You are on page 1of 33

CHƯƠNG 03: Quản trị tác động hối đoái giao dịch

Chương
03 QUẢN TRỊ TÁC ĐỘNG HỐI
ĐOÁI GIAO DỊCH

Bạn càng tìm kiếm sự bảo đảm, bạn càng ít có nó. Nhưng bạn càng tìm
kiếm cơ hội, bạn càng có thể đạt được sự bảo đảm mà mình muốn”.
Brian Tracy

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG 3

Các mục tiêu cụ thể của chương là:

• Ứng dụng được các kỹ thuật trong chiến lược hedging


• Ra quyết định phòng ngừa dựa trên phân tích lợi ích và chi phí của từng chiến
lược phòng ngừa
• Lựa chọn được các kỹ thuật phòng ngừa phù hợp với đặc điểm của công ty.
• Hiểu rõ và sử dụng được các kỹ thuật phòng ngừa thay thế khi các kỹ thuật
phòng ngừa chính thức không tồn tại.

3.1 THIẾT KẾ CHIẾN LƯỢC HEDGING

Trước hết, ta cần xác định mục tiêu cơ bản của chiến lược hedging là giảm tác động
hối đoái giao dịch do tỷ giá biến động làm thay đổi dòng tiền mặt phát sinh. Xét về
mặt hoạt động, sử dụng kỹ thuật hedging để giảm mức thay đổi dòng tiền thành mục
đích quản lý tác động hối đoái như sau: tổ chức sắp xếp tài chính công ty sao cho bất

47
CHƯƠNG 03: Quản trị tác động hối đoái giao dịch

luận tỷ giá hối đoái trong tương lai biến đổi như thế nào, thì ảnh hưởng của nó đến
khoản thu hồi bằng USD đều giảm.

3.1.1 Các kỹ thuật Hedging cơ bản


• Các kỹ thuật sử dụng khi tiền tệ giảm giá (depreciation): tức là đồng tiền
địa phương mất giá so với đồng tiền của công ty mẹ và các đồng tiền ngoại tệ
khác.

Bảng 3.1: Các chiến lược Hedging khi giảm giá tiền tệ (depreciation)

Hedging Giải thích

Bán kỳ hạn đồng tiền Nhận được đồng tiền của công ty mẹ theo tỷ giá kỳ hạn mà
địa phương không bị tác động bất lợi khi đồng tiền địa phương giảm
giá. Ví dụ: Chi nhánh công ty Mỹ hoạt động tại châu Âu,
bán một lô hàng có giá trị là €1,000,000, tỷ giá giao ngay
hiện tại là €1 = $1.5; tỷ giá kỳ hạn là €1 = $1.52. Nếu công
ty nhận định đồng € sẽ giảm giá còn €1 = $1.45 thì chi
nhánh sẽ bán kỳ hạn €1,000,000 với tỷ giá kỳ hạn thu được
$1,520,000. Trong trường hợp dự báo là đúng thì sẽ có lợi
hơn khi không phòng ngừa là $1,520,000 - $1,000,000
*1.45 = $70,000

Giảm mức tiền mặt và Giảm khả năng mất giá của các tài sản tiền mặt và chứng
chứng khoán khả mại… khoán khả mại khi quy đổi sang đồng tiền công ty mẹ
bằng đồng địa phương

Thắt chặt tín dụng Giảm khả năng mất giá của các khoản phải thu khi quy đổi
thương mại (giảm từ đồng tiền địa phương sang đồng tiền công ty mẹ.
khoản phải thu bằng
đồng địa phương)

48
CHƯƠNG 03: Quản trị tác động hối đoái giao dịch

Trì hoãn thu các khoản Tăng khả năng thu hồi được nhiều đồng tiền địa phương
phải thu bằng đồng tiền hơn khi quy đổi đồng tiền mạnh vào thời điểm đồng địa
mạnh (là đồng tiền của phương mất giá
bất cứ nước đối tác nào Ví dụ : MNC A có một khoản phải thu $1,000,000 kỳ
sẽ tăng giá so với đồng hạn 15 ngày, tỷ giá giao ngay hiện tại €1 = $1.5, công ty
địa phương) dự đoán đồng € sẽ mất giá trong tháng tới, chỉ còn €1 =
$1.4 nên MNC trì hoãn khoản phải thu sang đến tháng
sau. Lúc này khoản thu được sẽ là $1,000,000/1.4 =
€714,286, nhiều hơn khi nhận đúng kỳ hạn
($1,000,000/1.5 = €666,667)

Gia tăng nhập khẩu Khi đồng địa phương giảm giá, các khoản phải trả bằng
hàng hóa bằng đồng đồng tiền mạnh sẽ đắt hơn do phải tốn kém nhiều đồng
tiền mạnh địa phương hơn cho khoản phải trả này. Vì vậy, ngay từ
bây giờ khi đồng địa phương chưa giảm giá, công ty gia
tăng nhập khẩu hàng hóa bằng đồng tiền mạnh.

Vay mượn tại địa Sẽ tốt hơn khi vay mượn bằng đồng tiền mạnh vì khi
phương đồng tiền địa phương giảm giá, nợ gốc và lãi vay phải
trả bằng đồng tiền địa phương khi quy đổi sang đồng
tiền công ty mẹ sẽ ít hơn.

Trì hoãn thanh toán các Vì trong tương lai khi đồng tiền địa phương giảm giá sẽ
khoản phải trả bằng phải trả ít hơn khi quy đổi các khoản phải trả này theo
đồng tiền địa phương đồng tiền công ty mẹ.

Ví dụ : MNC Mỹ có hoạt động kinh doanh tại Nhật. Khi


dự báo đồng Yên sẽ mất giá trong tương lai thì công ty
sẽ trì hoãn các khoản phải trả bằng Yên để khi đồng Yên
mất giá sẽ phải trả ít USD hơn cho khoản phải trả này.

49
CHƯƠNG 03: Quản trị tác động hối đoái giao dịch

Nhanh chóng phân chia Để giảm ảnh hưởng đối với thu nhập của công ty mẹ và
cổ tức và chuyển tiền các chi nhánh khác do đồng tiền địa phương mất giá.
cho công ty mẹ và các Nhanh chóng chuyển trả cổ tức khi đồng tiền địa phương
chi nhánh khác chưa mất giá thì giá trị quy đổi sang đồng tiền công ty
mẹ và đồng tiền của các chi nhánh khác được nhiều hơn.

Thanh toán nhanh các Khi thanh toán cho các chi nhánh khác trong công ty thì
khoản phải trả cho các lượng tiền địa phương khi quy đổi sang đồng ngoại tệ
chi nhánh trong công ty của các chi nhánh khác sẽ nhiều hơn nếu thanh toán sau
khi đồng tiền địa phương mất giá

Trì hoãn thu các khoản Với việc trì hoãn thu các khoản thu của các chi nhánh,
phải thu từ các chi công ty mẹ sẽ nhận được nhiều đồng tiền địa phương
nhánh hơn so với trước khi đồng tiền địa phương mất giá.

Lập hóa đơn xuất khẩu Khi hóa đơn xuất khẩu được tính bằng đồng ngoại tệ thì
bằng ngoại tệ và nhập khi đồng tiền địa phương giảm giá, giá trị xuất khẩu sẽ
khẩu bằng đồng tiền địa nhận được nhiều tiền địa phương hơn khi quy đổi từ
phương. ngoại tệ. Khi nhập khẩu bằng đồng tiền địa phương,
công ty mẹ sẽ trả ít tiền hơn khi tính bằng đồng tiền của
nước mình khi đồng tiền địa phương mất giá.

• Các kỹ thuật sử dụng khi tiền tệ tăng giá (appreciation): đồng tiền địa
phương tăng giá so với đồng tiền của công ty mẹ và các ngoại tệ khác.

Bảng 3.2 : Các chiến lược Hedging khi tăng giá tiền tệ (appreciation)

Hedging Giải thích kỹ thuật

Mua kỳ hạn đồng tiền địa Nhận được đồng địa phương theo tỷ giá kỳ hạn mà
phương không bị tác động khi đồng tiền địa phương tăng giá

50
CHƯƠNG 03: Quản trị tác động hối đoái giao dịch

Tăng mức tiền mặt và Tăng giá của tài sản tiền mặt và chứng khoán khả mại
chứng khoán khả mại khi quy đổi sang đồng tiền công ty mẹ
bằng đồng tiền địa
phương

Giảm các khoản phải trả Giảm số tiền phải trả khi quy đổi từ đồng tiền địa
bằng đồng tiền địa phương sang đồng tiền công ty mẹ
phương

Thu sớm các khoản phải Giảm sự mất mát khi quy đổi đồng tiền yếu sang đồng
thu bằng đồng tiền yếu tiền công ty mẹ do sự mất giá của đồng tiền yếu

Giảm vay mượn tại địa Do đồng địa phương tăng giá nên nếu vay bằng đồng
phương địa phương sẽ phải tốn kém nhiều chi phí tính bằng
đồng tiền của công ty mẹ cho khoản vay này.

Thanh toán nhanh các Giảm số tiền thanh toán khi quy đổi đồng địa phương
khoản phải trả bằng đồng sang đồng tiền của công ty mẹ
tiền địa phương

Trì hoãn thanh toán cổ tức Khi thanh toán cổ tức và chuyển tiền cho công ty mẹ
và chuyển tiền cho công và các chi nhánh vào thời điểm đồng tiền địa phương
ty mẹ và các chi nhánh tăng giá thì giá trị quy đổi sang đồng tiền công ty mẹ
và các chi nhánh được nhiều hơn.

