You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG MÔN SINH HỌC 11 _GIỮA KÌ I-KHTN

NĂM HỌC 2022-2023

I.Phần trắc nghiệm


1. Tế bào hấp thụ nước và khoáng là tế bào nào?  tế bào lông hút
2.Cơ quan hấp thụ hấp thụ nước và khoáng là cơ quan nào? Rễ
3.Tế bào nội bì có chức năng gì? kiểm tra sự xâm nhập của nước vào các dung dịch
giữa vỏ và trụ.
4. Đặc điểm cấu tạo và thành phần của dòng mạch gỗ
*Đặc điểm cấu tạo:
Trong thân thực vật có mạch gỗ, gồm các tế bào chết. Mạch gỗ có 2 loại là quản bào và mạch
ống.
+ Quản bào là các tế bào hình dài, xếp thành hàng thẳng đứng và gối đầu lên nhau
+ Mạch ống là các tế bào ngắn, có vách hai đầu đục lỗ.
+ Vách sơ cấp mỏng và thủng lỗ giúp dòng chất được vận chuyển qua các tế bào
+ Vách thứ cấp được linhin hóa tạo cho mạch gỗ có độ bền chắc và chịu nước.
 Các tế bào cùng loại nối với nhau theo cách: đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia tạo
thành những ống dài từ rễ lên lá.
+ Các tế bào khác loại nối với nhau theo cách: lỗ bên của tế bào này sít khớp với lỗ bên của tế
bào khác tạo lối đi cho dòng vận chuyển ngang.
*Thành phần:
+ Gồm chủ yếu là nước, ion khoáng, ngoài ra còn có các chất hữu cơ (axit amin, amit, vitamin,
hoocmôn như xitôkinin, ancalôit...) được tổng hợp ở rễ.
5. Đặc diểm cấu tạo và thành phần của dòng mạch rây
*Đặc điểm cấu tạo:
Mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm
   + Tế bào ống rây không nhân, ít bào quan, chất nguyên sinh, tế bào chuyên hóa cao cho sự vận
chuyển các chất.
   + Tế bào kèm nhân to, nhiều ti thể, chất nguyên sinh đặc, không bào nhỏ làm nhiệm vụ cung
cấp năng lượng cho các tế bào ống rây.
*Thành phần:
+ gồm chủ yếu là saccarôzơ, các axit amin, vitamin, hoocmôn thực vật, một số hợp chất hữu cơ
khác (như ATP...), một số ion khoáng được sử dụng lại, đặc biệt rất nhiều ion kali làm cho dịch
mạch rây có pH từ 8 – 8,5
6.-Cơ quan thoát nước ở thực vật là cơ quan nào ? Lá
-Thoát nước qua khí khổng có đặc điểm gì ? là chủ yếu, vận tốc lớn và được điều
chỉnh.
-Qua lớp cutin có đặc điểm gì? Hạn chế, vận tốc nhỏ và không được điều chỉnh.
7. Cơ chế hấp thụ khoáng? 2 cơ chế là cơ chế thụ động và cơ chế chủ động
Cơ chế hấp thụ nước? cơ chế thụ động (thẩm thấu)
8. Kể tên các nguyên tố khoáng đại lượng và vi lượng?
Nguyên tố đại lượng gồm: C, H,O, N, S, P, K, Ca, Mg. – Nguyên tố vi lượng gồm: Cl, Cu,
Fe, Mn, Mo, Ni, Zn
9.Nguồn khoáng, dạng khoáng cây hấp thụ ?
*Nguồn khoáng:đất, phân bón
*Dạng khoáng: tồn tại dưới dạng hòa tan và phân tử thành các ion + và ion -
Dạng Nitơ cây hấp thụ? nitơ khoáng (NH4+ và NO3-).
10.Vai trò của khoáng nitơ, mage
- Nitơ: Thành phần của protein, axit nucleic…
- Magie: thành phần của diệp lục, hoạt hóa enzim
11. Vi sinh vật cố định nitơ ? gồm 2 nhóm: nhóm vi sinh vật sống tự do như vi khuẩn lam
(Cyanobacteria) có nhiều ở ruộng lúa và nhóm cộng sinh với thực vật, điển hình là các vi khuẩn
thuộc chi Rhizobium tạo nốt sần ở rễ cây họ Đậu.
12.Cơ quan quang hợp ở thực vật là cơ quan nào? Lá
Bào quang quang hợp là bào quan nào? Lục lạp
13.Sắc tố quang hợp - chức năng mỗi loại sắc tố quang hợp?
-Truyền năng lượng như thế nào
- Hệ sắc tố quang hợp gồm 3 nhóm sắc tố: diệp lục (chlorophyl), carôtenôit,
phicôbilin.
 Diệp lục hấp thụ mạnh ánh sáng xanh lam (430 nm) và đỏ (662 nm). Diệp lục gồm có 2
nhóm: Diệp lục a và Diệp lục b. Diệp lục a hấp thụ năng lượng ánh sáng chuyển thành
năng lượng trong ATP và NADPH.
 Carôtenôit gồm có caroten và xantophyl. Các sắc tố phụ hấp thụ và truyền năng lượng
cho diệp lục a. Caroten hấp thụ ánh sáng có bước sóng từ 446-476 nm, xantophyl hấp thụ
ánh sáng có bước sóng từ 451-481 nm.
 Phicobilin là nhóm sắc tố quan trọng đối với tảo và thực vật thủy sinh. Phicobilin hấp thụ
ánh sáng trong vùng lục (550 nm) và vàng (612 nm).
Sơ đồ truyền năng lượng:
Carotenoit → Diệp lục b → diệp lục a → Diệp lục a tại trung tâm phản ứng

