You are on page 1of 17

BÁO CÁO CUỐI KỲ

HỌC PHẦN TƯ DUY THIẾT KẾ

DỰ ÁN: MÁY BÁN TRÁI CÂY TỰ


ĐỘNG

Nhóm: 99%
Lớp: AUP002
Khóa: K49

TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 12 năm 2023


BÁO CÁO CUỐI KỲ
HỌC PHẦN TƯ DUY THIẾT KẾ

Tên Dự án: Máy bán trái cây tự động


Tên nhóm: 99%
Lớp: AUP002
Khóa: K49
Danh sách thành viên nhóm:

Tên thành viên Nhiệm vụ được phân công Đánh giá mức độ hoàn thành
nhiệm vụ
(Tỷ lệ %)
Trần Đức Huy Thuyết trình 100%
Từ Gia Cường Thuyết trình 100%
Đào Giáng My Sa Poster 100%
Phan Quốc Linh Nội dung 100%
Đặng Nguyên Bảo Poster 100%
Nguyễn Huỳnh Đức Thịnh Nội dung 100%
Đỗ Phạm Quỳnh Linh Poster 100%
Lê Trần Bảo Ngọc Nội dung 100%
Nguyễn Thị Quế Ngân Nội dung 100%
Nguyễn Huỳnh Ngọc Như Nội dung 100%

Ngày nộp báo cáo: ngày 24 tháng 12 năm 2023.

1
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................................... 4

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG.................................................................................................. 5

1. Giới thiệu về đề tài:......................................................................................5

2. Lý do chọn đề tài:........................................................................................5

3. Đối tượng của đề tài:...................................................................................5

4. Vấn đề cần làm rõ:.......................................................................................5

CHƯƠNG II. THẤU CẢM (EMPATHY)........................................................................................ 6

1. Mục đích của hoạt động:.............................................................................6

2. Hoạt động:....................................................................................................6

3. Câu hỏi khảo sát và kết quả cuộc khảo sát người học (Phụ lục 1)..........6

4. Empathy Map:.............................................................................................6

5. Customer Persona:......................................................................................6

6. Kết quả đạt được:........................................................................................7

QUÁ TRÌNH XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ DÙNG TRÁI CÂY KHÔNG RÕ NGUỒN GỐC, TỐN
NHIỀU THỜI GIAN MUA HÀNG CỦA SINH VIÊN UEH ĐÃ BAO GỒM SỬ DỤNG CÁC
CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NHƯ SAU:.............................................7

1. Thu thập thông tin:......................................................................................7

2. Phân tích dữ liệu:.........................................................................................7

3. Phân tích kết quả:........................................................................................7

CHƯƠNG IV. KHỞI TẠO Ý TƯỞNG (IDEATE).........................................................................8

1. Thu thập thông tin và phân tích vấn đề:...................................................8

2
2. Xác định các yếu tố quan trọng:.................................................................8

3. Tạo ý tưởng giải quyết:...............................................................................8

4. Phân tích kết quả:........................................................................................9

CHƯƠNG V. TẠO MẪU THỬ (PROTOTYPE)............................................................................ 9

1. Xác định nhu cầu và mục tiêu:...................................................................9

2. Thiết kế giao diện máy bán hàng:..............................................................9

3. Phát triển tính năng và chức năng cơ bản.................................................9

4. Phân tích kết quả.......................................................................................10

CHƯƠNG VI. THỬ NGHIỆM (TEST)......................................................................................... 10

1. Lựa chọn nhóm thử nghiệm:....................................................................10

2. Hướng dẫn trải nghiệm:............................................................................11

3. Thu thập phản hồi:....................................................................................11

4. Đánh giá và phân tích kết quả:.................................................................11

5. Hiệu chỉnh và phát triển tiếp:...................................................................12

CHƯƠNG VII. KẾT LUẬN............................................................................................................. 12

1. Đối tượng và vấn đề nghiên cứu:..............................................................12

2. Mức độ giải quyết vấn đề:.........................................................................12

3. Hướng tìm hiểu/nghiên cứu tiếp sau này cho đề tài:..............................13

PHỤ LỤC / TÀI LIỆU THAM KHẢO (NẾU CÓ)........................................................................ 14

Phụ lục 1............................................................................................................14

