You are on page 1of 1

Hiến máu: 0976990066

Địa chỉ: Phố Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
TRANG CHỦ GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ CHUYÊN MÔN kiếm...VỤ NỔI #
ĐƠN VỊ CHỨC NĂNGTìm DỊCH BẬT HIẾN MÁU TIN TỨC THÔNG TIN
ĐặtCẦN
lịch BIẾT HỘIyêu
khám theo NGHỊ HH-TM
cầu: 2022
1900969670

VIỆN HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG


NATIONAL INSTITUTE OF HEMATOLOGY AND BLOOD TRANSFUSION (NIHBT)
ĐƠN VỊ ANH HÙNG LAO ĐỘNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT


Tan máu bẩm sinh (thalassemia) là gì và điều
trị như thế nào? Thư mời chào giá vật tư,
thiết bị y tế
Ngày đăng : 28-04-2021 Chia sẻ

Bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) được thế giới phát hiện và nghiên cứu từ năm 1925. Tại Việt Nam, Thái Lan: 200 người xếp
bệnh được các nhà khoa học nghiên cứu từ năm 1960. hàng hiến máu, cứu nạn
nhân vụ xả súng ở nhà trẻ

Chương trình hiến máu


ngập sắc cờ đỏ sao vàng
của Tập đoàn CEO

Người bệnh máu sốt cao


nên chăm sóc như thế
nào?

Dinh dưỡng cho người


bệnh máu ác tính gặp tác
dụng phụ do truyền hóa
chất

BỆNH TAN MÁU BẨM SINH (THALASSEMIA) LÀ GÌ?

Bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) là một nhóm bệnh huyết sắc tố gây thiếu máu, tan máu di truyền. Mỗi
thể bệnh là do bất thường tổng hợp một loại chuỗi globin; Có hai thể bệnh chính là alpha thalassemia và beta
thalassemia; ngoài ra có các thể phối hợp khác như thalassemia và bệnh huyết sắc tố.

TÌNH HÌNH BỆNH TAN MÁU BẨM SINH TRÊN THẾ GIỚI

Thalassemia (tan máu bẩm sinh) là bệnh di truyền có tỷ lệ cao nhất trên thế giới. Theo báo cáo của Liên đoàn
Thalassemia Thế giới năm 2012 (TIF – Thalassemia International Federation), có khoảng 7% dân số trên thế
giới mang gen bệnh huyết sắc tố và thalassemia.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO – World Health Organisation), bệnh huyết sắc tố (HST) ảnh hưởng tới 71%
số nước trên thế giới; khoảng 7% phụ nữ có thai mang gen bệnh huyết sắc tố và khoảng 1,1% các cặp vợ
chồng có nguy cơ sinh con bị mang gen bệnh. Mỗi năm có khoảng 60.000 – 70.000 trẻ em sinh ra bị bệnh
thalassemia mức độ nặng. Bệnh tập trung nhiều ở vùng Địa Trung Hải, Trung Đông, Châu Á – Thái Bình
Dương trong đó có Việt Nam.

TỶ LỆ MANG GEN BỆNH THALASSEMIA TẠI VIỆT NAM

Hiện nay, ở nước ta có khoảng trên 12 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh và có trên 20.000
người bệnh mức độ nặng cần phải điều trị cả đời. Mỗi năm có thêm khoảng 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh
thalassemia, trong đó có khoảng 2.000 trẻ bị bệnh mức độ nặng và khoảng 800 trẻ không thể ra đời do phù
thai. Người bị bệnh và mang gen có ở tất cả các tỉnh/thành phố, các dân tộc trên toàn quốc.

Chi phí điều trị trung bình cho một bệnh nhân thể nặng từ khi sinh ra tới 30 tuổi hết khoảng 3 tỷ đồng. Một
người bệnh mức độ nặng từ khi sinh ra đến 21 tuổi cần truyền khoảng 470 đơn vị máu để duy trì đời sống.
Mỗi năm, cả nước cần có trên 2.000 tỷ đồng để cho tất cả bệnh nhân có thể được điều trị tối thiểu và cần có
khoảng 500.000 đơn vị máu an toàn.

Mời xem thêm: Hướng dẫn đặt lịch khám và chi phí xét nghiệm theo yêu cầu

BỆNH TAN MÁU BẨM SINH DI TRUYỀN NHƯ THẾ NÀO?

Bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường. Do vậy tỷ lệ nam và
nữ bị bệnh như nhau. Khi cả vợ và chồng cùng mang gen bệnh thalassemia thì mỗi lần sinh có 25% nguy cơ
con bị bệnh, 50% khả năng con mang một gen bệnh và 25% khả năng con bình thường.

