You are on page 1of 11

CÂU HỎI ÔN TẬP

KỸ NĂNG GIAO TIẾP

1)Phong cách giao tiếp là gì? Cần lưu ý gì khi giao tiếp với người có phong
cách độc đoán, phong cách dân chủ, phong cách tự do, hãy giải thích và lấy ví
dụ minh họa.
A. Phong cách giao tiếp là hệ thống những lời nói, cử chỉ, điệu bộ, động tác, các
ứng xử tương đối ổn định của mỗi con người hoặc mỗi nhóm người trong giao
tiếp.
B. Những lưu ý khi giao tiếp với người có phong cách sau :
=> Người có phong cách độc đoán:
- Vì là người thường đề cao nguyên tắc, đòi hỏi được tôn trọng nên khi giao tiếp
hay làm viêc cùng họ ,chúng ta không nên cư xử một cách cợt nhả với họ ,nên
tôn trọng họ.
- Có hành động cương quyết,cứng rắn. Đánh giá mang tính đơn phương 1 chiều
và cứng ngắc vậy nên nếu có nếu ra một ý kiến hay một ý tưởng mới thì chúng
ta phải đưa ra nhiều phương án có tính thuyết phục cao,hiệu quả và có tính
logic,không được có sai xót gì .
- Ít chú ý đến người khác và khiến nhiều người ngại giao tiếp với họ , vì là
phong cách giao tiếp độc đoán nên họ rất ít chú ý đến người khác,nói đúng ra là
họ quá đề cao bản thân ,mình nên họ có chút kiêu ngạo và không thích để ý đến
ai ,chính vì điều này nhiều người làm việ cùng rất sợ và ngại không muốn giao
tiếp với nhưng người mang phong cách này
- Ví dụ: ông A là tổng giám đốc của công ty ABC ô là một người mang phong
cách độc đoán, ông luôn đưa ra nhiều yêu cầu vô lý và tùy hứng khiến cho nhân
viên cảm thấy sợ hãi . Không chỉ vậy, ông A luôn bỏ qua các ý kiến của nhân
viên khi có ý tưởng mới và cảm thấy chưa hài lòng với họ khiến cho nhiều nhân
viên rụt rè và ngại tiếp xúc hay đưa ra nhiều ý tưởng mới
=> Người có phong cách tự do:
- Nhìn chung người mang phong cách giao tiếp này thường thường khi nói
chuyện thì rất dễ bắt chuyện và có thể nói nhiều câu chuyện khác mà không cần
để ý nhiều nguyên tắc,nhưng không thể vì dễ dàng nói chuyện mà buông thả
nhiều câu từ khi nói ở một số nơi công cộng
- Họ là người thường thay đổi nội dung cuộc trò chuyện một cách dễ dàng vì
vậy khi nói chuyện chúng ta nên nắm bắt một cách nhanh nhạy
- Giao tiếp rộng rãi nhưng hời hớt vì vậy không nên quá thân thiết hay là khi nói
chuyện không nên tiết lộ quá nhiều bí mật cho họ.
- Ví dụ: A vs B cùng học chung lớp và ngồi cạnh nhau,A hay tiết lộ nhiều câu
chuyện cho B nghe, khi nói chuyện ,A đã đề ra yêu cầu là không được tiết lộ ra
cho người thứ 3 biết, B đã nghe và đồng ý một cách hời hợt,khi A kể xong, vào
một hôm nào đó B lại kể cho nhiều người khác và khiến A gặp nhiều ánh mắt dị
nghị từ bạn bè .
=> Người có phong cách giao tiếp dân chủ :
- Bình đẳng, gần gũi, thoải mái; Tôn trọng đối tượng giao tiếp, chú ý đến đặc
điểm tâm lý cá nhân của họ; Lắng nghe đối tượng giao tiếp → nhìn chung thì
nhưng người mang phong cách cũng khá dễ dàng nói chuyện nhưng không quá
vô tư như người mang phong cách tự do. Những người này thường tôn trọng đối
phương khi giao tiếp và hay để ý nét mặt của đối phương mà đưa ra nhưng câu
nói thanh lịch và lịch sự ,họ là những người có thể cùng chúng ta tâm sự vì họ
luôn lắng nghe đối tượng giao tiếp và tôn trọng .
- Ví dụ :

