You are on page 1of 49

Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

Tuần: Ngày dạy :………. ….lớp 10A…………………………..


Tiết PPCT: 1-8 Ngày dạy :………. ….lớp 10A…………………………..
Ngày soạn : 16/09/2018
CHỦ ĐỀ :NGUYÊN TỬ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Học sinh nắm được thành phần cơ bản của ngtử cũng như kích thước khối lượng ngtử
- Học sinh vận dụng: tập nhận xét và rút ra kết luận từ các thí nghiệm
- Sự liên quan giữa điện tích hạt nhân, số p và số e, số khối và số đơn vị điện tích hạt nhân và nơtron.
- Khái niệm nguyên tố hóa học
+Số hiệu nguyên tử ( Z ) bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron có trong nguyên tử.
+ Ký hiệu nguyên tử : X. X là ký hiệu hóa học của nguyên tố, số khối (A) là tổng số hạt proton và
nơtron.
- Cấu tạo nguyên tử và viết cấu hình electron nguyên tư.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Lý thuyết và bài tập.
- Học sinh: Kiến thức đã học và bài tập theo yêu cầu của GV
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp
2.Nội dung bài:
Nội dung Hoạt động của GV và HS
* Hoạt động 1 : A. Lý Thuyết :
GV : phát vấn HS I. NGUYÊN TỬ
- Khái quát về thành 1. THÀNH PHẦN CẤU TẠO CỦA NGUYÊN TỬ:
phần cấu tạo nguyên + Hạt nhân: proton (p, điện tích +) mp = mn = 1,67.10-27kg = 1u
tử ? Notron (n, không mang điện)
HS : + Lớp vỏ: electron (e, điện tích -) me = 9,1.10-31kg
- Nêu điện tích và
khối lượng của từng 2. KÍCH THƯỚC KHỐI LƯỢNG CỦA NGUYÊN TƯ:
loại họa Nguyên tử của nguyên tố khác nhau có kích thước và khối lượng khác nhau
HS : lần lượt trả lời a/ Kích thước: Đơn vị kích thước nguyên tử nanomet
- Ký hiệu: nm
1nm = 10-9 m; 1A = 10-10 m; 1nm = 10A
b/ Khối lượng:
* Hoạt động 2 : Đơn vị khối lượng là u
GV : Hướng dẫn 1u = 19,9206.10 kg / 12 = 1,66005.10 kg
-27 -27

từng dạng bài tập tự khối lượng của nguyên tử nhỏ nhất là Hidro:1,6738.10 kg=1u
-27

luận, yêu cầu HS lên II. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ - NGUYÊN TỐ HÓA HỌC – ĐỒNG VỊ:
bảng trình bày bài 1. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ
làm. a/ Điện tích hạt nhân:
HS : Lần lượt lên Số đvị đtích hnhân (Z) = Số proton(p) = Số
bảng trình bày. electron(e)
* Hoạt động 3 :
GV YC HS trả lời
từng câu hỏi trắc b/ Số khối:
nghiệm và giải A: Số khối
A=Z+N Z: Số đvị ĐTHN
thích ?
HS lần lượt trình bài. N: Số nơtron
2. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC:
a/ Định nghĩa: Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng ĐTHN
b/ Số hiệu nguyên tử:

GV:Vũ Tuấn Đạt 1


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

- Số đơn vị ĐTHN ngtử của 1 ngtố gọi là số hiệu ngtử của ngtố đó.
Kí hiệu: Z
c/ Kí hiệu nguyên tử:
A là số khối, Z là số hiệu nguyên tử, X là kí hiệu nguyên tử
3. Đồng vị:
- Đồng vị là những nguyên tử có cùng số prôton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó
số khối A khác nhau.
4. Nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố hoá học
a/ Nguyên tử khối:
- Nguyên tử khối của một ngtử cho biết khối lượng của ngtử đó nặng gấp bao nhiêu
lần đơn vị khối lượng ngtử M=A
b/ Nguyên tử khối trung bình:
a.X + b.Y + ...
A=
100

A: ngtử khối trung bình


a: là phần trăm số ngtử của đồng vị X
b: là phần trăm số ngtử của đồng vị Y
x, y là nguyên tử khối của đồng vị X, Y.
III. CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ
1. SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA CÁC ELECTRON TRONG NGUYÊN TỬ:
- Hiện nay người ta chấp nhận rằng các e chuyển động rất nhanh xung quanh HN
nhưng không theo quỹ đạo xác đinh. (Sô p= Số e = Z)
2. LỚP ELECTRON VÀ PHÂN LỚP ELECTRON:
a Lớp electron:
- Các e trên cùng 1 lớp có năng lượng xấp xỉ nhau.
- Số thứ tự lớp e là những số nguyên n = 1, 2, 3,…..7 hoặc kí hiệu bằng chữ in hoa.
n= 1 2 3 4 5 6 7
KH K L M N O P Q
Lớp K là lớp gần HN nhất, các e lớp này lien kết với HN chặt chẽ nhất và có năng
lượng thấp nhất.
b. Phân lớp electron:
- Các e trên cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau.
- Các phân lớp KH bằng chữ thường: s, p, d, f. Ta có phân lớp s, phân lớp d,…
- Số phân lớp của 1 lớp bằng với số lớp.
- Các e phân lớp s gọi là electron s, phân lớp p gọi là electron p
3 SỐ ELECTRON TỐI ĐA TRONG MỘT PHÂN LỚP, MỘT LỚP:
a. Số e tối đa trong một phân lớp:
- Phân lớp s chứa tối đa 2e
- Phân lớp p chứa tối đa 6e
- Phân lớp d chứa tối đa 10e
- Phân lớp f chứa tối đa 14e
Phân lớp e có đủ e tối đa gọi phân lớp e bão hòa.
b. Số e tối đa trong một lớp:
Số electron tối đa của lớp thứ n là 2n2.
4. CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ
a. THỨ TỰ CÁC MỨC NĂNG LƯỢNG TRONG NGUYÊN TỬ:
- Các electron trong nguyên tử ở trạng thái cơ bản lần lượt chiếm các mức năng
lượng từ thấp đến cao.

GV:Vũ Tuấn Đạt 2


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

- Từ trong ra ngoài, mức năng lượng của các lớp n tăng theo thứ tự từ 1 đến 7 và
năng lượng của phân lớp tăng theo thứ tự s, p, d, f.
- Mức năng lượng electron được xắp xếp: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s…
b. CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ:
1. Cấu hình electron của nguyên tử:
Cách viết cấu hình electron NT:
+ Bước 1: Xác định số electron của nguyên tử
+ Bước 2: Phân bố các electron theo mức năng lượng từ thấp đến cao
+ Bước 3: Viết cấu hình electron biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp
thuộc các lớp khác nhau (1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p 4d 4f 5s...)
2. Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng
- Đối với tất cả các nguyên tố, lớp electron ngồi cùng có nhiều nhất 8 electron.
- Các nguyên tử có 8 electron ngòai cùng (ns 2np6) và nguyên tử heli (1s2) không tham
gia liên kết hóa học (có cấu hình bền). Đây là nguyên tử của nguyên tố khí hiếm.
- Các nguyên tử có 1, 2, 3 electron ở lớp ngòai cùng dễ nhường electron là nguyên tử
của nguyên tố kim loại ( trừ H, He và B)
- Các nguyên tử có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng dễ nhận electron là nguyên tử
của nguyên tố phi kim
- Các nguyên tử có 4 electron ở lớp ngoài cùng có thể là nguyên tử của nguyên tố
kim loại hoặc phi kim.
Vậy:
Khi biết cấu hình electron của nguyên tử có thể dự đoán được loại nguyên tố.

B. Bài Tập Tự luận:


DẠNG 1: Viết cấu hình electron, xác định loại nguyên tố( kim loại, phi kim hay khí hiếm):
1. Viết cấu hình e của các nguyên tử sau trong bảng tuần hoàn:
a. Na (Z = 11) b. Ca (Z = 20) c. Al (Z = 13) d. Ne (Z = 10)
e. O (Z = 8) f. Cl (Z = 17) g. Fe (Z = 26) h. Zn (Z = 30
2. Một nguyên tử có số hiệu nguyên tử là 15.
a/ Nguyên tử đó có bao nhiêu electron? Viết cấu hình electron của nguyên tử đó?
b/ Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử đó có bao nhiêu electron, đó là những electron gì? Đó là nguyên
tử kim loại hay phi kim?
3. Một ion X2+ có phân lớp cuối cùng của cấu hình electron là 2s22p6. Hãy viết cấu hình electron của X.
4. Anion X2- có số eletron là 10, số nơtron là 10. Xác định số khối và vị trí của nguyên tử nguyên tố X.
5. Kể tên, viết kí hiệu, số hiệu nguyên tử của 3 nguyên tố có lớp electron ngoài cùng bão hoà.
6. Cũng câu hỏi trên đối với 3 nguyên tố lớp ngoài cùng chỉ có 1 electron. Đối với 3 nguyên tố lớp ngoài cùng
có 7 electron..
7. Nguyên tử X có 3 lớp electron. Lớp thứ 3 có 4 electron.
a) Nguyên tử X có bao nhiêu electron ? Bao nhiêu proton ?
b) Số hiệu nguyên tử của X là bao nhiêu?
8. Cấu hình electron ở lớp ngoài cùng của các nguyên tử sau lần lượt là 3s23p1 ; 3s1 ; 3s23p6; 3s23p63d5 ; 4p3.
a)  Viết cấu hình electron đầy đủ của mỗi nguyên tử.
b)  Cho biết mỗi nguyên tử có mấy lớp electron, số electron trên mỗi lớp là bao nhiêu?
c)  Nguyên tố nào là kim loại, phi kim, khí hiếm? Giải thích?
9. Cho các nguyên tử sau:  
         A: có điện tích hạt nhân là 36+.       B: có số hiệu nguyên tử là 20.
         C: có 3 lớp electron, lớp M chứa 6 electron.      D: có tổng số electron trên phân lớp proton là 9.
a) Viết cấu hình e của A, B, C, D.
b) Ở mỗi nguyên tử, lớp electron nào đã chứa số electron tối đa?
10. Nguyên tố X có cấu hình electron sau: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5.

GV:Vũ Tuấn Đạt 3


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

a) Cho biết nguyên tử X có bao nhiêu electron.


b) X có mấy lớp electron, mỗi lớp có mấy electron
c) X là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Tại sao.
11. Viết cấu hình electron của các nguyên tử có số hiệu nguyên tử từ 1 đến 11? Nhận xét sự biến đổi số
electron lớp ngoài cùng.
12. Có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng trong nguyên tử của nguyên tố có số hiệu nguyên tử :
a) 3, 11, 19 ;
b) 8, 16 ;
c) 9, 17.
13.
a) Viết cấu hình electron của các cặp nguyên tử có số hiệu nguyên tử là : 3, 11 ; 4, 12 ; 7, 15 ; 8, 16 ; 10, 18
b) Nhận xét số electron lớp ngoài cùng của từng cặp.
c) Những cặp nào là kim loại, phi kim, khí hiếm ?
14. Cho biết cấu hình electron của các nguyên tố sau:
                1)  1s2 2s2 2p6 3s2 3p4
                    
2)  1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d1
                3)  1s2 2s2 2p6 3s2 3p6
a) Nguyên tố nào là kim loại ? phi kim ? khi hiếm ?
b) Đối với mỗi nguyên tử, lớp electron nào liên kết với hạt nhân chặt chẽ nhất ?
c) Có thể xác định khối lượng của các nguyên tố không ? vì sao?
15. Dựa vào bảng tuần hoàn gọi tên các nguyên tố có có hình electron sau:              
                a)  1s2 2s1                           d)  1s2 2s2 2p6 3s2       
               b)  1s2 2s2 2p5                    e)  1s2 2s2 2p6 3s2 3p3
                c)  1s2 2s2 2p6                     f)  1s2 2s2 2p6 3s2 3p6
Những nguyên tố nào là kim loại ? phi kim ? khí hiếm ? Có bao nhiêu electron ngoài cùng ?
16. Viết cấu hình electron của oxi (Z = 8) và lưu huỳnh (Z = 16), nitơ (Z = 7) và phot pho (Z = 15). Nhận xét
về số electron ngoài cùng của từng cặp. Chúng là kim loại hay phi kim ?
17. a) Viết cấu hình electron đầy đủ cho các nguyên tử có lớp electron ngoài cùng là :   
               a)   2s1                           d)   3s2 3p1               g) 3s2 3p6
               b)   2s2 2p3                    e)   3s2 3p3
               c)   2s2 2p6                     f)   3s2 3p5                 
b) Căn cứ vào nguyên tắc nào để có thể viết được ?
c) Gọi tên các nguyên tố đó ?
18. Nguyên tử của nguyên tô natri có kí hiệu .
a. Xác định số lượng các hạt cấu tạo nên nguyên tử Na.
b. Tìm điện tích hat nhân, khối lượng nguyên tử của Na.
c. Viêt phản ứng của Na với khí clo, nước, oxi.
19. Viết cấu hình e nguyên tử các nguyên tố có Z = 8; Z = 16; Z = 36; Z = 28.
a. Cho biết số e, số lớp e, số e lớp ngoài cùng?
b. Cho biết các nguyên tố đó là kim loại hay phi kim?

DẠNG 2: Bài toán nguyên tử khối Tb


20. Trong tự nhiên, nguyên tố Bo có 2 đồng vị (80,1%), (19,9%). Tìm nguyên tử khối trung bình của
nguyên tố Bo.
21. Niken có 3 đồng vị (67%), (26%), (7%). Tìm nguyên tử khối trung bình của Ni.
22. Trong tự nhiên brom có hai đồng vị bền: chiếm 50,69% số nguyên tử v chiếm 49,31% số
nguyên tử. Hãy tìm nguyên tử khối trung bình của brom.
23. Tính khối lượng nguyên tử trung bình của các nguyên tố niken biết rằng trong tự nhiên, đồng vị của Ni tồn
tại theo tỉ lệ sau:

GV:Vũ Tuấn Đạt 4


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

    67,76%     26,16%    2,42%     3,66% 
24. Liti trong tự nhiên có hai đồng vị: 7Li chiếm 92,5% và 6Li chiếm 7,5%. Tính nguyên tử khối trung bình
của Li
25. Brom có hai đồng vị : 79Br chiếm 50,7% còn lại là  81Br. Tính nguyên tử khối trung bình của Br.
26. Nguyên tử khối trung bình của clo trong tự nhiên là 35,50. Clo tự nhiên có hai đồng vị biết đồng vị
chiếm 75% số nguyên tử clo trong tự nhiên.Tìm số khối đồng vị thứ 2 của clo?
26. Trong tự nhiên, brom có 2 đồng vị và . Biết A + B = 160, số nơtron của đồng vị lớn
hơn đồng vị là 2 và nguyên tử khối trung bình của brom là 79,91. Tính thành phần phần trăm số nguyên
tử của đồng vị của brom trong tự nhiên?
27. Trong tự nhiên bạc có hai đồng vị. Trong đó, đồng vị có số khối 109 chiếm 44%. Tìm số khối của đồng vị
còn lại, biết số khối trung bình của Ag là 107,88.
DẠNG 3: Bài toán về số hạt
28. Nguyên tô X có A = 40, Z = 20 .
a. Tìm tổng số hạt cấu tạo nên nguyên tử của nguyên tô X.
b. Tính gân đúng nguyên tử khối của X.
c. Tính khôi lượng tuyệt đôi theo gam của nguyên tử X.
29. Hãy xác định điện tích hạt nhân, sô proton, sô nơtron, sô electron và khôi lượng nguyên tử của
các nguyên tô có kí hiệu sau dây:
a. b. c. d.
30. Xác định điện tích hạt nhân, số đơn vị điện tích hạt nhân, số proton, số nơtron, số electron, nguyên tử khối
của nguyên tử sau:

31. Viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố sau, biết:


a)  Silic có điện tích hạt nhân là 14+, số nơtron là 14.
b)  Kẽm có 30 electron và 35 nơtron.
c)  Kali có 19 proton và 20 nơtron.
d)  Neon có số khối là 20, số proton bằng số nơtron.
Đáp án :

32. Tổng số hạt (p,n,e) của một nguyên tố là 34. Xác định KLNT và cấu hình electron của nguyên tố đó.
33. Đồng vị phổ biến của nguyên tử R có tổng số hạt p, n, e trong một nguyên tử là 10.
34. Tổng số hạt trong nguyên tử R là 76, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. Tìm số p,
n, e và số điện tích hạt nhân của R?
35. Biết tổng số hạt proton, nơtron và electron trong một nguyên tử là 155. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 33 hạt. Tìm số proton, nơtron và số khối của nguyên tử.
36. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt bằng 34, biết số hạt notron nhiều hơn số hạt proton là 1. Xác
định Z, N và viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X?
37. Một kim loại M có số khối A=56. Tổng số các hạt cơ bản trong nguyên tử M là 82. Cho biết M là kim loại
nào?
38.Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt trong nguyên tử là 52 và số hạt mang điện tích dương kém hơn số
hạt không mang điện là 1 hạt. Điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là bao nhiêu?
39. Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử một nguyên tố là 21.
a) Hãy xác định tên nguyên tố đó.
b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.
c) Tính tổng số electron trong nguyên tử của nguyên tố đó.
40.Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt bằng 82. Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không
mang điện là 22 hạt.

