You are on page 1of 35

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


------**------

BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 1

NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG QUỐC TẾ


TẠI VIỆT NAM

Lớp : QH 2014 E - TCNH3


Giảng viên hướng dẫn : TS. Đinh Xuân Cường

Hà Nội, 11/2015

1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1

STT Mã học viên Họ và tên Ngày sinh

1 14057051 Đặng Tiến Hưng 16/12/1989

2 14057060 Tạ Quốc Mạnh 04/07/1987

3 14057075 Phạm Đức Tài 02/05/1987

4 14057076 Vũ Quang Tạo 06/04/1983

5 14057735 Trần Thị Cẩm Tú 07/04/1991

2
“NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM”

MỞ ĐẦU
Hiện nay, cùng xu hướng chung của toàn thế giới, nền kinh tế nước ta đang trong
quá trình hội nhập, phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Đặc biệt là với bối cảnh rào cản
gia nhập thị trường tài chính Việt Nam ngày càng được nới lỏng, gỡ bỏ trong lộ trình cam
kết song phương và đa phương với các nước trong khu vực và trên thế giới thì tính cạnh
tranh giữa các nền kinh tế càng trở nên gay gắt hơn. Hệ thống ngân hàng thông qua
nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, đã góp phần hỗ trợ cho sự phát triển của hoạt động ngoại
thương và thu hút đầu tư quốc tế, thúc đẩy thành công của quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế. Nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế của hệ thống ngân hàng góp phần thúc đẩy mạnh mẽ
hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia, đồng thời là nhân tố tích cực kích thích sự luân
chuyển các luồng vốn đầu tư quốc tế vào quốc gia đó. Việc phát triển nghiệp vụ ngân
hàng quốc tế sẽ gián tiếp giúp ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ hội
nhập hiện nay.
Từ các lý do trên, Nhóm quyết định lựa chọn chủ đề: “NGÂN HÀNG QUỐC TẾ
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM”.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ

3
NGÂN HÀNG QUỐC TẾ
Trong thực tiễn thương mại quốc tế hiện nay, các ngân hàng không thể bó hẹp hoạt
động trong phạm vi biên giới một quốc gia. Để tận dụng cơ hội mà sự phát triển thương
mại quốc tế mang lại thì hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế ở mỗi ngân
hàng là yêu cầu cấp thiết đối với bất kỳ một ngân hàng thương mại nào.
1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ
1.1.1. Khái niệm về nghiệp vụ ngân hàng quốc tế
Trong những năm gần đây, các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các ngân hàng
thương mại trên thế giới phát triển mạnh mẽ cả về chất lượng và số lượng. Để hiểu rõ
khái niệm nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, chúng ta hãy xem xét tiêu thức chủ yếu phân biệt
các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế và nghiệp vụ ngân hàng trong nước của các ngân hàng
thương mại:
Căn cứ phân biệt nghiệp vụ ngân hàng quốc tế và nghiệp vụ ngân hàng trong nước là
loại hoạt động kinh doanh mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng của họ có tính quốc tế
hay không.
Thứ nhất, nghiệp vụ ngân hàng quốc tế là loại hoạt động trợ giúp cho hoạt động xuất
nhập khẩu của khách hàng thông qua hoạt động tài trợ thương mại quốc tế.
Thứ hai, nghiệp vụ ngân hàng quốc tế là loại hoạt động đáp ứng nhu cầu trao đổi
ngoại tệ của khách hàng nhằm thực hiện các giao dịch thương mại và đầu tư qua biên giới
quốc gia.
Thứ ba, vì các ngân hàng hoạt động kinh doanh quốc tế có điều kiện thuận lợi kinh
doanh ngoại tệ, họ cũng thường kinh doanh ngoại tệ cho chính số tiền của họ.
Một căn cứ nữa để phân biệt nghiệp vụ ngân hàng quốc tế và nghiệp vụ ngân hàng
trong nước của ngân hàng thương mại là nghiệp vụ ngân hàng quốc tế diễn ra giữa hai
hay nhiều quốc gia; còn nghiệp vụ ngân hàng trong nước chỉ diễn ra trong nội bộ quốc
gia và đối tượng khách hàng là pháp nhân, thể nhân của quốc gia đó.Như vậy, nếu dựa
vào nghiệp vụ ngân hàng thì ta có định nghĩa sau: Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế là các

4
giao dịch ngân hàng liên quan tới một hoặc nhiều bên đối tác ở ngoài biên giới nước
có trụ sở chính của ngân hàng cung cấp dịch vụ.
Trên phương diện phân loại nghiệp vụ ngân hàng quốc tế là một dạng hoạt động
kinh doanh quốc tế thì nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của ngân hàng thương mại có thể
được coi là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình hoạt
động đầu tư và cung ứng dịch vụ tiền tệ và tài chính quốc tế trên thị trường trong
nước và quốc tế nhằm mục đích sinh lời.
Để thực hiện nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, các ngân hàng thương mại tổ chức bằng
hai phương thức sau:
- Tiến hành các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại nước ngoài bằng cách thiết lập các
chi nhánh, công ty con, văn phòng đại diện v.v... ở nước ngoài.
- Tổ chức một bộ phận kinh doanh quốc tế được chuyên môn hoá tại trụ sở để thực
hiện các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế.
1.1.2. Đặc điểm nghiệp vụ ngân hàng quốc tế
Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của ngân hàng thương mại ở các nước phát triển đa
dạng về hình thức cũng như nội dung và có một số điểm khác biệt tuy nhiên giữa chúng
vẫn có những đặc điểm chung sau:
Xu thế gia tăng nhanh hơn mức tăng tiềm lực sản xuất: Xu thế này thể hiện xu thế
quốc tế hoá hoạt động ngân hàng đang diễn ra mạnh mẽ. Ngày nay, trình độ toàn cầu hoá
của thị trường tài chính trong đó có ngân hàng đạt ở mức cao hơn nhiều so với thị trường
hàng hoá. Hàng ngày, lượng tiền tệ lưu chuyển trên thị trường tài chính thế giới cao gấp
30 lần khối lượng hàng hoá lưu chuyển trên phạm vi toàn cầu. Đối với các nước đang
phát triển, chỉ trong 8 năm (1990-1997), dòng vốn đầu tư tư nhân đổ vào tăng hơn 5 lần.
Trong khi mậu dịch quốc tế của giai đoạn này chỉ tăng 5%/năm thì dòng vốn tư nhân lưu
chuyển tăng 30%/ năm.
Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế đề cao nhân tố con người: Ngày nay, nhiều nhà ngân
hàng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế phải có hiểu biết sâu sắc về hoạt động
kinh doanh, cả kinh doanh trong nước lẫn kinh doanh đối ngoại, có kiến thức rộng và

5
thường xuyên cập nhật về thị trường trong nước và quốc tế, có trình độ ngoại ngữ, có khả
năng quyết đoán và nhạy cảm với thị trường tài chính quốc tế. Trong nền kinh tế toàn cầu
hiện nay, lợi thế phát triển không còn là lao động rẻ với nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú nữa mà là trí tuệ và hàm lượng công nghệ cao. Điều này đặt cho các nước
đang phát triển nhiều thách thức cũng như nhiều cơ hội. Một trong những nguyên nhân
gây ra cuộc khủng hoảng Đông Nam Á là sự phát triển yếu kém của nguồn nhân lực của
các nước đó.
Nghiêp vụ ngân hàng quốc tế sử dụng thành tựu của khoa học kỹ thuật và công nghệ
tiên tiến: Hiện nay, hầu hết các ngân hàng kinh doanh quốc tế đều sử dụng mạng toàn cầu
Swift, mạng giao dịch kinh doanh toàn cầu Reuter và ngày càng có nhiều ngân hàng thực
hiện giao dịch quốc tế qua mạng Internet. Ngày càng có nhiều sản phẩm ngân hàng là sự
kết hợp chặt chẽ giữa công nghệ máy tính, truyền thông và tài chính ngân hàng. Quyền
lực của thông tin tuyên truyền ngày càng gia tăng sức mạnh mà không một loại quyền lực
nào có thể so sánh được. Ngân hàng nào làm chủ được quyền lực thông tin, ngân hàng đó
có cơ may chiến thắng trong cuộc đua toàn cầu.
Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế có tính biến động cao: Do sự phức tạp của kinh doanh
quốc tế nên thường xảy ra việc tăng, giảm đột ngột về khối lượng ngoại tệ, lãi suất nhanh
chóng đảo ngược, trục trặc trong thanh toán quốc tế, biến động chính trị… Vì vậy nghiệp
vụ ngân hàng quốc tế có mức độ rủi ro cao hơn nghiệp vụ ngân hàng ở trong nước. Tuy
nhiên, cũng giống như bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, rủi ro càng cao lợi nhuận càng
lớn. Bởi vậy, thời đại ngày nay chỉ ngân hàng nào phát triển hoạt động kinh doanh quốc
tế mới có cơ hội và tiềm năng phát triển lâu dài.
Dịch vụ ngân hàng quốc tế chịu ảnh hưởng nhiều bởi luật pháp quốc tế và thông lệ
quốc tế: Đặc điểm này do tính quốc tế của nghiệp vụ ngân hàngquốc tế quyết định. Do sự
phức tạp trong môi trường hoạt động kinh doanh quốc tế, do sự không thống nhất về luật
pháp giữa các quốc gia, do trình độ phát triển không đồng đều mà đòi hỏi phải có luật
pháp quốc tế, thông lệ quốc tế tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho các ngân hàng thực

6
hiện nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Bởi vậy, sự chi phối luật pháp trong nước đối với hoạt
động kinh doanh quốc tế của ngân hàng được giới hạn ở mức độ nhất định.

