You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA THƯƠNG MẠI

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


MARKETING THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ


TRƯỜNG TRUNG QUỐC CỦA CÔNG
TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH
VIÊN YẾN SÀO KHÁNH HÒA

Thành viên thực hiện:

1. Nguyễn Thị Tuyết Ngân 2121008200


2. Nguyễn Quốc Gia Huy 2121011981
3. Vũ Ngọc Vân My 2121008117
4. Trần Phúc Ngân 2121008246

TP.HỒ CHÍ MINH - Tháng 04/2023


BẢNG ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN CÔNG

Đánh giá
STT Nội dung thực hiện Thực hiện
(100%)

1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Gia Huy 100%

Phúc Ngân, Vân


Môi trường văn hóa 100%
My
Lựa chọn thị trường
2 Môi trường thương
thâm nhập Phúc Ngân 100%
mại

Môi trường kinh tế Vân My 100%

3 Phương thức xâm nhập thị trường Tuyết Ngân 100%

Chiến lược sản phẩm Gia Huy 90%


Chiến lược marketing
Chiến lược phân phối Tuyết Ngân 100%
4 mix cho sản phẩm yến
Định giá sản phẩm Phúc Ngân 100%
sơ chế
Chiến lược xúc tiến Vân My 100%

5 Trình bày Phúc Ngân 100%


MỤC LỤC

MỤC LỤC ............................................................................................................................ 3


TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG ............................................ 2
1.1. Môi trường văn hóa ................................................................................................... 2
1.1.1. Trung Quốc ......................................................................................................... 2
1.1.2. Nhật Bản ............................................................................................................. 2
1.1.3. Singapore ............................................................................................................ 2
1.1.4. Hàn Quốc ............................................................................................................ 2
1.1.5. Malaysia .............................................................................................................. 2
1.2. Môi trường thương mại.............................................................................................. 3
1.2.1. Trung Quốc ......................................................................................................... 3
1.2.1. Nhật Bản ............................................................................................................. 4
1.2.1. Singapore ............................................................................................................ 4
1.3. Môi trường kinh tế ..................................................................................................... 5
1.3.1. Trung Quốc ......................................................................................................... 5
1.3.2. Singapore ............................................................................................................ 5
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP – YẾN SƠ CHẾ SANG THỊ TRƯỜNG
TRUNG QUỐC .................................................................................................................... 6
2.1. Đặc điểm của thị trường Trung Quốc (Information, 2023) ....................................... 6
2.2. Đặc điểm của sản phẩm ............................................................................................. 6
CHƯƠNG 3. CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX CHO SẢN PHẨM YẾN SƠ CHẾ
TẠI THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC ................................................................................... 7
3.1. Chiến lược sản phẩm ................................................................................................. 7
3.2. Chiến lược phân phối................................................................................................. 8
3.3. Định giá sản phẩm ..................................................................................................... 9
3.4. Chiến lược xúc tiến – Chiến lược đẩy ..................................................................... 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 11
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

Ngay từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, rất nhiều người tiêu dùng đã lựa chọn sử dụng
những thực phẩm dinh dưỡng hơn cho sức khỏe mỗi ngày và đang có xu hướng tăng lên ở
giai đoạn sau đại dịch. Từ đó, đẩy nhu cầu về các loại thực phẩm dinh dưỡng lên cao.

Trong bối cảnh đó, yến sào là một trong số những mặt hàng có sức mua tăng cao vượt trội.
Bởi, sản phẩm yến không chỉ không bị ảnh hưởng bởi đại dịch mà còn có dấu hiệu phát
triển vượt bậc do nhu cầu cao của người tiêu dùng cho những dinh dưỡng tuyệt vời mà yến
mang lại. Trong khi đó, nước ta có tiềm năng rất lớn và thuận lợi cho việc phát triển nghề
nuôi chim yến do có bờ biển dài, nhiều đảo và các dãy núi nhô ra biển, ra các đầm, phá.
Chất lượng sản phẩm tổ yến của nước ta được đánh giá vượt trội so với các nước trong khu
vực.1Mỗi năm Việt Nam thu hoạch khoảng 120 tấn tổ yến, giá trị tương đương 450 triệu
USD, tương đương hơn 10.000 tỷ đồng, trong đó giá trị xuất khẩu khoảng 100 - 125 triệu
USD. (Theo Báo điện tử Đài truyền hình Việt Nam). Những con số này so với các nước
hàng đầu về yến vẫn còn khoảng cách nhưng tiềm năng tăng cao hơn nữa cũng không còn
xa. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất của ngành yến Việt Nam là có thể nhận thấy rõ từ việc
nuôi yến tự phát, thiếu tính liên kết, chủ yếu xuất thô nên giá trị mang lại chưa tương xứng.
Và từ sau khi có quyết định mở chính ngạch cho ngành yến Việt Nam thâm nhập thị trường
Trung Quốc thì cơ hội cho ngành yến chúng ta bước chân vào thị trường quốc tế ngày càng
mở rộng.