2)Hãy xác định phong cách giao tiếp của bản thân, phân tích những ưu điểm -
hạn chế trong phong cách giao tiếp của chính mình và nêu biện pháp khắc phục
những hạn chế?
Theo em thấy thì bản thân em thuộc phong cách giao tiếp dân chủ
- Ưu điểm của em là : khi giao tiếp với mọi người em thường hay lắng
nghe mọi người nói và tôn trọng người nói,em sẽ không xem ngang hay
có những hành động gây mất thiện cảm như sử dụng điện thoại hay nhìn
đi chỗ khác. Bản thân em cũng tự cảm thấy là mình là một người gần gũi
và dễ nói chuyện,nếu mọi người có điều gì cần hỏi hay nhờ vả em,chỉ cần
trong sức lực của mình thì e sẽ sẵn sàng giúp đỡ hoặc lắng nghe và dành
cho họ nhưng lời khuyên tốt nhất.
- Nhược điểm của em là: nhiều lúc có quá nhiều câu hỏi dồn dập hoặc tiếp
nhận quá nhiều thông tin mà đói phương thì lại nói quá nhanh ,em sẽ có
chút hơi ngại mà không biết nói hay giải thích sao .
→ Khắc phục : em sẽ tìm hiểu nhiều các kỹ năng giao tiếp và học hỏi nhiều
chúng từ các bài học và còn tìm trên youtube những bài kỹ năng để mà học hỏi .
Vì hơn hết em học tại ngành Công tác xã hội mà ngành này của em trong tương
lai cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt nên em sẽ cố gắng tìm hiểu và học tập để
mà bản thân em được hoàn thiện hơn.

3)Hãy hình dung bạn chuẩn bị đến cơ sở thực hành/thực tập/kiến tập, bạn sẽ
chuẩn bị những gì và thể hiện như thế nào để tạo được ấn tượng ban đầu tích
cực?
→ Chuẩn bị chu đáo cho cuộc hẹn:
- Tìm hiểu trước về đối tác giao tiếp
- Chuẩn bị những gì sẽ trao đổi với đối tác khi gặp mặt
- Chuẩn bị các loại tài liệu, giấy tờ cần thiết
- Đầu tư cho dáng vẻ bề ngoài (trang phục, trang điểm, đầu tóc, dáng điệu, cử
chỉ)
→ Luôn đúng giờ: điều này thật sự rất cần thiết và tốt nhất là nên đến sớm cho
cuộc hẹn này khoảng 5 phút để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn 1 cách tốt nhất.
→Thể hiện mình sao cho phù hợp :
•Khiêm tốn
•Không nên “NỔ” ý muốn nói là quá “bốc phét” về bản thân để nhà tuyển dụng
không cảm thấy bạn quá vô lý hoặc đánh giá thấp bạn.
•Phù hợp với mong đợi của đối tác
→Bình tĩnh và tự tin:
• Đứng ngay ngắn, mỉm cười, nhìn thẳng vào người đối diện.
• Cố gắng học hỏi và rút kinh nghiệm từ những cuộc gặp gỡ trước.
→Lịch sự, nhã nhặn, ân cần và chu đáo :
•Thái độ cởi mở, đầy thiện chí
•Nên tắt điện thoại hoặc để chế độ rung
4)Hãy hình dung bạn sắp có buổi phỏng vấn xin việc, bạn sẽ chuẩn bị những gì
và thể hiện như thế nào để tạo được ấn tượng ban đầu tích cực và tăng cơ hội
trúng tuyển cho bản thân?
- Luôn đúng giờ
- Đầu tư cho dáng vẻ bề ngoài (trang phục, trang điểm, đầu tóc, dáng điệu, cử
chỉ)
- Thể hiện mình sao cho phù hợp : hay khiêm tốn và tỏ ra lịch sự
- Bình tĩnh và tự tin vì vậy hãy đứng ngay ngắn, mỉm cười, nhìn thẳng vào
người đối diện khi nói và lắng nghe họ nói
- Phải thật Lịch sự, nhã nhặn, ân cần và chu đáo như thái độ cởi mở, đầy thiện
chí đẻ tạo ấn tượng cực tốt cho nhà tuyển dụng. Nên tắt điện thoại hoặc để chế
độ rung để không bị làm cho cuộc trao đổi bị ngắt quãng.
5)Thời gian gần đây người bạn thân của bạn học hành sa sút. Hãy đặt 05 câu hỏi
để tìm hiểu nguyên nhân và giúp đỡ bạn ấy?
- Dạo này thấy cậu hơi sa sút học hành quá,cậu có chuyện gì không vui sao?
- Cậu có gì muốn tâm sự với mình không vậy?
- Cậu nói ra đi biết đâu mình giúp đỡ được cho cậu mà?
- Thì ra là như vậy, thế cậu muốn mình cùng làm cùng cậu không, tớ cũng rảnh
mà?
- Đừng lo, chuyện gì rồi cũng qua thôi,đừng buồn rầu như vậy được không nào?