Lập hóa đơn xuất khẩu Khi hóa đơn xuất khẩu được tính bằng đồng tiền địa
bằng đồng tiền địa phương công ty sẽ được lợi khi đồng tiền địa phương
phương và nhập khẩu tăng giá. Khi nhập khẩu bằng đồng ngoại tệ, công ty
bằng ngoại tệ mẹ sẽ trả ít tiền hơn khi tính toán giá trị nhập khẩu
bằng đồng tiền của công ty mẹ khi đồng tiền địa
phương tăng giá.

51
CHƯƠNG 03: Quản trị tác động hối đoái giao dịch

3.1.2 Chi phí và lợi ích của chiến lược Hedging

• Chi phí của chiến lược Hedging

Khi thực hiện chiến lược phòng ngừa, các công ty cũng phải chịu những chi phí phát
sinh do thực hiện chiến lược phòng ngừa đó. Chẳng hạn, tác động của việc các chi
nhánh đẩy nhanh (rút ngắn) thời gian chuyển tiền thanh toán và trì hoãn thu (kéo dài
thời gian) các khoản phải thu bằng đồng tiền mạnh khi đồng tiền địa phương giảm
giá sẽ có thể dẫn đến sự thiết hụt tiền mặt tạm thời do không thu được tiền đúng hạn,
bắt buột các chi nhánh này phải vay mượn bằng đồng tiền địa phương để đảm bảo
hoạt động sản xuất kinh doanh và gánh chịu lãi vay. Chi phí của chiến lược phòng
ngừa này chính là chi phí khoản lãi vay bằng đồng tiền địa phương trừ đi lợi nhuận
phát sinh từ việc chuyển trả trước các khoản nợ bằng đồng tiền mạnh theo đúng
mong đợi. (chênh lệch giữa tỷ giá lúc thanh toán trước khi đồng tiền chưa mất giá và
thời điểm đồng tiền bị mất giá). Cũng cần lưu ý là khi đồng tiền địa phương mất giá
tức nó cũng phản ánh tình trạng lạm phát nên lãi suất huy động ngân hàng thường sẽ
cao để đảm bảo lãi suất thực dương, tức lãi suất danh nghĩa trừ lạm phát lớn hơn 0,
để có thể thu hút tiền gửi vào ngân hàng và do đó lãi suất cho vay thường sẽ tăng.

Như vậy, để đánh giá lợi ích đạt được của MNC khi thực hiện các chiến lược phòng
ngừa, phải so sánh giữa chi phí phải đánh đổi với lợi ích đạt được khi thực hiện
phòng ngừa. Khi đồng tiền địa phương mất giá, giảm dự trữ tiền mặt bằng đồng tiền
địa phương có thể gây tác hại đến hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, việc bán các
chứng khoán tính bằng đồng địa phương để chuyển sang các chứng khoán bằng đồng
tiền mạnh có thể mất chi phí cơ hội vì các chứng khoán bằng đồng tiền mạnh thường
có lãi suất thấp hơn nhiều so với các chứng khoán bằng đồng tiền yếu.

Tóm lại, khi thực hiện phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái, cần lưu ý các chiến lược
phòng ngừa cũng tốn kém chi phí và phải được xem xét một cách nghiêm túc. Các
chi phí của chiến lược phòng ngừa được mô tả trong bảng 3.3 như sau:

52
CHƯƠNG 03: Quản trị tác động hối đoái giao dịch

Bảng 3.3: Chi phí của chiến lược Hedging

Giảm giá tiền tệ Chi phí

Bán kỳ hạn đồng tiền Chi phí giao dịch. Do khác biệt giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ
địa phương giá giao ngay trong tương lai. Việc bán có kỳ hạn có thể
sẽ mất đi một khoản lợi nhuận nếu trong tương lai tỷ giá
kỳ hạn thấp hơn tỷ giá giao ngay.

Giảm mức tiền mặt và Chi phí cơ hội: mất mát về lãi suất cao hơn đối với các
các chứng khoản khả chứng khoán bằng đồng tiền địa phương. Thông thường
mại bằng đồng tiền địa khi các đồng tiền giảm giá có lãi suất tiền gửi cao hơn
phương. nên khi giảm mức tiền mặt hay chứng khoán thì sẽ mất đi
các lợi ích này. Chẳng hạn lãi suất VND hiện nay của các
NH khoảng 17.5%/năm nhưng lãi suất USD chỉ khoản
6%/năm. Nếu vì đồng VND giảm giá mà giảm tiền mặt
và CK bằng VND để chuyển sang USD thì chúng ta đã
mất đi mức lãi suất chênh lệch 11.5%/năm (17.5% - 6%).

Thắt chặt tín dụng (giảm Giảm doanh thu và lợi nhuận: khi thắt chặt tín dụng thì
các khoản phải thu bằng doanh số bán sẽ bị giảm vì người tiêu dùng sẽ chọn các
đồng tiền địa phương) nhà cung cấp khác có ưu đãi về thời gian trả chậm hơn.

Trì hoãn thu các đồng Chi phí tài chính: chi phí vay mượn để tiếp tục sản xuất
tiền mạnh khi chưa thu tiền các khoản phải thu

Gia tăng nhập khẩu Chi phí tài trợ và lưu giữ: chi phí thuê kho để giữ hàng
bằng đồng tiền tăng hóa, chi phí bảo quản, chi phí khác....
mạnh

Vay mượn tại địa Lãi suất cao hơn do đồng tiền địa phương mất giá
phương

53
CHƯƠNG 03: Quản trị tác động hối đoái giao dịch

Trì hoãn các khoản phải Tác hại đến uy tín tín dụng: việc không thực hiện đúng
trả bằng đồng địa nghĩa vụ trả nợ sẽ ảnh hưởng đến uy tín của công ty
phương

Thanh toán sớm cho Chi phí vay mượn nếu không có sẵn vốn nhàn rỗi hoặc
công ty mẹ và các chi mất cơ hội nhận được lãi suất cao nếu bán các chứng
nhánh khác khoán địa phương để thanh toán nợ trước hạn.

Thanh toán sớm các Chi phí cơ hội


khoản phải trả cho các
chi nhánh

Trì hoãn thu các khoản Chi phí cơ hội do không nhận được khoản phải thu đúng
thu từ các chi nhánh hạn nên không hưởng được chi phí cơ hội tối thiểu là lãi
tiền gửi ngân hàng và thậm chí còn phải trả lãi do vay
tiền để sản xuất khi không thu được tiền đúng hạn.

Lập hóa đơn xuất khẩu Mất mát trong xuất khẩu do giá bán thấp hơn vì áp lực từ
bằng ngoại tệ và nhập phía người mua sẽ yêu cầu giảm giá bán bằng ngoại tệ;
khẩu bằng đồng tiền địa hoặc chi phí tăng thêm cho nhập khẩu khi người bán yêu
phương. cầu giá cao hơn nếu hóa đơn tính bằng đồng tiền địa
phương.

• Lợi ích của chiến lược hedging

Việc xây dựng kế hoạch phòng ngừa rủi ro hối đoái giao dịch sẽ giúp các công ty đa
quốc gia tránh được những biến động bất lợi về tỷ giá. Khác với đầu cơ nhằm mục
đích tìm kiếm siêu lợi nhuận, lợi ích và mục tiêu cơ bản của chiến lược phòng ngừa
hedging nhằm đạt được sự ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh và luôn đạt
được tỷ suất sinh lợi kỳ vọng.

54
CHƯƠNG 03: Quản trị tác động hối đoái giao dịch

Tuy nhiên, đôi khi chiến lược hedging cũng có thể giúp các công ty thu được các lợi
ích khác ngoài lợi ích chủ yếu là tránh những biến động bất lợi của tỷ giá. Trong một
số tình huống nhất định, nếu biết vận dụng một cách khéo léo những khiếm khuyết
của thị trường và/hoặc các quy định về thuế khóa giữa các quốc gia, các công ty vẫn
có thể trục lợi từ thị trường dù không phải là hoạt động đầu cơ thuần túy. Điều này có
nghĩa là trong một số trường hợp, chiến lược hedging sẽ đem lại lợi nhuận như hoạt
động đầu cơ. Chẳng hạn, năm 1982, đồng Peso Mexico được định giá quá cao, nếu
bỏ qua các yếu tố về thuế quan và những điều kiện khác thì theo lý thuyết về ngang
giá sức mua PPP, giá bán của một sản phẩm do cùng một công ty sản xuất ra ở các
quốc gia khác nhau đều được bán với mức giá bằng nhau, các MNC sẽ mua hàng hóa
từ quốc gia khác để bán tại Mexico, thu được lợi nhuận cao hơn.

Thông thường, khi một đồng tiền được định giá cao hay thấp hơn giá trị của nó tùy
thuộc vào mục tiêu của các Chính phủ. Định giá đồng tiền cao sẽ khuyến khích nhập
khẩu, định giá đồng tiền thấp sẽ khuyến khích xuất khẩu vì lúc đó giá cả sẽ cạnh
tranh hơn. Chẳng hạn, theo giá trị thực 1 Peso chỉ đổi được 0.06 USD, nhưng do nhà
nước quy định giá 1 Peso quy đổi được 0.08 USD, dẫn đến các nhà đầu cơ sẽ dùng
đồng Peso mua USD. Điều này muốn chỉ ra rằng do nhà nước định giá quá cao đồng
peso nên các công ty MNC đã nhận được lượng USD cao hơn trường hợp đồng Peso
được định giá đúng. Nếu không có các rào cản về quản lý ngoại hối, hoặc có thể dễ
dàng mua được đồng tiền mạnh với tỷ giá chính thức thì các công ty có thể bán đồng
peso đổi lấy các ngoại tệ mạnh và chuyển ra ngoại tệ ra ngoài thông qua hoạt động
thanh toán cho các chi nhánh khác. Như vậy, công ty đã trục lợi được từ những
khiếm khuyết của thị trường.

