You are on page 1of 12

1|Page

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

INTERNATIONAL MARKETING
Group assignment 2 international market research

GVHD : Đặng Thùy Linh


Nhóm thực hiện – Group 4
Nguyễn Hồng Hạnh
Nguyễn Hoàng Long
Bùi Văn Chương
Võ Hồng Kỳ Anh
Nguyễn Thị Phương Thùy
Hà Trần Minh Tú

Vĩnh long, ngày 31 tháng 10 năm 2022


2|Page

1.Giới thiệu về doanh nghiệp...........................................................................................3


1.1.Sản phẩm của Việt Tiến..........................................................................................3
1.2. Thị trường nghiên cứu...........................................................................................4
2. Môi trường vĩ mô.........................................................................................................4
2.1. Môi trường nhân khẩu học:...................................................................................4
2.2. Môi trường kinh tế:................................................................................................5
2.3. Môi trường tự nhiên:..............................................................................................6
2.4.Môi trường công nghệ.............................................................................................6
2.5.Môi trường văn hoá.................................................................................................7
2.6 Môi trường chính trị và xã hội................................................................................7
3. Môi trường vi mô.........................................................................................................8
3.1 Đối thủ cạnh tranh..................................................................................................8
3.2 Khách hàng..............................................................................................................9
3.3 . Sức mạnh của nhà cung ứng:...............................................................................9
3.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng:..............................................................................10
3.5. Áp lực từ sản phẩm thay thế:...............................................................................10
4. Khó khăn khi thâm nhập thị trường Hoa Kỳ..........................................................11
4.1. CNBH ở Hoa Kỳ...................................................................................................11
4.2. Không quen thuộc với việc làm những giấy tờ liên quan đến xuất khẩu...........11
4.3. Đáp ứng các tiêu chuẩn hoặc thông số kỹ thuật của sản phẩm xuất khẩu........11
4.4. Sự khác biệt về văn hóa giữa người Việt và người Mỹ........................................11
5. Khó khăn khi thu thập thông tin................................................................................12
6. Tài liệu tham khảo:....................................................................................................12
3|Page

Bảng phân công nhiệm vụ


Họ tên thành viên nhóm Phần thực hiện Tỉ lệ đóng góp
1.Giới thiệu doanh nghiệp
Nguyễn Hồng Hạnh 100%
Tổng hợp Word
Hành vi tiêu dùng
Nguyễn Hoàng Long 100%
Đối thủ cạnh tranh
Khó khăn khi thâm nhập
Bùi Văn Chương 100%
Khó khăn thi thu thập tt
Môi trường vĩ mô
Võ Hồng Kỳ Anh 100%
Powerpoint
Môi trường công nghệ
Nguyễn Thị Phương Thùy Văn hóa 100%
Chính trị xã hội
Đối thủ cạnh tranh
Hà Trần Minh Tú 100%
Đối thủ tiềm năng

1.Giới thiệu về doanh nghiệp


Trên lĩnh vực thời trang may mặc ở việt Nam, Việt Tiến là một các tên quen thuộc với
hầu hết mọi người dân, từ dòng sản phảm quần áo có giá bình dân đến dòng sản phẩm
cao cấp, với độ phủ rộng khắp từ nông thôn đến thành thị, các cửa hàng, đại lí có mặt hầu
hết 63 tỉnh thành. Việt Tiến không chỉ tiếp cận thị trường trong nước mà còn mở rộng ra
quốc tế. Việt Tiến có tên doang nghiệp đầy đủ là “ Tổng công ty Cổ phần May Việt Tiến”
được thành lập từ năm 1975. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Việt Tiến đã
vượt qua những giai đoạn khó khăn trong việc duy trì hoạt động doanh nghiệp. Năm
2007, Tổng Công ty may Việt Tiến được thành lập trên cơ sở tổ chức lại, chính thức
chuyển đổi theo mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con nằm trong cơ cấu của Tập
đoàn Dệt May Việt Nam
1.1.Sản phẩm của Việt Tiến
Lĩnh vực kinh doanh đa dạng: sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm may mặc
( quần, áo…) Đến thời điểm hiện tại, các sản phẩm của Việt Tiến khá đa dạng từ áo thun,
quần tây, áo sơ mi đến veston…. Là thương hiệu có mặt trên thị trường 47 năm đã trở nên
thân thuộc với người tiêu dùng Việt Nam
4|Page