6)Hãy lấy một ví dụ về một tình huống giao tiếp mà anh/chị là người được hỏi
để đưa ra góp ý cho bạn bè, viết lại cách góp ý của anh/chị theo quy tắc Bánh
sandwich.

- Ví dụ: trong buổi đi chơi, A có mặc chiếc váy màu đỏ, nhìn chung cũng
khá đẹp nhưng có vẻ màu sắc chiếc váy có chút không phù hợp với màu
da cùa A, thấy vậy nên e có trò chuyện và góp ý đôi chút về chiếc váy của
A.
+ Cách góp ý theo quy tắc Bánh Sandwich( giống với nguyên tắc 3K) :
Kiss (vỏ bánh 1) – kick( nhân) – Kiss (vỏ bánh 2)
- Dựa vào quy tắc này e sẽ góp ý với bạn A như sau:
+ Kiss (vỏ bánh 1) tại phần này thì trước khi đi vào góp ý thì em sẽ đưa ra lời
tán dương với chiếc váy mà bạn A đang mặc và nhận xét về phần ưu điểm của
chiếc váy.
 “ Hôm nay nhìn cậu xinh quá, chiếc váy của cậu nổi bật thật đó, kiểu
dáng của nó rất hợp với cậu đó”
+ Kick (nhân) ở phần này thì sẽ đưa ra những lời góp ý để A có thể thay đổi tốt
hơn, thường thì đây là những lời góp ý chân thành của mình cho đối tượng
 “ Tuy nhiên, A à, chiếc váy rất nổi bật nhưng nếu cậu đổi sang màu vàng
sẽ phù hợp với màu da của cậu hơn đó và cậu cũng sẽ không mất đi sự
nổi bật của cậu khi mặc chiếc váy”
+ Kiss (vỏ bánh 2) tại phần này thì em sẽ động viên và khích lệ A để người
đấy tiếp thu tốt hơn
 “ Tớ cũng chỉ góp ý thôi vì tớ thấy nếu là màu vàng thì sẽ hợp với cậu
hơn ý , mà cậu dáng đẹp như này thì váy nào mặc lên chẳng đẹp”

7)Anh/chị hãy xây dựng và phân tích 1 tình huống cụ thể để thấy rõ tác hại của
việc chưa lắng nghe và rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân từ tình
huống đó? Theo anh/chị, sinh viên cần làm gì để có thể lắng nghe hiệu quả
trong giờ học?

