You are on page 1of 2

Chức năng của nhà nước chủ nô

Chức năng của nhà nước chủ nô bao gồm chức năng đối nội và đối ngoại.

a) Các chức năng đối nội cơ bản của nhà nước chủ nô bao gồm:

– Chức năng củng cố và bảo vệ sở hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và nô lệ
Đây là một trong những chức năng đặc trưng, cơ bản nhất của nhà nước chủ nô, thể
hiện rõ nét bản chất giai cấp của nhà nước chủ nô. Nhà nước chủ nô bằng pháp luật
không chỉ quy định giai cấp chủ nô có toàn quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, mà đối
với người nô lệ giai cấp chủ nô cũng toàn quyền sở hữu. Thông qua pháp luật nhà
nước chủ nô hợp pháp hoá quyền lực vô hạn của chủ nô đối với nô lệ, cho pháp chủ
nô công khai bóc lột, cưỡng bức lao động tàn nhẫn đối với nô lệ, đồng thời quy định
những biện pháp trừng trị nghiêm khắc đối với các hành vi xâm hại đến quyền sở hữu
của chủ nô.
– Chức năng đàn áp bằng quân sự đối với sự phản kháng của nô lệ và các tầng lớp
nhân dân lao động khác
Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, không chỉ giai cấp nô lệ chịu sự áp bức, bóc lột tàn
nhẫn của giai cấp chủ nô mà các tầng lớp nhân dân lao động khác cũng chịu sự áp
bức và bóc lột không kém phần tàn bạo từ phía giai cấp chủ nô. Ở đâu có áp bức, ở
đó có đấu tranh, vì thế, lịch sử tồn tại và phát triển của nhà nước chủ nô gắn liền với
các cuộc khởi nghĩa liên tiếp của nô lệ và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Để
bảo vệ địa vị thống trị cùng với các đặc quyền, đặc lợi của giai cấp chủ nô, nhà nước
chủ nô đã ra sức đàn áp các cuộc khởi nghĩa bằng bạo lực quân sự. Đây cũng là một
chức năng được nhà nước chủ nô hết sức chú trọng.
– Chức năng đàn áp về mặt tư tưởng
Bên cạnh việc sử dụng bạo lực quân sự để đàn áp giai cấp nô lệ và các tầng lớp nhân
dân lao động khác, nhà nước chủ nô còn thực hiện sự nô dịch về mặt tư tưởng đối với
nô lệ và nhân dân lao động. Các nhà nước chủ nô đều sử dụng tôn giáo như một
công cụ hữu hiệu cho sự nô dịch về mặt tư tư tưởng. Bởi lẽ tôn giáo đã đã giải thích
được đặc quyền cũng như địa vị xã hội của giai cấp thống trị. Các hành vi xâm hại tới
tôn giáo cũng được nhà nước chủ nô thông qua pháp luật trừng phạt nghiêm khắc.

b) Các chức năng đối ngoại cơ bản của nhà nước chủ nô bao gồm:
– Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược
Đây là một trong những chức năng đối ngoại cơ bản của nhà nước chủ nô. Điều kiện
cho sự tồn tại của nhà nước chủ nô gắn liền với chế độ nô lệ, vì thế các nhà nước chủ
nô hết sức coi trọng hoạt động tiến hành chiến tranh xâm lược để mở rộng lãnh thổ
và tăng cường số nô lệ của quốc gia. Chế độ nô lệ càng phát triển thì chiến tranh càng
tàn khốc. Sau khi dành được thắng lợi các nhà nước chủ nô thường tiến hành các
hoạt động xây dựnh thành luỹ, bố trí quân đội ở các nước bại trận và thi hành chính
sách bóc lột hà khắc với nhân dân các nước thất bại. Lịch sử nhà nước chủ nô đã có
những đế quốc hùng mạnh nhờ việc thi hành chính sách mở rộng chiến tranh xâm
lược mà tiêu biểu là đế quốc La mã.
– Chức năng phòng thủ chống xâm lược
Cùng với việc thực hiện hoạt động xâm lược, các nhà nước chủ nô cũng hết sức coi
trọng hoạt động phòng thủ chống xâm lược. Thực tế cho thấy rằng bất kỳ nhà nước
chủ nô nào cũng đứng trước nguy cơ bị nước khác xâm lược. Để thực hiện chức năng
này nhà nước chủ nô tiến hành các hoạt động như: tổ chức lực lượng quân đội, xây
dựng các thành luỹ, pháo đài, chuẩn bị cơ sở vật chất…, tiến hành hoạt động quân sự
khi cần thiết.
Ngoài các chức năng đã nêu ở trên, nhà nước chủ nô trong một chừng mực nhất
định, tuỳ vào thời điểm cụ thể đã tiến hành những cong việc chung bắt nguồn từ sự
tồn tại của xã hội như: xây dựng các công trình công cộng, đường sá, tổ chức đắp đê
chống lụt…, hoặc các hoạt động bang giao hoà bình, tiến hành buôn bán với các nước
khác.

You might also like