You are on page 1of 20

CHƯƠNG 04: Quản trị tác động rủi ro hối đoái kinh tế

Chương
04 QUẢN TRỊ TÁC ĐỘNG HỐI
ĐOÁI KINH TẾ
“Thành công là một cuộc hành trình chứ không phải là điểm đến”
A.Moravia

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG 4

Các mục tiêu cụ thể của chương là:

• Phân tích ảnh hưởng của tác động hối đoái kinh tế đến dòng tiền của công ty
đa quốc gia
• Hiểu rõ các lý do làm cho tác động hối đoái kinh tế của các MNC khác nhau
thì khác nhau
• Thiết kế được chiến lược marketing đối phó với rủi ro tỷ giá tác động đến
dòng tiền của công ty đa quốc gia.
• Giải thích được quy luật hoạt động của chiến lược quản trị sản xuất để đối phó
với biến động tỷ giá.
• Hiểu được nguyên tắc ra quyết định tài trợ của các công ty đa quốc gia từ
những bài học thành công và thất bại.

4.1 ẢNH HƯỞNG CỦA TÁC ĐỘNG HỐI ĐOÁI GIAO DỊCH ĐẾN DÒNG
TIỀN CÔNG TY

Như đã trình bày ở chương 2, tác động hối đoái kinh tế là mức độ dòng tiền của một
công ty bị tác động (trực tiếp hoặc gián tiếp) bởi những biến động tỷ giá. Nói một

80
CHƯƠNG 04: Quản trị tác động rủi ro hối đoái kinh tế

cách khác, tác động hối đoái kinh tế là sự kết hợp của rủi ro kinh doanh và rủi ro giao
dịch. Trong đó, rủi ro kinh doanh từ khía cạnh tỷ giá là những dao động trong tỷ giá
làm ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí trong tương lai của công ty. Điều này là do khi
tỷ giá thay đổi sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, do đó sẽ ảnh
hưởng đến tình hình bán hàng cũng như các chi phí khác (nguyên vật liệu...). Rủi ro
kinh doanh xảy ra trước và rủi ro giao xảy ra sau. Tác động hối đoái kinh tế đến dòng
tiền của một công ty đa quốc gia như sau:

Bảng 4.1 : Tác động của biến động tỷ giá đến dòng tiền

Các giao dịch ảnh hưởng đến dòng tiền Tác động của đồng Tác động của đồng
thu vào tính bằng đồng nội tệ nội tệ tăng giá lên nội tệ giảm giá lên
các giao dịch các giao dịch
1. Doanh số bán trong nước (so sánh với Giảm Tăng
một công ty cạnh tranh nước ngoài ở thị
trường trong nước)

2. Doanh số xuất khẩu Giảm Tăng

3. Tiền lãi nhận từ đầu tư nước ngoài Giảm Tăng

Các giao dịch ảnh hưởng đến dòng tiền


chi ra tính bằng nội tệ của công ty

4. Chi phí nhập khẩu Giảm Tăng

5. Tiền trả lãi vay nợ bằng ngoại tệ Giảm Tăng

Giải thích từng ảnh hưởng trong bảng 4.1 như sau:

Ảnh hưởng 1: khi đồng nội tệ tăng giá dẫn đến giá bán bằng đồng nội tệ của các hàng
hóa nhập khẩu rẻ hơn, do khi giá bán tính bằng ngoại tệ không đổi nhưng đồng nội tệ
tăng giá thì khi quy đổi sang giá bằng nội tệ sẽ giảm. Người tiêu dùng sẽ chuyển sang
dùng hàng nhập khẩu thay thế , sức cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu tăng làm

81
CHƯƠNG 04: Quản trị tác động rủi ro hối đoái kinh tế

doanh số bán hàng của công ty trong nước sẽ giảm. Khi giá đồng nội tệ giảm thì
ngược lại.

Ảnh hưởng 2: khi đồng nội tệ tăng giá nên giá bán hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ
sẽ tăng, hàng hóa xuất khẩu mất cạnh tranh nên doanh thu xuất khẩu sẽ giảm. Khi giá
đồng nội tệ giảm thì ngược lại.

Ảnh hưởng 3: khi đồng nội tệ tăng giá, tiền lãi công ty nhận từ hoạt động đầu tư nước
ngoài khi quy đổi sang đồng nội tệ sẽ ít hơn.

Ảnh hưởng 4: chi phí nhập khẩu của công ty tính bằng đồng ngoại tệ, công ty dùng
nội tệ mua ngoại tệ thanh toán. Khi giá đồng nội tệ tăng, công ty cần ít nội tệ hơn để
mua được số ngoại tệ yêu cầu.

Ảnh hưởng 5:khi công ty phải thanh toán nợ bằng ngoại tệ, công ty dùng đồng nội tệ
mua ngoại tệ. Khi giá đồng nội tệ tăng, công ty sẽ cần ít đồng nội tệ hơn để mua được
số nợ bằng đồng ngoại tệ

Các công ty đa quốc gia thường chịu ảnh hưởng bởi tác động hối đoái kinh tế nhiều
hơn các công ty trong nước vì nó không chỉ chịu tác động bởi rủi ro hối đoái kinh
doanh mà nó còn chịu cả ảnh hưởng của rủi ro hối đoái giao dịch cũng như tính đa
dạng của các loại ngoại tệ vào và ra của các công ty đa quốc gia. Vì các công ty này
kinh doanh trên nhiều thị trường khác nhau, thậm chí tại một thời điểm công ty sẽ
chịu ảnh hưởng bất lợi bởi biến động tỷ giá tại một thị trường nhưng lại thuận lợi tại
các thị trường khác.

Chẳng hạn, General bán phần mềm cho các công ty Mexico vào đầu thập kỷ 80. Tuy
nhiên, khi đồng Peso Mexico giảm giá 40% thì giá bán bằng đồng Peso khi quy đổi
từ USD sẽ tăng lên làm giảm nhu cầu của Mexico đối với phần mềm của General,
ảnh hưởng doanh số của General tại Mexico giảm. Nếu General có công ty con tại
Mexico thì dòng tiền vào bằng Peso sẽ bị rủi ro khi đồng Peso giảm giá.