3.2 CÁC KỸ THUẬT PHÒNG NGỪA TÁC ĐỘNG HỐI ĐOÁI GIAO DỊCH

Nếu công ty quyết định phòng ngừa một phần hoặc toàn phần độ nhạy cảm hối đoái
giao dịch, công ty có thể lựa chọn các kỹ thuật phòng ngừa sau:

55
CHƯƠNG 03: Quản trị tác động hối đoái giao dịch

• Phòng ngừa bằng hợp đồng tương lai

• Phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn

• Phòng ngừa thông qua thị trường tiền tệ

• Phòng ngừa thông qua quyền chọn tiền tệ

Các công ty đa quốc gia thường so sánh các dòng tiền mặt dự kiến của mỗi kỹ thuật
phòng ngừa trước khi ra quyết định áp dụng kỹ thuật nào. Việc lựa chọn kỹ thuật
phòng ngừa phù hợp có thể thay đổi theo thời gian bởi vì những lợi thế so sánh của
mỗi kỹ thuật có thể thay đổi theo thời gian.

3.2.1 Phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn (Forward market hedge)

Hợp đồng kỳ hạn thường được các công ty lớn sử dụng để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
Khi thực hiện phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn thì công ty nào có ngoại tệ sẽ bán
ngoại tệ kỳ hạn, và công ty nào thiếu ngoại tệ sẽ mua ngoại tệ kỳ hạn. Như vậy, công
ty có thể chốt lại giá trị của các dòng ngoại tệ tương lai bằng đồng nội tệ.

• Phòng ngừa khoản phải trả

Các công ty chỉ thực hiện phòng ngừa khoản phải trả khi dự báo đồng tiền khoản
phải trả trong tương lai sẽ tăng giá, làm cho công ty phải tốn kém chi phí nhiều hơn
để thanh toán khoản phải trả này. Để phòng ngừa các khoản phải trả bằng hợp đồng
kỳ hạn, công ty sẽ mua kỳ hạn đồng tiền khoản phải trả với thời hạn bằng thời gian
thanh toán khoản phải trả. Quyết định có nên phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn hay
giữ nguyên không phòng ngừa được cân nhắc bằng cách so sánh kết quả đã biết của
phòng ngừa với kết quả có thể của việc không phòng ngừa.

Minh họa: Một công ty Mỹ sẽ cần 100,000 GBP sau 90 ngày để trả cho công ty xuất
khẩu ở Anh. Giả sử rằng tỷ giá kỳ hạn 90 ngày hiện tại của GBP là 1.40 USD. Nhưng
tỷ giá giao ngay trong tương lai là một con số không chắc chắn nên để đánh giá giá
trị tương lai của GBP, công ty có thể phát triển một phân phối xác xuất để xác định

56
CHƯƠNG 03: Quản trị tác động hối đoái giao dịch

việc phòng ngừa sẽ tốn kém hơn là không phòng ngừa hay không. Điều này có thể
đạt được bằng cách ước tính chi phí thực của việc phòng ngừa khoản phải trả (RCHp:
Real cost of hedging for accounts payable). Chi phí thực của việc phòng ngừa đo
lường chi phí bổ sung phải gánh chịu nếu không phòng ngừa. Chi phí thực của việc
phòng ngừa khoản phải trả được tính bằng:

RCHp = NCHp – NCp

Trong đó :

NCHp : Nominal cost of hedging for accounts payable, là chi phí danh nghĩa
của việc phòng ngừa bằng tỷ giá kỳ hạn x số tiền phải trả

NCp : Nominal cost of accounts payable, là chi phí danh nghĩa của khoản
phải trả nếu không phòng ngừa bằng tỷ giá giao ngay thực tế khi hết
kỳ hạn nhân với số tiền phải trả

Khi chi phí thực của việc phòng ngừa là âm, điều này hàm ý rằng phòng ngừa tốt hơn
không phòng ngừa, trong khi NCHp là xác định vì tỷ giá kỳ hạn đã có sẵn, NCp là
không cố định vì tỷ giá giao ngay thực tế khi kết thúc kỳ hạn không thể dự báo chính
xác làm cho RCHp là không chắc chắn.

Tỷ giá giao Xác Chi phí danh Số $ cần để mua £ Chi phí thực
ngay của £ sau xuất nghĩa của phòng nếu không phòng của phòng
90 ngày ngừa ngừa ngừa
(1) (2) (3) (4 ) = 100,000 x (1) (5)

1.30 USD 5% 140,000 USD 130,000 USD 10,000 USD

1.32 USD 10% 140,000 USD 132,000 USD 8,000 USD

1.34 USD 15% 140,000 USD 134,000 USD 6,000 USD

1.36 USD 20% 140,000 USD 136,000 USD 4,000 USD

57
CHƯƠNG 03: Quản trị tác động hối đoái giao dịch

1.38 USD 20% 140,000 USD 138,000 USD 2,000 USD

1.40 USD 15% 140,000 USD 140,000 USD 0

1.42 USD 10% 140,000 USD 142,000 USD -2,000 USD

1,45 USD 5% 140,000 USD 145,000 USD -5,000 USD

Từ bảng trên ta thấy có 15% cơ hội cho thấy phòng ngừa sẽ tốt hơn là không phòng
ngừa do RCHp âm ở mức tỷ giá 1 GBP = 1.42 – 1.45 USD và 85% khả năng công ty
sẽ chịu ít chi phí hơn nếu không phòng ngừa do có RCHp không âm ở mức tỷ giá 1
GBP = 1.30 – 1.40 USD.

Tuy nhiên, chúng ta chưa thể khẳng định về tổng thể việc phòng ngừa tốt hơn không
phòng ngừa hay không. Để đánh giá liệu rằng việc phòng ngừa có tốt hơn không
phòng ngừa hay không trong khi mỗi mức tỷ giá có thể xảy ra theo một xác suất nhất
định, ta phải tính toán giá trị trung bình dự tính của chi phí thực E(RCHp) theo công
thức sau:

E(RCHp)= ∑Pi * RCHpi ( với Pi là xác suất xảy ra chi phí thực thứ i)

Từ công thức trên ta có thể tính toán được giá trị trung bình kỳ vọng của tình huống
trên như sau:

E(RCHp) = 5%*10,000 + 10% *8,000 + 15%*6,000 + 20%*4,000 +


20%*2,000 + 15%*0 + 10%* (-2,000) + 5%* (-5,000) = 2,950 USD > 0

Như vậy, xét trên tổng thể thì trong tình huống này việc không phòng ngừa tốt hơn
bởi giá trị kỳ vọng trung bình của chi phí thực là dương. Tuy nhiên, quyết định phòng
ngừa hay không phòng ngừa sẽ dựa trên mức chịu đựng rủi ro của công ty. Các công
ty với mong muốn tránh rủi ro sẽ thường phòng ngừa tình trạng mở, tức là luôn có xu
hướng thực hiện phòng ngừa về dòng ngoại tệ thường xuyên hơn các công ty ít quan
tâm tới vấn đề rủi ro.

58
CHƯƠNG 03: Quản trị tác động hối đoái giao dịch

• Phòng ngừa các khoản phải thu

Đối với khoản phải thu, các công ty chỉ thực hiện phòng ngừa khi dự báo rằng đồng
tiền khoản phải thu trong tương lai sẽ giảm giá, lúc đó giá trị thu hồi khoản phải thu
quy đổi sang đồng tiền công ty mẹ sẽ ít hơn và công ty bị rủi ro hối đoái giao dịch.

Để tính toán chi phí cho vệc phòng ngừa khoản phải thu về khoản phải thu, chi phí
thực của việc phòng ngừa khoản phải thu (RCHr: Real cost of hedging for accounts
receivable) có thể ước tính như sau:

RCHr = NRr – NRHr

Trong đó:

NRr: thu nhập hình thức bằng đồng tiền trong nước nhận được khi không
phòng ngừa (bằng tỷ giá giao ngay thực tế khi hết kỳ hạn nhân với số tiền thu
được)

NRHr: thu nhập hình thức bằng đồng tiền trong nước nhận được khi phòng
ngừa (bằng tỷ giá kỳ hạn nhân với số tiền thu được)

Đẳng thức này được cấu tạo sao cho chi phí thực của việc phòng ngừa khoản phải thu
là dương khi kết quả phòng ngừa thấp hơn khi không phòng ngừa. Điều này cho phép
một sự thống nhất giữa RCHp và RCHr, bởi vì một giá trị âm của bất kỳ chỉ tiêu nào
đều hàm ý rằng việc phòng ngừa sẽ có một kết quả tốt hơn so với không phòng ngừa
và ngược lại.