GV:Vũ Tuấn Đạt 5


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

a. Xác định Z, A và viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X?


b. Viết cấu hình e của nguyên tố X trong BTH?Cho biết đó là nguyên tố gì?
41. Xác định cấu tạo hạt (tìm số electron, số proton, số nơtron), viết kí hiệu nguyên tử của các nguyên tử sau,
biết:
a) Tổng số hạt là 115, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt.
b) Tổng số hạt là 95, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt.
c) Tổng số hạt là 40, số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện dương là 1 hạt.
d) Tổng số hạt là 36, số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện.
e) Tổng số hạt là 52, số hạt không mang điện bằng 1,06 lần số hạt mang điện âm.
42. Tổng số hạt nơtron, proton và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 40 .
    a) Xác định số khối của nguyên tử đó.
    b) Viết cấu hình electron của nguyên tố đó..
43. Oxi có 3 đồng vị là : . Cacbon có 2 đồng vị là : . Hỏi có thể có bao nhiêu lọai phân
tử khí cacbonic? Viết công thức phân tử và tính khối lượng phân tử của chúng.
44. Cho các nguyên tử sau, các nguyên tử nào là đồng vị của nhau:

C. TRẮC NGHIỆM:
1. Người đã tìm ra electron là
A. Tom-xơn B. Rơ-dơ-pho C. Chat-uých D. Bo
2. Người đã tìm ra proton là
A. Tom-xơn B. Rơ-dơ-pho C. Chat-uých D. Bo
3. Người đã tìm ra nơtron là
A. Tom-xơn B. Rơ-dơ-pho C. Chat-uých D. Bo
4. Trong hạt nhân của các nguyên tử , các hạt cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử gồm những loại nào sau đây?
A. Proton và nơtron. B. Proton, nơtron và electron C. Proton D. Nơtron
5. Chon câu sai:
A. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số electron
B. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton
C. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số khối.
D. Đồng vị là những ngtử có cùng điện tích hạt nhân.
6. Nguyên tử có kí hiệu cho biết:
A. Số khối A là 127 B. Số proton là 53 C. Số nơtron là 74 D. Tất cả điều đúng.
7. Nguyên tử X có số proton là 13 và số nơtron là 14, kí hiệu nào là đúng?
A. B. C. D. Tất cả điều sai.
8. Cho 2 kí hiệu nguyên tử: , , chọn câu trả lời đúng
A. Na và Mg cùng có 23 electron. B. Na và Mg có cùng điện tích hạt nhân.
C. Na và Mg là đồng vị của nhau. D. Tất cả đều sai.
9. Trong tự nhiên Cu có 2 đồng vị là chiếm 27% và chiếm 73%. Vậy nguyên tử khối trung bình
của Cu là A. 63,45 B. 64,21 C. 63,54 D. 64,54
10. Một nguyên tử có tổng số hạt là 40, hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Vậy
nguyên tử đó là A. Ca B. Al C. Mg D. Na
11. Một nguyên tử có tổng số hạt là 28, hạt không mang điện kém hơn số hạt mang điện là 8 hạt. Vậy nguyên tử X đó
là A. B. C. D.
12. Hãy cho biết lớp M có mấy phân lớp?
A. 1 phân lớp B. 2 phân lớp C. 3 phân lớp D. 4 phân lớp
13. Số electron có thể phân bố trên lớp N là
A. 25 B. 32 C. 18 D. 50
14. Số electron tối đa thứ n là A. n2 B. n C. 2n2 D.
2n3

GV:Vũ Tuấn Đạt 6


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

15. Lớp electron nào có số electron tối đa là 18?


A. n = 1 B. n = 2 C. n = 3 D. n = 4
16. Số electron tối đa chứa các phân lớp s, p, d, f lần lượt là
A. 2, 8, 18, 32 B. 2, 6, 10, 14 C. 2, 4, 6, 8 D. 2, 6, 8, 18
17. Nguyên tố bo (B) có 2 đồng vị bền trong tự nhiên là . Đồng vị thứ nhất chiếm 80% và đồng vị
thứ hai chiếm 20%. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố bo là
A. 10,2 B. 10,8 C. 10,6 D. 10,4
18. Trong tự nhiên nguyên tố clo có 2 đồng vị là , nguyên tử khối trung bình của clo là 35,5.
Phần trăm của 2 đồng vị trên lần lượt là
A. 80% và 20% B. 70% và 30% C. 60% và 40% D. 75% và 25%.
19. Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản nào là đúng cho nguyên tử có số hiệu nguyên tả là 16?
A. B. C. D.

20. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử của một nguyên tố là , số hiệu nguyên tử của
nguyên tố đó là? A. 10 B. 11 C. 12 D. 13
21. Số đơn vị ĐTHN của nguyên tử có kí hiệu là.
A. 23. B. 23+. C. 11. D. 11+.
22. Số proton và số notron trong hạt nhân nguyên tử
A. 235p, 92n B. 92p, 235n C. 92p, 92n D. 92p, 143n
23. Nguyên tử trung hòa về điện và ion tạo từ nó sẽ
A. Có cùng số p, n, e B. Có cùng số p, n nhưng khác nhau về số e
C. Có cùng số n nhưng khác nhau về số p, e D. Giá trị của số p, n, e đều không bằng nhau
24. Chọn cặp nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học
A. và . B. và . C. và . D. và .
25. Nguyên tử X (Z=20), số electron trong cation X là2+

A. 22 B. 18 C. 20 D. 38
26. Nguyên tử 7N, số electron trong anion N là
3-

A. 10 B. 11 C. 4 D. 7
27. Phần tử có số electron bằng với số notron.
(1). (2). (3).
A. Chỉ có 1 B. Chỉ có 1,2 C. Chỉ có 1,3 D. Chỉ có 1,2,3
28. Đồng vị là những:
A. Hợp chất có cùng ĐTHN. B. Nguyên tố có cùng ĐTHN.
C. Nguyên tử có cùng số khối A. D. Nguyên tử có cùng ĐTHN và khác nhau về số khối.
29. Các đồng vị của một nguyên tố hóa học được phân biệt bởi :
A. Số proton B. Số notron C. số electron ở vỏ D. số lớp
30. Cho các đồng vị dưới đây, đồng vị với tỉ lệ số proton và notron là 11/12
A. B. C. D.
31. Ba nguyên tử X, Y, Z có số protonvà số nơtron như sau.
X có 20p; 20n. Y có 18p; 22n. Z có 20p; 22n.
Cặp nguyên tử là đồng vị của nhau
A. X, Y. B. X , Z. C. Y, Z. D. X, Y, Z.
32. Chọn cặp nguyên tử là đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học

GV:Vũ Tuấn Đạt 7


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

A. và . B. và . C. và . D. và .
33. Một nguyên tử X có 8 proton; 8 nơtron; 8 electron. Nguyên tử là đồng vị của X
A. 8 proton; 8 nơtron; 9 electron. B. 8 proton; 9 nơtron; 8 electron.
C. 9 proton; 8 nơtron; 9 electron. D. 8 proton; 9 nơtron; 9 electron.
34. Cho các kí hiệu nguyên tử sau:
(1); (2); (3); (4). Kết luận sai
A. 1 và 4; 2 và 3 là đồng vị của nhau. B. 1 và 4; 2 và 3 thuộc cùng một nguyên tố.
C. Nguyên tử khối của 1 và 2 bằng nhau. D. 2 và 3 có số khối bằng nhau
* Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................

GV:Vũ Tuấn Đạt 8


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

Tuần: Ngày dạy:........................................lớp 10A.................


Tiết PPCT: Ngày dạy:........................................lớp 10A.................
Ngày soạn:2/10/2018
CHỦ ĐỀ: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Các nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học vào bảng tuần hoàn.
- Cấu tạo của bảng tuần hoàn
2. Kỹ năng:
- Dựa vào các dữ liệu ghi trong ô và vị trí của ô trong bảng tuần hoàn để suy ra được các thông tin về
thành phần nguyên tử của nguyên tố nằm trong ô, biết vận dụng lí thuyết để làm các bài tập về xác định các
nguyên tử của các các nguyên tố.
II. CHUẨN BỊ:
- Chuẩn bị GV: Bài tập tự luận và trắc nghiệm
- Chuẩn bị HS: SGK và chuẩn bị bài tập.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: bỏ qua bước này.
2. Nội dung bài mới:
Hoạt động GV – HS Nội dung
* Hoạt động 1: A. Lí Thuyết:
GV: Phát vấn với HS I. NGUYÊN TẮC SẮP XẾP CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG
- Có mấy nguyên tắc và là TUẦN HÒAN
những nguyên tắc gì đẻ sắp xếp
các nguyên tố vào bảng tuần 1. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt
hoàn? nhân nguyên tử
HS: 2. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp
thành 1 hàng.
3. Các nguyên tố có số electron hóa trị trong nguyên tử như nhau được
- Để xác định vị trí các nguyên xếp thành 1 cột.
tố ta cần có mấy yếu tố? Đó là II. CẤU TẠO CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA
những yếu tố gì? HỌC
HS: 1. Ô nguyên tố:
- Nêu cách xác định ô nguyên
- Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố
tố và chu kì?
đó.
HS:
2. Chu kỳ:
- Bảng tuần hoàn gồm mấy chu
- Chu kỳ thường bắt đầu bằng một kim loại kiềm và kết thúc bằng một
kì? Mỗi chu kì có bao nhiêu
khí hiếm.( trừ chu kì 1 và 7).
nguyên tố?
- Bảng TH gồm 7 chu kì. Các chu kì được đánh số từ 1 tới 7.
HS:
- Số thứ tự của chu kỳ bằng với số lớp electron trong nguyên tử.
+ Chu kỳ 1 gồm 2 nguyên tố
+ Chu kỳ 2 và chu kỳ 3 gồm 8 nguyên tố
+ Chu kỳ 4 và chu kỳ 5:mỗi chu kì 18 nguyên tố
- Chu kì nào là chu kì nhỏ? Chu
+ Chu kỳ 6: Có 32 nguyên tố
kì nào là chu kì lớn?
+ Chu kỳ 7: chưa hoàn thành
HS:
- Các chu kì 1,2,3 là các chu kì nhỏ
- Các chu kì 4,5,6,7 là các chu kì lớn
- BTH có bào nhiêu cột và
3. Nhóm nguyên tố:
được chia thành mấy loại
- Bảng TH có 18 cột được chia thành 8 nhóm A đánh số từ IA đến
nhóm?
VIIIA và 8 nhóm B đánh số từ IIIB đến VIIIB ( có 3 cột) rồi IB và IIB
HS:
- Số thứ tự của nhóm = số electron hóa trị
- Cách xác định STT của nhóm

GV:Vũ Tuấn Đạt 9


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

và xác định loại nhóm? - Nhóm A hay B dựa vào khối nguyên tố
* Hoạt động 2 : + Khối nguyên tố s, p là nhóm A.
GV : Hướng dẫn từng dạng bài + Khối nguyên tố d., f là nhóm B.
tập tự luận, yêu cầu HS lên
bảng trình bày bài làm.
HS : Lần lượt lên bảng trình
bày.
* Hoạt động 3 :
GV YC HS trả lời từng câu hỏi
trắc nghiệm và giải thích ?
HS lần lượt trình bài
B. Bài Tập Tự luận:
1. Cho biết cấu hình electron của A : 1s 22s22p63s2, của B : 1s22s22p63s23p64s1. Xác định vị trí của A, B trong
bảng HTTH; A, B là các nguyên tố gì ?
2. Một số nguyên tố có cấu hình e như sau:
a. 1s22s22p1 b. 1s22s22p6 c. 1s22s22p63s23p5
d. 1s22s22p63s23p63d104s2 e. 1s22s22p63s23p63d104s24p1
xác định vị trí của chúng trong bảng HTTH. Nguyên tố nào là kim loại? phi kim? Khí hiếm?
3. Có 3 nguyên tố X, Y, Z. Biết X ở chu kỳ 3, nhóm VIA; Y ở chu kỳ 4, nhóm VIIIA; Z ở chu kỳ 5, nhóm IA.
a)  Viết cấu hình electron. Cho biết số lớp electron, số electron trên mỗi lớp của mỗi nguyên tử?
b)  Nguyên tố nào là kim loại, phi kim, khí trơ? Vì sao?
c)  Cho biết tên mỗi nguyên tố.
4. Cation R+ có CH e lớp ngoài cùng 3p6
a. Viết CH e nguyên tử của nguyên tố R.
b. Xác định vị trí của nguyên tố R trong BTH.
c. Tính chất hoá học đặc trưng nhất của R là gì? Viết 2 phản ứng để minh hoạ?
d. Anion X- có CHe giống như CH e của cation R+ . Hãy cho biết tên và viết CH e nguyên tử của nguyên tố
X?
5. Cation R2+ có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng là 2p6
a. Viết cấu hình e của R
b. Nguyên tố R thuộc CK? Nhóm? Ô?
c. Anion X- có cấu hình e giống R2+, X là ngtố gì? Viết cấu hình e của nó?
6. Nguyên tố M thuộc phân nhóm chính, M tạo ra được ion M3+ có tổng số hạt = 37. Xác định M và vị trí của
M trong bảng HTTH.
7. A, B là 2 ngtố ở cùng nhóm và thuộc 2 chu kì liên tiếp trong BTH. Tổng số proton trong hạt nhân của chúng
là 32. Không sử dụng BTH, cho biết vị trí của mỗi ngtố.
8. A và B là hai nguyên tố thuộc cùng một phân nhóm chính và ở hai chu kỳ nhỏ liên tiếp trong hệ thống tuần
hoàn. Tổng số proton của chúng là 32. Xác định số hiệu nguyên tử và viết cấu hình electron của A, B.
C. Bài Tập Trắc Nghiệm:
1. Tìm câu phát sai khi nói về chu kì?
A. Trong chu kì , các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
B. Trong chu kì, các nguyên tử có số lớp electron bằng nhau.
C. Trong chu ki 2,3 số electron lớp ngoài cùng tăng dần từ 1 đến 8
D. Chu kì nào cũng mở đầu là kim loại điển hình, kết thúc là mộ phi kim điển hình.
2. Chọn nhận định đúng?
A. Trong một chu kì từ trái qua phải tính phi kim giảm gì, tính kim loại tăng dần.
B. Số thứ tự của mỗi nguyên tố bằng số hiệu nguyên tử nguyên tố đó.
C. Chu kì gồm những nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số phân lớp.