1.1.3. Cơ sở pháp lý của nghiệp vụ ngân hàng quốc tế


Khi xảy ra tranh chấp trong quan hệ kinh tế, các cơ quan tài phán thường quy chiếu
về một hệ thống luật pháp nhất định để xử lý, căn cứ vào quy phạm pháp luật có hiệu lực
tại thời điểm phát sinh tranh tụng. Đây có thể là một hệ thống pháp luật tại quốc gia của
nguyên đơn, bị đơn hay tại một nước thứ ba mà các bên thống nhất dẫn chiếu. Nghiệp vụ
ngân hàng quốc tế liên quan đến nhiều quốc gia và đồng tiền pháp định của các quốc gia
đó cho nên không thể tuỳ tiện làm theo chủ quan của bất kỳ ai để nhằm đảm bảo sự ổn
định và trật tự trong kinh doanh.Hơn nữa trong thanh toán quốc tế hiện nay, chưa có một
đồng tiền nào làm tốt chức năng tiền thế giới như tiền vàng, do đó đối tượng gốc của kinh
doanh ngân hàng là đồng tiền pháp định, đồng tiền có giá trị lưu hành cưỡng chế từ luật
pháp Nhà nước. Đối chiếu đồng tiền các nước với nhau nảy sinh quan hệ tỷ lệ về giá trị
trao đổi thường được gọi là tỷ giá hối đoái giữa các đơn vị tiền tệ. Ngày nay, hầu hết các
nước đều duy trì tỷ giá hối đoái thả nổi với mức độ khác nhau.
Cũng như bất kỳ hoạt động kinh tế nào, nghiệp vụ ngân hàng quốc tế đòi hỏi một
chính sách pháp lý vững chắc làm nền tảng đó là hệ thống luật pháp quốc gia hoàn chỉnh
và luật pháp quốc tế cùng thông lệ quốc tế đã được thể chế hoá.
Luật pháp quốc gia là một công cụ hữu hiệu bảo vệ chủ quyền đất nước và quyền lợi
của thể nhân nước đó; điều hành tốt các hoạt động xã hội diễn ra,trong đó hoạt động ngân
hàng không phải là ngoại lệ. Khi mở cửa với thế giới bên ngoài, chúng ta tiếp xúc với các
nền văn minh khác nhau nên rất cần giữ vững bản sắc dân tộc hợp pháp. Các giao dịch
ngoại thương nhanh chóng phát triển cả về khối lượng và tính chất phức tạp, không tránh
khỏi tranh chấp. Lúc đó, các bên chỉ trông cậy vào sự hữu hiệu của luật pháp để bảo vệ
quyền lợi chính đáng của mình. Khi toà án xử lý tranh tụng phát sinh, người ta thường
xác định vụ việc xảy ra vào lúc nào, tại đâu để dẫn chiếu hệ thống pháp luật hiện hành và
xử lý.

7
Luật pháp quốc tế: Luật pháp quốc gia chỉ có giá trị bên trong đường biên giới quốc
gia, không áp đặt cho các nước khác được. Để dung hòa sự khác biệt giữa các nước, các
tổ chức chuyên môn quốc tế soạn ra một bộ luật mang tính quốc tế như Luật hàng không
quốc tế, Luật hàng hải quốc tế... mà các nước có thể tình nguyện gia nhập khi phê chuẩn
để có thể bổ cứu cho hệ thống luật pháp trong nước.
Thông lệ và tập quán quốc tế được thể chế hoá như UCP 500, URC 525, ISP 1998...
bản chất chỉ là thói quen của giao dịch quốc tế, dần dần được chấp nhận một cách rộng
rãi nên được Phòng thương mại quốc tế (ICC) thể chế hoá cho thống nhất.
Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tự bản thân nó thấy phức tạp và hàm chứa nhiều rủi ro phải
được thể chế hoá. Các mặt nghiệp vụ được định danh và kèm theo các hệ thống luật phải
được thực hiện. Ngân hàng Nhà nước, cơ quan quản lý và quan sát các nghiệp vụ ngân
hàng phải soạn thảo dự luật trình Quốc hội biểu quyết thông qua.
1.2. Các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế
1.2.1 Thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện chi trả bằng tiền, liên quan đến các dịch vụ mua
bán hàng hoá hay cung ứng dịch vụ không mang tính chất hàng hoá giữa tổ chức hoặc cá
nhân của nước này với tổ chức hay cá nhân của nước khác; hay giữa một hoặc nhiều quốc
gia với một hoặc nhiều tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các
nước liên quan. Do vậy, hoàn toàn khác với thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế
liên quan đến việc trao đổi tiền quốc gia nước này lấy tiền quốc gia nước khác.
Nghiệp vụ thanh toán quốc tế là sự vận dụng tổng hợp các điều kiện thanh toán quốc
tế trong đó phương thức thanh toán là điều kiện quan trọng bậc nhất. Thanh toán quốc tế
qua ngân hàng có ba phương thức thanh toán chủ yếu là chuyển tiền, nhờ thu và thanh
toán tín dụng chứng từ, trong đó thanh toán qua tín dụng chứng từ là phổ biến nhất
+ Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary payment)
Trong buôn bán quốc tế, khoảng cách giữa người mua và người bán ở xa nhau, có
khi rất xa; vì vậy, không phải lúc nào hai bên cũng hoàn toàn hiểu biết, tin tưởng nhau.
Do đó, khi gửi hàng, người xuất khẩu không được tự cho phép mình chỉ được trông chờ

8
đơn thuần người mua ở cách xa họ luôn sẵn sàng trả tiền. Khi xuất hàng với một hành
trình xa như vậy, rõ ràng đồng vốn của người xuất khẩu bị ứ đọng, đó là điều họ không
hề mong muốn. Nhưng người xuất khẩu cũng không thể đòi hỏi người mua trả tiền trước
cho đến khi người mua được cam kết rằng hàng hoá họ đã ký hợp đồng để mua đã đến
nơi giao hàng và đạt chất lượng như đã thoả thuận. Tất cả những vấn đề này được ngân
hàng giải quyết kịp thời qua việc sử dụng một phương thức thanh toán quốc tế - phương
thức tín dụng chứng từ, mà kỹ thuật của phương thức này hoàn toàn có thể đáp ứng được
yêu cầu của hai bên mua và bán.
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó ngân
hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng(người yêu cầu mở thư tín
dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi thư tín dụng)
hoặc chấp nhận thư hối phiếu do người này ký hoặc uỷ quyền cho một ngân hàng khác
thanh toán hoặc chấp nhận hối phiếu trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình
cho một ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong
thư tín dụng.
Phương thức tín dụng chứng từ được tiến hành trên cơ sở văn bản pháp lý thông
dụng "Các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, bản sửa đổi năm 1993,
Phòng thương mại quốc tế, xuất bản số 500", Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc
tế...Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán phổ biến và thông dụng nhất hiện nay
và được coi là phương thức thanh toán sử dụng trong hầu hết các hợp đồng buôn bán
thương mại quốc tế bởi các đặc tính thuận lợi và hiệu quả của nó mang lại, giúp cho việc
buôn bán của các công ty ở các nước khác nhau dễ dàng hơn, góp phần vào việc mở rộng
buôn bán quốc tế. Phương thức này được coi là phương thức thanh toán quốc tế đặc biệt
và phức tạp, tuy nhiên, nó thể hiện được khả năng thanh toán, khả năng đảm bảo một
cách chắc chắn quyền lợi và nghĩa vụ không chỉ của người bán, người mua mà còn của
ngân hàng trong vai trò của một ngân hàng quốc tế qua các đặc tính ưu việt và tính chặt
chẽ của nó. Phương thức này, ngân hàng không chỉ tham giavới tư cách là trung gian mà
còn tham gia với tư cách là “người hưởng lợi quốc tế" hay “người thanh toán quốc tế”.

9
+ Phương thức chuyển tiền (Remittance)
Chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó một khách hàng của ngân hàng yêu
cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho người khác ở một địa điểm
nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.Đây là phương thức
thanh toán đơn giản nhất và xuất hiện sớm nhất trong lịch sử các phương thức thanh toán.
Thanh toán chuyển tiền là phương thức thanh toán trực tiếp giữa người chuyển tiền và
người nhận tiền. Ngân hàng khi thực hiện việc chuyển tiền và trả tiền chỉ đóng vai trò
trung gian thanh toán theo sự ủy nhiệm của khách hàng mà không bị ràng buộc gì đối với
cả hai bên, có hưởng phí dịch vụ, do đó ít chịu rủi ro trừ khi có sự cấp tín dụng cho người
có hợp đồng thanh toán. Các ngân hàng có thể tham gia vào nghiệp vụ chuyển tiền với
hai vai trò: vai trò trung gian và thu phí dịch vụ hoặc ngân hàng là chủ thể chuyển tiền
hoặc nhận tiền để phục vụ cho nhu cầu chuyển tiền của bản thân mình.Để tiến hành được
chuyển tiền quốc tế cũng như thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế khác, việc thiết
lập mối quan hệ với các ngân hàng thanh toán ở nước ngoài là rất cần thiết. Trong nghiệp
vụ chuyển tiền, phải có ít nhất hai ngân hàng tham gia vào quy trình của nghiệp vụ
chuyển tiền là ngân hàng đại diện cho người chuyển tiền (gọi là ngân hàng chuyển tiền)
và ngân hàng đại diện cho người hưởng lợi (gọi là ngân hàng đại lý).
Có bao nhiêu ngân hàng tham gia vào quy trình chuyển tiền phụ thuộc vào mạng
lưới ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền và sự lựa chọn ngân hàng đại lý trả tiền
của thanh toán viên. Nếu tại nước người hưởng lợi có ngân hàng đại lý tài khoản của
ngân hàng chuyển tiền thì chỉ cần hai ngân hàng tham gia vào quy trình nghiệp vụ chuyển
tiền là ngân hàng chuyển tiền và ngân hàng đại lý tài khoản của nó tại nước người hưởng
lợi. Nếu tại nước người hưởng lợi không có ngân hàng đại lý tài khoản của ngân hàng
chuyển tiền thì phải có ít nhất là ba ngân hàng tham gia vào quy trình chuyển tiền là ngân
hàng chuyển tiền, ngân hàng đại lý tài khoản của nó và ngân hàng đại lý giao dịch của nó
tại nước người hưởng lợi.
Phương thức chuyển tiền quốc tế là một phương thức thanh toán đơn giản, khá phổ
biến cho những giao dịch thương mại quốc tế kim ngạch nhỏ. Nó chính là phương thức

