You are on page 1of 4

Lạm phát năm 2020

https://consosukien.vn/dieu-hanh-cua-chinh-phu-va-lam-phat-nam-2020.htm#:~:text=L
%E1%BA%A1m%20ph%C3%A1t%20c%C6%A1%20b%E1%BA%A3n%20b
%C3%ACnh,c%E1%BB%A7a%20d%E1%BB%8Bch%20b%E1%BB%87nh%20Covid
%2D19.

https://vneconomy.vn/lam-phat-viet-nam-lieu-co-la-lan-gio-nguoc-trong-xu-huong-lam-
phat-toan-cau.htm#:~:text=N%C4%83m%202021%2C%20l%E1%BA%A1m%20ph
%C3%A1t%20to%C3%A0n,s%E1%BB%91%20li%E1%BB%87u%20th%C3%A1ng
%202%2F2022.

https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/01/kiem-soat-lam-phat-thap-
thanh-cong-cua-nam-2021-va-ap-luc-trong-nam-2022/

“ Kể từ giữa năm 2020, sau khi toàn thế giới trải qua cú sốc bùng phát đại dịch Covid-
19, kinh tế toàn cầu đã chứng kiến một xu hướng lạm phát liên tục gia tăng. Lạm phát cao
diễn ra tại nhiều khu vực, bao gồm các nền kinh tế phát triển như Mỹ, EU, cũng như
nhiều nền kinh tế mới nổi (EM).

Năm 2021, lạm phát toàn cầu ước tính đạt mức 3,8%, cao nhất trong vòng 10 năm. Riêng
tại Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2021 tăng 4,7%, mức tăng cao nhất
trong gần 40 năm, và lạm phát có xu hướng tăng dần, lên tới 7% yoy vào cuối năm 2021
và tiếp tục tăng tốc lên mức 7,9% theo số liệu tháng 2/2022.
Hình: diễn biến lạm phát toàn cầu và một số khu vực

Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở cao. Trong khi, xu hướng lạm phát toàn cầu đang
hiện hữu với việc giá hàng hóa tăng mạnh gây tác động trực tiếp lên giá cả tiêu dùng. Vì
vậy, lạm phát trong nước cũng sẽ không tránh khỏi xu thế chung của toàn cầu.” (Hoàng
Nữ Ngọc Thuỷ và Lương Minh Hiển.2022).

Năm 2020, lạm phát cơ bản của Việt Nam bình quân tăng 2,31% so với bình quân năm
2019. Cụ thể, lạm phát tăng cao ở những tháng đầu năm, và thấp dần vào những tháng
cuối năm.

Hình: Diễn biến lạm phát giữa các tháng trong năm 2020

Nguồn: Tổng cục thống kê.

Sự thay đổi này chủ yếu là vì biến động về giá. việc nguồn cung một số mặt hàng thực
phẩm thiết yếu, đặc biệt là nguồn cung thịt heo giảm do dịch tả lợn Châu Phi đã đẩy giá
nhóm thực phẩm tăng lên; mặt khác, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhu cầu tiêu
dùng nhiên liệu giảm nên giá xăng dầu của năm 2020 giảm xuống khá sâu. Bên cạnh đó,
cùng với việc phối hợp chặt chẽ và linh hoạt trong công tác điều hành giá các mặt hàng
do nhà nước quản lý và việc chỉ đạo triển khai tốt công tác bình ổn thị trường hàng hóa
cho nên về cơ bản, diễn biến lạm phát năm 2020 tương đối sát với những dự báo từ đầu
năm, nằm trong kịch bản CPI năm 2020 tăng thấp.
Năm 2021
Bước sang năm 2021, lạm phát cơ bản bình quân tăng 0,81% so với bình quân năm 2020.
Lạm phát cơ bản tháng 12/2021 tăng 0,16% so với tháng 11/2021, tăng 0,67% so với
tháng 12/2020.

Tốc độ tăng CPI của các năm giai đoạn 2016-2021 (%)

Nguồn: Tổng cục thống kê

“ Tuy nhiên, mức lạm phát năm 2021 là 1,84%,Việt Nam trở thành là một “làn gió
ngược” trong xu hướng lạm phát của thế giới tính đến thời điểm hiện tại.

 Những lý do khiến cho lạm phát Việt Nam có xu hướng ổn định:

o Giá thực phẩm giảm 0,5% do nguồn cung trong nước dồi dào, đặc biệt là
giá thịt lợn giảm sâu khoảng 30%;

o Tổng cầu nội địa yếu do ảnh hưởng của việc giãn cách xã hội kéo dài;

o Tác động hỗ trợ từ giá dịch vụ Nhà nước quản lý, bao gồm giá điện (giảm
0,9%), giá dịch vụ y tế (giữ nguyên chưa tăng giá theo lộ trình), giá dịch vụ
giáo dục (tăng thấp 1,9% do chính sách miễn giảm học phí năm học
2021/22 khiến giá giảm mạnh từ tháng 9);

o Điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, tăng trưởng cung tiền ổn
định ở mức 10-12%, đồng thời tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân
hàng cũng giảm khoảng 1% so với năm trước, từ 23.200 xuống 22.900.”
( Hoàng Nữ Ngọc Thuỷ và Lương Minh Hiển.2022).

You might also like