Mô hình tổ chức của Việt Tiến là mô hình công ty mẹ- công ty con, vì vậy Ngoài tên gọi
Việt Tiến ra thì các thương hiệu con của công ty cũng nổi tiếng không kém.
- Việt Long: là thương hiệu nội địa có mặt trên thị trường năm 2010, hướng tới phân
khúc người tiêu dùng có nguồn thu nhập từ thấp đến trung bình, sản phẩm chủ yếu mang
phong cách thời trang thoải mái, tiện lợi và giá rẻ
- Manhattan, Smart – Casual…. Thuộc dòng thời trang cao cấp hướng đến phân
khúc có thu nhập cao, sản phẩm các dòng thương hiệu mang phong cách Ý, Mỹ sang
trọng, quý phái
- Vee Sandy : là thương hiệu hướng đến người tiêu dùng thuộc thế hệ trẻ trung,
năng động, giá trên từng sản phẩm phù hợp với sinh viên, người đi làm
Ngoài ra còn một số thương hiệu con khác của Việt Tiến. chính vì sự đa dạng trong nhiều
dòng sản phẩm và thương hiệu khác nhau đã giúp Việt Tiến tiến cận đến mọi phân khúc
người tiêu dùng. Để đạt thành công như vậy, yếu tố chính là hiểu rõ văn hóa và thói quen
ăn mặc của từng khu vực từng lứa tuổi và quan trọng nhất là kiểu dáng phù hợp với xu
hướng, kích cở chuẩn để đưa ra được những dòng sản phẩm phù hợp với phong cách của
người Việt Nam.
1.2. Thị trường nghiên cứu
Hiện nay Việt Tiến đã có hệ thống phân phối rộng khắp cả nước và nước ngoài. Tính đến
hiện tại các sản phẩm của Việt Tiến đã xuất sang hơn 50 quốc gia trong đó các thị trường,
Thị trường xuất khẩu chủ lực mà nhóm muốn hướng đến là thị trường Hoa Kỳ. Năm
2021, Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas), Mỹ vẫn là nhà nhập khẩu lớn nhất của
ngành dệt may Việt Nam, với 3,5 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ, chiếm 48% giá trị
xuất khẩu ngành dệt may của Việt Nam trong quý 1/2021. Giá trị xuất khẩu sang các thị
trường EU đạt 650 triệu USD.

2. Môi trường vĩ mô
2.1. Môi trường nhân khẩu học:
- Hoa Kỳ có số đông đứng thứ 3-4 trên thế giới (dân số là 331.449.281 người), đa dạng
về sắc tộc và tôn giáo, xã hội có sự phân hóa tầng lớp dân cư nhất định.
- Là một trong những nước đứng đầu tiêu thụ hàng hóa đứng đầu thế giới, gấp 5 lần Nhật
Bản (đối với chi tiêu hộ gia đình).
- GDP bình quân đầu người của Hoa Kỳ năm 2021 được ước tính đạt 70,575 USD, đưa
tổng số GDP lên mức 22.950 nghìn tỉ USD.
- Văn hóa tiêu dùng của người Mỹ
5|Page

