You are on page 1of 11

MC – Quỳnh Diệp

Chuyên gia kinh tế - Nguyệt Hà + Thu Hậu

Mục Phụ trách Nội dung (Slide) Note


Slide 1
Sau đây mời cô và các bạn cùng theo dõi bảng tin buổi sáng cùng với nhóm 1 chúng em.
Mở đầu Quỳnh (Chuyển slide 2) Vid Cafe
Diệp Xin kính chào quý vị khán giả đang theo dõi chương trình Cafe Sáng của Đài truyền hình TQT4. Tôi là sáng + Nhạc
Quỳnh Diệp, người sẽ cung cấp thông tin về chủ đề “Chuyển giá quốc tế của các doanh nghiệp nước nền
ngoài tại Việt Nam”. Khách mời của chúng ta ngày hôm nay là 2 chuyên gia kinh tế - chị Đinh Thị
Nguyệt Hà và chị Nguyễn Thị Hậu . Và ngay sau đây sẽ là những nội dung chính có trong chương trình
ngày hôm nay, mời quý vị cùng theo dõi (Chuyển slide-3)
- Tổng quan về hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI
- Thực trạng hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
- Và cuối cùng là các giải pháp để xử lý tình trạng này ( Chuyển Slide-4)
Khái niệm Quỳnh Trước hết, để hiểu được khái niệm về chuyển giá mời quý vị cùng theo dõi một đoạn video ngắn sau Chuyển Giá
+ dấu hiệu Diệp (chiếu video) Là Gì ? -
nhận biết Sau khi xem đoạn video vừa rồi, chúng ta có thể thấy được chuyển giá sẽ mang lại tác động xấu tới Kênh truyền
nguồn thu ngân sách nhà nước và tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh. Vậy chúng ta có thể nhận hình VnTube
- YouTube
biết những doanh nghiệp đang thực hiện thủ thuật chuyển giá qua những dấu hiệu nào? (chuyển slide-5)
Quỳnh (Đọc slide)
Diệp ● Các doanh nghiệp báo lỗ liên tiếp 2 năm trở lên kể từ khi thành lập
● Các doanh nghiệp có tình hình lãi lỗ luân phiên hoặc tình hình lãi lỗ phát sinh không bình thường
● Doanh nghiệp có các nghiệp vụ chuyển giao với các doanh nghiệp ở những quốc gia có thuế suất
thấp
● Doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành
hoặc các doanh nghiệp trong cùng một tập đoàn
● Các doanh nghiệp có chi phí sản xuất thấp hơn hoặc cao hơn hẳn so với mặt bằng chung của thị
trường
Về động cơ thực hiện và cách thức thực hiện hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp, chuyên gia
kinh tế Nguyễn Thị Hậu sẽ là người giúp quý khán giả hiểu rõ hơn nội dung này. Xin mời chị
(Chuyển slide 6)
Động cơ + Thu Hậu Cảm ơn Quỳnh Diệp. Các công ty thực hiện hoạt động chuyển giá chủ yếu vì những mục đích sau
Cách thức đây:
thực hiện Thứ nhất, tối ưu hóa số thuế phải nộp

Thứ hai, cạnh tranh mở, mở rộng thị phần, chiếm lĩnh thị trường

Thứ ba, thôn tính đối tác liên doanh

Tiếp là để giải quyết các khó khăn nhất thời bên trong của doanh nghiệp

Cuối cùng là phòng ngừa rủi ro gây thiệt hại do lạm phát, tỷ giá… (Chuyển slide)

