You are on page 1of 7

Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,


Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim
Đề bài: Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu cảm nhận hình ảnh lính
lái xe được gợi lên qua khổ thơ trên. Trong đọan văn có sử dụng một
thành phần biệt lập tình thái và một câu ghép. Gạch chân dưới thành phần
biệt lập và câu ghép đó
Bài làm
(1) Qua khổ thơ cuối của “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, hình ảnh
những người lính lái xe đã được tác giả Phạm Tiến Duật khắc họa thật
cao đẹp và thiêng liêng. (2) Đọc hai câu đầu tiên khổ thơ này, người đọc
có thể cảm nhận được hiện thực cuộc sống chiến đấu khó khăn, khốc liệt:
“Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước”
(3)Phép liệt kê kết hợp với điệp từ phủ định “không” tạo lời thơ nhịp
nhàng, giọng thơ mạnh mẽ hào sảng và đồng thời cũng nhấn mạnh
những khó khăn, gian khổ mà người lính phải trải qua. (4) Cùng với
đó, những dấu phẩy và nhịp thơ ngắn tựa như những khúc cua khúc
khuỷu gập ghềnh trên con đường ra trận, những thử thách mà các anh
phải đối mặt. (5) Song có lẽ đẹp đẽ hơn, dù có gian khó đến đâu,
dường như ở trong hoàn cảnh đó, những người lính lái xe lại càng
ngời lên vẻ đẹp phẩm chất anh hùng đáng trân quý. (6) Và các anh vẫn
sẽ đứng lên nhìn thẳng vào gian khổ mà không run sợ, những chiếc xe
không kính vẫn sẽ tiếp tục chạy vì công cuộc giải phóng cao cả:
“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
(7) “Vẫn” là phó từ chỉ sự tiếp diễn được kết hợp cùng từ “chỉ cần”, từ
đó tác giả gợi lên cho ta thấy tinh thần sẵn sàng chiến đấu mặc cho
những gian khổ của người lính lái xe Trường Sơn. (8) Và đặc biệt, hình
ảnh hoán dụ “trái tim” - nhãn tự bài thơ, là một dụng ý nghệ thuật của
tác giả, giúp làm nổi bật sự tương phản giữa hoàn cảnh và tâm hồn con
người, đồng thời nó cũng tượng trưng cho hình ảnh người lính với tình
yêu nước và ý chỉ quyết tâm chiến đấu vì miền Nam. (9) Lời thơ tựa
như lời thề sắt đá của người lính, mang chiều sâu triết lý: niềm tin, tình
yêu và ý chí chiến đấu sẽ đem lại chiến thắng vinh quang cho cả dân
tộc. (10) Với giọng điệu ngang tàng, mạnh mẽ, lời thơ hình ảnh thơ tả
thực và tình yêu nước nồng nàn và cảm hứng ngợi ca, tác giả Phạm
Tiến Duật đã vẽ lên bức chân dung người lính với những phẩm chất
thật cao quý và đáng trân trọng. (11) Có lẽ thế nên hình ảnh trái tim
người lính sẽ luôn sáng ngời trong lòng bạn đọc và tượng trưng cho vẻ
đẹp của những con người Việt Nam thời chống Mỹ bấy giờ.
*Chú thích:
-TP tình thái: câu 5: dường như
-Câu ghép: câu 8