 Ưa chuộng mua sắm hàng hóa tiêu dùng (quần áo, phụ kiện, đồ điện tử...) tại các
hệ thống các siêu thị hoặc cửa hàng bán lẻ (Costco, Walmart, Target...). Tuy
nhiên, hiện nay người Mỹ ngày càng có xu hướng mua sắm trực tuyến (Amazone)
khi sự phát triển của công nghệ số phát triển rộng rãi và ngày một thông dụng.
 Khách hàng có quyền mua và trả hàng mà không cần giải thích lý do.
 Người Mỹ rất thích săn sale và ở Mỹ có nhiều đợt giảm giá lớn diễn ra trong năm.
 Thích đi du lịch và chi mạnh cho những mặt hàng cần thiết khi đi du lịch (may
mặc, giày dép, mũ).
 Những mặt hàng may mặc, phụ kiện người Mỹ sử dụng phải theo mùa và hợp mốt.
Do có sự phân tầng trong xã hội nên nhu cầu tiêu dùng, sức tiêu thụ hàng hóa ở Mỹ sẽ có
điểm khác nhau, đồng nghĩa với việc hàng hóa bán trên thị trường sẽ phải đa dạng phong
phú hơn về chủng loại và chất lượng. Đó cũng là lý do vì sao Hoa Kỳ trở thành thị trường
hấp dẫn đối với bất kỳ nhà xuất khẩu nước ngoài nào.
Tuy nhiên, lạm phát tại Mỹ liên tục neo cao trên 7%, kể từ tháng 12/2021. Và điều khó
tránh khỏi khi lạm phát duy trì cao là sức mua của người tiêu dùng Mỹ sẽ giảm, qua đó
giảm nhu cầu nhập khẩu hàng hoá trong đó có dệt may.
2.2. Môi trường kinh tế:
- Hoa Kỳ thuộc nhóm các quốc gia tiên tiến và mang một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
hỗn hợp với kỹ nghệ, mức độ công nghiệp hóa, trình độ phát triển và thu nhập cao. Khi
trở thành nhà tiên phong trong những cải tiến kỹ thuật kể từ cuối thế kỷ 19 và nghiên cứu
khoa học từ giữa thế kỷ 20. Theo các báo cáo của Ease of Doing Business, Hoa Kỳ còn là
một trong các quốc gia có nền kinh tế cạnh tranh và hoạt động hiệu quả nhất.
- Nguồn lực kinh tế
 Là một trong những thị trường tài chính lớn, có sức ảnh hưởng toàn cầu, khi thị
trường chứng khoán New York (NYSE) đang là thị trường chứng khoán có mức
vốn hóa lớn nhất thế giới.
 Có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ và năng suất lao động luôn đạt chất
lượng cao.
 Số lượng công nhân người lao động và quan trọng hơn là năng suất lao động luôn
có một tốc độ tăng trưởng vững chắc, giúp tăng sức mạnh của nền kinh tế Mỹ.
- Mức thu nhập và tỷ lệ tăng trưởng GDP
 GDP bình quân đầu người của Hoa Kỳ ước tính đạt 70,575 USD (2021) trong tổng
số 22.950 nghìn tỉ USD của cả nước.
 Tăng trưởng GDP năm 2021 đạt 7,5%. Đưa GDP danh nghĩa và GDP PPP lần lượt
xếp vị trí thứ nhất và thứ hai thế giới.
6|Page