14. pha sáng:- Sản phẩm pha sáng sử dụng cho pha tối?  ATP, NADPH
- Sản phẩm pha sáng không sử dụng cho pha tối? O2
- Nguồn gốc của ôxi sinh ra từ quang hợp? Oxi trong quang hợp có nguồn
gốc từ nước, bởi Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô
+¿¿ −¿¿
cơ. Từ nguyên liệu CO2, H2O dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng mặt trời → 4 H + 4 e
+ O2 nên Oxi được giải phóng ra từ pha sáng, nhờ quá trình phân li nước.
15.Chu trình canvin: -sản phẩm ổn định đầu tiên? APG
-Tiến trình gồm các giai đoạn nào? có ba giai đoạn, trình tự của ba
giai đoạn là: Giai đoạn cố định CO2; Giai đoạn khử và Giai đoạn tái sinh chất nhận ban
đầu Rib – 1,5 diP (ribulozo- 1,5 diphosphat).
16. Nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quang hợp
-Kể tên? Ánh sáng, nồng độ CO 2, nước, nhiệt độ, nguyên tố khoáng
-Ánh sáng: - Khái niệm điểm bù ánh sáng? Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà tại
đó cường độ quang hợp = cường độ hô hấp.
- Khái niệm điểm trị số bão hòa ánh sáng? Điểm bão hòa ánh sáng là cường độ ánh sáng tối
đa để cường độ quang hợp đạt cực đại.
- Quang phổ ánh sáng ? – Cây không sử dụng tia lục để quang hợp.
- Quang hợp chỉ xảy ra tại miền ánh sáng xanh, tím và đỏ.
- Thành phần tia sáng biến động theo thời gian và độ sâu
17. -bào quan hô hấp là bào quan nào?  ti thể
-các giai đoạn của hô hấp hiếu khí? Đường phân → Chu trình Crep → Chuỗi
truyền êlectron.
- các giai đoạn của hô hấp kị khí? Phân giải kị khí (đường phân và lên men)
- Diễn ra ở tế bào chất gồm 2 quá trình:
+ Đường phân là quá trình phân giải glucôzơ → axit piruvic và 2 ATP. 
+ Lên men là axit piruvic lên men tạo thành rượu êtilic và CO2 hoặc tạo thành axit lactic.
18.Tiêu hóa
-Khái niệm? Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn
thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được
- Hình thức tiêu hóa ở mỗi nhóm đông vật?
- Động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là động vật đơn bào. Tiêu hóa thức ăn ở động vật đơn bào là
tiêu hóa nội bào (tiêu hóa bên trong tế bào)
- Các loài ruột khoang và giun dẹp tiêu hóa bằng túi tiêu hóa
- Động vật có xương sống và nhiều loài động vật không xương sống có ống tiêu hóa. Ống tiêu
hóa được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau.
- Đặc điểm tiêu hóa nội bào? Quá trình tiêu hóa nội bào gồm các giai đoạn: Hình
thành không bào tiêu hóa → Các enzim từ lizôxôm vào không bào tiêu hóa → thức ăn được
thủy phân thành các chất dinh dưỡng đơn giản → chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thu
vào tế bào chất
II.Câu hỏi tự luận
1. Vận dụng kiến thức về cơ chế hấp thụ khoáng, giải thích tại sao cần bón phân hợp lí?
- Vì nếu không bón phân hợp lí, lượng phân bón tồn dư trong cơ thể thực vật sẽ dễ dẫn
đến tác dụng không mong muốn và có thể gây ngộ độc cho sinh vật sử dụng.
- Bón phân hợp lí giúp giảm chi phí sản xuất và tăng chất lượng sản phẩm, đảm bảo
hiệu quả kinh tế.