82
CHƯƠNG 04: Quản trị tác động rủi ro hối đoái kinh tế

Ngoài ra, tác động hối đoái kinh tế còn ảnh hưởng cả đến các công ty kinh doanh
thuần túy trong nước. Giả sử công ty sản xuất và kinh doanh thép thuần túy trong
nước không chịu ảnh hưởng của rủi ro hối đoái giao dịch vì không có các dòng tiền
mặt bằng ngoại tệ. Tuy nhiên, các công ty này vẫn chịu ảnh hưởng của rủi ro hối đoái
kinh tế khi có biến động tỷ giá bất lợi như đồng nội tệ tăng giá, lúc này những công
ty nước ngoài kinh doanh mặt hàng thép tương tự sẽ có giá bán thấp hơn, người tiêu
dùng sẽ chuyển sang tiêu dùng thép nước ngoài và doanh thu bán hàng của công ty
trong nước giảm, ảnh hưởng đến dòng tiền thu vào của các công ty trong nước.

Tác động hối đoái kinh tế của các MNC khác nhau thì khác nhau, phụ thuộc vào:

• Tính đa dạng của thị trường kinh doanh của MNC. Các công ty mở rộng hoạt
động trên nhiều thị trường khác nhau có khả năng giảm tác động của các rủi ro
hối đoái kinh tế hơn là chỉ tập trung vào một thị trường duy nhất. Chẳng hạn,
các công ty Mỹ vừa xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu, vừa xuất khẩu hàng hóa
sang châu Á. Tại một thời điểm, đồng Yên giảm giá làm khả năng cạnh tranh
của hàng hóa Mỹ giảm trên thị trường Nhật Bản và doanh thu giảm, nhưng nhờ
xuất khẩu hàng sang châu Âu mà tại thời điểm đó đồng Euro tăng giá nên khả
năng cạnh tranh hàng hóa của Mỹ tăng và doanh thu tăng lên bù đắp phần thiệt
hại do tỷ giá biến động bất lợi tại thị trường Nhật.

• Phản ứng của các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Các đối thủ cạnh tranh của
nước ngoài có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của MNCs. Khi đồng tiền của quốc
gia MNC tăng giá, các đối thủ cạnh tranh mạnh sẽ chớp thời cơ tăng cường hoạt
động để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu sang quốc gia
MNC tận dụng lợi thế giá bán hàng hóa lúc này cạnh tranh hơn. Ngược lại, khi
đồng tiền của quốc gia MNC giảm giá, hàng hóa của MNC sẽ rẻ hơn và có lợi
thế hơn. Tuy nhiên, nếu các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực tài chính mạnh sẽ
chấp nhận giảm lợi nhuận trong ngắn hạn bằng cách giảm giá để có khả năng

83
CHƯƠNG 04: Quản trị tác động rủi ro hối đoái kinh tế

cạnh tranh về giá với các công ty đa quốc gia. Như vậy, các công ty đa quốc gia
cũng cần thận trọng để có giải pháp đối phó phù hợp.

• Mức độ thay đổi của các tỷ giá và tính tương quan giữa các đồng tiền. Khi đồng
JPY tăng giá so với USD vào nửa đầu năm 1993 thì một số đồng tiền châu Âu
lại giảm giá. Như vậy, các công ty Mỹ xuất khẩu chủ yếu sang châu Âu bị bất
lợi, còn các công ty MNC khác xuất khẩu sang Nhật lại thuận lợi. Ngược lại,
vào năm 1997 xu hướng ngược lại diễn ra, các công ty MNC chủ yếu xuất khẩu
sang châu Âu lại thu lợi trong khi các công ty xuất khẩu sang Nhật lại bất lợi.

4.2 QUẢN TRỊ TÁC ĐỘNG HỐI ĐOÁI KINH TẾ

Quản trị tác động hối đoái kinh tế có xu hướng phục vụ các giải pháp dài hạn hơn chỉ
là các giải pháp ngắn hạn. Tác động của hối đoái kinh tế được chia thành hai bộ phận
là tác động giao dịch và tác động kinh doanh. Tác động kinh doanh xuất hiện trước
do sự tăng hoặc giảm giá ngoại tệ ảnh hưởng đến lợi nhuận và chi phí trong tương lai
của công ty. Đo lường tác động kinh doanh yêu cầu thời gian dài, xem xét những tác
động của nó đối với công ty trong mối liên hệ với các hoạt động khác mà chi phí và
giá cả cạnh tranh có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi tỷ giá. Các công ty đối diện với
các tác động kinh doanh do biến động tỷ giá ở thời điểm đầu tư, phát triển sản phẩm
mới, mạng lưới phân phối sản phẩm mới, cung cấp sản phẩm ở nước ngoài... Tác
động giao dịch xảy ra sau, khi có những cam kết về thanh toán mua bán ngoại tệ. Để
quản trị những tác động rủi ro hối đoái kinh tế do biến động tỷ giá, các công ty đa
quốc gia có thể sử dụng một vài hoặc tất cả các giải pháp sau đây tùy thuộc vào các
nguồn lực, trình độ quản lý, vấn đề kinh doanh đang vướng mắc,... của từng công ty.

4.2.1 Thiết kế chiến lược Marketing

Thiết kế chiến lược marketing trên cơ sở phân tích những kịch bản biến động tỷ giá
giúp các nhà quản lý dự trù được những cơ hội cũng như các thách thức để có những

84
CHƯƠNG 04: Quản trị tác động rủi ro hối đoái kinh tế

đối sách phù hợp, tránh bị động nhằm đạt lợi thế cạnh tranh. Do đó, một nhà quản lý
với chức năng là giám đốc marketing quốc tế nên xác định những kết quả có thể xảy
ra khi tỷ giá biến động và tiến hành điều chỉnh các chính sách giá cả và chính sách
sản phẩm để đảm bảo đạt được kế hoạch doanh thu dự kiến.