Vì vậy, nhận thấy được nghề yến tại Việt Nam đang là ngành có vị trí quan trọng, được đầu
tư phát triển bởi chính tiềm năng về giá trị kinh tế mà nó mang lại. Em quyết định lựa chọn
đề tài “Chiến lược thâm nhập thị trường Trung quốc của công ty TNHH Nhà nước một
thành viên yến sào Khánh Hòa” cho sản phẩm yến sơ chế Việt Nam, cho tương lai vươn
tầm yến Việt.
(Sự, 2022)

1
https://vtv.vn/kinh-te/co-hoi-rong-mo-cho-xuat-khau-to-yen-cua-viet-nam-20221119084754251.htm
1
CHƯƠNG 1. PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG

Theo Research and Market, tỷ lệ tiêu thụ tổ yến tại châu Á chiếm đến 98% và là khu vực
tiêu thụ tiềm năng về yến sơ chế cao nhất. Tình hình nhập khẩu yến sơ chế ở khu vực châu
Á năm 2021 (theo Trademap) với các nước có lượng nhập khẩu dẫn đầu là Trung Quốc
theo sau là các nước như Singapore, Hàn quốc, Nhật Bản , Malaysia.

1.1. Môi trường văn hóa


1.1.1. Trung Quốc
Tiếng Quan Thoại được hơn 70% người dân Trung Quốc sử dụng1. Và các sản phẩm được
nhập khẩu vào nước này thì bao bì phải được ghi bằng chữ Trung Quốc theo yêu cầu của
cơ quan quản lý GB7718-2011. (China, n.d.) (China - Country Commercial Guide, 2023).2

Từ xưa, họ đã quan niệm rằng sử dụng yến rất tốt cho sức khỏe và rất dễ sử dụng. Tổ yến
được người Trung Quốc mệnh danh là “trứng cá muối của phương Đông” và được xem là
nguyên liệu cao cấp. Người Trung Quốc có thói quen để hộp tổ yến ở trong nhà dùng hoặc
dùng làm quà tặng. Bên cạnh đó, phụ nữ nước này rất chuộng sử dụng yến để làm đẹp mỗi
ngày. Cho thấy yến là sản phẩm được nước này thường xuyên dùng và có lòng tin cao.

1.1.2. Nhật Bản


Nhật Bản - ngôn ngữ được dùng duy nhất là tiếng Nhật.

Nhật Bản là một trong những quốc gia có người dân sống thọ nhất thế giới (theo “World
Happiness Report 2017”). Để làm được điều đó, họ luôn đặt ra cho mình những phương
pháp chăm sóc dinh dưỡng nghiêm ngặt và lối sống lành mạnh. Về văn hóa ẩm thực, món
ăn Nhật Bản ngoài đáp ứng nhu cầu ăn ngon còn phải rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Và một
trong những loại thức ăn dinh dưỡng cao tốt cho sức khỏe không thể không kể đến rong
biển, củ ngưu bàng và yến cũng là một loại cao lương mĩ vị của người Nhật Bản.

1
https://www.afsusa.org/countries/china/
2
https://www.trade.gov/knowledge-product/china-labelingmarking-requirements
2
1.1.3. Singapore
Tiếng Anh là ngôn ngữ chính cho hoạt động giáo dục và giao thương.