3
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Bá
Sơn - giảng viên thuộc viện Công nghệ thông minh và tương tác đã hết mình
trong việc truyền đạt kiến thức của bộ môn Tư duy thiết kế cho chúng em trong
học kỳ qua. Không những thế, thầy còn đưa ra những lời khuyên, lời gợi ý bổ
ích về dự án, để chúng em có thể ý tưởng hóa và thực hiện dự án của mình.
Đồng thời, chúng em cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các giảng
viên của Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ đưa ra những
bài giảng, kiến thức bổ ích, đầy tâm huyết cho sinh viên chúng em để chúng em
có thể ngày một phát triển và hoàn thiện bản thân mình hơn.
Trong quá trình thực hiện dự án, vì những kiến thức ít ỏi hiện có, cùng
với đó là sự thiếu kinh nghiệm trong việc hoàn thành bài luận, nên chúng em
khó có thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, chúng em rất vinh hạnh khi được
nghe những lời đóng góp, ý kiến từ thầy, cô để rút kinh nghiệm cho những dự
án hay bài tiểu luận lần sau.

4
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG

1. Giới thiệu về đề tài:


Trong quá trình học tập học phần Tư duy thiết kế, chúng em có cơ hội ứng dụng
phương pháp Tư duy thiết kế vào việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp cho vấn
đề của cộng đồng sinh viên UEH. Đề tài "Máy bán trái cây tự động" là một
trong những giải pháp hiệu quả nhằm cung cấp trái cây tươi ngon và chất lượng
cao đến tay khách hàng, đồng thời giúp họ không tốn quá nhiều thời gian để chờ
đợi mua hàng.

2. Lý do chọn đề tài:
• Thấy được nhu cầu cao về tiêu thụ trái cây ở các bạn sinh viên UEH.

• Trái cây tốt cho sức khoẻ: Trái cây cung cấp nhiều vitamin và khoáng
chất cho cơ thể, chống oxi hoá, tăng cường hệ miễn dịch đồng thời hỗ trợ
tiêu hoá và giúp cải thiện tâm trạng

• Sự phổ biến của tự động hoá: Tự động hoá giúp tiết kiệm nhân công, chi
phí vận hành, có khả năng hoạt động bền bỉ đồng thời xử lí nhanh nhạy.
Các loại máy bán tự động ngày càng phổ biến trên thị trường hiện nay và
rất được giới trẻ ưu chuộng.

3. Đối tượng của đề tài:


Đối tượng chính của đề tài là sinh viên Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí
Minh (UEH) và bất kỳ ai muốn mua trái cây bằng máy bán hàng tự động một
cách nhanh chóng và tiết kiệm. Sinh viên UEH là một cộng đồng lớn và đa dạng
về nhu cầu tiêu thụ trái cây, từ người có thói quen tiêu dùng trái cây đến người
muốn trải nghiệm máy bán trái cây tự động.

4. Vấn đề cần làm rõ:


• Phân tích nhu cầu tiêu thụ trái cây của sinh viên UEH.
• Tìm hiểu về các hàng quán và xe đẩy bán trái cây hiện có xung quanh
trường, nhận xét về điểm mạnh và điểm yếu của chúng.
• Phát triển một máy bán trái cây tự động dành riêng cho sinh viên UEH,
tùy chỉnh theo nhu cầu cụ thể của họ và cung cấp trái cây phong phú, chất
lượng tốt.

5
• Đánh giá hiệu suất và sự hài lòng của sinh viên với dự án này để có thể
điều chỉnh và cải thiện theo thời gian. Mục tiêu của đề tài là đảm bảo rằng
sinh viên UEH có thể tiêu dùng trái cây đảm bảo an toàn vệ sinh, nhanh
chóng và tiện lợi.
Mục tiêu của đề tài là đảm bảo rằng sinh viên UEH có cơ hội mua và tiêu dùng
trái cây một cách tiện lợi và hiệu quả thông qua máy bán hàng tự động.

CHƯƠNG II. THẤU CẢM (EMPATHY)

Quá trình trình thực hiện và các công cụ đã sử dụng gồm: thấu cảm, trải nghiệm
cảm xúc của người dùng, dùng google form để khảo sát, từ kết quả cuộc khảo
sát đưa ra được Customer Persona và Empathy Map bằng công cụ Canva.

