT NÁO VIÊN TRÊN XE.
1. Kĩ năng giao tiếp.
Tự tin giao tiếp là một trong những kĩ năng quan trọng, tạo ấn tượng thiện cảm
từ cái nhìn đầu tiên của khách hàng bạn. Ngay từ khi đón đoàn và khi lên xe tổ chức
chương trình, bạn phải là người tự tin trong khi nói chuyện, không nói vòng vo, run
rẩy. Tránh việc nói “ Ầm….Ừ…”.
Giải thích trò chơi ngắn gọn, dễ hiểu, hài hước, dí dỏm, cuốn hút người chơi là
một điểm cộng với bạn. Giới thiệu tên trò chơi, mục đích, ý nghĩa, và luật chơi, luật
lệ cần tuân thủ ( Nên giải thích kĩ trước khi chơi tránh tình trạng khách không hiểu
hết gây tranh cãi không đáng có), sau đó đến hình phạt. Các bạn cần chuẩn bị kĩ
lưỡng, nghiên cứu và chọn trò chơi phù hợp với từng đối tượng khách. Nên có một
lập trình Logic.
Giao tiếp không chỉ sử dụng ngôn ngữ nói mà còn là các cử chỉ , điệu bộ hoạt động thông
qua ánh mắt, ngôn từ hình thể.
Ánh mắt khi hoạt náo phải có cái nhìn thân thiện, bao quát tất cả theo hình chữ
M , W , tránh nhìn chừng mắt tập trung vào một đối tượng.

* Ngôn ngữ hình thể cần chú ý:


Rất nhiều hướng dẫn viên, hoạt náo viên, MC có hành động khi hoạt náo là
buông tay từ trên vung tay chém xuống, hoặc dùng một ngón tay để chỉ mời khách
tham gia chương trình. Đây là điều tối kị trong giao tiếp, nhiều vị khách kĩ tính họ
sẽ có cái nhìn thiếu thiện cảm và không hào hứng để tham gia các trò chơi mà bạn
tổ chức. Các bạn nên thay bằng cử chỉ “ Hướng tay từ dưới lên” thể hiện sự tôn
trọng, tôn vinh, nâng cao đối với khách hàng. Đây cũng là một trong những điểm
cộng của bạn đối với khách hàng.
Bạn cần biết nói sao cho đúng lúc, đúng thời điểm, biết khích lệ ,tán dương người chơi,
động viên bằng những ngôn từ dí dỏm để họ nỗ lực hơn trong các phần chơi bạn tổ chức
Khi tổ chức trò chơi các bạn không nên dùng những ngôn từ miệt thị, phê bình
các thành viên, đội chơi thua cuộc. Bạn không nên cố gắng dùng nhiều ngôn từ để
mời người chơi phải tham gia nếu người đó không muốn. Điều này sẽ gây cảm giác
khó (vì có thể người chơi mệt vì say xe không muốn chơi), thời gian trống đó sẽ làm
các thành viên còn lại mất nhiệt, giảm hứng thú.

2. Kĩ năng quan sát, phán đoán tâm lí, tính cách khách hàng
Đây là một kĩ năng rất quan trọng đối với bạn. Bạn cần có một cái nhìn khái quát, xác
định được đối tượng khách hàng của mình là ai, làm nghề gì. Bạn sẽ cần 3 yếu tố sau đây
để phán đoán tâm lí khách:
* Quan sát, phán đoán tâm lí khách trực tiếp .
Trước khi lên xe bạn sẽ cần phải có một khoảng thời gian nhất định để đón
đoàn. Đây chính là khoảng thời gian để quan sát và đánh giá chính xác và nhanh
nhất thông qua những hoạt động chuẩn bị của họ trước giờ khởi hành.
Chú ý: Khách hàng họ đang làm gì?, Họ tụ tập theo nhóm hay riêng lẻ?, Nói
chuyện với nhau có sôi nổi hay không?.
- Nếu khách hàng cởi mở, thân thiện tay bắt mặt mừng, nói chuyện hồ hởi dễ gần
với chính các thành viên trong đoàn và với chính bạn. Xin chúc mừng bạn, 80% đây
là đoàn khách dễ chinh phục khi hoạt náo, khi lên xe bạn chỉ cần tổ chức các trò chơi
sôi động, tương tác thật nhiều để ghi điểm cộng với khách.
Lưu ý: luật chơi phải rõ ràng, trong khi chơi bạn phải vận dụng mức độ của trò
chơi từ phá băng tới tranh tài giữa các đội sao cho hiệu quả, đẩy cảm xúc của người
chơi lên cao trào.
Nếu khách hàng ít nói, tụ tập riêng lẻ, nhiều vị khách vừa lên xe đã đeo tai nghe và nhắm
mắt. Đây là trường hợp khó cho bạn, bạn cần phải có nhiều công thức, mẹo nhỏ để phá
băng từ từ sao cho hiệu quả, bạn không được nản chí, tụt cảm xúc mà phải luôn luôn giữ
được nhiệt để truyền cho khách. Bạn nên tổ chức các trò chơi sôi động cho các cá nhân
và nhóm năng nổ nhất trong đoàn. Từ đó sẽ tạo được hiệu ứng đám đông , sôi nổi lôi
cuốn cả tập thể tham gia các trò chơi tiếp theo của bạn. Một mẹo nhỏ nữa là trong khi tổ
chức chương trình mà bạn nhớ được tên của một số thành viên bị mệt không tham gia trò
chơi, bạn nên hỏi thăm , quan tâm khi đang tổ chức chương trình sẽ làm họ tò mò, và chú
ý hơn tới chương trình mà bạn đang tổ chức.
Tôi tin chắc rằng, nếu bạn làm bằng tất cả sự nhiệt huyết và trân thành của mình, sự quan
tâm của bạn tới các thành viên đang mệt mỏi trong đoàn bằng các ngôn từ dí dỏm đánh
vào tâm lí . Đương nhiên rồi, chương trình tiếp theo của bạn sẽ có sự tham gia của đầy đủ
các thành viên với không khí sôi nổi không ngờ.

* Phân tích tâm lí, đặc điểm tính cách theo ngành nghề.
Đây là yếu tố rất cần thiết để tạo nên thành công khi bạn bắt đầu tổ chức chương
trình. Thông thường mỗi nghề nghiệp sẽ có ảnh hưởng nhất định về tâm lí, tính cách
khi đi du lịch.
Là một hướng dẫn viên, hoạt náo viên trên xe bạn cần nắm rõ được những đặc trưng cơ
bản theo nghành nghề của khách hàng để vận dụng , lựa chọn các trò chơi sao cho hiệu
quả nhất.

* Phân tích tâm lí, tính cách của từng cá nhân .


Đây là một bài toán khá khó không thể có đáp án, lời giải đối với tất cả các hoạt
náo viên, hướng dẫn viên. Dân gian có câu “ Cha mẹ sinh con, trời sinh tính” các
bạn cần phải có một khoảng thời gian nhất định để tìm hiểu và nhận định một cách
chính xác nhất. Thông thường bạn sẽ có một cái nhìn khái quát ban đầu khi đón đoàn
và thông qua việc tổ chức các trò chơi để nhận biết. Dựa vào lời nói, cử chỉ của từng
cá nhân trước và sau khi lên xe. Phương thức phân tích tâm lí, tính cách của cá nhân
sẽ giúp bạn nhận biết được những thành viên sôi nổi để từ đó biết cách tổ chức các
trò chơi theo nhóm hay tập thể là hợp lí hoặc những thành viên sôi nổi sẽ trở thành
những vị cứu tinh của bạn khi bạn tổ chức các trò chơi.
Bạn sẽ quan sát được những thành viên thiếu nhiệt huyết, họ có thể bị mệt mỏi do say xe,
hoặc các thành viên kĩ tính hay soi mói, các thành viên có tính đồng bóng để từ đó có sự
quan tâm đặc biệt dành cho họ hoặc phá băng từ từ để tạo ra những cung bậc cảm xúc
cho người chơi.
3. Kĩ năng làm chủ cảm xúc.
Đối với một hoạt náo viên trên xe bạn phải luôn trong tâm thế vui vẻ, cởi mở, thoải mái
để truyền nhiệt cho khách hàng một cách hiệu quả nhất. Bạn luôn phải tỏ ra điềm tĩnh
trước mọi tình huống có thể xảy ra.
Trong một vài trường hợp, khi bạn đang hoạt náo một cách nhiệt huyết và truyền lửa
cho khách hàng. Tuy nhiên, sẽ có một vài thành viên kêu mệt và đề nghị bạn ngừng
hoạt náo, không tổ chức nữa. Trong trường hợp này bạn phải giữ được cảm xúc thật
bình tĩnh, không nên đôi co với họ để tránh gây mất thiện cảm và làm mất nhiệt tới
các thành viên còn lại.
Ngoài ra, đối với một hoạt náo viên, Hướng dẫn viên (HDV) bạn không cần
phải quá đẹp trai hay xinh gái, nhưng bạn cần có các yếu tố sau đây :
• Sức khỏe tốt – là yếu tố quyết định và ảnh hưởng nhiều đến công việc của
chính bạn để lúc nào trông bạn cũng trong tư thế tràn đầy năng lượng, năng
động để truyền nhiệt tới khách hàng.
• Giọng nói tốt – to – rõ ràng – không ngọng: đây là điều quan trọng để thu hút
khách hàng tham gia. Chất giọng của bạn cần khỏe, vang và có nội lực (đương
nhiên phải rèn luyện thường xuyên nhé). Nếu bạn có năng khiếu nhái giọng
vùng miền thì đây là điểm cộng cho bạn nhé.
• Nhiệt huyết : bạn phải luôn biết cách tạo cảm hứng cho chính mình từ giọng
nói đến hành động.
• Xử lí tình huống: đặc thù của hoạt náo viên là tổ chức chương trình cho số
lượng khách hàng lớn, do đó đòi hỏi bạn cần có kĩ năng xử lí tình huống khéo
léo, hài hước, hợp với hoàn cảnh.
• Tư duy, phản xạ ngôn từ vô cùng linh hoạt: Khi tổ chức hoạt náo bạn nên tư
duy để sử dụng ngôn từ hợp với xu thế của thời đại. Sử dụng tùy với đối tượng
khách. Để làm được điều này bạn nên tạo thói quen đọc sách và xem chương
trình hài thường xuyên để thư viện ngôn từ của bạn đa dạng hơn.
• Bạn phải trang bị cho mình một thư viện đồ sộ các game để từ đó vận dụng tổ
chức trò chơi một cách linh hoạt.

PHẦN II/ PHÂN TÍCH TÂM LÍ KHÁCH HÀNG THEO NGHỀ


NGHIỆP.
1. KHÁCH HÀNG LÀ GIÁO VIÊN.
Khách giáo viên là người đứng lớp, họ có xu hướng dạy dỗ. Với đối tượng khách
này việc các hướng dẫn viên khi hoạt náo bằng các ngôn ngữ nói, hình thể phải chuẩn
mực, dùng các danh từ xưng hô “thầy, cô” khi hoạt náo cần giải thích trò chơi rõ
ràng vì rất dễ bị bắt bẻ. Đa phần họ có tính áp đặt, là những người cởi mở, có tâm
hồn vui vẻ, yêu thích văn nghệ. Các bạn nên chọn các trò chơi liên quan đến âm nhạc
điều này đòi hỏi âm thanh trên xe phải tốt. Đối tượng khách giáo viên đa phần hay
soi xét, bắt lỗi nếu phật ý họ thì sẽ rất khó sửa lỗi trong khi tham gia trò chơi hoạt
náo có tính cạnh tranh cao nhất là giáo viên mầm non - họ sất sôi nổi, máu lửa, vì họ
thường có những ý tưởng và chủ động thực hiện cho học sinh ở trường rồi nên rất
dễ đôi co với hdv khi hoạt náo nếu giải thích luật chơi không rõ ràng.
Khách giáo viên mỗi một bậc sẽ có tâm lý tính cách khác nhau. Họ luôn giữ các
chuẩn mực đạo đức khi giao tiếp, nói chuyện nhưng khi đạt đến cảnh giới cảm xúc
nhiều khi họ quên là mình là giáo viên. Các bạn nên hoạt náo các trò chơi nhẹ nhàng
phá băng, âm nhạc rồi đến các trò chơi đối kháng tăng dần cung bậc cảm xúc tùy
tính chất từng đoàn giáo viên khác nhau để đẩy lên cao trào -có thể sử dụng một vai
trò chơi bài hát sau đó là các trò chơi như ông ba bà bẩy, hay động vật nổi loạn để
đẩy dần cung bậc cảm xúc khách hàng.

2. GIÁO VIÊN MẦM NON.


Giáo viên mầm non đa phần là các cô giáo trẻ hay có các hoạt động trong trường,
hoạt động kết nghĩa, sôi nổi, năng động, họ hay tổ chức các cuộc thi đua trong trường
lớp sôi nổi hoạt bát, thân thiện, nói năng dễ nghe, cũng dễ bảo. Tuy nhiên phật ý thì
rất khó sửa lỗi, đa phần là nữ nhiều nên chi tiêu rất hạn chế, kĩ tính, xu hướng thích
chơi, vui nhưng không phải bỏ kinh phí.
Đối tượng giáo viên mầm non các bạn rất dễ hoạt náo, chỉ cần dùng vài mẹo nhỏ
phá băng là có thể đẩy cao trào cảm xúc của họ. Cần lưu ý các phần thưởng khi chơi,
khi phạt, hạn chế phạt bằng tiền vì họ sẽ không thích. Họ có tính cạnh tranh cao hay
thi đua. Các cô giáo cũng rất tài năng các bạn nên phân chia thời gian để tổ chức
chương trình trên xe sao hợp lý. Đối tượng này họ sẽ có thiện cảm với hdv khi các
bạn làm hoạt náo một vai trò phá băng trước khi nghĩ tới các chương trình tiếp theo.