Các công ty thực hiện hoạt động chuyển giá chủ yếu qua các cách sau:
Chuyển giá lỗ hay chuyển giá làm giảm lãi hoặc gây lỗ:
- Thứ nhất, Tăng giá trị góp vốn
- Thứ hai, chuyển giá thông qua việc nâng cao giá nguyên vật liệu đầu vào của sản xuất kinh
doanh, hạ thấp giá bán sản phẩm cho công ty liên kết
- Thứ ba, chuyển giá bằng cách nâng khống giá trị tài sản vô hình
- Chuyển giá bằng cách nâng cao chi phí quản lý và hành chính
- Chuyển giá thông qua nâng cao chi phí quảng cáo
- Chuyển giá thông qua cho vay trực tiếp
Quỳnh Với việc trở thành thành viên của TPP, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã và đang tìm kiếm các cơ hội
Diệp đầu tư vào Việt Nam. (chuyển slide) Minh chứng là:
- Sau khi gia nhập WTO năm 2007, Việt Nam đã đón một lượng lớn FDI vào 2008 với số vốn đăng
ký lên tới 64 tỷ USD, cao gấp hơn 3 lần so với năm 2007. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, đặc biệt là
khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và khủng hoảng nợ công châu Âu vào năm 2010, dòng
vốn FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2012 có sự sụt giảm đáng kể, trước khi hồi phục lại
và dao động tương đối ổn định trong giai đoạn kế tiếp 2013 – 2019.
- Năm 2020, do tác động của đại dịch COVID-19, nền kinh tế thế giới chịu thiệt hại nặng nề, khiến
các dòng vốn đầu tư ra nước ngoài giảm mạnh - đặc biệt là đầu tư FDI, và Việt Nam cũng bị ảnh
hưởng. Cụ thể, tổng lượng vốn FDI vào Việt Nam năm 2020 giảm 6,7% so với năm 2019, với giá
trị khoảng 21 tỷ USD, trong đó vốn đăng ký cấp mới là 14,6 tỷ USD và vốn đăng ký điều chỉnh là
6,4 tỷ USD.
- Năm 2021, kết quả thu hút vốn FDI đã có sự tăng trưởng trở lại, được đánh giá là “điểm sáng”
trong bức tranh kinh tế vốn chịu nhiều tác động của dịch Covid-19. Tổng vốn đầu tư nước ngoài
đăng ký năm 2021 đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020. Đáng chú ý, vốn đăng ký điều
chỉnh/tăng thêm theo hình thức đầu tư dài hạn có sự tăng mạnh- tăng 40,6% so với năm trước.
Không thể phủ nhận những đóng góp của các doanh nghiệp FDI đối với nền kinh tế, xã hội Việt Nam,
nhưng các doanh nghiệp này cũng đã và đang bộc lộ những tiêu cực, trong đó nổi bật là vấn đề chuyển
giá. Sau khi quý vị khán giả đã có cái nhìn tổng quan về hoạt động chuyển giá, thì chúng ta hãy cùng đến
với những chia sẻ của chuyên gia Nguyệt Hà về thực trạng hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp
FDI tại Việt Nam, xin mời chị. (Chuyển slide)
Thực trạng Nguyệt Hà Hành vi chuyển giá ở Việt Nam xuất hiện cùng với sự gia tăng của các doanh nghiệp FDI. Theo
hoạt động báo cáo của Bộ Tài chính về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm 2019, số doanh nghiệp có
chuyển giá
kết quả sản xuất kinh doanh lãi là 9.494 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp báo lỗ năm 2019 là 12.455
doanh nghiệp. Một số ngành trong 2 năm liền có số liệu tổng hợp lỗ trước và sau thuế, số lỗ năm trước
nhiều hơn năm sau là sản xuất sắt thép và các kim loại khác, dầu khí, xăng dầu, sản phẩm dầu hóa.
(chuyển slide)

Điều đáng chú ý là mặc dù lỗ nhưng doanh thu của các doanh nghiệp vẫn tăng 12,7%, (Năm
2019). Sản xuất kinh doanh liên tục lỗ nhưng các DN vẫn kinh doanh, doanh thu năm sau cao hơn năm
trước, vẫn tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô hoạt động, đặc biệt có một số DN có số lỗ vượt quá vốn pháp
định của DN nhưng vẫn tiếp tục hoạt động, mở rộng đầu tư sản xuất với quy mô ngày càng lớn

Trong báo cáo hằng năm của VCCI thì hằng năm có trên 40 – 50% doanh nghiệp FDI kê khai lỗ.
Vào đầu năm 2018 của VCCI, có đến 37,9% doanh nghiệp FDI báo cáo lỗ trong năm 2017. Tỷ lệ này đã
giảm rất nhiều so với tỷ lệ bình quân 50% doanh nghiệp báo lỗ vài năm trước đây. Trong số đó có rất
nhiều doanh nghiệp đã kê khai lỗ trong nhiều năm liền. Thậm chí còn có doanh nghiệp lớn thông báo lỗ
lũy kế đến mức âm vốn của chủ sở hữu nhưng vẫn tiếp tục hoạt động một cách bình thường thậm chí còn
mở rộng quy mô kinh doanh. Ngoài những ví dụ trên thì còn rất nhiều tình huống thực tế khác được các
cơ quan chức năng có thẩm quyền làm rõ về hành vi chuyển giá. Công tác điều tra gặp rất nhiều khó
khăn vì còn rất nhiều trường hợp chưa được phát hiện hoặc đã bị nghi vấn nhưng chưa đủ chứng cứ buộc
tội.