1. Mục đích của hoạt động:


Hoạt động giúp nhóm hiểu được tình huống, cảm xúc của sinh viên UEH về nhu
cầu tiêu dùng trái cây ở các hàng quán và xe đẩy. Những khó khăn, những mong
muốn của người dùng từ đó lên ý tưởng cho dự án.

2. Hoạt động:
Tổ chức các hoạt động nhóm như sau:
• Trải nghiệm, cảm xúc, tình huống bản thân của mỗi thành viên khi tiêu
thụ trái cây ở các hàng quán hiện có gần trường.
• Quan sát và phỏng vấn trực tiếp khách hàng.
• Lập các google form khảo sát ý kiến của khách hàng.
• Trao đổi ý tưởng với các thành viên nhóm.

3. Câu hỏi khảo sát và kết quả cuộc khảo sát người học (Phụ lục 1).

4. Empathy Map:
Qua những câu hỏi khảo sát, nhóm đã sử dụng Empathy Map để thu thập thông
tin về cảm xúc, nhu cầu, và hành vi của người tiêu dùng trái cây gần trường.

5. Customer Persona:
Dựa trên thông tin thu thập từ Empathy Map và nghiên cứu thêm, chúng em đã
tạo ra một Customer Persona mẫu đại diện cho sinh viên UEH khi tiêu thụ trái

6
cây gần trường. Persona này bao gồm thông tin về nhu cầu, sở thích, thói quen
mua hàng và những khó khăn, bất tiện mà họ gặp phải.
6. Kết quả đạt được:
Biết được nhu cầu của người dùng, những khó khăn trong việc mua, dùng trái
cây và những mong muốn đạt được của họ thông qua Customer Persona và
Empathy Map.

CHƯƠNG III. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ (DEFINE)


Quá trình xác định vấn đề dùng trái cây không rõ nguồn gốc, tốn nhiều thời gian
mua hàng của sinh viên UEH đã bao gồm sử dụng các công cụ nghiên cứu và
phân tích kết quả như sau:

1. Thu thập thông tin:


Chúng em đã tiến hành cuộc khảo sát, phỏng vấn trực tiếp với sinh viên UEH
sau đó tạo một form khảo sát online. Từ đó chúng em có Empathy map và
Customer persona cũng như xác định được vấn đề là khó khăn trong việc mua
trái cây ở các khía cạnh như tốn thời gian di chuyển trong và ngoài trường, xếp
hàng chờ mua lâu… và quan ngại về chất lượng trái cây khi dùng.

2. Phân tích dữ liệu:


Qua những thông tin thu thập được qua form khảo sát từ 82 sinh viên UEH,
chúng em đã phân tích dữ liệu để tạo ra các biểu đồ và số liệu thống kê như đã
đưa ở phần 2 (Phụ lục 1). Điều này giúp chúng em hiểu rõ hơn về xu hướng và
mô hình trong cách sinh viên UEH tiêu dùng trái cây, những vấn đề sinh viên
thường gặp phải.

3. Phân tích kết quả:


Kết quả của cuộc khảo sát và phân tích dữ liệu đã cho thấy một số vấn đề chính:
• Chất lượng: Nguồn gốc của các loại trái cây không thực sự rõ ràng và hệ
thống bảo quản lạnh chưa tốt gây hư hỏng trái cây. Ngoài ra môi trường
bán hàng không sạch sẽ và dụng cụ chế biến, phục vụ ăn uống không đảm
bảo vệ sinh.
• Chi phí: Bao gồm chi phí nhân công và có thêm chi phí mặt bằng đối với
các quán gần trường.

7
• Thời gian: Nhân viên phục vụ chậm; việc đi lại bất tiện vào giờ cao điểm
khi phải đứng đợi thang máy cũng như bất cập trong di chuyển vì lí do
thời tiết và kẹt xe.
Phân tích này đã giúp chúng em xác định rõ những vấn đề chính mà sinh viên
UEH đang gặp phải trong quá trình mua và tiêu dùng trái cây. Qua đó chúng em
có thể đưa ra giải pháp và xác định chính xác những điểm cần được cải thiện về
chất lượng trái cây, những bất cập của các hàng quán và xe đẩy gần trường.