Singapore là quốc gia đa dân tộc với sự chênh lệch đáng kể về dân số với 74.3% người gốc
Hoa.1 Nên việc xem yến là món ăn dinh dưỡng quen thuộc trong đời sống với họ là lẽ đương
nhiên. Tình trạng bệnh tiểu đường ở tại đất nước này đang ở mức báo động. Tại Singapore,
34% thanh niên từ 24 đến 35 tuổi được dự đoán sẽ mắc bệnh tiểu đường ở tuổi 65. 2
(Henderson, 2022) Và hiện nay, họ dần có xu hướng ăn uống sức khỏe hơn.

(Nghiên cứu về thực hiện các chính sách cho dân tộc thiểu số ở, 2020)

1.1.4. Hàn Quốc


Tiếng Hàn được sử dụng là ngôn ngữ chính thức.

Người Hàn quốc rất chú tâm về sức khỏe, sắc đẹp và họ cho rằng ăn thức ăn từ thực vật
luôn tốt, đặc biệt là nhân sâm và họ đặc biệt yêu thích sâm của nước mình. Yến sơ chế thì
ít ưa chuộng hơn, chưa phổ biến bởi với họ quan niệm nhân sâm là một thần dược. Do vậy,
Hàn Quốc sẽ là quốc gia không thích hợp cho xuất khẩu yến sơ chế.

1.1.5. Malaysia
Ngôn ngữ chính thức tại Malaysia là tiếng Malaysia.Tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ thứ hai.

Văn hóa Malaysia là sự hòa trộn giữa các văn hóa người Hoa, Mã Lai, Ấn, Âu. Về tôn giáo,
Hồi giáo (chính thức) chiếm 61.3% (theo Globaledge) nên xu hướng tiêu dùng thực phẩm
theo tiêu chuẩn Halal (tiêu chuẩn Hồi giáo) là khá phổ biến. Yến sơ chế cũng nằm trong số
đó. Tuy nhiên, tại Malaysia, thói quen tiêu dùng hàng nội đối với sản phẩm yến nhiều hơn
so với hàng ngoại. Vào 3 năm liền từ 2020-2022, lượng yến “ngoại” tiêu thụ giảm dần trong
khi đó yến nội địa lại phát triển mạnh (theo Trademap). Do đó, Malaysia cũng không nằm
trong thị trường tiềm năng để xuất khẩu yến sơ chế.

1
https://cdn.duytan.edu.vn/upload/file/16.-BAI-16-(Phan-Thi-Nhat-Tai)-48.pdf
2
https://cnalifestyle.channelnewsasia.com/commentary/diabetes-world-day-idf-covid-19-pandemic-health-
preventive-care-338861
2
1.2. Môi trường thương mại
1.2.1. Trung Quốc
Thuế quan: Đối với sản phẩm yến sơ chế của Việt Nam, Trung Quốc đưa ra 3 loại thuế.
Thuế theo MFN sẽ là 20%, theo RCEP 17.3% và ACFTA sẽ là 0% (có kèm theo văn kiện
hiệp định, các cam kết về xuất xứ trong Hiệp định và Mẫu giấy chứng nhận quy tắc xuất
xứ). Trung Quốc không áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nào đối với yến sơ chế
của Việt Nam. (theo Trademap)

Phi Thuế Quan: Trung Quốc đã chính thức đồng ý để yến sào Việt Nam nhập khẩu vào thị
trường này bằng con đường chính ngạch, nếu đáp ứng được 16 điều quy định. Theo đó, 16
điều các quy định đối với nhà nuôi chim yến, doanh nghiệp chế biến tổ yến, doanh nghiệp
xuất khẩu là yêu cầu đối với bao bì, ghi nhãn, yêu cầu về kiểm dịch, kiểm tra, giám sát dịch
bệnh và an toàn thực phẩm.1 (Yến sào Việt Nam “rộng đường” sang Trung Quốc, 2023)
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng phải thực hiện những cam kết trong Hiệp định ACFTA liên
quan đến cắt giảm các rào cản phi thuế quan cho hàng hóa từ các nước thành viên ASEAN
trong đó có Việt Nam sẽ là một bước tiến lớn đối với ngành hàng xuất khẩu yến trong nước
cũng như đối với các doanh nghiệp yến hiện nay.