3. GIÁO VIÊN TIỂU HỌC, TRUNG HỌC.


Giáo viên tiểu học ,trung học là những người áp đặt, đa phần khó tính, có lỗi sống
trước xã hội phải chuẩn mực, khuôn khổ, thích nghe, khá lười hoạt động nhất là các
giáo viên trong các thành phố lớn, thích ai làm việc nấy ít quan tâm tới tập thể đây
là đối tượng khá khó khi hoạt náo, không có tính cạnh tranh hơn thua, nhưng rất lắng
nghe ý kiến lãnh đạo như hiệu trưởng. Dòng khách này khi hoạt náo các bạn chú ý
tới hoạt náo theo nhóm tìm các vị cứu tinh nhé, và khơi dần cảm xúc của họ .
Đối tượng giao viên THPT và đại học họ là những người hòa đồng, vui vẻ, không
kĩ tính thích vui, đa phần rất tuân thủ các hoạt động tổ chức của hdv khi hoạt náo
chương trình, là những người hiểu biết cao các góc cạnh xã hội, nhưng khá rụt rè, e
ngại khi tham ra các trò chơi mặc dù thích. Các bạn nên phân bổ thời gian hợp lý,
nếu khách vui vẻ thì nên hoạt náo luôn sau phần chào hỏi, phá băng dần dần. Trường
hợp họ mệt thì các bạn cho nghỉ một chút thời gian sau khi ăn sáng xong sẽ hoạt náo
chương trình, nhưng nên thông báo cho trưởng xe, và các thành viên biết kế hoạch
của bạn trước đó. Sau khi ăn sáng xong lên xe các bạn nên tìm những lời dẫn hay có
tầm hiểu biết vùng miền về trò chơi của các bạn nhé!
+Ví dụ: tuyến Hà Nội – Sầm Sơn.
Ăn sáng ở Hà Nam xong, đây là lúc khách rất tỉnh táo và tràn đầy năng lượng, có
thể nóng máy muốn tham gia các hoạt động theo kế hoạch của các bạn ,bạn giới
thiệu qua về mảnh đất Hà Nam, Ninh Bình, giới thiệu đặc sản dê Ninh Bình bằng
những vần thơ hay:
" thịt dê chấm với tương gừng
Ăn xong khí thế phừng phừng như dê"
Vợ rằng món ấy tuyệt ghê
Ngày mai ta lại thịt dê tương gừng"
Sau đây mời cả đoàn cùng thưởng thức món dê.
Các bạn sẽ phổ biến trò chơi ăn thịt dê nhé( xem tại: top các trò chơi hoạt náo)
Các bạn sẽ đẩy dần cảm xúc của từng thành viên lên khi chiếm được cảm tình của
họ rồi sẽ rất dễ đẩy cảm xúc của tập thể lên cao trào cho các trò chơi tiếp theo.

4. KHÁCH HÀNG LÀ CÔNG NHÂN.


Khách công nhân đa phần nhiệt tình, cởi mở, đơn giản, không ưa cầu kỳ khách
sáo, thực tế và xô bồ, dễ bỏ qua khả năng, chi tiêu thấp đây là dòng khách rất dễ hoạt
náo. Họ thích vui, thích chơi, thích hoạt động. Họ không câu lệ đòi hỏi nhiều về kiến
thức của bạn trên xe, việc hoạt náo các bạn chỉ cần vào đề đơn giản ( xem chương 3
công thức để bắt đầu hoạt náo hiệu quả) lưu ý hình phạt các bạn chú ý nhé tuy từng
đoàn nên hạn chế bằng tiền túi của họ nhé.
Đối tượng khách này cũng rất tự ái cao, thích ngợi khen biểu dương nên khi
hoạt náo các bạn khéo léo động viên biểu dương tinh thần của họ, khi đó họ sẽ tham
gia nhiệt tình.
Nhiều đoàn khách công nhân trong chương trình của họ đi du lịch đòi hỏi rất cao ở đơn
vị tổ chức tour, và các hướng dẫn viên khi tổ chức dẫn đoàn họ yêu cầu tính đoàn kết tập
thể (Teamwork) các hoạt động phải có hình ảnh nên cũng rất dễ để các bạn nhập đề hoạt
náo các trò chơi tập thể luôn mà họ cũng rất năng nổ tham ra, có thể ví dụ như công nhân:
sam sung, canon...
5. KHÁCH HÀNG LÀ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÍ.
Nhóm khách kinh doanh, quản lý có các ông chủ, các nhà quản lý cấp trung, cấp
cao của các cơ quan kinh doanh. Đa số mục đích chuyến đi của họ thường là công
vụ hoặc kinh doanh, hội họp và kết hợp tham quan, giải trí.
* Khách kinh doanh :
Mục đích của chuyến đi có thể là tìm kiếm thị trường, mua hàng… và kết hợp nghỉ ngơi,
giải trí đối tượng khách này có thể là một nhóm các lãnh đạo ,các ông chủ doanh nghiệp
hay nhóm khách kinh doanh tự do mặt hàng nào đó ,các đại lý phân phối sản phẩm. Kách
thích sự vui vẻ ,ít câu lệ lời nói, hoạt náo viên khi phá băng những dòng khách này xong
đẩy được cảm xúc của họ lên thì sẽ rất sôi nổi, những trò chơi nghiêng về ngôn từ sẽ càng
đẩy không khí trên xe trở nên cao trào.
Đặc điểm của nhóm khách này ưa hoạt động, săn lùng thông tin, khảo sát giá cả, nhanh
nhạy với thị trường, ngôn ngữ phong phú, biết nhiều tin tức, có thu nhập tốt ,thích hơn
thua giữa các cá nhân, tuy nhiên thích làm việc riêng mạnh ai người ấy làm ,có lòng tự
tôn cao. Đa phần họ là những vị khách cùng hội cùng thuyền, bằng vai phải lứa nên
không tuân thục tổ chức. Khi mua tour chương trình phó thác cho đvtc và người điều tour
dẫn chương trình, nên việc hoạt náo khơi dậy cảm xúc cho từng cá nhân là rất quan trọng.
Lưu ý : Đừng cố mời người chơi tham gia khi họ không muốn – Khi này các
bạn hãy dùng phương pháp hiệu ứng để hoạt náo.
Họ có khả giao tiếp nói và nghệ thuật thuyết phục cao đa phần do họ là các doanh nhân,
lãnh đao hoặc là những nhân viên sale thị trường giỏi nên nếu khách hàng họ không
muốn tham ra trò chơi mà bạn vẫn cố thuyết phục họ sẽ gây cảm giác khó chịu. Đương
nhiên rồi, sau đó bạn sẽ phải gánh chịu hậu quả không mấy thiện cảm từ khách hàng, dễ
bị gậy ông đập lưng ông. Hãy biết phân bố thời gian tùy cơ ứng biến nhé, chia khung giờ,
ăn sáng xong hoat náo hoặc là hãy tìm hiểu đối tượng này họ kinh doanh gì các bạn hãy
quyết định chơi hay không. Và sẽ tổ chức chơi gì cho phù hợp, một số game bạn hỏi và
người chơi chả lời, dòng khách này thích ngồi và chơi các trò chơi sử dụng ngôn từ hơn
là các bạn bắt họ vân động trên xe.
Hay kiêng kỵ và tin vào sự may rủi ,có kinh phí thu nhập cao vì họ kinh doanh nên tiền
bạc cũng thoải mái nhưng rất mê tín bạn có thể tìm một số game như con số may mắn,
trứng số độc đắc( xem cuốn sách top trò chơi hoạt náo) để thêm phần hiệu quả khi tổ
chức nhé!
6. KHÁCH HÀNG LÀ CÔNG CHỨC ỦY BAN, ĐẢNG ỦY.
Nhóm khách ủy ban đây là đối tượng khách làm việc nhà nước, câu lệ ngôn từ,
lời nói, hành động. Dòng khách này khá khó cho các hoạt náo viên bạn cần có một
tâm hồn cởi mở thân thiện, nên thay đổi cách xưng hô một chút cho gần gũi với
từng đối tượng, bạn hãy thử sử dụng một số từ như: "báo cáo" . Hãy tìm tới các vị
cứu tinh, lãnh đạo của họ để tổ chức chương trình cho sôi nổi và hiệu quả nhé ( tham
khảo công thức để bắt đầu hoạt náo hiệu quả chương 3)
Họ ưa cầu thị, uống rượu giỏi, rất dễ làm khó bạn khiến bạn trở nên cáu gắt bằng
ngôn từ và một số hành động. Dòng khách này họ làm việc dập khuôn theo sách vở
nhiều, họ đòi hỏi khá cao vào người dẫn chương trình, điều gì cũng phải chuẩn chỉ
tốt, khi hoạt náo các bạn chú ý về các ngôn từ động viên khích lệ họ bằng các câu
hỏi hước.
Ví dụ: " báo cáo anh là anh rất tài năng nhưng câu trả lời hoàn toàn sai”.
Dòng khách này lười vận động trên xe và đa phần công việc ngồi nhiều nên hãy
sử dụng các trò chơi bằng ngôn ngữ hoặc ca nhạc nhé.

7. KHÁCH HÀNG LÀ NGHỆ SĨ.


Nhóm khách này có thể là nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, diễn viên, viết kịch… thường
có động cơ của chuyến đi nhằm nghỉ ngơi, giải trí và cũng để tìm cảm hứng sáng
tạo. Họ rất vui tính ,thân thiện và đặc biệt là sẽ rất chú ý tới bạn cầm mic nói gì làm
gì nhé. Chỉ cần các bạn biết tổ chức chương trình hợp lý là sẽ ổn thôi.
Đặc điểm của nhóm khách này là giàu tình cảm, giàu trí tưởng tượng, khả năng
liên tưởng nhanh, khả năng đoán biết tâm lý đối tượng giao tiếp khá chính xác. Họ
rất hào hứng tham ra các trò chơi của bạn tổ chức chỉ cần dẫn nhập đề vào trò chơi
khéo léo là tham gia ngay, nhưng hãy làm chủ cây mic nhé nếu các bạn đưa ra luật
chơi dài dòng, hay các trò chơi không phù hợp thi rất dễ bị mất mic vì rất nhiều thành
viên phía dưới có khả năng làm MC rất tốt.
Thường có thái độ ngang ngạnh, tự do thoải mái cá nhân, rất ghét sự gò bó nề
nếp, khuôn mẫu. Nếu trong khi tổ chức trò chơi khách họ không muốn mà các bạn
cứ bắt họ tham ra thi rất dễ bị hỏng chương trình. Những vị khách này cái tôi rất cao,
một mẹo nhỏ sau khi phá băng xong các bạn hãy chia đội nhé, chia xe thành 2 đội
tìm thành viên nhiệt tình nhất để làm đội trưởng . Họ sẽ tự bảo ban nhau tham ra
phần thi của các bạn vì có người đứng đầu đội chơi đứng mũi chịu sào cho các bạn
rồi. ( tham khảo công thức bắt đầu hoạt náo trò chơi hiệu quả chương 3)

8. KHÁCH HÀNG LÀ NGƯỜI CAO TUỔI.


Các vị khách cao tuổi đi du lịch với mục đích nghỉ dưỡng hoặc với mục đích tôn
giáo tín ngưỡng đa phần yêu đời. Dòng khách này họ yêu thích văn nghệ và thơ ca,
tuy nhiên họ là những người cao tuổi, là các hội nhóm trong các làng xóm, tổ dân
phố hay các xã phường thành phố đều có người đứng đầu là các chi hội trưởng. Họ
có kế hoạch tổ chức rõ ràng, chi tiết khi tham ra các chương trình tour, và hay hỏi
các bạn HDV kế hoạch sẽ làm chương trình gì trên xe và hành trình du lịch. Nên bạn
hãy trao đổi rõ ràng về kế hoạch tổ chức. Bạn lựa cơm gắp mắm tùy cơ mà ứng biến
nhé. Trao đổi rõ sẽ tổ chức hoạt náo cho tinh thần các cụ tươi trẻ để lắng nghe ý kiến
của người trưởng đoàn. Thông thường thì đa phần sẽ làm chương trình tốt vì các cụ
rất yêu văn nghệ nếu bạn là người có chút năng khiếu ca nhạc hay sử dụng các trò
chơi về âm nhạc, hát theo địa danh chủ đề cũng sẽ rất hào hứng .
Thích yên tĩnh, nhỏ nhẹ, thích khen đây là trường hợp có nhiều cụ cao tuổi họ đi
du lịch đa phần muốn nghỉ ngơi không thích ồn ào nhưng lại thích khen mình là trẻ
hay dùng các từ vui hóm hỉnh như: " hôm nay cháu đi phục vụ các anh chị thanh
niên đôi mươi tâm hồn tươi trẻ". Cơ bản các bạn sẽ bắt đầu bằng những tấm ảnh và
khách sẽ rất hào hứng ,bạn có thể nhờ 1 thành viên trong đoàn chụp lại, đây là mẹo
nhỏ để bạn phá băng đó. Các bạn hô to tràn đầy năng lượng hóm hỉnh " xin mời các
bác thanh niên sức khỏe tươi trẻ giơ cao cánh tay lên, vỗ tay 1 lần,2 lần... Và như
vậy bạn đã trở thành đạo diễn rồi đó. Cơ bản là bạn sẽ làm gì tiếp theo để đẩy cảm
xúc của khách lên cao....
Coi trọng thái độ phục vụ hơn là hình thức, bạn nên chú ý quan tâm họ khi họ đã
có thiện cảm với bạn, bạn chú ý phân bổ thời gian khi họ vui thì mình hoat náo nhé.
Không nên cố ép dòng khách này tham ra nếu không dễ bị mất điểm lắm đó.
9. KHÁCH HÀNG LÀ HỘI PHỤ NỮ.
Đa phần là các chị em, các cô đã có chồng họ tham ra vào các cơ quan đoàn thể
ở các công ty, xã phường. Họ đi du lịch theo quỹ của tổ chức.
Có độ nhạy cảm, tinh tế và tế nhị ,họ yêu thích cái đẹp, trẻ trung, yêu thích văn
nghệ nên nếu bạn là một HDV nam có vài tài lẻ năng khiếu ca hát, kể chuyện, hài
hước thì rất dễ lấy lòng họ khi bạn hoạt náo. Đa phần họ cũng rất sôi nổi bạn chỉ cần
nhập đề lời dẫn vào chương trình hoạt náo hay là sẽ tổ chức chương trình tốt thôi
Đa phần phụ nữ khi đi du lịch có tâm lý được giải phóng. Họ không còn phải
ràng buộc về gia đình, con cái, xã hội nên rất bạo dạn ngôn từ hành động, bạn rất dễ
dàng đẩy cao cảm xúc của họ khi hoạt náo bằng các game show táo bạo bằng ngôn
ngữ hay hình thể.
Họ thích sự nhiệt tình năng động, vui vẻ từ người phục vụ, dễ phật ý, có tính hơn
thua đố kị.
Bình thường hầu hết các đoàn đi du lịch đều thích người dẫn chương trình năng động
nhưng phu nữ họ cần nhiều nhất vì họ bị chi phối nhiều bởi phục vụ xã hội, gia đình
nên khi được giải phóng họ cầu thị nhiều từ người tổ chức dẫn chương trình. Mọi
thứ phải tốt có nhiều tài lẻ, 80% phu nữ khi đi du lịch đều yêu cầu bạn hát, nên nếu
bạn có chất giọng hay thì dễ rồi, bạn không ngại ngần gì khi thể hiện, phá băng tạo
cảm giác thân thiện với các thành viên và từ đó tổ chức chia đội tham ra các trò chơi
văn nghệ .Còn nếu bạn không còn năng khiếu thì phải xử lý thật khéo léo nhé.
Tuy nhiên khi tham ra trò chơi nếu chia đội hoặc thi cạnh tranh giữa các thành
viên họ rất hăng say nhưng có tính hơn thua đố kị giữa đội thắng và thua nếu bạn là
người không công bằng hoặc luật chơi không rõ ràng thì sẽ rất bị bắt lỗi và hỏng
chương trình nhé.
Phụ nữ đi du lịch là túi không đáy, thích mua sắm. Thông thường khi hoạt náo
các bạn lưu ý nhé nếu đoàn có nam có nữ hình phạt bằng vật chất rất dễ ,họ sẽ sẵn
sàng rút quỹ cá nhân của mình chịu phạt. Nhưng khi đi theo hội toàn chi em thì khá
khó. Họ sẽ rất hay hỏi han thắng có được gì không. Bạn hãy tìm các phần thưởng,
hình phạt khéo léo để tổ chức nhé. ( tham khảo chương 4 xử lý tình huống khi hoạt
náo)
10.KHÁCH HÀNG LĨNH VỰC NGÀNH Y.
Họ là các bác sĩ, y tá, dược sĩ có học vấn, văn hóa và trình độ xã hội khá cao." Vỏ
bọc" của những người làm nghề này chính là sự lạnh lùng khi phải đối mặt với người
bệnh và cái chết hàng ngày. Khi đi du lịch lại khác, họ thường trầm ngâm, thích suy
xét nhưng bên trong tâm hồn họ thoáng, khá cởi mở, ít để ý ngôn từ của hoạt náo
viên. Là một hướng dẫn viên khi hoạt náo cho đối tượng khách này cơ bản phải phá
băng tao ra sự gần gũi thân thiện, lựa chọn trò chơi phù hợp với ngành nghề của họ
như mổ sẻ động vật, hay khám phá bộ phận cơ thể. Họ sẽ rất hào hứng tham ra và
không e ngại, các bạn nên biết khi nào họ muốn chơi để hoạt náo cho tốt nhé!
Họ luôn có một cơ chế để bảo vệ bản thân trước sự căng thẳng, sợ hãi. Người bác
sỹ luôn có sự bình tĩnh, ít chia sẻ và giấu đi cảm xúc. Dòng khách này rất khó để
nhận diện khách có tham gia trò chơi hay không, nhiều thành viên họ ít tham gia vào
các trò chơi bạn tổ chức nhưng cũng rất lắng nghe bạn nên nếu bạn cảm giác họ đang
chán, mệt mỏi không muốn tham gia trò chơi thì không phải đâu nhé, cảm xúc của
họ ít thổ lộ ra lắm.
Dòng khách này cũng đòi hỏi cao về dịch vụ, cũng như về người dẫn chương
trình tổ chức trên xe phải tốt. Do ít nhận biết được cảm xúc của họ nên đòi hỏi hoạt
náo viên muốn hoạt náo tốt, muốn có vị cứu tinh trong khi tổ chức hoạt náo thì trong
quá trình đón đoàn phải biết quan sát, giao tiếp tốt, “nhanh mồm nhanh miệng “ sẽ
dễ dàng nhận biết thành viên hoạt bát năng nổ là vị cứu tinh của bạn khi tổ chức trò
chơi
Thông thường đối tượng khách này các bạn cũng không thể nào gom tất vào hoạt
náo chơi trò chơi cả tập thể được mặc dù họ khá mạnh dạn về ngôn từ, hay tếu táo
nhưng trong một bệnh viện sẽ có các y bác sĩ lớn tuổi họ thích yên tĩnh nhiều hơn
khi đi du lịch hơn là các bác sĩ trẻ.
Do tâm lý độ tuổi khác nhau, sức khỏe khác nhau và không thích người khác điều
khiển mình. Họ là những người nhận thức sâu xa "bệnh"nghề nghiệp đó là “chỉ có
họ là người sai khiến, yêu cầu, chỉ đạo bệnh nhân, gia đình bệnh nhân chứ bệnh nhân
không được chỉ đạo họ. Khối lượng công việc căng thẳng nên họ thích nghỉ ngơi.
Do vậy khi hoạt náo các bạn chú ý tới các vị cứu tinh giúp nhé.( tham khảo chương
3 công thức bắt đầu hoạt náo tro chơi hiệu quả)
Dòng khách này các bạn chơi phá băng từ từ khơi dậy cảm xúc của từng thành viên,
thành viên tham gia sẽ truyền nhiệt theo hiệu ứng cho các thành viên kĩ tính, điều
quan trọng là bạn không nên nản chí để đẩy các trò chơi người chơi lên cao trào nhé!