Lựa chọn thị trường và chiến lược marketing hỗ trợ phù hợp để phát triển các
thị trường

Việc xem xét và lựa chọn phân khúc thị truờng là điều rất quan trọng đối với hoạt
động kinh doanh của một công ty. Một công ty xuất khẩu hoạt động trong phân khúc
sản phẩm cao cấp có thể không thiệt hại nhiều bởi tác động đồng tiền nước nhập
khẩu giảm giá như những công ty kinh doanh đại trà. Lý do là độ co dãn của cầu
theo giá của những người thuộc phân khúc tiêu dùng sản phẩm cao cấp thường thấp,
thậm chí giá cao còn tác động đến tâm lý tự khẳng định mình của những người giàu
có. Ngược lại, khi đồng tiền của nước nhập khẩu tăng giá, các công ty xuất khẩu hoạt
động ở phân khúc cao cấp còn có thể tận dụng cơ hội để mở rộng,thâm nhập vào
phân khúc thị trường những người thu nhập trung bình nhờ giá cả trở nên cạnh tranh
hơn. Lựa chọn thị trường và phân khúc thị trường đã cung cấp những thông số căn
bản cho một công ty để điều chỉnh chiến lược marketing hỗn hợp (chiến lược 4Ps:
giá, sản phẩm, phân phối, khuyến mại) tại mỗi thời điểm nhằm nắm bắt kịp thời
những cơ hội phát sinh từ sự biến đổi của thị trường.

Minh họa: Các nhà máy dệt vải của Mỹ đối phó rủi ro tiền tệ

Nhờ nỗ lực hiện đại hóa mà năng suất của các nhà máy dệt vải của Mỹ đang dẫn đầu
thế giới. Đặc điểm của ngành may mặc là thâm dụng lao động, thông thường chi phí
sản xuất áo sơ mi tại Mỹ cao hơn chi phí sản xuất sản phẩm này ở Châu Mỹ la tinh và
những nước công nghiệp mới phát triển khoảng 40%. Do các công ty Mỹ hiểu rõ mặt
hàng này không thuộc thế mạnh của họ, nên đã tập trung vào sản xuất những nguyên

85
CHƯƠNG 04: Quản trị tác động rủi ro hối đoái kinh tế

vật liệu giống như vải công nghiệp và tấm trải giường, khăn tắm đòi hỏi ít lao động
trực tiếp, giảm giá thành sản xuất để cạnh tranh.

Bên cạnh đó, để tăng cạnh tranh các nhà sản xuất Mỹ phát triển một dịch vụ liên kết
các ngành sản xuất liên quan tại thị trường nội địa. Chẳng hạn, họ đã phát triển một
chương trình quản lý tồn kho với tên gọi là “giải đáp nhanh” (Quick Response), kết
hợp chặt chẽ giữa những nhà máy dệt vải, những nhà máy sản xuất quần áo, và
những người bán lẻ. Hệ thống này đã tiết kiệm phân nửa thời gian từ khâu kế hoạch
sản xuất vải và phân phối vải đến người bán lẻ, và cung cấp thông tin đầy đủ về kế
hoạch sản xuất đến những cơ sở sản xuất liên quan.

Như vậy, bằng những thay đổi trong chính sách marketing, các nhà sản xuất vải của
Mỹ đã tiết kiệm được chi phí, tăng khả năng cạnh tranh về giá để chống lại những
biến động tiền tệ bất lợi có thể làm giá bán sản phẩm của họ trở nên đắt hơn.

Chiến lược giá cả

Hai vấn đề then chốt phải được xem xét khi xây dựng chiến lược giá để đối phó với
biến động tiền tệ là thị phần hoặc lợi nhuận. Khi đồng đô la Mỹ tăng giá, sự cạnh
tranh về giá của các công ty nước ngoài càng mạnh mẽ hơn. Chẳng hạn, trước đây
giá một tủ lạnh của một MNC tại Pháp là 100 euro, nếu đồng USD tăng giá từ 1.5
USD/euro lên 1.4 USD/euro thì giá sản phẩm đó khi bán sang Mỹ sẽ giảm từ 150
USD còn 140 USD, các công ty Mỹ cần phải cân nhắc giữa việc giữ nguyên giá để
duy trì lợi nhuận biên nhưng phải chịu sụt giảm của doanh thu hay chấp nhận giảm
giá để duy trì thị phần nhưng phải gánh chịu lợi nhuận sụt giảm. Do đó, công ty cần
xây dựng một chính sách giá linh hoạt để có thể tối đa hóa lợi nhuận (lợi nhuận biên
tế bằng chi phí biên tế) và các khoản lợi nhuận này nên chuyển đổi theo tỷ giá kỳ hạn
nhằm phản ánh giá trị thực sự của các khoản lợi nhuận thu được.

Chiến lược sản phẩm

86
CHƯƠNG 04: Quản trị tác động rủi ro hối đoái kinh tế

Các công ty đa quốc gia có thể đối phó với rủi ro tỷ giá bằng cách thay đổi chiến lược
sản phẩm liên quan đến các vấn đề như giới thiệu sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm...
Một minh họa về cách thức đối phó với biến động tỷ giá hối đoái là thay đổi thời gian
giới thiệu sản phẩm. Năm 1984, Claude Harvey (Pháp) chuyên sản xuất áo quần phụ
nữ đã chớp thời cơ khi đồng USD tăng giá mở rộng bán sản phẩm này sang Mỹ. Đây
là sự lựa chọn hợp lý thời điểm tung sản phẩm có thể tận dụng được lợi thế về giá
nhờ biến động tỷ giá để chiếm lĩnh thị trường.

Sự biến động tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng đến những quyết định chuỗi sản phẩm.
Khi có đồng nội tệ giảm giá, công ty có thể mở rộng chuỗi sản phẩm của mình để
người tiêu dùng ở thị trường trong và ngoài nước đều có thể tiếp cận được, bởi lúc
này giá cả của công ty này trở nên rẻ hơn. Ngược lại, theo sau sự tăng giá của đồng
nội tệ, công ty phải định hướng lại chuỗi sản phẩm của nó nhắm vào khách hàng có
thu nhập cao, quan tâm nhiều đến chất lượng và ít biến động về giá. Chẳng hạn,
Volkswagen đã từng đạt được kết quả đáng kể trong hoạt động xuất khẩu xe hơi ở
phân khúc giá thấp. Nhưng việc đồng Mác Đức tăng giá vào các năm đầu của thập
niên 70 đã làm giá bán của công ty trở nên đắt hơn làm kết thúc khả năng cạnh tranh
của công ty dựa vào giá. Công ty đã lỗ hơn 310 triệu đồng Mác Đức để duy trì thị
phần bằng cách giảm giá bán. Để có thể cạnh tranh dài hạn, Volkwagen phải xem xét
lại chiến lược sản phẩm, thay đổi chiến lược giá chuyển sang chiếm lĩnh thị phần cho
người tiêu dùng có thu nhập trung bình trở lên và thay đổi chiến lược cạnh tranh dựa
vào chất lượng và chủng loại hơn là dựa vào chi phí.