10
hỗ trợ cho các phương thức thanh toán quốc tế tiên tiến khác. Tuy nhiên, nó cũng mang
nhiều nhược điểm do không có cơ sở pháp lý nào đảm bảo chắc chắn là người nhập khẩu
sẽ trả sớm và trả đầy đủ cho người xuất khẩu. Việc trả tiền cho người xuất khẩu hoàn
toàn phụ thuộc vào thiện chí của người nhập khẩu. Như vậy, việc thanh toán bằng
phương thức này khó bảo đảm quyền lợi cho người bán do dễ nảy sinh việc chiếm dụng
vốn. Ngoài ra, việc chuyển tiền này còn bị ảnh hưởng nhiều bởi sự quản lý của Nhà nước
về dòng lưu chuyển ngoại tệ. Cũng chính vì những nhược điểm này, nên trong quan hệ
buôn bán thương mại quốc tế, hình thức chuyểntiền này chỉ thường được áp dụng trong
các trường hợp sau:
* Thanh toán các khoản chi tiêu phi thương mại và các chi phí liên quan đến xuất
nhập khẩu hàng hoá, trị giá hợp đồng nhỏ, đối tác quen biết, tín nhiệm.
* Chuyển vốn ra bên ngoài để đầu tư.
* Chuyển kiều hối.
* Thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu (khi hai bên mua bán có quan hệ lâu đời và
tín nhiệm lẫn nhau hoặc khi trị giá hợp đồng không lớn).
+ Phương thức nhờ thu (Collection of payment)
Theo URC 522, nhờ thu là phương thức thanh toán quốc tế trong đó các ngân hàng
xử lý các chứng từ phù hợp với chỉ dẫn đã nhận để thực hiện thanh toán và hoặc chấp
nhận thanh toán, hoặc cung cấp các chứng từ dựa trên số tiền chi trả và/hoặc dựa trên số
tiền chấp nhận, hoặc cung cấp các chứng từ dựa trên các nghĩa vụ hoặc điều kiện khác.
Các chứng từ trong nhờ thu có thể là các chứng từ tài chính (hối phiếu, giấy hứa trả tiền,
séc...) hoặc các chứng từ thương mại (hoá đơn, vận đơn, chứng từ sở hữu...). Theo
phương thức thanh toán này, người xuất khẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng
hoặc cung ứng một dịch vụ cho người nhập khẩu mới được uỷ thác cho ngân hàng của
mình thu hộ số tiền từ nhà nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu họ lập ra.
Phương thức nhờ thu được tiến hành trên cơ sở văn bản pháp lý quốc tế thông dụng
của nhờ thu đó là “Quy tắc thống nhất về nhờ thu” số 522 của Phòng thương mại quốc tế,
bản sửa đổi 1955 (URC 522) có hiệu lực từ 1/1/1996. Trong phương thức thanh toán nhờ

11
thu, ngân hàng tham gia với tư cách là trung gian và hưởng hoa hồng. Trên cơ sở giấy uỷ
thác và bộ chứng từ hàng hoá của người xuất khẩu, ngân hàng tiến hành thu hộ tiền hàng.
Ngân hàng không chịu trách nhiệm kiểm tra chứng từ và cũng không liên quan gì đến
việc nhờ thu đó có được người nhập khẩu chấp nhận hoặc trả tiền không. Tuy nhiên,
trong nhiều trường hợp, trách nhiệm của ngân hàng không chỉ dừng lại ở việc thu hộ tiền
hay tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc giao hàng và việc trả tiền giữa người xuất
khẩu và người nhập khẩu mà ngân hàng còn có trách nhiệm tư vấn cho khách hàng những
thông tin cần thiết liên quan đến các vấn đề như lập chỉ thị nhờ thu, thiết lập bộ chứng từ
hoàn hảo để người xuất khẩu có thể nhận tiền, còn người nhập khẩu có thể nhận hàng...,
tránh những điều khoản bất lợi khi kí kết hợp đồng hay quy định trong chỉ thị nhờ thu cho
khách hàng, đảm bảo lợi ích cho các bên để quá trình thanh toán diễn ra thuận lợi.
Phương thức thanh toán quốc tế qua nhờ thu, nhất là nhờ thu hối phiếu trơn thường gặp
rất nhiều rủi ro trong thanh toán. Người ta thường sử dụng phương thức nhờ thu trong các
trường hợp sau:
* Người bán và người mua tin cậy lẫn nhau hoặc là có quan hệ liên doanh với nhau
giữa công ty mẹ và công ty con hoặc chi nhánh với nhau.
* Thanh toán các dịch vụ có liên quan tới xuất khẩu hàng hoá vì việc thanh toán này
không cần thiết kèm theo chứng từ như cước phí vận tải phí bảo hiểm, phạt bồi thường...
1.2.2 Tín dụng quốc tế
Tín dụng quốc tế là việc nhượng quyền sử dụng vốn của chủ thể nước này cho chủ
thể nước kia nhằm mục đích kinh doanh theo nguyên tắc hoàn trả, có kỳ hạn và được đền
bù. Các chủ thể tham gia tín dụng quốc tế được quy định theo luật thương mại của mỗi
quốc gia.
+ Bao thanh toán tương đối ( Factoring)
Hợp đồng Bao thanh toán tương đối tương đối (Factoring contract) là hợp đồng giữa
đơn vị bán và đơn vị bao thanh toán (factors), theo đó người bán có thể hoặc sẽ chuyển
nhượng cho các đơn vị bao thanh toán các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng mua bán
hàng hóa hoặc dịch vụ giữa người bán và người mua hàng.

12
Bao thanh toán tương đối là công cụ tài chính cung cấp cho người bán hàng hoặc
một thực thể kinh doanh bốn yếu tố dịch vụ rất quan trọng, đó là: tài trợ vốn lưu động,
thu hộ tiền thanh toán từ người mua hàng, quản lý sổ bán hàng và đảm bảo rủi ro.
Bao thanh toán tương đối quốc tế (international factoring): là Bao thanh toán tương
đối liên quan tới ít nhất hai quốc gia khác nhau, dựa trên hợp đồng xuất nhập khẩu. Điểm
khác biệt của bao thanh toán quốc tế so với bao thanh toán nội địa là khả năng có sự tham
gia của hai đơn vị bao thanh toán ở hai nước đứng ra làm đại lý cho nhau để cũng cấp
dịch vụ cho người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu.
+ Bao thanh toán tuyệt đối ( Forfaiting)
So với Bao thanh toán tương đối (Factoring), thì Bao thanh toán tuyệt đối
(Forfaiting) ít được áp dụng hơn. Bao thanh toán tuyệt đối là thuật ngữ dùng chỉ việc mua
lại các khoản nợ phải trả trong tương lai, phát sinh từ việc giao hàng hóa hoặc dịch vụ,
chủ yếu là từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa với điều kiện miễn truy đòi lại nhà xuất khẩu.
Bao thanh toán tuyệt đối là một cơ chế tài chính nhằm chuyển hoạt động bán hàng
theo hình thức tín dụng của nhà xuất khẩu sang giao dịch tiền mặt.
+ Cho thuê (Leasing)
Cho thuê là hình thức tài trợ mà trong đó Người chủ tài sản (người cho thuê) cho
phép một người khác (người đi thuê) được sử dụng tài sản của mình trong một thời gian
nhất định (thời gian thuê) theo những quy định mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng
cho thuê, đồng thời bên đi thuê phải trả cho bên cho thuê một khoản tiền nhất định, gọi là
tiền thuê.
Cho thuê tài chính quốc tế là một thỏa thuận hợp đồng cho phép một bên (bên đi
thuê) được sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của công ty cho thuê (bên cho thuê) và
thực hiện các khoản chi trả định kỳ được quy định cụ thể. Bên đi thuê có thể thuê từ nhà
xuất khẩu nước ngoài, hoặc có thể thuê trực tiếp từ công ty cho thuê nước ngoài. Thực
chất hoạt động cho thuê tài chính quốc tế là hoạt động tài trợ trung, dài hạn cho người
nhập khẩu thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị và các động sản khác.
1.2.3 Kinh doanh ngoại hối

13
Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế quốc tế, các ngân hàng đang hoàn thiện mô
hình tổ chức quản lý và đa dạng hoá các nghiệp vụ theo hướng tài chính hoá. Trong bối
cảnh đó, kinh doanh ngoại tệ đang dần khẳng định vị thế của mình: góp phần tạo cơ sở và
điều kiện phát triển, bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động ngoại thương, thanh toán quốc tế diễn
ra suôn sẻ; trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh
tổng thể của ngân hàng hiện đại, góp phần nâng cao uy tín và vị trí của ngân hàng trong
toàn ngành.
Kinh doanh ngoại tệ theo nghĩa rộng bao gồm việc mua bán ngoại tệ, đảm bảo ổn
định số dư tài khoản kinh doanh ngoại tệ tại nước ngoài và tìm cách thu lời thông qua
chênh lệ tỷ giá và lãi suất giữa các đồng tiền khác nhau. Theo nghĩa hẹp, kinh doanh
ngoại tệ chỉ đơn giản là việc mua bán số dư trên tài khoản bằng ngoại tệ. Các ngân hàng
thương mại thường tiến hành một số dịch vụ kinh doanh doanh ngoại tệ sau:
Giao dịch giao ngay (Spot): Kinh doanh ngoại hối giao ngay là giao dịch mua bán
một số lượng ngoại tệ giữa hai bên theo tỷ giá thời điểm giao dịch và kết thúc việc thanh
toán trong 2 ngày làm việc tiếp theo kể từ thời điểm giao dịch đã được thoả thuận giữa
hai bên. Giao dịch giao ngay là loại hình giao dịch quan trọng và phổ biến trên thị trường
ngoại hối, 58% trong tổng số các giao dịch mua bán ngoại tệ trên thế giới và làm cơ sở
cho các giao dịch khác. Còn ở Việt Nam hiện nay, giao dịch này chiếm trên 90% khối
lượng giao dịch hối đoái.
Nghiệp vụ Arbitrage: Nghiệp vụ Arbitrate là một dạng biến tướng của nghiệp vụ
kinh doanh ngoại tệ giao ngay. Theo ý nghĩa nguyên thủy, nghiệp vụ Arbitrage là việc lợi
dụng chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường ngoại hối khác nhau để thu lời thông qua hoạt
động mua bán. Nội dung của nghiệp vụ này bao gồm việc mua một lượng ngoại tệ nhất
định tại một thị trường hối đoái rẻ nhất hoặc bán một lượng ngoại tệ ở thị trường đắt nhất
vào một thời điểm nhất định. Việc mua với tỷ giá thấp và bán với tỷ giá cao gọi là
Arbitrage chênh lệch hay Arbitrate không gian. Mục đích của việc kinh doanh ngoại tệ
chênh lệch là để bảo toàn vốn và kiếm lời nhờ chênh lệch giá tại các thị trường khác
nhau.

