You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT BÀI GIẢNG

BÀI 4. PHONG CÁCH GIAO TIẾP THƯỜNG GẶP

Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, người học có thể:

 Hiểu được khái niệm và các loại phong cách giao tiếp;

 Nhận diện được phong cách giao tiếp của bản thân.

4.1. Phong cách giao tiếp thường gặp

4.1.1. Khái niệm

Phong cách giao tiếp là cách thức con người tiếp xúc, trao đổi, quan hệ với nhau
trong đời sống xã hội. Phong cách giao tiếp bao gồm một số hệ thống hành vi, cử chỉ, lời
nói và văn bản giao dịch.

Những hệ thống này được hình thành trong cuộc sống, và trở thành thói quen đời
thường, như ăn mặc, nói năng, đi đứng, thái độ, cảm xúc...

* Phong cách đó được biểu hiện qua một số nét đặc trưng cơ bản sau đây:

Mang tính ổn định cá nhân: Đặc trưng này do bẩm sinh vốn có, do học tập, rèn
luyện, bắt chước được từ ngoài đời, hoặc sự kết hợp cả hai yếu tố đó tạo thành cái riêng
của cá nhân mỗi người. Nó vừa chịu ảnh hưởng của cá tính, vừa chịu ảnh hưởng của môi
trường, bạn bè. Và đây chính là nét đặc trưng để phân biệt giữa người này với người
khác.

Mang tính ổn định xã hội: Đặc trưng này mang dấu ấn của thời đại, của truyền thống
gia đình và truyền thống dân tộc. Sự khác biệt này được hình thành bởi một quá trình nhất
định. Nó tạo ra phong cách và nhận thức của cả nhóm người, một thế hệ.

Mang tính ổn định nghề nghiệp: Đặc trưng này hình thành trên cơ sở đặc trưng
của nghề nghiệp. Nó chịu tác động rất lớn của tính chất nghề nghiệp. Nó được hình thành

1
từng bước trong quá trình tiếp cận với nghề nghiệp ngay từ trong môi trường giáo dục
đào tạo.

Mang tính năng động, linh hoạt: Đặc trưng này xuất hiện do hành vi ứng xử linh
hoạt, khéo léo, tế nhị của mỗi cá nhân khi biến tấu những thói quen để thích ứng với từng
trường hợp cụ thể. Phong cách này tạo ra sự thích ứng, hoà hợp của con người trong mọi
điều kiện.

* Cấu trúc của phong cách giao tiếp

Phong cách giao tiếp gồm 2 phần: phần cứng và phần mềm.

Phần cứng: Phần cứng là những hành vi, cử chỉ, lời nói được hình thành trong
cuộc sống, lâu ngày và trở thành thói quen khó xoá bỏ, hay gọi là cá tính. Ví dụ: thói
quen ăn cơm bằng đũa, thói quen đi lao đầu về phía trước, thói quen nói lắp, nóng tính,
nhút nhát, thẳng thắn.

Phần mềm: Phần mềm là những hành vi cử chỉ lời nói linh hoạt, thích ứng với
từng tình huống cụ thể. Nó thường xuất hiện bất chợt trong cuộc sống. Nhờ có phong
cách do phần mềm tạo ra làm cho con người mau chóng thích nghi và nhạy bén với sự
biến đổi của hoàn cảnh. Dân gian có câu: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” hay “Nhập gia tuỳ
tục” đã thể hiện rất rõ ý này. Đó là những kinh nghiệm cá nhân được vận dụng một cách
thông minh, sáng tạo trong hoạt động giao tiếp ứng xử.

Để có kỹ năng phần mềm tốt thì mỗi người phải tự trau dồi, tu dưỡng, rèn luyện, khắc
phục tối đa những khuyết điểm, tiếp thu cái hay cái tốt để có phong cách giao tiếp ứng xử linh
hoạt, gây được thiện cảm, thu phục lòng người. Đó chính là nhân tố tạo nên sự thành công
trong cuộc sống.

Đúng như Bác Hồ đã dạy: “ Hiền, dữ phải đâu là định sẵn/ Phần nhiều do giáo dục
mà nên”.

2
4.1.2. Phân loại phong cách giao tiếp

 Phong cách giao tiếp dân chủ:

Các thành viên tham gia giao tiếp biểu hiện sự nhiệt tình, thiện ý, tôn trọng nhân
cách của đối tượng giao tiếp. Các thành viên biết lắng nghe, biết quan tâm, dễ dàng thiết
lập mối quan hệ tốt trên cơ sở hiểu biết tâm tư của các bên.

Ưu điểm của phong cách này là làm tăng khả năng sáng tạo của đối tượng giao
tiếp, giúp mọi người thân thiện, gần gũi và hiểu nhau hơn, tạo mối quan hệ tốt khi làm
việc.

Nhược điểm của phương pháp này là dân chủ quá có thể dẫn đến việc rời xa các
lợi ích của tập thể.

Chúng ta cố gắng rèn luyện để theo phong cách giao tiếp “dân chủ” nhưng tránh
dân chủ quá chớn.

 Phong cách giao tiếp độc đoán

Các thành viên tham gia giao tiếp không quan tâm đến đặc điểm riêng của đối
tượng giao tiếp dẫn tới thiếu thiện chí, hay va chạm và gây căng thẳng. Người giao tiếp
không gây được thiện cảm, khó thiết lập mối quan hệ hợp tác, khó chiếm được cảm tình
của đối tác.

Ưu điểm của phong cách giao tiếp độc đoán là có tác dụng trong việc đưa ra
những quyết định nhất thời, giải quyết được vấn đề một cách nhanh chóng.

Nhược điểm là làm mất đi sự tự do, dân chủ trong giao tiếp, kiềm chế sức sáng tạo
của con người, giảm tính giáo dục và tính thuyết phục.

 Phong cách giao tiếp tự do

Các thành viên tham gia giao tiếp linh hoạt quá mức, dễ thay đổi mục đích, chiều

3
theo ý đối tác giao tiếp. Phong cách này dễ dàng thiết lập các quan hệ nhưng cũng dễ mất
các mối quan hệ, không sâu sắc, thiếu lập trường, thế nào cũng được. Phong cách tự do là
kiểu phong cách linh hoạt, cơ động, mềm dẻo, dễ thay đổi theo đối tượng và hoàn cảnh
giao tiếp.

Ưu điểm của phong cách này là phát huy được tính tích cực của con người, có
kích thích tư duy độc lập và sáng tạo.

Nhược điểm là không làm chủ được cảm xúc của bản thân, thường hay phụ thuộc
hoặc bắt chước, dễ phát sinh tự do quá chớn.

You might also like