You are on page 1of 1

SCORECARD INTRODUCTION

This scorecard encounters purpose to evaluate employee’s competence through each skill included:
communication, team working, initiative, result orientation, responsibility, adaptability and flexibility,
coaching, decision making. Employees can self-evaluate objectively in following the descriptions of
criterion. Besides, to support everyone to evaluate better, we classify and generalize scorecard into 2
frames:

- Level 1 - level 3: With this frame point, you have a tendency to work individually or only within your
group. Moreover, at level 3, you are able to help and inspire other members to perform effectively,
flexibly and actively.
- Level 4 - level 5: This frame point has the purpose to evaluate employees in the company/organization
level. This criterion is mentioned in scorecard requiring your dedications and contributions, and giving
hand to build management systems and company processes.

In conclusion, through this scorecard, you could be aware of your current level and know the gap to
reach higher level by improving your working’s results and connections with clients and colleagues.

Notes: This criterion does NOT impact or reflect employee’s salary, it just illustrates some skills are
necessary to make a new step for employee self-progress in the future.

Bảng điểm dưới đây nhằm mục đích đo lường, đánh giá nhân viên theo đúng mức độ thông qua từng
kỹ năng như: giao tiếp, làm việc nhóm, sáng kiến, định hướng kết quả, tinh thần trách nhiệm, khả năng
thích ứng và linh hoạt, huấn luyện (coaching(*)) và đưa ra ý kiến quyết định để nhân viên có thể tự đánh
giá một cách khách quan theo từng tiêu chí đã được miêu tả cụ thể thông qua bảng điểm. Bên cạnh đó,
để hỗ trợ mọi người đánh giá tốt hơn, chúng tôi tổng quát theo từng khung thang điểm như sau:

- Level 1 – 3: Ở thang điểm này, trong một tập thể, nhân viên có khuynh hướng làm việc cá nhân hoặc
giới hạn trong một nhóm. Hơn thế nữa, ở level 3 cho thấy rằng, nhân viên đã có khả năng truyền cảm
hứng và giúp đỡ những thành viên trong nhóm để họ hoàn thành công việc một cách hiệu quả, linh hoạt
và chủ động hơn.

- Level 4 - 5: Là khung thang điểm đánh giá nhân viên ở mức độ công ty/tổ chức. Đây là những tiêu chí
cần có sự cống hiến và góp phần xây dựng hệ thống quản lý và điều hành trong công ty.
Tóm lại, bảng điểm đánh giá này giúp nhân viên có thể biết được mình đang ở giai đoạn nào, cần củng
cố và phát huy những tiêu chí, kỹ năng gì để góp phần phát triển cho chính bản thân mình và cho công
ty.

Lưu ý: Những tiêu chí đánh giá này KHÔNG ảnh hưởng hoặc nói lên mức lương của một nhân viên mà
thể hiện những kỹ năng trong công việc để tạo bước phát triển bản thân của nhân viên trong sự nghiệp
tương lai của họ.

(*) “Coaching là một quá trình hợp tác có tính hệ thống tập trung vào giải pháp và định hướng vào kết
quả mà trong đó người huấn luyện tạo điều kiện nâng cao năng lực, kinh nghiệm làm việc cũng như
kinh nghiệm sống, sự chủ động trực tiếp học hỏi và phát triển cho mỗi cá nhân bình thường”.

Coaching là một hoạt động diễn ra giữa 1 người với 1 người, có thể được lồng ghép trong công việc
hoặc thực hiện bên ngoài nơi làm việc. Nó là cách thức đưa những kiến thức và kỹ năng vừa mới học
được áp dụng vào tình huống, trường hợp cụ thể, thông qua quá trình đó kết quả nhận được là sự phát
triển năng lực của cá nhân. Có nhiều mô hình cũng như kỹ thuật trong Coaching nhưng căn bản Coaching
là mối quan hệ giữa người huấn luyện (coach) và người được huấn luyện (coachee), mối quan hệ này
giúp cho người được huấn luyện có cơ hội nhìn nhận lại các sự việc mà họ được trải qua để học hỏi, đúc
rút những kinh nghiệm và thông qua đó phát triển khả năng của họ.

You might also like