Cũng như khoản phải trả, các công ty có thể quyết định liệu có nên phòng ngừa tình
trạng các khoản phải thu bằng cách phát triển một phân phối xác suất đối với tỷ giá
giao ngay tương lai, và sau đó sử dụng nó để phát triển một phân phối xác suất của
RCHr. Nếu E(RCHr) là âm, nên lựa chọn việc phòng ngừa. Nếu E(RCHr) là dương,
công ty cần đánh giá liệu lợi ích tiềm tàng từ việc duy trì tình trạng không phòng
ngừa có tương xứng với mức rủi ro có thể phải chịu đựng hay không.

59
CHƯƠNG 03: Quản trị tác động hối đoái giao dịch

RCH không thể xác định được cho đến khi kỳ hạn khoản phải trả hoặc khoản phải
thu đáo hạn, lúc đó mới xác định được chính xác NRr để so sánh với NRHr. Các công
ty nên hài lòng với kết quả phòng ngừa nếu RCH thấp hoặc âm. Các công ty bảo thủ
có xu hướng chọn các chiến lược phòng ngừa ngay cả nếu RCH cao.

3.2.2 Phòng ngừa bằng hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai về tiền tệ cũng được sử dụng nếu các công ty mong muốn phòng
ngừa độ nhạy cảm rủi ro giao dịch. Phòng ngừa bằng hợp đồng tương lai rất giống
với hình thức phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn, nhưng hợp đồng kỳ hạn thường
được sử dụng trong các nghiệp vụ lớn, còn hợp đồng tương lai có thể phù hợp hơn
đối với những công ty muốn phòng ngừa cho một số lượng tiền nhỏ hơn. Ngoài ra
giữa hai loại hợp đồng có một số điểm khác biệt cơ bản như sau:

Bảng 3.4: So sánh Hợp đồng kỳ hạn và Hợp đồng tương lai

Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng tương lai

Hợp đồng riêng biệt giữa hai Trao đổi trên thị trường: thông thường được thực
bên hiện trên các sàn giao dịch mà người mua và
người bán không biết nhau

Không chuẩn hóa hợp đồng do Tiêu chuẩn hóa hợp đồng: quy định rõ về các tiêu
các bên tự định ra giá trị của chuẩn của mỗi hợp đồng...như trong các giao dịch
mỗi hợp đồng chứng khoán yêu cầu mua bán phải theo lô, mỗi lô
100 cổ phần...

Thường chuyển giao hàng vào Ngày giao hàng nhất định. Chẳng hạn tháng giao
ngày riêng do các bên tham gia hàng của hợp đồng tương lai về tiền tệ có tháng
hợp đồng kỳ hạn quy định giao hàng là 3, 6, 9, 12

Thanh toán ở thời điểm chấm Thanh toán hàng ngày


dứt hợp đồng

60
CHƯƠNG 03: Quản trị tác động hối đoái giao dịch

Giao hàng hoặc thanh toán tiền Hoạt động thường đóng trạng thái trước khi đến
mặt thường được thực hiện hạn

Mua một hợp đồng tương lai về tiền tệ được phép mua một lượng nhất định một loại
đồng tiền với giá đã công bố vào một ngày nhất định trong tương lai. Để phòng ngừa
cho khoản phải trả bằng ngoại tệ, công ty có thể mua một hợp đồng tương lai về
ngoại tệ đó. Bằng việc nắm giữ hợp đồng tương lai, công ty cố định số tiền cần để trả
cho khoản phải trả bằng ngoại tệ.

Bán hợp đồng tương lai về tiền tệ được phép bán một số lượng nhất định một đồng
tiền với giá đã công bố vào một ngày nhất định. Để phòng ngừa biến động giữa giá
trị đồng tiền trong nước với đồng tiền khoản phải thu trong tương lai bằng ngoại tệ,
công ty có thể bán một hợp đồng tương lai về tiền tệ. Bằng cách này công ty sẽ biết
được giá trị khoản phải thu bằng ngoại tệ sẽ chuyển đổi thành đồng tiền trong nước là
bao nhiêu và được cách ly khỏi tác động của rủi ro tỷ giá.

3.2.3 Phòng ngừa thông qua thị trường tiền tệ

Phòng ngừa thông qua thị trường tiền tệ bao gồm việc sử dụng các khoản vay hay
khoản tiền gửi trên thị trường tiền tệ để bù đắp cho rủi ro tỷ giá. Nói cách khác, công
ty đa quốc gia hi vọng lãi suất nhận được sẽ bù đắp được mức độ biến động của tỷ
giá. Thực chất của kỹ thuật phòng ngừa qua thị trường tiền tệ là cố định số tiền sẽ
được nhận/ hoặc sẽ phải trả, và vì vậy tránh những biến động bất lợi cho khoản phải
trả hoặc phải thu trong tương lai.

• Phòng ngừa khoản phải trả thông qua thị trường tiền tệ

Trong trường hợp đơn giản, một công ty có tiền mặt dư thừa sẽ có thể tạo ra một món
tiền gửi ngắn hạn bằng ngoại tệ mà nó sẽ cần trong tương lai. Khi khoản tiền gửi đáo
hạn, công ty sẽ dùng số tiền gửi này thanh toán khoản phải trả. Bất kể lúc đó đồng
tiền khoản phải trả thay đổi như thế nào thì khoản phải trả trong tương lai vẫn được

61
CHƯƠNG 03: Quản trị tác động hối đoái giao dịch

đảm bảo và công ty cũng không bị ảnh hưởng bởi tỷ giá biến động nữa, bởi vì công
ty đã bán giao ngay đồng tiền nội tệ để nhận được đồng khoản phải trả và dùng số
tiền đó gửi tiết kiệm cùng với kỳ hạn khoản phải trả.

Trong nhiều trường hợp, các công ty thích phòng ngừa khoản phải trả vẫn có thể thực
hiện được biện pháp phòng ngừa trên thị trường tiền tệ ngay cả khi nó không có sẵn
tiền mặt. Bằng cách vay một khoản tiền bằng đồng tiền trong nước, sau đó thực hiện
một khoản đầu tư ngắn hạn bằng ngoại tệ.

Lợi ích nhận được từ kỹ thuật phòng ngừa này là cố định được khoản chi phí phải trả
để đảm bảo nguồn tiền thanh toán trong tương lai, do đó tránh được những rủi ro tỷ
giá nằm ngoài dự kiến có thể ảnh hưởng bất lợi lớn đến hoạt động của công ty.

Ví dụ: Một công ty Mỹ cần SFr 1,000,000 sau 30 ngày và nó có thể nhận được tiền
lãi 6.0% hàng năm (0.5%/tháng) nếu gửi số tiền nhàn rỗi này vào ngân hàng. Tỷ giá
giao ngay của SFr là 0.65USD, lãi suất vay đô la Mỹ là 0.7%/tháng.

Số SFr phải gửi để phòng ngừa khoản phải trả SFr1,000,000 là:
Số SFr phải gửi 1,000,000
để phòng ngừa khoản = = SFr 995,025
phải trả bằng SFr (1 + 0.005)
Số tiền bằng USD cần là để đổi sang SFr 995,025 = SFr 995,025*0.65 = $646,766

Các bước thực hiện kỹ thuật phòng ngừa rủi ro hối đoái giao dịch thông qua thị
trường tiền tệ như sau:

Bước 1: Vay 646,766 USD từ ngân hàng Mỹ.

Bước 2: Đổi 646,776 USD thành SFr 995,025 theo tỷ giá 0.65 USD/SFr.

Bước 3: Sử dụng số SFr để gửi ngân hàng với lãi suất 0.5%/tháng.

Bước 4: Tổng số tiền thanh toán khoản vay bằng đô la Mỹ (bao gồm nợ gốc và lãi
vay) sau 30 ngày là 651,293 USD (646,766*1.007).

62
CHƯƠNG 03: Quản trị tác động hối đoái giao dịch

Sau 30 ngày khoản tiền gửi đáo hạn và công ty sẽ nhận SFr 1,000,000 để thanh toán
khoản phải trả. Bất kể tỷ giá đồng SFr thay đổi như thế nào trong kỳ hạn phải trả,
khoản phải trả bằng SFr trong tương lai vẫn được đảm bảo. Như vậy chi phí phòng
ngừa cho khoản phải trả SFr 1,000,000 bằng thị trường tiền tệ là 651,293 USD.

• Phòng ngừa các khoản phải thu thông qua thị trường tiền tệ

Theo kỹ thuật phòng ngừa thông qua thị trường tiền tệ, do lo ngại đồng tiền khoản
phải thu giảm giá nên từ bây giờ công ty sẽ vay đồng tiền khoản phải thu. Số tiền vay
sẽ phải nhỏ hơn khoản phải thu một lượng bằng đúng lãi suất tiền vay. Đến ngày
khoản phải thu đáo hạn, công ty sẽ dùng khoản phải thu để hoàn trả khoản tiền vay.
Ngoài ra, vì khoản phải thu phải sau một thời gian nữa mới nhận được, nhưng khi sử
dụng kỹ thuật phòng ngừa này, công ty đã thu hồi được số tiền sớm hơn. Để phản ánh
chính xác chi phí cơ hội của đồng tiền, công ty tiến hành 2 hành động trên thị trường
tiền tệ : (1) vay ngoại tệ bằng đồng tiền khoản phải thu trong tương lai, tức là loại
tiền vay chính là loại tiền sẽ nhận được trong tương lai; và (2) đầu tư vào đồng tiền
trong nước, tức chuyển khoản tiền vay bằng đồng ngoại tệ sang đồng nội tệ để gửi
ngân hàng hoặc đầu tư chứng khoán.