Mời xem thêm: Bệnh thalassemia di truyền như thế nào và cách phòng bệnh

CÁC MỨC ĐỘ CỦA BỆNH TAN MÁU BẨM SINH

Bệnh tan máu bẩm sinh có nhiều mức độ lâm sàng khác nhau:

– Mức độ rất nặng: Thai nhi phù, thường tử vong trước hoặc ngay khi sinh;

– Mức độ nặng và trung bình: bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng chung như: Thiếu máu (trung bình đến
nặng); Hoàng đảm; Lách to, gan to; Chậm phát triển thể chất; Biến dạng xương (xương sọ, xương mặt, …);
Rối loạn nội tiết: đái đường, suy giảm chức năng sinh dục, …; Xơ gan, suy gan; Suy tim, rối loạn nhịp tim…;

– Mức độ nhẹ: người bệnh chỉ bị thiếu máu nhẹ (dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác như thiếu máu
thiếu sắt);

Người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh không có biểu hiện lâm sàng, có thể không thiếu máu.

BỆNH TAN MÁU BẨM SINH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN VÀ BIẾN CHỨNG GÌ?

Do mất cân bằng trong quá trình tổng hợp chuỗi globin nên dẫn đến việc sinh hồng cầu không đáp ứng được
nhu cầu của cơ thể và gây ra các hậu quả:

Thiếu máu:

Là tình trạng thiếu máu mạn tính trong suốt cuộc đời người bệnh. Nguyên nhân do các chuỗi globin thừa lắng
đọng trong các tế bào đầu dòng hồng làm quá trình sinh hồng cầu không hiệu lực từ trong tủy xương, hồng
cầu trưởng thành bị tiêu hủy sớm hơn ở lách và lượng huyết sắc tố trong mỗi hồng cầu thấp. Tất cả các
nguyên nhân này dẫn đến lượng huyết sắc tố của bệnh nhân thalassemia thấp hơn bình thường.

Thay đổi cấu trúc xương:

Do thiếu máu, cơ thể phản ứng bằng tăng sinh hồng cầu, mở rộng diện tích sinh hồng cầu trong tuỷ xương
dẫn đến thay đổi cấu trúc xương sọ, mặt và đầu xốp các xương dài, một số trường hợp có các u sinh máu
(sinh máu trong ống tuỷ, phổi…). Điều này làm gương mặt bệnh nhân thalassemia bị biến dạng: trán dô, mũi
tẹt, gò má cao, răng vẩu, xương dễ gãy, giảm mật độ xương, loãng xương.

Lách to:

Chuỗi globin thừa tạo thành thể vùi trong hồng cầu làm hồng cầu mất độ mềm mại, dễ bị bắt giữ tại lách, làm
lách phì đại, với một số lượng lớn hồng cầu được giữ trong lách làm giảm lượng hồng cầu trong máu do đó
càng làm máu bị loãng hơn. Nếu lách bị cắt thì hiện tượng này sẽ xảy ra đối với gan.

Rối loạn chuyển hóa sắt:

Tuỷ xương tăng sinh hồng cầu kích thích cơ thể tăng hấp thu sắt từ đường tiêu hóa, bên cạnh đó do bệnh
nhân thường xuyên phải truyền khối hồng cầu nên tổng lượng sắt của cơ thể tăng cao nhanh chóng. Khi sắt
huyết thanh tăng 10 – 15 lần, các vị trí gắn sắt của transferrin đã bão hoà hết, sắt sẽ gắn không đặc hiệu với
các chất khác như albumin, citrate, aminoacid và được lắng đọng tại các tổ chức như gan tim, tuyến nội tiết
làm tổn thương các cơ quan này. Điều này dẫn đến bệnh nhân bị xơ gan, suy gan, suy tim, suy các tuyến yên
tuyến sinh dục, đái tháo đường, suy giáp, suy cận giáp…

Rối loạn đông cầm máu:

Người bệnh tan máu bẩm sinh có những biến đổi về đông cầm máu, nhìn chung có xu hướng tăng đông.

Tan máu bẩm sinh - Nỗi ám ảnh suốt cuộc đời


Chia sẻ

Xem trên

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TAN MÁU BẨM SINH

Hai biện pháp chính điều trị bệnh tan máu bẩm sinh hiện nay là truyền máu và thải sắt. Bên cạnh đó, một số
biện pháp phổ biến khác cũng được sử dụng cho điều trị bệnh.

Truyền máu: Do bị thiếu máu mạn tính, bệnh nhân cần phải truyền máu định kỳ, suốt cả cuộc đời. Khoảng
cách giữa các lần truyền máu là 2 – 5 tuần. Chế phẩm sử dụng là khối hồng cầu.
Thải sắt: Mục đích để chống quá tải sắt ở bệnh nhân, nhằm đưa nồng độ sắt trong cơ thể về giới hạn
bình thường. Bệnh nhân thường phải duy trì dùng thuốc thải sắt trong suốt cuộc đời.
Cắt lách: Được chỉ định khi có tăng nhu cầu truyền máu hơn 50% so với ban đầu trong 6 tháng; Lách quá
to gây đau; Giảm bạch cầu hoặc giảm tiểu cầu nặng (do cường lách).