Bỗng nhận ra hương ổi


Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Đề bài: Viết đoạn văn theo phép lập luận quy nạp (khoảng 12 câu) phan
tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang
thu, trong đó có sử dụng một thành phần tình thái (gạch chân dưới thành
phần tình thái đó).
Bài làm
(1)Mở ra khổ đầu tiên bài thơ “Sang thu”(Hữu Thỉnh) là mùi hương ổi
chín nồng nàn lan tỏa:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ”
(2) Hương ổi được tác giả gắn liền với động từ “phả” đã gợi cho người
đọc một mùi hương sánh lại, nồng nàn và mùi hương đó như đang chủ
động lan tỏa trong không gian, mang lại những cảm xúc xao xuyến của
mùa thu cho con người. (3) Không giống với những tác giả khác khi miêu
tả mùa thu, Hữu Thỉnh lại chọn hình ảnh hương ổi chín - một hình ảnh
tuy đặc trung cho mùa lá rụng nhưng lại ít được gợi tả trong thơ ca, điều
này cũng đã nói lên sự tinh tế của người nghệ sĩ. (4) Cùng với đó, gió se
cũng là một hiện tượng quen thuộc của mùa thu, tượng trưng cho những
tinh túy của đất trời, ướp hương sắc cho hoa, giữ vị ngọt ngào cho trái.
(5) Song có lẽ đẹp đẽ hơn, “sương” còn được tác giả nhân hóa với từ láy
“chùng chình”, từ đó gợi hình ảnh sương chuyển động nhẹ nhàng, lưu
luyến, bịn rịn sang thu. (6) Ngoài ra, hình ảnh ẩn dụ ngõ cũng là một
dụng ý nghệ thuật của tác giả, đó vừa là cửa ngõ xóm, ngõ làng, nhưng
cũng ẩn dụ cho của ngõ của thời gian. (7) Những biểu hiện của thời khắc
giao mùa đã được nhà thơ đón nhận một cách nhạy cảm bằng nhiều giác
quan và thể hiện bằng những từ ngữ chính xác, giàu giá trị tạo hình, gợi
cảm. (8) Những tín hiệu mùa thu ấy đều rất thực, mộc mạc mà nồng nàn
quyến rũ, mang đậm nét đặc trưng của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Việt
Nam. (9) Và đặc biệt, người đọc cũng cảm nhận được những rung động
sâu sắc của tác giả trước cảnh thiên nhiên sang thu giàu trữ tình:
“Hình như thu đã về”
(10) Từ “hình như” kết hợp với “bỗng” gợi những cảm giác bất ngờ,
bâng khuâng, xúc động trước cảnh thiên nhiên, nhà thơ dường như chưa
thể tin rằng đây là những tín hiệu báo thu về. (11) Chắc hẳn người nghệ sĩ
phải có một tâm hồn thật nhạy cảm, mắt quan sát tinh tế cùng khả năng
sử dụng ngôn ngữ tài tình thì mới có thể sáng tạo nên những trang viết
giàu chất thi ca như vậy. (12) Có thể nói, qua khổ thơ đầu của bài “Sang
thu” nhà thơ Hữu Thỉnh đã khắc họa thật sâu sắc những cảm nhận của
mình về khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu và hình ảnh đẹp đẽ đó sẽ
vượt qua định luật băng hoại của thời gian, ở lại mãi trong lòng người
đọc.
*Chú thích:
-TP tình thái: câu 10: dường như