Điều đó càng khẳng định rõ ràng các DN có vốn FDI này đã thực hiện các thủ thuật thông qua
hoạt động chuyển giá để chuyển lãi thành lỗ, chuyển lãi nhiều thành lãi ít để lách thuế, giảm thiểu số
thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam.

(Chuyển slide)

Phi vụ Quỳnh Vậy thưa chuyên gia, chị có thể cho khán giả biết thêm về những phi vụ chuyển giá kinh điển đã diễn ra
chuyển giá Diệp tại Việt Nam được không ạ?
kinh điển
Nguyệt Hà Đầu tiên không thể không nhắc đến là phi vụ chuyển giá của Coca-Cola Việt Nam và Pepsi Việt Nam Tìm ảnh để
chèn vào
Với Coca-Cola, theo Cục thuế TP.HCM, từ khi bắt đầu hoạt động ở Việt Nam công ty này liên tục slide phần
báo lỗ cho đến cuối năm 2012. Việc thua lỗ của Coca-Cola Việt Nam không phải do tăng trưởng doanh này nhé
số yếu, thực tế sản lượng của công ty vẫn tăng trưởng trên 25% mỗi năm. Đến thời điểm tháng 12/2012,
tổng số lỗ lũy kế của Coca-Cola Việt Nam lên đến 3.768 tỉ đồng, vượt quá số vốn đầu tư ban đầu Như
vậy, về mặt kỹ thuật, lẽ ra Coca-Cola Việt Nam đã phải phá sản. Tuy nhiên, thay vì đóng cửa hay thu hẹp
quy mô hoạt động, năm 2014 Coca-Cola tiếp tục đầu tư thêm 210 triệu USD để mở rộng kinh doanh ở
Việt Nam. Điều này đặt ra cho các cơ quan thuế Việt Nam về nghi án chuyển giá của công ty này. Tuy
nhiên, bằng chứng để chứng minh Coca-Cola Việt Nam chuyển giá là rất yếu. Mãi về sau Coca-Cola
Việt Nam mới bắt đầu báo lãi và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho Chính phủ Việt Nam. (chuyển
slide)

Phi vụ chuyển giá của Pepsi Việt Nam cũng tương tự như Coca-Cola Việt Nam. Trong suốt gần
20 năm hoạt động, Pepsi Việt Nam cũng liên tục kê khai lỗ và không phải nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp. Tuy nhiên, do mức tăng trưởng tiềm năng quá lớn của thị trường nước giải khát Việt Nam, Pepsi
Việt Nam vẫn tiếp tục đầu tư thêm nhiều nhà máy mới ở các tỉnh/thành khác trong cả nước để mở rộng
thị phần. Việc tìm các bằng chứng chứng minh Pepsi Việt Nam chuyển giá cũng khó khăn không kém so
với Coca-Cola Việt Nam.

(Chuyển slide)

Thu Hậu Về các phi vụ chuyển giá kinh điển tại Việt Nam, tôi muốn bổ sung thêm phi vụ chuyển giá của Adidas
Năm 2010, Original Adidas chính thức tham gia vào thị trường Việt Nam và nhanh chóng trở thành nhãn
hiệu thời trang thể thao nổi tiếng và cao cấp.

Hoạt động theo giấy phép kinh doanh là phân phối bán buôn nhưng Công ty TNHH Adidas VN
lại phát sinh hàng loạt chi phí của nhà bán lẻ. nổi bật nhất là "chi phí tiếp thị quốc tế". Chi phí này được
hiểu là công ty mẹ (Adidas AG) thuê người nổi tiếng chụp hình quảng cáo cho sản phẩm, các tấm hình
quảng cáo này khi được treo tại cửa hàng của Adidas VN thì phải trả tiền cho công ty mẹ bằng 4% doanh
thu ròng của sản phẩm.