CHƯƠNG IV. KHỞI TẠO Ý TƯỞNG (IDEATE)


Quá trình khởi tạo ý tưởng được thực hiện nhằm mục đích đưa ra các giải pháp
nhằm giải quyết các vấn đề mua, dùng trái cây không đảm bảo chất lượng, chi
phí, thời gian của sinh viên UEH. Quá trình này đã sử dụng các công cụ
jamboard, canva và kết quả đạt được đã được tóm tắt như sau:

1. Thu thập thông tin và phân tích vấn đề:


Để bắt đầu quá trình khởi tạo ý tưởng, chúng em đã thu thập thông tin từ cuộc
khảo sát, cuộc trò chuyện với các sinh viên UEH từ bước Thấu cảm (Empathy)
và Xác định vấn đề (Define), việc phân tích dữ liệu này giúp chúng em hiểu rõ
về những vấn đề mua, dùng trái cây không đảm bảo chất lượng, chi phí, thời
gian của sinh viên UEH.

2. Xác định các yếu tố quan trọng:


Chúng em đã xác định các yếu tố quan trọng trong những mong muốn của
khách hàng, bao gồm sự tiện lợi, nhanh chóng và chất lượng. Điều này giúp
chúng em tập trung vào những khía cạnh của vấn đề từ đó đưa ra những ý tưởng
phù hợp để giải quyết một cách chính xác nhất.

3. Tạo ý tưởng giải quyết:


Sử dụng công cụ thiết kế Canva, chúng em đã tạo ra các bản vẽ, biểu đồ, và mô
hình thử nghiệm để đề xuất các giải pháp tiềm năng. Các ý tưởng bao gồm:

- Máy bán trái cây tự động cho sinh viên UEH:


• Tạo một máy bán tự động dành cho sinh viên UEH với các loại trái cây
phong phú, phù hợp với nhu cầu của sinh viên và chất lượng tốt.
• Mức giá phù hợp với sinh viên.
- Bán trái cây ở căn tin trường:
8
• Đặt quầy bán trái cây ngay tại căn tin trường.
• Thuê mặt bằng và nhân viên bán hàng.
- Dịch vụ giao trái cây tận tay người dùng:
• Tạo một trang bán hàng trực tuyến để sinh viên có thể mua trái cây.
• Thuê nhân viên giao hàng.

4. Phân tích kết quả:


Các ý tưởng giải quyết vấn đề được nêu ra đã được đánh giá kĩ càng dựa trên
khả năng thực hiện, tiềm năng hiệu quả, và phản hồi từ sinh viên UEH. Kết quả
cho thấy sự quan tâm và ủng hộ đối với ý tưởng máy bán trái cây tự động.

Quá trình này đã giúp chúng em tạo ra các ý tưởng sáng tạo để giải quyết vấn đề
mua, dùng trái cây không đảm bảo chất lượng, chi phí, thời gian của sinh viên
UEH, và những ý tưởng này có tiềm năng giúp cải thiện trải nghiệm tiêu dùng
trái cây của họ.

CHƯƠNG V. TẠO MẪU THỬ (PROTOTYPE)

Sau những ý tưởng nhằm giải quyết vấn đề mua, dùng trái cây không đảm bảo
chất lượng, chi phí, thời gian của sinh viên UEH, chúng em đã quyết định làm
ra một máy bán trái cây tự động có tên là Fresh Fruit Machine thông qua việc sử
dụng các công cụ thiết kế như Canva, và kết quả đạt được được tóm tắt như sau:

1. Xác định nhu cầu và mục tiêu:


Trước khi bắt tay vào tạo mẫu, dựa trên những khảo sát đã làm trước đó, chúng
em đã xác định rõ nhu cầu và mục tiêu của người dùng khi sử dụng máy bán trái
cây tự động bao gồm: sở thích tiêu dùng, giao diện máy bán hàng, tính năng cần
có, và trải nghiệm của người dùng.

2. Thiết kế giao diện máy bán hàng:


Việc thiết kế giao diện được chúng em thực hiện qua các công cụ thiết kế là
Canva, đảm bảo có tính thẩm mỹ và không quá phức tạp nhưng vẫn có được sự
đơn giản. Điều này nhằm tạo cho người dùng một sự trải nghiệm tích cực và
hấp dẫn nhất.

3. Phát triển tính năng và chức năng cơ bản

9
Dựa trên nhu cầu đã xác định, chúng em đã phát triển mẫu thử với các tính năng
và chức năng cơ bản cần có của máy bán trái cây tự động bao gồm:
• Lựa chọn trái cây muốn mua trên màn hình điều khiển.
• Lựa chọn hình thức thanh toán và hoàn tất thanh toán.
• Chờ máy di chuyển trái cây từ ngăn chứa đến khoang lấy hàng..
• Lấy trái cây từ khoang lấy hàng và thưởng thức.