11.KHÁCH HÀNG LÀ CỰU CHIẾN BINH.


Đây là những quân nhân đã xuất ngũ và về nghỉ hưu. Họ được đào tạo trong môi
trường quân đội nên luôn gắn liền với tính kỉ luật và quy tắc cao. Họ luôn có sự
chuẩn mực tuyệt đối trong cuộc sống đối với mọi người xung quanh, với gia đình và
chính bản thân của họ.Tuy nhiên, các chiến sĩ già cũng là những cây văn nghệ cổ thụ
vì khi ở trong hàng quân ngũ họ được phát huy rất nhiều tài lẻ của mình. Do đó,
trong quá trình tổ chức các hoạt động du lịch, sự kiện, hội họp họ sẽ đòi hỏi phải có
một lịch trình, kịch bản tổ chức rõ rang từ các đơn vị cung cấp dịch vụ.
Đối với HDV, MC, hoạt náo viên khi tổ chức các chương trình cho đối tượng các vị
khách là hội cựu chiến binh cần có một kịch bản lên sẵn rõ rang, luôn tuân thủ tuyệt
đối các quy định, yêu cầu, chủ chương đã đề ra trước đó.
Trong các hoạt động tour du lịch và sự kiện họ luôn chấp hành rất chuẩn chỉnh,
lắng nghe các nọi dung, quy tắc, phổ biến kế hoạch, chương trình từ “ Trưởng đoàn”.
Hầu hết những người được bầu làm trưởng đoàn của các vị khách này là quân nhân
có quân bậc cao hơn hoặc có tiếng nói, quyền chỉ huy các thành viên còn lại và được
tôn trọng nhất trong đoàn. Người này sẽ là người đưa ra kế hoạch hoạt động của
đoàn trong quá trình du lịch.
Các bạn nên chú ý, nên không khéo dành ra một ít thời gian trước giờ khởi
hành ( đón khách) của các tour du lịch & sự kiện để trao đổi về những nội dung,
chương trình của mình sẽ thực hiện với trưởng đoàn để lắng nghe, tiếp thu những ý
kiến của trưởng đoàn. Sẽ rất hợp lí nếu thống nhất được một chương trình, cũng như
kịch bản của đơn vị tổ chức và khách hàng.
Trong một số trường hợp của từng đoàn, trưởng đàon có thể sẽ lên cầm míc
và thông báo để điểm danh và sau đó có thể sẽ thông báo luôn quy định giờ giấc,
lịch trình, các nội dung khác trong chương trình trước khi mà HDV kịp chào hỏi.
Khi gặp tình huống này bạn cũng đừng nên ngạc nhiên quá nhé, công việc của chúng
ta thì vẫn phải làm đúng theo quy trình là chào hỏi và thông báo lịch trình (trưởng
đoàn có thông báo rồi thì bạn vẫn nên nói lại để các vị khách có thể nắm rõ và cụ thể
hơn nhé). Công việc còn lại của HDV, hoạt náo viên sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều
vì trước khi bắt đầu chúng ta đã có sự mở đầu của trưởng đoàn sẽ giúp các vị khách
còn lại có cảm giác rất hào hứng.
Khách cựu chiến binh là những người rất sôi nổi , hoạt bát, có nhiều tài lẻ. Đa
phần có năng khiếu thơ ca, văn nghệ, kể chuyện ngụ ngôn tếu táo dí dỏm, hài hước.
Do đó nếu HDV hay MC không làm chủ được cách khuấy động phong trào thì rất
dễ bị đẩy xuống dưới làm “ Vị khách bất đắc dĩ”. Thông thường là một HDV, ngoài
cung cấp thông tin tuyến điểm du lịch cho khách hàng, thì còn cần thêm kĩ năng hoạt
náo để tổ chức các trò chơi khuấy động không khí trên xe mang lại niềm vui, tiếng
cười xua tan đi mệt mỏi khi di chuyển quãng đường dài trên xe.
Nhiều đoàn các thành viên còn có sẵn một ngân hàng thơ ca để lên dành mic
với bạn, nên hãy thật khéo léo để trở thành một người quản trò kỉ luật , có tổ chức,
khởi động được tinh thần, ngọn lửa nhiệt đam mê trong họ. Bạn có thể lựa chọn trò
chơi giới thiệu tên để phá băng, làm nóng không khí để đến với chương trình tiếp
theo.
Cựu chiến binh là những người có tuổi đời, có lối sống nghiêm cũng như sự
hiểu biết rất sâu rộng. Các chuyến đi du lịch hay sự kiện của họ thường diễn ra vào
các dịp lễ kỉ niệm thành lập, Ngày thương binh liệt sĩ, hay ngày thành lập quân đội
nhân dân Việt Nam.

12.KHÁCH HÀNG LÀ ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH.


Khách học sinh ,sinh viên là các bạn trẻ đa phần rất sôi nổi, dễ hoạt náo , biết
tuân thủ các quy tắc từ nhà trường, biết lắng nghe, biết sợ, ít khi có đòi hỏi hay yêu
cầu, rất hiếu động có tinh thần tập thể, cạnh tranh thi đua cao giữa các thành viên
trong lớp và giữa các lớp trong trường với nhau. Đối tượng này khá dễ để hoạt náo
tổ chức trò chơi nếu các bạn tìm được đúng chỗ "ngứa" của bọn nhóc thì chắc chắn
chúng sẽ tham ra trò chơi nhiệt tình. Các bạn chỉ cần dẫn dắt nhập đề vào chơi đơn
giản có một vài phần thưởng hay là khéo một chút phân cao thấp trong thi đua là các
cô cậu sẽ tham ra nhiệt tình ham hứng.
Chánh các hình phạt về vật chất vì dòng khách này khả năng chi tiêu không có
và còn phụ thuộc vào gia đình. Khách học sinh được chia thành nhiều cấp độ phụ
thuộc vào lứa tuổi và môi trường sống. Cơ bản như phân chia tâm lý theo các bậc
học và lứa tuổi như sau :
• 1 khách mầm non - tiểu học
Đây là đối tượng khách nhỏ tuổi còn phụ thuộc vào người lớn rất nhiều, đi du
lịch theo trường theo lớp phải có phụ huynh, giáo viên phụ chách đi kèm , rất năng
nổ, thích được chơi trò chơi, thích các đồ vật thể hiện giới tính như nam thì thích đồ
chơi ô tô, súng, siêu nhân. Nữ thì thích búp bê, đồ hàng các bạn hoạt náo chỉ cần
khéo léo chút nhập đề dẫn dụ các sở thích của trẻ để tạo ra hiệu ứng tham ra trò chơi.
Hiện nay các công ty du lịch hay một số các bạn HDV, khi tổ chức trò chơi trên xe
hay chuẩn bị các món quà nhỏ không nhiều về vật chất như kẹo, bim bim nhưng trẻ
vẫn hăng say tham ra các trò chơi sôi nổi, chỉ cần nghe có quà thôi là đã rất thích rồi.
Trẻ có ấn tượng sâu sắc về các hoạt náo viên, hdv coi các bạn như người thân, rất
yêu quý các bạn nếu các bạn nhẹ nhàng, thiện cảm với trẻ, đôi khi bố mẹ thầy cô nói
trẻ không nghe bằng chính các bạn nói. Nên rất dễ dàng để tổ chức trò chơi. Đối
tượng này rất nhanh mệt, nhanh chán, hay say xe .
Các bạn lưu ý khi tổ chức trò chơi chú ý về thơi gian, không gian, và sức khỏe
của các bạn ấy để tổ chức nhé. Nếu trẻ mệt mà các bạn cố hoạt náo rất dễ làm các
bạn chán và gần như là cưỡng chế các bạn ấy tham gia trò chơi, lúc đó tôi tin chắc
các bạn sẽ phải đi phục vụ túi bóng cho các bạn “huệ” nhiều đấy. Thông thường các
bạn hoạt náo đối tượng này nên phá băng chơi các trò chơi tập thể vì trẻ rất lắng
nghe và tạo ra hiệu ứng lớn. Nếu các bạn không muốn mình chở thành người phục
vụ các bé nôn trên xe. Ngoài ra, còn một vài trường hợp khác - một là không có quà,
hai là: mệt sẽ say xe các bạn sẽ không tổ chức được. Một số trò chơi như: (" tôi cần
- tôi cần " hát từ 1-3, điện giật, vua hùng kén rể ) sẽ là phù hợp. Các bạn phải căn
thời gian trẻ chơi tập thể sẽ mệt các bạn sẽ cho nghỉ.
• Đối tượng khách học sinh trung học .
Đây là các bạn trẻ đang ở thời kì dậy thì nên có những diễn biến tâm lý tính cách
phức tạp. Lúc vui, lúc buồn, lúc thích lúc không, khó nói. Biết cãi lại nếu không
thích, đã có lòng tự trọng không thích chê bai, thích được cho mình là người lớn
không phải trẻ bé, không còn sở thích các đồ chơi búp bê, siêu nhân mà sẽ là các
video bão cộng đồng mạng, hot trend, thích các ca sĩ, nhóm nhảy nhót, thích được
quẩy, để hoạt náo cho đối tượng khách này các bạn nên tìm cứu tinh là các bạn học
sinh năng động có tiếng nói trong lớp. Nên tổ chức các trò chơi có tính cạnh tranh,
thường chia xe thành 2 đội và cho các vị cứu tinh làm đội trưởng, các vị cứu tinh
này sẽ đôn đốc các thành viên tham ra chơi cùng, đa phần giới tính độ tuổi nào cũng
thích có phần thưởng đối tượng khách này chủ yếu đi trong ngày là các địa điểm vui
chơi có phát vé các, bạn hoạt náo viên chỉ cần một vài mẹo nhỏ đơn giản như: đội
nào chiến thắng thì sẽ được phát vé trước không phải chờ đợi. Tất nhiên các thành
viên sẽ cố gắng cho mục tiêu của mình vì sự hiếu động của chúng rồi. Đối tượng này
hay có những đòi hỏi yêu cầu sở thích của chúng, nào là wifi trên xe có không chú,
nào là mở nhạc cho chúng em quẩy, top thì nghe nhạc, top thì cho nghỉ đi anh. Tóm
lại là vv... Rất nhiều các yêu cầu theo sở thích. Nếu bạn nghe theo bọn trẻ mà chiều
các bạn đó thì rất mệt mỏi. Tôi tin chắc bạn sẽ không thể nào làm hài hoà hết được.
Mà một yêu cầu của đơn vị tổ chức tour, giáo viên, phụ huynh đòi hỏi bạn phải tổ
chức trò chơi điều này đặt ra câu hỏi bạn sẽ phải làm gì? Bạn nên bình tĩnh nhẹ
nhàng giải thích cho cả lớp chánh giải thích cho từng thành viên rất mất thời gian và
bạn sẽ gặp phải nhiều câu hỏi, và yêu cầu tiếp theo ( xem chương 5 xử lý tình huống
khi hoạt náo). Bạn sử dụng vài mẹo nhỏ và ra điều kiện sau khi chơi xong sẽ
đáp ứng yêu cầu tất nhiên là sẽ nghe lời bạn rồi. Trò chơi thì rất nhiều chỉ cần bạn
nhập đề dẫn vào trò chơi lôi cuốn thú vị phá băng hoạt náo vận động cho cả lớp chút
sau đó chia đội chơi. Các trò chơi bạn có thể ra điều kiện đội nào được 2000 điểm
sẽ về đích và được cái này cái kia, bạn khéo léo về phần thưởng nhé vì trẻ em là nhớ
lâu lắm đó! Chơi xong mệt sẽ tới thời gian bạn cho lớp nghỉ ngơi. Vì khoảng thời
gian tour 1 ngày khá đơn giản, vì vậy thời gian trên xe chỉ 2-3 tiếng là tới điểm thăm
quan. Bạn sắp xếp thời gian chơi sao cho hợp lý làm hài lòng được giáo viên và phụ
huynh trên xe, cũng như hợp ý của trẻ em mà không bị chúng thù ghét. Bạn căn thời
gian trước khi đến điểm tham quan.
Khoảng 45 phút đến 1 tiếng thì bắt đầu gọi học sinh tỉnh dậy và bắt đầu chia sẻ
về những kiến thức mà bạn có và dặn dò thời gian vui chơi và thời gian ra về để cả
lớp, giáo viên và phụ huynh nắm được nhé. Lưu ý lứa tuổi này nhiều bạn rất say xe,
nhanh mệt mỏi khi đã đẩy được sang giai đoạn cao trào chia đội tất nhiên sẽ có những
thành viên mệt không tham ra được bạn cũng không nên ép các bạn đó chơi sẽ làm
cho các bạn đó khó chịu và mệt mỏi hơn,tùy cơ ứng biến nhé các bạn.
• Đối tượng học sinh trung học phổ thông.
Khách THPT đây là đối tượng khách có ý thức sâu sắc, biết nhận diện đâu là
đúng và không đúng, biết đánh giá chất lượng của một hành trình tour, có cảm xúc
đặc biệt dễ giận dỗi, thường thì khi đi du lịch các bạn trẻ này yêu thích tự do hơn là
bị bó buộc vào tập thể ,thích riêng tư chơi và ngồi theo nhóm với nhau trên xe. Ảnh
hưởng khá nhiều bởi công nghệ truyền thông, mạng xã hội thích các nhân vật dậy
sóng gây bão trên cộng đồng mạng, hoặc những ca sĩ đang hót, thích những gì lãng
mạn. Để hoạt náo cho đối tượng khách này cũng là bài toán khá khó cho các bạn,
vậy phải làm gì khi hầu hết các hoạt náo viên khi đi đối tượng học sinh đều trẻ, có
những bạn chỉ đang là sinh viên nhưng đã đi dẫn đối tươg này. Nhiều anh chị HDV
lâu năm thì không hiểu được tâm lý sở thích cũng như chỉ thích thuyết minh nhưng
hầu như là các bạn đó đã đeo tai nghe cả (xem xử lý tình huống khi hoạt náo chương
5) . Yêu cầu của công ty du lịch và giáo viên phụ, huynh đều không muốn bạn chỉ
đi phục vụ trên xe mà không hoạt náo trên xe. Các bạn cần khéo léo tìm hiểu nhiều
yếu tố nhé. Để hoạt náo cho tốt thứ nhất trong giao tiếp nhẹ nhàng hỏi các bạn ấy có
muốn tham gia trò chơi bạn tổ chức không đa phần bạn biết chắc là sẽ không rồi.
Sau đó Lớp mình bạn nào thực sự không muốn chơi thì vỗ tay một cái giúp anh…tiếp
vỗ tay 2 cái giúp anh. Dừng lại 1 đoạn, nếu cả lớp vỗ tay đều thì anh mới không tổ
chức. Cả lớp sẵn sàng chưa? Vỗ tay ba cái, vỗ tay 5 cái…Thực ra là đang chơi rồi
đấy. Bạn tìm hiểu sở thích của bọn nhóc là thích xem phim nghe nhạc hay như nào.
Tìm các trò chơi đối kháng kể về các nhân vật trong bộ phim hay các ca sĩ nổi tiếng,
hoặc để sôi động hơn thì phá băng bằng trò chơi âm nhạc... Động vào chỗ ngứa của
các bạn trẻ chắc chắn hào hứng. Thứ 2 dùng một số mẹo nhỏ, vị cứu tinh để tổ chức
các trò chơi nhé!