1
https://trungtamwto.vn/hiep-dinh-khac/22905-yen-sao-viet-nam-rong-duong-sang-trung-quoc
3
1.2.1. Nhật Bản
Thuế quan: Đối với sản phẩm yến sơ chế
của Việt Nam, Nhật Bản có nhiều diện thuế
ưu đãi theo cam kết của các FTA song
phương và đa phương với mức thuế 0%
như VJEPA, CPTPP hay AJCEP. Nhật
Bản không áp dụng biện pháp phòng vệ
thương mại đối với dòng sản phẩm yến sơ chế của Việt Nam (theo Trademap).

Phi thuế quan: Đối với hàng nông sản như yến, phải phù hợp với Luật Vệ sinh môi trường
và qua các bước kiểm dịch động thực vật trước khi vào được thị trường Nhật Bản.1 Khó
khăn lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam là chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn mà phía
bạn đặt ra, nhất là trang thiết bị sản xuất. (Doanh nghiệp lưu ý điều gì để xuất khẩu sang
Nhật Bản hiệu quả?, 2023), (Tận dụng CPTPP để xuất khẩu nông, thuỷ sản vào Nhật Bản,
2021) 2

1.2.1. Singapore
Thuế quan: Đối với sản phẩm yến của Việt Nam, chỉ có 1 loại thuế duy nhất được áp dụng
với mức thuế theo MFN là 0%. Singapore không áp dụng phòng vệ thương mại cho mặt
hàng yến sơ chế của Việt Nam.(theo Trademap)

Phi Thuế Quan : Đối với rào cản phi thuế quan, Singapore đặt ra 21 yêu cầu đối với sản
phẩm yến sơ chế. Bao gồm các yêu cầu chủ yếu theo tiêu chuẩn được các tổ chức quốc tế

1
https://trungtamwto.vn/chuyen-de/18303-tan-dung-cptpp-de-xuat-khau-nong-thuy-san-vao-nhat-ban
2
https://trungtamwto.vn/chuyen-de/23012-doanh-nghiep-luu-y-dieu-gi-de-xuat-khau-sang-nhat-ban-hieu-qua
4
quy định (OIE và Codex) như kiểm dịch SPS, TBT, kiểm tra , ghi nhãn, đánh dấu, chế biến
thực phẩm,...(theo Trademap)

Như vậy, đối với khía cạnh hàng rào thương mại, thì Trung Quốc và Singapore đang chiếm
vị trí thuận lợi hơn so với Nhật Bản về mặt phi thuế quan. Tuy nhiên, với Nhật Bản lại gặp
khó khăn về sự kiểm soát nghiêm ngặt hơn so với 2 nước còn lại. Do đó, thị trường Trung
Quốc và Singapore sẽ được tiếp tục để xem xét.

1.3. Môi trường kinh tế


1.3.1. Trung Quốc
Trung quốc là quốc gia nhập khẩu yến lớn nhất thế giới (Trademap), Trung Quốc chiếm
đến 80% thị phần yến sơ chế toàn cầu, nhu cầu tiêu thụ không ngừng tăng.

Trung quốc có nền kinh tế đứng thứ 2 sau Mỹ với GDP năm 2021 là 19,2 nghìn USD
(WorldBank), tốc độ phát triển kinh tế hằng năm là 8,1%, là nhóm nước có thu nhập cao.
Dân số của Trung quốc là 1,425,887,336 (2022). Dân số đông và nền kinh tế phát triển phù
hợp cho các doanh nghiệp tiếp cận.

Đặc biệt, cơ sở hạ tầng là tuyến đường sắt dài nối liền giữa Việt Nam - Trung Quốc - Châu
Âu và tuyến đường sắt Hải Phòng - Vân Nam, những tuyến đường sắt này sẽ là một lợi thế
cho ngành ngoại thương quốc gia và các nước lân cận.

1.3.2. Singapore
Singapore là quốc gia có GDP là 3,97 (nghìn tỷ USD), tốc độ tăng trưởng là 7,6% (2021,
WorldBank), là nước có nguồn thu nhập cao. Theo dữ liệu từ Trademap năm 2021
5
Singapore nhập khẩu 78 tấn phần lớn tổ yến từ Indonesia, Việt Nam. Dân số là 5,69 triệu
người, đa phần là gốc người Hoa sẽ có nhu cầu về yến nhưng các chỉ số về số lượng nhập
khẩu hằng năm về tổ yến sơ chế cũng như dân số, nhu cầu về yến của Singapore thấp hơn
rất nhiều so với Trung Quốc.