Bên cạnh đó, máy của chúng em cũng có một số đặc điểm nổi bật như:
• Kích thước cao 2,2m; dài 2,9m; rộng 1m.
• Bảng điều khiển được đặt ở giữa máy là màn hình cảm ứng 27 inch dùng
cho thao tác mua hàng.
• Kệ đỡ trái cây giúp đưa xuống từ ngăn lấy hàng.
• Băng chuyền và hệ thống vận chuyển sẽ chuyển trái cây đến khoang lấy
hàng một cách tự động.
• Cung cấp những khuyến mại tiêu dùng hấp dẫn.

4. Phân tích kết quả


Với mục tiêu giúp cho sinh viên UEH mua, dùng trái cây đảm bảo chất lượng,
chi phí, thời gian, chúng em đã bước đầu tạo ra một máy bán tự động đáp ứng
được nhu cầu của người dùng và luôn không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất
lượng của máy bán hàng để hoạt động được một cách tốt nhất.

CHƯƠNG VI. THỬ NGHIỆM (TEST)


Quá trình thử nghiệm mẫu thử máy bán trái cây tự động nhằm giải quyết vấn đề
mua, dùng trái cây không đảm bảo chất lượng, chi phí, thời gian của sinh viên
UEH bằng việc sử dụng công cụ thiết kế Canva. Kết quả đạt được được tóm tắt
như sau:

1. Lựa chọn nhóm thử nghiệm:


Trước khi tiến hành thử nghiệm, chúng em đã lựa chọn một nhóm sinh viên
UEH đại diện để tham gia nhằm đưa ra những phản hồi thiết thực từ đó cải thiện
sản phẩm của nhóm, cũng như khắc phục những hạn chế mà sản phẩm đang
mắc phải. Nhóm sinh viên này bao gồm các thành viên có cơ hội tiếp xúc và
khảo sát. Từ đó thấy được những góc nhìn khác nhau của người dùng, và tổng
hợp những thông tin xuất hiện nhiều nhất nhằm cải thiện những hạn chế mà
nhiều người dùng mắc phải khi sử dụng máy.

10
2. Hướng dẫn trải nghiệm:
Trước khi thử nghiệm mẫu thử, chúng em đã cung cấp sự hướng dẫn cho các
thành viên tham gia về cách sử dụng máy. Điều này bao gồm việc giới thiệu
giao diện máy bán trái cây, tính năng cần có và quy trình sử dụng. Nhằm mục
đích chắc chắn rằng tất cả các thành viên đều nắm rõ được cách thức vận hành
của máy.

3. Thu thập phản hồi:


Thời gian thử nghiệm, chúng em đã tổ chức cuộc khảo sát qua google form và
thu thập phản hồi từ các thành viên tham gia. Chúng em lắng nghe ý kiến, ghi
lại các khó khăn gặp phải, và nhận xét về trải nghiệm sử dụng của họ:
• Phần lớn sinh viên UEH cho rằng giao diện máy không tương thích với
màu sắc của UEH.
• Cần đa dạng các loại trái cây.
• Máy bán hàng không nhận tiền bị cong vênh, nhăn và không trả lại tiền
thừa lẻ cho khách hàng khi thanh toán bằng tiền mặt.

4. Đánh giá và phân tích kết quả:


Dựa trên phản hồi thu thập được, chúng em đã đánh giá hiệu suất của mẫu thử
máy bán trái cây tự động. Chúng em đã xem xét các điểm mạnh, điểm yếu:

- Điểm mạnh của máy:


• Thiết kế của máy mới mẻ, thu hút người dùng và phù hợp với môi trường
học tập năng động của UEH.
• Cung cấp trái cây có nguồn gốc rõ ràng - từ công ty Morning Fruit - đảm
bảo an toàn vệ sinh, chất lượng tốt cho người tiêu dùng.
• Hệ thống bảo quản lạnh thông minh, tiết kiệm điện với hệ thống cảm biến
nhiệt độ, độ ẩm và được hiển thị trên màn hình.
• Thanh toán tiện lợi, nhanh chóng bằng QR Code.

