You are on page 1of 5

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀNG LONG

TRƯỜNG TH HUYỀN HỘI B

GIÁO VIÊN : NGUYỄN THỊ BÍCH CHIÊU

BÀI THUYẾT TRÌNH

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỌC


THÀNH TIẾNG
CHO HỌC SINH LỚP 2

NĂM HỌC : 2020 - 2021

TRƯỜNG TH HUYỀN HỘI B


GIÁO VIÊN : NGUYỄN THỊ BÍCH CHIÊU
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1 . Tên biện pháp :

Biện pháp nâng cao chất lượng đọc thành tiếng cho học sinh lớp 2.

2 . Mục tiêu của biện pháp :


- Tìm ra biện pháp đọc đúng, đọc hay, tốt nhất để giúp học sinh học tốt phân môn Tập
đọc lớp 2

- Giúp cho học sinh có được kỹ năng cần thiết để đọc các loại văn bản khác nhau

- Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường .

3.Mô tả nội dung biện pháp:

3.1 Lý do chọn biện pháp


- Qua khảo sát chất lượng đầu năm kết quả cho thấy: hầu hết các em đọc còn yếu. Khi
đọc ở các dấu chấm, dấu phẩy còn ngừng nghỉ như nhau, đọc còn thiếu, đọc ê a, ngắc
ngứ, thậm chí một số em còn phải đánh vần để đọc từng chữ .
3.2 Thực trạng :
- Bản thân tôi được giảng dạy lớp 2 nhiều năm nhận thức rõ nhiệm vụ và chức năng
của người giáo viên tôi rất băn khoăn và lo lắng .Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy
ngoài việc liên hệ với phụ huynh những học sinh còn yếu kém , lên kế hoạch phụ đạo
thêm , tôi đã tìm hiểu và đưa vào vận dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc
thành tiếng như sau:
3.3 Nội dung biện pháp :
Qua thực tế giảng dạy tôi đã tiến hành các biện pháp theo thứ tự sau:
+ Biện pháp 1: Giáo viên đọc mẫu diễn cảm
Muốn học sinh đọc tốt thì trước hết người giáo viên phải đọc hay là đồ dùng trực
quan sinh động nhất , bởi vì giọng đọc mẫu ảnh hưởng rất lớn với học sinh do tính hay
bắt chước của các em . Nhận thức được điều đó , tôi luôn tìm tòi nghiên cứu kỹ bài đọc
dể thể hiện được tác phẩm một cách tốt nhất khi đọc mẫu .
Giáo viên đọc mẫu giọng to , rõ ràng , ngắt nghỉ hợp lí , phân biệt giọng đọc của các
nhân vật , nhấn giọng ở các từ gợi tả , gợi cảm.
Vì vậy khi học sinh luyện đọc giáo viên phải tạo được không khí trong lớp học thoải
mái để học sinh có tâm trạng chờ đợi và chú ý nghe giáo viên đọc và cũng từ đó các em
học tập và bắt chước cô.
+ Biện pháp 2: Luyện phát âm đúng
Thống kê lỗi phát âm ở lớp mà các em hay sai, tôi qui về 3 loại sau đây:
+ Sai phụ âm đầu
+ Sai vần
+ Sai dấu thanh
Để dạy cho học sinh phát âm đúng, tôi không quên rèn kĩ năng nghe. Ở đây vai trò
giọng đọc của giáo viên rất quan trọng. Giữa nghe và phát âm có mối quan hệ rất chặt
chẽ cho nên rèn luyện kĩ năng nghe cũng hỗ trợ rất nhiều cho kĩ năng đọc.
Lỗi mà học sinh còn phát âm sai do 2 nguyên nhân :
+ Nguyên nhân chủ quan : như nói lắp , khó đọc do tật bẩm sinh .