Nhiều người bệnh tan máu bẩm sinh bị cường lách và phải cắt lách.

THALASSEMIA: CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH


Chia sẻ 67/69

Xem trên

Ghép tế bào gốc: Là phương pháp điều trị hiện đại, có thể chữa khỏi bệnh tan máu bẩm sinh. Tuy nhiên,
chi phí điều trị khá tốn kém. Ghép tế bào gốc được chỉ định đối với bệnh nhân Thalassemia mức độ nặng,
dưới 16 tuổi, chưa có quá tải sắt mức độ nặng và có người cho tế bào gốc phù hợp HLA.

Chăm sóc toàn diện:  Để phòng ngừa và hạn chế các biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho
người bệnh.
Điều trị biến chứng: Tùy theo biểu hiện, điều trị biến chứng như suy tuyến nội tiết, đái tháo đường, suy
tim, xơ gan, loãng xương, rối loạn đông máu…

MỘT SỐ LƯU Ý TRONG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TAN MÁU BẨM SINH

Người bệnh tan máu bẩm sinh thường bị quá tải sắt. Sắt dư thừa tích tụ trong gan, tim, tinh hoàn/ buồng
trứng và tuyến yên. Từ đó làm tổn thương, suy giảm chức năng của các cơ quan này.

Người bệnh tan máu bẩm sinh nên lựa chọn các loại thực phẩm cho năng lượng cao mà chứa hàm
lượng sắt thấp:

+ Hạn chế các thức ăn có chứa hàm lượng sắt cao như: thịt bò, thịt trâu, thịt gà chọi, thịt chó, tim, gan…
và rau có màu xanh đậm như: rau bina, cải xoong, rau ngót, rau muống, rau dền …các loại nấm.+ Nên
uống nước chè tươi hàng ngày và ngay sau bữa ăn để làm giảm hấp thu sắt từ thực phẩm.

+ Hạn chế các chất kích thích và nước ngọt có ga: rượu, bia, café, coca…

Người bệnh tan máu bẩm sinh nên bổ sung các loại Vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của
xương nhằm duy trì thể trạng và không làm trầm trọng thêm vấn đề quá tải sắt.+ Bổ sung các thực phẩm
chứa nhiều canxi, kẽm và vitamin D để cho xương vững chắc như: tôm, cua, cá, …+ Hạn chế muối trong
khẩu phần ăn hằng ngày, lượng muối từ 4 – 6g/ ngày.

Chế độ sinh hoạt:

Người bệnh tan máu bẩm sinh có thể sinh hoạt bình thường, hạn chế lao động nặng các hoạt động gắng
sức;
Tránh nhiễm trùng:

+ Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay thường xuyên, tiêm vắc xin phòng bệnh;

+ Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tập thể dục thường xuyên, chọn các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với lứa tuổi và tình trạng bệnh.

Xem thêm: Người bệnh tan máu bẩm sinh nên ăn uống như thế nào 

PHÒNG BỆNH TAN MÁU BẨM SINH NHƯ THẾ NÀO?

Hai người khỏe mạnh bình thường, có thể cùng mang gen và khi kết hôn có nguy cơ sinh ra con bị bệnh thể
nặng. Các biện pháp phòng tránh bệnh tan máu bẩm sinh:

Các bạn trẻ và những người trong độ tuổi sinh đẻ nên chủ động xét nghiệm, tầm soát gen bệnh càng sớm
càng tốt.
Người mang gen bệnh cần được tư vấn và quản lý nguồn gen để tránh sinh ra con bị bệnh thể nặng.
Các cặp đôi cùng mang gen đã kết hôn cần được tư vấn trước khi mang thai và thực hiện các biện pháp
chẩn đoán trước sinh phù hợp. Nếu người vợ đã mang thai cần sàng lọc trước sinh trong những tháng
đầu nhằm phát hiện gene bệnh có thể có ở thai nhi và tư vấn, đình chỉ nếu phát hiện thai nhi bị bệnh tan
máu bẩm sinh (thalassemia) mức độ nặng.  

Xem thêm:

Chi phí xét nghiệm gen tan máu bẩm sinh (thalassemia)

Chẩn đoán trước sinh thalassemia (tan máu bẩm sinh) được tiến hành như thế nào?

ĐỊA ĐIỂM HIẾN MÁU & XÉT NGHIỆM:

1. Viện Huyết học – Truyền máu TW (phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội):

Từ thứ 2 – thứ 6: 6h30 – 17h (khám theo BHYT, khám thu phí và khám theo yêu cầu);
Thứ 7: 7h30 – 17h (khám theo yêu cầu).