14
Giao dịch có kỳ hạn (Forward exchange trading): Giao dịch ngoại hối kỳ hạn là
nghiệp vụ kinh doanh, trong đó, các yếu tố của giao dịch (tỷ giá, số tiền, ngày giao dịch)
được xác định ở thời điểm hiện tại, còn việc thực hiện chúng thì ở một thời điểm trong
tương lai. Hay nói cách khác, đó là việc mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận sẽ tiến hành
sau một thời gian nhất định, theo một tỷ giá thoả thuận lúc ký kết hợp đồng. Khác với
nghiệp vụ mua bán giao ngay là kinh doanh chênh lệch giá để kiếm lời, nghiệp vụ mua
bán kỳ hạn chủ yếu là để phòng ngừa rủi ro do biến động của tỷ giá tại thời điểm chuyển
đổi quyền sở hữu về tài sản hữu hình của các chủ thể trong nước và nước ngoài với tỷ giá
tại thời điểm thanh toán giao dịch trong tương lai.
Nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ (SWAP): Nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ là một nghiệp vụ đặc
biệt kết hợp giữa việc mua trao ngay và bán theo thể thức các kỹ thuật cổ truyền khi kết
thúc các giao dịch có kỳ hạn nhằm bảo toàn vốn, lợi dụng những thay đổi hiện tại và dự
đoán chênh lệch lãi suất để tránh rủi ro và kiếm lời. Đây là hình thức, cùng một lúc, ngân
hàng đồng thời thực hiện hai nghiệp vụ: một giao dịch giao ngay theo tỷ giá giao ngay và
một giao dịch kỳ hạn theo hướng ngược lại được thực hiện cùng với một tài khoản đối
ứng với cùng một bạn hàng. Phí tổn của giao dịch phụ thuộc vào chênh lệch lãi suất của
hai đồng tiền tính theo số ngày trên cơ sở tỷ giá giao ngay.
Nghiệp vụ quyền lựa chọn tiền tệ (Currency options): Hợp đồng quyền chọn tiền tệ
cho phép người mua hợp đồng có quyền (không phải nghĩa vụ) mua hoặc bán tiền tệ tại
một mức tỷ giá đã thoả thuận trước (gọi là tỷ giá quyền chọn) trong tương lai. Do quyền
chọn là một tài sản chính nên nó có giá trị, vì thế trong hợp đồng này, người mua phải trả
cho người bán một khoản đảm bảo, thông qua đó, người mua được quyền mua hay bán
một loại ngoại tệ nào đó. Mặt khác họ có thể chối bỏ quyền lựa chọn của mình nếu thấy
bất lợi. Nếu huỷ hợp đồng, họ sẽ mất tiền đặt cọc đảm bảo thực hiện hợp đồng nhưng số
tiền mất này nhỏ hơn nhiều so với việc thực hiện giá trị hợp đồng. Ngược lại, đối với
người bán hợp đồng quyền chọn không có bất kỳ sự lựa chọn nào ngoài việc sẵn sàng
giao dịch khi người mua muốn, họ phải chịu rủi ro không hạn mức khi tỷ giá biến đổi
không thuận lợi cho anh ta.

15
Hợp đồng tương lai (Futures): Hợp đồng tương lai là một thoả thuận về việc bán
một tài sản trong tương lai tại một mức giá cố định. Giá cả được thoả thuận hôm nay
nhưng việc giao nhận tài sản và thanh toán xảy ra sau này. Các hợp đồng tương lai được
sử dụng để phòng ngừa rủi ro và đầu cơ. Đây là loại hợp đồng đã được tiêu chuẩn hoá và
được thực hiện trên sàn giao dịch của Sở giao dịch tiền tệ tương lai.
1.2.4 Bảo lãnh quốc tế
Bảo lãnh ngân hàng là một hợp đồng giữa hai bên, một bên là ngân hàng phát hành
bảo lãnh (guarantor) và một bên là người thụ hưởng bảo lãnh (benefiary), trong đó bên
bảo lãnh cam kết sẽ hoàn trả một khoản tiền nhất định cho người thụ hưởng trong trường
hợp người được bảo lãnh (account party) không thực hiện một nghĩa vụ nào đó được quy
định trong bảo lãnh.
Bảo lãnh ngân hàng mang tính độc lập và tách biệt trong quan hệ vay nợ hoặc hợp
đồng mua bán. Trong đó, bảo lãnh quốc tế là loại bảo lãnh mà người yêu cầu bảo lãnh,
người được bảo lãnh và ngân hàng đứng ra bảo lãnh ngoài phạm vi một quốc gia. Mục
đích của bảo lãnh là nhằm ngăn chặn những rủi ro có thể phát sinh trong các dịch vụ mua
bán không thường xuyên đồng thời bù đắp những thiệt hại về mặt tài chính cho người thụ
hưởng một cách nhanh chóng và chắc chắn vì thế có mục đích thực hiện ngay.
Bảo lãnh ngân hàng có chức năng sau:
* Bảo lãnh ngân hàng mang chức năng pháp lý vì nhà xuất khẩu thông qua thư bảo
lãnh do ngân hàng của mình mở thừa nhận nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của mình.
* Bảo lãnh ngân hàng mang chức năng thúc đẩy: Việc thanh toán bảo lãnh dựa trên
sự vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh. Người thụ hưởng luôn có quyền yêu cầu
ngân hàng phát hành thanh toán bảo lãnh nếu người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng.
Người được bảo lãnh thì luôn chịu áp lực của việc bồi hoàn bảo lãnh. Như vậy bảo lãnh
có vai trò đốc thúc người được bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
* Bảo lãnh ngân hàng còn mang chức năng đền bù vì trong trường hợp hợp đồng
không được thực hiện, người nhập khẩu được nhận tiền bồi thường phát sinh.
Bảo lãnh ngân hàng có những đặc điểm cơ bản sau:

16
* Tính độc lập là một đặc điểm quan trọng của dịch vụ bảo lãnh ngân hàng. Điều đó
có nghĩa là bảo lãnh ngân hàng tồn tại độc lập với hợp đồng cơ sở phát sinh nhu cầu bảo
lãnh. Mặc dù mục đích của việc bảo lãnh là bồi hoàn cho người thụ hưởng những thiệt
hại từ việc không thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng của người được bảo lãnh nhưng
việc thanh toán một bảo lãnh chỉ hoàn toàn căn cứ vào hợp đồng bảo lãnh mà không được
viện dẫn đến những tranh chấp trong hợp đồng cơ sở.
* Trách nhiệm của ngân hàng chỉ là trách nhiệm tài chính: Ngân hàng không có
trách nhiệm cung cấp hàng hoá hay thực hiện một hành động cụ thể nào thay cho nghĩa
vụ không được thực hiện. Ngân hàng chỉ có trách nhiệm trả cho người nhận bảo lãnh
trong trường hợp người uỷ nhiệmvi phạm hợp đồng.
Hoạt động bảo lãnh thường được tiến hành trên cơ sở văn bản pháp lý quốc tế thông
dụng của bảo lãnh là "Các quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu của Phòng thương
mại quốc tế số 458, ban hành vào tháng 04/1992" (URDG 458). Bảo lãnh quốc tế có
nhiều loại, căn cứ vào mục đích của bảo lãnh có: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện
hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh tiền ứng trước, bảo lãnh nhận hàng; theo phương
thức phát hành bảo lãnh : bảo lãnh trực tiếp, bảo lãnh đối ứng, bảo lãnh xác nhận...
1.2.5 Tài trợ xuất nhập khẩu
* Tín dụng tài trợ cho người xuất khẩu: Ngân hàng thương mại cho các thương nhân
xuất khẩu vay dưới hình thức như chiết khấu hối phiếu, cầm cố hàng hoá, cho vay trong
quá trình sản xuất. Người xuất khẩu có thể vay ngân hàng bằng cách chiết khấu các hối
phiếu chưa đến hạn trả tiền. Đây là loại tín dụng rất phổ biến ở các nước. Số tiền vay
bằng cách chiết khấu hối phiếu thường nhỏ hơn số tiền ghi trên hối phiếu. Số tiền chênh
lệch là lợi tức chiết khấu. Ngân hàng còn cho người xuất khẩu vay căn cứ vào quá trình
chuẩn bị và thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hoá và cung ứng dịch vụ. Tín dụng ngân
hàng cấp cho người xuất khẩu là loại tín dụng có hàng hoá làm vật đảm bảo. Vì vậy, hạn
mức được vay có khi đạt tới 80% giá trị hàng hoá và thời hạn vay là ngắn hạn.
* Tín dụng tài trợ cho người nhập khẩu: Các ngân hàng thương mại cấp tín dụng cho
người nhập khẩu dưới hình thức cho vay thấu chi, mở thư tín dụng thương mại, chấp