Ví dụ : s / x : sung / xung , sâu / xâu
l / n : lo / no , lên /nên
tr / ch : tre / che
+ Nguyên nhân khách quan : do cách phát âm sai của phương ngữ tạo cho các em
thói quen nghe và nói từ khi nhỏ.
Để chữa lỗi phát âm sai tôi dùng biện pháp giảng giải trên cơ sở lí thuyết ngữ âm và
ý nghĩa từ .
Cho học sinh luyện đọc lại từ ngữ phát âm sai ngay lúc đó nhiều lần.
Ví dụ : phát âm s / x :
+ Khi phát âm s ( sờ ) : phải uốn lưỡi , hơi thoát ra chân răng đầu lưỡi.
+ Khi phát âm x ( xờ) : hơi thoát ra ở mặt lưỡi và chân răng .
+ Biện pháp 3: Luyện đọc
Từ chỗ đọc đúng âm, đúng thanh tiến tới cho học sinh đọc thành tiếng được mức độ
cao hơn : Đọc rành mạch , cường độ đọc vừa phải ( không đọc to quá hay lí nhí) tốc độ
đọc 50 tiếng / phút, nắm được ý cơ bản của bài đọc lưu loát và bước đầu đọc diễn cảm .
Giáo viên tổ chức cho học sinh cùng tham gia trò chơi luyện đọc dưới nhiều hình
thức trò chơi : thi đọc cá nhân , thi đọc giữa các nhóm , các tổ hoặc trò chơi tiếp sức ,
truyền điện ,... nhằm rèn luyện kĩ năng đọc và phát triển khả năng làm việc độc lập của
học sinh
a. Đọc rành mạch:
- Cho học sinh đọc theo từng từ, cụm từ để luyện đọc từng câu chứ không đọc
từng con chữ, từng chữ rời rạc.
Biết đọc bài thơ với giọng đọc chậm rãi , nhẹ nhàng , tình cảm .Bước đầu biết đọc
vắt dòng để phân biệt dòng thơ , ý thơ
b. Đọc lưu loát :
Từ mức độ đọc rành mạch, tôi hướng dẫn các em nâng dần lên mức độ đọc lưu loát tức
là biết đọc theo cụm từ, tốc độ đọc nhanh hơn, đọc rành mạch và theo ngữ điệu có dấu
câu .
c. Đọc diễn cảm :
Đọc diễn cảm có nhiều mức độ nhưng ở lớp 2 tôi chỉ dừng lại ở mức biết phân biệt
lời tác giả, lời nhân vật, đọc văn đối thoại, đọc phân vai ; nhấn giọng từ gợi tả , gợi cảm
các bài thơ .
4. Phạm vi áp dụng:
Sáng kiến này được áp dụng cho học sinh khối 2 ở Trường Tiểu học Huyền Hội B
5.Thời gian áp dụng:
Biện pháp này được áp dụng trong năm học : 2020 -2021
6. Hiệu quả của biện pháp:
Qua một thời gian giảng dạy ở lớp 2, áp dụng các biện pháp trên tôi nhận thấy kĩ năng
cho học sinh lớp tôi đã tiến bộ rõ rệt , học sinh đọc tốt hơn nhiều so với trước đây chưa
áp dụng các biện pháp trên.
Trước khi thực hiện các biện pháp trên:
TSHS Đọc ê a, ngắt Đọc sai âm, vần Đọc liến thoắng Ngắt nghỉ hơi
ngứ đúng, phù hợp
nội dung
SL % SL % SL % SL %
27 8 em 29.6 % 8 em 29.6 % 7 em 25.9 % 4 em 14.8 %

Kết quả cụ thể sau khi thực hiện các biện pháp trên :

TSHS Đọc đúng Đọc rành mạch Đọc lưu loát Đọc diễn cảm
SL % SL % SL % SL %
27 6 em 22.2 % 9 em 33.3 % 7 em 25.9 % 5 em 18.5 %
Trên đây là một số biện pháp của tôi đưa ra để áp dụng vào giảng dạy để nâng cao chất
lượng đọc cho học sinh mà tôi cho là hữu ích nhất.
Huyền Hôi , ngày12 tháng 3 năm 2021
Người thực hiện

Nguyễn Thị Bích Chiêu

You might also like