Bên cạnh đó, phương tiện giao thương giữa Việt Nam và Singapore chủ yếu là đường biển,
Trung Quốc lại có lợi thế hơn khi có tuyến đường sắt nối liền với Việt Nam sẽ có lợi thế
khi chọn các phương thức vận tải hơn. Như vậy, thị trường Trung Quốc sẽ là thị trường
được lựa chọn để xuất khẩu yến sơ chế.

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP – YẾN SƠ CHẾ SANG THỊ


TRƯỜNG TRUNG QUỐC

Lựa chọn phương thức thâm nhập: Xuất khẩu trực tiếp. Phương thức này được lựa chọn sau
khi phân tích thị trường yến Trung Quốc và các hàng rào thương mại của nước này.

2.1. Đặc điểm của thị trường Trung Quốc (Information, 2023)

Theo phân tích của CRI , năm 2021, Trung Quốc nhập
khẩu tổ yến tăng 2,17% so với cùng kỳ năm
ngoái. Indonesia và Malaysia là nguồn nhập khẩu tổ yến
chính vào Trung Quốc, chiếm hơn 99,9%. 1 Để có thể
cạnh tranh với các nước đã xuất khẩu yến lâu đời như
Indonesia hay Malaysia. Nên sử dụng phương pháp xuất
khẩu trực tiếp để tối ưu chi phí vận chuyển và giá nguyên vật liệu, để từ đó tạo ra giá cạnh
tranh cho sản phẩm yến Việt Nam trên thị trường Trung Quốc.

2.2. Đặc điểm của sản phẩm


Quy định yến xuất khẩu của Việt Nam: Các hàm lượng chất trong tổ yến đạt tiêu chuẩn
xuất khẩu của Việt Nam (phụ lục VII thuộc nghị định 13/2020/NĐ – CP).

1
https://www.giiresearch.com/report/cri1210862-research-report-on-chinas-birds-nest-import.html
6
Cơ sản xuất tổ yến phải có mã định danh được xác nhận bởi Tổng cục Hải quan Trung
Quốc. Tổ yến xuất khẩu sang Trung Quốc phải được đóng gói bằng vật liệu mới, phù hợp
với tiêu chuẩn vệ sinh quốc tế. Lựa chọn phương thức thâm nhập là xuất khẩu trực tiếp.
Nên hãng tàu Wanhai là một lựa chọn hàng đầu, do có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhiều
chuyến tàu qua lại.Công ty TNHH DỊCH VỤ HÀNG HÓA CON THOI được chọn để thực
hiện quá trình xuất khẩu yến sơ chế Việt Nam sang Trung Quốc, do công ty đã có nhiều
kinh nghiệp làm hàng xuất Trung với giá cạnh tranh và đối tác lâu năm của hãng tàu
Wanhai.

CHƯƠNG 3. CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX CHO SẢN PHẨM YẾN


SƠ CHẾ TẠI THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

3.1. Chiến lược sản phẩm


Sản phẩm cốt lõi: sản phẩm được nuôi trong môi trường tự nhiên và giống yến rất đặc biệt
cùng với điều kiện thời thiết rất thuận lợi nên tạo ra sản phẩm đạt chất lượng rất cao. Trong
đó sản phẩm tổ yến sơ chế là sản phẩm tiện lợi dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian vì đã được
làm sạch, vẻ ngoài đẹp mắt, có mùi hương tự nhiên của yến và khi nấu độ nở giống như
yến thô, giữ được toàn bộ dưỡng chất có trong yến và có tính đa dụng trong chế biến.