Để minh họa, xét ví dụ một công ty Mỹ dự kiến nhận 400,000 Euro sau 90 ngày. Giả
sử lãi suất vay Euro tại Mỹ là 8.0%/năm, lãi suất tiền gửi đồng USD là 7.2%/năm
(tương đương 1.8% trong 90 ngày), tỷ giá giao ngay 1Euro = 1.45USD. Một phòng
ngừa đơn giản thông qua thị trường tiền tệ được thực hiện như sau:

Số Euro cần vay để phòng ngừa khoản phải thu trong tương lai sẽ là:

Số tiền phải để vay 400,000


phòng ngừa khoản = = 392,157 Euro
phải thu bằng Euro ( 1 + 0.02)

Số tiền bằng đồng đô la Mỹ nhận được : 392,157 euro *1.45 = 580,000 USD

63
CHƯƠNG 03: Quản trị tác động hối đoái giao dịch

Tuy nhiên, do số tiền này đáng lý ra phải sau 90 ngày nữa công ty mới nhận được,
nhưng thông qua kỹ thuật này công ty đã có số tiền đó ngay từ bây giờ, vì vậy chúng
ta cần phải tính chi phí cơ hội cho số tiền này trong 90 ngày, giả định chi phí cơ hội
thấp nhất bằng lãi suất tiền gửi.

Khoản tiền đầu tư sau 90 ngày: 580,000USD*1.018 = 590,440 USD

Lợi ích của hành động phòng ngừa này là cố định được số tiền USD sẽ nhận được ở
hiện tại mà không phải chịu rủi ro khi đồng Euro mất giá quá lớn. Như vậy, kết quả
của phòng ngừa khoản phải thu thông qua thị trường tiền tệ là 590,440 USD.

Kết quả của phòng ngừa thông qua thị trường tiền tệ trong ví dụ này có thể so sánh
với kết quả của phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn để xác định kỹ thuật phòng ngừa
nào tốt hơn. Cũng như phòng ngừa khoản phải trả, công ty sẽ không biết liệu việc
phòng ngừa được lựa chọn đối với khoản phải thu có tốt hơn không phòng ngừa hay
không cho đến khi đến kết thúc kỳ hạn khoản phải thu.

Áp dụng ngang giá lãi suất đối với phòng ngừa thông qua thị trường tiền tệ

Theo ngang giá lãi suất (IRP), lợi tức của hợp đồng kỳ hạn và lợi tức có được từ kinh
doanh chênh lệch lãi suất là như nhau. Vì thế, hai hình thức bảo hiểm bằng hợp đồng
kỳ hạn và bảo hiểm thông qua thị trường tiền tệ không có gì khác biệt. Bởi vì theo lý
thuyết ngang giá lãi suất IRP, những nhà đầu tư không thể sử dụng kinh doanh chênh
lệch lãi suất có phòng ngừa để đạt được một tỷ suất sinh lợi cao hơn tỷ suất sinh lợi
mà họ nhận được trong nước. Điều này là do mức gia tăng đối với tỷ giá kỳ hạn phản
ánh mức khác biệt lãi suất giữa hai đồng tiền. Tuy nhiên, nếu IRP bị chệch, hiệu quả
của hai hình thức bảo hiểm này là không giống nhau. Khi thị trường tài chính thế giới
là thị trường hiệu quả và cạnh tranh hoàn hảo, IRP không bị chệch.

Việc phòng ngừa khoản phải trả trong tương lai bằng việc mua có kỳ hạn sẽ tương tự
như việc vay lãi suất trong nước và đầu tư theo lãi suất nước ngoài. Việc phòng ngừa

64
CHƯƠNG 03: Quản trị tác động hối đoái giao dịch

khoản phải thu trong tương lai với việc bán có kỳ hạn sẽ tương tự việc vay với lãi
suất nước ngoài và đầu tư theo lãi suất trong nước.

3.2.4 Phòng ngừa bằng quyền chọn tiền tệ

Các công ty nhận thức được rằng các kỹ thuật phòng ngừa như phòng ngừa bằng hợp
đồng kỳ hạn và phòng ngừa thông qua thị trường tiền tệ có thể gây thiệt hại khi đồng
tiền phải trả giảm giá hoặc đồng tiền phải thu tăng giá trong thời kỳ phòng ngừa.
Trong tình huống này, một chiến lược không phòng ngừa sẽ tốt hơn phòng ngừa bằng
hợp đồng kỳ hạn hoặc thông qua thị trường tiền tệ. Quyền chọn tiền tệ là hình thức lý
tưởng của phòng ngừa vì cách ly công ty khỏi sự thay đổi tỷ giá bất lợi nhưng cho
phép công ty thu lợi từ việc tỷ giá thay đổi thuận lợi. Tuy nhiên, một công ty phải
đánh giá được liệu những lợi thế của phòng ngừa bằng quyền chọn tiền tệ có đáng so
với giá thực hiện và chi phí mua quyền chọn.

Ngoài ra, trong phạm vi môn học này, chúng ta chỉ xét khía cạnh là công ty, sử dụng
công cụ phái sinh để phòng ngừa nên chúng ta chỉ xét hai loại quyền chọn: đó là mua
quyền chọn bán và mua quyền chọn mua.

• Phòng ngừa khoản phải trả với quyền chọn mua tiền tệ

Một quyền chọn mua tiền tệ cung cấp quyền được mua một số lượng nhất định một
đồng tiền với giá nhất định (giá thực hiện – Exercise Price) trong một thời gian nhất
định. Nhưng không giống như hợp đồng tương lai hoặc hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn
mua tiền tệ không bắt buột người sở hữu nó phải thực hiện nghĩa vụ thỏa thuận trong
quyền chọn. Để minh họa hãy xét một công ty có khoản phải trả bằng đồng GBP.
Nếu tỷ giá giao ngay của GBP trong tương lai thấp hơn so với giá thực hiện trong
suốt thời hạn của quyền chọn, công ty có thể bỏ quyền chọn và mua GBP trên thị
trường giao ngay. Mặt khác nếu tỷ giá giao ngay của GBP trong tương lai tăng đúng
như dự báo, quyền chọn mua cho phép công ty mua GBP theo tỷ giá thực hiện.

65
CHƯƠNG 03: Quản trị tác động hối đoái giao dịch

Ví dụ: Clemson có khoản phải trả 100,000 GBP sau 90 ngày. Giả sử có một quyền
chọn mua có giá thực hiện là 1.60 USD. Giả sử rằng phí mua quyền chọn là 0.04
USD/GBP. Để có được quyền chọn phòng ngừa rủi ro tỷ giá của 100,000 GBP, công
ty sẽ phải trả phí mua quyền là 400 USD (100,000USD x0,04). Clemson sẽ không
thực hiện quyền chọn nếu có thể mua GBP với tỷ giá giao ngay thấp hơn. Giả sử
Clemson dự tính tỷ giá giao ngay của GBP có thể sẽ là 1.58 USD, 1.62 USD hoặc
1.66 USD khi khoản phải trả đến hạn. Ảnh hưởng của mỗi trường hợp này đến chi
phí của Clemson cho khoản phải trả được thể hiện như sau:
Tỷ giá giao ngay Số tiền trả cho Số tiền trả cho 100,000
Trường
khi khoản phải 1 GBP khi sở hữu GBP khi sở
hợp
trả đến hạn quyền chọn hữu quyền chọn
1 1.58 USD 1.62 USD 162,000 USD

2 1.62 USD 1.64 USD 164,000 USD

3 1.66 USD 1.64 USD 164,000 USD

Nếu trường hợp 1 xảy ra, Clemson sẽ để quyền chọn hết hạn và mua GBP trên thị
trường giao ngay với giá 1.58 USD/GBP. Nếu trường hợp 2 hoặc 3 xảy ra, Clemson
sẽ thực hiện quyền chọn và sẽ mua GBP với giá 1.60USD/GBP.

• Phòng ngừa khoản phải thu bằng quyền chọn bán tiền tệ

Quyền chọn bán tiền tệ cung cấp quyền để bán một số lượng nhất định một đồng tiền
với một mức giá xác định. Tương tự quyền chọn mua ngoại tệ, quyền chọn bán ngoại
tệ cũng cho phép người mua bỏ quyền khi tỷ giá giao ngay trong tương lai cao hơn
giá thực hiện trên quyền chọn.

Ví dụ: Giả sử rằng Knoville Inc, dự tính nhận 600,000 Euro sau 90 ngày. Nếu công
ty dự báo đồng Euro giảm giá so với USD, nó có thể mua quyền chọn bán euro. Giả
sử rằng quyền chọn bán Euro được xem xét ở đây có giá thực hiện là 1.45 USD và

66
CHƯƠNG 03: Quản trị tác động hối đoái giao dịch

phí mua quyền chọn là 0.03 USD/Euro. Cũng giả thiết rằng Knoxville dự tính tỷ giá
giao ngay sau 90 ngày có thể là 1.44 USD, 1.46 USD hoặc 1.51 USD, ta có bảng sau:
Tỷ giá giao ngay Số tiền nhận Số USD nhận được
khi khoản phải được trên mỗi khi phòng ngừa
thu đáo hạn đồng khoản phải thu với quyền chọn
1 1.44 USD 1.41 USD 846,000 USD

2 1.46 USD 1.43 USD 858,000 USD

3 1.51 USD 1.48 USD 888,000 USD

3.2.5 So sánh các kỹ thuật phòng ngừa

Khi sử dụng mỗi kỹ thuật phòng ngừa, công ty có thể dự kiến được số tiền tính bằng
đồng tiền của công ty mẹ cần để thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong tương lai, hoặc
số tiền nó sẽ nhận được sau khi chuyển đổi khoản phải thu bằng ngoại tệ. Do vậy,
công ty có thể so sánh chi phí hoặc thu nhập và xác định kỹ thuật phòng ngừa nào là
thích hợp.