13.KHÁCH HÀNG LÀ KHÁCH LẺ - KHÁCH GHÉP.


Đối tượng khách lẻ khách ghép là các đội tượng khách đến từ mọi miền đất nước
với các công việc khác nhau, tư duy khác nhau về nhận thức, về giai cấp ,tính cánh,
vùng miền thường đi du lịch từ 2 người đến một nhóm cùng mua một hành trình tour
một do đơn vị tổ chức.
Nhóm khách này mặc dù là tự do cùng chung một tour nhưng có ý thức sâu sắc,
tuân thủ theo người dẫn đoàn, tổ chức trên xe cũng như tour đó, đòi hỏi từ người dẫn
chương trình khá cao phụ thuộc vào tâm lý tính cách của họ. Với những người có tri
thức cao họ đòi hỏi sự tìm tòi các kiến thức từ bạn. Những người bình dân yêu sôi
nổi vui vẻ họ lại thích nhiều tiếng cười thông qua các hoạt động trên xe. Với khách
việt kiều họ thích vui thích tìm hiểu, khám phá. Có rất nhiều các bạn HDV khi hỏi
có hoạt náo tổ chức trò chơi cho đối tượng khách ghép hay trên xe được không khá
lúng túng, vì đa phần các bạn thuyết minh, giới thiệu và các nhóm khách lẻ đi cùng
nhau họ lắng nghe không phản biện và tuyệt đối nghe lời bạn. Nhưng đó chưa chắc
đã đã là một chương trình thành công. Đòi hỏi các bạn phải có thêm chút kĩ năng
hoạt náo thay đổi không khí trên xe, làm cho các thành viên cười nói vui vẻ để hiểu
về bạn, hiểu về nhau, xây dựng hơn tinh thần đoàn kết trên xe. Bạn phá băng từ từ
nhé, có nhiều trò chơi làm quen, trò chơi bán hàng, những trò chơi đơn giản phù hợp
với các dòng xe từ 16 - 45 chỗ mà khách vẫn thích ( xem sách top trò chơi hoạt náo
trong du lịch). Truy nhiên, do tính chất đoàn có nhiều nhóm khách không quen nhau
nên trong chuyến hành trình cũng sẽ xảy ra nhiều trường hợp khách mâu thuẫn với
nhau, lúc này người bị làm khó chính là HDV. Các bạn nên chú ý việc bầu ra một
người trưởng đoàn để hỗ trợ giải quyết trong những tình huống dở khóc dở cười như
thế này nhé.
Đối tượng khách này thường đi dài ngay các bạn nên xen kẽ giữa giới thiệu và
hoạt náo nhé. Tạo không khí sôi nổi gắn kết, quan trọng nhất khi tổ chức một hành
trình tour cho khách ghép, họ về họ biết nhau họ quen nhau coi nhau như những
người bạn, họ nhớ tới bạn nhớ tới đơn vị tổ chức. Làm được vậy nhanh nhất vui nhất
là tổ chức thêm các trò chơi nho nhỏ thât sự ấn tượng và chắc chắn họ sẽ tham ra.
Bạn bầu một thủ quỹ, tạo ra trưởng đoàn cho chuyến đi. Khách này thường là đối
tượng có điều kiện kinh tế, bạn có thể chơi các trò chơi gây quỹ. Qũy sử dụng chung
cho đoàn trong chuyến đi có nhiều thứ cần làm nếu bạn đã đi đối tượng khách này
là sẽ hiểu. Như vậy là thành công rồi đó!!!
PHẦN III/ CÔNG THỨC VÀ CÁC BƯỚC BẮT ĐẦU HOẠT NÁO
HIỆU QUẢ.
Đối với hoạt náo viên trên xe rất nhiều bạn rất phân vân làm cánh nào để có thể
ngay khi lên xe và bắt đầu như thế nào để tổ chức trò chơi cho khách được hiệu quả
? Khi tổ chức phải có mẹo gì để tổ chức cho tốt. Sau đây là một số công thức các
bạn có thể áp dụng tùy từng đoàn!

CHƯƠNG 1: CÔNG THỨC NHẬP ĐỀ BẮT ĐẦU HOẠT NÁO HIỆU QUẢ.

* CÔNG THƯC 1:
HOẠT NÁO VIÊN THỢ ẢNH ĐOÀN KHÁCH
( HDV)

BẮT ĐẦU TRÒ


CHƠI

Đối với một đoàn khách khi đi du lịch dù có trầm ngâm hay sôi nổi, dù có già
hay trẻ thì cũng đều có chung một sở thích là lưu lại những tấm hình, thích được
chụp ảnh để lưu giữ những kỉ niệm đẹp trên chuyến hành trình tham quan của mình.
HDV muốn nhập đề để dễ dàng hoạt náo thì ngoài kĩ năng cần có của một hoạt náo
viên, thì nhiệm vụ của các bạn là phải dẫn dắt thật lôi cuốn, xoáy sâu vào nhu cầu,
sở thích của khách hàng làm cho họ say mê những tấm ảnh hơn.
Bạn có thể tham khảo những lời dẫn hoặc tự chuẩn bị cho mình những câu nhập
đề thật dí dỏm: “ Kính thưa anh/chị (cô,chú), trên xe của chúng ta hiện nay đã đầy
đủ các gương mặt trai xinh, gái đẹp và để khởi động cho một chuyến hành trình thật
ý nghĩa và nhiều niềm vui ngay sau đây em (cháu) xin phép được chụp lại những
tấm ảnh đẹp nhất có đầy đủ gương mặt của các thành viên trên xe để lưu giữ lại
những khoảnh khắc, kỉ niệm trên chuyến du lịch với tinh thần đoàn kết nhất” . Sau
đó, bạn áp dụng hoạt động phá băng cho khách vỗ tay (có thể kết hợp nhạc để sôi
động hơn). Tôi tin chắc rằng 100% khách hàng sẽ ủng hộ bạn và xin chúc mừng bạn
là bạn đang dần trở thành một đạo diễn ảnh rồi đấy.Trong quá trình bạn làm sẽ xảy
ra những trường hợp sau:

* TH 1: Có nhiếp ảnh chuyên nghiệp.


- Nếu công ty thuê thợ ảnh thì dễ rồi, bạn chỉ việc thêm vào phần giới thiệu:
“Trên xe chúng ta ngày hôm nay còn có thêm một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sẽ
giúp chúng ta lưu lại những bức hình cận cảnh từng gương mặt xinh trai đẹp gái
nhất. Chính vì vậy em ( cháu) xin phép nhắc nhỏ anh chị ( cô, chú) đừng ngủ gật mà
hãy luôn cười thật tươi và luôn trong tình trạng tạo dáng đẹp nhất để tránh khi xem
ảnh cười méo miệng vì những bức ảnh chụp chộm dìm hàng của mình nhé.”

* TH 2: Không có nhiếp ảnh.


- Khi trên xe không có nhiếp ảnh chuyên nghiệp thì bạn hãy dí dỏm dẫn dắt để
tìm ra một vị khách nhiệt tình và sôi nổi có thể hỗ trợ bạn chụp khi bạn đang làm
đạo diễn nhé.

* TH 3: Không có nhiếp ảnh và khách là người già.


- Trường hợp đoàn khách là người cao tuổi thì các bạn không thể nhờ họ đi lên
đi xuống khi xe đang di chuyển được nhưng lại vẫn muốn họ có những tấm ảnh thì
phải làm sao? Thì tự làm đạo diễn kiêm nhiếp ảnh bất đắc dĩ thôi chứ sao ( Người ta
nói HDV đa năng, cái gì cũng biết là đây chứ đâu ).
=> Sau khi có nhiếp ảnh rồi tới phần của đạo diễn là bạn, bạn hãy mời cả đoàn giơ
cao hai tay lên, Vỗ tay 1 lần, 2 lần…vỗ tay rào rào và bắt đầu vỗ tay theo nhạc ( bài
hát: vỗ cái tay lên đi). Vậy là sau khi vỗ tay và có những bức ảnh đầu tiên là khách
đã rất hào hứng rồi đó, việc tiếp theo là chia đội và hoạt náo liên hoàn nhé.
* CÔNG THỨC 2:

HDV-HNV ĐOÀN KHÁCH


TRƯỞNG ĐOÀN

BẮT ĐẦU TRÒ


CHƠI

Trong thời gian bạn đón đoàn và chờ các thành viên sắp xếp đồ đạc cũng như ổn
định quân số thì bạn nên nói chuyện với trưởng đoàn để trao đổi về các công việc
trên xe và trong chuyến hành trình cũng như xem số lượng khách có thay đổi không.
Thông thường trưởng đoàn là người lãnh đạo, sếp, hoặc người có tiếng nói uy
tín được mọi người trong đoàn tôn trọng. Nếu được họ đồng ý về cách tổ chức của
bạn thì dễ dàng rồi, nhiệm vụ của bạn chỉ cần dẫn dắt họ sao cho nhập đề thu hút
nhất để lôi cuốn các thành viên. Sau khi lên xe bạn làm xong nhiệm vụ chào hỏi
đoàn, giới thiệu các thành viên trong tổ phục vụ (hdv + lái xe), thông báo về chương
trình thì các bạn có thể dẫn dắt để mượn lời trưởng đoàn để bắt đầu hoạt náo ( đánh
giá đoàn khách dựa trên cơ sở khái quát).
“ Thưa cô,chú (anh/chị), trong thời gian đón đoàn sáng nay thì em … có trao đổi
với cô ,chú (anh/chị) là trưởng đoàn đại diện của chúng ta ngày hôm nay về nội
dung chương trình đã thống nhất như em … vừa thông báo. Ngoài ra thì anh/chị (
tên trưởng đoàn) có bất mí với em là trên xe của chúng ta các thành viên đều có rất
nhiều tài lẻ, và rất nhiều cây ca sĩ từng tham gia chương trình giọng hát việt nhí
nhưng do còn ngại nên chưa trổ tài. Đặc biệt với mong muốn ngày hôm nay đoàn
mình sẽ không có ai gọi chị “huệ” lên xe thì anh/chị (td) có nhờ em tổ chức thật
nhiều trò chơi để mọi người xua đi cơn mệt mỏi say xe và lưu giữ lại những khoảnh
khắc tuyệt vời nhất ngày hôm nay . Mọi người có đồng ý không ạ” ….( Hãy nhớ nói
cho làm sao giọng bạn thật nhiệt và tràn đầy năng lượng nhé).
Và đương nhiên sau đó là những tiếng hò reo đồng ý kèm theo đó là tràng pháo tay
đầy phấn khích của cả đoàn rồi. Việc còn lại là bạn sẽ vận dụng những game phù
hợp để bắt đầu cho khách sôi nổi, tránh chọn nhầm game khiến họ nhàm chán ngay
khi chơi nhé.