4.2.2 Quản trị sản xuất để giảm tác động của rủi ro kinh tế do biến động tỷ giá

Khi tỷ giá hối đoái biến động quá nhiều, chiến lược marketing có thể không cứu vãng
được sản phẩm. Nếu chiến lược marketing không thể giảm bất lợi trong cạnh tranh,
các công ty có thể kết hợp sử dụng chiến lược quản trị sản xuất, cụ thể là xác định
nguồn cung cấp nguyên vật liệu, lựa chọn địa điểm đặt nhà máy sản xuất, tăng khả
năng cạnh tranh, chuyển đổi sản xuất...

87
CHƯƠNG 04: Quản trị tác động rủi ro hối đoái kinh tế

Lựa chọn các nguồn đầu vào để sản xuất sản phẩm

Khi đồng đô la tăng giá, các công ty Mỹ sẽ thực hiện nhập khẩu linh kiện, nguyên vật
liệu ở nước ngoài. Khi đồng đô la tăng giá vào đầu thập niên 1980, hầu hết các công
ty Mỹ tăng việc tìm kiếm nguồn cung ứng từ nước ngoài, do đó có thể làm giảm giá
thành sản phẩm. Để đối phó với tình trạng đồng đô la tăng giá, Komatsu (Nhật),
Caterpillar (Mỹ) đã nhập khẩu trên 50% pitton từ nước ngoài, chủ yếu là Braxin.

Trong dài hạn, đối phó với sự biến động bất lợi của tỷ giá ảnh hưởng đến giá nguyên
vật liệu, và có thể giảm giá thành nhằm tăng khả năng cạnh tranh, công ty có thể tìm
kiếm các nguồn nguyên liệu đầu vào thay thế có giá rẻ hơn. Maxell House có thể trộn
lẫn cà phê cùng loại, hoặc dùng cà phê hạt Ivory Coast của Braxin hoặc của các nhà
sản xuất khác để có giá thành thấp hơn.

Minh họa: Toshiba đối phó với sự tăng giá đồng yên bằng cánh giảm chi phí

Năm 1988, khi đồng yên bắt đầu tăng giá, sự cắt giảm chi phí của Toshiba đã giảm tỷ
số chi phí và doanh số. Công ty đã chuyển đổi sản xuất các sản phẩm có kỹ thuật thấp
đến các quốc gia đang phát triển để giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh đối với
các sản phẩm phổ thông và tiến hành sản xuất trong nước những sản phẩm có giá trị
cao để tấn công vào thị phần sản phẩm cao cấp. Tại nhà máy VCR ở ngoại ô Tokyo,
công ty đã giảm một nửa nhân công của dây chuyền sản xuất bằng cách tối thiểu hóa
lượng hàng tồn kho và đơn giản hóa các hoạt động. Các chiến lược giảm giá thành
khác còn bao gồm việc sản xuất hình màu với Westing House (Mỹ), liên doanh sản
xuất máy photo ở Pháp với Rhone-Pouleas, lắp ráp đầu máy video ở Tennerse... Tóm
lại Tosiba đã tiết kiệm được khoảng 115 tỷ yên cho việc tạo sản phẩm mới: trong đó
53 tỷ yên do việc thiết kế lại sản phẩm, 47 tỷ yên do giảm chi phí nguyên vật liệu, 15
tỷ yên cho việc hoạt động có hiệu quả.

Chuyển đổi giá sản xuất giữa các nhà máy

88
CHƯƠNG 04: Quản trị tác động rủi ro hối đoái kinh tế

Hệ thống hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty đa quốc gia rất đa dạng và
được phân bố trên quy mô toàn cầu. Nhờ vào đặc điểm này, MNCs có thể tổ chức
hoạt động sản xuất kết hợp giữa nhiều nhà máy hoặc điều chỉnh kế hoạch sản xuất
theo nguyên tắc “ Tăng sản xuất tại những quốc gia có tiền tệ đang bị mất giá và
giảm sản xuất ở những quốc gia có tiền tệ tăng giá”. Do đó, mức độ bị tác động bởi
rủi ro hối đoái kinh tế của các công ty đa quốc gia có thể ít hơn các nhà xuất nhập
khẩu. Một ví dụ điển hình của sự linh hoạt này là Westinghouse Elicông tyric Coap.
Các sản phẩm do Westinghouse cung cấp cho khách hàng hầu hết được sản xuất từ
các công ty con ở nước ngoài như: tuabin gaz từ nhà máy ở Canada, máy phát điện từ
nhà máy ở Tây Ban Nha, bộ phận tự động ngắt mạch và robot từ nhà máy ở Anh và
thiết bị điện từ cơ sở sản xuất ở Brazil.... Hoặc để đối phó với đồng Nhân dân tệ tăng
giá làm tăng chi phí sản xuất, hàng loạt các công ty đã tiến hành điều chỉnh kế hoạch
sản xuất trên toàn cầu như Canon quyết định không tiếp tục xây dựng nhà máy hay
mở rộng sản xuất tại Trung Quốc nữa, thay vào đó tăng gấp đôi số nhân công tại nhà
máy sản xuất ở Việt Nam; hoặc như Nissan, Hanesbrand cũng đang có kế hoạch xây
dựng thêm hai nhà máy khác ngoài Trung Quốc để duy trì hoạt động sản xuất hiệu
quả và ổn định.