Bảng 3.5: Các kỹ thuật phòng ngừa tác động hối đoái giao dịch

Kỹ thuật Phòng khoản phải trả Phòng ngừa khoản phải thu

Hợp đồng Mua hợp đồng tương lai về Bán một hợp đồng tương lai về tiền
tương lai tiền tệ tệ

Hợp đồng Đàm phán một hợp đồng kỳ Thoả thuận hợp đồng kỳ hạn để bán
kỳ hạn hạn để mua một lượng ngoại tệ một lượng ngoại tệ sẽ nhận được từ
bù đắp khoản phải trả. khoản phải thu.

Thị trường Vay đồng tiền địa phương và Vay đồng tiền khoản phải thu, đổi
tiền tệ đổi thành đồng tiền khoản phải thành đồng tiền địa phương và đầu
trả. Đầu tư số tiền này theo kỳ tư nó. Sau đó trả khoản vay bằng

67
CHƯƠNG 03: Quản trị tác động hối đoái giao dịch

hạn của khoản phải trả khoản phải thu.

Quyền Mua một quyền chọn mua tiền Mua một quyền chọn bán tiền tệ thể
chọn tiền tệ tệ thể hiện đồng tiền và số hiện đồng tiền và số lượng liên quan
lượng của khoản phải trả đến khoản phải thu

Minh họa: Tình huống của Fresno Coporation

Fresno Coporation cần GBP sau 180 ngày. Nó cân nhắc việc sử dụng (1) phòng ngừa
hợp đồng kỳ hạn; (2) phòng ngừa thông qua thị trường tiền tệ; (3) phòng ngừa bằng
quyền chọn; và (4) không phòng ngừa. Một số dữ liệu của ví dụ này như sau:

• Tỷ giá giao dịch của GBP hiện tại 1.50USD

• Tỷ giá kỳ hạn 180 ngày của GBP hiện tại 1.47USD

Lãi suất Anh Mỹ

Lãi tiền gửi 180 ngày 4.5% 4.5%

Lãi tiền vay 180 ngày 5.0% 5.0%

• Một quyền chọn mua GPB hết hạn sau 180 ngày có giá thực hiện là 1.48 USD
và phí mua quyền chọn là 0.03 USD

• Fresno Coporation dự báo tỷ giá giao ngay tương lai sau 180 ngày là:

Kết quả có thể Xác suất

1.43USD 20%

1.46USD 70%

1.52USD 10%

Fresno Coporation nên lựa chọn công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá nào?

Ta có kết quả phân tích như sau:

68
CHƯƠNG 03: Quản trị tác động hối đoái giao dịch

1. Phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn: mua GBP kỳ hạn 180 ngày

Số USD cần sau 180 ngày = khoản phải trả bằng GBP * Tỷ giá kỳ hạn GBP

= 200,000 x 1.47 =294,000 USD

2. Phòng ngừa thông qua thị trường tiền tệ

Số GBP phải được đầu tư = 200,000/(1 + 0.045) = 191,388 GBP

Số tiền bằng USD cần để đổi thành GBP để gửi = 191,388 x 1.50 =287,082USD

Lãi vay và nợ gốc của khoản vay USD sau 180 ngày = 287,082 x (1 +0.05)

= 301,436USD

3. Quyền chọn mua: mua quyền chọn mua giá thực hiện là 1.48 USD và phí mua
quyền chọn là 0.03 USD
Tỷ giá giao ngay Giá quyền Tổng giá phải trả Tổng giá phải trả Xác
sau 180 ngày chọn cho 1GBP cho 200,000GBP suất
1.43 USD 0.03 USD 1.46 USD 292,000 USD 20%

1.46 USD 0.03 USD 1.49 USD 298,000 USD 70%

1.52 USD 0.03 USD 1.51 USD 302,000 USD 10%

4. Giữ nguyên không phòng ngừa: mua 200,000 GBP trên thị trường giao ngay

Tỷ giá giao ngay dự tính sau Số USD cần để mua Xác suất
180 ngày 200,000 GPB

1.43 USD 286,000 USD 20%

1.46 USD 292,000 USD 70%

1.52 USD 304,000 USD 10%

Qua phân tích trên cho thấy phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn tốt hơn phòng ngừa
qua thị trường tiền tệ bởi vì chi phí phải trả bằng USD ít hơn. So sánh phòng ngừa
bằng hợp đồng kỳ hạn với phòng ngừa bằng quyền chọn mua cho thấy có 80% là

69
CHƯƠNG 03: Quản trị tác động hối đoái giao dịch

phòng ngừa bằng quyền chọn mua sẽ đắt hơn. Do vậy, nếu quyết định phòng ngừa thì
sử dụng hợp đồng kỳ hạn là cách phòng ngừa tối ưu.

So sánh kết quả phòng ngừa với chiến lược không phòng ngừa: 286,000* 20% +
292,000 *70% + 304,000*10% = 292,000 USD < 294,000 USD

Kết luận: Công ty Fresno không nên phòng ngừa cho khoản phải trả này. Nhưng nếu
muốn phòng ngừa, công ty nên lựa chọn phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn. Tuy
nhiên, nếu Fresno chọn không phòng ngừa, định kỳ nên đánh giá lại các quyết định
phòng ngừa. Chẳng hạn sau 60 ngày, nên lặp lại phân tích như trên dựa trên tỷ giá
giao ngay, tỷ giá kỳ hạn, lãi suất, các thông tin về quyền chọn mua thích hợp và dự
báo về tỷ giá giao ngay 120 ngày sau.

Đối với các khoản phải trả, việc phân tích các kỹ thuật phòng ngừa giúp công lựa
chọn giải pháp tối ưu nhất, tức là giải pháp có chi phí cho khoản phải trả THẤP
NHẤT. Đối với các khoản phải thu, việc phân tích các kỹ thuật phòng ngừa cũng
được tiến hành tương tự để rút ra kết luận về kỹ thuật phòng ngừa thích hợp nhất và
giải pháp tối ưu trong trường hợp này phải giúp công ty thu hồi được NHIỀU NHẤT.

Cần làm rõ rằng, kỹ thuật phòng ngừa tối ưu tùy thuộc vào các dự báo về tỷ giá. Nếu
công ty không chắc chắn về kết quả dự báo của mình thì phòng ngừa bằng quyền
chọn tiền tệ có thể phù hợp hơn. Để làm rõ hơn việc lựa chọn các kỹ thuật phòng
ngừa, chúng ta xét trường hợp của Merk với doanh số bán khắp thế giới. Công ty đã
sử dụng quyền chọn bán tiền tệ để phòng ngừa khoản phải thu bởi vì công ty không
muốn từ bỏ những lợi ích tiềm tàng nếu đồng USD bị yếu đi. Như vậy, quyền chọn
cung cấp sự bảo hiểm trong trường hợp đô la mạnh lên.

Ngoài ra, các ví dụ minh họa được trình bày trong chương này đã được đơn giản hóa
để tập trung vào việc so sánh các kỹ thuật phòng ngừa. Vì vậy, tác giả ngầm giả định
rằng số tiền được phòng ngừa đã biết chắc chắn. Tuy nhiên, trên thực tế để dự báo
chính xác các dòng tiền số tiền của các nghiệp vụ nước ngoài rất khó khăn. Chẳng

70
CHƯƠNG 03: Quản trị tác động hối đoái giao dịch

hạn, một công ty có 300,000 GBP sẽ nhận được sau 180 ngày, nhưng số tiền thu thực
sự chỉ là 200,000 GBP thì công ty có cần thiết phòng ngừa dòng tiền vào dự tính
300,000 GBP. Nếu công ty phòng ngừa vượt quá dòng tiền thực, phải chịu chi phí
cao hơn nhu cầu thực tế, điều này cho thấy việc phòng ngừa vượt quá có thể tác động
ngược lại lợi ích của công ty.

Một giải pháp để tránh phòng ngừa vượt quá là chỉ phòng ngừa số tối thiểu đã biết
của giao dịch trong tương lai. Trong ví dụ trên, nếu khoản phải thu trong tương lai có
thể chỉ thấp ở mức 200,000 GBP thì công ty chỉ nên phòng ngừa số tiền này. Nếu số
tiền nghiệp vụ thực tế lên mức 300,000 GBP như dự tính, công ty chỉ phòng ngừa
một phần (200,000 GBP) và sẽ bán 100,000 GBP trên thị trường giao ngay.