- Tình huống : trong lớp học khi cô giáo giảng 1 bài học nào đó và sau đó
cô đưa ra 1 bài tập để áp dụng cũng như là để tìm hiểu xem mức độ hiểu
bài của các bạn hay mức độ lắng nghe,tập trung học của các bạn có cao
không. Tuy nhiên thì trong lúc cô giảng có 1 số bạn không chịu lắng nghe
mà thay vào đó là nói chuyện và làm việc riêng,đến khi cô giáo gọi tên
làm bài tập thì lại không trả lời được và bắt đầu cuống lên để tìm câu hỏi.
→ Từ đây em có thể thấy được tác hại của việc chưa lắng nghe. Đặc biệt là hiện
tại các bạn trong độ tuổi học sinh,sinh viên thì việc lắng nghe là một điều vô
cùng quan trọng. Nếu như b ko lắng nghe khi cô giáo giảng bài thì chắc chắn
các bạn sẽ không hiểu,và nếu các bạn không hiểu bài thì lúc thi các bạn sẽ bị
điểm thấp, điểm số ảnh hưởng rất nhiều đến việc bạn có thể ra trường và tốt
nghiệp hay không vì vậy để có được điểm số cao các bạn nên có ý thức lắng
nghe,tập trung lắng nghe để có thể hiểu bài một cách dễ dàng và sẽ không bị
lúng túng khi trả lời bất kì câu hỏi nào mà cô giáo đưa ra và việc thi cử đối với
các bạn cũng không là gì khó khăn cả.
8)Hãy thể hiện bạn là người biết lắng nghe trong tình huống sau: “Bạn bè tâm
sự về một chuyện buồn trong cuộc sống”.
Khi bạn bè em có gặp phải chuyện buồn nào đó trong cuộc sống, trước tiên để
thể hiện là một người biết lắng nghe thì em sẽ hẹn bạn ra một nơi thanh tĩnh và
bày tỏ ý muốn tâm sự với bạn. Em sẽ lắng nghe và để ý từng cử chỉ hay từng
cảm xúc mà bạn thể hiện trên khuôn mặt để mà nắm bắt được sự buồn bã của
bạn đến nhường nào, em sẽ không cắt ngang khi bạn nói,sẽ không lảng tránh
hay làm bất cứ 1 hành động thiếu tôn trọng nào vì em biết rằng em là người chủ
động tìm đến bạn để chia sẽ về câu chuyện buồn của bạn vì vậy em sẽ tôn trọng
và lắng nghe kỹ và không bỏ sót một chi tiết nào. Nếu bạn có hỏi em nên làm
thế nào thì em chắc chắn sẽ dựa vào những điều tích cực nhất để mà đưa ra lời
khuyên cho bạn.
9) Phân tích vai trò của lắng nghe.

- Nhiều nhà lãnh đạo và doanh nhân thành công cho rằng thành công của
họ là nhờ vào kỹ năng lắng nghe hiệu quả. Lắng nghe quan trọng đến
mức nhiều nhà tuyển dụng hàng đầu cung cấp các khóa đào tạo kỹ năng
lắng nghe cho nhân viên của họ. Trong công việc, kỹ năng lắng nghe tốt
có thể dẫn đến sự hài lòng của khách hàng, năng suất làm việc cao với ít
sai sót hơn, việc tăng cường chia sẻ thông tin cũng dẫn tới sự đổi mới và
sáng tạo.

- Lắng nghe hiệu quả là một kỹ năng nền tảng cho tất cả các mối quan hệ
tích cực của con người. Hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ và phát
triển kỹ năng lắng nghe của bạn – chúng là những yếu tố tạo nên thành
công.