Tuy nhiên, cách thức này có thể gặp một số cản trở tại quốc gia nước sở tại, chẳng
hạn như sự phản đối của các tổ chức công đoàn khi MNCs cắt giảm và di chuyển sản
xuất sang những quốc gia khác sẽ ảnh hưởng đến việc làm của người lao động ở quốc
gia này, tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng và nhiều yếu tố khác sẽ bị tác động xấu từ việc
điều chỉnh này.

Minh họa: Chiến lược kinh doanh Trung Quốc cộng một (China plus one)

Trong vài thập kỷ qua, các công ty đa quốc gia đã đầu tư mạnh mẽ vào Trung Quốc
để mở các nhà máy sản xuất nhằm tận dụng chi phí sản xuất thấp, các ưu đãi về thuế,
giá nhân công rẻ và thị trường tiêu dùng rộng lớn. Hành động này đã biến Trung
Quốc trở thành "phân xưởng của thế giới", sản xuất các hàng hóa giá rẻ để xuất khẩu

89
CHƯƠNG 04: Quản trị tác động rủi ro hối đoái kinh tế

trên toàn cầu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bức tranh này đã bắt đầu thay
đổi. Nền kinh tế Trung Quốc trưởng thành, lợi thế chi phí đã giảm và những thách
thức kinh doanh mới đã xuất hiện. Kết quả là, nhiều công ty đang tìm kiếm và khai
thác cơ hội tại các thị trường đang phát triển khác trong khu vực để có thể kiểm soát
chi phí và giảm phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Một bằng chứng rõ
ràng nhất là sự xuất hiện làn sóng “Trung Quốc cộng một”1. Do lo ngại đối với môi
trường kinh doanh tại Trung Quốc ngày càng bất lợi, cụ thể là nguồn nhân lực và
khoáng sản thiếu, chi phí lao động tăng cao1, đồng Nhân dân tệ ngày càng mạnh hơn,
chính sách thuế chưa thỏa đáng… dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao, đe dọa đến lợi
nhuận đầu tư, nhiều công ty đa quốc gia đã tiến hành di chuyển hoạt động sản xuất
kinh doanh ra ngoài biên giới Trung Quốc, đến nhiều quốc gia khác trong khu vực có
chi phí rẻ hơn như Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và Myanmar …. Một mặt, cuộc di
chuyển này giúp các công ty đa dạng hóa thị trường sản xuất, duy trì sự cân bằng của
hoạt động sản xuất kinh doanh trên toàn cầu; Mặt khác, nó đồng thời phù hợp với
nguyên tắc chuyển đổi giá sản xuất giữa các nhà máy để giảm rủi ro hối đoái kinh tế.

Hình 4.2: Chi phí lao động tại các quốc gia mới nổi trong khu vực Châu Á

STT Quốc gia Mức lương tối Phúc lợi bắt Tổng chi
thiểu bình quân buộc hàng năm phí lao
(USD/người/ năm) theo lương (%) động (USD)
1 Bangladesh 798 n/a 798
2 Campuchia 672 n/a 672
3 Trung Quốc 1,500 50 2,250
4 Ấn Độ 857 10 943
5 Indonesia 1,027 6 1,089
6 Lào 1,057 9.5 1,157
7 Malaysia 4,735 23 5,824
8 Mongolia 2,004 n/a 2,004

90
CHƯƠNG 04: Quản trị tác động rủi ro hối đoái kinh tế

9 Myanmar 401 n/a 401


10 Nepal 1,889 n/a 1,889
11 Pakistan 984 7 1,052
12 Philippines 2,053 9.4 2,246
13 Sri Lanka 1,619 n/a 1,619
14 Thái Lan 2,293 6.9 2,451
15 Việt Nam 1,002 15 1,152
Nguồn: IMF World Economic Outlook DATABASE, tháng 10 năm 2010

Xác định vị trí đặt nhà máy sản xuất

Một công ty không có cơ sở sản xuất ở nước ngoài, khi xuất khẩu hàng hóa đến thị
trường nơi tiền tệ đang giảm giá, hoặc các nhà nhập khẩu mua nguyên vật liệu từ
những thị trường có tiền tệ đang tăng giá, sẽ bị tác động của rủi ro hối đoái, và nhận
ra rằng việc tăng cường xuất khẩu hay hạn chế nhập khẩu không đảm bảo có thể duy
trì năng lực cạnh tranh cũng như đạt được lợi nhuận kỳ vọng. Do đó, các công ty có
thể phải xem xét xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Để đối phó với việc đồng yên tăng
giá, các công ty Nhật Bản đã sử dụng cách thức này để điều chỉnh hoạt động sản xuất
của mình. Đồng thời, trong quá trình tổ chức sản xuất ở nước ngoài, các công ty này
cũng nhận ra rằng lợi ích từ việc xây dựng các nhà máy mới ở Đài Loan, Hàn Quốc,
Singapore và các nước phát triển khác không sụt giảm mà thậm chí còn tăng so với
lợi ích nhận được khi mở rộng các nhà máy sản xuất ở Nhật Bản do tận dụng được
các lợi thế của hoạt động kinh doanh quốc tế giúp các công ty giảm chi phí sản xuất,
hạn chế tác động của rủi ro tỷ giá và giá cả hàng hóa cạnh tranh hơn.

Tuy nhiên, chuyển đổi hoạt động sản xuất ra nước ngoài khi đồng nội tệ tăng giá
không phải luôn luôn là cách tốt nhất. Chẳng hạn, Toyota Motors vẫn quyết định đầu
tư mở rộng hoạt động sản xuất trong nước khi đồng yên tăng giá. Theo công ty này,
chi phí sản xuất trong nước sẽ rẻ hơn do gần nhà cung cấp nội địa và các nhà máy lắp
ráp, hiểu rõ khách hàng trong nước hơn, cải thiện sự kết hợp giữa thiết kế và sản xuất
91
CHƯƠNG 04: Quản trị tác động rủi ro hối đoái kinh tế

và tránh được các vấn đề quản lý chất lượng. Đối với các công ty có mối quan hệ hợp
tác chặt chẽ với nhà cung cấp nội địa, việc tăng năng suất sản xuất trong nước sẽ tốt
hơn là tăng sản xuất ở nước ngoài.