* CÔNG THỨC 3:

HDV-HNV CỨU TINH ĐOÀN KHÁCH

BẮT ĐẦU TRÒ


CHƠI

Đây là một trong những công thức vô cùng quan trọng mà tôi đã khảo sát ý
kiếm của rất nhiều anh chị HDV kì cựu trong nghề. Để dùng được công thức này
cần luyện dẫn trong quá trình các bạn đi làm thực tế , nhất là đối với các bạn HDV
mới vào nghề, vì nó đòi hỏi các bạn phải có tính quan sát thực sự tỉ mỉ và tinh tế.
Trong trường hợp đánh giá sai, cứu tinh sẽ trở thành khắc tinh phá đám của bạn đấy.
Phán đoán và quan sát khách hàng trước và sau khi lên xe như thế nào:
+ Cách nói chuyện có sôi nổi không.
+ Cử chỉ thân thiện, hay trêu đùa dí dỏm với những người xung quanh không.
Những thành viên sôi nổi sẽ là cứu tinh của bạn trong quá trình bạn hoạt náo. Bởi
khi khách hàng họ có những người thân thuộc trong môi trường hàng ngày làm họ
vui thì như phản xạ họ sẽ bị cuốn theo cuộc chơi của bạn và vị cứu tinh của mình.
Nếu trong trường hợp đã sử dụng công thức 1 + 2 nhưng chưa đạt hiệu quả, khách
hàng chưa thực sự sôi động, lúc này bạn sẽ tìm cứu tinh và có thể bầu họ làm thủ
quỹ hoặc trọng tài của một trò chơi có hình phạt bằng vật chất. Nếu chia xe thành 2
đội thì có thể bầu họ làm đội trưởng để họ chủ động hô hào tung ứng cho bạn để
bạn tỏa nhiều nhiệt hơn nhé.

* CÔNG THỨC 4:

HDV-HNV PHẦN THƯỞNG ĐOÀN KHÁCH

BẮT ĐẦU TRÒ


CHƠI

Trong tour du lịch, nhiều đơn vị tổ chức ( công ty du lịch) sẽ rất chu đáo với
khách hàng, chuẩn bị quà cho HDV để làm phần thưởng hoạt náo trên xe điều này
rất dễ cho bạn rồi. Bạn chỉ cần nhập đề một cách khéo léo, hài hước, lôi cuốn làm
cho khách hàng tò mò về phần thưởng và đương nhiên phần hoạt náo của bạn sẽ sôi
động.
Ngoài ra có rất nhiều HDV sẽ tự chuẩn bị những món quà nhỏ, ý nghĩa để tự
thu hút người chơi tham gia ( các đoàn học sinh, sinh viên). Ngoài ra các bạn có thể
sử dụng các mèo, yếu tố bất ngờ về phần thưởng.
Trên đây là bốn công thức cơ bản để các bạn có thể áp dụng khi bắt đầu hoạt
náo khi bạn phân vân và chưa biết phải làm sao để bắt đầu bắt nhịp cho khách hàng
vào cuộc chơi của mình.
Các hãy tự tập luyện thật nhiều để đặt được kinh nghiệm nhé.

CHƯƠNG 2: CÁC BƯỚC ĐỂ HOẠT NÁO HIỆU QUẢ.

Bước 1 : chào hỏi – giới thiệu phá băng trên xe.


Bước 2: nâng tầm cảm xúc.
Bước 3: thoái trào cảm xúc.
Thực hiện áp dụng thực chiến hoạt náo trên xe cho các trường hợp sau :
TH1: Khách sôi nổi, hào hứng, thời gian xuất phát hợp lí, không quá sớm. Phần
này HDV và hoạt náo viên tương đối giống nhau các bạn lên xe giới thiệu chào hỏi
khách một cách dí dỏm, tạo sự thân thiện ,gần gũi quan tâm khách, khách sôi nổi
hào hứng vào thời gian xuất phát hợp lý không sớm (6h-7h..) .
* Bước 1: chào hỏi giới thiệu - phá băng .
Thông thường bạn hỏi thăm tình hình sức khỏe của khách xem sáng ăn sáng chưa? Tối
qua ngủ ngon không? Thông qua phần hỏi xã giao trên xe và phần quan sát khách khi
đón đoàn là cơ bản bạn đã nhận biết được tâm lý của họ rồi đó. Sau đó bạn chào và giới
thiệu các thành viên quan trọng trên xe bác tài - phụ xe - trưởng đoàn và bạn, rồi đến lịch
trình chương trình tour. Về cơ bản thì khách sôi nổi muốn chơi ,nhiều khi họ còn thúc
giục bạn tổ chức chương trình cho vui. Trường hợp này thì quá dễ rồi.
Mẹo đưa ra các câu thần chú rào trước đón sau các Bạn áp dụng công thức 1-2-3 đều
được nhé để bắt đầu để hoạt náo ." thưa các cô chú ( anh / chị) để thể hiện tình thần
đoàn kết, sức mạnh tập thể của ( tên cty của khách/tập thể) và nhằm giải tỏa sự
căng thẳng mệt mỏi trên xe ,HDV ( em) xin có một " món quà" dành cho toàn thể
các cô chú anh chị trên hành trình du lịch ,cũng như lưu giữ lại các kiểu niệm nụ
cười trong hành trình thân thương này ( quà: nếu bạn hát hay hãy chọn một vài
bài Hát sôi động, và yêu cầu khách vỗ tay, hoặc các bạn phá băng luôn bằng các
bài hát sinh hoạt như vỗ cái tay, nào mình vui và cho khách làm theo các hành
động bạn hát . Sau đó khách hào hứng bạn dựa vào tâm lý khách theo nghành
nghề và kĩ năng hoạt náo trên xe của bạn để lựa chọn các trò chơi phá băng và
cách thức tổ chức sao cho vui nâng dần tinh thần của khách lên nhé! vậy là bạn đã
bắt đầu tổ chức được trò chơi vui!
* Bước 2 :nâng tầng cảm xúc người chơi.
Bạn vận dụng công thức 3, tìm vị cứu tinh đắc lực để giúp đỡ bạn, bạn chia xe
thành 2 đội chơi bầu ra đội trưởng cho 2 đội, đặt tên đội. Đội trưởng là người sôi nổi
có tiếng nói, và một trọng tài hay thủ quỹ nữa nhé họ đều là những vị cứu tinh máu
lửa nhất mà bạn lựa chọn. Việc tiếp theo chơi sao cho hợp lý và sử dụng kĩ năng
truyền lửa nhiệt huyết của bạn là bạn sẽ đẩy cao cảm xúc của 2 đội chơi lên thôi.
Nếu bạn tổ chức máu lửa thì khách sẽ quẩy theo bạn nhiệt tình lắm ( tham khảo top
trò chơi hoạt náo trong du lịch)
* Bước 3 : thoái trào cảm xúc.
Tức là bạn chuẩn bị kết thúc quá trình hoạt náo của mình. Hoạt náo không nhất thiết cứ
phải từ lúc đi cho đến lúc dừng xe nhé. Quan trọng nhất là chúng ta tạo không khí vui
tươi vừa đủ cho khách hàng thôi nhé. Thời gian phù hợp là hoạt náo khoảng 30 phút cho
đến 1,5 tiếng thôi. Trong trường hợp hành trình dài 3 – 4 tiếng, thì chúng ta cũng nên tổ
chức tối đa 1,5 tiếng thôi nhé. Còn lại để cho khách nghỉ ngơi hoặc nói chuyện vui.

• TH2: Trường hợp này cũng căng nhưng chưa phải căng thẳng lắm . Bạn bình
tĩnh tức túc tắc mà gciới thiệu và ghi điểm dần dần thôi! Các bạn sử dụng
công thức 2 và 3 nhé !
Quan trọng nhập đề cho tốt.
Bạn vẫn tiếp tục hỏi thăm sức khỏe và chào đoàn giới thiệu các thành viên quan trọng
trên xe và lịch trình .Tại công thức 1 tâm lý của khách đi du lịch đa phần thích chụp ảnh
bạn chỉ việc nhập đề cho tốt :
"thưa các cô chú, anh chị để thể hiện tình thần đoàn kết, sức mạnh tập thể của( tên
cty họ) và nhằm giải tỏa sự căng thẳng mệt mỏi trên xe cũng như mong muốn đoàn
có những kỉ niệm đẹp hdv ( em, cháu, con) xin được chụp lại những tấm ảnh đẹp và
quay lại các video, cho các cô chú anh chị nhé mình ạ"
Nếu có nhiếp ảnh đi kèm thì tốt không có thì bạn nhờ một thành viên trong đoàn
chụp nhé, bạn sẽ trở thành đạo diễn của những tấm ảnh, việc của bạn là sử dụng các
khẩu hiệu " xin mời cô chú nhà mình giơ cao 1 cánh tay lên ạ, giơ 2 canh tay, giữ
nguyên vỗ tay 1 lần, 2 lần 3 lần. Bạn kết hợp vận dụng các bài hát sinh hoạt vào kèm
cho khách làm theo động tác bài hát nhé. Tôi tin chắc rằng chỉ nghe thấy chụp ảnh
quay video thui 70% là khách bỏ tai nghe, bỏ khẩu trang hào hứng lắm. Vậy là các
bạn đang hoạt náo rồi đó. Giờ là lúc bạn phá băng như nào tiếp theo thôi.
Kinh nghiệm: trong tình huống này nên kéo mic dài. Mỗi người tham gia chơi sẽ nói
vào mic thường xuyên. Lý do để cho các thành viên đang ngồi ngủ cũng có thể theo
dõi được. Nhiều tình huống người ngủ bịt khẩu trang vẫn mở ra để góp (hóng) mấy
câu. Vui đáo để luôn. Bạn sử dụng một số trò chơi làm quen, hay mổ sẻ, khám phá
cơ thể nhé!( tham khảo top trò chơi hoạt náo trong du lịch )
Tiếp theo bạn thực hiện bước 2 nâng tầm cảm xúc người chơi
Với công thức dùng các vị cứu tinh như trên để áp dụng nhé. Lưu ý là có thể một
số khách mệt sẵn họ cố gắng tham gia trò chơi phá băng của bạn xong thì mệt. Bạn
không nên ép họ tham gia, tìm các trò chơi đối khách không phải vận động mà vẫn
tạo ra hiệu ứng tiếng cười nhé. Thi thoảng họ nhắm mắt nhưng tai vẫn nghe nhiều
khi bí có đội bí quá không chả lời được họ biết, sợ đội mình thua giật bắn người bỏ
khẩu trang chả lời ngay. Nhiều bạn vui tính hóm hỉnh chọc vai " úi dời ơi anh/ chị
tỉnh rồi chả lời chuẩn thế" thế là cười và hiệu ứng lan toả dần.
Bước 3: là giai đoạn thoái trào bạn căn thời gian cho khách nghỉ nhé!
TH3: Thời gian xuất phát sớm khách mệt, nhiều người không nhiệt tình và yêu
cầu bạn đừng nói và tổ chức gì?
Trường hợp này bạn cũng bình tĩnh nhé bạn thực hiện bước 1 chào hỏi quan tâm
khách tạo thiện cảm dần với họ nếu thời gian xuất phát sớm bạn cứ cho khách nghỉ
ngơi sau khi ăn sáng xong thì bạn sẽ hoạt náo, tâm lý của khách ngồi nhiều sau một
quá trình di chuyển mệt, được nạp năng lượng, lại có thiện cảm với bạn tinh thần
phấn chấn tự nhiên sẽ muốn hoạt động thôi. Nhưng trước khi cho khách nghỉ nên
đọc "thần chú " rào trước đón sau: " thưa cô, chú (anh chị) thời gian xuất phát của
đoàn chúng ta vẫn còn sớm, để đảm bảo sức khỏe dẻo dai đảm bảo trước chuyến đi
dài xin phép để dành khoảng thời gian cho cô chú ( anh / chị) nghỉ ngơi sau khi tới
điểm dừng chân nạp năng lượng xong hdv ( con, em, cháu) xin phép tặng cô chú
một món quà đặc biệt! " khách sẽ tò mò lắm nhưng bạn đừng tiết lộ nhé . Để dành
khi tổ chức còn có cái khơi ra và bắt đầu công thức 1-2-3 để thực hiện các bước hoạt
náo thôi!
Trường hợp này mới căng này khách mệt không hào hứng đeo tai nghe khẩu
trang ngủ, bạn chưa nói gì đã bị khách rào luôn đừng tổ chức gì trên xe nhé, chúng
em ,các cô chú năm nào cũng đi chơi nhiều rồi. Điều khó cho bạn là trên xe có xếp
của đơn vị tổ chức tour lại cứ muốn bạn phải hoạt náo thì bạn sẽ phải làm gì ? Trường
hợp này là bài toán đánh đố HDV, hoạt náo viên trên xe các bạn phải bình tĩnh lấy
lại lửa cho bản thân, đừng lo lắng gì sử dụng phân tích tâm lý khách theo nghành
nghề, cá nhân, kĩ năng hoạt náo của các bạn để vận dụng nhé! Thường thi đối tượng
khách này là hoc sinh, sinh viên là nhiều thui. (chi tiết xem chương 5 sử lý tình
huống trong hoạt náo trên xe ) Bạn tìm các sở thích của khách để kéo cảm xúc người
chơi nhé, tạo ra hiệu ứng dần dần hoạt náo theo nhóm trước rồi mới kéo cảm xúc tập
thể lên được!
Trên đây là một số bước cơ bản để các bạn vận dụng công thức nhập đề hoạt náo sao
cho hiệu quả chúc các bạn thành công!

TỔNG HỢP CÁC TRÒ CHƠI ĐƠN GIẢN HOẠT NÁO TRÊN XE

CÁC TRÒ CHƠI HOẠT NÁO – PHÁ BĂNG TRÊN XE.


- Trò chơi trên xe đòi hỏi hoạt náo viên phải là người quản trò dí dỏm, hài hước,
có chút năng khiếu âm nhạc, lối dẫn dắt lôi cuốn. Vì đây là bước cơ bản tạo không
khí sôi động, vui vẻ, thu hút , khuấy động được người tham gia chơi.

* CHƯƠNG 1: CÁC TRÒ CHƠI LÀM QUEN.


- Các trò chơi làm quen: Đối với một hoạt náo viên trên xe điều quan trọng muốn
tổ chức một trò chơi ngoài các kĩ năng cần thiết ra thì việc ghi nhớ tên các thành
viên trong đoàn cũng là một điểm cộng để lôi cuốn, thu hút đầy đủ các thành viên
tham gia.

TRÒ CHƠI 1:NHỚ TÊN


Trò chơi này rất hữu dụng trong việc giúp người chơi nhớ tên nhau.
►Cách chơi:
1/ Mỗi thành viên sẽ nghĩ ra một tính từ bắt đầu bằng chữ cái đầu tiên của tên mình. Nếu
tính từ đó diễn tả tính cách của bản than thì càng tốt.
2/ Thành viên đầu tiên bắt đầu trò chơi bằng cách nói:
“ Xin chào mọi người, tên tôi là < tên 1> <tính từ >.”
(Ví dụ: Ngân Ngớ Ngẩn).
3/ Thành viên tiếp theo sẽ nói: “ Rất vui được gặp bạn ,<tên 1> < tính từ 1>.
Xin chào
mọi người , tên tôi là < tên 2> < tính từ 2>.
4/ Thành viên tiếp theo sẽ nói: “ Rất vui được gặp bạn ,<tên 1> < tính từ 1>
và < tên 2>
< tính từ 2>. Xin chào mọi người , tên tôi là < tên 3> <tính từ 3>.
5/ Trò chơi diễn ra càng lâu, phần giới thiệu càng dài.
6/ Để giúp các thành viên nhớ tên nhau, hãy yêu cầu một vài thành viên nhắc lại tên của
các bạn khác.
Trong trường hợp bạn không thể nghĩ ra được tính từ để gợi ý cho người chơi, hãy tham
khảo danh sách bên dưới:
A - Ăn ảnh, âm u, áo ướt.
B – Buồn bã, bụ bẫm.
C – Chăm chỉ, Chải chuốt.
D – Duyên dáng, dí dỏm.
Đ – Đẫy đà, điệu đà.
G – Gan góc, gai gốc….