17
nhận hối phiếu... Trong các hình thức đó, chấp nhận hối phiếu và vay thấu chi là hình
thức phổ biến hơn cả. Việc chấp nhận trả tiền hối phiếu cho người nhập khẩu rõ ràng là
không được tín nhiệm bằng sự chấp nhận trả tiền bằng hối phiếu của ngân hàng. Vì vậy,
người xuất khẩu thường yêu cầu người nhập khẩu phải dùng ngân hàng thương mại là
người chấp nhận những hối phiếu mà họ ký phát và chuyển thẳng hối phiếu cho ngân
hàng người nhập khẩu. Ngân hàng phải sử dụng vốn của mình phải chịu rủi ro và tổn thất
xảy ra đối với hối phiếu do vậy ngân hàng phải thu thủ tục phí chấp nhận cao. Ngân hàng
theo yêu cầu người nhập khẩu có thể chấp nhận từng chuyến giao hàng riêng biệt và cũng
có thể chấp nhận bao, tức là chấp nhận một hạn ngạch nhất định. Một hình thức chấp
nhận không kém phần phổ biến trong ngoại thương là tái chấp nhận. Tái chấp nhận là một
hình thức phổ biến trong đó người xuất khẩu không chuyển hối phiếu đến ngân hàng
phục vụ người nhập khẩu yêu cầu chấp nhận trả tiền, mà chuyển đến một ngân hàng hạng
nhất mà hai bên đã thoả thuận yêu cầu chấp nhận.
Cho vay thấu chi (overdraft) là một hình thức tín dụng ngân hàng cấp cho người
nhập khẩu có tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng này. Đây là hình thức tín
dụng phổ biến ở các nước tư bản chủ nghĩa.
1.2.6 Một số nghiệp vụ khác: Ngân hàng đại lý, thẻ tín dụng quốc tế
- Nghiệp vụ ngân hàng đại lý
Hai ngân hàng được coi là ngân hàng đại lý của nhau nếu hai ngân hàng cùng duy trì
tài khoản ngân hàng đại lý với nhau. Các ngân hàng trở thành các ngân hàng đại lý của
nhau khi phát sinh nhu cầu thanh toán cho khách hàng của ngân hàng tại nơi mà ngân
hàng của họ không có chi nhánh. Các khách hàng của ngân hàng thường yêu cầu ngân
hàng cung cấp các dịch vụ tài chính tại bất cứ nơi nào trên thế giới. Trên lý thuyết thì
điều này có thể thực hiệnđược qua ngân hàng chi nhánh. Tuy nhiên, trên thực tế là không
thể vì rất tốn kém và gặp khó khăn về chính trị văn hoá… ở nhiều nước. Mối quan hệ
ngân hàng đại lý đem lại lợi ích rất lớn cho ngân hàng bởi vì ngân hàng có thể phục vụ
các khách hàng với chi phí rất thấp và không cần đội ngũ nhân sự cũng như cơ sở vật chất
ở nước ngoài, do vậy có thể phục vụ khách hàng ở rất nhiều nơi trên thế giới. Điều bất lợi

18
đối với các khách hàng, các công ty, là họ không nhận được chất lượng dịch vụ thông qua
các ngân hàng đại lý như họđã nhận được từ chính ngân hàng của họ.
Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, nếu một ngân hàng không có các mối quan hệ
ngân hàng đại lý với chất lượng dịch vụ cao thì họ sẽ mất dần các khách hàng và như vậy
không thể có sức cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, không phải tất cả các
loại giao dịch liên ngân hàng nào cũng là quan hệ ngân hàng đại lý. Nhiều nghiệp vụ giữa
các ngân hàng không được coi là nghiệp vụ ngân hàng đại lý bởi vì nó không đòi hỏi mối
quan hệ liên tụcgiữa các ngân hàng. Ví dụ như các nghiệp vụ giao dịch ngoại tệ giữa các
ngân hàng và nghiệp vụ cho vay hợp vốn trong đó một nhóm ngân hàng hợp tác với nhau
để cho vay một khách hàng. Nghiệp vụ ngân hàng đại lý thường có đặc trưng nổi bật là
mối quan hệ giao dịch liên tục và nhân tố chủ chốt để biết hai ngân hàng có quan hệ đại
lý với nhau hay không là tồn tại mối quan hệ tài khoản. Tuy nhiên, sự phân biệt này
thường không rõ ràng và có nhiều vấn đề trong bất cứ một ngân hàng nào trong đó có
nhiều bộ phận cùng thực hiện một nghiệp vụ liên ngân hàng nào đó.
- Nghiệp vụ thẻ tín dụng quốc tế
Thẻ tín dụng là một phương tiện thanh toán hiện đại cho phép chủ thẻ sử dụng thẻ để
thanh toán cho các hàng hoá dịch vụ, rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý, các máy rút
tiền tự động với hạn mức chi tiêu nhất định, trả tiền sau mà ngân hàng cho phép căn cứ
vào khả năng tài chính, số tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp của chủ thẻ. Thẻ tín dụng là
một hình thức chi tiêu trước trả tiền sau với một thời hạn ưu đãi không thu lãi (khoảng từ
10 ngày đến 45 ngày). Chủ thẻ có thể thanh toán một phần hoặc có thể là toàn bộ số tiền
đã chi tiêu vào cuối mỗi kỳ tín dụng.Đối với ngân hàng, thẻ tín dụng quốc tế chính là sự
cam kết của ngân hàng cho chủ thẻ vay tiền của mình để mua hàng hoá dịch vụ hoặc rút
tiền khi cần thiết. Đối với chủ thẻ, có thể dùng thẻ để thanh toán cho những hàng hoá
dịch vụ mình cần trong những giới hạn số tiền ngân hàng cho phép tại những nơi nhất
định như đại lý chấp nhận thẻ, ngân hàng... Về bản chất kinh tế, thẻ tín dụng chính là sự
vay mượn tiền của chủ thẻ đối với ngân hàng với một số điều kiện đảm bảo của ngân
hàng như: tài khoản của chủ thẻ (nếu có), hợp đồng sử dụng thẻ, tài sản thế chấp...

19
Thẻ tín dụng quốc tế là loại thẻ được chấp nhận trên toàn cầu, sử dụng ngoại tệ
mạnh để thanh toán. Đây là loại thẻ do các ngân hàng, tổ chức tài chính trong nước và
quốc tế (là thành viên của tổ chức thẻ quốc tế) phát hành. Thẻ quốc tế được hỗ trợ và
quản lý bởi những tổ chức tài chính lớn như Master Card, Visa... hoặc các công ty điều
hành như Amex, JCB, Diners Club..., hoạt động theo một hệ thống thống nhất, đồng bộ.
Ngày nay, thẻ tín dụng quốc tế đã trở thành một công cụ tín dụng quan trọng và
ngày càng phát triển trên thế giới. Tính phổ biến của thẻ tín dụng là do chúng có nhiều ưu
điểm và được coi như một hình thức chi trả thuận lợi. Thẻ tín dụng quốc tế có thể được
phân loại: theo hạn mức tín dụng: thẻ vàng và thẻ thường; theo chủ thẻ phát hành: do
ngân hàng phát hành hoặc do tổ chức phi ngân hàng phát hành.
Các chủ thể chính tham gia thị trường: tổ chức thẻ quốc tế, ngân hàng phát hành thẻ,
ngân hàng thanh toán thẻ, chủ thẻ, cơ sở chấp nhận thẻ. Việc cung cấp các dịch vụ thẻ tín
dụng cho khách hàng, ngân hàng có hai cách lựa chọn sau: Ngân hàng có thể trở thành
thành viên với một nhóm các ngân hàng cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng hoặc đóng vai trò
như một ngân hàng đại lý.
Khi đóng vai trò là ngân hàng đại lý, ngân hàng có thể chấp nhận các khoản vượt chi
vượt trội trên thẻ tín dụng của khách hàng của ngân hàng đối tác
Ngân hàng cũng có thể phát hành thẻ của riêng ngân hàng nhưng họ phải thu hút
được đủ những người cung cấp hàng hoá và dịch vụ, và phải có nhóm người giữ thẻ đủ
lớn để những người cung cấp hàng hoá và dịch vụ quen thuộc với phương thức đó. Dịch
vụ thẻ tín dụng đòi hỏi phải có khối lượng khách hàng đủ lớn, nếu ngân hàng muốn thu
được lợi nhuận.

20
CHƯƠNG 2: NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM

2.1. Tổng quan về một số Nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế tại các ngân hàng
trong nước
2.1.1. Nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu
Hiện nay, trong danh mục các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của hầu hết các ngân
hàng thương mại Việt Nam đều có nghiệp vụ tài trợ xuất khẩu. Tuy nhiên, chủng loại
nghiệp vụ cung cấp còn hạn chế, chưa đa dạng, ngay cả các nghiệp vụ đã triển khai cũng
chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Nguyên nhân là do nghiệp vụ này chưa được
các ngân hàng chú trọng phát triển, kinh nghiệm, trình độ nghiệp vụ còn hạn chế. Đồng
thời do thị trường Việt Nam còn tiềm ẩn nhiều rủi ro buộc các ngân hàng phải cẩn trận
trong việc cân nhắc cung cấp nghiệp vụ hoặc nếu có cung cấp thì thủ tục yêu cầu cũng
rườm rà, nhiều ràng buộc làm mất đi ưu điểm vốn có của các nghiệp vụ này. Kết quả là
cả ngân hàng không mặn mà cung cấp còn doanh nghiệp không mặn mà sử dụng.