GV:Vũ Tuấn Đạt 10


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

D. Chu kì 4 có 32 nguyên tố.


3. Nguyên tử của những nguyên tố hoá học trong cùng nhóm A có cùng :
A. Nguyên tử khối B. Số lớp electron
C. Cấu hình electron lớp ngoài cùng D. Bán kính nguyên tử
4. Nguyên tố có cấu hình electron nguyên tử là 1s2 2s2 2p6 3s1 thuộc nhóm và chu kì nào sau đây ?
A. Nhóm IIIA, chu kì 1 B. Nhóm IA, chu kì 3 C. Nhóm IIA, chu kì 6 D. Nhóm IA, chu kì 4
5. Một nguyên tố có cấu hình electron nguyên tử là 1s 2s 2p 3s 3p . Vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần
2 2 6 2 1

hoàn là :
A. Nhóm IIIA, chu kì 3 B. Nhóm IA, chu kì 3 C. Nhóm IIA, chu kì 6 D. Nhóm IIA, chu kì 7
6. Một nguyên tố ở chu kì 3 nhóm VA, vậy cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố này là:
A. 1s2 2s2 2p6 3s1 3p4 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3
7. Nguyên tử của một nguyên tố có cấu hình electron là 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s vị trí của nguyn tố trong
2 2 6 2 6 5 2

BTH làA. Ô 25, chu kì 4, nhóm IIA B. Ô 23, chu kì 4, nhóm VIIA
C. Ô 25, chu kì 4, nhóm VIIB D. Ô 25, chu kì 4, nhóm IIB
8. Cấu hình electron nguyên tử của sắt : 1s 2s 2p 3s 3p 3d64s2. Vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn là:
2 2 6 2 6

A. Ô 26, chu kỳ 4, nhóm VIIIA. B. Ô 26, chu kỳ 4, nhóm VIIIB.


C. Ô 26, chu kỳ 4, nhóm IIA. D. Ô 26, chu kỳ 4, nhóm IIB.
9. Cho nguyên tố sắt ở ô thứ 26, cấu hình electron của ion Fe3+ là:
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p63d6. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d64s1.
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 . D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d 5 .
10. Cho nguyên tố lưu huỳnh ở ô thứ 16, cấu hình electron của ion S2– là :
A. 1s2 2s2 2p6 . B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d 6.
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4. D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 .
11. Số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận xét nào sau đây đúng ?
A. X thuộc nhóm VA B. A, M thuộc nhóm IIA. C. M thuộc nhóm II B D. Q thuộc nhóm
IA.
12. Nguyên tử của nguyên tố kim loại kiềm có cấu hình electron lớp ngoài cùng là :
A. ns2np1 B. ns2 np3 C. ns2 D. ns1.
13. Cho nguyên tố Fe ở ô thứ 26, cấu hình electron của ion Fe2+ là :
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 . B.1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d4 4s2
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s1 D.1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 .
Hãy chọn đáp án đúng .
14. Cho nguyên tố lưu huỳnh ở ô thứ 16, cấu hình electron của ion S2– là
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 . C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6. D. 1s2 2s2 2p6 3s2
3p .
4

15. Phát biểu nào sau đây không hoàn toàn đúng?
A. Số chu kì của bảng HTTH liên quan với số lớp electron
B. Các khí trơ được xếp vào phân nhóm chính nhóm VIII
C. Các nguyên tố xếp ngoài bảng thuộc vào hai họ: Lantan và Actini
D. Bảng HTTH hiện nay gồm 7 chu kì và 8 nhóm
16. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây luôn nhường 1 electron trong các phản ứng hóa học?
A. Na ở ô 11 trong bảng tuần hoàn. B. Mg ở ô 12 trong bảng tuần hoàn.
B. Al ở ô 13 trong bảng tuần hoàn. D. Si ở ô 14 trong bảng tuần hoàn.
17. Các nguyên tố của nhóm IA trong bảng tuần hoàn có đặc điểm chung nào về cấu hình electron nguyên tử,
mà quyết định tính chất hóa học của nhóm?
A. Số nơtron trong hạt nhân nguyên tử. B. Số electron lớp K = 2.
C. Số lớp electron như nhau. D. Số electron lớp ngoài cùng bằng 1.
18. Các nguyên tố thuộc dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân?
A. Fe, Ni, Co. B. Br, Cl, I. C. N, C, O. D. O, Se, S.
 Rút kinh nghiệm :

GV:Vũ Tuấn Đạt 11


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

Tuần: Ngày dạy ............................... lớp 10A


Tiết PPCT: Ngày dạy ............................... lớp 10A
Ngày soạn: 15/10/2018
SỰ BIẾN ĐỔI CẤU HÌNH ELECTRON VÀ BIẾN ĐỔI TÍNH CHẤT TUẦN HOÀN CỦA
CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC – ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức:
Học sinh biết:
- Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học có sự biến đổi tuần hoàn
- Số electron lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của các nguyên tố thuộc nhóm A.
- Thế nào là tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố. Sự biến đổi tuần hoàn tính kim loại và tính phi
kim. Khái niệm độ âm điện. Sự biến đổi tuần hoàn độ âm điện. Sự biến đổi tuần hoàn hóa trị cao nhất với
oxi và hóa trị với hyđro.
- Sự biến thin tính chất oxi vÀ hidroxit của cc nguyên tố nhóm A.
2 .Kỹ năng:
- Nhìn vào vị trí của nguyên tố trong một nhóm A suy ra được số electron hóa trị của nó. Từ đó, dự
đoán tính chất của nguyên tố.
- Giải thích sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố.
- Vận dụng quy luật đó biết để nghiên cứu các bảng thống kê tính chất, từ đó học được quy luật mới.
II. CHUẨN BỊ :
- Chuẩn bị GV: Bài tập tự luận và trắc nghiệm
- Chuẩn bị HS : SGK và bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ :
2. Nội dung bài mới :
Hoạt động GV –HS Nội dung
* Hoạt động 1: A. Lí Thuyết :
GV : phát vấn với HS I. SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ
- CH e có biến đổi tuần CỦA CÁC NGUYÊN TỐ:
hoàn không? - Cấu hình electron lớp electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố
HS: Có trong cùng nhóm A được lặp đi lặp lại một sau mỗi chu kì. Ta nói rằng:
- CHe biến đổi tuần hoàn có Chúng biến đổi một cách tuần hoàn.là nguyên nhân của sự biến đổi tuần
ảnh hưởng gì đến tính chất? hoàn tính chất của các nguyên tố.
HS: II. CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ
- CHe lớp ngoài cùng trong NHÓM A:
cùng nhóm A có những đặc 1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A:
điểm gì? a) Sự giống nhau về tính chất hóa học của các nguyên tố trong cùng một
HS: nhóm A
b) STT của nhóm (IA, IIA...) là số electron ở lớp ngoài cùng và cũng là
electron hóa trị.
c) Nhóm IA, IIA là các nguyên tố s. Nhóm IIA – VIIIA là nguyên tố p ( trừ
He).
- Nêu các nhóm A tiêu biểu 2. Một số nhóm A tiêu biểu:
và tên tương ứng của từng a) Nhóm VIIIA là nhóm khí hiếm:
nhóm A tiêu biểu? - Có cấu hình electron lớp ngoài cùng ns2np6 (trừ heli có 2e) Đó là cấu hình
HS: bền vững của khí hiếm. Hầu như không tham gia các phản ứng hóa học.
- Tương ứng mỗi nhóm có - Ở điều kiện thường, các khí hiếm đều ở trạng thi khí và phân tử chỉ gồm một
CH e lớp ngoài cùng như nguyên tử.
thế nào? Từ có có tính chất b) Nhóm IA:
gì? - Nguyên tử của các nguyên tố kim loại kiềm chỉ có 1 electron lớp ngoài cùng
HS: có xu hướng nhường đi 1 electron để đạt cấu hình bền vững của khí hiếm. Do

GV:Vũ Tuấn Đạt 12


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

đó trong các hợp chất nguyên tố kim loại kiềm chỉ thể hiện hóa trị 1.
c) Nhóm VIIA là nhóm Halogen:
- Nguyên tử của các nguyên tố halogen có 7 electron lớp ngoài cùng, vì vậy
trong các phản ứng hóa học, các nguyên tử của các halogen có khuynh hướng
thu thêm một electron để đạt cấu hình bền, Do đó trong hợp chất với kim loại,
các halogen có hóa trị 1.
* Hoạt động 2: - Ở dạng đơn chất, các phân tử halogen gồm 2 nguyên tử: F2, Cl2,Br2, I2.
GV: III. TÍNH KIM LOẠI, TÍNH PHI KIM
+ Thế nào là tính kim loại - Tính kim loại: M  Mn+ + ne
và tính phi kim? - Tính phi kim: X +ne Xn-
+ Sự biến đổi tính kim loại 1. Sự biến đổi tính chất trong một chu kỳ
và tính phi kim như thế nào - Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại
trong cùng một nhó A? của các nguyên tố yếu dần, đồng thời tính phi kim mạnh dần
- Nhóm 3: 2. Sự biến đổi tính chất trong một nhóm A
+ Cách xác định hóa trị cao - Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của
nhất của các nguyên tố đối các nguyên tố mạnh dần, đồng thời tính phi kim yếu dần.
với oxi và của các nguyên 3. Độ âm điện
tố đối với hidro? a. Khi niệm
+ Cho vd chứng minh? - Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút electron của
- Nhóm 4: nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học.
+ Sự biến đổi tính kim loại - Độ âm điện của nguyên tử càng lớn thì tính phi kim của nó càng mạnh.
và tính phi kim có ảnh Ngược lại, độ âm điện của nguyên tử càng nhỏ thì tính kim loại của nó càng
hưởng như thế nào đến oxit mạnh.
bazo, oxit axit , bazo và b. Bảng độ âm điện
axit? Tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều
+ Cho vd chứng minh? tăng của điện tích hạt nhân.
HS: IV. HÓA TRỊ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ.
- Hóa trị cao nhất của các nguyên tố với oxi = số thứa tự nhóm A.
- Tổng số hóa trị cao nhất của các nguyên tố với oxi và hóa trị của nguyên tố
phi kim với hidro là 8
V. OXIT VÀ HYDROXIT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM A
VD: Sự biến đổi tính axit-bazơ

- Nêu định luật tuần hoàn Li2O BeO B2O3 CO2 N2O5
Oxit Oxit
các nguyên tố? Oxit bazơ Oxit bazơ Oxit axit
axit axIt
HS: LiOH Be(OH)2 H2BO3 H2CO3 HNO3
Bazơ Bazơ ít axit Axit
Axit yếu
kiềm tan yếu mạnh
Na2O MgO Al2O3 SiO2 P2O5 SO3 Cl2O7
Oxit Oxit Oxit Oxit Oxit
Oxit bazơ Oxit bazơ
lưỡng tính axit axit axit axit
NaOH Mg(OH)2 Al(OH)3 H2SiO3 H3PO4 H2SO4 HClO4
Axit Axit
Bazơ Bazơ ít Hyđroxit Axit Axit
trung rất
kiềm tan lưỡng tính yếu mạnh
bình mạnh

Tính bazơ yếu dần đồng thời tính axit mạnh dần
- Tính kim loại tăng thì oxit bazo và bazo tăng
- Tính phi kim tăng thì oxit axit và axit tăng.
* Kết luận: Tính axit - bazơ của các oxit và hydroxit biến đổi tuần hoàn theo
chiều tăng của điện tích hạt nhân.

B. Bài Tập Tự luận:

GV:Vũ Tuấn Đạt 13


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

1. Hãy so sánh tính chất hoá học của:


a) Mg ( Z =12) với Na ( Z=11) và Al (Z=13)
b) Ca (Z = 20) với Mg ( Z=12) và K (Z = 19)
c) Cl ( Z = 17) với F ( Z = 9) và S ( Z = 16)
2. Sắp xếp các nguyên tố trong các trường hợp sau đây theo thứ tự tăng dần bán kính của các nguyên tử
nguyên tố sau?
a. Be (Z = 3), B (Z = 5), O (Z = 8) và S (Z = 16)
b. Na (Z = 11), K (Z = 19), Ca (Z = 20) và Mg (Z = 12)
4. Sắp xếp các nguyên tố trong các trường hợp sau đây theo thứ tự giảm dần độ âm điện của các
nguyên tử nguyên tố sau?
a. Al (Z = 13), B (Z = 4), O (Z = 8) và S (Z = 16)
b. Cl (Z = 17), N (Z = 7), C (Z = 6) và Li (Z = 3)
3. Nguyên tố X, cation Y2+, anion Z- đều có cấu hình electron 1s22s22p6.
a, X, Y, Z là kim loại, phi kim hay khí hiếm ? Tại sao.
b, Viết phân tử phản ứng minh hoạ tính chất hoá học quan trọng nhất của X và Y.
4. Nguyên tố R thuộc nhóm IIIA và có tổng số hạt cơ bản là 40.
a) Xác định số hiệu nguyên tử và viết cấu hình electron của R.
b) Tính % theo khối lượng của R trong oxit cao nhất của nó.
5. Cho 10 (g) một kim loại A hóa trị II tác dụng hết với nước thì thu được 5,6 (l) khí H2 (đkct). Tìm tên kim
loại đó.
6. Hòa tan hoàn toàn 5,85 (g) một kim loại B hóa trị I vào nước thì thu được 1,68 (l) khí (đkct). Xác định tên
kim loại đó.
7. Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức RO3. Hợp chất khí của nó với hiđro có 5,88 % hiđro về khối
lượng. Tìm R.
8. Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức R2O5. Trong hợp chất khí với hiđro, R chiếm 82,35 % về khối
lượng. Tìm R.
9. Oxit cao nhất của nguyên tố X là XO2, hợp chất khí với hiđro có chứa 75% X về khối lượng. Xác định
nguyên tố X? Viết CH e và xác định vị trí của nguyên tố X trong BTH?
C. Bài Tập Trắc nghiệm:
1. Hãy cho biết đại lượng nào dưới đây của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt
nhân : A. Số lớp electron. B. Số electron ở lớp ngoài cùng.
C. Nguyên tử khối. D. Số electron trong nguyên tử.
2. Nguyên tố X có cấu hình electron là 1s2 2s2 2p3. Vị trí của nguyên tố này trong BTH và hợp với H là:
A. Chu kì 2, nhóm VA, HXO3 B. Chu ki 2, nhóm VA, XH4
C. Chu kì 2, nhóm VA, XH2 D. Chu kì 2, nhóm VA.
3. Tìm nhận xét sai về nguyên tử có số hiệu nguyên tử là 16:
A. Nguyên tố này thuộc chu ki 3. B. Lớp ngoài cùng có 4e.
C. Nguyên tố này thuộc nhóm IA. D. Là nguyên tử phi kim.
4. Nguyên tử của nguyên tố nào trong nhóm VA có bán kính nguyên tử lớn nhất ?
A. Nitơ (Z=7) B. Photpho (Z=15) C. Asen (Z=33) D. Bitmut (Z=83)
5. Nguyên tử nào nguyên tố nào có bán kính nhỏ nhất?
A. Si B. P C. Ge D. As
6. Nhóm nguyên tố nào mà hợp chất oxit có hoá trị cao nhất ứng với công thức chung là X2O3 ?
A. Nhóm IA B. Nhóm IIA C. Nhóm IIIA D. Nhóm IVA
7. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố kim loại kiềm được sắp xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải
như sau: A. Cs, Rb, K, Na, Li. C. Li, Na, K, Rb, Cs.
C. K, Rb, Cs, Li, Na. D. Li, Na, Rb, K, Cs.
8. Giá trị độ âm điện giảm dần theo thứ tự từ trái sang phải của các nguyên tố kim laọi kiềm thổ là.
A. Ba, Sr, Ca, Mg, Be. B. Ca, Mg, Be, Sr, Ba.
C. Ba, Sr, Mg, Be, Ca. D. Be, Mg, Ca, Sr. Ba.

GV:Vũ Tuấn Đạt 14


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

9. Hợp chất khí của nguyên tó R với hiđro có công thức RH3 nguyên tố R là:
A. Cl (Z = 17) B. S (Z = 16). C. Si (Z = 14) D. N (Z = 7).
10. Trong một chu kì của bảng tuần hoàn khi Z tăng dần thì điều khẳng định nào sai?
A. Bán kính nguyên tử giảm. B. năng lượng ion hoá tăng.
C. Độ âm điện giảm. D. Tính phi kim tăng.
11. Trong một nhóm A của bẳng tuần hoàn, đi từ trên xuống dưới thì khẳng định nào đúng?
A. Bán kính nguyên tử giảm dần. B. Bán kính nguyên tử tăng dần.
C. Độ âm điện tăng dần. D. Tính kim loại giảm dần.
12. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có độ âm điện nhỏ nhất ?
A. I B. Cl C. F D. Br
13. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có độ âm điện nhỏ nhất ?
A. Photpho B. Cacbon C. Bo D. Clo
14. Trong một chu kỳ, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần thì :
A. Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần.
B. Tính phi kim của các nguyên tố giảm dần
C. Hoá trị cao nhất của nguyên tố đối với oxi tăng dần
D. Hoá trị cao nhất của nguyên tố phi kim đối với hidro là không đổi
15. Các nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn đựơc sắp xếp theo chiều tăng dần của :
A. Điện tích hạt nhân nguyên tử B. Số khối của hạt nhân nguyên tử
C. Bán kính ion D. Số oxi hoá
16. Tính chất nào biến đổi tuần hoàn?
A. Hoá trị cao nhất với oxi. B. Khối lượng nguyên tử.
C. Số lớp electron. D. Số electron ở vỏ nguyên tử.
17. Tìm câu đúng?
A. Phi kim mạnh nhất là I. B. Kim loại mạnh nhất là Li.
C. Phi kim mạnh nhất là F. D. Kim loại yếu nhất là Fr.
18. Trong một chu kì khi Z tăng thì:
A. Hoá trị cao nhất với oxi tăng từ 1 đến 7. B. Hoá trị cao nhất với oxi tăng từ 1 đến 8.
C. Hoá trị với hiđro tăng từ 1 đến 7. D. Hoá trị cao với hiđo giảm từ 7 đến 1.
19. Vị trí của một nguyên trong BTH cho biết:
A. Là kim loại hay phi kim. B. Hoá trị cao nhất với oxi.
C. Tính chất của oxit và hiđroxit. D. Tất cả điều đúng.
20. So sánh tính kim loại của Na, Mg, Al.
A. Na > Mg > Al. B. Al > Mg > Na. C. Mg > Al > Na. D. Mg > Na > Al.
21. So sánh tính phi kim của Cl, Br, I
A. Br > Cl > I. B. I > Cl > Br. C. Cl > Br > I. D. Cl > I > Br.
22. Hiđroxit nào bazơ mạnh nhất?
A. Al(OH)3 B. NaOH C. Mg(OH)2 D. Be(OH)2
23. Axit nào mạnh nhất
A. H2SiO3 B. HClO4 C. H2SO4 D. H3PO4
24. Biến thin tính bazơ của các hidroxit nhóm IA theo chiều tăng số thứ tự là :
A. Tăng B. Giảm C. Không thay đổi D. Giảm rồi sau đó tăng
25. Tính bazơ của các hidroxit sau : NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 biến đổi theo chiều nào sau đây ?
A. Tăng B. Giảm C. Không thay đổi D. Vừa giảm vừa tăng
26. Cặp chất nào sau đây có những tính chất tương tự nhau?
A. Mg và S B. Ca và Br. C. Mg và Ca D. S và Cl.
27.. Nhóm nguyên tố nào mà hợp chất oxit có hoá trị cao nhất ứng với công thức chung là X2O3?
A. Nhóm IA B. Nhóm IIA C. Nhóm VA D. Nhóm IIIA
28. M là nguyên tố nhóm IA, oxit của nó có công thức hoá học là :
A. MO B. M2O C. MO2 D. M2O3