Nâng cao hiệu quả sản xuất

Nhiều công ty Mỹ tấn công các công ty cạnh tranh nước ngoài bằng cách cải tiến một
cách hiệu quả hoạt động sản xuất của họ, đóng cửa các nhà máy không hiệu quả, tự
động hóa cao, thương lượng lương bổng và cắt giảm lợi tức, bổng lộc, nhượng bộ với
công đoàn. Nhiều công ty cũng bắt đầu chương trính nâng cao năng suất sản xuất và
cải tiến chất lượng sản phẩm thông qua động viên, khuyến khích nhân viên. Sự cắt
giảm chi phí đã giúp đỡ các công ty Mỹ có khả năng cạnh tranh tốt hơn cho dù đồng
đô la có tăng giá ảnh hưởng không tốt đến khả năng cạnh tranh của công ty đối với
các đối thủ cạnh tranh nước ngoài

Hoạch định kế hoạch đối phó với biến động tỷ giá

Công ty cần xây dựng kế hoạch đối phó với biến động tỷ giá dựa trên các dự báo về
khả năng biến động của tiền tệ trong tương lai, phân tích ảnh hưởng của từng biến
động tiền tệ đến khả năng cạnh tranh của công ty và ra quyết định chiến lược để đối
phó với những biến động này. Khi biến động tỷ giá xảy ra trên thực tế, công ty có thể
nhanh chóng điều chỉnh lại chiến lược tiếp thị và sản xuất sản phẩm phù hợp.

Nếu tỷ giá biến động liên tục, việc thành công hạn chế những tác động bất lợi của nó
phụ thuộc vào khả năng ứng phó kịp thời của công ty. Thông thường, để đối phó với
biến động tỷ giá liên tục, công ty cần phát triển các phương án cạnh tranh như đa
dạng nguồn cung cấp từ bên ngoài, hệ thống sản xuất linh động, chu kỳ sản phẩm
ngắn. Hệ thống sản xuất linh động cho phép sản xuất sản phẩm nhanh hơn, rút ngắn
thời gian để đáp ứng nhu cầu thị trường, nhanh chóng chiếm được thị trường và thay
đổi được thị hiếu tiêu dùng. Rút ngắn thời gian sản xuất để đưa sản phẩm ra thị
trường sớm được thực hiện bằng cách rút ngắn thời gian từ khâu nghiên cứu thiết kế

92
CHƯƠNG 04: Quản trị tác động rủi ro hối đoái kinh tế

đến khi đưa sản phẩm ra thị trường. Trong thời kỳ đồng yên lên giá, các sản phẩm ô
tô kiểu cũ của Nhật Bản trở nên kém cạnh tranh về giá, các công ty này đã nỗ lực rút
ngắn thời gian đưa sản phẩm mới ra thị trường từ 4 năm còn 2 năm. Với những sản
phẩm mới có mẫu mã mới, chất lượng ngày càng nâng cao và phù hợp với thị hiếu
người tiêu dùng, các công ty Nhật đã tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trước
những biến động về tỷ giá

Minh họa: Tình huống của BMW

Tập đoàn BMW Group, chủ sở hữu của những thương hiệu danh tiếng như BMW,
Mini và Rolls-Royce, đóng trụ sở tại Munich kể từ năm 1916. Nhưng đến năm 2011,
chỉ có 17% số xe bán ra là ở Đức. Dù những năm qua doanh số của công ty vẫn tăng,
nhưng BMW vẫn lo ngại lợi nhuận của công ty sẽ bị bào mòn vì biến động tỷ giá.
Theo tính toán của công ty, từ năm 2005-2009, BMW đã mất tổng cộng 2.4 tỷ euro vì
biến động tỷ giá. BMW không muốn đẩy chi phí chênh lệch tỷ giá về phía người tiêu
dùng thông qua tăng giá bán. Cuối thập niên 1980, hãng xe Porche đã dùng chiến
lược này tại thị trường Mỹ và kết quả là doanh số tụt dốc thê thảm. Vì vậy, BMW
liên tục tìm kiếm các chiến lược bảo hiểm công ty giảm những tác động bất lợi do
biến động tỷ giá mang lại. Một số các chiến lược đã được BMW sử dụng trong thời
gian quan như sau:

Đầu tiên sử dụng chiến lược “phòng hộ tự nhiên” (natural hedge), theo chiến lược
này thì công ty bán hàng thu về đồng tiền nào thì cố gắng chi tiêu bằng chính đồng
tiền đó càng nhiều càng tốt. Tuy vậy, cách này không thể giải quyết triệt để vấn đề tỷ
giá, vì vậy BMW quyết định sử dụng các công cụ phái sinh tài chính. Nhằm thực
hiện mục đích này, BMW thành lập các trung tâm kho quỹ tại Mỹ, Anh và
Singapore. Các trung tâm này được chỉ thị hàng tuần phải xem xét rủi ro tỷ giá ở khu
vực mình rồi báo cáo lại cho Giám đốc Kho quỹ của tập đoàn tại Munich. Bộ phận
kho quỹ ở cấp tập đoàn sau đó sẽ tập hợp số liệu trên toàn cầu và đề xuất biện pháp
giảm thiểu rủi ro tỷ giá.

93
CHƯƠNG 04: Quản trị tác động rủi ro hối đoái kinh tế

Tiếp theo công ty xây dựng nhà máy ở nước ngoài và tăng cường mua hàng hóa,
nguyên vật liệu định giá bằng đồng tiền của các thị trường chủ chốt. Ngoài ra, công
ty còn tăng cường mua hàng hóa bằng đồng Đôla Mỹ, đặc biệt là mua từ các nước
thuộc khu vực Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (Nam Mỹ). Tại Trung Quốc,
BMW thành lập một liên doanh với Brilliance China Automotive tại Thâm Quyến,
Trung Quốc. Hiện nay, một nửa số xe BMW bán ra tại Trung Quốc được sản xuất tại
nhà máy này.

Nhờ chuyển sản xuất ra các thị trường nước ngoài mà công ty vừa giảm được rủi ro
chênh lệch tỷ giá, vừa gần gũi khách hàng hơn. Bên cạnh đó, mua linh kiện từ nước
ngoài cũng giúp đa dạng hóa rủi ro đối với chuỗi cung ứng.

