You are on page 1of 2

Chính trị Campuchia được nhiều người nước ngoài biết đến bởi thời kỳ diệt

chủng của Khmer Đỏ, việc này gây ra những đổ vỡ lớn trong nội bộ những
nước đã từng ủng hộ chế độ này.
Vương quốc Campuchia hiện là một nước Quân chủ lập hiến theo quy định của
Hiến pháp Campuchia năm 1993. Hệ thống quyền lực được phân định rõ giữa
lập pháp, hành pháp và tư pháp gồm: Quốc vương, Hội đồng Ngai vàng Hoàng
gia, Thượng viện, Quốc hội, Nội các, Toà án, Hội đồng Hiến pháp và các cơ
quan hành chính các cấp.
* Hành pháp
Đứng đầu nhà nước là Quốc vương. Trên thực tế Quốc vương không điều hành
đất nước. Vị Quốc vương được lựa chọn bởi một Hội đồng Ngai vàng Hoàng
gia gồm 9 người theo Hiến pháp. Nguyên thủ đầu tiên của đất nước là Quốc
vương Norodom Sihanouk sau khi ông trở lại làm vua vào tháng 9/1993. Cuối
tháng 10/2004, Quốc vương Norodom Sihanouk thoái vị làm Thái thượng
vương, Hội đồng Ngai vàng Hoàng gia đã đưa Thái tử Norodom Sihamoni lên
làm tân Quốc vương. 
Đứng đầu Chính phủ hiện nay gồm 01 Thủ tướng thuộc đảng chiếm đa số tại
Quốc hội và 06 Phó Thủ tướng. Nội các: Hội đồng Bộ trưởng do Quốc vương
ký sắc lệnh bổ nhiệm.
* Lập pháp
- Thượng viện: nhiệm kỳ 6 năm, có 61 ghế (02 ghế do Quốc vương bổ nhiệm,
02 ghế do Quốc hội bầu). Thượng viện thành lập tháng 3/1999 (không qua bầu
cử), Thượng viện nhiệm kỳ II được bầu tháng 01/2007 thông qua bỏ phiếu kín
và không trực tiếp. Bầu cử Thượng viện nhiệm kỳ III tổ chức ngày 29/01/2012,
có 02 đảng tham gia tranh cử là Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) và đảng
Xam Rên-xy (SRP); kết quả CPP được 46 ghế (tăng 01 ghế), SRP được 11 ghế
(tăng 09 ghế). Chủ tịch Thượng viện đương nhiệm là Xăm-đéc Xay Chum.
- Quốc hội: có 123 ghế, bầu đại biểu theo chế độ phổ thông đầu phiếu, nhiệm
kỳ 5 năm. Campuchia đã tổ chức bầu cử Quốc hội 5 lần (1993, 1998, 2003,
2008, 2013). Tại cuộc bầu cử lần 5 ngày 28/7/2013, Đảng Nhân dân
Campuchia (CPP) được 68/123 ghế (giảm 22 ghế so với bầu cử lần 4); Đảng
Cứu quốc (CNRP- Liên minh giữa SRP và HRP) được 55/123 ghế (tăng 26 ghế
so với bầu cử lần 4), các đảng khác không được ghế nào. Ngày 23-24/9/2013,
Quốc hội Campuchia đã tiến hành kỳ họp đầu tiên và Xăm-đéc Hêng Xom-rin
đã được bầu lại làm Chủ tịch Quốc hội khóa VI.
* Tư pháp
Hội đồng Thẩm phán tối cao (được Hiến pháp quy định, thành lập 12/1997);
Toà án Tối cao và các Toà án địa phương. Các đảng chính trị: Hiện nay, ở
Campuchia có 3 Đảng lớn là: Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Đảng Mặt
trận đoàn kết dân tộc vì một nước Campuchia độc lập, trung lập, hoà bình và
thống nhất (FUNCINPEC) là hai đảng chính đang cầm quyền. Đảng Cứu quốc
Campuchia(CNRP) là đảng đối lập chính và khoảng 58 đảng phái khác.
Tình hình an ninh, chính trị Campuchia thời gian qua cơ bản ổn định. Năm
2018, Campuchia đã tổ chức thành công cuộc bầu cử Thượng viện khóa IV và
cuộc bầu cử Quốc hội khóa VI, trong đó Đảng Nhân dân Campuchia (CPP)
giành thắng lợi tuyệt đối. Đây là lần đầu tiên kể từ khi Campuchia đi vào thể
chế chính trị đa đảng, CPP nắm giữ trọn cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp.
Tiếp đó, CPP giành thắng lợi cũng gần như tuyệt đối trong cuộc bầu cử Hội
đồng thủ đô/tỉnh, thành phố/quận/huyện nhiệm kỳ III được tổ chức vào năm
2019. Trong cuộc bầu cử Hội đồng xã, phường nhiệm kỳ 5 diễn ra tháng
6/2022, CPP cũng giành được sự tín nhiệm cao nhất của cử tri cả nước. Sau bầu
cử Quốc hội, CPP đã chủ động đẩy nhanh tiến trình thành lập Quốc hội và
Chính phủ Hoàng gia nhiệm kỳ VI. Thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố
lãnh đạo Chính phủ Campuchia thực hiện Cương lĩnh chính trị đã cam kết
trong chiến dịch tranh cử; kiện toàn một số vị trí chỉ huy trong quân đội; Thành
lập Hội đồng tư vấn tối cao với thành viên là lãnh đạo 16 đảng tham gia bầu cử
Quốc hội khóa VI. CPP tập trung chỉ đạo đi sâu vào công tác xây dựng Đảng,
trong đó có việc cải cách trong nội bộ Đảng, tăng cường củng cố đoàn kết nội
bộ, bổ sung lớp kế cận vào hàng ngũ lãnh đạo đảng. CPP cũng thúc đẩy cải
cách tinh giản bộ máy quản lý trong nước, siết chặt công tác phòng chống tham
nhũng, tăng cường tiếp xúc cử tri để lắng nghe và giải quyết các nguyện vọng
của người dân, tiến hành cải cách kinh tế nhằm tăng cường tính cạnh tranh cho
các doanh nghiệp trong nước, triển khai các chính sách an sinh xã hội, tiến
hành cải cách hành chính và đề ra một số giải pháp mới về phát triển đất nước.

You might also like