GV:Vũ Tuấn Đạt 15


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

29. Phát biểu nào sai trong số các phát biểu sau đây về quy luật biến đổi tuần hoàn trong một chu kỳ khi đi từ
trái sang phải :
A. Hóa trị cao nhất đối với oxi tăng dần từ 1 → 7.
B. Hóa trị đối với hidro của phi kim giảm dần từ 7 → 1.
C. Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần .
D. Oxit và hidroxit tương ứng có tính baz giảm dần, tính axit tăng dần.
30. Một nguyên tố R có cấu hình electron : 1s 2 2s2 2p3 . Công thức hợp chất với hydro và công thức oxit cao
nhất của R là :
A. RH2, RO. B. RH5 , R2O3. C. RH3 , R2O5. D. RH4 , RO2
31. Hợp chất khí của nguyên tố R với hidro có công thức RH3. nguyên tố R là :
A. Clo. B. Lưu huỳnh. C. Silic. D. Nitơ.
32. Cho 4 axit : H2SiO3 , HClO4 , H2SO4 , H3PO4 . Hãy chọn axit mạnh nhất :
A. H2SiO3 . B. H2SO4. C. HClO4. D. H3PO4.
33. Oxit cao nhất của nguyên tố R ứng với công thức RO 2 . Trong hợp chất của R với hidro có 75%R và 25%
H. Nguyên tố R đó là :
A. Magie. B. Cacbon. C. Nitơ. D. Photpho.
34. Cho 34,25 g kim loại nhóm IIA vào nước thu được 5,6 lít H2 (đktc) . Kim loại đó là :
A. Stronti. B. Bari. C. Canxi. D. Magie.
* Dặn dò:
- Chuẩn bị kiến thức, bài tập tự luận và trắc nghiệm bài “ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa
học”
 Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….

GV:Vũ Tuấn Đạt 16


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

Tuần: Ngày dạy ………………. lớp 10A


Tiết PPCT:
Ngày soạn:20/10/2018
Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN
CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
Củng cố kiến thức về bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn.
2 .Kỹ năng: Từ vị trí của nguyên tố suy ra ; Tìm ra quan hệ giữa vị trí và cấu tạo ; Quan hệ giữa giữa vị trí
và tính chất ; So sánh tính chất của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận
II. CHUẨN BỊ:
- Chuẩn bị GV: Bài tập
- Chuẩn bị HS: SGK và bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ :
2. Nội dung bài :

Hoạt động GV – HS Nội dung


* Hoạt động 1 : A. Lí Thuyết:
GV : Phát vấn với HS I. QUAN HỆ GIỮA VỊ TRÍ CỦA NGUYÊN TỐ VÀ CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
- Biết vị trí thí ta biết CỦA NÓ:
gì về cấu tạo nguyên - Biết vị trí của một nguyên tố trong BTH, có thể suy ra cấu tạo nguyên tử của
tử ? nguyên tố đó và ngược lại:
HS
- Biết cấu tạo của Vị trí của một nguyên tố Cấu tạo nguyên tử
nguyên tử ta biết được trong BTH
vị trí không ? - STT của nguyên tố - Số proton, số electron
HS : - STT chu kì  - Số lớp lectron
- Vậy quan hệ giữa vị - STT của nhóm A - Số electron lớp ngoài
trí và cấu tạo nguyên cùng
tử của nguyên tố là
quan hệ gì ? II. QUAN HỆ GIỮA VỊ TRÍ VÀ TÍNH CHẤT CỦA NGUYÊN TỐ:
HS
* Hoạt động 2 : Biết vị trí của 1 nguyên tố trong BTH, có thể suy ra những tính chất hóa học cơ bản
của nó:
- Biết vị trí của nguyên
tố ta có thể biết được-Tính kim loại hay tính phi kim: nguyên tố ở các nhóm IA, IIA, IIIA (trừ H v B) có
tính chất của nguyên tính kim loại; nguyên tố ở các nhóm VA, VIA, VIIA (trừ Sb, Bi, Po) có tính phi
tố không ? Nếu có viếtkim.
CT và tính chất của - Hóa trị cao nhất của nguyên tố trong hợp chất với oxy, công thức oxit cao nhất,
CT ? tính axit-bazơ của oxit
HS - Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với hidro, công thức hợp chất khí với H (nếu
có).
- Để so sánh 1 nguyên - Công thức hydroxit tương ứng (nếu có) và tính axit-bazơ của chúng.
tố với các nguyên tố III. SO SÁNH TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MỘT NGUYÊN TỐ VỚI CÁC
khác ta phải dựa trên NGUYÊN TỐ LÂN CẬN
cơ sở nào ? - Dựa vào qui luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong BTH có thể so sánh
HS : tính chất hóa học của 1 nguyên tố với các nguyên tố lân cận.
- Trong chu kì theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. Tính kim loại yếu dần, tính
phi kim mạnh dần.
- Oxit và hiđroxit có tính bazơ yếu dần, tính axit mạnh dần.
* Hoạt động 3 : - Trong nhóm A, theo chiều điện tích hạt nhân tăng:

GV:Vũ Tuấn Đạt 17


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

GV YC HS trả lời Tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần.
từng câu hỏi trắc
nghiệm và giải thích ?
HS lần lượt trình bài

B. Bài Tập Tự Luận:


2. Cho 5 nguyên tố sau: Be (Z = 4) ; N (Z = 7) ; Sc (Z =21) ; Se (Z = 34); Ar (Z = 18).
a)  Viết cấu hình electron của chúng?
b)  Xác định vị trí mỗi nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn.
c)  Nêu tính chất hóa học cơ bản của chúng? Giải thích?.
3. Một nguyên tử thuộc chu kì 3 phân nhóm VIA trong hệ thống tuần hoàn. Hỏi :
    a) Nguyên tố của nguyên tố đó có bao nhiêu electron lớp ngoài cùng ?
    b) Các electron ngoài cùng nằm ở lớp thứ mấy ?
    c) Viết số electron trong từng lớp ?
4. Nguyên tử của một số nguyên tố có cấu hình electron như sau :
               A)  1s2 2s2 2p1                     C)  1s2 2s2 2p6 3s2 3p1     B)  1s2 2s2 2p5                     D)  1s2 2s2 2p6 3s2 3p5
Hãy xác định vị trí của chúng (số thứ tự, chu kì, nhóm) trong bảng hệ thống tuần hoàn.
5. Biết được vị trí của nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn, ta có thể biết được gì về đặc điểm cấu tạo của
nguyên tử của chúng ?
C. Bài Tập Trắc Nghiệm:
1. Câu nào biểu thị đúng kích thước của nguyên tử và ion:
A. Na > Na+ ; F < F- B. Na < Na+ ; F < F- C. Na > Na+ ; F > F- D. Na < Na+ ; F > F-
2. Những cặp chất nào có cấu hình e giống nhau:
A. Na và Al3+ B. F và O2- C. Se2- và Kr D. Na+ và Cl-
3. Anion Y- có cấu hình e là : 1s22s22p63s23p6 Trong bảng tuần hoàn Y thuộc:
A. Chu kì 3 nhóm VIIA B. Chu kì 3 nhóm VIA
C. Chu kì 4 nhóm IA D. Chu kì 3 nhóm VIIIA
4. Cation M có cấu hình e là: 1s 2s 2p 3s 3p . Trong bảng tuần hoàn M thuộc:
+ 2 2 6 2 6

A. Chu kì 3 nhóm VIIA B. Chu kì 3 nhóm VIA


C. Chu kì 3 nhóm VIIIA D. Chu kì 4 nhóm IA
5. Nguyên tử nguyên tố trong nhóm VA có bán kính nguyên tử lớn nhất là:
A. ( Z = 7) B. P ( Z = 15) C. As ( Z = 33) D. Bi ( Z = 83)

Tuần 6 Ngày dạy …………….lớp 10A………..

GV:Vũ Tuấn Đạt 18


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

Tiết PPCT:11-12 Ngày dạy …………….lớp 10A………..

TỔNG HỢP BẢNG TUẦN HOÀN


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
Học sinh nắm vững:
- Cấu tạo bảng tuần hòan
- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố, tính kim loại, tính phi kim, bán
kính nguyên tử, độ âm điện và hóa trị.
- Định luật tuần hoàn
2 .Kỹ năng:
- Có kỹ năng sử dụng BTH: Từ vị trí của nguyên tố suy ra tính chất, cấu tạo nguyên tử và ngược lại.
II. CHUẨN BỊ:
- Chuẩn b Gv : phân chia nội dung bài luyện tập thành 2 phần để HS chuẩn bị trước ở nhà. Khi tới lớp, GV
hướng dẫn HS tham gia các hoạt động luyện tập.
- Chuẩn bị HS : Soạn bài và chuẩn bị bài tập luyện tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV và Hs Nội dung
*Hoạt động 1: A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
GV chỉ vào BTH và trả lời các câu hỏi: 1. Cấu tạo bảng tuần hòan
- Em hãy cho biết nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố a. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH
trong BTH? - Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng của
- Lấy sự sắp xếp 20 nguyên tố đầu trong bảng tuần điện tích hạt nhân.
hoàn để minh họa cho nguyn tắc sắp xếp như trên. - Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên
HS Lần lượt trả lời theo từng nội dung câu hỏi của tử được xếp thành một hàng.
GV. - Các nguyên tố có cùng electron hóa trị như nhau
được xếp thnh một cột
* Hoạt động 2: b. Ô nguyên tố
GV chỉ vào bảng tuần hoàn và đưa ra các câu hỏi: - Mỗi nguyên tố được xếp vào 1 ô.
-Thế nào là chu kì? c. Chu kỳ
-Có bao nhiêu chu kì nhỏ, chu kì lớn? Mỗi chu kì có - Mỗi hàng là 1 chu kỳ
bao nhiêu nguyên tố? - Bảng tuần hoàn có 7 chu kì: 3 chu kì nhỏ (chu kì 1,
-Số thứ tự của chu kì cho ta biết gì về số lớp 2, 3) và 4 chu kì lớn (chu kì 4, 5, 6, 7).
electron? - Nguyên tử các nguyên tố thuộc một chu kì có số
-Tại sao trong một chu kì, khi bán kính nguyên tử lớp electron như nhau
các nguyên tố giảm dần theo chiều từ trái sang phải, - Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của
thì tính kim loại giảm, tính phi kim tăng dần. nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó.
HS Trả lời:
* Hoạt động 3:
- HS làm bài tập 2 (SGK).
- Đáp án: Câu C sai
* Hoạt động 4: d. Nhóm:
Gv Cho HS trả lời câu hỏi: nhóm A có những đặc - Các nguyên tố nhóm IA, IIA là nguyên tố s, các
điểm gì? (HS làm bài tập 4 (SGK).) nguyên tố từ IIIA đến VIIIA là các nguyên tố p.
-Suy nghĩ độc lập hoặc thảo luận nhóm, liệt kê các - Nhóm B gồm các nguyên tố d và f.
đặc điểm của nhóm A
Trả lời:
* Hoạt động 5: 2. Sự biến đổi tuần hoàn
GV Yêu cầu HS giải bài tập 6 (SGK). a. Cấu hình e của nguyên tử
HS Trả lời: - Số e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố
- Vì ở nhóm VIA nn nguyn tử của nguyên tố đó có nhóm A ở mỗi chu kỳ đều tăng dần từ 1 đến 8 thuộc

GV:Vũ Tuấn Đạt 19


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

6e ở lớp ngoài cùng. các nhóm từ IA đến VIIIA.


- Vì ở chu kì 3 nên nguyên tử của nguyên tố đó có 3 b. sự biến đổi tuần hoàn tính kim loại, tính phi kim,
lớp. Lớp electron ngoài cùng là lớp thứ ba. bán kính nguyên tử và giá trị độ âm điện của các
- Số electron ở từng lớp l 2, 8, 6. nguyên tố được tóm tắt như sau:
* Hoạt động 6:
GV cho HS giải bài tập 7 (SGK). Ch u k×
-Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3 , theo bảng
tuần hoàn suy ra công thức hợp chất khí với hiđro của Nh ã m A
B¸ n kÝnh n g uyª n tö
nó là RH2 .
- Trong phân tử RH2, có 5,88% H về khối lượng nên

B¸ n kÝnh nguy ª n tö
TÝnh k im lo¹ i

Gi¸ trÞ ®é ©m ®iÖn


TÝnh kim lo¹ i
R có 100-5,88=94,12% về khối lượng.

TÝnh phi kim


- Trong phân tử RH2 có: 5,88% H là 2 phần khối
B¸ n kÝnh n g uy ª n tö
lượng và 94,12% R là x phần khối lượng
TÝnh k im lo¹ i
* Hoạt động 7:
Gv Yêu cầu HS trình bày về sự biến thiên tuần hoàn
tính chất kim loại, phi kim, gi trị độ âm điện qua từng 3. Định luật tuần hoàn
chu kì theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. Phát - Tính chất của các nguyên tố cũng như thành phần
biểu định luật tuần hoàn. và tính chất của các đơn chất và hợp chất tạo nên từ
HS trình bày theo yêu cầu của GV các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng
* Hoạt động 9: dần của điện tích hạt nhân nguyên tử
- Yêu cầu HS trình bày về sự biến thiên tuần hoàn của
cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử, hóa
trị cao nhất với oxi, hóa trị trong hợp chất khí với
hyđro ở các nguyên tố thuộc chu kì 2 v 3 theo chiều
điện tích hạt nhân tăng dần. Vậy A là nguyên tố Ca
HS trình bày theo yêu cầu của GV

B. BÀI TẬP TỰ LUẬN:


Bài 1. Cho 5 nguyên tố sau: Be (Z = 4) ; N (Z = 7) ; Sc (Z =21) ; Se (Z = 34); Ar (Z = 18), Cu (Z=29), Fe
(Z=26), Cr (Z=24).
a)  Viết cấu hình electron của chúng?
b)  Xác định vị trí mỗi nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn.
c)  Nêu tính chất hóa học cơ bản của chúng? Giải thích?.
Bài 2. Một nguyên tử thuộc chu kì 3 phân nhóm VIA trong hệ thống tuần hoàn. Hỏi :
    a) Nguyên tố của nguyên tố đó có bao nhiêu electron lớp ngoài cùng ?
    b) Các electron ngoài cùng nằm ở lớp thứ mấy ?
    c) Viết số electron trong từng lớp ?
C. BÀI TẬP TN :
Câu 1: Các nguyên tố của nhóm IA trong bảng tuần hoàn có đặc điểm chung nào về cấu hình electron nguyên
tử, mà quyết định tính chất của nhóm.
A. Số nơtron trong hạt nhân nguyên tử. B. Số electron lớp K bằng 2.
C.Số lớp electron như nhau. D.Số electron lớp ngoài cùng bằng 1.
Câu 2: Các n.tố thuộc dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân ?
A. Fe, Ni, Co.               B. Br, Cl, I. C. C, N, O.                               D. O, Se, S.
Câu 3: Nguyên tố hoá học nào sau đây có tính chất hóa học tương tự canxi(Z=20)
A. Cacbon (Z=6)        B. Kali(Z=19) C. Natri (Z=11)                  D. Magie(Z=12)
Câu 4: Nguyên tử của nguyên tố nào trong nhóm VA có bán kính nguyên tử lớn nhất ?
A. Nitơ (Z = 7) B. Photpho (Z = 15 ) C. Asen (Z = 33) D. Bitmut (Z = 83)
Câu 5: Xét các nguyên tố nhóm IA của bảng tuàn hoàn, điều khẳng định nào sau đây là đúng ?
Các nguyên tố nhóm IA