-Chính sách kinh tế (đối với dệt may Việt Nam): hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
không chịu bất kỳ hạn chế thương mại nào. Được ban hành bởi Cơ quan Đại diện thương
mại Hoa Kỳ (USTR), sau khi kết thúc điều tra theo mục 301 đối với các vấn đề liên quan
đến việc định giá thấp tiền tệ.
- Tỷ lệ thất nghiệm vào tháng 1/2021 ở mức 6,3%.
- Tỷ lệ lạm phát kể từ tháng 12/2021 neo cao trên 7%.
Những biến động của các yếu tố kinh tế đều có thể tạo ra cơ hội hoặc thử thách cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để thành công trước những biến động,
doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo chuyển dịch của từng yếu tố, từ đó đề ra
giải pháp phù hợp với từng thời điểm nhằm khai thác triệt để những cơ hội và né tránh,
giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất có thể. Để có kết luận chính xác nhất trong quá trình
phân tích và dự báo thì các doanh nghiệp cần căn cứ vào: số liệu kì trước, chuyển biến
thực tế của kì nghiên cứu, dự báo của các nền kinh tế lớn.
2.3. Môi trường tự nhiên:
Hoa Kỳ không chỉ có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đất canh tác trù phú, khí hậu ôn
hòa thuận lợi, mà còn có đường bờ biển trải dài ở Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và
Vịnh Mexico. Các dòng sông chảy khắp lục địa và 5 biển hồ ở Canada tạo điều kiện
thuận lợi cho tàu thuyền đường thủy, giúp việc phát triển kinh tế của quốc gia cũng như
gắn kết và đa dạng hình thức trao đổi buôn bán trong lẫn ngoài nước.
2.4.Môi trường công nghệ
Hàng loạt các yêu cầu áp dụng đối với hàng may mặc như Đạo luật An toàn sản phẩm
tiêu dùng, Đạo luật Vải dễ cháy, tiêu chuẩn cho dây rút trên áo khoác trẻ em (ASTM
F1816)… Trong đó, có những quy định chi tiết rất cụ thể như không được dùng dây rút ở
vùng nón và cổ áo khoác trẻ em kích cỡ 2 - 12 tuổi, dây rút ở hông trên áo khoác không
dài quá 75 mm ngoài ống rút…
Quy định đối với sản phẩm, dán nhãn, đóng gói và hạn chế đối với hóa chất... Nên có thể
có những rắc rối trong việc nhập cảng, hay việc liên bang đồng ý chấp thuận mà khi DN
Việt đưa hàng vào sâu các tiểu bang lại không được. Vì vậy, nhà sản xuất, xuất khẩu
hàng dệt may của các nước muốn thâm nhập vào thị trường phải tuân thủ các quy định
bắt buộc của CPSC, cũng như các tiêu chuẩn của khu vực tư nhân đề ra.
Theo dự báo của Bộ Công Thương, sau khi TPP đi vào thực tế sẽ có tác động lớn đến
xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ, nhiều khả năng đạt kim ngạch 51,4 tỷ USD. Trong
đó, chỉ tính riêng các sản phẩm dệt may có thể đạt 15,2 tỷ USD vào năm 2020 và tăng lên
con số 20 tỷ USD vào năm 2025.
Tuy nhiên, để được như vậy, trước tiên Việt Tiến cần chú trọng nâng cao hơn nữa năng
lực bản thân, cũng như nắm bắt được các yêu cầu kỹ thuật, quy định và đặc tính riêng của
7|Page

thị trường Hoa Kỳ bằng nhiều nguồn và kênh thông tin, bởi đây cũng chính là một trong
những yếu tố tiên quyết: "có am hiểu thị trường mới gặt hái được thành công".
2.5.Môi trường văn hoá
- Hoa Kỳ là một quốc gia cộng hòa lập hiến liên bang thuộc châu Mỹ, nằm tại Tây Bán
cầu, lãnh thổ bao gồm 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang (trong đó có 48 tiểu bang
lục địa), thủ đô là Washington, D.C., thành phố lớn nhất là New York. Hoa Kỳ nằm ở
giữa Bắc Mỹ, giáp biển Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông,
Canada ở phía bắc và México ở phía nam. Tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của
lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía đông và Nga ở phía tây qua eo biển Bering. Tiểu
bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương. Hoa Kỳ có 14 vùng lãnh thổ trực thuộc nằm rải
rác trong vùng biển Caribe và Thái Bình Dương cùng 326 Biệt khu thổ dân châu Mỹ, đây
là một lợi thế không nhỏ cho nền kinh tế nói chung và ngành may mặc nói riêng. Cơ hội
tận dụng nguồn lao động giá rẻ, giảm chi phí sản xuất.
- Tốc độ đô thị hóa cùng với sự phát triển của cơ sở hạ tầng văn hóa - xã hội, mạng lưới
thông tin đại chúng được mở rộng, quan hệ kinh doanh, buôn bán giữa các vùng được
tăng cường sẽ giúp cải thiện diện mạo và đời sống tinh thần của người dân. Tinh thần
phong phú và đa dạng. Mức sống văn hóa, mức hưởng thụ và tham gia sáng tạo văn hóa
của người dân khu vực đô thị hóa nhìn chung đã được nâng cao, người dân có ý thức sử
dụng các sản phẩm có thương hiệu. thương hiệu mà Việt Tiến là một trong số đó.
2.6 Môi trường chính trị và xã hội
Hàng may Việt Tiến xuất ngoại từ năm 1992. Đến nay, thị trường Nhật Bản chiếm 29%
sản lượng của Viettien. Các con số đó ở Hoa Kỳ là 24%, EU 23%, còn lại là ASEAN,
Trung Quốc, Ấn Độ… Kết quả gặt hái của Viettien trên thương trường trong và ngoài
nước đều ấn tượng, làm tròn bổn phận với quốc gia, với cộng đồng, xã hội.
Xâm nhập thị trường bằng phát triển mạng lưới phân phối trong và xuất khẩu, trong đó
xúc tiến thương mại luôn được coi trọng. Sản phẩm đang dẫn đầu trên thị trường là
thương hiệu thời trang công sở đi đôi với đa dạng hóa, ưu tiên phát triển các sản phẩm có
lợi thế cạnh tranh. Chú trọng phát triển sản phẩm mới phong cách trẻ trung; vừa đáp ứng
nhu cầu nhiều mặt, vừa tận dụng năng lực tay nghề, công suất thiết bị, nguyên phụ liệu.
Thứ ba, tạo ra sự khác biệt với điểm nhấn là nâng cao năng lực thiết kế sản phẩm. Trung
tâm thiết kế thời trang sớm được thành lập bám sát hơi thở thị trường, tìm hiểu thị hiếu;
thương hiệu Viettien tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm...
8|Page