Chiến lược tiêu chuẩn hóa sản phẩm: Không thay đổi chất lượng sản phẩm, vì đây là sản
phẩm dinh dưỡng nên cần giữ nguyên đặc trưng của nó nhưng nên phải thay đổi mẫu mã,bao
bì để có thể thích nghi với điều kiện bên Trung Quốc như luật pháp, thời tiết,...để có thể
đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Bao bì nhãn dán: Sản phẩm sau đó sẽ được đóng gói trong hộp theo kích cỡ quy định của
Trung Quốc. Giao diện hộp được thiết kế tinh xảo với những họa tiết vân mây và chim yến,
các tông màu đỏ và vàng vốn tượng trưng cho sự thịnh vượng và may mắn.Sản phẩm yến
sơ chế đơn lẻ sẽ được được niêm phong bằng các bao bì ni lông đạt tiêu chuẩn an toàn vệ
sinh quốc tế, đồng thời trên bao bì trong và ngoài có ghi nội dung bắt buộc. Được đánh dấu
trên bao bì bên trong và bên ngoài bằng cả tiếng Trung và tiếng Anh.

7
Bao bì sản phẩm yến sơ chế xuất khẩu

Đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc: Công ty đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, kiểu
dáng công nghiệp và bản quyền tác giả cho tất cả các đối tượng: Thương hiệu Sanest; Các
hình thức thể hiện trên bao bì nước yến. Từ đó tạo được cho người tiêu dùng sự tin tưởng
tuyệt đối về xuất xứ và chất lượng sản phẩm.

Mã định danh nhà nuôi yến và truy xuất nguồn gốc: Việc cấp
mã định danh cho cơ sở chăn nuôi hay nhà yến không chỉ phục
vụ cho việc xuất khẩu, mà khi đã tham gia chăn nuôi, có sản
phẩm hàng hóa phải đăng ký và được cấp mã để phục vụ cho
việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, phục vụ cho việc quản lý.

3.2. Chiến lược phân phối


Chiến lược phân phối: Lựa chọn phương án kênh phân phối trực tiếp.

Sơ đồ phân phối sản phẩm yến sơ chế vào thị trường Trung Quốc

8
Dựa trên các nhân tố: Người tiêu dùng Trung Quốc có thói quen ăn uống lành mạnh và sức
mua cao, họ sẵn sàng chi tiền cho các sản phẩm lành mạnh được sản xuất ở nước ngoài. Từ
đó cho thấy, để tiếp cận với người dân nước này, yến sơ chế Việt Nam phải được biết đến
là một sản phẩm có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng. Việc yến Việt Nam hợp tác với các
trung gian phân phối là cần thiết. Vì các nhà phân phối, nhà bán lẻ đã xây dựng được lòng
tin của người tiêu dùng với người dân Trung Hoa.

Các nhà phân phối yến Việt Nam lựa chọn: JD.com, Tmall của Alibaba, Sun Art và
Walmart Trung Quốc – những nơi phân phối hàng đầu Trung Hoa.

3.3. Định giá sản phẩm


• Các yếu tố ảnh hưởng đến giá

Mức giá thị trường Trung Quốc(tỷ giá 1 USD = 6.91 CNY): “Hiện giá tại thị trường Trung
Quốc dao động từ 7 - 30 triệu đồng/100g” ( theo ông Vũ Mạnh Cường, Giám đốc Công ty
TNHH Yến sào Nam Hải đang có đơn đặt hàng từ phía Trung Quốc với khoảng 300 - 500
kg yến mỗi tháng., cho biết. Tức giá yến Việt Nam tại Trung Quốc rơi vào khoảng ~ ¥2.062
- ~ ¥8837. Giá yến sơ chế trên sàn JD.com dao động từ ¥500 – cao nhất ¥4069/100g. Cao
nhất là loại yến sơ chế nhập khẩu.

Mức giá nội địa – Yến sơ chế Khánh Hòa: Yến đảo thiên nhiên từ 7 triệu – 24 triệu 500
nghìn đồng/100g. Yến nhà từ 4 triệu 620 nghìn đồng – 5 triệu 225 nghìn đồng/100g.1 (Công
ty CP NGK Yến sào Khánh Hòa , n.d.)

Nhìn chung giá yến sơ chế dao động trung bình từ 5 triệu 810 nghìn đồng - ~ 14 triệu 900
nghìn đồng.