21
- Tài trợ nhập khẩu vốn vẫn là nghiệp vụ cơ bản và phổ biến nhất trong các nghiệp
vụ ngân hàng quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Gần như 100% các ngân
hàng thương mại Việt Nam có cung cấp loại hình nghiệp vụ này và coi đây là nghiệp vụ
đem lại doanh thu lớn. So với trước đây, loại hình nghiệp vụ này hiện nay được các
NHTM Việt Nam triển khai linh hoạt hơn rất nhiều. Cụ thể là đồng tiền sử dụng trong tài
trợ đã đa dạng, cơ chế xét duyệt cho vay linh hoạt và thủ tục cho vay đơn giản với lãi suất
ưu đãi hơn. Trước đây, muốn được ngân hàng tài trợ doanh nghiệp phải chứng minh được
mục đích, hiệu quả sử dụng vốn và cầm cố tài sản với thủ tục rườm rà, nhưng hiện nay
doanh nghiệp hoàn toàn có thể vay vốn bằng tín chấp hoặc sử dụng tài sản thế chấp là
chính lô hàng nhập khẩu với thủ tục đơn giản hơn rất nhiều.
+ Cụ thể tại Vietcombank: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu cả năm 2014 đạt
48,14 tỷ USD, tăng ~15,79% so với năm trước. Sau nhiều năm sụt giảm, thị phần thanh
toán xuất nhập khẩu của Vietcombank đã phục hồi trở lại, đạt 16,32% trong năm 2014,
tăng 0,7% so với thị phần năm 2013
+ Tại Vietinbank: Năm 2014 Vietinbank tiếp tục đẩy mạnh các sản phẩm truyền
thống, đồng thời mở rộng triển khai các sản phẩm mới, Doanh số tài trợ thương mại tăng
14%, dịch vụ nhờ thu tăng 38%, doanh số phát hành LC tăng 17%, doanh số thanh toán
nhập khẩu tăng 13%.
2.1.2. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế
- Nghiệp vụ chuyển tiền: các giao dịch chuyển tiền đã được thực hiện chính xác
và nhanh hơn rất nhiều. Có hai hình thức là chuyển tiền bằng điện và chuyển tiền bằng
thư. Tuy nhiên, hiện nay chủ yếu các NHTM Việt Nam cung cấp dịch vụ chuyển tiền
bằng điện do ưu điểm về thời gian nhanh, chi phí cũng không quá tốn kém. Ở Việt Nam
hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều đã tham gia vào mạng truyền thông liên ngân hàng
toàn cầu Swift giúp thực hiện giao dịch chính xác và nhanh hơn rất nhiều.
- Nghiệp vụ nhờ thu và tín dụng chứng từ: Một trong những phương thức thanh
toán quan trọng, phổ biến và chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt hoạt động thanh toán quốc tế
của các ngân hàng thương mại là hình thức thanh toán tín dụng chứng từ. Ví dụ như tại

22
Ngân hàng Công thương Việt nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt nam hình thức thanh
toán thư tín dụng chiếm khoảng 90 % doanh số thanh toán quốc tế của ngân hàng
- Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối: Về cơ chế tỷ giá ở Việt Nam, các ngân hàng
thực hiện kinh doanh ngoại hối dưới sự điều tiết của Ngân hàng nhà nước. Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam quy định điều kiện, phương thức, các loại hình nghiệp vụ giao dịch
ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ. Căn cứ biến động tỷ giá trên thị trường ngoại tệ và mục
tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng và
thực hiện phương án can thiệp mua hoặc bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ trong nước.
Cơ chế tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý do Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam xác định trên cơ sở rổ tiền tệ của các nước có quan hệ thương
mại, vay, trả nợ, đầu tư với Việt Nam phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô trong từng thời
kỳ. Công cụ tài chính phái sinh và thị trường công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam vẫn
chưa phát triển. Bản chất của nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối luôn chứa đựng các rủi ro
đặc biệt là rủi ro tỷ giá hối đoái. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép các ngân hàng
thương mại phát triển kinh doanh các công cụ phái sinh với mục đích giảm thiểu rủi ro
cho doanh nghiệp, ổn định thị trường và thu lợi nhuận. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại,
việc triển khai nghiệp vụ này vẫn chưa thực sự phổ biến và hiệu quả. Việc mua/bán công
cụ tài chính phái sinh được rất ít doanh nghiệp hoặc tổ chức tài chính thực hiện trong quá
trình hoạt động kinh doanh của mình.
+ Tại Vietcombank, Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2014 gần 29 tỷ USD, tăng
9,8% so với năm 2013.
+ Tại Vietinbank, Tính đến cuối năm 2014 doanh số mua bán ngoại tệ trên thị
trường liên ngân hàng là 49,8 tỷ USD, thị phần chiếm khoảng 12-14% toàn thị trường,
Doanh số năm 2014 trên thị trường 1 đạt 22,5 tỷ USD tăng 12% so với năm 2013, thị
phần năm 2014 của Vietinbank tăng đạt mức 10,2% đã khẳng định vị thế kinh doanh
ngoại tệ của ngân hàng tiếp tục được nâng cao trên thị trường.
2.1.3. Nghiệp vụ thẻ tín dụng quốc tế

23
Thẻ quốc tế là dịch vụ tiềm năng có tốc độ phát triển nhanh, đang được các ngân
hàng quan tâm, đầu tư và mở rộng. Hầu hết tất cả các ngân hàng đều có các chương trình
khuyến mãi để thu hút lượng khách hàng phát hành thẻ mới: miễn phí phát hành, giảm
phí khi thực hiện thanh toán
Năm 2014 cả nước có 50 tổ chức phát hành thẻ với số lượng đã phát hành trên 76
triệu thẻ, trong đó có gần 70 triệu thẻ ghi nợ (ATM), hơn 3 triệu thẻ tín dụng và 3,2 triệu
thẻ trả trước. 
Tại Vietcombank, Các mảng hoạt động thanh toán, dịch vụ thẻ năm 2014 đạt mức
tăng trưởng tốt so với năm 2013, trong đó một số chỉ tiêu như số lượng phát hành thẻ ghi
nợ, thẻ tín dụng, doanh số thanh toán thẻ đều tăng trưởng rất mạnh.
2.2. Hoạt động Ngân hàng quốc tế tại BIDV
Tính đến thời điểm 30/9/2015, BIDV có 224 Chi nhánh, 974 Phòng giao dịch,
22.193 máy POS, 1.816 máy ATM. Có Văn phòng đại diện và hiện diện thương mại tại
Lào, Campuchia, Myanmar, Hồng Kông, Séc, Nga. Quan hệ đại lý với 2000 định chế tài
chính trên toàn câu.
2.2.1. Hoạt động TTQT, Tài trợ thương mại và Xuất nhập khẩu.
Với việc NHNN điều hành tỷ giá 2 lần kích thích xuất khẩu đã góp phần không
nhỏ tăng thu phí dịch vụ TTTM. Tại BIDV tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu 6
tháng đầu năm 2015 (bao gồm TTTM và chuyển tiền quốc tế) đạt mức tăng trưởng ấn
tượng: khoảng 7,68 tỷ USD, tăng 25,43% so với cùng kỳ 2014. Thu phí TTTM đạt
226,44 tỷ VNĐ, chiếm 14,15% thu dịch vụ ròng toàn hệ thống, tăng 39,4% so với cùng
kỳ năm 2014.

24
2.2.2. Hoạt động kinh doanh ngoại hối
Tính đến hết 2014, hoạt động kinh doanh ngoại hối của BIDV đạt kết quả ấn
tượng với lợi nhuận 468 tỷ đồng, trong đó tự doanh ngoại tệ đạt 85 tỷ đồng, các dịch vụ
phái sinh đạt 85 tỷ đồng và thu phí từ hoạt động mua bán ngoại tệ phục vụ khách hàng
đạt 298 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã vinh dự được Tạp chí
Asiamoney trao giải “Best domestic provider of FX Services” – Ngân hàng nội địa cung
cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2015 do Định chế tài chính và Doanh
nghiệp bình chọn. Đây cũng là lần thứ 3 liên tiếp (2013, 2014 và 2015) BIDV được trao
tặng giải thưởng này.
2.2.3. Hoạt động thẻ tín dụng quốc tế
25
Tính đến 31/12/2015, BIDV có 94.624 thẻ ghi nợ quốc tế, 65.015 thẻ tín dụng
quốc tế. Thu nhập ròng từ thẻ quốc tế đạt 200.33 tỷ đồng, thu phí ròng từ thẻ quốc tế đạt
166.18 tỷ đồng.

2.3. Hoạt động của các Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
2.3.1. Tổng quan về các hoạt động của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Không ồn ào nhưng các ngân hàng ngoại đang âm thầm thể hiện sức mạnh và
chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Có những lĩnh vực, chỉ ông lớn ngoại chia thị phần với
nhau, đã tạo nên sự khác biệt lớn so với ngân hàng trong nước.
Theo thống kê, từ năm 2013 trở lại đây, các ngân hàng nước ngoài đã tham gia
thực hiện nhiều các phi vụ lớn cho các doanh nghiệp và chính phủ Việt Nam.

Cuối năm 2013, Credit Suisse đóng vai trò là nhà điều phối toàn cầu, và cùng với
Deutsche Bank và ING đã thu xếp cho Vingroup trở thành DN tư nhân đầu tiên phát hành
trái phiếu quốc tế thu về 200 triệu USD. Trong khi đó, các vụ tư vấn M&A như: Warburg
Pincus đầu tư 200 triệu USD vào Vincom Retail năm 2013; Vingroup chuyển nhượng
Vincom Center A TP.HCM với giá hơn 470 triệu USD; Masan bán 10% Masan
Consumer cho KKR của Mỹ giá 200 triệu USD; Vietcombank bán 15% cho Mizuho với
giá 567 triệu USD... cũng cho thấy cuộc chơi triệu đô của NH đầu tư nước ngoài vào các
tập đoàn, DN lớn Việt Nam. Tính từ 2001, tổ chức này đã huy động vốn trị giá hơn 6 tỷ
USD cho Chính phủ, cho các DN trong và ngoài nước tại Việt Nam với nhiều gương mặt
lớn khác như: Hoàng Anh Gia Lai, Ocean Group, Vinacomin, PetroVietnam, EVN, SSI,
Ngân hàng Bưu điện Liên Việt... Credit Suisse đã được chọn là Ngân hàng Đầu tư quốc
tế tốt nhất tại Việt Nam trong năm 2014. Đây là năm thứ 3 liên tiếp Credit Suisse giữ
vững vị thế này sau những thương vụ lớn ở Việt Nam và Đông Nam Á.