3. Môi trường vi mô
3.1 Đối thủ cạnh tranh
Trong một môi trường kinh doanh khắc nghiệt như hiện nay,yếu tố đối thủ cạnh tranh là
không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Một số đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Tiến
-Công ty cổ phần may Nhà Bè
Công ty cổ phần may Nhà Bè(NBC),với một lực lượng nhân viên hùng hậu với hơn
17.000 người cùng với khoảng 34 đơn vị thành viên, với phạm vi hoạt động gần như trải
dài khắp đất nước,cho thấy quy mô cũng không hề kém cạnh so với Việt Tiến.Sản xuất
sản phẩm may mặc là thấy mạnh lớn nhất của NBC,ngoài ra họ còn biết phát huy thế
mạnh sẵn có của các đơn vị thành viên.Họ có 3 hoạt động kinh doanh chính bao gồm:
+Sản xuất và bán lẻ hàng may mặc cho thị trường trong nước
+Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu ra thị trường quốc tế
+Các hoạt động đầu tư thương mại và dịch vụ khác
- Đối với thị trường trong nước
Những sản phẩm như veston,sơmi,quần,.. của các nhãn hàng Novelty,Cavaldi,Style of
Living là các sản phẩm của Nhà Bè dần đem lại lòng tin đến khách hàng.Hệ thống bán
hàng của CTy Nhà Bè trải rộng khắp cả nước với một đội ngũ nhân viên tận tâm,nhiệt
tình.Họ luôn đặt tiêu chí “ Hàng Việt Nam chất lượng cao "“
- Đối với thị trường quốc tế
Nhờ việc VN đã gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO) cùng với năng lực nôi tại
cùng với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực may của mình giúp họ có
tiền đề đề vươn ra các thị trường quốc tế nhờ.Họ đã sản xuất ra các sản phẩm nổi tiếng
như JCPPenney,Decathlon,.., điều đó được các khách hàng dần biết đến để sử dụng và họ
cũng được đánh giá khá cao trong mắt người tiêu dùng nước ngoài
Hệ thống xưởng hơn 50.00 mét vuông đã được xây dựng,với gần 13.00 thiết bị chuyên
dùng và 17.000 nghìn người lành nghề.
- Đối với lĩnh vực đầu tư thương mại và dịch vụ
NBC có các đơn vị thành viên hoạt động trong các lĩnh vực tài chính,du lịch,vận
tải,BĐS,CNTT,..
*Công ty dệt may-đầu tư-thương mại Thành Công (TCG)
TCG là một trong những công ty đứng đầu về mặt hàng dệt may,có lịch sử hình thành và
phát triển lâu đời ở nước ta.Các lĩnh vực kinh doanh chính:
9|Page