► Biến thể 1:
Thay đổi vị trí cảu tất cả mọi người xem họ còn nhớ tên nhau hay không.
►Biến thể 2:
Thay vì dung tính từ, hãy yêu cầu người chơi nghĩ đến một nhân vật có liên quan đến
tên của mình, càng giống với bản than càng tốt. Chữ cái đầu tiên cảu nhân vật này cũng
phải giống với chữu cái đầu tiên trong tên của người chơi.
Ví dụ: Châu Công Nhân, Bình Bán Hàng, Khoa kế toán,Trung trợ lí, Ngân nhà đất, Sang
sĩ quan….
TRÒ CHƠI 2: BÁN HÀNG
Trò chơi này giúp người chơi nhớ tên nhau, tạo cho các thành viên đều có ý thức tham
gia các chương trình do hoạt náo viên tổ chức. Đặc biệt đối với những đoàn khách lẻ,
khách ghép thì trò chơi này rất hữu dụng để các thành viên nhớ được hết tên nhau ,
đồng thời quản trò cũng nhớ được tên của các thành viên trong đoàn. Thông qua trò chơi
các thành viên sẽ gần nhau hơn nữa, và có ấn tượng tốt với hướng dẫn viên hay hoạt náo
viên.

►Cách chơi:
1/ Thay vì giới thiệu tên nhau thông thường như tên tôi là: Nguyễn Văn A, nghề nghiệp
du lịch .Hoạt náo viên mời từng thành viên giới thiệu tên kèm theo bán một mặt hàng .
Lưu ý các mặt hàng bán phải láy âm đuôi của tên người chơi .
2/ Tất cả các thành viên lần lượt giới thiệu tên mình. Hoạt náo viên đưa ra yêu cầu thử
thách các thành viên không được lặp lại mặt hàng của những thành viên trước đó.
3/ Ví dụ:
-Xin chào mọi người, tên tôi là Nguyễn Văn An, Nhà tôi chuyên bán “Can”. Rất vui
được đồng hành với mọi nguời.
(- Quản trò có thể them lời bình: “ Ai cần can thì hãy liên hệ với Anh An”.
- Ví dụ tham khảo:
+ Hương – bán tương
+Minh -bán Trinh
+Lan -bán can
- Hình phạt:các trò chơi có thể có hình phạt hoặc không tùy tính chất đối tượng khách
để thực hiện có nhiều cánh để đưa ra hình phạt như gây quỹ lưu ý là đoàn chịu chơi có
tiền ,hoặc phạt hát nếu đoàn có máu văn nghệ ,hay là “bạn mệt tôi xoa bóp người thua sẽ
phải xoa bóp cho các thành viên trong đoàn
Biến thể :có thể ghép trò chơi 1 và trò chơi 2 thành một trò chơi nếu đoàn khách nhiệt
tình sôi nổi.
+Ví dụ1: “xin chào mọi người ,tên tôi là Ngân ngớ ngẩn nên tôi thích bán cân .
+Ví dụ 2: xin chào mọi người ,tên tôi là Minh ma mãnh ,minh minh mẫn nễn tôi thích
bán trinh .

* CHƯƠNG 2: CÁC TRÒ CHƠI LIÊN QUAN ĐẾN ÂM NHẠC.


Các trò chơi liên quan đến âm nhạc :đối với hoạt náo viên nếu như âm thanh trên xe
tốt ,hoặc có năng khiếu hát, nhớ tên các bài hát, địa danh thì đây là một loại hình hoạt náo
khá vui nhộn, không bị nhàm chán. Tạo ra không khí sôi động ngay từ khi bắt đầu.

TRÒ CHƠI 1: TÔI HÁT BẠN LÀM


Đây là trò chơi khá hấp dẫn, tạo cảm giác sôi động, lôi cuốn người tham gia.
►Cách chơi:
1/ Sử dụng bài hát “ Vỗ cái tay lên đi”.
- “Vỗ cái tay lên đi xem ai có ngại ngần gì,
Vỗ cái tay lên đi xem ai có ngại ngần chi
Mình là an hem, có chi đâu mà ngại ngần
Vỗ cái tay lên đi, ta hãy cùng vỗ cái tay lên đi”
( HNV hát , sau đó các thành viên làm theo các yêu cầu trong bài hát của HNV).
2/ Biến thể:
Sử dụng linh hoạt bài hát “ vỗ cái tay lên đi”. Thay câu “ Vỗ cái tay lên đi “ bằng các bộ
phận, hành động khác nhau”.
- Ví dụ:
+ Sờ cái má nhau đi xem ai có ngại ngần gì.
+ Sờ cái tai nhau đi.
+ Vuốt mái tóc cho nhau.
+ Đấm cái lưng cho nhau.
*Lưu ý: Trò chơi đạt hiệu quả cao nhất khi dung với nhạc quản trò đã chuẩn bị trước.
3/ Biến thể:
- Hoạt náo viên có thể sử dụng bài hát “ Qua cầu gió bay” .
- Từ lời hát gốc: “ Yêu nhau cởi áo í mà cho nhau, về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay”.
Ví dụ:
+ Yêu nhau sờ má í mà cho nhau.
+ Yêu nhau cởi nhẫn í mà cho nhau.
+ Yêu nhau cởi dép í mà cho nhau.
+ Yêu nhau cởi kính í mà cho nhau….

4/ Biến thể: “Bài hát mùa bên cửa sổ


- Lời gốc: “Cao cao bên cửa sổ có hai người hôn nhau, đường phố ơi hãy yên lặng
để hai người hôn nhau. Chim ơi đừng bay nhé, hoa ơi hãy tỏa hương, và cây ơi lay
thật khẽ cho đôi bạn trẻ đón xuân về.”
Ví dụ:
+ Cao cao bên cửa sổ có hai người sờ tai nhau, đường phố ơi hãy yên lặng để hai
người vuốt tóc nhau. Chim ơi đừng bay nhé, hoa ơi hãy tỏa hương, và cây ơi lay thật
khẽ cho đôi bạn trẻ đón xuân về.
*Lưu ý: Hoạt náo viên có thể sử dụng các bài hát biến thể trên làm hình phạt cho bất trì
trò chơi nào khác.

TRÒ CHƠI 2: HÒ XỨ THANH


-Nhại theo điệu hò của dân xứ Thanh có vài điệu hay:
-Chú ý là người quan ca phải mồm to một tí, hát cho khí thế, dõng dạc. Đảm bảo ai
nghe lần đầu hát thế này 100% đều sẽ cười vui.
Ví dụ 1 :
Quan ca : Vợ la
Tập thể : hò Zô !
Quản ca : Thì mặc vợ la
Tập thể : hò Zô !
Quản ca : Nhưng mà la quá (lặp khoảng 2-3 lần để tạo tính bất ngờ)
Tập thể : hò Zô !
Quản ca : thì ta ra toà
+Tập thể : Zô ta ! Zô hò ! là hò Zô ta !
+Sông sâu thì mặc sông sâu
+Nhưng mà sâu quá thì ta đi tầu
+Đừng xa thì mặc đường xa
+Nhưng mà xa quá thì ta leo đèo
+Ai yêu thì mặc ai yêu
+Nhưng mà yêu quá thì ta cũng chiều
+Con hư thì mặc con hư………

TRÒ CHƠI 3: DÀN NHẠC HÒA TẤU

Chia xe thành 4 nhóm.


1. Nhóm 1: làm tiếng trống: thùng, thùng, thùng.
2. Nhóm 2: làm tiếng đàn: tưng, tưng, tưng
3. Nhóm 3: làm tiếng mõ: cốc, cốc, cốc.
4. Nhóm 4: làm tiếng khèn: tò tò tò te.
-Hoạt náo viên đưa tay vào nhóm nào thì nhóm đó thực hiện chức năng của mình. Có thể
điều khiển một lúc cả hai tay và khi đưa cao tay thì cả 4 nhóm nhạc cụ đều kêu và ngân
dài.

TRÒ CHƠI 4: HÁT THEO CHỦ ĐỀ


-Cách chơi:
1/ Chia 2 đội hát lần lượt theo chủ đề Hoạt náo viên đã chọn.
Không được hát lặp lại. Đội nào không hát đối lại được là thua.
Ví dụ : chủ đề
+ Bài hát có từ “Anh”, “Em”.
+ Bài hát có tên một tỉnh.
+ Bài hát có từ “ Chim”,” Bướm” .

TRÒ CHƠI 5: TRÒ CHƠI ÂM NHẠC


► Cách chơi:
1. Chia xe thành 2 đội, đặt tên đội chơi.
2. Hoạt náo viên chuẩn bị một danh sách nhạc chia thành nhiều chủ đề.
3. Chủ đề: nhạc vàng, nhạc trẻ, nhạc cách mạng, nhạc bolero…..
4. Khi bản nhạc bất kì nổi lên trong vòng 5 – 10 giây, nếu đội 1 không đoán được
đúng tên bài hát thì quyền trả lời sẽ giành cho đội 2.
Để tăng độ kịch tính của trò chơi, hoạt náo viên có thể cho hai đội ơi thi giơ tay
nhanh giành quyền trả lời.

TRÒ CHƠI 6: BẠN VUI TÔI CŨNG VUI


► Cách chơi:
1. Sử dụng bài hát “ Này bạn vui”
2. Bài hát gốc :
“ Này bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay ( vỗ , vỗ)
Này bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay ( vỗ , vỗ)
Này bạn vui mà muốn tỏ ra và long bạn nôn nao cho quanh đây biết lòng bạn
vui mà muốn tỏ ra thì vỗ cái tay ( vỗ vỗ)”
3. Hoạt náo viên nâng dần độ nhanh của bài hát.
*Biến thể:
-Thay thế “ vỗ cái tay” bằng các hành động khác, và yêu cầu người chơi phải làm theo ,
láy 2 từ ở cuối câu.
-Ví dụ:
+ Này bạn vui mà muốn tỏ ra thì cười hi hi ( người chơi: Hi Hi Hi)
+ Này bạn vui mà muốn tỏ ra thì cười ha ha ( Ha ha ha)………

TRÒ CHƠI 7: HÁT TRUYỀN MŨ


► Cách chơi:
1. Chuẩn bị một chiếc mũ ( chai nước).Hoạt náo viên sẽ hát một bài hát ( hoặc
một bản nhạc ) vui nhộn bất kì.
2. Chiếc mũ sẽ được truyền qua tay lần lượt qua tay của các thành viên từ đầu xe
đến cuối xe và ngược lại. Hoạt náo viên ngưng hát ( dừng nhạc) bất kì. Chiếc
mũ đang ở trên tay người chơi nào, người chơi đó sẽ nhận một hình phạt.
3. Hình phạt: Hoạt náo viên có thể yêu cầu người bị phạt hát tiếp một bài hát
khách để tiếp tục trò chơi.
4. Mời người bị phạt tiếp theo lên hát, phạt.
5. Lưu ý: nếu người chơi ngại hát thì có thể phạt tiền để gây quỹ cho đoàn.

TRÒ CHƠI 8: HÁT ĐẾM SỐ


1. Mời các bạn hát từ 1 đến 5 nhé!
2. Một con vịt xòe ra hai cái cánh, nó kêu rằng quác quác quác quạc quạc quạc. Gặp
vịt cái nó kì kèo đòi kít, kít xong rồi nó vỗ cánh bai bai.
3. Một – Hai bàn tay của em đây em múa cho mẹ xem, hai bàn tay của em như hai
con bướm xinh. Khi em giơ tay lên là bướm tung múa, khi em buông tay xuống là
con bướm đậu trên cành hồng.
4. Một – Hai bàn tay của em đây em múa cho mẹ xem, hai bàn tay của em như hai
con bướm xinh. Khi em giơ tay lên là bướm tung múa, khi em buông tay xuống là
con bướm đậu trên cành hồng.
5. Một – Hai – Ba thương con vì con uống rượu, mẹ thương con vì con uống bia. Cả
nhà ta rượu bia như nhau, xa là nhớ gần nhau nhậu liền.
6. Một – Hai – Ba – Bốn phương trời ta về đây chia khoai, không phân chia củ ngắn
củ dài. Cùng bóc khoai ta mời nhau ăn nhé. Chia cho nhau những củ khoai to.
7. Một – Hai – Ba – Bốn – Năm anh em trên một chiếc xe tăng, như năm bông hoa
nở cùng một cội, như năm ngón tay trên một bàn tay đã xung trận cả năm người
như một à há…..

*CHƯƠNG 3: CÁC TRÒ CHƠI ĐỐI KHÁNG.


- Hoạt náo viên sẽ thường chia xe ra thành 2 đội, hoặc nhiều hơn.
- Đây là các trò chơi mang tính chất hơn thua giữu các đội chơi , nên đòi hỏi trọng tài
phải khéo léo và phân minh để tránh tình trạng tranh cãi không đáng có, mất hòa khí.
- Các trò chơi này tạo không khí cạnh tranh hấp dẫn ,thu hút toàn bộ các thành viên trên
xe của các đội phải cố gắng vì tập thể đội mình.
- Hoạt náo viên nên đưa ra các mức phạt thưởng trước khi chơi để tạo hiệu quả cao nhất.
TRÒ CHƠI 1: TAM SAO THẤT BẢN

► Cách chơi:
1. Hoạt náo viên chia 2 đội và chọn ra một người có tiếng nói trong đoàn cử làm
trọng tài.
2. Lần lượt cử một thành viên của mỗi đội lên đầu xe nhận 1 kí tự bất kì.
3. Đại diện đội chơi 1 sau khi nhận kí tự không được nói mà chỉ được dung động tác
để miêu tả. Cả 2 đội chơi đều có quyền đoán, đội nào đoán đúng nhanh nhất sẽ
giành chiến thắng.
4. Hoạt náo viên nên cho người chơi của cả hai đôi được thoải mái đoán, như vậy sẽ
tạo được hiệu ứng không khí hơn.
*Lưu ý: Trong trường hợp cả 2 đội đều đoán đúng cùng lúc thì hoạt náo viên có thể
cho oẳn tù xì để chọn ra người thắng.