2.Từ hiểu biết về hô hấp ở thực vật hãy giải thíchhiện tượng cây trên cạn bị
ngập úng
- Đối với cây trên cạn, khi bị ngập úng thì rễ cây thiếu ôxi do oxi trong không khí không
thể khuếch tán vào đất. Thiếu ôxi sẽ phá hoại tiến trình hô hấp bình thường của rễ, tích
lũy các chất độc hại đối với tế bào và làm cho lông hút chết, không hình thành được lông
hút mới.

3. So sánh quang hợp ở thực vật C3 với C4

Giống: Cả hai chu trình đều có chu trình Canvin tạo ra PGA rồi từ đó hình thành nên các hợp chất

cacbonhiđrat, axit amin, prôtêin, lipit..

Khác:

Đặc điểm Con đường C3 Con đường C4

Chất nhận CO2 đầu tiên Ribulozo – 1,5 – diP (5 cacbon) PEP (3 cacbon)

Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên APG (Hợp chất 3 cacbon) AOA (Hợp chất 4 cacbon)

Tại pha tối gồm 2 chu trình: chu trình C4 và C3:

Tại pha tối 1 giai đoạn là chu trình Canvin (C3) xảy ra trong + Giai đoạn 1: Chu trình C4 xảy ra trong tế bào mô giậu.
Tiến trình
các tế bào mô giậu
+ Giai đoạn 2: Chu trình C3 xảy ra trong lục lạp của các tế

bào bao bó mạch.


Thời gian cố định CO2 Ngày và đêm Ngày

Điểm bù CO2 Trung bình Thấp

Nơi cố định CO2 Tế bào mô giậu Tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch

Khả năng tiêu tốn năng lượng tạo ra 1


12 NADPH, 18 ATP 12 NADPH, 30 ATP
glucozo

4. a. So sánh tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào?


+ Tiêu hóa nội bào là tiêu hóa thức ăn ở bên trong tế bào. Thức ăn được tiêu hóa hóa học
trong không bào tiêu hóa nhờ hệ thống enzim.
+ Tiêu hóa ngoại bào là tiêu hóa thức ăn bên ngoài tế bào. Thức ăn có thể được tiêu hóa hóa
học trong túi tiêu hóa hoặc được tiêu hóa cả về mặt cơ học và hóa học trong ống tiêu hóa.

b.Tại sao nói tiêu hóa trong cơ quan tiêu hóa ở loài chim là tiêu hóa ngoại
bào?
- Tiêu hóa trong cơ quan tiêu hóa ở loài chim là tiêu hóa trong ống tiêu hóa.
- Mà tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào vì thức ăn được tiêu hóa hóa
học và cơ học ở trong lòng của ống tiêu hóa, quá trình tiêu hóa diễn ra ở bên ngoài tế bào.

You might also like