Vai trò, mục đích của lắng nghe:


- Lắng nghe sẽ giúp bạn có được sự hiểu biết đầy đủ và chính xác về quan
điểm và ý tưởng của người nói.
- Lắng nghe nghĩa là tôn trọng người nói, bạn cũng sẽ nhận được sự tôn
trọng ngược lại. Từ đó, tạo thiện cảm với người đối diện và xây dựng nên
các mối quan hệ tốt đẹp.
- Lắng nghe là biểu hiện của sự quan tâm, đồng cảm, chia sẻ với người nói.
- Lắng nghe để nhận ra hàm ý, thông điệp trong câu nói người đối diện.
- Lắng nghe sẽ giúp bạn hiểu rõ tính cách, phong thái của đối phương, để
bạn dễ dàng nắm bắt tâm lý thành công khi bán hàng.
- Lắng nghe để đi đến sự chia sẻ, đồng ý và chấp nhận các quan điểm của
cả hai bên.
- Lắng nghe để phát triển một cách tiếp cận vị tha, hãy đặt người nói lên
hàng đầu.
- Lắng nghe giúp tăng cường kỹ năng giao tiếp của bạn đối với mọi người.
Với các bước lắng nghe, bạn có khả năng nắm bắt nỗi lo, thu thập thông
tin qua đó tăng cường năng lực tương tác qua lại giữa bạn và đối phương.
- Ngoài ra, lắng nghe sản sinh ra sự liên kết về xúc cảm giữa bạn và đối
phương. Từ đấy tạo được thiện cảm với đối phương. Lắng nghe hỗ trợ
bạn chia sẻ cảm thông với người khác, cùng lúc đó còn có khả năng hiểu
đối phương hơn.
- Lắng nghe cũng là biện pháp làm giảm cũng như là giải pháp cãi vả hiệu
quả. Tạo được những mối quan hệ tốt đẹp, bước đệm để thành công trong
sự nghiệp và cuộc sống.

10) Bạn hãy nêu một chủ đề thuyết trình và viết 2 cách mở đầu cho chủ đề đó
(trực tiếp và gián tiếp)?
Chọn chủ đề “Trang Phục”
 Trực tiếp :
– “Trang phục” là một thứ rất quan trong đối với con người chúng ta,
nó không chỉ giúp chúng ta che chắn cơ thể mà nó còn giúp cho
chúng ta tô điểm thêm vẻ đẹp của con người.
– Vì vậy để biết được nhiều hơn về “Trang phục” chúng ta hãy cùng
nhau đi sâu hơn vào bài thuyết trình của chúng tôi ngày hôm nay.
 Giáng tiếp
– Trong xã hội hiện đại ngày nay, có những “thứ” luôn luôn thay đổi
để tô điểm hơn cho vẻ đẹp của con người. Vậy “Thứ” mà chúng tôi
nhắc đến ở đây là gì, không biết các bạn có thể đoán ra được hay
không?
– Vâng! “thứ” mà chúng tôi nhắc đến trong buổi thuyết trình ngày
hôm nay chính là “Trang phục”
– Vậy để biết thêm được nhiều hơn về “Trang phục” thì các bạn hãy
lắng nghe chúng tôi chia sẻ về những nét đẹp, độc lạ và mới mẻ mà
“Trang phục” đã đem đến cho chúng ta.
11)Khi bạn thực hiện bài thuyết trình, bạn sẽ ứng xử như thế nào khi khán giả
đặt câu hỏi khó bạn không thể trả lời được, hoặc câu hỏi không liên quan đến
chủ đề?

– Đối với một câu hỏi khó : trước tiên là em sẽ “cảm ơn” người đã
đặt ra câh hỏi cho nhóm bọn em. Sau đó vì chưa thể trả lời được
câu hỏi này thì chúng em sẽ xin bạn đó là cho nhóm bọn em chút
thời gian để cùng họp với nhau để đưa ra một câu trả lời hoàn thiện
hơn.
– Đối với câu hỏi không liên quan đến chủ đề : cũng như câu hỏi khó
thì trước tiên em sẽ cảm ơn người đặt ra câu hỏi cho nhóm, nhưng
thay vì chúng em xin thêm thời gian để bàn bạc để đưa ra câu trả
lời thì chúng em sẽ là hẹn người đó vào dịp sau, như là để trả lời
câu hỏi này vào một chủ đề mà nó liên quan đến câu hỏi này ở
những lần thuyết trình sau.