• Định giá sản phẩm: Với mức thuế quan 0% và các chi phí khác cùng các yếu tố
phân tích trên, chúng tôi định giá yến sơ chế xuất khẩu như sau:

Yến sơ chế CNY USD

1
http://yensaokhanhhoasanest.com.vn/
9
Yến đảo thiên nhiên ¥2758 - ¥8979 $399 - $1299

Yến nhà ¥2066 - ¥3449 $299 - $499

3.4. Chiến lược xúc tiến – Chiến lược đẩy


Khi chọn phân phối trực tiếp qua văn phòng đại diện, các đại lí và nhà phân phối, xúc tiến
sẽ tập trung vào việc tác động đến khách hàng trực tiếp thông qua các kênh phân phối trực
tiếp, nhà bán lẻ và chính họ sẽ quảng cáo, bán hàng trực tiếp cho khách hàng. Do vậy, chọn
chiến lược đẩy sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất.

Công ty sẽ sử dụng các phương pháp sau:

Quảng cáo: Năm 2023, Douyin là nền tảng mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất ở Trung
Quốc, với 70,20%. Baidu Tieba xếp thứ hai với 57,00%. Với lượng người dùng khổng lồ
sẽ là một chìa khóa để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm của mình.1 (China Social Media
Statistics 2023 | Most Popular Platforms, 2023)

Hỗ trợ quảng cáo nhà phân phối: bằng cách cung cấp cho các dịch vụ thiết kế và in ấn tài
liệu quảng cáo, như tờ rơi, tờ gấp, biểu ngữ quảng cáo.

Tham gia hội chợ triển lãm: CAEXPO - hội chợ thường niên sẽ tổ chức (9/2023) ở Quảng
Tây, Trung Quốc. Đây là cơ hội để quảng bá thương hiệu và tìm kiếm khách hàng, đối tác
tiềm năng.

Khuyến mãi: Giảm chiết khấu, đặt điều khoản bán hàng đặc biệt cho đại lý và khuyến mãi
trên website của doanh nghiệp như giảm 50% cho đơn hàng đầu tiên khi đặt trên website,
hoặc trong các dịp lễ sẽ có những voucher giảm giá cho khách hàng. Cách này sẽ làm tăng
lượng truy cập vào website doanh nghiệp làm tăng độ nhận diện đối với khách hàng.

1
https://www.theglobalstatistics.com/china-social-media-statistics/
10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. (n.d.). Retrieved from Công ty CP NGK Yến sào Khánh Hòa :
http://yensaokhanhhoasanest.com.vn/
2. China. (n.d.). Retrieved from AFS: https://www.afsusa.org/countries/china/#afs-
nav-people
3. China - Country Commercial Guide. (2023). Retrieved from International Trade
Administration: https://www.trade.gov/knowledge-product/china-labelingmarking-
requirements
4. China Social Media Statistics 2023 | Most Popular Platforms. (2023). Retrieved
from The Global Statistics : https://www.theglobalstatistics.com/china-social-
media-statistics/
5. Doanh nghiệp lưu ý điều gì để xuất khẩu sang Nhật Bản hiệu quả? (2023).
Retrieved from Trung tâm WTO.
6. Henderson, L. (2022). Commentary: In the wake of COVID-19, diabetes is the
next health crisis that must be stopped. cna lifestyle.
7. Information, G. G. (2023). Research Report on China's Bird's Nest Import 2023-
2032. China Research and Intelligence.
8. Nghiên cứu về thực hiện các chính sách cho dân tộc thiểu số ở. (2020). Tạp chí
khoa học & công nghệ đại học Duy Tân, 106.
9. Sự, B. T. (2022). Cơ hội rộng mở cho xuất khẩu tổ yến của Việt Nam. VTV News.
10. Tận dụng CPTPP để xuất khẩu nông, thuỷ sản vào Nhật Bản. (2021, 8 6).
Retrieved from Trung tâm WTO: https://trungtamwto.vn/chuyen-de/18303-tan-
dung-cptpp-de-xuat-khau-nong-thuy-san-vao-nhat-ban
11. Yến sào Việt Nam “rộng đường” sang Trung Quốc. (2023, 3 6). Retrieved from
Trung tâm WTO: https://trungtamwto.vn/hiep-dinh-khac/22905-yen-sao-viet-nam-
rong-duong-sang-trung-quoc

You might also like