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ KHÁM THEO YÊU CẦU TẠI VIỆN:


Để xét nghiệm máu nhanh chóng, rút ngắn thời gian chờ đợi, bạn có thể đăng ký khám theo yêu cầu thông
qua:

Tổng đài: 1900 96 96 70 


Website: vienhuyethoc.vn/

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ KHÁM THEO YÊU CẦU THEO HƯỚNG DẪN TẠI ĐÂY.

TRUNG TÂM THALASSEMIA:  


Địa chỉ: Tầng 3, Viện Huyết học – Truyền máu TW
Điện thoại: (024) 3782 4263
Fanpage: https://www.facebook.com/thalassemia.vn/

2. Các điểm hiến máu và xét nghiệm ngoại Viện: 8h – 12h và 13h30 – 17h từ thứ 3 – Chủ nhật.

Số 26 Lương Ngọc Quyến, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.


Số 132 Quan Nhân, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Số 10, ngõ 122 đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội.
Số 78, Nguyễn Trường Tộ, quận Ba Đình, Hà Nội.

Trung tâm Thalassemia

Viện Huyết học – Truyền máu TW

Tag : bệnh máu thalassemia tan máu bẩm sinh

Ý KIẾN

Bạn nghĩ gì về tin này?

Gửi bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Ghép tế bào gốc – Hồi sinh những cuộc đời


! 12 Tháng Một, 2021

Gia đình anh Phạm Nam Trung vỡ òa hạnh phúc khi tế bào gốc lấy từ máu
cuống rốn của đứa con thứ 3 đã “chữa” lành bệnh cho chị…

Những ưu điểm khi xét nghiệm máu tại điểm hiến


máu cố định
! 30 Tháng Sáu, 2021

Ai cũng hiểu rằng cần phải đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên chúng ta lại
rất ngại đến bệnh viện vì sợ mất thời gian. Nếu như…

Chi phí xét nghiệm máu tổng quát


! 14 Tháng Mười Hai, 2020

Lợi ích của việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe, thực hiện các xét nghiệm
máu tổng quát là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, đa số người Việt Nam…

Xét nghiệm trước khi kết hôn gồm những gì?


! 21 Tháng Một, 2021

Tại sao cần xét nghiệm trước khi kết hôn? Xét nghiệm tiền hôn nhân rất cần
thiết với các cặp đôi khi bước vào cuộc sống gia đình. Tại các…

Các bước gửi tế bào gốc máu dây rốn


! 23 Tháng Ba, 2021

Máu dây rốn (máu cuống rốn) chứa các tế bào máu bình thường và một lượng
tế bào gốc rất đa dạng như: tế bào gốc tạo máu, tế bào…

Hướng dẫn đặt lịch hẹn khám bệnh theo yêu cầu
! 22 Tháng Tám, 2022

Để khám bệnh, xét nghiệm máu nhanh chóng, thuận tiện, rút ngắn thời gian
chờ đợi, quý khách hàng có thể đặt lịch khám theo yêu cầu tại Viện thông…

VIỆN HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG


Địa chỉ: Phố Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Đường dây nóng: 0967 89 16 16

Lịch khám Lịch hiến máu tình nguyện

Thứ 2 – Thứ 6: 6h30 – 17h00 Tất cả các ngày: 7h30 – 19h00


Thứ 7: 7h30 – 17h00 Tổng đài hiến máu: 0976 99 00 66
Tổng đài Đặt lịch khám theo yêu cầu: 1900 96 96 70

CÁC ĐIỂM HIẾN MÁU CỐ ĐỊNH VÀ XÉT NGHIỆM NGOẠI VIỆN


Giờ làm việc: 8h – 12h và 13h30 – 17h | Thứ 3 - Chủ nhật (nghỉ Thứ 2 và ngày lễ)

" Quận Hoàn Kiếm " Quận Thanh Xuân " Quận Đống Đa " Quận Ba Đình " Bệnh viện Đa khoa
26 Lương Ngọc Quyến, HN 132 Quan Nhân, Hà Nội Số 10, Ngõ 122, Đường Láng, 78 Nguyễn Trường Tộ, Hà Nội Nông nghiệp
Điện thoại: (024) 3718 3154 Điện thoại: (024) 3207 9699 Hà Nội Km13+500, Quốc lộ 1A,
Điện thoại: (024) 3203 0032 Ngọc Hồi, Thanh Trì, HN
Điện thoại: (024) 32 000 407

Trang thông tin điện tử tổng hợp của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, giấy phép hoạt động số: 60/GP-TTĐT do bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 15/6/2016

Thiết kế website VIỆN HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG bởi wecan-group.com

You might also like