4.2.3 Quản trị tài chính để chống lại tác động rủi ro hối đoái kinh tế

Các chiến lược marketing và chiến lược sản xuất thường mất nhiều thời gian trong
việc tính toán bài toán lợi ích - chi phí. Do đó, có thể sử dụng quản trị tài chính để
hạn chế những tác động bất lợi khi tỷ giá thay đổi thông qua xác định cơ cấu các
khoản nợ để đảm bảo sự sụt giảm của lợi nhuận được bù đắp bởi sự giảm chi phí
trong thanh toán các khoản nợ vay. Một phương pháp để tránh sự tác động bất lợi của
tỷ giá là tài trợ bằng đồng ngoại tệ cho các hoạt động sản xuất để xuất khẩu, tức là
vay mượn bằng đồng tiền nước xuất khẩu. Một công ty đã phát triển xuất khẩu lớn
sang một quốc gia thì có thể xem xét một số khoản nợ bằng đồng tiền quốc gia đó.
Khi đồng ngoại tệ mất giá (đồng nội tệ tăng giá) thì khả năng cạnh tranh của các công
ty trong nước trở nên kém hơn và có khả năng làm giảm lợi nhuận của các công ty
này. Tuy nhiên bằng việc vay nợ bằng đồng ngoại tệ, các công ty này có thể hưởng
lợi trên sự giảm giá của đồng ngoại tệ bởi vì lúc này chi phí cho các khoản nợ ngoại
tệ trở nên rẻ hơn khi quy đổi sang đồng nội tệ.

Trong chương này, chiến lược quản trị tài chính chỉ liên quan đến quyết định tài trợ,
tức là lựa chọn đồng tiền vay và số tiền vay. Khi đồng nội tệ tăng giá sẽ giảm khả

94
CHƯƠNG 04: Quản trị tác động rủi ro hối đoái kinh tế

năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu ảnh hưởng đến doanh thu xuất khẩu. Để hạn
chế tác động của đồng nội tệ tăng giá, các nhà quản trị sẽ lựa chọn loại tiền vay là
ngoại tệ để mua các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất, do đó giá thành sẽ được tính
bằng đồng ngoại tệ. Khi đồng nội tệ tăng giá thì không ảnh hưởng đến giá thành tính
bằng đồng ngoại tệ và giá bán bằng ngoại tệ không thay đổi.

Một bằng chứng về sự sai lầm khi ra các quyết định quản trị tài chính đối phó với
biến động tỷ giá không phù hợp là sự phá sản của Hãng hàng không Anh Laker
Airway năm 1981. Công ty này có phần lớn doanh thu bằng GBP nhưng các chi phí
của nó bao gồm chi phí nguyên nhiên liệu, dầu và nợ phải trả đều phải chi trả bằng
USD. Khi đồng USD tăng giá vào năm 1981, Laker phải dùng một lượng tiền GBP
lớn bù đắp cho các khoản chi bằng USD. Tháng 1/1981, để tăng nguồn vốn xoay sở
giải quyết những khó khăn về thanh khoản, Laker đã vay 131 triệu USD từ nhóm
ngân hàng Mỹ và châu Âu, khoản nợ được ghi bằng đồng USD. Tuy nhiên, do đồng
USD tiếp tục tăng giá trong khi nguồn thu của Laker lại bằng GBP nên doanh thu
không bù đắp được chi phí nên Laker Airway rơi vào phá sản.

Kết luận: Việc tái cấu trúc hoạt động bao gồm xây dựng chiến lược marketing, chiến
lược sản xuất và quản trị tài chính để giảm tác động rủi ro hối đoái kinh tế là một
công việc phức tạp. Hơn nữa, quản trị rủi ro hối đoái kinh tế được coi là một giải
pháp dài hạn bởi vì khi tiến hành tái cấu trúc sẽ giảm rủi ro kinh tế trong thời gian
dài. Điều này khác với phòng ngừa rủi ro giao dịch chỉ gán với các nghiệp vụ ngoại
tệ riêng biệt trong ngắn hạn. Nhưng bất kỳ sự tái cấu trúc nào để giảm rủi ro kinh tế
chỉ có thể thay đổi hoặc loại trừ rủi ro kinh tế đều tốn kém chi phí khá cao. Do đó,
MNCs nhất định phải rất tin tưởng vào lợi nhuận tiềm năng trước khi ra quyết định
tái cấu trúc hoạt động của công ty.

Khi quyết định cấu trúc lại hoạt động như thế nào để giảm rủi ro kinh tế phải giải
quyết các câu hỏi sau :

95
CHƯƠNG 04: Quản trị tác động rủi ro hối đoái kinh tế

• Công ty nên cố gắng để tăng hay giảm doanh số nước ngoài ở thị trường mới
hay thị trường hiện hữu?

• Công ty nên tăng hay giảm sự phụ thuộc vào nhà cung cấp nước ngoài?

• Công ty nên thiết lập hay loại trừ cơ sở sản xuất ở thị trường nước ngoài?

• Công ty nên tăng hay giảm mức nợ ghi bằng ngoại tệ?

Mỗi câu hỏi này phản ánh một phần khác nhau của báo cáo thu nhập. Một số giải
pháp phổ biến hơn để cân bằng dòng ngoại tệ ra và vào được tóm tắt trong bảng sau:

Bảng 4.3 : Hành động cân bằng dòng ngoại tệ ra và vào

Dạng hoạt Hành động khuyến khích khi có dòng Hành động khuyến
động ngoại tệ vào lớn khích khi dòng ngoại tệ
ra lớn
Doanh thu Giảm doanh thu ở nước ngoài. Khi dòng Tăng doanh thu nước
(tính bằng tiền mặt ngoại tệ vào lớn, tức là doanh ngoài, hành động này sẽ
ngoại tệ) thu ở nước ngoài cao, có khả năng sẽ bị làm tăng dòng ngoại tệ
rủi ro nếu tỷ giá biến động mạnh theo vào để bù đắp dòng ngoại
hướng bất lợi. Do đó để giảm tác động tệ ra
này thì cần giảm dòng ngoại tệ vào để tạo
sự cân bằng.