Mọc giữa dòng sông xanh


Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
Đề bài: Viết một đoạn văn theo phép lập luận quy nạp ( khoảng 12
câu) phân tích đoạn thơ vừa hoàn thiện ở câu 2. Trong đoạn văn có sử
dụng một câu bị động và một câu văn có chứa thành phần biệt lập.
(gạch chân chỉ rõ)
Bài làm
(1) Mở ra khổ thơ đầu tiên của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”(Thanh Hải)
là hình ảnh một bông hoa tím biếc nở rộ giữa dòng sông Hương xứ Huế
thơ mộng:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc”
(2) Ở đây, tác giả lại không viết như bình thường ( một bông hoa tím biếc
mọc giữa dòng sông xanh) mà ông đã đảo động từ “mọc” lên đầu câu,
giúp gợi lên hình ảnh bông hoa với sức sống tiềm tàng vươn nở mạnh mẽ
trên dòng sông, đồng thời tác giả cũng nói lên chính sự ngạc nhiên của
mình trước hình ảnh đó. (3) Cùng với đó, bức tranh xuân này còn được
nhà thơ Thanh Hải chấm phá với những màu sắc “xanh”, “tím” hài hòa,
tràn đầy sức sông và cũng rất đặc trưng cho Huế. (4) Song có lẽ đẹp đẽ
hơn, người đọc sẽ không chỉ có thể cảm nhận bức tranh ấy bằng thị giác
mà còn bằng cả thính giác:
“Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
(5) Khung cảnh mùa xuân lại càng thêm rộn rã với tiếng chim chiền
chiện - sứ giả của mùa xuân, thiên nhiên mùa xuân xứ Huế được tác
giả cảm nhận bằng nhiều giác quan, tao nhã thơ mộng. (6) Và đặc
biệt, hình ảnh “giọt long lanh” chính là một sáng tạo độc đáo của nhà
thơ. (7) Ở đây, điều đó có thể được hiểu là những giọt sương hay giọt
mưa phùn long lanh của mùa xuân, tuy nhiên nếu ta hiểu rằng đây có
lẽ là tiếng chim chiền chiện vang vọng, “sánh” lại trong không gian
thành những “giọt long lanh” thì mới thật là đặc sắc. (8) Tài năng sử
dụng hình ảnh ẩn dụ của tác giả Thanh Hải đã lên đến mức đáng
khâm phục.(9) Và ông trân quý vẻ đẹp quyến rũ của thiên nhiên trước
thềm xuân mới, ông đưa tay “hứng” những giọt long lanh một cách
thật trân trọng chứ không phải là “bắt” hay “vớt”. (10) Đồng thời,
những từ ngữ như “Ơi”, “chi”, lại càng thêm nổi bật sự vui thích, say
sưa ngây ngất của tác giả trước thiên nhiên quê hương xứ Huế. (11)
Mỗi chi tiết mà người nghệ sĩ vẽ lên trong bức tranh xuân đều có sức
gợi không gian, thời gian: sông nước êm đềm, bầu trời cao rộng, mặt
đất thoáng đãng bình yên, màu sắc thiên nhiên hài hòa, âm thanh
tiếng chim rộn rã. (12)Phải chăng chính tình yêu thiên nhiên và tình
yêu quê hương đã giúp Thanh Hải sáng tạo nên những trang viết thật
tinh tế như thế này? (13) Có thể nói, qua khổ thơ đầu tiên bài thơ
“Mùa xuân nho nhỏ”, bức tranh thiên nhiên mùa xuân tao nhã thơ
mộng của xứ Huế và những rung động tuyệt đẹp của bản thân đã được
tác giả Thanh Hải khắc họa thật sâu sắc.
*Chú thích:
-TP phụ chú: câu 1: (Thanh Hải)
-Câu bị động: câu 13

Đề bài: Từ việc đọc hiểu đoạn trích kết hợp với hiểu biết xã hội của bản
thân, em hãy trình bày suy nghĩ về ý kiến sau: Thái độ tích cực tạo nên
sức mạnh.
1. Khẳng định vấn đề
2. Giải thích
- Thái độ tích cực là việc một người luôn cảm thấy vui vẻ, hòa đồng với
mọi người, công việc, những tình huống hằng ngày.
=> Ý nghĩa của ý kiến: nếu con người có cảm xúc vui vẻ, tích cực thì sẽ
có thêm sức mạnh trong cuộc sống.
3. Biểu hiện
-Một người có thái độ tích cực sẽ luôn cảm thấy vui vẻ, hài lòng với mọi
thứ mình đang có, sẽ coi những thử thách, tình huống hàng ngày là một
cơ hội.
-Họ không than vãn về cuộc đời, không ganh ghét với người khác mà
luôn vui vẻ, tích cực, hòa đồng, cởi mở
4. Ý nghĩa
- Khi có thái độ tích cực, con người sẽ dường như cảm thấy cuộc sống
tươi đẹp, nhẹ nhõm hơn.
-Họ sẽ có thêm sức mạnh, động lực để sống và làm việc, vượt lên khó
khăn, hoàn cảnh để vươn tới thành công.
-Những người với thái độ tích cực sẽ có mối quan hệ tốt với mọi người
xung quanh và sẽ nhận được sự yêu quý, tin tưởng từ người khác.
-Một xã hội có những người như thế sẽ có thể phát triển ổn định và phồn
thịnh.
5. Ví dụ
-Chủ tịch Hồ Chí Minh dù trong hoàn cảnh khó khăn trước thế giặc mạnh
vẫn giữ thái độ lạc quan, bền bỉ và Người đã đưa đất nước đến độc lập tự
do.
6. Bàn bạc mở rộng.
-Giữ thái độ tích cực không đồng nghĩa với việc lạc quan thái quá hay
luôn luôn hài lòng với mọi thứ mà không có chí cầu tiến, ta phải biết phân
biệt giữa những hiện tượng này.
-Vẫn có những người có thái độ tiêu cực như là thờ ơ với cuộc sống, ganh
tị với người khác hay vì những biến cố mà dẫn đến bất ổn tâm lý, ta cần
phải khuyên nhủ, giúp đỡ.
7. Bài học nhận thức và hành động
-Mỗi chúng ta phải nhận thức được tầm quan trọng của việc duy trì thái
độ tích cực.
-Học cách hài lòng với cuộc sống hiện tại, giữ tinh thần lạc quan, hòa
đồng với mọi người.
-Tuyên truyền cho mọi người về điều này, khuyên nhủ, giúp đỡ những
người còn đang gặp khó khăn trong việc giữ tinh thần lạc quan.