+Dệt may-Sản xuất và kinh doanh sản phẩm dệt,sợi,đan kim,may mặc
+Thời tran bán lẻ
+Bất động sản
-Với 4 ngành:Sợi,Dệt,Đan Nhuộm,May là 4 ngành trực thuộc và quan trong nhất của Cty
Thành Công
Ngoài ra Việt Tiến còn vấp sự cạnh tranh của Công ty cổ phần may Hòa Thọ,Sông
Hồng,Sài Gòn 3,..
Dệt may là ngành luôn có nhu cầu cao từ khách hàng và đem lại lợi nhuận hấp dẫn,do đó
sẽ thu hút nhiều đầu tư nước ngoài vào VN,điều này khiến công ty phải vấp sự cạnh tranh
trong lẫn ngoài nước,điều này tạo ra thách thức mới cho công ty may Việt Tiến
3.2 Khách hàng
Khách hàng luôn có quyền lực nhất định trong việc kinh doanh của doanh nghiệp.Những
quyền lực này như Ngành gồm nhiều công ty nhỏ và số lượng người mua một số ít và
lớn,người mua thực hiện mua sắm với số lượng lớn,ngành phụ thuộc vào người mua,…
- Đối với khách hàng trong nước
Việt Tiến có trên 1304 đại lý,phân bố khắp cả nước.Nhờ chất lượng sản phẩm,dịch vụ
tốt,chế độ hậu mãi đã giúp cho Việt Tiến chiếm được lòng tin khách hàng,tạo ra giá trị
cho riêng mình mỗi khi nhắc đế cái sản phẩm may mặc.
- Đối với khách hàng quốc tế
Việt Nam đang giao dịch có nền kinh tế phát triển mạnh như Hoa Kỳ,Canada,thị trường
châu Âu,các nước châu Á như Nhật Bản,Hàn Quốc,Mã Lai,Singapore.Trong tương lai họ
đang muốn đưa thương hiệu mình ra các thị trường này trước mắt sẽ ở Đông Nam Á và
châu Á sao đó sẽ vươn đến thị trường xa hơn là Mỹ và Châu Âu
3.3 . Sức mạnh của nhà cung ứng:
“Trong ngành may mặc, đầu vào luôn là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp để
đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành một cách liên tục, đảm bảo
chất lượng và năng suất của sản phẩm. Đầu vào chủ yếu của ngành may là các nguyên vật
liệu, phụ liệu đầu vào như: vải, khóa, chỉ màu, mếc,..với nhiều mẫu mã, số lượng, chủng
loại khác nhau tùy theo yêu cầu của sản phẩm. Như vậy, các doanh nghiệp may phụ thuộc
vào nhiều nhà cung ứng riêng lẻ khác nhau liên quan tới ngành may. Do vậy, khi một nhà
cung ứng gặp bất kì khó khăn hay có bất khì phản ứng nào cũng ảnh hưởng trực tiếp tới
hiệu quả của quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.”
10 | P a g e