Mối quan Tăng đơn đặt hàng nước ngoài. Khi dòng Giảm đơn đặt hàng nước
hệ với ngoại tệ vào lớn, việc tăng các đơn đặt ngoài, giảm dòng ngoại tệ
người cung hàng nước ngoài sẽ làm gia tăng số tiền ra.
cấp nước chi trả bằng ngoại tệ nên dòng ngoại tệ ra
ngoài tăng và bù đắp giữa dòng ngoại tệ vào và
ra để tạo nên sự cân bằng.

96
CHƯƠNG 04: Quản trị tác động rủi ro hối đoái kinh tế

Một phần Tái cấu trúc nợ để tăng nợ phải trả bằng Tái cấu trúc nợ để giảm
cấu trúc nợ ngoại tệ. Khi dòng ngoại tệ vào lớn, việc nợ phải trả bằng ngoại tệ,
thể hiện nợ tăng nợ phải trả bằng ngoại tệ sẽ tạo dòng giảm tác động của dòng
nước ngoài tiền ra lớn, bù đắp cho dòng tiền vào ngoại tệ ra.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Quản trị tác động hối đoái kinh tế có xu hướng phục vụ các giải pháp dài hạn hơn chỉ
là các giải pháp ngắn hạn. Tác động của hối đoái kinh tế được chia thành hai bộ phận
là tác động giao dịch và tác động kinh doanh. Tác động kinh doanh xuất hiện trước
do sự tăng hoặc giảm giá ngoại tệ ảnh hưởng đến lợi nhuận và chi phí trong tương lai
của công ty. Tác động giao dịch xảy ra sau, khi có những cam kết về thanh toán mua
bán ngoại tệ.

Tác động hối đoái kinh tế của các MNC khác nhau thì khác nhau, phụ thuộc vào:

• Tính đa dạng của thị trường kinh doanh của MNC.

• Phản ứng của các đối thủ cạnh tranh nước ngoài.

• Mức độ thay đổi của các tỷ giá và tính tương quan giữa các đồng tiền.

Thông thường, để đối phó với biến động tỷ giá liên tục, công ty cần phát triển các
phương án cạnh tranh như đa dạng nguồn cung cấp từ bên ngoài, hệ thống sản xuất
linh động, và chu kỳ sản phẩm ngắn.

Tóm lại, việc tái cấu trúc hoạt động bao gồm xây dựng chiến lược marketing, chiến
lược sản xuất và quản trị tài chính để giảm tác động rủi ro hối đoái kinh tế là một
công việc phức tạp, tốn kém chi phí khá cao. MNCs nhất định phải rất tin tưởng vào
lợi nhuận tiềm năng trước khi ra quyết định tái cấu trúc hoạt động của công ty.

97
CHƯƠNG 04: Quản trị tác động rủi ro hối đoái kinh tế

CÂU HỎI ÔN TẬP

A. Lý thuyết
1. Tại sao trước khi tái cấu trúc hoạt động các MNC cần cân nhắc kỹ ?
2. Để đối phó với tính bất ổn của tỷ giá, việc phát triển một chiến lược giá phải chỉ
ra được vấn đề gì ?
3. Giải thích ảnh hưởng của tác động hối đoái kinh tế đến dòng tiền của công ty đa
quốc gia?
4. Tại sao tác động hối đoái kinh tế của các MNC khác nhau thì khác nhau?
5. Giải thích quy luật hoạt động của chiến lược quản trị sản xuất để đối phó với
biến động tỷ giá?
6. Nguyên tắc ra quyết định tài trợ trong chiến lược quản trị tài chính của các công
ty đa quốc gia khi có rủi ro tỷ giá là gì?
B. Bài tập
1. Walt Disney tại Mỹ có hoạt động kinh doanh tại Mỹ và Mexico. Một số thông tin
của công ty này như sau:
- Công ty bán hàng tại Mỹ và Mexico
- Phần lớn nguyên liệu để sản xuất công ty mua tại Mỹ, trả bằng đồng USD.

Qua nghiên cứu, công ty xây dựng một số thông số trong báo cáo thu nhập dự
kiến trong năm tới trong điều kiện tỷ giá là 1 Mex$ = 0.1321 USD như sau:
Chỉ tiêu Kinh doanh tại Mỹ Kinh doanh tại Mexico
(triệu USD) (triệu Mex$)
Doanh số 15 1,000

Giá vốn hàng bán 80 30

Định phí 20

Biến phí (10% Tổng doanh thu) 14.71

Lãi vay 8 2

98
CHƯƠNG 04: Quản trị tác động rủi ro hối đoái kinh tế

Đồng thời do sự thay đổi tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh nên công ty
Walt Disney dựa vào các dữ liệu lịch sử để xây dựng dự báo doanh số tại thị trường
Mexico như sau:

Khả năng xuất hiện Dự kiến doanh số tại


tỷ giá của Mex$ Mexico (triệu Mex$)
$ 0.1242 930

$ 0.1321 1,000

$ 0.1401 1,050

Anh (chị) hãy đề xuất chính sách giúp Walt Disney tránh rủi ro tỷ giá tác động đến
hoạt động sản xuất kinh doanh?

2. Năm 1990, một nhà đầu tư Nhật mua một bất động sản với giá $100,000,000 ở
Los Angeles, tỷ giá giao ngay tại thời điểm năm 1990 là ¥145/$. Năm năm sau
nhà đầu tư Nhật bán bất động sản này, tỷ giá giao ngay là ¥85/$ và giá trị của bất
động sản này chỉ còn $50,000,000.

a- Trong hoạt động mua bán này, nhà đầu tư Nhật gặp phải rủi ro tỷ giá nào?

b- Giả sử hoạt động mua bán này được tài trợ bởi 10% vốn sở hữu và 90% khoản
vay bằng đồng $ với lãi suất 8%/năm. Nhà đầu tư Nhật được lợi/ thiệt hại bao
nhiêu trong trường hợp này?

c- Giả sử hoạt động mua bán này được tài trợ bởi 10% vốn sở hữu và 90% khoản
vay bằng đồng yên với lãi suất 3%/năm. Nhà đầu tư Nhật được lợi/ thiệt hại
bao nhiêu trong trường hợp này?

99

You might also like