Bốn kỹ thuật phòng ngừa đã được trình bày ở trên chủ yếu sử dụng trong ngắn hạn
đối với các khoản phải thu và khoản phải trả, bởi trong dài hạn có những giới hạn
nhất định không thể cách ly hoàn toàn công ty khỏi những rủi ro hối đoái. Một công
ty đa quốc gia có dòng tiền mặt bằng ngoại tệ trong vài năm và có thể muốn sử dụng
phòng ngừa dài hạn. Chẳng hạn, Walt Disney đã phòng ngừa dòng tiền mặt bằng
đồng yên trong 20 năm. Đối với các công ty có thể dự đoán chính xác khoản phải trả
hoặc phải thu bằng ngoại tệ sẽ xảy ra trong một số năm, có 3 kỹ thuật phòng ngừa
thường được sử dụng đối với rủi ro nghiệp vụ dài hạn như sau:

Hợp đồng kỳ hạn dài hạn: trước đây hợp đồng kỳ hạn dài hạn (Long term forward
Contracts or Long Forwards) ít được sử dụng nhưng ngày nay nó tương đối phổ biến.
Hầu hết các ngân hàng quốc tế lớn thường xuyên yết các tỷ giá kỳ hạn có thời hạn tới
5 năm đối với các đồng GBP, CAD, Euro, SFr. Các hợp đồng kỳ hạn dài hạn đặc biệt
hấp dẫn các công ty đã thiết lập các hợp đồng xuất khẩu hoặc nhập khẩu với giá cố
định trong một thời kỳ dài và muốn bảo vệ dòng tiền mặt của họ khi có sự biến động
của tỷ giá. Cũng giống như một hợp đồng kỳ hạn ngắn hạn, hợp đồng kỳ han dài hạn
có thể được dùng để thỏa mãn những nhu cầu cần thiết của công ty. Thời hạn 10 năm
hoặc nhiều hơn có thể được thiết lập đối với các đồng tiền chính. Bởi vì ngân hàng

71
CHƯƠNG 03: Quản trị tác động hối đoái giao dịch

phải tin tưởng rằng công ty sẽ hoàn thành nghĩa vụ dài hạn của nó gắn với hợp đồng
kỳ hạn nên loại hợp đồng này chỉ được áp dụng với các khách hàng rất có uy tín.

Swap tiền tệ: swap tiền tệ là kỹ thuật thứ hai để phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ dài hạn
trước giao động tỷ giá và được tiến hành dưới nhiều hình thức. Một dạng tiêu biểu
của Swap tiền tệ liên quan đến hai công ty có nhu cầu dài hạn khác nhau. Hãy xét
một công ty Mỹ xây dựng đường ống dẫn dầu ở Anh và nhận được khoản thanh toán
bằng GBP sau 5 năm khi công việc hoàn tất. Đồng thời, một công ty Anh được một
ngân hàng Mỹ thuê tư vấn dài hạn cho một dự án. Giả sử công ty Anh này được chi
trả bằng USD và thanh toán sau 5 năm. Như vậy, công ty Mỹ sẽ nhận được đồng
GBP sau 5 năm và công ty Anh sẽ nhận USD sau 5 năm. Hai công ty này có thể sắp
xếp một Swap tiền tệ cho phép một sự chuyển đổi GBP lấy USD sau 5 năm với tỷ giá
thoả thuận. Bằng cách này công ty Mỹ có thể cố định số USD được chuyển đổi từ
GBP và công ty Anh có thể cố định số GBP được chuyển đổi từ USD.

Để tạo một Swap tiền tệ, các công ty dựa vào các trung gian tài chính. Một số nhà
môi giới làm việc cho các ngân hàng lớn, các công ty đầu tư với vai trò như những
trung gian thực hiện Swap. Các trung gian này được thông báo các công ty muốn loại
trừ rủi ro nghiệp vụ với những đồng tiền nhất định tại một ngày nhất định trong
tương lai. Sử dụng các thông tin này chúng có thể phối hợp các công ty khi một công
ty cần đồng tiền công ty khác muốn xử lý và ngược lại. Các nhà môi giới nhận hoa
hồng cho các dịch vụ này.

Trong quá trình giao dịch, có thể xuất hiện tình huống một bên không mong muốn
tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, chẳng hạn nếu đồng GBP tăng giá đáng kể,
công ty Mỹ đã đồng ý thực hiện Swap GBP lấy USD sẽ bị mất lợi ích so với việc
nhận USD trên thị trường giao ngay. Để tránh việc hủy bỏ Swap, thỏa thuận Swap có
thể đòi hỏi một thanh toán theo định kỳ từ một phía đối với phía bên kia dựa trên sự
thay đổi của tỷ giá. Nghĩa là khi tỷ giá biến động thì một bên có thể sẽ bị thiệt hại và
để đảm bảo bên bị thiệt hại không từ bỏ việc thực thi nghĩa vụ khi khoản lỗ quá lớn

72
CHƯƠNG 03: Quản trị tác động hối đoái giao dịch

thì đòi hỏi phải thực hiện thanh toán theo định kỳ để giảm khả năng một bên sẽ
không thực hiện được nghĩa vụ của mình trong thời gian trao đổi tiền tệ được dự kiến
xảy ra.

Vay song song: Một khoản vay song song bao gồm sự chuyển đổi tiền tệ giữa hai tỷ
giá với cam kết đổi lại tiền tệ theo một tỷ giá nhất định tại một thời điểm trong tương
lai. Nó thể hiện hai Swap tiền tệ, một Swap vào lúc bắt đầu hợp đồng vay và một
Swap vào ngày nhất định trong tương lai.

3.3 CÁC KỸ THUẬT PHÒNG NGỪA THAY THẾ

Đôi khi một công ty không thể loại trừ hoàn toàn rủi ro giao dịch của nó. Chẳng hạn
một công ty không thể luôn luôn dự báo chính xác doanh số về sản phẩm và/hoặc
mức mua các yếu tố đầu vào thể hiện bằng ngoại tệ. Do vậy, nó không thể biết chính
xác số tiền phải phòng ngừa đối với mỗi ngoại tệ. Mặt khác, các chi phí dự tính các
kỹ thuật phòng ngừa có vẻ như quá cao.

Một trở ngại nữa là có khả năng những đồng tiền công ty muốn phòng ngừa có thể
không phòng ngừa được do không tồn tại thị trường kỳ hạn hoặc thị trường quyền
chọn tiền tệ đối với những đồng tiền đó. Thậm chí việc phòng ngừa thông qua thị
trường tiền tệ là không thể nếu có những rào cản đối với đầu tư nước ngoài hoặc vay
nợ trong nước đối với một số đồng tiền nhất định. Đồng thời, thỏa thuận Swap có thể
khó khăn để thiết lập nếu đồng tiền không được mua bán rộng rãi bởi vì không có
một thị trường cho Swap về đồng tiền đó. Như vậy, khi một phòng ngừa hoàn hảo là
không thể (hoặc quá đắt) để loại trừ rủi ro giao dịch, công ty có thể cân nhắc những
phương pháp sau để giảm bớt rủi ro giao dịch.

Trả sớm/ trả muộn: Hành động thu sớm và trả muộn là sự điều chỉnh thời gian thanh
toán đòi hỏi hoặc gánh chịu nhằm phản ánh những dự tính về sự thay đổi tiền tệ trong
tương lai. Chẳng hạn, xét một công ty đa quốc gia của Mỹ có chi nhánh khắp thế

73
CHƯƠNG 03: Quản trị tác động hối đoái giao dịch

giới. Một chi nhánh ở Anh mua nguyên vật liệu từ chi nhánh ở Đức và thanh toán
bằng Euro. Nếu chi nhánh ở Anh dự tính rằng đồng GBP sẽ giảm giá so với Euro, nó
có thể rút ngắn thời gian của các khoản thanh toán trước khi GBP giảm giá. Chiến
lược này được gọi là trả sớm. Tình huống thứ hai, chi nhánh ở Anh dự tính GBP sẽ
sớm tăng giá so với Euro. Trong trường hợp này chi nhánh ở Anh có thể trì hoãn
khoản thanh toán cho đến sau khi GBP tăng giá. Bằng cách này nó có thể dùng ít
đồng GBP hơn để nhận được lượng Euro cần thiết cho việc thanh toán. Chiến lược
này được gọi là trả muộn.

Phòng ngừa chéo: là một phương pháp phổ biến nhằm giảm rủi ro hối đoái giao dịch
khi đồng tiền không thể phòng ngừa được. Giả sử rằng một công ty Mỹ có khoản
phải trả bằng đồng tiền X sau 90 ngày. Công ty này lo lắng rằng đồng tiền X có thể
tăng giá so với USD nên muốn phòng ngừa tình huống này. Nếu hợp đồng kỳ hạn và
các kỹ thuật phòng ngừa khác không thể thực hiện được đối với đồng tiền này, công
ty có thể xem xét phòng ngừa chéo. Trước hết công ty phải nhận ra một đồng tiền có
thể phòng ngừa được và có tương quan thuận cao với đồng tiền X. Sau đó, thiết lập
một hợp đồng kỳ hạn 90 ngày với đồng tiền này. Nếu 2 đồng tiền có tương quan
thuận cao so với USD thì tỷ giá giữa hai đồng tiền này có thể ít biến động theo thời
gian. Hiệu quả của chiến lược phòng ngừa này tùy thuộc vào mức độ tương quan của
hai đồng tiền này. Tương quan thuận càng lớn, chiến lược phòng ngừa chéo càng có
hiệu quả.

Đa dạng hoá đồng tiền: một công ty đa quốc gia của Mỹ có dòng tiền vào nhiều hơn
dòng tiền ra đối với mỗi ngoại tệ. Trong trường hợp này công ty sẽ bị thiệt khi đồng
USD tăng giá. Nguyên tắc lựa chọn rỗ tiền tệ giúp đa dạng hóa rủi ro phải đảm bảo
những ngoại tệ cùng vị thế có mối tương quan nghịch và những ngoại tệ khác vị thế
có mối tương quan thuận.