Đề bài: Hãy trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng “bạo lực học
đường” hiện nay

1. Khẳng định vấn đề


2. Giải thích: bạo lực học đường là hiện tượng những học sinh còn ngồi
trên ghế nhà trường gây tổn thương lẫn nhau về mặt thể chất hoặc tinh
thần bằng lời nói hoặc vũ lực.
3. Thực trạng:
-Hiện nay có rất nhiều vụ việc học sinh gây gổ với nhau, chia bè kết phái,
sử dụng vũ lực, hay bắt nạt trên mạng.
-Bạo lực học đường hiện nay càng ngày càng nghiêm trọng, phức tạp và
xảy ra trên không gian mạng lẫn trong trường.
4. Đánh giá
-Tác hại:
+ Gây những sang chấn tâm lý, tổn thương về mặt thể chất cho học sinh,
ảnh hưởng đến kết quả học tập, tạo nên một môi trường lớp học độc hại,
nguy hiểm.
+ Gây tâm lý hoang mang cho cộng đồng, ảnh hưởng đến sự phát triển ổn
định của xã hội.
-Nguyên nhân:
+ Do những mâu thuẫn giữa các học sinh, sự thiếu kiểm soát, bồng bột
của con trẻ, sự thờ ơ của giáo viên, nhà trường và gia đình.
+ Học sinh có xu hướng bạo lực do ảnh hưởng từ môi trường sống (gia
đình, cha mẹ, những ấn phẩm độc hại)
5. Ví dụ:
- Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên Google ta có thể tìm thấy hàng loạt
các clip bạo lực của học sinh: nữ sinh Hưng Yên bị bạo hành, thêm một
vụ bạo lực học đường vừa xảy ra ở Quảng Ninh…
6. Bàn bạc mở rộng.
-Phần lớn mọi người hiện nay chỉ hiểu bạo lực học đường với ý nghĩa là
những tổn thương về thể xác tuy nhiên bạo lực học đường cũng gây tổn
thương tinh thần, từ đó dẫn đến trầm cảm..
7. Bài học nhận thức và hành động + giải pháp.
- Mỗi học sinh cần phải nhận biết tác hại của hiện tượng này, biết giữ sự
bình tĩnh, tránh sốc nổi. Luôn hòa đồng với bạn bè, không chia bè kết
phái, khi thấy có dấu hiệu tiêu cực phải can ngăn khuyên nhủ.
-Thầy cô, nhà trường và gia đình phải chú ý đến con cái học sinh, tổ chức
những buổi học nhận thức về bạo lực học đường và xử lý thật nghiêm
minh những vụ việc tiêu cực trong trường học.
- Cha mẹ cần phải tạo môi trường sống tích cực, lành mạnh cho con cái,
tránh để con trẻ bị ảnh hưởng bởi những ấn phẩm độc hại mà dẫn đến xu
hướng bạo lực.
- Xã hội cần phải phê phán những hành vi bạo lực, tuy nhiên cùng với đó,
ta cũng nên bao dung, cho những người đã từng mắc lỗi một cơ hội mới
nếu họ biết sửa sai.
8. Khẳng định lại