Bên cạnh những Credit Suisse, Morgan Stanley, Deutsche Bank và ING nói trên,
giới tài chính còn chứng kiến các ngân hàng đầu tư ngoại làm mưa làm gió tại Việt Nam
như HSBC, Standard Chartered Bank...

26
Hồi đầu tháng 11/2014, HSBC, Standard Chartered Bank và Deutsche Bank đóng
vai trò là tổ hợp quản lý cho đợt phát hành trái phiếu quốc tế 1 tỷ USD cho Chính phủ
Việt Nam với lãi suất khá thấp.
Đầu tháng 12/2014, Standard Chartered và Ngân hàng Societe Generale Corporate
and Investment cũng đã hỗ trợ Masan Consumer phát hành trái phiếu thành công 2.100 tỷ
đồng trái phiếu thời hạn 10 năm lần đầu tiên với sự bảo lãnh từ tổ chức đầu tư và bảo
lãnh tín dụng CGIF thuộc ADB.
Bên cạnh đó, hàng loạt các vụ phát hành trái phiếu quốc tế của các tập đoàn lớn
trong các năm trước đó như: Vinacomin, Vingroup, BIDV, HAG...cũng đều được các
ngân hàng đầu tư lớn của thế giới đang hoạt động tại Việt Nam thu xếp. Và đây dường
như là 'miếng bánh' thị phần mà NH Việt Nam khó với được.
Điều dễ nhận thấy là các ngân hàng ngoại ở Việt Nam có chiến lược hoạt động khá
rõ ràng và có thể chia thành một số nhóm khác nhau như: ngân hàng đầu tư, ngân hàng
bán lẻ, ngân hàng tài trợ cho hoạt động thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp FDI tại Việt
Nam...

Nhóm ngân hàng đầu tư bao gồm các cái tên quen thuộc như: Standard Chartered
Bank, Credit Suisse, Deutsche Bank, Morgan Stanley, HSBC, ING, CitiGroup và một số
cái tên lớn khác nhưng chưa nổi ở Việt Nam như: Goldman Sachs, JP Morgan Chase,
Barclays, Bank of America Merrill Lynch, UBS.

Nhóm ngân hàng này tập trung chủ yếu vào việc tài trợ vốn cho các DN, các cá
nhân và thậm chí cả các chính phủ trong và ngoài nước với nhiều loại hình cấp vốn như:
IPO cổ phần và nợ, chào bán trái phiếu, M&A, quản lý danh mục đầu tư...Nhìn chung,
nhóm này thường tập trung vào các khách hàng lớn và những vụ có tầm cỡ khu vực và
thế giới, giúp khách hàng tiếp cận vốn từ khắp các nước.

Một số ngân hàng nước ngoài khác tập trung vào mảng ngân hàng bán lẻ "đầy
tiềm năng và hứa hẹn sẽ phát triển vượt bậc" của Việt Nam như ANZ, HSBC, CitiBank...
với trọng điểm, nhắm tới nhóm khách hàng cao cấp và nhóm khách hàng triển vọng có

27
nhu cầu đa dạng cùng với những đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao. Với những bước đi khôn
ngoan và kết nối trực tiếp tới khách hàng, chính sách tốt cho các đối tác liên kết đã giúp
các NH này nhanh chóng chiếm lĩnh một thị phần lớn tại Việt Nam.

Một số ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam tập trung vào việc tài trợ
cho hoạt động thương mại, hỗ trợ các DN FDI tại Việt Nam như Korea Exchange Bank,
Industrial Bank of Korea, Woori, Taipei Fubon, Malayan Banking Berhad, Bank of
China, ICBC, China Construction Bank, Mizuho... Nổi bật trong nhóm này là các ngân
hàng đến từ Hàn Quốc. Hoạt động đầu tư và thương mại mạnh mẽ, cũng như cộng đồng
DN Hàn tại Việt Nam rất đông đã tạo nên một chiến lược kinh doanh biệt lập của nhóm
các ngân hàng này.

Gần đây, nhiều ngân hàng trong khu vực đang đẩy mạnh sự hiện diện tại Việt
Nam. Cuối 2013, Industrial Bank of Korea của Hàn Quốc đã mở thêm chi nhánh thứ 2 tại
Việt Nam, trong khi Taipei Fubon cũng nhanh chóng mở rộng mạng lưới hoạt động. NH
lớn thứ hai Malaysia - CIMB Group Holdings BHD đang có kế hoạch xin giấy phép để
hiện diện tại Việt Nam. Trong khi đó, ngân hàng lớn nhất Malaysia là Maybank cũng đã
có 2 chi nhánh tại Việt Nam và là cổ đông chiến lược của ABBank.

2.3.2. Hoạt động của một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
2.3.2.1. Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam
Ngày 1/1/2009, HSBC trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên thành lập ngân
hàng con tại Việt Nam. Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam là ngân hàng
con thuộc sở hữu 100% của ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải. Hiện tại, HSBC là
một trong những ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Ngân hàng có 1 sở giao
dịch chính, 1 chi nhánh và 5 phòng giao dịch tại TP. HCM, 1 chi nhánh, 3 phòng giao
dịch và 1 quỹ tiết kiệm tại Hà Nội, 4 chi nhánh tại Bình Dương, Cần Thơ, Ðà Nẵng, và
Ðồng Nai và 2 văn phòng đại diện tại Hải Phòng và Vũng Tàu.
HSBC cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ của một ngân hàng quốc tế: Dịch
vụ Tài chính Cá nhân và Quản lý Tài sản, Dịch vụ Tài chính Doanh nghiệp, Dịch vụ Tài
28
Chính Toàn Cầu, Dịch vụ Thanh toán và Quản lý Tiền tệ, Hệ thống ngân hàng điện tử
toàn cầu với HSBCnet, Dịch vụ Ngoại hối và Thị trường vốn, Dịch vụ Thanh toán Quốc
tế và Tài trợ Thương mại, Dịch vụ Chứng khoán…
Dù vốn điều lệ không lớn (3.000 tỷ đồng), song năm 2012, HSBC Việt Nam công
bố mức lợi nhuận tới 1.900 tỷ đồng, gấp nhiều lần con số của ngân hàng thương mại cổ
phần lớn trong nước, cùng thời điểm đó. Đó cũng là số liệu lợi nhuận hiếm hoi mà HSBC
công khai.Hiện chưa rõ lợi nhuận mà ngân hàng này đạt được trong năm 2013, 2014 là
bao nhiêu.
Theo số liệu NHNN, vốn điều lệ của HSBC Việt Nam đang là 7.528 tỷ đồng.

2.3.2.2. Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ Việt Nam
Năm 2009, Ngân hàng Australia and New Zealand Banking Group Limited (ANZ)
được NHNN cấp giấy phép thành lập ngân hàng thương mại có 100% vốn nước ngoài tại
Việt Nam.
Với mạng lưới 8 chi nhánh và phòng giao dịch, 1 quỹ tiết kiệm tại 2 thành phố Hà
Nội và TP. HCM cùng 2 văn phòng đại diện tại Cần Thơ và Bình Dương, ANZ Việt Nam
hiện cung cấp các dịch vụ ngân hàng thương mại bao gồm Dịch vụ Ngân hàng Bán lẻ và
Quản lý Tài sản, Dịch vụ Tài chính Tiêu dùng, Dịch vụ Tài chính Thương mại và Dịch
vụ Ngân hàng Bán buôn.
Hiện nay, ANZ Việt Nam có hơn 750 nhân viên.Vốn điều lệ hiện tại của ngân
hàng là 3.000 tỷ đồng.Theo báo cáo tài chính công bố mới nhất của ANZ Việt Nam là
2013, ngân hàng này có vốn chủ sở hữu tính đến 31/12/2013 là 3.803 tỷ đồng. Lợi nhuận
sau thuế 2013 đạt 407,508 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số năm 2012 là 279,053 tỷ
đồng.

2.3.2.3. Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered Việt Nam


Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered Việt Nam - ngân hàng 100% vốn của
Standard Chartered Anh quốc chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/8/2009.

29
Ngân hàng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng thương mại và bán lẻ
cho khách hàng là các doanh nghiệp, các định chế tài chính, doanh nghiệp vừa và nhỏ và
khách hàng cá nhân.
Hiện tại, Ngân hàng Standard Chartered có 3 chi nhánh tại Hà Nội và TP.HCM
với gần 850 nhân viên.Vốn điều lệ của ngân hàng hiện là 3.000 tỷ đồng.
Sau hơn 5 năm hoạt động tại Việt Nam, Standard Chartered Vietnam mới duy nhất
một lần công bố tổng doanh thu và lợi nhuận của năm 2010, với mức lợi nhuận trước thuế
4,2 triệu USD.