GV:Vũ Tuấn Đạt 20


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

A. được gọi là các nguyên tố kiềm thổ. B. dễ dàng cho 2 electron lớp ngoài cùng.
C. dễ dàng cho 1 electron để đạt cấu hình bền vững. D. dễ dàng nhận 1electron để đạt cấu hình bền
vững.
Câu 6: Cho dãy nguyên tố F, Cl, Br, I. Độ âm điện của dãy nguyên tố trên biến đổi như thế nào theo chiều
tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử ?
A. Tăng .                                B. Giảm C. Không thay đổi                  D. Vừa giảm vừa tăng
Câu 7: Tính axit của dãy các hidroxit :  biến dổi theo chiều nào sau đây ?
A. Tăng                            B. Giảm C. Không thay đổi                     D. Vừa giảm vừa tăng
Câu 8: Một nguyên tố thuộc nhóm VIA có tổng số p, n và e trong n/tử bằng 24.
Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó là
A. 1s22s22p3 B. 1s22s22p5 C. 1s22s22p4 D.1s22s22p6
Câu 9: Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kỳ có tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử
là 25. X và Y thuộc chu kỳ và các nhóm nào sau đây ?
A. Chu kỳ 2 và các nhóm IIA và IIIA. B. Chu kỳ 3 và các nhóm IA và IIA.
C. Chu kỳ 2 và các nhóm IIIA và IVA. D. Chu kỳ 3 và các nhóm IIA và IIIA.
Câu 10: Tính bazơ của dãy các hiđrôxit: biến đổi theo chiều nào sau đây?
A.Tăng.                       B.Giảm. C.Không thay đổi.                   D. Vừa giảm vừa tăng.
Câu 11: Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn là
A. các nguyên tố s. B. các n/ tố p. C. các n/tố s và các n/tố p D. các n/ tố d.
Câu 12: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố thuộc nhóm nào sau đây có hoá trị cao nhất trong hợp chất với
oxi bằng I?
A. Nhóm IA B. Nhóm IIA C. Nhóm IIIA D. Nhóm IVA
Câu 13: Trong cùng một chu kỳ, theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần thì năng lượng ion hoácủa
nguyên tử:
A. Tăng dần. B. Không đổi. C. Biến đổi có quy luật. D. Giảm dần.
Câu 14: Trong cùng 1 chu kì, theo chiều từ trái sang phải, hoá trị cao nhất của n/tố đối với Oxi :
A. Giảm dần. B. Tăng dần. C. Không đổi. D. Biến đổi không có quy luật.
Câu 15 : Trong chu kì 2, nguyên tử có độ âm điện lớn nhất là:
A. Cacbon(Z=6) B. Liti. (Z=3) C. Nitơ (Z=7) D. Flo.(Z=9)
Câu 16: Nhóm nguyên tử nào mà hợp chất oxit có hoá trị cao nhất ứng với công thức chung  ?
A. Nhóm IA B. Nhóm IIA C. Nhóm VA D. Nhóm IIIA
Câu 17: Cấu hình electron nguyên tử nào là của nguyên tố kim loại chuyển tiếp ?
A. 1s22s2 B. 1s22s22p63s2 C. 1s22s22p63s23p64s2 D. 1s22s22p63s23p63d64s2

Tuần:9 Ngày dạy …………….lớp 10A

GV:Vũ Tuấn Đạt 21


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

Tiết PPCT: 17-18 Ngày dạy …………….lớp 10A

LIÊN KẾT ION


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức :
- Ion là gì? Khi nào nguyên tử biến thành ion? Có mấy loại ion?
- Liên kết ion được hình thnh như thế nào?
2. Kĩ năng :
- Liên kết ion ảnh hưởng như thế nào đến tính chất của các hợp chất ion.
3. Về thái độ: Biết những hợp chất được hình thành từ kiên kết ion, những vật trong cuộc sống đượchình thành
từ lien kết ion, sự hình thành các chất khí trong không khí.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
1. Chuẩn bị GV: Biểu bảng + Sơ đồ + SGK + BHTTH
2. Chuẩn bị HS: Bài soạn + SGK + BTH nhỏ
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ :
2.Nội dung bài :
Hoạt động của GV – HS Nội dung
* Hoạt động 1 : A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT:
GV : phát vấn với HS 1. Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử
- Liên kết hóa học là gì ? hay tinh thể bền vững hơn.
HS 2. Quy tắc bát tử ( 8 electron) : Theo quy tắc bát tử ( 8 electron) thì
- Cho HS biết về qui tắc bát tử. nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng liên kết với các nguyên tử
HS lắng nghe khác để đạt được cấu hình electron vững bền của các khí hiếm với 8
- Thế nào là ion ? Thế nào cation electron ( hoặc 2 đối với heli ) ở lớp ngoài cùng.
và anion ? 3. Nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử mang điện gọi là ion :
HS * Ion mang điện tích dương gọi là ion dương hay cation.
- Nêu cách xác định điện tích ? * Ion mang điện tích âm gọi là ion âm hay anion.
HS : * Số điện tích dương ( dấu +) hoặc điện tích âm (dấu –) = số
- Thế nào là liên kết ion ? electron mà nguyên tử đã cho ( nhường) hoặc nhận .
HS : 4. Liên kết ion là liên kết được tạo thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion
- GV mở rộng thêm cho HS về mang điện tích trái dấu.
liên kết giữa các nguyên tố như Liên kết ion được hình thành giữa kim lọai điển hình và phi kim điển
thế nào luôn tạo nên liên kết ion. hình ( 2 nguyên tử có tính chất khác nhau hoàn toàn)
HS lắng nghe

B. BÀI TẬP:
I. TỰ LUẬN
1. Viết phương trình biểu diễn sự hình thành các ion sau đây từ các nguyên tử tương ứng :
a) Na → Na+ ; b) Cl → Cl– ; c) Mg → Mg2+
d) S → S 2–
; e) Al → Al ;3+
f) O → O2– .
2. Trong các chất hợp chất sau đây, chất nào chứa ion đa nguyên tử ? Kể tên các ion đa nguyên tử đó.
1.K3PO4 2. NH4NO3 3. NaCl 4. Na2SO4 5. LiBr 6. Ca(OH)2
3. X, A, Z là những nguyên tố có số đơn vị điện tích hạt nhân là 9, 19, 8.
a/ Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố đó.
b/ Dự đoán liên kết hóa học có thể giữa các cặp X và A, A và Z, X và Z.
5. Hãy giải thích sự hình thành liên kết giữa các nguyên tử của các nguyên tố sau đây: Na và Cl, Na và O, Ca
và O, Ca và Cl2
II. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. Ion là
A. những phần tử mang điện âm hay dương C. những nguyên tử hoặc phân tử có mang điện

GV:Vũ Tuấn Đạt 22


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

B. những hạt vĩ mô có mang điện D. Tất cả đều đúng


2. Ion dương là
A. những nguyên tử đã nhận thêm electron C. những nguyên tử đã nhường electron
B. những nguyên tử đã nhận thêm proton D. những nguyên tử đã nhường proton
3. Điện tích của cation là
A. dương B. âm C.trung hòa D. A hoặc B
4. Tìm định nghĩa sai về liên kết ion?
A. Liên kết ion được tạo thành bởi lực hút tĩnh điện giữa 2 ion mang điện tích trái dấu.
B. Liên kết ion trong tinh thể NaCl là lực hút tĩnh điện giữa Na+ và Cl-
C. Liên kết ion là liên kết được hình thành do sự tương tác giữa các ion cùng dấu.
D. Liên kết ion là liên kết giữa 2 nguyên tố có hiệu độ âm điện > 1,7.
5. Chọn định nghĩa đúng và đầy đủ của liên kết ion?
A. Liên kết ion tạo thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion
B. Liên kết ion tạo thành do sự hút nhau giữa các ion mang điện tích
C. Liên kết ion được hình thành do sự hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích ngược dấu
D. Liên kết ion là liên kết được hình thành do sự cho nhận electron
6. Nguyên tử Al có 3 electron hóa trị. Kiểu liên kết hóa học nào được hình thành khi nó liên kết với 3 nguyên
tử flo :
A. Liên kết kim loại.
B. Liên kết cộng hóa trị có cực.
C. Liên kết cộng hóa trị không cực.
D. Liên kết ion.
7. Cho các chất : NH3 (I) ;NaCl (II) ; K2S (III); CH4 (IV) ;
MgO (V) ; PH3 (VI). Liên kết ion được hình thành trong chất nào ?
A. I, II. B. IV, V, VI. C. II, III, V . D. II, III, IV
8. Chọn câu đúng khi nói về tính chất của hợp chất ion:
A. dễ hòa tan trong nước. . C. nhiệt độ nóng chảy cao.
B. ở trạng thái nóng chảy hay dung dịch đều dẫn được điện. D. Tất cả đều đúng
9. Nhóm nguyên tố chỉ tạo hợp chất ion với clo là
A. Ca, Na, Cu B. K, P, C C. P, S, C D. Mg, P, S
10. Nguyên tử X có số hiệu nguyên tử là 12, nó có khả năng tạo thành các ion
A. X- B. X+ C. X2- D. X2+
11.Trong dãy oxit sau : Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7. Dãy gồm những oxit có liên kết ion là:
A. Na2O, SiO2, P2O5 B. Na2O, MgO, Al2O3 C. MgO, Al2O3, P2O5 D. SO3, Cl2O3,
Na2O
12. Cho 3 ion : Na+, Mg2+, F-. Tìm câu khẳng định sai?
A. 3 ion trên có cấu hình electron giống nhau. C. 3 ion trên có số e bằng nhau.
B. 3 ion trên có số nơtron khác nhau. D. A và C điều đúng.
13. Nguyên tố có số hiệu nguyên tử là 19 có khả năng tạo
A. liên kết cộng hóa trị với phi kim. C. liên kết ion với phi kim.
B. liên kết cộng hóa trị với kim loại. D.lLiên kết ion với kim loại.
14. Dựa vào hiệu độ âm điện xác định được trong HCl có
A. cặp e chung phân bố đều giữa H và Cl. C. cặp e chung lệch về phía H
B. cặp e chung lệch về phía Cl D. liên kết cộng hóa trị không cực
*Hướng dẫn HS về nhà:
Chuẩn bị lí thuyết bài hóa trị và số oxi hóa và làm bài tập phần này.
 Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………

GV:Vũ Tuấn Đạt 23


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

Tuần:7
Tiết :….. Ngày dạy …………….lớp 10A

GV:Vũ Tuấn Đạt 24


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

Ngày soạn:13/11/2018 Ngày dạy …………….lớp 10A


LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức :
- Khái niệm liên kết cộng hóa trị.
- Sự tạo thành liên kết cộng hóa trị trong đơn chất, hợp chất. Khi niệm về lin kết cộng hóa trị. Tính chất
của các liên kết cộng hóa trị.
2. Kĩ năng :
- Vẽ Cte, CTCT
-Dùng hiệu độ âm điện để phân loại một cách tương đối: liên kết cộng hóa trị không cực, liên kết cộng hóa
tri có cực, liên kết ion.
3. Về thái độ: Biết những hợp chất được hình thành từ kiên kết ion, những vật trong cuộc sống đượchình thành
từ lien kết ion, sự hình thành các chất khí trong không khí.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
1. Chuẩn bị GV: Bài tập
2. Chuẩn bị HS: Làm BT
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Nội dung bài :
Hoạt động của GV – HS Nội dung
* Hoạt động 1 : A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT:
GV : Chia lớp thành 4 nhóm 1. Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa 2 nguyên tử bằng
- Nhóm 1 : Thế nào là liên kết một hay nhiều cặp electron chung.
CHT ? Có mấy loại ? Cho vd ? Liên kết cộng hóa trị được hình thành giữa 2 nguyên tử phi kim giống
HS nhau hoàn toàn ( đơn chất) hoặc khác nhau không nhiều ( hợp chất).
- Nhóm 2 : Cho vd về sự hình
thành liên kết CHT từ 2 nguyên
tố giống nhau và vẽ Cte, CTCT,
CIPT?
HS : 2. Hiệu độ âm điện : * từ 0,0 đến < 0,4 : lk cộng hóa trị không cực
- Nhóm 3 : Cho vd về sự hình * từ 0,4 đến < 1,7 : lk cộng hóa trị có cực.
thành liên kết CHT từ 2 nguyên * từ ≥ 1,7 : lk ion.
tố khác nhau và vẽ Cte, CTCT, 3. Liên kết cho nhận là loại liên kết cộng hóa trị nhưng cặp electron
CIPT? chung chỉ do một nguyên tử đóng góp. Người ta biểu diễn liên kết cho
HS nhận bằng một mũi tên hướng từ nguyên tử cho sang nguyên tử nhận.
- Nhóm 4 : Cách xác định liên 4. Tinh thể nguyên tử tạo thành từ các nguyên tử liên kết nhau bằng liên
kết hóa học dựa vào độ âm kết cộng hóa trị. Các tinh thể nguyên tử có độ cứng cao, nhiệt độ nóng
điện ? chảy và nhiệt độ sôi cao. TD: kim cương.
HS Tinh thể phân tử tạo thành từ sự liên kết giữa các phân tử. TD : tinh
- GV bổ sung thêm cho HS về thể iot, nước đá. Tinh thể phân tử dễ nóng chảy , dễ bay hơi.
kiên kết cho nhận và cho biết về
trạng thái của tinh thể nào bền
hơn khi được tạo từ các loại liên
kết.
HS ; Lắng nghe và quan sát.
* Hoạt động 2 :
GV lần lượt hướng dẫn HS làm
bài tập tự luận và trắc nghiệm và
yêu cầu HS trình bày.

B. BÀI TẬP TỰ LUẬN


Bài 3. X, A, Z là những nguyên tố có số đơn vị điện tích hạt nhân là 9, 19, 8.

GV:Vũ Tuấn Đạt 25


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

a/ Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố đó.


b/ Dự đoán liên kết hóa học có thể giữa các cặp X và A, A và Z, X và Z.
Bài 4. Hãy giải thích sự hình thành cặp electron liên kết giữa hai nguyên tử N trong phân tử N 2, giữa nguyên
tử H và nguyên tử Cl trong phân tử HCl.
Bài 5. a/ Dựa vào độ âm điện, hãy xét xem tính pk thay đổi như thế nào của dãy nguyên tố sau : O Cl S
H
b/ Viết CTCT của các phân tử sau: Cl 2O, NCl3, H2S, NH3. Xét xem phân tử nào có liên kết phân cực mạnh
nhất.
Bài 6. Hãy viết CT e và CTCT của các phân tử sau:
Br2, CH4, H2O, NH3, C2H6, C2H4, CO2, C2H2
C. BÀI TẬP TN:
11. Nguyên tố có số hiệu nguyên tử là 19 có khả năng tạo
A. liên kết cộng hóa trị với phi kim. C. liên kết ion với phi kim.
B. liên kết cộng hóa trị với kim loại. D.lLiên kết ion với kim loại.

12. Dựa vào hiệu độ âm điện xác định được trong HCl có
A. cặp e chung phân bố đều giữa H và Cl. C. cặp e chung lệch về phía H
B. cặp e chung lệch về phía Cl D. liên kết cộng hóa trị không cực
13. Chọn định nghĩa đúng nhất của liên kết cộng hóa trị?
A. Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa những nguyên tử giống nhau
B. Liên kết cộng hóa trị là liên kết trong đó cặp electron dùng chung bị lệch về một nguyên tử
C. Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành do sự dùng chung e của 2 nguyên tử khác nhau
D. Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa các nguyên tử bằng những cặp electron chung
14. Chọn câu đúng nhất trong các câu sau?
A. Trong liên kết cộng hóa trị, cặp electron lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.
B. Liên kết CHT có cực được tạo thành giữa 2 nguyên tử có hiệu độ âm điện từ 0,4 đến nhỏ hơn 1,7.
C. Liên kết cộng hóa trị không cực được tạo nên từ cấc nguyên tử khác hẳn nhau về tính chất hóa học.
D. Hiệu độ âm điện giữa 2 nguyên tử lớn thì phân tử phân cực yếu.
15. Liên kết nào bền nhất?
A. Liên kết đơn B. Liên kết đôi C.Liên kết ba D. Cả B và C
16. Các nguyên tử liên kết với nhau thành phân tử vì
A. Chúng là phi kim. B. Tạo cấu hình electron bền hơn là đứng riêng lẻ.
C. Để có cấu hình electron ngoài cùng là 8e (hoặc 2e với một số trường hợp). D. Chỉ có A là sai.
17. Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho
A. khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học.
B. khả năng nhường electron của nguyên tử đó cho nguyên tử khác.
C. khả năng tham gia phản ứng mạnh hay yếu của nguyên tử đó.
D. khả năng nhường proton của nguyên tử đó cho nguyên tử khác.
18. Tìm câu sai : Hiệu độ âm điện có giá trị bằng:
A. 0 → < 0,4 Liên kết cộng hóa trị không cực C. >= 1,7 Liên kết ion
B. 0,4 → < 1,7 Liên kết cộng hóa trị có cực D. =< 1,7 Liên kết ion
19. Cho độ âm điện Cs : 0,79 ; Ba : 0,89 ; Cl : 3,16 ; H : 2,2 ; S : 2,58 ; N : 3,04 ; O : 3,44 để xét sự phân cực
của liên kết trong phân tử các chất sau : NH3, H2S, H2O, CsCl. Chất nào trong các chất sau đây có liên kết ion:
A. NH3 B. H2O C. CsCl D. H2S
20. Biết độ âm điện của F, O, Cl, N lần lượt là : 3,98 ; 3,44 ; 3,16 ; 3,04.
a/ Hợp chất có độ phân cực mạnh nhất là:
A. F2O B. NO C. ClF D. NCl3
b/ Hợp chất nào có độ phân cực yếu nhất là:
A. NCl B. Cl2O C. NF D. ClF
21. Tìm câu sai?
A. Điện hóa trị chỉ có trong hợp chất ion. B. Cộng hóa trị thường có trong hợp chất cộng hóa trị.