TRÒ CHƠI 2: NỐI TỪ


► Cách chơi:
1. Nhớ dùng từ chỉ có hai tiếng Ví dụ: Ăn Cơm, Học tập, ….)
2. Chia Xe thành 2 đội: Đặt tên (nhớ tên ngắn cho dễ nhớ dễ gọi)
3. Cho hai đội One_Tù_Tỳ để tìm đội đưa ra từ trước
Ví dụ:
Đội thắng là A và Đội thua là B
Đội A đưa ra từ: Đi học
HNV: hỏi đội B là học gì?
Đội B phải trả lời, ví dụ: Học tập
HNV: Hỏi Đội A là tập gì?
Đội A phải trả lời Ví dụ: Tập sách….
4. Cứ như thế tới một lúc nào đó sẽ có đội đưa ra từ mà khi hỏi đội kia không tìm ra
từ để nói.
Ví dụ: Nhọn Hoắt
Khi quản trò hỏi Hoắt gì chắc chắn không có câu trả lời, vậy đội đưa ra từ đó thắng.
5. Trò chơi này có thể tiếp tục chơi lại nhưng nhớ không cho dùng tới từ vừa rồi đội
kia không trả lời được.
TRÒ CHƠI 3: CẬU CẢ-CÔ CHÍN
► Cách chơi:
1. Chia thành 2 đội đặt tên là Cậu Cả và Cô Chín.
2. Các đội tìm 1 động từ bắt đầu bằng chữ C để nối tên 2 đội.
+VD: Cậu Cả cấu Cô Chín, Cắn, cưa…Các động từ không được lặp lại và phải chính
xác.
3. Hoạt náo viên lựa chọn một chữ cái bất kì : B, Đ, H….
B – bấu, béo, bả, bẩy, bỏ….
Đ – đánh, đá, đẩy, đạp…
H – hỏi, hắt, hứng…
Khi hết vốn từ, đội nào không đối được là thua. Áp dụng hình phạt tùy theo đối tượng
khách. Có thể phạt tiền để tạo công quỹ cho đoàn hoặc đội thua hát tặng đội thắng 1
bài…

TRÒ CHƠI 4: CHIẾC NÓN KÌ CỤC


► Cách chơi:
1. Giả làm chương trình chiếc nón kỳ diệu , chuẩn bị 3 ô chữ để đố 2 đội và chơi
cũng như chương trình chiếc nón kỳ diệu .
+ chú ý : ô chữ chuẩn bị phải là những câu đố vui .
Vd : câu hỏi gồm 8 chữ cái : theo khoa học chứng minh ,bộ phận nào trên cơ thể đàn ông
không xài được ?
Đáp án:”VÚ ĐÀN ÔNG”

TRÒ CHƠI 4: ĐỘNG VẬT NÁO LOẠN


► Cách chơi:
1. Quản trò yêu cầu mỗi người chơi lấy tên một loại động vật sau đó tìm tên một có
âm láy với một bộ phận trên cơ thể .
2. Có thể chia đội, nhưng trò này nên chơi lần lượt từng các nhân sẽ tạo không khí
sôi động hơn.
Ví dụ:
+ Con cóc chui vào óc.
+ Con công chui vào mông,
+ Con dán chui vào trán…..

TRÒ CHƠI 5: KỂ TÊN CÁC BỘ PHẬN TRÊN CƠ THỂ


► Cách chơi:
1. Nhằm ôn lại kiến thức sinh học về con người. Tạo sự vui vẻ Chia xe thành 2 đội
chơi tương đương với 2 dãy ghế trên xe.
2. Đặt tên đội: A – B hoặc tên do các đội chọn. Lần lượt đưa ra các chữ cái T, M, L,
… và các đội sẽ nói tên các bộ phận theo chữ cái mà hoạt náo viên (HNV) đưa ra.
Vốn từ rồi cũng hết, đội nào không nói được hoặc nói lặp lại là thua.
3. Hết các chữ cái này, ta lại cho kể theo chữ cái đứng đầu khác. Đội thua sẽ chịu
phạt: Hát 1 bài, hoặc mời đội thắng đi uống nước, hoặc góp quỹ cho đoàn
*Lưu ý: Trong lúc khách đang chơi, HNV nên đan xen thêm những lời bình game để
tạo thêm hiệu ứng đám đông.

TRÒ CHƠI 6: TRUYỀN CHUN

► Cách chơi:
1. HNV chuẩn bị trước 2 phần cho 2 đội gồm nịt và tăm.
2. Mỗi thành viên của mỗi đội sẽ ngậm một chiếc tăm trên miệng và nịt ở đầu hàng.
3. Khi có hệu lệnh của HNV người đầu hang ( đầu xe) sẽ dung chiếc tăm ngậm ở
miệng khéo léo truyền xuống cho người phía sau. Hai đội truyền liên tục như vậy
trong khoảng thời gian quy định. Hết thười gian, đội nào truyền được nhiều nịt
hơn sẽ giành chiến thắng.
4. Đội thua chịu phạt theo yêu cầu của HNV.
5. Biến thể: Chuyền giấy
+Trò này sẽ được chia thành 2 đội tham gia và lần lượt chuyền tờ giấy bằng miệng
từ người đứng đầu cho đến đích. Trong thời gian cho pháp đội nào chuyền được
nhiều giấy hơn là đội chiến thắng. Trò chơi này sẽ tạo nên sự vui vẻ cho người
tham gia cũng như người cổ vũ vì những tình huống bất ngờ.
*Lưu ý: vì ngậm tăm ở miệng dễ gây nguy hiểm nên HNV nên cân đối nếu xe chạy
trên dường tốt k dung động nhiều thì chơi. Không nên chơi ở cung đường xấu, gồ ghề,
nhiều xe.

TRÒ CHƠI 7: MỔ THỊT ĐỘNG VẬT


► Cách chơi:
1. HNV yêu cầu hai đội phải mổ thịt tất cả các con vật có tên bắt đầu bằng chữ B, C,
Đ, H……
2. Đến một lúc nào đó một đội sẽ hết vốn từ hoặc hết động vật để nói sẽ thua.
3. Biến thể: “ Phẫu thuật động vật”
+ HNV yêu cầu hai đội chơi lần lượt kể tên tất cả các bộ phận trên cơ thể trong và
ngoài của con vật bất kì và thêm từ “Ăn” trước đó.Đội nào đến cuối không kể được
thêm bộ phận nào nữa sẽ thua và chịu hình phạt.
Ví Dụ: Con bò: ( ăn tai, ăn tim, sừng, mắt, mũi….)

TRÒ CHƠI 8 : SỐ 2 GIỐNG NHAU


► Cách chơi:
1. Trò chơi tìm bộ phận người có số 2 ,chia xe thành 2 đội chọn một đội trưởng là
nam một đội trưởng là nữ sẽ đứng lên kể tên các bộ phận con người có từ 2
giống nhau, các thành viên còn lại sẽ góp ý, đội nào kể sai, lặp lai hoặc trong 30
giây không chả lời dc sẽ thua.
2. Ví dụ 2 cai tay ,2 cai chan, 2 đôi mắt, 2 lá phổi,....

TRÒ CHƠI 9 : NẾU……THÌ


► Cách chơi:
1. Chia xe thành 02 đội tương đương 2 dãy ghế. Quản trò phát cho mỗi khách ( hoặc
chọn một số thành viên bất kì của 2 đội) một tờ (1/8 tờ A4 thôi nhé) và cho khách
mượn bút viết.
2. Mỗi đội viết vào mẩu giấy một vế của Nếu ….Thì ….
3. ví dụ:
+ Đội A viết với từ “Nếu” (Nếu thế này, nếu thế nọ…),
+Đội B viết các câu cho từ “Thì” (Thì thế này, thì thế kia….).Ghi tên cuối giấy.
4. Sau khi các đội viết xong, quản trò thu lại của 2 đội vào 2 chiếc mũ, trộn đều lên
và bôc thăm ngẫu nhiên để đọc. Sẽ có rất nhiều câu ghép nghe mà khiến cả xe
cười đau bụng luôn.
5. Để tăng tính hấp dẫn, quản trò nên cho phần cuối của trò chơi là phần cả xe bình
chọn xem câu ghép của 2 người chơi nào hay nhất nhận giải thưởng nhỏ.

TRÒ CHƠI 9 : NHÀ THƠ SÁNG TẠO


► Cách chơi:
1. Chia xe thành 2 đội chơi từ câu thơ " chưa đi chưa biết đồ sơn đi rồi mới biết
không hơn đồ nhà, đồ nhà tuy có hơi già nhưng mà vẫn tốt hơn là đồ sơn " 2 đội sẽ
hát đối về các địa danh theo câu thơ "chưa đi chưa biết...
2. *Lưu ý: hoạt náo viên sử dụng trò chơi này cho đoàn hội cao tuổi, hay cựu chiến
binh, hoặc các hội nhà văn, thơ ... để tạo được hiệu quản cao. Tránh việc sử dụng
nhầm đối tượng lại phản tác dụng.
3.
TRÒ CHƠI 10 : TÔI THÍCH BÓP
Cánh chơi:
1. Chia xe thành 2 đội các thành viên của 2 đội sẽ nói các động từ “bóp” một con
vật hay đồ vật nào đó bắt đầu bằng chữ cái: A, B, C…. không được lập lại,
hoặc trong thời gian 30 giây đội nào không chả lời được là thua.
2. Ví dụ :
+ Đội A tôi thích bóp cam.
+Đội B tôi thích bóp chân...
3. Biến thể : tôi thích cầm…., tôi thích mút….

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ TRÒ CHƠI KHÁC.


- Các bạn thân mến, tùy tính chất từng đoàn khác nhau nghề nghiệp, lứa tuổi, mà
hoạt náo cực trò chơi sao cho phù hợp, có thể hoạt náo cho một nhóm các thành viên
trên xe hoặc có thể là cả xe tham ra tùy thuộc vào cánh tổ chức khuấy động sao cho
phù hợp dưới đây là một số các trò chơi như vậy.

TRÒ CHƠI 1 : ĂN ĐỘNG VẬT


► Cách chơi:
1. Chơi vào buổi sáng khi đón đoàn, trước hoặc sau khi ăn sáng.
2. HDV sẽ gọi một hành khách bất kỳ. Khi hành khách được gọi thì phải trả lời
được câu hỏi của HDV và mặc định là thịt bò: Xin hỏi anh ăn sáng với món gì
của con bò.
3. Hành khách trả lời. VD: Tôi ăn sáng với đùi bò,…tôi ăn sáng với Bín bò,
…..cà bò….
4. Ai không trả lời được sẽ bị phạt, ai nói lặp lại của người khác sẽ bị phạt. Mức
phạt có thể thống nhất với cả đoàn từ 5000, 10.000 hoặc 20.000đ.
5. Trò này có cái hay là: Mọi người không dám ngủ vì ngủ mà gọi đến nói lặp lại
hoặc nói nhầm là mất tiền… Ngoài ra cũng tạo được quỹ cho đoàn.

TRÒ CHƠI 2: TRÚNG SỐ


► Cách chơi:
1. Thời gian chơi: bao lâu tùy thích, tới khi nào người chơi muốn dừng thì
thôi:
2. Quản trò sẽ quy định con số cụ thể cho mỗi thành viên theo số thứ tự trong
danh sách đoàn, hoặc lấy số ghế làm số trúng cho người đó, hoặc dãy số từ
1 đến hết số người trên xe,....
3. Quan sát những biển số xe đang chạy trên đường theo chiều ngược lại với
xe của đoàn, 2 chữ số cuối cùng trên biển số xe của xe đó trùng với số thứ
tự của người nào thì người đó coi như trúng số.
4. Người trúng số sẽ phải chi ra một số tiền mặc định đã được quy định và
thỏa thuận từ đầu.
5. (Lưu ý: tùy vào đối tượng khách để quy định số tiền nhỏ hay lớn cho phù
hợp). Đây là 1 trò chơi vui nhộn, kịch tích.

TRÒ CHƠI 3: NÓI DẺO, NÓI NHANH VÀ KHÔNG BỊ NÓI LẮP


► Cách chơi:
1. HNV có thể chuẩn bị một hoặc nhiều câu nói “ có âm láy” dễ bị đọc lộn và mời
các thành viên nói câu đó với tốc độ nhanh dần.
2. Có thể cho từng thành viên bốc thăm nếu có nhiều câu, nếu không thì cho cả đoàn
cùng thi nói một câu xem ai nói được nhanh và nhiều lần nhất.
3. Ví dụ:
+ 1 dồn lỗ ,2 lỗ dồn, 3 dồn lỗ, 4 lỗ dồn…..
+ Ông bụt chùa bùi, cầm bùa đuổi chuột…
+ Liềm chị lộn liềm em….

TRÒ CHƠI 4: Á…. BẰNG


► Cách chơi:
1. HNV yêu cầu người chơi làm theo hiệu lệnh sau:
+ HNV hô: Bằng……( có thể dung tay làm cây súng)
+ Người chơi nào bị súng bắn thì sẽ kêu to “Á….”
2. HNV hô liên tiếp:
+ HNV: Bằng bằng…
+ Người chơi phải kêu ” Á Á”…
*Lưu ý: HNV đầu tiên nên bắn cả đoàn để tạo hiệu ứng đám đông gây chú ý, sau đó
chuyển sang bắn từng cá nhân để gây sự kịch tính buộc tất cả người chơi phải chú ý .
Người chơi nào không làm theo sẽ bị phạt.

TRÒ CHƠI 5: NÓI VÀ LÀM NGƯỢC


► Cách chơi:
1. Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo.
- Quản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to”
- Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”
- Quản trò hô: “Các bạn hãy quay sang phải”
- Người chơi phải làm ngược lại: “các bạn phải quay sang trái”
Quản trò sẽ chỉ người chơi bất kì và nói 1 hành động nào đó thì người chơi phải làm
ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người chơi không
làm ngược lại thì sẽ bị phạt.
CÁC TRÒ CHƠI KHÁC :

1.TRÒ CON THỎ


HDV quy định 4 động tác:
– Con Thỏ (chụm các ngón bàn tay phải, giơ lên cao ).
– Ăn cỏ (chụm các ngón tay đưa lên túm tóc trên đầu).
– Uống nước (chụm các ngón tay đưa vào trong miệng).
– Chui vào hang (đưa tay vào lỗ tai).
Người chơi phải theo HDV và làm đúng động tác qui định. HDV có thể đột xuất hô
“uống nước” nhưng tay để lên đầu, ai làm theo sẽ bị phạt.

2.TRÒ ĐỨNG – NẰM – NGỒI


HDV qui định 3 động tác:
– Cánh tay phải giơ cao: Đứng
– Cánh tay phải để ngang người: nằm
– Cánh tay phải co xuống: Ngồi
Bắt đầu hát theo nhịp bài hát
Anh đứng lên (giơ tay cao), thấy đau chân anh lại ngồi (co tay xuống), ngồi rồi thấy đau
lưng anh lại nằm (để tay ngang người). Nằm rồi anh đứng lên, thấy đau chân anh lại ngồi
thấy đau lưng anh lại lằm, nhịp điệu bài hát nhanh lên. Cứ thế quản trò có thể làm các
động tác khác với lời bài hát, ai sai thì sẽ phạt.