Bên cạnh đó, giá thành sản phẩm của Adidas còn bị đội lên do khoản chi phí quản lý. Ngoài quản
lý tại VN còn có thêm quản lý vùng tại Singapore và đồng thời Adidas VN còn chịu sự quản lý từ Adidas
ở Đức.

Nghịch lý hơn, dù có đầy đủ tư cách để nhập khẩu trực tiếp hàng hóa từ nước ngoài nhưng Adidas
VN lại phải thuê đối tác khác là Adidas International Trading B.V thay mặt Adidas VN thực hiện các
dịch vụ như tìm nhà sản xuất cho hàng hóa liên quan, tìm nguồn cung ứng mẫu, đặt đơn hàng, kiểm tra
vật liệu, thành phần hàng hóa, giám sát sự tuân thủ các tiêu chuẩn pháp lý... Adidas VN trả cho đối tác
này 8,25% giá trị mỗi giao dịch. Khoản chi phí này được Adidas VN ghi nhận là khoản chi phí mua hàng
và hạch toán vào giá vốn.

Ngoài ra, dù không phải là nhà sản xuất nhưng tại Adidas VN lại phát sinh khoản tiền bản quyền
bằng 6% doanh thu ròng của sản phẩm. Ngoài ra, dù trên giấy phép được UBND TP.HCM cấp, ngành
nghề chính của Adidas VN là thực hiện quyền nhập khẩu, phân phối bán buôn giày thể thao, quần áo thể
thao... nhưng DN này còn phát sinh khoản chi phí hỗ trợ vật dụng cho nhà bán lẻ như: cung cấp tủ kệ, vật
dụng, đồ nội thất, ngoại thất để cho nhà bán lẻ sử dụng nhưng không yêu cầu thanh toán lại. Toàn bộ chi
phí này được Adidas VN hạch toán vào chi phí bán hàng. (chuyển slide)

Mỗi khoản phí nêu trên hằng năm ngốn của Adidas VN số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng. Chi phí
này do người tiêu dùng VN "gánh" nhưng ngân sách thất thu vì lợi nhuận được chuyển lòng vòng qua
các đối tác rồi chảy về túi công ty mẹ. Nếu không có giao dịch liên kết thì số lãi của Adidas VN sẽ rất
lớn vì giá bán sản phẩm Adidas tại thị trường VN gấp ba lần giá vốn. Chính vì phát sinh quá nhiều chi
phí trung gian đầu vào đã khiến cho giá thành nhập khẩu các sản phẩm Adidas tại thị trường Việt Nam bị
đội lên một cách vô lý, làm cho Adidas Việt Nam luôn rơi vào tình trạng thua lỗ và không phải nộp thuế
thu nhập.

(Chuyển slide)

Giải pháp Quỳnh Vậy hiện nay thì chúng ta đã và đang có những giải pháp nào để xử lý tình trạng chuyển giá của các
xử lý Diệp doanh nghiệp thưa 2 chuyên gia?
Nguyệt Hà (Chuyển slide bảng tổng hợp luật) 2 lần chuyển Slide bảng
Về luật quản lý thuế: tổng hợp
luật: lấy nội
- Quy định về thời hạn thanh tra giá chuyển nhượng dung phần t
- Quy định cho phép thanh tra đồng thời với các DN liên kết có dấu hiệu chuyển giá trong quá trình đã highlight
thanh tra ở word tạo
thành bảng
- Tăng mức xử phạt với các hành vi chuyển giá
chèn vào
- Quy định về ngân sách phục vụ cho kiểm soát chuyển giá slide

Về luật thuế thu nhập doanh nghiệp:


- Quy định mức chi phí lãi vay không được trừ và được trừ khi tính thuế
- Quy định cụ thể về việc phân bổ các chi phí của công ty mẹ đối với doanh nghiệp FDI