Phòng ngừa năng động: một số ngân hàng thương mại trên thế giới như Chase
Manhattan Corporation, Citibank... đã đưa ra các chương trình phòng ngừa năng

74
CHƯƠNG 03: Quản trị tác động hối đoái giao dịch

động cho các khoản ký gửi ngắn hạn bằng các loại ngoại tệ. Khác với các kỹ thuật
khác, phòng ngừa năng động không bảo đảm chắc chắn dòng tiền mặt tính bằng đồng
nội tệ đầu tư ra nước ngoài sẽ nhận được trong tương lai. Chiến thuật này thực chất là
phòng ngừa tuần hoàn, theo đó việc phòng ngừa được thực hiện khi có một sự kỳ
vọng về giảm giá của các loại tiền ngoại tệ mà công ty đang nắm giữ nhưng để có thể
chuyển sang một vị thế khác khi mà loại tiền do công ty nắm giữ dự kiến sẽ tăng giá.
Về bản chất, mục tiêu của phòng ngừa năng động là phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong
khi vẫn nhận được các lợi ích từ những biến động tỷ giá có lợi cho nhà đầu tư. Giả sử
một nhà đầu tư Mỹ thực hiện đầu tư năng động vào đồng bảng Anh. Nếu đồng bảng
Anh bắt đầu giảm giá và dự kiến sẽ còn giảm giá nữa thì nhà đầu tư sẽ bán kỳ hạn
đồng bảng Anh. Trong trường hợp trước ngày đáo hạn của hợp đồng kỳ hạn, đồng
bảng Anh lại tăng giá thì công ty này sẽ mua kỳ hạn đồng bảng Anh để cân bằng với
hợp đồng bán kỳ hạn hiện hữu, do đó công ty đã giải phóng phòng ngừa hợp đồng
đang tồn tại. Tất nhiên nếu tỷ giá kỳ hạn vào lúc mua kỳ hạn lớn hơn tỷ giá kỳ hạn
lúc bán kỳ hạn thì nhà đầu tư phải gánh chịu thiệt hại do giải phóng phòng ngừa. Nói
một cách tổng quát, thành quả của việc sử dụng phòng ngừa năng động phụ thuộc
vào khả năng nhà đầu tư dự đoán chiều hướng biến động của tỷ giá trong tương lai.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Mục tiêu cơ bản của chiến lược hedging là giảm tác động hối đoái giao dịch do tỷ giá
biến động làm thay đổi dòng tiền mặt phát sinh. Khi thực hiện chiến lược phòng
ngừa, các công ty cũng phải chịu những chi phí phát sinh bởi việc phòng ngừa, cần
phải xem xét một cách nghiêm túc từng kỹ thuật phòng ngừa và đưa ra quyết định
dựa trên phân tích lợi ích và chi phí từ chiến lược phòng ngừa.

75
CHƯƠNG 03: Quản trị tác động hối đoái giao dịch

Tuy nhiên, đôi khi chiến lược hedging cũng có thể giúp các công ty thu được các lợi
ích khác ngoài lợi ích chủ yếu là tránh những biến động bất lợi của tỷ giá. Trong một
số tình huống nhất định, nếu biết vận dụng một cách khéo léo những khiếm khuyết
của thị trường và/hoặc các quy định về thuế khóa giữa các quốc gia, các công ty vẫn
có thể trục lợi từ thị trường dù không phải là hoạt động đầu cơ thuần túy.

Nếu công ty quyết định phòng ngừa một phần hoặc toàn phần độ nhạy cảm hối đoái
giao dịch, công ty có thể lựa chọn các kỹ thuật phòng ngừa sau:

• Phòng ngừa bằng hợp đồng tương lai

• Phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn

• Phòng ngừa thông qua thị trường tiền tệ

• Phòng ngừa thông qua quyền chọn tiền tệ

• Không phòng ngừa

Các công ty đa quốc gia thường so sánh các dòng tiền mặt dự kiến của mỗi kỹ thuật
phòng ngừa trước khi ra quyết định áp dụng kỹ thuật nào. Việc lựa chọn kỹ thuật
phòng ngừa phù hợp có thể thay đổi theo thời gian bởi vì những lợi thế so sánh của
mỗi kỹ thuật có thể thay đổi theo thời gian.

Kỹ thuật phòng ngừa có phát huy được hiệu quả phòng ngừa hay không tùy thuộc
vào các dự báo về tỷ giá. Nếu công ty không chắc chắn về kết quả dự báo của mình
thì phòng ngừa bằng quyền chọn tiền tệ có thể phù hợp hơn.

Cần lưu ý các kỹ thuật phòng ngừa rủi ro hối đoái giao dịch chủ yếu trong ngắn hạn,
trong dài hạn các kỹ thuật này không thể cách lý công ty khoải rủi ro tỷ giá.

Khi các kỹ thuật phòng ngừa chính thức không tồn tại, công ty có thể xem xét một số
kỹ thuật phòng ngừa thay thế như leading/ lagging, phòng ngừa chéo, đa dạng hóa
đồng tiền... để đạt được mục tiếu chính của việc phòng ngừa.

76
CHƯƠNG 03: Quản trị tác động hối đoái giao dịch

CÂU HỎI ÔN TẬP

A. Lý thuyết
1. Mục tiêu của chiến lược hedging là gì?
2. Khi thực hiện các chiến lược phòng ngừa, các công ty cũng phải xem xét các yếu
tố nào làm cơ sở ra quyết định?
3. Các kỹ thuật chính được sử dụng để phòng ngửa rủi ro hối đoái giao dịch là gì?
Mô tả từng kỹ thuật và cho ví dụ.
4. Đối với phòng ngừa khoản phải thu, cơ sở lựa chọn kỹ thuật phòng ngừa là gì?
5. Đối với phòng ngừa khoản phải trả, cơ sở lựa chọn kỹ thuật phòng ngừa là gì?
6. Khi các kỹ thuật phòng ngừa chính thức không tồn tại, công ty có thể xem xét
những kỹ thuật phòng ngừa thay thế nào?
7. Khi sử dụng các kỹ thuật phòng ngừa thay thế, theo bạn các kỹ thuật này có tốn
kém chi phí hay không? Tại sao?

B. Bài tập
1. Giả sử American Airlines có một khoản phải thu là 70,000,000 SFr sau 180 ngày.
Nó cân nhắc việc sử dụng (1) phòng ngừa hợp đồng kỳ hạn (2) phòng ngừa thông
qua thị trường tiền tệ, (3) phòng ngừa bằng quyền chọn và (4) không phòng ngừa.
Một số dữ liệu như sau:

Tỷ giá giao dịch của SFr hiện tại $ 0.6433, Tỷ giá kỳ hạn 180 ngày của SFr là $
0.6578

Lãi suất SFr USD

Lãi tiền gửi 180 ngày 3.97% 7.98%

Lãi tiền vay 180 ngày 4.01% 8.01%

77
CHƯƠNG 03: Quản trị tác động hối đoái giao dịch

Một quyền chọn mua SFr hết hạn sau 180 ngày có giá thực hiện là 0.6442 USD
và phí mua quyền là 0.02 USD. Một quyền chọn bán SFr hết hạn sau 180 ngày có
giá trị thực hiện là 0.656 USD và phí mua quyền là 0.015 USD

American Airlines dự báo tỷ giá giao ngay tương lai sau 180 ngày của SFr là:

Kết quả có thể Xác suất

0.640USD 30%

0.665USD 50%

0.667USD 20%

2. Cooper Inc (U.S) có một khoản phải trả là 500,000 GBP sau 90 ngày. Cooper Inc
cân nhắc việc sử dụng (1) phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn; (2) phòng ngừa
thông qua thị trường tiền tệ; (3) phòng ngừa bằng quyền chọn và (4) không phòng
ngừa. Một số dữ liệu được sử dụng như sau: Tỷ giá giao ngay của GBP là 1.5612
USD. Tỷ giá kỳ hạn 90 ngày của GBP là 1.5667 USD

Lãi suất GBP USD

Lãi tiền gửi 90 ngày 3.21% 3.98%

Lãi tiền vay 90 ngày 3.50% 4.01%

Một quyền chọn mua GBP hết hạn sau 90 ngày có giá thực hiện là 1.5560 USD
và phí mua là 0.04 USD. Cooper Inc dự báo tỷ giá giao ngay sau 90 ngày là:

Kết quả có thể Xác suất

1.5533USD 20%

1.5602USD 20%

1.5722USD 60%

Yêu cầu: Anh (chị) cho biết Cooper Inc nên phòng ngừa khoản phải trả này không ?

78
CHƯƠNG 03: Quản trị tác động hối đoái giao dịch

3. Coca – Cola đầu tư £500,000 vào trái phiếu kỳ hạn 90 ngày với lãi suất
9.5%/năm. Tỷ giá giao ngay của đồng bảng Anh là $1.9612 và tỷ giá kỳ hạn 90
ngày của đồng bảng Anh là $1.9467.

a. Giá trị bằng $ của khoản đầu tư này sẽ thay đổi như thế nào khi khoản đầu tư
đáo hạn nếu tỷ giá giao ngay vào ngày đáo hạn là 1.8715$/£?

b. Coca – Cola dự báo tỷ giá giao ngay của đồng bảng Anh sau 90 ngày là
$1.9950, nó có nên phòng ngừa khoản đầu tư này hay không? Tại sao?

c. Giả dụ rằng Coca – Cola có khoản phải trả £980,000 sau 180 ngày, nó có nên
phòng ngừa khoản phải trả này hay không? Bao nhiêu?

79

You might also like