GV:Vũ Tuấn Đạt 26


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

C. Điện hóa trị bằng số cặp e dùng chung. D. Cộng hóa trị bằng số cặp e dùng chung.
22. Những nguyên tố có cùng hóa trị trong các hợp chất hiđro là :
A. N, P, S B. N, P, As C. S, Te, Cl D. F, Cl, P.

3. Củng cố:
4. Hướng dẫn HS về nhà:
Chuẩn bị lí thuyết và bài tập phản ứng oxi hóa khử.
* Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................

Tuần:.... Ngày dạy ……….. lớp 10A


Tiết PPCT:...... Ngày dạy ……….. lớp 10A
Ngày soạn: 22/11/2018
HÓA TRỊ VÀ SỐ OXI HÓA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
Học sinh biết: Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất ion, trong hợp chất cộng hóa trị, số oxi hóa.
2 .Kỹ năng:
Hs vận dụng: Xác định đúng điện hóa trị, cộng hóa trị, só oxi hóa
3. Thái độ học tập: Biết cách xác định số oxi hóa các nguyên tố trong hợp chất và ion.
II.CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị GV: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, GA, SGK.
2. Chuẩn bị HS: Bài soạn, SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Nội dung bài:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
* Hoạt động 1 : A. LÍ THUYẾT:
GV phát vấn HS 1. Hóa trị trong hợp chất ion:
- Nêu cách xác định điện – Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất ion gọi là điện hóa trị và bằng
hóa trị trong hợp chất liên điện tích của ion đó.
kết ion ? Và CHT trong hợp – Trị số điện hóa trị của một nguyên tố bằng số electron mà nguyên tử của
chất cộng hóa trị ? nguyên tố đó nhường hoặc thu để tạo ion.
HS 2. Hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị:
– Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị gọi là cộng hóa trị –
Trị số cộng hóa trị bằng số liên kết cộng hóa trị mà nguyên tử của nguyên tố
đó tạo ra được với các nguyên tử khác trong phân tử.
- Nêu khái niệu số oxi hóa ? 3. Số oxi hóa: của một nguyên tố trong phân tử là điện tích của nguyên tử
Có mấy bước để xác định ? nguyên tố đó trong phân tử, nếu giả định rằng liên kết giữa các nguyên tử
HS : trong phân tử là liên kết ion.
- Nêu các bước xác định ? * Cách xác định:
HS : Cách viết số oxi hóa: Voeets ở phía trên mỗi nguyên tố, viết dấu trước và số
viết sau.
- Quy tắc 1: Số oxi hóa của nguyên tố trong các đơn chất bằng không.
- Quy tắc 2: Trong hầu hết các hợp chất, số oxi hóa của hyđro bằng +1(trừ
NaH, CaH2…) và số oxi hóa của oxi bằng -2 (trừ OF2, H2O2).
- Quy tắc 3: Trong một phân tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tố bằng

GV:Vũ Tuấn Đạt 27


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

không.
- Quy tắc 4: Số oxi hóa của các ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion
đó. Trong các ion đa nguyên tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tố bằng
* Hoạt động 2 : điện tích của ion.
GV lần lượt hướng dẫn HS
làm bài tập tự luận và trắc
nghiệm và yêu cầu HS trình
bày.
B. BÀI TẬP:
I. BÀI TẬP TỰ LUẬN
1. Xác định điện hóa trị của các nguyên tử và nhóm nguyên tử trong những hợp chất sau:
BaO, K2O, CaCl2, AlF3, Ca(NO3)2. Al2O3, , NaCl,
2. Xác định cộng hóa trị của nguyên tử những nguyên tố trong những hợp chất cộng hóa trị sau :
NH3, HBr, AlBr3, PH3, CO2,H2O, CH4, HCl, NH3.
3. Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các hợp chất, đơn chất và ion sau:
a. H2S, H2SO3, HClO2, HClO; K2Cr2O7; K2CrO4; Pb,
b. KMnO4; MnCl2, Mn, MnO4-, SO42-; H2PO4-; NaClO3, Zn
4. Nguyên tử của nguyên tố X có Z = 20, nguyên tử của nguyên tố Y có Z = 17. Viết cấu hình electron
nguyên tử của X và Y và hãy cho biết loại liên kết gì được tạo thành trong phân tử hợp chất của X và Y ? Viết
phương trình hóa học của phản ứng để minh họa.
5. Cho 3g hỗn hợp X gồm một kim loại kiềm A và natri tác dụng với nước dư thu được dung dịch Y và khí Z.
Dể trung hòa dung dịch Y cần 0,2 mol HCl. Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy xác định nguyên tử khối và tên
nguyên tố A.
II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:
1. Tìm câu sai?
A. Điện hóa trị chỉ có trong hợp chất ion. B. Cộng hóa trị thường có trong hợp chất cộng hóa trị.
C. Điện hóa trị bằng số cặp e dùng chung. D. Cộng hóa trị bằng số cặp e dùng chung.
2. Nguyên tố A có 2 electron hóa trị, nguyên tố B có 5 electron hóa trị . Công thức của hợp chất tạo bởi A và
B có thể là :
A. A2B3 B. A3B2. C. A2B5. D. A5B2.
3. Những nguyên tố có cùng hóa trị trong các hợp chất hiđro là :
A. N, P, S B. N, P, As C. S, Te, Cl D. F, Cl, P.
4. Điện hóa trị của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA bằng:
A. 2-, 3- B. 2-, 1- C. 1+, 2+ D. 1+, 3-
5. Điện hóa trị của các nguyên tố O, S (thuộc nhóm VIA) trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA đều
là :
A. 2– B. 2+ C. 4+ D. 6+.
6. Số oxi hóa của nitơ trong NH4+ , NO2- và HNO3 lần lượt là
A. +5, -3, +3 B. -3, +3, +5 C. +3, -3, +5 D. +3, +5, -3
7. Số oxi hoá của nitơ trong: NH3, HNO2, NO3- lần lượt là
A. -3, +3, +5 B. +5, -3, +3 C. +3, -3, +5 D. +3, +5, -3
8. Số oxi hóa của Mn, Fe3+, (S trong) SO3, (P trong) PO43- lần lượt là
A. 0, +3, +6, +5 B. 0, +3, +5, +6 C. +3, +5, 0, +6 D. +5, +6, +3, 0
9. Số oxi hoá của các nguyên tố Fe trong các chất sau: Fe, Fe(OH) 2, Fe(OH)3, FeCl3, FeS, FeO, Fe2O3 lần lượt

A. 0, +2, +3, +3,+2, +2,+2 B. 0, +2, +3, +3, +4, +2, +3
C. 0, +2, +3, +3, +1, +2, +3 D. 0, +2, +3, +3, +2, +2, +3
10. Trong hợp chất AB2, A và B là 2 nguyên tố ở cùng một nhóm A thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần
hòan. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của A và B là 24 .
Công thức cấu tạo của hợp chất AB2 là :
A. O=S=O B. O ←S→O

GV:Vũ Tuấn Đạt 28


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

C. O=S→O D. O = O
S
11. Cho 3 gam hỗn hợp X gồm một kim loại kiềm A và natri tác dụng với nước dư thu được dung dịch Y và
khí Z. Để trung hòa dung dịch Y cần 0,2 mol axit HCl. Nguyên tử khối và tên nguyên tố A là :
A. 7 , liti B. 23, natri.
C. 39, kali. D. 85, rubidi.
3. Củng cố:
4. Hướng dẫn HS về nhà:
Chuẩn bị lí thuyết và bài tập phản ứng oxi hóa khử.
 Rút kinh nghiệm:

Tuần:8-9-10 Ngày dạy ………………. lớp 10A


Tiết PPCT:...... Ngày dạy ………………. lớp 10A

GV:Vũ Tuấn Đạt 29


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

Ngày soạn: 15/11/2018

PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Sự oxi hóa, sự khử, chất oxy hóa, chất khử và phản ứng oxi hóa – khử l gì?
- Cách lập phương trình hĩa học của phản ứng oxi hóa – khử.
2 .Kỹ năng:
- Biết cách xác định loại phản ứng, trên cơ sở đó có thể viết và cân bằng phương trình phản ứng OXH-
khử đơn giản băng phương pháp thăng bằng electron và giải thíc
h hiện tượng thực tế .
3. Thái độ học tập: Biết được pt nào là pu oxi hóa – khử và cân bằng pu bằng pp thăng bằng e.
III. CHUẨN BỊ:
- Chuẩn bị GV: SGK, GA, PHT củng cố
- Chuẩn bị HS: Bài soạn, SGK:
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần nắm vững
A. LÍ THUYẾT:
I. ĐỊNH NGHĨA:
1. Định nghĩa: là phản ứng xảy ra trong đó có sự thay đổi Soh của các
nguyên tố. ( phản ứng sảy ra đồng thời cả quá trình oxi hóa và quá
trình khử ).
2. Chất oxi hóa: Là chất: - nhận e
- có Soh giảm sau phản ứng.
VD: Cl2 + 2e 2Cl-
3. Chất khử: Là chất: - cho e
- có Soh tăng sau phản ứng
VD: Na Na+ +1e
4. Quá trình oxi hóa ( sự oxi hóa )
- Là quá trình cho e hoặc quá trình làm tăng Soh của 1 nguyên tố.
VD: Na Na+ +1e, Mg Mg2+ + 2e
5. Quá trình khử ( sự khử)
- Là quá trình nhận e hoặc quá trình làm giảm Soh của 1 nguyên tố.
VD: S + 2e S2-
6. Cách cân bằng phản ứng oxi hóa – khử.
+ Bước 1: xác định Soh. xác định chất oxi hóa, chất khử.
+ Bước 2: Viết quá trình cho, nhận e
+ Bước 3: Thăng bằng e: nhận

( cân bằng môi trường nếu có )


Môi trường: là phân tử có chứa nguyên tử có Soh không đổi sau phản ứng,
thông thường cân bằng theo thứ tự:
1/ ion kim loại 2/ gốc axit 3/ H của H2O

GV:Vũ Tuấn Đạt 30


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

+ Bước 4: Đặt hệ số cân bằng. Hoàn thành phương trình.


7. Điều kiện phản ứng oxi hóa – khử xảy ra.
- Phản ứng oxi hóa – khử xảy ra có chất nhường và nhận e
- Chất oxi hóa mạnh + chất khử mạnh chất khử yếu + chất oxi hóa yếu.
Lưu ý:
Một số trường hợp sau có thể dùng phản ứng oxi hóa- khử
+ oxi hóa: thường là phi kim hoặc kim loại mang điện tích dương
( kim loại có số oxi hóa càng lớn dễ nhận e hơn, kim loại càng yếu thì ion
kim loại càng dễ nhận e ) .
+ Khử: Kim loại , kim loại càng mạnh càng dễ nhường e.
- Những ion ở mức oxi hóa trung gian vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện
tính oxi hóa.
* ion ở mức oxi hóa lớn tính oxi hóa.
* ion ở mức oxi hóa nhỏ tính khử.
8. Hoàn thành phương trình phản ứng
- Xác định chất khử, chất oxi hóa, mức độ thay đổi Soh
- Căn cứ vào môi trường để xác định đúng sản phẩm
- Cân bằng đúng các phương trình phản ứng
III. Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp môi trường
1. Môi trường axit
- Dấu hiệu nhận biết môi trường:
VT của PTPƯ có mặt của 1 trong các axit vô cơ mạnh tham gia như HX,
H2SO4, HNO3
- Qui tắc: (Trong quá trình oxi hóa – khử)
* Nếu chất nào thừa Oxi thì kết hợp với H+ H2O (Số ion H+ = 2 số O thừa)
* Nếu chất nào thiếu Oxi thì lấy O của H2O H+ (Số phân tử H2O = số O
thiếu)
- Lưu ý: Ở những quá trình oxi hóa – khử các chất rắn, khí và chất ít tan, điện
li yếu được viết ở dạng phân tử, các chất tan trong nước viết ở dạng ion tồn
tại thực của chúng trong dung dịch.
VD1: 10 Al + 36 HNO3 10 Al(NO3)3 + 3N2 + 18 H2O
10 x Al – 3e Al3+

3x 2N + 12 H+ + 10e N2 + 6H2O (Thừa 6O thêm 12H+)


VD2: 3 Fe3O4 + 28 HNO3 9 Fe(NO3)3 + NO + 14 H2O
3 x Fe3O4 + 8H+ – 1e 3Fe3+ + 4H2O (Thừa 4O thêm 8H+)
1x N + 4 H+ + 3e NO + 2H2O (Thừa 2O thêm 4H+)
VD3: FeS2 + 18 HNO3 Fe(NO3)3 + 15 NO2 + 2 H2SO4 + 7 H2O
1x FeS2 + 8H2O – 15e Fe3+ +2SO42- + 16H+ (Thiếu 8O)
15x N + 2 H+ + 1e NO2 + H2O (Thừa 1O )
2. Môi trường bazơ
- Dấu hiệu nhận biết môi trường:
VT của PTPƯ có mặt của 1 trong các bazơ mạnh tham gia như KOH,

GV:Vũ Tuấn Đạt 31


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

NaOH, Ca(OH)2,…
- Qui tắc: (Trong quá trình oxi hóa – khử)
* Nếu chất nào thừa Oxi thì kết hợp với H2O OH- (Số phân tử H2O = số O
thừa)
* Nếu chất nào thiếu Oxi thì lấy O của OH- H2O (Số OH- = 2 số O
thiếu)
- Lưu ý: Ở những quá trình oxi hóa – khử các chất rắn, khí và chất ít tan,
điện li yếu được viết ở dạng phân tử, các chất tan trong nước viết ở dạng ion
tồn tại thực của chúng trong dung dịch.
VD: 3 Cl2 + 6 KOH 5 KCl + KClO3 + 3 H2O
5x Cl2 +2e 2Cl (Không thừa, không thiếu)
-

1x Cl2 + 12 OH -
- 10e 2ClO3- + 6H2O (Thiếu 6O )
3. Môi trường trung tính
- Dấu hiệu nhận biết môi trường:
VT của PTPƯ không có mặt của axit mạnh cũng như bazơ mạnh nhưng
có H2O tham gia
- Qui tắc: (Chỉ xét vế trái của quá trình oxi hóa – khử)
* Nếu VT thừa Oxi thì kết hợp với H2O OH- (Số phân tử H2O = số O
thừa)
* Nếu VT thiếu Oxi thì lấy O của H2O H+ (Số phân tử H2O = số O
thiếu)
- Lưu ý:
Ở những quá trình oxi hóa – khử các chất rắn, khí và chất ít tan, điện li
yếu được viết ở dạng phân tử, các chất tan trong nước viết ở dạng ion tồn tại
thực của chúng trong dung dịch.
VD1: S + 3 Cl2 + 4 H2O 6 HCl + H2SO4
VD2: 2 KMnO4 + 5 SO2 + 2 H2O 2 MnSO4 + K2SO4 + 2 H2SO4
B. BÀI TẬP
I. TỰ LUẬN:
1. Xác định vai trò của các chất trong các phản ứng sau:
1) Fe + H2SO4  FeSO4 + H2 2) SO2 + 2NaOH Na2SO3 + H2O
3) KNO3 KNO2 + 1/2O2 4) BaCl2 + Na2SO4  BaSO4 + 2NaCl
5) S + O2 SO2 6) 3Al + 3Cl2  2Al Cl3
2. Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa khử? Nếu là phản ứng oxi hóa - khử hãy chỉ rõ chất oxi hóa,
chất khử, sự oxi hóa và sự khử? (nếu có)
1) CaO + H2O  Ca(OH)2 2) CuO + H2 Cu + H2O
3) Cl2 + 2NaOH  NaCl + NaClO + H2O 4) AgNO3 + NaCl  AgCl + NaNO3
4. Thiết lập các phương trình phản ứng oxi hóa - khử sau theo phương pháp thăng bằng electron:
(Phản ứng oxi hóa - khử loại có môi trường)
1) Zn + HNO3 (rất loãng)  Zn(NO3)2 + NH4NO3 + H2O
2) Zn + HNO3 (loãng)  Zn(NO3)2 + NO + H2O
3) Al + H2SO4 (đặc) Al2(SO4)3 + SO2 + H2O
5) K2Cr2O7 + FeSO4 + H2SO4  Cr2(SO4)3 + Fe2(SO4)3 + K2SO4 + H2O