Hiện tại, Việt Nam đã có Nghị định 20/2017 quy định cụ thể nhằm xác định các bên có quan hệ
liên kết để có các phương pháp so sánh xác định giá của giao dịch liên kết. Trong luật Đầu tư sửa đổi
vừa được Quốc hội thông qua, có bổ sung quy định về giám định vốn đầu tư trong trường hợp cần thiết
để xác định căn cứ tính thuế, góp phần hạn chế tình trạng chuyển giá, trốn thuế. Tuy nhiên, việc tiếp diễn
tình trạng chuyển giá nhìn chung do năng lực phát hiện, xử lý các trường hợp chuyển giá của cơ quan
thuế hay công an điều tra kinh tế còn hạn chế. Các yếu tố xác định giao dịch liên kết và phương pháp
tính toán cũng còn khá chung chung, nên DN FDI vẫn còn lợi dụng “kẽ hở” của luật để trốn thuế.
Trên cơ sở kế thừa những nội dung được ghi rõ tại Nghị định 20/2017/NĐ-CP có sửa đổi bổ
sung một số điều, ngày 05/11/2020, Chính phủ ký ban hành Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định
về quản lý thuế với DN có giao dịch liên kết. (nâng mức trần tổng chi phí lãi vay từ 20 lên 30%)

- Tổng CP lãi vay (sau khi trừ lãi vay phát sinh) được trừ khi xác định TN chịu thuế DN không
vượt quá 30% tổng LN thuần ⇒ Cơ bản khắc phục nhược điểm của quy định cũ (nâng ngưỡng
khống chế CP lãi vay từ 20 lên 30%)
- Mở rộng đối tượng loại trừ áp dụng quy định giới hạn CP lãi vay được trừ khi xác định TN chịu
thuế. Đó là các khoản vay ODA, vay ưu đãi Chính phủ, vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc
gia, vay đầu tư chương trình phúc lợi XH
Thu hẹp ưu đãi thuế khi các doanh nghiệp có sự so sánh về chênh lệch thuế TNDN giữa các
quốc gia (mức chênh lệch này lớn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chuyển giá)

Áp dụng phương pháp định giá APA: Theo Thông tư 201/2013/TT-BTC, thỏa thuận APA có
thể là đơn phương hoặc song phương. Hiện nay, có hơn 10 thỏa thuận APA được đàm phán tại
Việt Nam.

Hoàn thiện các quy định trong hiệp định tránh đánh thuế 2 lần:
- Quy định áp dụng pp khấu trừ khoán thuế trong việc loại bỏ đánh thuế trùng giữa VN với các
nước ký kết
- Bổ sung quy định về hợp tác điều tra giá chuyển nhượng của các công ty liên kết của 2 nước ký
kết.
Hoàn thiện chuẩn mực kế toán Việt Nam: Do ngày càng có nhiều DN FDI ở Việt Nam (rất nhiều công
ty đa quốc gia và xuyên quốc gia) nên việc hòa hợp các chuẩn mực kế toán trong nước và quốc tế là 1
yêu cầu quan trọng phù hợp với xu thế hội nhập đang hết sức sâu rộng ở VN.
(Chuyển slide)

Thu Hậu Về chế tài xử phạt:


- Phạt từ 10 - 20% số tiền thuế bị truy thu
- Tính tiền lãi chậm nộp 0,03%/ngày với số tiền thuế bị truy thu
- Phạt trốn thuế từ 1 đến 3 lần số thuế bị truy thu

Theo các quy định hiện hành, người không tuân thủ nguyên tắc giao dịch độc lập và không kê
khai Giao dịch liên kết/không xuất trình hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết sẽ bị ấn định giá chuyển
nhượng hoặc lợi nhuận hoặc thu nhập hoặc thuế TNDN

(Chuyển slide)

Kết Quỳnh Vâng cảm ơn sự góp mặt của 2 vị chuyên gia, thay mặt chương trình, xin cảm ơn những chia sẻ vô cùng
Diệp hữu ích và ý nghĩa của 2 chị ngày hôm nay.
Kính thưa quý vị, vừa rồi là những nội dung chính về hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp nước
ngoài tại Việt Nam và các biện pháp xử lý.
Chương trình của chúng tôi đến đây là kết thúc. Mở đầu ngày mới, Quỳnh Diệp xin kính chúc quý vị sẽ
có 1 tuần làm việc hiệu quả và thật nhiều niềm vui.
Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi, xin chào và hẹn gặp lại!

You might also like