12) Anh/chị hãy nêu tên và xây dựng nội dung chi tiết cho một chủ đề thuyết
trình?

13) Làm thế nào để kiểm soát được tâm lý khi thuyết trình.
- Để kiểm soát được tâm lý khi thuyết trình thì :
‣ Trước tiên em sẽ chuẩn bị cho mình đủ kiến thức của buổi thuyết trình đó như
là tìm hiểu sâu và rõ hơn về chủ đề ngày hôm đó em sẽ thuyết trình.
‣ Thứ 2, em sẽ tập luyệt, tập duyệt cho buổi thuyết trình nhiều lần để bản thân
tránh xảy ra sai sót khi đang nói vì điều này giúp cho bản thân em cảm thấy tự
tin hơn khi nói, em còn luyện tập những ngôn ngữ cơ thể để khi thuyết trình sẽ
giúp thu hút được người nghe nhiều hơn.
‣ Thứ 3, em sẽ không quá nghĩ nhiều đến buổi thuyết trình, vì nghĩ đến nó
nhiều sẽ càng gây cho bản thân em nhiều áp lực và cảm thấy sợ sệt.
‣ Cuối cùng, khi chuẩn bị vào thuyết trình,em sẽ hít thở một hơi thật sâu và
nhìn lướt qua 1 lượt các thông tin trên bài thuyết trình một lần để không bị
quên.
13) Hãy hình dung bạn chuẩn bị đến gia đình nhà người yêu ra mắt, bạn sẽ
chuẩn bị những gì và thể hiện như thế nào để tạo được ấn tượng ban đầu tích
cực?
 Để chuẩn bị đến gia đình nhà người yêu ra mắt em sẽ chuẩn bị như sau :
– Về trang phục : em sẽ không mặc quá lòe loẹt, diêm dúa, thay vào
đó em sẽ mặc đơn giản, thanh lịch và thoải mái
– Đầu tóc : em sẽ buộc gọn và sạch sẽ
 Thể hiện của em khi ra mắt nhà bạn trai :
– Trước khi đến nhà bạn trai, gặp mọi người trong nhà, với người là
bề trên phải chào hỏi lễ phép đàng hoàng, còn những người kém
tuổi thì chào hỏi thăm và không được bỏ qua họ.
– Khi ra mắt đương nhiên em sẽ có chuẩn bị chút quà nhỏ tặng cho
bố mẹ của bạn trai.
– Khi vào nhà lúc ngồi nói chuyện sẽ không quá vô tư mà phải biết
chừng mực, nếu mẹ của bạn trai có nhờ những việc vặt nhỏ như bổ
hoa quả thì e sẽ đồng ý ngay vì em muốn mình có một ấn tượng tốt
với mẹ của anh cũng như gia đình anh
– Em chủ động xuống bếp phụ giúp mẹ bạn trai chuẩn bị nấu cơm và
dọn bát đũa, khi ăn cơm trươca tiên là phải mời mọi người ăn cơm
trước chứ không được ăn ngay, ngoài ra lúc ăn phải từ tốn, không
gắp thức ăn quá nhiều, nếu mẹ người yêu có gắp thức ăn cho thì
phải lễ phép xin giống như lời cảm ơn.