Đề bài: Phân tích tình yêu làng quê, đất nước của nhân vật ông Hai (Làng
- Kim Lân)(đoạn tổng phân hợp)
Bài làm
(1) Qua truyện ngắn Làng, tình yêu làng quê, đất nước thiêng liên của
ông Hai đã được tác giả Kim Lân khắc họa thật sâu sắc và cảm động. (2)
Tình huống truyện được đặt trong hoàn cảnh kháng chiên chống Pháp
khó khăn khốc liệt, ông Hai phải rời làng đến nơi tản cư; mặc dù cuộc
sống thiếu thốn, ở ông vẫn luôn đau đáu tình cảm cho làng Chợ Dầu, ông
nhớ nhung đến thay đổi tâm tính. (3) Ông Hai ngày nào cũng sang nhà
bác Thứ kể chuyện, khoe về làng mình, ông tự hào về tinh thần kháng
chiến của làng. (4) Cũng chính vì vậy mà khi nghe tin làng theo giặc, ông
lại thấy đau đớn, tui hổ vô cùng, ông Hai quay cuồng trong suy nghĩ, nơm
nớp lo sợ, cay đắng chấp nhận sự thật nhục nhã. (5) Và rồi ông lại vỡ òa
trong niềm hạnh phúc, sung sướng khi được nghe tin cải chính, ông múa
tay chân khoa với mọi người (“miệng bỏm bẻm, mắt hung hung, hấp háy
chia quà cho con”). (6) Với nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật rất tài
tình, cách kể chuyện tự nhiên, nghệ thuật sử dụng từ láy để diễn tả khuôn
mặt và niềm vui, nhà văn Kim Lân đã rất thành công trong việc nổi bật
tình yêu làng của nhân vật này. (7) Song có lẽ đẹp đẽ hơn, vượt lên trên
những tình cảm cá nhân của ông Hai là tình yêu nước, tấm lòng thủy
chung với kháng chiến, cụ Hồ. (8) Ông Hai luôn tự hào rằng làng và bản
thân tích cực tham gia kháng chiến, hằng ngày ông đều ra phòng thông
tin nghe ngóng tin kháng chiến một cách thật chăm chú với niềm tin, sự
vui sướng, cảm phục. (9) Và đặc biệt, khi biết tin làng theo giặc, dù tuyệt
vọng đến tột cùng do bị mụ chủ nhà đuổi đi, ông lão vẫn nhất quyết
không quay lại, quyết không làm nô lệ, phản lại kháng chiến, phản lại cụ
Hồ (“Làng thi yêu thật nhưng làng theo tây rồi thì phải thù”). (10) Ông
vui sướng, sẵn sàng khoe việc nhà mình bị đốt (“Tây đốt nhà tôi rồi. Đốt
nhẵn”), từ đó người đọc có thể cảm nhận được sự hy sinh của người nông
dân cho kháng chiến và lòng yêu nước thiết tha bất diệt trong lòng ông
Hai. (11) Tình yêu làng quê đất nước hòa làm một, thiêng liêng, sâu nặng
trong lòng ông Hai, tiêu biểu cho tình cảm của người nông dân với cách
mạng, đất nước thời kỳ chống Pháp. (12) Bằng cách xây dựng tình huống
truyện độc đáo, gay cấn, xây dựng nhân vật, diễn tả tâm hồn, cách kể
chuyên tự nhiên gắn liền với khẩu ngữ, kết hợp độc thoại, tình yêu nước
yêu làng hòa quyện trong lòng ông Hai trong truyện ngắn Làng luôn tỏa
sáng trong lòng người đọc và làm nên thành công cho ngòi bút của nhà
văn Kim Lân.

You might also like