GV:Vũ Tuấn Đạt 32


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

6. Viết các phương trình phản ứng oxi hóa - khử sau theo phương pháp thăng bằng electron .
1) C2H6O + O2 CO2 + H2O
2) CH3-CH2-OH + KMnO4 + H2SO4  CH3-COOH + MnSO4 + K2SO4 + H2O
3) CH2=CH2 + KMnO4 + H2O  CH2OH-CH2OH + MnO2 + KOH
4) CH3-CHO + AgNO3 + NH3 CH3-COOH + Ag + NH4NO3
8. Lập phương trình hóa học của các phản ứng oxi hóa – khử sau đây theo phương pháp thăng bằng electron :
a) Cho MnO2 tác dụng với dung dịch axit HCl đặc, thu được Cl2, MnCl2 và H2O.
b) Cho Cu tác dụng với dung dịch axit HNO3 đặc, nóng thu được Cu(NO3)2, NO2 và H2O.
c) Cho Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc ,nóng thu được MgSO4, S và H2O.
9. Cho 2,24g sắt tác dụng với dung dịch HCl dư. Khí sinh ra cho đi qua ống đựng 4,2g CuO được đốt nóng.
Xác định khối lượng của chất rắn ở trong ống sau phản ứng.
10. Nhúng thanh kẽm vào 100ml dung dịch AgNO3 0,1M. Tính khối lượng bạc kim loại được giải phóng và
khối lượng kẽm đã tan vào dung dịch.
11. Cho 2,6g bôt Zn vào 100ml dung dịch CuCl2 0,75M. Lắc kỹ cho đến khi phản ứng kết thúc. Xác định số
mol của các chất trong dung dịch thu được.
12. cho 12,6g hỗn hợp Mg và Al theo tỉ lệ mol 3:2 tác dụng với dung dịch axit H2SO4 đặc , nóng vừa đủ thu
được 0,15 mol sản phẩm có lưu huỳnh . XÁc định sản phẩm trên là SO2 , S hay H2S ?
II. TRẮC NGHIỆM:
1. Trong sự biến đổi Cu2+ +2e → Cu, ta thấy :
A. ion đồng bị oxi hóa. B. Nguyên tử đồng bị oxi hóa.
C. Ion đồng bị khử. D. Nguyên tử đồng bị khử.
2. Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra
2+ 2+ 2+
A. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu . B. sự khử Fe và sự khử Cu .
2+
C. sự khử Fe và sự oxi hóa Cu. D. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.
3. Trong phản ứng: H2 + S  H2S; vai trò của S là
A. không là chất OXH, không là chất khử. B. vừa là chất OXH, vừa là chất khử.
C. chất khử. D. chất OXH.
4. Trong phản ứng :
3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO
Hãy cho biết vai trò của NO2 trong phản ứng:
A. là chất oxi hóa . B. là chất khử.
C. là chất oxi hóa, nhưng đồng thời cũng là chất khử.
D. không là chất oxi hóa và cũng không là chất khử.
5. Một nguyên tử lưu huỳnh (S) chuyển thành ion sunfua (S2–) bằng cách :
A. nhận thêm một electron. B. nhường đi một electron.
C. nhận thêm hai electron. D. nhường đi hai electron.
6. Trong phản ứng : Cl2 + 2KBr → Br2 + 2KCl, nguyên tố clo
A. chỉ bị oxi hóa. B. chỉ bị khử.
C. không bị oxi hóa, không bị khử D. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử
7. Trong phản ứng : 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O, nguyên tố sắt
A. bị oxi hóa. B. bị khử
C. không bị oxi hóa, không bị khử. D. vừa bị oxihóa, vừa bị khử
8. Cho phản ứng : 2Na + Cl2 → 2NaCl .
Trong phản ứng này, nguyên tử natri:
A. bị oxi hóa. B. bị khử.
C. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử. D. không bị oxihóa, không bị khử
9. Cho phản ứng : Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu
Trong phản ứng này, 1 mol ion Cu2+
A. đã nhận 1 mol electron. B. đã nhận 2 mol electron.

GV:Vũ Tuấn Đạt 33


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

C. đã nhường 1 mol electron. D. đã nhường 2 mol electron.


10. Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa –khử là:
A. tạo ra chất kết tủa. B. tạo ra chất khí.
C. có sự thay đổi màu sắc của các chất.
D. có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.
10. Chọn định nghĩa đúng về phản ứng oxihóa-khử .
A. Phản ứng oxihóa –khửlà phản ứng trong đó tất cả các nguyên tử tham gia phản ứng đều phải thay đổi
số oxi hóa.
B. Phản ứng oxihóa –khử là phản ứng không kèm theo sự thay đối số oxihóa các nguyên tố.
C. Phản ứng oxihóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng .
D. Phản ứng oxihóa- khử là phản ứng trong đó quá trình oxihóa và quá trình khử không diễn ra đồng thời.
11. Tìm định nghĩa sai :
A. Chất oxihóa là chất có khả năng nhận electron.
B. Chất khử là chất có khả năng nhận electron.
C. Chất khử là chất có khả năng nhường electron.
D. Sự oxi hóa là quá trình nhường electron.
12. Chọn định nghĩa đúng về chất khử :
A. Chất khử là các ion cho electron. B. Chất khử là các nguyên tử cho electron.
C. Chất khử là các phân tử cho electron.
D. Chất khử là các nguyên tử, phân tử hay ion có khả năng nhường electron.
13. Chọn định nghĩa đúng về số oxi hóa.
A. Số oxi hóa là điện tích của nguyên tử trong phân tử nếu giả định rằng phân tử đó chỉ có liên kết ion.
B. Số oxi hóa là số electron trao đổi trong phản ứng oxi hóa khử.
C. Số oxi hóa là hóa trị của nguyên tử trong phân tử.
D. Số oxi hóa là điện tích xuất hiện ở nguyên tử trong phân tử khi có sự chuyển dịch electron.
14. Các chất hay ion chỉ có tính oxi hóa là:
A. N2O5 , Na+, Fe2+ . B. Fe3+, Na+, N2O5, NO3– C. Na+, Fe3+, Ca, Cl2. D. Tất cả đều sai.
15. Các chất hay ion chỉ có tính khử là :
A. SO2 , H2S , Fe2+, Ca. B. H2S, Ca, Fe. C. Fe, Ca, F, NO3–. D. Tất cả đều sai.
16. Cho amoniac NH3 tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao có xúc tác thích hợp sinh ra nitơ oxit NO và nước.
Phương trình hoá học là 4NH3 + 5O2  4NO + 6H2O
Trong phản ứng trên, NH3 đóng vai trò
A. là chất oxi hoá. B. là chất khử. C. là một bazơ. D. là một axit.
3. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Chuẩn bị phần tóm tắt bài “phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ”
- Làm bài tập phần bày này.
 Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….

Tuần 11 Ngày dạy ……………… lớp 10A


Tiết PPCT:…. Ngày dạy ……………… lớp 10A
Ngày soạn:22/11/2018
PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG TRONG HÓA HỌC VÔ CƠ

GV:Vũ Tuấn Đạt 34


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:


1. Kiến thức:
- Học sinh biết: Phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy có thể thuộc loại phản ứng oxy hóa – khử và cũng
có thể không thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử. Phản ứng thế luôn thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử và phản
ứng trao đổi luôn khơng thuộc loại phản ứng oxy hĩa khử.
- Dựa vào số oxy hóa có thê chia các phản ứng hóa học thành hai loại chính là phản ứng có sự thay đổi số
oxy hóa va phản ứng không có sự thay đổi số oxy hóa.
2 .Kỹ năng:
Biết cách xác định loại phản ứng, trên cơ sở đó có thể viết và cân bằng phương trình phản ứng v giải thích
hiện tượng thực tế
II. PHƯƠNG PHÁP – CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp:
- Giới thiệu, diễn giảng, đàm thoại gợi mở, trao đổi- thảo luận nhóm…
2. Chuẩn bị:
- GV yêu cầu HS ôn tập trước các định nghĩa Pư hóa hợp, PƯ phân hủy, PƯ thế, PƯ trao đổi đã được
học ở THCS.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần nắm vững
* Hoạt động 1: I. Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa và phản ứng không có sự thay
GV phát vấn với HS: đổi số oxi hóa
- Phản ứng hóa hợp, phản ứng phân 1. Phản ứng hóa hợp
hủy, phản ứng thế, phản ứng trao Trong phản ứng hóa hợp, số oxi hóa của các nguyên tố có thể thay đổi
đổi có thay để số oxi hóa hay hoặc không thay đổi
không? 2. Phản ứng phân hủy
HS: Trong phản ứng phân hủy, số oxi hóa của các nguyên tố có thể thay đổi
hoặc không thay đổi.
3. Phản ứng thế
Trong hóa học vô cơ, phản ứng thế bao giờ cũng có sự thay đổi số oxi
- Vậy phản ứng có thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.
hóa thuộc phản ứng gì? 4. Phản ứng trao đổi
HS Trong phản ứng trao đổi, số oxi hóa của các nguyên tố không thay đổi.
* Hoạt động 2: II. Kết luận
GV lần lượt hướng dẫn bài tập cho - Phản ứng hóa học có sự thay đổi số oxi hóa là phản ứng oxi hóa-khử
HS, hương scho HS đưa ra cách - Phản ứng hóa học không có sự thay đổi số oxi hóa, không phải là phản
tổng quát khi giải bài tự luận và ứng oxi hóa khử.
trắc nghiệm.
HS: Lắng nghe và lần lượt trình
bày.
B. BÀI TẬP:
I. TỰ LUẬN:
1. Viết một số phản ứng tiêu biểu
Na + HCl → ……….. ; CuSO4 + Ca(OH)2 → ………..
NH4Cl + KOH → ……….. ; KOH + H2SO4 → ………..
Fe + HNO3(l) → ………..
Phân loại phản ứng?
2.Cho 19,2 g Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3. Tất cả lượng khí NO sinh ra đem oxi hóa thành NO2 rồi
sục vào nước cùng với dòng khí oxi để chuyển hết thành HNO3. Tính thể tích oxi (đktc) đã tham gia vào quá
trình trên.

GV:Vũ Tuấn Đạt 35


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

II. TRẮC NGHIỆM:


1. Phản ứng luôn không thuộc loại oxi hóa - khử là:
A. Phản ứng thủy phân B. Phản ứng thế
C. Phản ứng kết hợp D. Phản ứng phân hủy
2. Xét các phản ứng:
(1) FexOy + HCl--> (2)CuCl2+H2S-->
(3) R + HNO3 --> R(NO3)3 + NO+ H2O (4)Cu(OH)2+H+-->
(5) CaCO3 + H+ --> (6)CuCl2+OH--->
(7) MnO4 + C6H12O6 +H+ --> Mn2+ CO2 + H2O (8) FexOy + H+ + SO42- --> SO2? + ...
(9) FeSO4 + HNO3 --> (10) SO2 + 2H2S --> 3S + 2H2O
Số phản ứng oxi hóa khử là
A. 6 B. 5 C. 3 D. 4
3. Lưu huỳnh tác dụng với axit sunfuric đặc, nóng: S + 2H2SO4  3SO2 + 2H2O
Trong phản ứng này, tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử : số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa là:
A. 3 : 1 B. 2 : 1 C. 1 : 2 D. 1 : 3
4. 1) Cl2 + NaOH 5) NH4NO3  N2O + H2O
2) NO2 + NaOH 4) KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2
3) CaOCl2 + HCl 6) CaCO3  CaO + CO2
1- Các phản ứng không phải là phản ứng oxi hoá khử gồm:
A. Chỉ có 6 B. 2,3 C. 3,6 D. 5,6
2- Các phản ứng tự oxi hoá khử gồm:
A. 1, 2, 5 B. 1,2,3,5 C. 1,2 D. 3,5
3- Các phản ứng oxi hoá khử nội phân tử gồm:
A. 1,2,3 B. 3,5 C. 4,5 D. 3,4,5
4. Cho các phương trình phản ứng hóa học sau:
1. 2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2 + 2NaCl 2. Cu(OH)2 → CuO + H2O 3. CaO + CO2 → CaCO3
4. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 5. C + H2O → CO + H2
Phản ứng hóa hợp là phản ứng số :
A. 1 B. 2 và 5 C. 3 D. 4
5. Trong các phản ứng của câu 4.34, phản ứng phân hủy là phản ứng số : A. 2 B. 3 C. 4 và 5 D.
1
6. Trong các phản ứng của câu 4.34, phản ứng thế là phản ứng số: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 và 5
7. Trong các phản ứng của câu 4.34 , phản ứng trao đổi là phản ứng số : A. 1 B. 2 và 4 C. 3 D. 5
8. Cho các phản ứng sau:
a) FeO + HNO3 (đặc, nóng) → b) FeS + H2SO4 (đặc, nóng) →
c) Al2O3 + HNO3 (đặc, nóng) → d) Cu + dung dịch FeCl3 →
e) CH3CHO + H2 f) glucozơ + AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3
g) C2H4 + Br2 → h) glixerol (glixerin) + Cu(OH)2 →
Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là:
A. a, b, c, d, e, h. B. a, b, d, e, f, g. C. a, b, c, d, e, g. D. a, b, d, e, f, h.

9. Sự mô tả nào về tính chất của bạc trong phản ứng sau là đúng ?
AgNO3(dd) + NaCl (dd) → AgCl(r) + NaNO3(dd)
A. Nguyên tố bạc bị oxi hóa.
B. Nguyên tố bạc bị khử.

GV:Vũ Tuấn Đạt 36


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

C. Nguyên tố bạc không bị khử cũng không bị oxi hóa.


D. Nguyên tố bạc vừa bị oxi hóa vừa bị khử.
3. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Chuẩn bị lí thuyết tổng hợp chương 1,2,3,4 để ôn tập học kì 1
- Chuẩn bị bài tập phần này
 Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….

-
Tuần : 8 Ngày dạy .................. tại lớp:10A
Tiết PPCT : 15,16
Bài 19 : LUYỆN TẬP

GV:Vũ Tuấn Đạt 37


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức :
- Học sinh: Sự oxi hóa, sự khử, chất oxi hóa, chất khử, phản ứng oxi hóa – khử và phân loại phản ứng.
- HS vận dụng: nhận biết PƯ oxh – khử, cân bằng PTHH của PƯ oxh – khử, phân loại PƯ hóa học.
2. Kĩ năng :
- Củng cố và phát triển kỹ năng cân bằng PTHH của PƯ OXH – khử bằng PP thăng bằng electron.
- Rèn luyện kỹ năng nhận biết PƯ OXH – khử, chất OXH, chất khử, chất tạo môi trường cho PƯ.
- Rèn kỹ năng giải các bài tập có tính toán đơn giản về PƯ OXH – khử.
3. Thái độ học tập : Biết cb PU oxi hóa khử, biết PU đó thuộc loại gì. Từ đó biết chất nào độc.
II. CHUẨN BI :
- Chuẩn bị của GV : bt thêm cho HS, SGK
- Chuẩn bị của HS : bài tập, kiến của chương IV, bài soạn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ :
2.Nội dung bài mới :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần nắm vững
* Hoạt động 1: A. Kiến thức cần nắm vững:
- GV nêu hệ thống câu hỏi: 1. Sự oxi hóa là sự nhường electron, là sự tăng số oxi hóa.
 Sự oxi hóa là gì? Sự khử là gì? Sự khử l sự thu electron, l sự giảm số oxi hĩa.
 Chất oxi hóa là gì? Chất khử là Người ta còn gọi sự oxi hóa là quá trình oxi hóa, sự khử là
gì? quá trình khử.
- Dùng bài tập 6 yêu cầu HS phải tự xác 2. Sự oxi hóa và sự khử là hai quá trình có bản chất trái
định đã xảy ra sự oxi hóa và sự khử ngươc nhau nhưng xảy ra đồng thời trong một phản ứng.
những chất nào trong phản ứng hóa học. 3. Chất khử là chất nhường electron, là chất chứa nguyên tố
 Phản ứng oxi hóa – khử là gì? có số oxi hóa tăng sau phản ứng. Chất oxi hóa là chất thu
 Dấu hiệu nào giúp ta nhận biết electron, là chất chứa ngtố có số oxh giảm sau phản ứng.
phản ứng oxi hóa-khử? 4. Phản ứng oxy hóa khử là phản ứng hóa học trong đó có sự
- Dùng bài tập 4 để củng cố dấu hiệu chuyển đổi electron giữa các chất phản ứng.
nhận biết sự oxi hóa, sự khử, chất oxi 5. Dựa vào số oxi hóa người ta chia các phản ứng thành 2
hóa, chất khử loại, đó là phản ứng oxi hóa – khử (số oxi hóa thay đổi) và
phản ứng không thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử.
- Dựa vào số oxi hóa người ta chia các -Làm các bài tập do GV yêu cầu
phản ứng thành mấy loại.
- Dùng bài tập 1, 2, 4 để củng cố về
phân loại phản ứng.
- HS :Tham gia phát biểu ôn luyện kiến
thức theo từng nội dung câu hỏi của GV