14) Hãy hình dung lần đầu tiên bạn có một cuộc hẹn với một người bạn mới,
bạn sẽ chuẩn bị những gì và thể hiện như thế nào để tạo được ấn tượng ban đầu
tích cực?
Trong buổi hẹn đầu tiên với một người bạn mới, việc đầu tiên mà em quan tâm
nhất đó là trang phục và đúng hẹn , sau đó là cử chỉ ,hành động ,lời nóikhi giao
tiếp với đối tượng. Em sẽ lựa chọn cho mình những bộ quần áo thanh lịch và ưa
nhìn để có thể tạo được ấn tượng tốt với đối phương. Đầu tóc gọn gàng cũng rất
quan trọng vậy nên cũng không thể thiếu. Để cuộc hẹn diễn ra êm ả thì em sẽ
chủ động đến sớm và chọn vị trí có không gian đẹp và đợi đối phương đến ạ.
Khi đối phương ngồi trò chuyện,em sẽ không có những hành động như chỉ trỏ
hay là cười lớn, nhưng trước tiên khi họ đến chúng ta phải nở một nụ cười niềm
nở đẻ đối phương khống có cảm giác bị ngại ngùng .
15) Vai trò của ấn tượng ban đầu trong giao tiếp.
- Là điều kiện quan trọng để tiến hành giao tiếp và thiết lập các mối quan hệ
XH;
- Nó định hướng cho việc tìm kiếm những thông tin về đối tượng trong những
cuộc giao tiếp tiếp theo;
- Giúp nắm bắt được những đặc trưng của đối tượng GT để lựa chọn nội dung,
cách thức và phương tiện GT cho phù hợp.

16) Vai trò của đặt câu hỏi đúng.


- Đặt câu hỏi đúng giúp dẫn dắt câu chuyện tiếp diễn, thu hút đối tượng tham
gia trò chuyện và chia sẻ thông tin
- Giúp tìm kiếm thông tin dễ dàng hơn
- Xác nhận tính chính xác của thông tin cần tìm.
17) Bạn đang tìm hiểu về cơ quan bạn xin việc. Tình cờ bạn biết mình sẽ được
trò chuyện với một nhân viên đang làm việc tại cơ quan ấy. Trong cuộc nói
chuyện, hãy đặt 05 câu hỏi để đạt mục đích?
1, xin chào, anh là nhân viên ở công ty này sao ạ?
2, anh làm việc tại đây lâu chưa ạ?
3, anh làm ở phòng ban nào vậy ạ
4, anh thấy mức độ đại ngộ tại công ty này như thế nào vậy ạ?
5, anh cảm thấy hài lòng về công việc của mình trong công ty không vậy ạ?

18) Hãy thể hiện bạn là người biết lắng nghe trong tình huống sau: “Bạn bị
khách hàng phàn nàn về một sản phẩm do bạn bán ra”.

- Sau khi em nghe khách hàng phàn nàn về một sản phẩm do em bán ra,
việc trước tiên là em sẽ xin lỗi khách hàng vì sản phẩm của em đã không
làm hài lòng quý khách
- Khi nghe khách hàng phàn nàn em sẽ kiên nhẫn tiếp thu những ý kiến mà
khách hàng đã đưa ra về sản phẩm bên em.
- Em sẽ không tùy tiện cắt lời khách khi mà họ đang nói và tập chung lắng
nghe khách nói vì em muốn giành cho họ sự tôn trọng tuyệt đối. Em nghĩ
rằng nếu em tôn trọng ý kiến của người khác thì chắc chắn họ cũng tôn
trọng lại ý kiến của mình. Bởi vì điều này không nhưng không khiến cho
khách hàng cảm thấy thất vọng và cạch mặt những sản phẩm bên em mà
còn giúp chúng em góp phần cải thiện hơn về các sản phẩm về sau.

20) Có nhận định cho rằng “Không chuẩn bị là chuẩn bị cho sự thất bại. Chuẩn
bị là điều kiện tiên quyết của thành công”. Anh/chị hãy bình luận câu nói trên
và liên hệ với việc chuẩn bị cho hoạt động thuyết trình?

You might also like