2.3.2.4. Ngân hàng Shinhan Việt Nam


Năm 2008, Ngân hàng Shinhan Việt Nam được cấp giấy phép thành lập ngân hàng
100% vốn đầu tư từ Hàn Quốc tại Việt Nam.
Ngày 28/11/2011, Ngân hàng Shinhan đã mua 50% cổ phần của ngân hàng
Shinhan Vina (ngân hàng liên doanh với 50% cổ phần của Ngân hàng Ngoại Thương
Việt Nam - Vietcombank và 50% cổ phần của ngân hàng Shinhan) và chính thức đổi tên
thành Ngân hàng Shinhan Việt Nam.
Shinhan Vietnam Bank có vốn điều lệ mới là 4.547 tỷ đồng, tổng tài sản khoảng
18.000 tỷ đồng.
Hiện tại, mạng lưới hoạt động của ngân hàng Shinhan Việt Nam bao gồm 1 Hội
sở, 9 chi nhánh và phòng giao dịch tại TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai
và Bắc Ninh. Ông Heo Young Taeg, Tổng giám đốc Ngân hàng Shinhan Việt Nam cho
biết: “Khoảng 30% số khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng Shinhan hiện nay là các
công ty của Việt Nam, số còn lại là các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam.
Hiện có khoảng 40 lĩnh vực sản xuất kinh doanh của các công ty Việt Nam đang có quan
hệ với ngân hàng chúng tôi”.
Ngân hàng Hàn Quốc này hiện đang mở rộng sang lĩnh vực cho vay tiêu dùng cá
nhân ở Việt Nam lấy tốc độ cấp vốn thông qua hệ thống công nghệ thông tin để làm
chuẩn mực hoạt động. Tổng dư nợ năm 2014 của ngân hàng Shinhan tại Việt Nam tăng

30
25,6% đạt 941 triệu USD, trong đó dư nợ cho vay doanh nghiệp đạt 879 triệu USD, dư nợ
cho vay cá nhân đạt 61 triệu USD tăng 83% so với năm 2013.

2.3.2.5. Ngân hàng Hong Leong Việt Nam


Hong Leong là ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á được
NHNN cấp giấy phép thành lập Ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Đi vào hoạt động từ
ngày tháng 10/2009, Ngân hàng Hong Leong Việt Nam đã thành lập được 4 điểm giao
dịch. Tính đến nay, ngân hàng đã kết nối hơn 16.000 ATM và hơn 100.000 điểm chấp
nhận thanh toán thẻ trên toàn quốc, mang lại sự thuận tiện tối đa cho khách hàng.
Tính đến cuối năm 2013, tổng lãi trước thuế của ngân hàng đạt 103,8 tỷ đồng,
giảm 29,4% so với năm 2012. Hiện vốn điều lệ của ngân hàng là 3.000 tỷ đồng.

2.3.2.6. Ngân hàng Public Bank Berhad


Ngày 23/3/2015, NHNN đã chấp thuận về nguyên tắc việc PBB được nhận toàn bộ
phần vốn góp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tại Ngân
hàng liên doanh VID Public và tiến hành các thủ tục để chuyển đổi ngân hàng này thành
ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam của PBB.
Ngân hàng VID Public Bank được thành lập ngày 30/9/1991 với tỷ lệ vốn góp
50:50 giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với ngân hàng Public Bank
Berhad (Malaysia). Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động từ tháng 5/1992 đến nay, sau
3 lần tăng vốn, VID Public Bank có 62,5 triệu USD vốn điều lệ.
Sau hơn 20 năm hoạt động, ngày 15/7/2014, BIDV đã ký hợp đồng chuyển
nhượng toàn bộ phần vốn góp (50%) của BIDV tại Ngân hàng liên doanh VID Public
(VPB) cho Ngân hàng Public Bank Berhad (PBB) của Malaysia.

31
Ngoài 6 gương mặt kể trên, theo thống kê của NHNN tính đến ngày 30/6/2014,
hiện có 43 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Trong đó, nhiều chi nhánh, văn
phòng đại diện của các ngân hàng lớn trên thế giới đã xuất hiện tại Việt Nam nhiều năm
qua như: Commonwealth Bank (Australia), ING (Hà Lan), Sumitomo Mitsui Financial
Group (Nhật Bản), Deutsche Bank (Đức)...

Hiện nay, với việc cho phép thành lập các ngân hàng 100% vốn nước ngoài thì các
ngân hàng nước ngoài, đồng thời các văn phòng đại diện, chi nhánh đang hoạt động tại
Việt Nam sẽ có xu hướng chuyển đổi mô hình sang ngân hàng TNHH một thành viên mà
theo như lãnh đạo HSBC Việt Nam thì việc chuyển đổi này sẽ khiến cho HSBC Việt
Nam có vị trí giống như ngân hàng thương mại địa phương, theo đó sẽ được mở các địa
điểm ATM cũng như tăng số lượng các văn phòng giao dịch, mở rộng mạng lưới hoạt
động…

Có thể thấy, với hàng loạt các hiệp định tự do thương mại và kinh tế có hiệu lực
hoặc được ký kết trong năm 2015 như AEC, Việt Nam - EU, ASEAN + 6, RCEP, TPP,
cam kết WTO..., các ngân hàng nước ngoài, nhất là các ngân hàng khu vực sẽ tập trung

32
nhiều hơn vào Việt Nam, Quy mô, chiến lược kinh doanh bài bản của họ sẽ là một thách
thức lớn đối với các ngân hàng trong nước ngay trên thị trường nội địa

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ NGÂN


HÀNG QUỐC TẾ TẠI CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM.
3.1. Nhóm giải pháp thâm nhập thị trường
Mục tiêu của giải pháp: NH cần phải tăng cường bán các sản phẩm NVNHQT
hiện tại cho nhiều khách hàng hơn để tăng doanh số, doanh thu từ kinh doanh NVNHQT,
nói cách khác là gia tăng mức độ thâm nhập của NH vào thị trường mà NH đang hoạt
động.
Giải pháp cụ thể
- Hoàn thiện các sản phẩm NVNHQT hiện có
- Thực hiện tốt chính sách khách hàng
- Đẩy mạnh công tác Marketing
- Nâng cao chất lượng cung ứng các NVNHQT
3.2. Nhóm giải pháp phát triển sản phẩm mới
Mục tiêu của giải pháp: NH tập trung vào thị trường hiện tại và phân đoạn thị
trường hiện tại bằng cách phát triển thêm những sản phẩm mới để bổ sung hoặc thay thế
cho các sản phẩm hiện tại. Chiến lược này nhằm gia tăng doanh số và doanh thu thông
qua việc mở rộng dãy sản phẩm cho cùng thị trường.
Giải pháp cụ thể:
- Đa dạng hóa các sản phẩm, dich vụ NHQT
- Cần xây dựng và phát triển phòng nghiên cứu sản phẩm mới
- Xây dựng và triển khai phát triển sản phẩm mới theo đúng quy trình
3.3. Nhóm giải pháp phát triển thị trường
Mục tiêu của giải pháp: Bên cạnh việc tập trung giữ vững thị phần, gia tăng thị
phần ở thị trường hiện tại thông qua việc hoàn thiện sản phẩm và phát triển sản phẩm
mới, thì đến giai đoạn phát triển tiếp theo các NH cần phải từng bước mở rộng, phát triển
33
các NVNHQT ra thị trường mới, thậm chí là thị trường khu vực và thế giới nhằm tăng uy
tín và lợi nhuận.
Giải pháp cụ thể:
- Phát triển thị trường mới theo đúng quy trình
- Định hướng xây dựng thương hiệu NHTMVN
- Phát triển quan hệ hợp tác, từng bước mở rộng phát triển các NVNHQT ra thị
trường các nước trong khu vực và thế giới
- Đa dạng hóa các kênh phân phối dịch vụ
- Tăng cường công tác tiếp thị sản phẩm, dịch vụ
3.4. Nhóm giải pháp về quản trị điều hành trong NHTM
Mục tiêu của giải pháp: Quản trị điều hành trong NH cần quan tâm đặc biệt, bởi
một NH quản trị điều hành hiệu quả là nền tảng để các NVNHQT phát triển vững chắc.
Giải pháp cụ thể:
- Xây dựng chiến lược kinh doanh đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế
- Tăng cường năng lực quản trị điều hành NVNHQT theo chuẩn quốc tế
- Hoàn thiện hệ thống giám sát NH, công khai hóa tài chính, tăng cường công tác
kiểm soát và kiểm toán nội bộ NH
- Tích cực áp dụng các khuyến nghị của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng
- Tăng cường phòng chống các loại tội phạm trong kinh doanh NVNHQT
3.5. Nhóm giải pháp hỗ trợ
Mục tiêu của giải pháp: Để các giải pháp nêu trên có thể được thực hiện với kết
quả mong muốn thì bản thân mỗi NH cần phải chuẩn bị tốt các yếu tố về con người, công
nghệ , năng lực tài chính...
Giải pháp cụ thể
- Cải thiện số lượng và chất lượng nguồn nhân lực
- Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng
- Xây dựng văn hóa kinh doanh ngân hàng trong lĩnh vực đối ngoại
- Nâng cao năng lực tài chính của các NHTMVN

34
KẾT LUẬN

Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển
của bất cứ một ngân hàng thương mại nào. Ngân hàng quốc tế khiến cho giá thành dịch
vụ tài chính giảm nhờ tính cạnh tranh, tạo nên sự thuận lợi về thông tin trong cộng đồng
tài chính quốc tế, tăng khả năng cạnh tranh, tăng nguồn khách hàng, và góp phần tạo nên
danh tiếng của ngân hàng. Thực tiễn nghiên cứu cho thấy, hoạt động nghiệp vụ tài chính
quốc tế không chỉ gói gọn trong những pham vi hoạt động thu phí hay kinh doanh, mà
còn mở rộng ra là sự kết nối hợp tác giữa các ngân hàng trên toàn cầu, tạo nên sự lưu
chuyển tiền tệ mạnh mẽ “không biên giới” trong thị trường tài chính. Hoạt động nghiệp
vụ ngân hàng quốc tế tại Việt Nam qua một số các ngân hàng trong và ngoài nước, bên
cạnh những thành công, cũng còn những hạn chế nhất định. Song, với sự hợp tác mở rộng
toàn cầu hóa hiện nay, thì đây sẽ luôn là thị trường tiềm năng để các nhà tài chính có thể
khai thác và phát huy thế mạnh của mình.

35

You might also like