“Đối với Việt Tiến, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của công ty chủ yếu được nhập
từ nước ngoài. Do đó, công ty có thể sẽ gặp phải rủi ro khi giá nguyên vật liệu trên thế
giới có những biến động bất thường, dẫn đến việc tăng giá nguyên vật liệu đầu vào.”
3.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng:
“Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là những doanh nghiệp hiện không cạnh tranh trong ngành
nhưng có khả năng gia nhập ngành.”
“Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, cần mẫn, sáng tạo, phù hợp với ngành may mặc.
Giá công nhân rẻ là nhân tố hấp dẫn để thu hút những hợp đồng gia công may mặc. Mặt
khác, ngành may mặc được đánh giá có đặc điểm hàm lượng lao động lớn, yêu cầu công
nghệ không quá hiện đại, phức tạp, tỷ lệ hàng xuất khẩu lớn, được đánh giá là phù hợp
với nền kinh tế thị trường, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia vào ngành.”
“Những doanh nghiệp mới tham gia vào ngành may mặc thường có quy mô vừa và nhỏ
nên khó tận dụng được lợi thế về tập trung quy mô lớn để tạo ra chi phí thấp và giá thành
cho riêng mình. Mặt khác, các doanh nghiệp mới gia nhập vào ngành gặp bất lợi về công
nghệ, kĩ thuật, ảnh hưởng đến sự đa dạng hóa và khác biệt hóa của sản phẩm. Các doanh
nghiệp mới có thị phần nhỏ lại chưa tạo lập được danh tiếng, thương hiệu riêng nên khó
thu hút khách hàng mới. Ngoài ra, việc cạnh tranh với hàng may mặc nhập khẩu của
Trung Quốc, Mỹ, Châu Âu…cũng gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp này. Đó
là những rào cản gia nhập ngành đối với những doanh nghiệp mới.”
3.5. Áp lực từ sản phẩm thay thế:
“Sản phẩm thay thế là những sản phẩm của các ngành khác có thể thỏa mãn cùng một
nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm của công ty.”
“Trong xã hội, nhu cầu mua sắm của con người luôn tồn tại và phát triển. Đó là nhu cầu
thiết yếu và quan trọng của con người. Không như các ngành khác, nếu thiếu sản phẩm
này thì có thể dùng sản phẩm khác để thay thế mà không ảnh hưởng đến lợi ích của người
tiêu dùng. Ví dụ như pepsi và coca là 2 sản phẩm thay thế của nhau, cùng thỏa mãn nhu
cầu giải khát của người dùng. Các sản phẩm thay thế luôn tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt
giữa các sản phẩm trong ngành. Riêng đối với ngành may mặc, hầu như không có sản
phẩm thay thế. Xã hội phát triển, nhu cầu mua sắm thay đổi, hình thức và chất lượng
hàng may mặc thay đổi nhưng chỉ là thay đổi về quy mô và cách thức hoạt động.”
“Các sản phẩm thay thế của Việt Tiến có thể là: Thay vì sử dụng váy của Việt Tiến,
khách hàng có thể sử dụng quần của các hãng may mặc khác; hoặc khách hàng có thể sử
dụng áo phông thay vì áo sơ mi của công ty.”
“Do vậy, mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế không cao. Từ đó, mức độ cạnh
tranh của các doanh nghiệp trong ngành cũng giảm đi.
11 | P a g e