- Điểm yếu của máy:


• Kích thước máy to, chiếm diện tích chỗ đặt và di chuyển qua lại trên khu
vực hành lang.
• Màu sắc của máy không tương thích với màu sắc của UEH.
• Các loại chưa thực sự đa dạng.

11
• Máy bán hàng không nhận tiền bị cong vênh, nhăn và không trả lại tiền
thừa lẻ cho khách hàng khi thanh toán bằng tiền mặt.

5. Hiệu chỉnh và phát triển tiếp:


Dựa trên phản hồi và đánh giá, chúng em đã tiến hành hiệu chỉnh và phát triển
mẫu thử máy bán trái cây tự động để cải thiện trải nghiệm sử dụng và đáp ứng
tốt hơn nhu cầu của sinh viên UEH. Kết quả đạt được là một phiên bản cải tiến
của máy bán, có thể cung cấp trải nghiệm sử dụng tốt hơn cho sinh viên UEH
và giải quyết một phần các vấn đề mua, dùng trái cây chưa hiệu quả mà họ đang
đối diện. Trong tương lai, chúng em dự định sẽ thêm nhiều tính năng mới cũng
như đa dạng các loại trái cây để hướng đến nhóm đối tượng lớn hơn đó là các
bạn học sinh, sinh viên, và những người có nhu cầu tiêu dùng trái cây, thay vì
chỉ gói gọn trong môi trường của UEH.

CHƯƠNG VII. KẾT LUẬN


Kết luận lại quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề mua, dùng trái cây không
đảm bảo chất lượng, chi phí, thời gian của sinh viên UEH.

1. Đối tượng và vấn đề nghiên cứu:


Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là sinh viên của Đại học Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh (UEH) và vấn đề nghiên cứu là hiệu suất tiêu dùng trái cây
không đảm bảo chất lượng, chi phí, thời gian của họ. Chúng em đã xác định
rằng sinh viên UEH gặp phải rất nhiều vấn đề như xếp hàng chờ mua lâu, tốn
thời gian di chuyển vào những khung giờ cao điểm đông người và quan ngại về
chất lượng các loại trái cây không đảm bảo vệ sinh.

2. Mức độ giải quyết vấn đề:


Giải pháp cuối cùng, đó là tạo ra một máy bán trái cây tự động với kích thước
cao 2,2m; dài 2,9m; rộng 1m và màu sắc chủ đạo của máy sẽ là màu xanh “đặc
trưng” của UEH. Chiếc máy được sản xuất tại công ty Vendlife của Trung
Quốc. Máy có thiết kế giống hầu hết các loại máy bán hàng tự động trên thị
trường nhưng điểm khác biệt là có bảng điều khiển được đặt ở giữa máy là màn
hình cảm ứng 27 inch dùng cho thao tác mua hàng. Ngoài ra, máy sẽ có một kệ
đỡ trái cây khi đưa xuống từ ngăn lấy hàng và băng chuyền và hệ thống vận
chuyển sẽ chuyển trái cây đến khoang lấy hàng một cách tự động. Với những

12
đặc điểm ưu thế trên, chiếc máy này sẽ đáp ứng được thị hiếu người dùng về
chất lượng, chi phí, tiện lợi và nhanh chóng khi mua, dùng trái cây.

3. Hướng tìm hiểu/nghiên cứu tiếp sau này cho đề tài:


• Phát triển ứng dụng để tăng sự tương tác giữa người cung cấp dịch vụ và
người tiêu dùng về việc đánh giá chất lượng dịch vụ của chiếc máy.
• Ký hợp đồng nhập trái cây dài hạn để giảm thiểu tối đa chi phí nhập hàng
và sẽ đem đến cho người dùng một mức giá tốt hơn.
• Nghiên cứu sự đa dạng của nhu cầu và mục tiêu tiêu dùng trái cây của các
trường đại học khác để mở rộng thị trường hoạt động của máy bán trái
cây tự động.
 Kết luận, việc giải quyết vấn đề đề mua, dùng trái cây không đảm bảo
chất lượng, chi phí, thời gian của sinh viên UEH là một quá trình dài hơi và
đòi hỏi sự nghiên cứu và phát triển liên tục để tạo ra những giải pháp hiệu
quả và đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của sinh viên.

13
PHỤ LỤC / TÀI LIỆU THAM KHẢO (nếu có)
Phụ lục 1

14
15
16

You might also like