3.HỎI THEO NGUYÊN ÂM


Tập đặt một câu theo một nguyên âm (a,e,o,u,i…) . Người quản trò nói một nguyên âm
nào đó và chỉ vào một người thì người đó phải đặt một câu có CHỦ-VỊ đầy đủ. Chú ý
là nguyên âm phải ở cuối câu, nguyên âm chỉ định phải bất ngờ – ngẫu nhiên. Trò này rất
vui, nếu quản trò biết điều khiển. Ví dụ :
Quản trò ra vần : ồ
Trả lời : Tớ rất quí bạn Linh E vồ
Quản trò ra vần : ừn
Trả lời : Nhưng Tớ ko thích bạn Ép Poi Sừn
Quản trò ra vần : ô
Trả lời : MOD du lịch có người ních là ta ba lô
4. MỔ THỊT CON BÒ
Cách chơi: chọn đối tượng làm mẫu, cho 2 đội thi kể về các bộ phận của bò bắt đầu bằng
chữ cái B, L, M… Đội nào kể được nhiều hơn thì thắng cuộc.
5. HÁT ĐỐI
Cách chơi: chia 2 đội hát lần lượt theo chủ đề MC đã chọn. Không được hát lặp lại. Đội
nào không hát đối lại được là thua. Ví dụ: MC chọn chủ đề về biển, hai đội phải hát
những đoạn có từ “biển”, nếu đội 1 hát đoạn có lặp lại “biển” 2 lần hoặc 3-4 lần thì đội 2
cũng phải hát 1 đoạn bài khác và lặp lại từ tương đương…
Hoặc các chủ đề khác như: Mưa, Gió, Tình Yêu, Chim, Cò ….v v
6.PHÉP LỊCH SỰ
Người chơi thực hiện theo lời HDV nếu trong đó có chữ “xin mời”. Không thực hiện nếu
trong lời đó thiếu chữ “xin mời”.
Ví dụ: xin mời các bạn đứng lên – mọi người thực hiện.
– Tất cả ngồi xuống – Không thực hiện.
(vì không thực hiện vì không có chữ “xin mời”). Ai phạm luật sẽ bị phạt.
* Chú ý: HDV vừa nói vừa làm động tác kể cả không có chữ “mời” để đánh lừa người
chơi.
7.TRÒ MUỖI ĐỐT
Cách chơi: MC hô: muối đốt, muỗi đốt. Người chơi hô: đốt ai, đốt ai. Sau đó người chơi
thực hiện yêu cầu của MC nếu không sẽ bị muỗi đốt. Người không làm theo sẽ bị phạt.

8.TRÒ BÀ BA BÁC BẢY


Cách chơi:
– Chia xe thành 2 đội tương đương với 2 dãy ghế trên xe.
– Đặt tên 2 đội: Một đội là Bà Ba, một đội là Bác Bảy.
– Các đội tìm một động từ bắt đầu bằng chữ B để nối tên 2 đội. VD: Bà Ba bế Bác Bảy…
Các động từ không được lặp lại.
– Khi chơi, vốn từ sẽ dần hết, đội nào không tìm ra được động từ để đối là thua, nói lặp
lại là thua.
– Hình phạt: tùy theo từng đối tượng khách mà áp dụng. Có thể bắt đội thua hát một bài
cho cả xe nghe, hoặc phạt tiền để lập quỹ cho đoàn…

9.TRÒ CHƠI ĂN THỊT BÒ


Cách chơi:
– Chơi vào buổi sáng khi đón đoàn, trước hoặc sau khi ăn sáng.
– HDV sẽ gọi một hành khách bất kỳ. Khi hành khách được gọi thì phải trả lời được câu
hỏi của HDV và mặc định là thịt bò: Xin hỏi anh ăn sáng với món gì của con bò?
– Hành khách trả lời. VD: Tôi ăn sáng với đùi bò,…tôi ăn sáng với Bín bò, …..cà bò….
– Ai không trả lời được sẽ bị phạt, ai nói lặp lại của người khác sẽ bị phạt. Mức phạt có
thể thống nhất với cả đoàn từ 5000, 10.000 hoặc 20.000đ.
– Trò này có cái hay là: Mọi người không dám ngủ vì ngủ mà gọi đến nói lặp lại hoặc nói
nhầm là mất tiền… Ngoài ra cũng tạo được quỹ cho đoàn.

10.THI ĐỐ VỀ TRÁI CÂY


Cách chơi:
– Chia xe thành 2 đội tương đương với 2 dãy ghế.
– HDV yêu cầu 2 đội kể tên các loại trái cây có chữ T, M, L, X… ở đầu. VD: chữ M: me,
mận,…
– Đội A nói xong, đội B phải nói ngay, trong thời gian đếm từ 1 – 5 không nói được hoặc
nói lặp lại là thua cuộc. Tiếp tục lần lượt đến các chữ cái khác.
– Đội thua sẽ chịu phạt theo quy định của HDV đưa ra và thống nhất với xe trước khi
chơi.
11.TÌM HIỂU ĐỊA DANH VIỆT NAM
Cách chơi:
– Chia 2 đội tương đương với 2 dãy ghế.
– Các đội sẽ nói tên các Tỉnh, Thành phố, Huyện, Thị xã (thuộc Tỉnh) trong toàn cả nước.
Quy định: chữ đầu của từ cuối Tỉnh trước là chữ đầu của từ đầu Tỉnh sau.
+ Thí dụ: Hà Nội, Nghệ An, An Lão (Huyện của Tỉnh Hải Phòng), Long Thành (Đồng
Nai)
– Không được lập lại – nếu lặp lại sẽ bị trừ điểm địa danh đó nhưng tiếp theo vẫn được
tính, sau khoảng thời gian đội nào không nêu được địa danh đội đó thua. Đội thua sẽ chịu
hình phạt do HDV đưa ra và thống nhất trước khi chơi.
12.HÁT ĐỐI ĐÁP
Cách chơi:
– 01 người am hiểu về các bài hát làm trọng tài
– Hai bên thi hát về những con vật
+ Chim: có tên loài chim
+ Cá: có tên loài cá
– Hát về những địa danh các Tỉnh, Thành phố trong cả nước
– Thi hát về mưa, đêm, biển, trời, …
** Chú ý: bên nào bí thì áp dụng luật nốc ao (đếm từ 1 đến 10) không tìm được bài hát là
thua, không được hát các bài hát cấm lưu hành, các bài hát ngợi ca Lãnh tụ, Đảng.

13.TRÒ ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ


Cách chơi: Chia xe thành 02 đội. Cử 1 người đại diện của 1 đội lên trên xe, thực hiện
động tác. Và đội ở dưới sẽ nhìn vào động tác ấy đoán xem đó là gì? Nếu đoán sai, đội đó
sẽ phải lên trên xe thực hiện động tác … tương tự như trên.

14.ĐÁNH TRỐNG LẢNG


Cách chơi:
Quản trò sẽ đặt 1 câu hỏi bất kì, người được hỏi sẽ phải ngay lập tức trả lời 1 câu
không liên quan đến câu hỏi. Thành viên nào phản ứng chậm hay trả lời theo đúng câu
hỏi sẽ bị phạt.

15.VỖ TAY
Cách chơi:
quản trò mời cả xe vỗ tay thử 1 cái, 2 cái, 3
cái,…rồi ra quy định “số chẵn thì vỗ hoặc số lẻ thì vỗ, hoặc có câu “xin mời” thì
vỗ,…”. Tổ chức vài lần như thế và tìm ra những người làm sai, chọn đến khi có nam có
nữ; dừng trò chơi, mời những người làm sai rời vị trí lên đầu xe và tiến hành phạt. (Hình
phạt do HDV hoặc những người thắng yêu cầu, lưu ý càng bựa càng tốt.)
Hình phạt tham khảo:
- Hình phạt 1: sử dụng bài hát: Qua cầu gió bay
“Yêu nhau, cởi áo í mà cho nhau, về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay…” Người hát có thể đổi
“cởi áo” thành cởi dép, cởi nịt, cởi nón, cởi nhẫn,…người chịu phạt phải làm theo, biến
thái vào – mới vui!
Hình phạt 2: sử dụng câu hát: “cao cao bên cửa sổ có 2 người hôn nhau!”
Người hát có thể đổi “hôn nhau” thành nắm tay nhau, vuốt tóc nhau, ôm nhau,…
16.NGÓN TAY NHÚC NHÍCH
Cách chơi:
-HDV đưa 1 ngón tay lên và hát đếm:
“Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần). Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm
ta vui rồi” – Đưa hai ngón tay thì hát đếm thế 1 ngón thành 2 ngón.
- Một ngón tay ta hát 2 lần nhúc nhích, 2 ngón tay ta hát 4 lần nhúc nhích … cho đến
hết bàn tay – nếu người chơi đếm thiếu thì sẽ bị phạt.

17.NHÀ BÁO TÌM DŨNG SĨ


Cách chơi:
HDV chỉ định 1 thành viên làm nhà báo sau
đó mời lên phía trên và quay người lại (nhà báo không được nhìn ra sau ) – tiếp tục trọng
tài chỉ định 1 người làm dũng sĩ (mời dũng sĩ đứng lên cho mọi người ngắm dung nhan),
sau đó mời dũng sĩ ngồi xuống và mời nhà báo quay lại. Nhà báo có nhiệm vụ tìm ra
dũng sĩ bằng 3 đến 5 câu hỏi tuỳ quy định
Thí dụ: - Dũng sĩ là nam phải không?
- Dũng sĩ có mang kiếng không?
(Nếu là đúng thì tất cả vỗ tay – nếu không đúng thì cười, hoặc lắc đầu)
** Lưu ý: trọng tài phải biết hạn chế câu hỏi của nhà báo, biết đồng ý hay không đồng ý
với câu hỏi của nhà báo
- Sau 5 câu hỏi nhà báo phải chỉ ra dũng sĩ nếu không tất cả sẽ đếm từ 1 đến 10 và nhà
báo thua (phải chịu hình phạt của tập thể đề ra: múa, hát, …)
- Nếu nhà báo chỉ ra dũng sĩ thì dũng sĩ phải vào vị trí nhà báo và cuộc chơi lại tiến hành
lại từ đầu
Tương tự có thể tìm bạn thân, người yêu, kẻ gian,

18.TRÒ CHƠI NGƯỜI VIỆT BIẾT HÀNG VIỆT


Cách chơi:
Quản trò đọc tên một loại sản phẩm hoặc khoanh vùng sản phẩm để các nhóm đọc
tên các nhãn hiệu hàng việt Nam về sản phẩm đó mà mọi người phải biết. Khi thấy hai
bên đã nêu ra quá nhiều nhãn hiệu thì quản trò sẽ đổi sản phẩm khác
+ VD, Giày => Bitis, Bata, …
Rượu => Nam Vang, Vang Đà Lạt, Bầu Đá Bình Định,…
+ Yêu cầu của người quản trò khi tổ chức trò chơi này phải có vốn kiến thức thật sự
phong phú để xử lý các tình huống kiện tụng.

19. CHỈ ĐIỂM


Cách chơi:
Hô đâu chỉ vào chỗ đó trên cơ thể (mồm, mắt, mũi, tai…)
Người quản trò hô vào chỗ nào, thì mọi người chơi phải chỉ đúng vào chỗ đó trên cơ thể
mình
Lúc đầu người quản trò vừa hô vừa chỉ vào đúng chỗ đó trên cơ thể của người quản trò,
sau đó bất ngờ nói một đằng chỉ một nẻo. Ai làm sai thì bị phạt.

19. HỎI ĐÁP


Cách chơi:
Trên miếng giấy các bạn Nữ ghi 1 câu hỏi bất kỳ – còn bạn Nam tưởng tượng ra 1 câu trả
lời bất kỳ. Sau đó gom tất cả vào chiếc nón của nhóm mình – sau khi xong 2 nhóm cử ra
2 người lần lượt lên bốc câu hỏi – câu trả lời đọc lên cho mọi người nghe (lần sau có thể
làm ngược lại: Nam hỏi – Nữ trả lời).

20. SOI GƯƠNG


Cách chơi:
Chia xe thành 2 đội và sau đó 2 đội sẽ chọn ra những thành viên nhất định để tham gia
vào trò chơi này. Thành viên của đội này làm chuẩn thì thành viên của đội kia phải làm
gương và ngược lại. Sẽ có các cặp đôi từ 2 đội thi với nhau, mỗi cặp đôi đứng đối diện
nhau, người làm gương sẽ phải lặp lại chính xác các động tác của người kia. Ban giám
khảo sẽ là quản trò và các thành viên không tham gia trò chơi. Đội làm gương nào không
“mô phỏng” lại giống và đúng chủ nhân của mình thì thua.

21.TÌM ĐỘNG VẬT


Cách chơi:
có 2 đội chơi. Quản trò sẽ chia làm 3 vùng là “bầu trời, mặt đất, dưới biển”. Khi quản trò
nhắc đến một vùng nhất định, đồng thời chỉ định đội nào thì đội đó phải ngay lập tức đọc
tên của 1 loài động vật sống tại vùng đó, khi đã đọc rồi thì không được đọc lặp lại, tên
của động vật phải rõ ràng như chim gì, cá gì,…(Ví dụ: Trời - quạ, Đất - trâu, Biển
- mực,…). Đội nào không đọc được hoặc đọc chậm thì thua.

22.TÔI THẤY
Cách chơi:
Mỗi thành viên hô “Tôi thấy” cộng với tên của 1 người trên xe kèm theo 1 từ miêu tả
ngoại hình, dáng vẻ, tính cách người đấy (Ví dụ: “Tôi thấy Xuân tóc đỏ”, “Tôi thấy
Nhung nhí nhảnh”,…). Người được gọi tên lại tiếp tục cho đến hết. Thành viên nào
không hô tiếp được sẽ bị phạt.

23.Tìm Bộ Phận Trên Cơ Thể Động Vật


+ Ví Dụ: Con Nai
Chia làm hai đội, thi với nhau kể tên các bộ phận trên cơ thể con nai. tuy nhiên không
đơn giản chỉ kể tên, mà muốn kể tên bộ phận nào, phải nói láy bộ phận đó.
+EX: Muốn nói “Da Nai” —> “Dai Na”
Muốn nói “Lông Nai” —> “Lai Nông”
24. Khám phá ẩm thực
Chia đoàn thành 2 đội chơi, đội A và đội B ( tên đội tùy khách chọn ) sẽ kể tên các món
ăn Việt Nam có 2 từ, sau đó quản trò tăng số lượng từ lên dần thành 3 từ, 4 từ hoặc 5 ,…
Ví dụ:
2 từ : bánh cuốn, chả giò, bánh trưng , thịt kho v,v….
3 từ : hột vịt lộn, bún mắm nêm,
4 từ : nem chua Thanh Hóa,cút lộn xào me , v,v…
Khi bị bí từ thì khách sẽ tự tạo ra rất nhiều tên món ăn thú vị và đem lại tiếng cười cho cả
đoàn, v,v…
25. Thấu tình đồng đội
Quản trò sẽ nói tên một đồ vật vào tai của 2 người đội trưởng sau đó cho họ vẽ tranh ra
giấy. Đội trưởng giơ tranh ra cho người thứ 2 trong đội nhìn và đoán xem đội trưởng định
vẽ gì, sau đó vẽ tiếp thêm những nét khác vào, cứ tiếp tục truyền tay nhau vẽ cho đến
người cuối cùng. Thành viên cuối cùng sẽ hoàn thành bức vẽ và ghi tên của đồ vật đó đưa
cho ban tổ chức.
Trong trường hợp cả 2 đội đều đoán đúng, thì đội nhanh hơn sẽ chiến thắng.

You might also like