4. Khó khăn khi thâm nhập thị trường Hoa Kỳ


4.1. CNBH ở Hoa Kỳ
- CNBH ở Hoa Kỳ đã được hình thành bởi những chính sách và quy định của Hoa Kỳ
vỡi mục đích là làm hạn chế TMQT và khuyến khích những ngành công thương nghiệp
phát triển trong nước .Một trong các phương pháp sẽ gây khó đối với doanh nghiệp Việt
nam nói chung và Việt Tiến nói riêng. Với chính sách "Nước Mỹ trên hết", Tổng thống
Trump đã thực thi mạnh mẽ chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ, gây áp lực lớn lên thương mại
quốc tế Mỹ - Mỹ và các nước khác thực hiện . Mặc dù các giám đốc điều hành SME của
Việt Nam không thể sẵn sàng thúc đẩy các thay đổi trong chính sách thương mại của Hoa
Kỳ, họ có thể hưởng lợi từ nghiên cứu chi tiết về cách các chính sách được áp dụng trong
lĩnh vực sản phẩm cụ thể của họ.
4.2. Không quen thuộc với việc làm những giấy tờ liên quan đến xuất khẩu
- Khó khăn làm đau đầu các công ty Việt Nam nói chung và công ty Việt Tiến nói riêng
là khó khăn về thủ tục và giấy tờ để xuất khẩu, và công ty Việt Nam cũng chưa quen với
việc thực hiện các thủ tục này. Đối với các công ty cỡ vừa mới gia nhập thị trường Hoa
Kỳ và lần đầu tiên tìm hiểu, việc tìm hiểu có thể rất phức tạp và khó hiểu khi họ bị
choáng ngợp với quá nhiều thông tin liên quan đến các tài liệu và thủ tục luật liên bang
và tiểu bang. Ngành nào xuất khẩu thì đều làm những thủ tục khác nhau
- Bên cạnh đó, do Việt Nam chưa tham gia Công ước Apostillenên việc chuyển giao các
văn bản pháp luật chung giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trở nên khó khăn và phức tạp hơn.
4.3. Đáp ứng các tiêu chuẩn hoặc thông số kỹ thuật của sản phẩm xuất khẩu
Mặc dù cạnh tranh về giá là một lợi thế đối với Việt Nam, nhưng doanh nghiệp Việt Tiến
lại bị gặp thử thách lớn là về những quy định về chất lượng của các sản phẩm may tại đây
,những tiêu chuẩn của về chất lượng của Hoa Kỳ rất khắc khe và đôi khi nó lại không
giống với một quốc gia nào khác , dẫn đến việc cty Việt Tiến phải thay đổi loại vải nào
cho phù hợp thay đổi cả thiết bị lẫn quy trình để đáp ứng đúng tiêu chuẩn về mặt hàng
may mà Hoa Kỳ đã đặt ra.
4.4. Sự khác biệt về văn hóa giữa người Việt và người Mỹ
- Văn hóa nó được định hình là hình ảnh đại diện của quốc gia và những người dân sống
ở quốc gia đó đã thể hiện điều này qua lối sống sinh hoạt hằng ngày của họ.Khác biệt về
nền văn hóa của Việt Nam và nền văn hóa của Mỹ nó cũng là vấn đề đau đầu cho các nhà
lãnh đạo của những doanh nghiệp ở Việt Nam và cty Việt Tiến cũng không thể tránh khỏi
- Ví dụ, Mỹ rất coi trọng việc đúng giờ, trong khi người Việt Nam lại khá linh hoạt.
Chậm trễ một vài phút vẫn có thể chấp nhận được. Hoặc nếu người dân Mỹ họ rất coi
trọng việc giao tiếp bằng mắt nó
như một phép lịch sự cần thiết khi giao tiếp. Còn người Việt Nam thì thẹn thùng e ngại
khi nhìn thẳng vào mắt một người nào đó trong một khoảng thời gian ngắn .
12 | P a g e

- Khi mà không tìm hiểu trước về văn hóa, những hiểu lầm nghiêm trọng là điều không
thể tránh khỏi trong các cuộc trò chuyện và nó ảnh hưởng rất lớn về quá trình thâm nhập
và đưa mặt hàng của mình sang thị trường này ..

5. Khó khăn khi thu thập thông tin

6. Tài liệu tham khảo:

VNDirect: Dệt May Phục Hồi Theo Nhu Cầu Tăng Mạnh tại MỸ, Eu và cơ Hội ... (no
date). Available at: httpt://vietnambiz.vn/vdirect-det-may-phuc-hoi-theo-nhu-cau-tang-
manh-tai-my-eu-va-co-hoi-gianh-thi-phan-voi-myanmar-20210529120829563.htm
(Accessed: November 2, 2022).
Dím, H. (2015) Chuyên đề: Một SỐ Giải Pháp marketing nhằm Giúp Công ty may Việt
Tiến Hoàn Thiện hệ Thống nhận Diện Thương Hiệu, tailieu.vn. TaiLieu.VN. Available
at: https://tailieu.vn/doc/chuyen-de-mot-so-giai-phap-marketing-nham-giup-cong-ty-may-
viet-tien-hoan-thien-he-thong-nhan-dien--1761698.html (Accessed: November 2, 2022).
(2016) Hội Thảo VỀ "an toàn trong thiết KẾ và Bán Hàng dệt may Tại Hoa KỲ".
Available at: https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/7040/hoi-thao-ve-an-toan-trong-thiet-
ke-va-ban-hang-det-may-tai-hoa-ky.aspx (Accessed: November 2, 2022).

You might also like