B. BÀI TẬP
I. BÀI TẬP TỰ LUẬN:
1 Phản ứng nào là phản ứng oxi hóa - khử trong các phản ứng dưới đây :
A. 2HgO → 2Hg + O2
too
B. CaCO3 →to CaO + CO2
t
C. 2Al(OH)3 →o Al2O3 + 3H2O .
t
D. 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O.
2 Cho các phản ứng sau, ở phản ứng nào NH3 không đóng vai trò chất khử ?
A. 4NH4 + 5O2 → xto 4NO + 6H2O
t
B. 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl
to
C. 2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2 + 3H2O
D. 2NH3 + H2O2 + MnSO4 → MnO2 + (NH4)2SO4

GV:Vũ Tuấn Đạt 38


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

3 Trong phản ứng :


3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO
Hãy cho biết vai trò của NO2 trong phản ứng:
A. là chất oxi hóa . B. là chất khử.
C. là chất oxi hóa, nhưng đồng thời cũng là chất khử.
D. không là chất oxi hóa và cũng không là chất khử.
4 Một nguyên tử lưu huỳnh (S) chuyển thành ion sunfua (S2–) bằng cách :
A. nhận thêm một electron. B. nhường đi một electron.
C. nhận thêm hai electron. D. nhường đi hai electron.
5. Trong phản ứng : Cl2 + 2KBr → Br2 + 2KCl, nguyên tố clo
A. chỉ bị oxi hóa. B. chỉ bị khử.
C. không bị oxi hóa, không bị khử D. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử
6. Trong phản ứng : 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O, nguyên tố sắt
A. bị oxi hóa. B. bị khử
C. không bị oxi hóa, không bị khử. D. vừa bị oxihóa, vừa bị khử
7. Cho phản ứng : 2Na + Cl2 → 2NaCl .
Trong phản ứng này, nguyên tử natri:
A. bị oxi hóa. B. bị khử.
C. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử. D. không bị oxihóa, không bị khử
8. Cho phản ứng : Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu
Trong phản ứng này, 1 mol ion Cu2+
A. đã nhận 1 mol electron. B. đã nhận 2 mol electron.
C. đã nhường 1 mol electron. D. đã nhường 2 mol electron.
9. Cho các phản ứng sau , phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hóa –khử ?
A. Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4
B. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
C. NaH + H2O → NaOH + H2
D. 2F2 + 2H2O → 4HF + O2
10. Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa –khử là:
A. tạo ra chất kết tủa. B. tạo ra chất khí.
C. có sự thay đổi màu sắc của các chất.
D. có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.
11. Trong các phản ứng hóa hợp dưới đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa –khử ?
A. CaCO3 + H2O + CO2 → Ca(HCO3)2 .
B. P2O5 + 3H2O → 3 H3PO4.
C. 2SO2 + O2 → 2SO3
D. BaO + H2O → Ba(OH)2
12. Trong các phản ứng phân hủy dưới đây, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hóa-khử ?
A. 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 .
B. 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O.
C. 4KClO3 → 3KClO4 + KCl.
D. 2KClO3 → 2KCl + 3O2
13. Cho phản ứng : M2Ox + HNO3 → M(NO3)3 + . . . . . . . . . .
Khi x có giá trị là bao nhiêu thì phản ứng trên không thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử ?
A. x = 1. B. x = 2. C. x = 1 hoặc x = 2. D. x = 3.
14. Chọn định nghĩa đúng về phản ứng oxihóa-khử .
A. Phản ứng oxihóa –khửlà phản ứng trong đó tất cả các nguyên tử tham gia phản ứng đều phải thay đổi số
oxi hóa.
B. Phản ứng oxihóa –khử là phản ứng không kèm theo sự thay đối số oxihóa các nguyên tố.
C. Phản ứng oxihóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng .
D. Phản ứng oxihóa- khử là phản ứng trong đó quá trình oxihóa và quá trình khử không diễn ra đồng thời.

GV:Vũ Tuấn Đạt 39


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

15. Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxihóa - khử ?
A. Br2 + H2O HBr + HbrO
B. I2 + 2Na2S2O3 2NaI + Na2S4O6
C. 2K2CrO4 + H2SO4 K2Cr2O7 + K2SO4 + H2O
D. 3I2 + 6NaOH NaIO3 + 5NaI + 3H2O
16 Tìm định nghĩa sai :
A. Chất oxihóa là chất có khả năng nhận electron.
B. Chất khử là chất có khả năng nhận electron.
C. Chất khử là chất có khả năng nhường electron.
D. Sự oxi hóa là quá trình nhường electron.
17 Chọn định nghĩa đúng về chất khử :
A. Chất khử là các ion cho electron.
B. Chất khử là các nguyên tử cho electron.
C. Chất khử là các phân tử cho electron.
D. Chất khử là các nguyên tử, phân tử hay ion có khả năng nhường electron.
18 Chọn định nghĩa đúng về số oxi hóa.
E. Số oxi hóa là điện tích của nguyên tử trong phân tử nếu giả định rằng phân tử đó chỉ có liên kết ion.
F. Số oxi hóa là số electron trao đổi trong phản ứng oxi hóa khử.
G. Số oxi hóa là hóa trị của nguyên tử trong phân tử.
H. Số oxi hóa là điện tích xuất hiện ở nguyên tử trong phân tử khi có sự chuyển dịch electron.
19. Các chất hay ion chỉ có tính oxi hóa là:
A. N2O5 , Na+, Fe2+ . B. Fe3+, Na+, N2O5, NO3–
C. Na , Fe , Ca, Cl2.
+ 3+
D. Tất cả đều sai.
20. Các chất hay ion chỉ có tính khử là :
A. SO2 , H2S , Fe2+, Ca. B. H2S, Ca, Fe.
C. Fe, Ca, F, NO3–. D. Tất cả đều sai.
21. Trong số các phần tử sau ( nguyên tử hoặc ion ) thì chất khử là :
A. Mg2+ B. Na+ C. Al D. Al3+.
22. Trong số các phần tử sau ( nguyên tử hoặc ion) thì chất oxi hóa là:
A. Mg. B. Cu2+ C. Cl– D. S2–
23. Trong số các phần tử sau ( nguyên tử hoặc ion), phần tử vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất
oxi hóa là :
A. Cu B. O2– C. Ca2+ D. Fe2+
24. Trong các phản ứng sau, phản ứng oxi hóa – khử là :
A. CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
B. 3Mg + 4H2SO4 3MgSO4 + S + 4H2O
C. Cu(OH)2 + 2HCl CuCl2 + 2H2O
D. BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2HCl
25. Cho phương trình phản ứng :
FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
Hệ số cân bằng tối giản của FeSO4 là :
A. 10 B. 8 C. 6 D. 2
26. Trong phản ứng :
FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
Thì H2SO4 đóng vai trò :
A. Môi trường. B. chất khử
C. Chất oxi hóa D. Vừa là chất oxi hóa, vừa là môi trường.
27. Tỷ lệ số phân tử HNO3 là chất oxi hóa và số phân tử HNO3 là môi trường trong phản ứng :
FeCO3 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + CO2+ H2O
là:
A. 8 : 1 B. 1 : 9 C. 1 : 8 D. 9 : 1
28. Cho các phương trình phản ứng :

GV:Vũ Tuấn Đạt 40


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

1- Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
2- CO2 + Ca(OH)2→ CaCO3 + H2O
t
o

3- (NH4)2SO4 → 2NH3 + H2SO4


4- 3Mg + 4H2SO4 → 3MgSO4 + S + 4H2O
5- Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O
Các phản ứng oxi hóa khử là :
A. 1, 3, 5 B. 4, 5 C. 1, 4 D. 2, 4, 5
29. Phản ứng nào sau đây là phản ứng tự oxi hóa – khử :
A. 2FeS + 10H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 9SO2 + 10H2O
B. 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O
C. 3KNO2 + HClO3 → 3KNO3 + HCl
D. AgNO3 → Ag + NO2 + 1/2O2
30. Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa –khử nội phân tử :
A. 4FeS2 + 11O2→ 2Fe2O3 + 8SO2.
B. 2KNO3 + S + 3C → K2S + N2 + 3CO2.
C. 2KClO3 → 2KCl + 3O2.
D. Cl2 + 2KOH → KCl + KClO + H2O
31. Phát biểu nào sau đây luôn luôn đúng ?
A. Một chất hay ion chỉ có tính khử, hoặc chỉ có tính oxi hóa.
B. Trong mỗi nhóm A của bảng tuần hoàn, chỉ gồm các nguyên tố kim loại hoặc các nguyên tố phi kim.
C. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong công thức phân tử luôn luôn là số nguyên dương .
D. Tất cả các phát biểu trên đều luôn luôn đúng
32. Hòa tan hoàn toàn một oxit kim loại bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng ( vừa đủ ) thu được 2,24 lít khí SO2
( đktc) và 120g muối . Công thức của oxit kim loại là:
A. Al2O3. B. Fe3O4 C. Fe2O3 D. FeO
33. Cho các phương trình phản ứng hóa học sau:
1. 2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2 + 2NaCl
2. Cu(OH)2 → CuO + H2O
3. CaO + CO2 → CaCO3
4. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
5. C + H2O → CO + H2
Phản ứng hóa hợp là phản ứng số :
A. 1 B. 2 và 5 C. 3 D. 4
34. Nhỏ từng giọt dung dịch loãng KMnO4 màu tím nhạt vào ống nghiệm có sẳn 2ml dung dịch FeSO4 và
1ml dung dịch H2SO4 loãng.Tìm một câu sai :
A. Thấy các giọt KMnO4 màu tím nhạt mất màu.
B. Nếu nhỏ tiếp mãi, màu tím nhạt của KMnO4 không mất đi.
C. Đó là phản ứng trao đổi giữa H2SO4 và KMnO4
D. Đó là phản ứng oxi hóa - khử của FeSO4 và KMnO4 trong môi trường axit.
35. Sự biến đổi nào sau đây là sự khử ?
–2 0 0 +3
A. S S + 2e B. Al Al + 3e
+7 +4 +4 +7
C. Mn + 3e Mn D. Mn Mn + 3e.
36. Khi phản ứng Fe3+ + Sn2+→ Fe2+ + Sn4+ được cân bằng thì cac hệ số của ion Fe3+ và Sn2+ lần lượt là :
A. 2 và 3. B. 3 và 2. C. 1 và 2. D. 2 và 1.
37. Sau khi cân bằng phản ứng oxihóa-khử :
Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O
Tổng hệ số các chất phản ứng và tổng hệ số các sản phẩm là:
A. 26 và 26. B. 19 và 19. C. 38 và 26. D. 19 và 13
38. Sau khi phản ứng đã được cân bằng :
Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + N2 + H2O

GV:Vũ Tuấn Đạt 41


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

Tổng số hệ số các chất trong phương trình phản ứng là :


A. 29 B. 25 C. 28 D. 32
39. Câu nào diễn tả sai về tính chất các chất trong phản ứng :
2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3
A. ion Fe2+ khử nguyên tử Cl.
B. Nguyên tử clo oxi hóa ion Fe2+
C. Ion Fe2+ bị oxi hóa
D. Ion Fe2+ oxi hóa nguyên tử Cl.
40. Số mol electron cần có để khử 1,5mol Al3+ thành Al là:
A. 0,5 mol electron. B. 1,5mol electron
C. 3,0mol electron . D. 4,5mol electron.
41. Khi phản ứng NH3 + O2 → N2 + H2O được cân bằng thì các hệ số của NH3 và O2 là:
A. 2 và 1 B. 3 và 4 C. 1 và 2 D. 4 và 3.
42. Cho các phản ứng sau :
KCl + AgNO3 → AgCl ↓ + KNO3. (1)
2KNO3 →t 2KNO2 + O2 ↑
o
(2)
o
t
CaO + 3C → CaC2 + CO (3)
t o

2H2S + SO2 → 3S + 2H2O (4)


CaO + H2O → Ca(OH)2 (5)
2 FeCl2 + Cl 2 → 2FeCl3 (6)
t
o
CaCO3 → CaO + CO2 (7)
t
o

CuO + H2 → Cu + H2O (8)


Dãy nào sau đây chỉ gồm các phản ứng oxi hóa –khử ?
A. (1), (2), (3), (4), (5). B. (2), (3), (4), (5), (6).
C. (2), (3), (4), (6), (8). D. (4), (5), (6), (7), (8).
43. Cho sơ đồ phản ứng : Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
Trong phương trình hóa học của phản ứng trên, các hệ số tương ứng với phân tử các chất là dãy số nào sau
đây ?
A. 3, 14, 9, 1, 7. B. 3, 28, 9, 1, 14.
C. 3, 26, 9, 2, 13. D. 2, 28, 6, 1, 14.
II. BÀI TẬP TỰ LUẬN:
1. Xác định chất oxi hóa và chất khử trong mỗi phản ứng dưới đây:
1) 5H2C2O4 + 2KMnO4 + 3H2SO4 → 2MnSO4 + K2SO4 + 10CO2 + 8H2O
2) 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
3) 3Na2SO3 + K2Cr2O7 + 4H2SO4 → 3Na2SO4 + K2SO4 + Cr2(SO4)3+ 4H2O
2. Sục khí SO2 vào dung dịch H2S và dung dịch nước clo, sơ đồ phản ứng như sau:
1) SO2 + H2S → S + H2O
2) SO2 + Cl2 + H2O → H2SO4 + HCl
a. Hãy cân bằng các phản ứng trên theo phương pháp thăng bằng electron.
b. Cho biết vai trò của SO2 trong mỗi phản ứng trên.
3. Lập phương trình hóa học của các phản ứng oxi hóa – khử sau đây theo phương pháp thăng bằng electron :
a) Cho MnO2 tác dụng với dung dịch axit HCl đặc, thu được Cl2, MnCl2 và H2O.
b) Cho Cu tác dụng với dung dịch axit HNO3 đặc, nóng thu được Cu(NO3)2, NO2 và H2O.
c) Cho Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc ,nóng thu được MgSO4, S và H2O.
4. Cho 2,24g sắt tác dụng với dung dịch HCl dư. Khí sinh ra cho đi qua ống đựng 4,2g CuO được đốt nóng.
Xác định khối lượng của chất rắn ở trong ống sau phản ứng.
5. Hãy nêu 2 phản ứng của cùng một đơn chất: Trong một phản ứng đơn chất đó tác dụng với chất oxi hóa và
trong phản ứng kia đơn chất đó tác dụng với chất khử.
6. Hãy nêu 2 phản ứng của cùng một hợp chất :Một phản ứng của hợp chất đó tác dụng với chất oxi hóa và
một phản ứng của hợp chất đó tác dụng với chất khử.
7.Hãy dẫn ra phản ứng oxi hóa – khử trong đó :
1) Nguyên tử phi kim là chất oxihóa.

GV:Vũ Tuấn Đạt 42


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

2) Nguyên tử phi kim là chất khử.


3) Nguyên tử phi kim vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.
4) Axit trong phản ứng chỉ là chất tạo môi trường.
5) Axit trong phản ứng là chất khử.
6) Axit trong phản ứng là chất oxi hóa.
7) Axit trong phản ứng vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường.
8) Axit trong phản ứng vừa là chất oxi hóa , vừa là chất tạo môi trường.
9) Axit trong phản ứng vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.
* Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………….
.
…………………………………………………………………………………………………………………….
.
…………………………………………………………………………………………………………………….
.

GV:Vũ Tuấn Đạt 43


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

Tuần : 9 Ngày dạy: ……………….. tại lớp: 10A


Tiết PPCT : 25,26
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm vững: các kiến thức đã học ở các chương trước
- HS vận dụng: làm được các dạng BT đã học ở các chương.
2 .Kỹ năng:
- Củng cố và phát triển kỹ năng giải các BT hóa học phần đại cương.
- Củng cố và phát triển kỹ năng cân bằng PTHH của PƯ OXH – khử bằng PP thăng bằng electron.
- Rèn luyện kỹ năng nhận biết PƯ OXH – khử., chất OXH, chất khử,, chất tạo môi trường cho PƯ.
- Rèn kỹ năng giải các bài tập có tính toán đơn giản về PƯ OXH – khử.
II. Chuẩn bị:
- Gv : bài tập
- Hs : ôn lại các kiến thức đã học.
IV. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
* Hoạt động 1: A. LÝ THUYẾT
GV: Chia lớp thành 4 nhóm tương ứng 4 dãy I. NGUYÊN TỬ
của lớp: 1) Thành phần cấu tạo nguyên tử
* Nguyên tử được tạo bởi vỏ và hạt nhân.
- Nhóm 1: Tóm tắt lý thuyết chương 1: * Vỏ nguyên tử có chứa hạt e, hạt nhân được tạo bởi
nguyên tửvà làm bài tập tự luận phần chương prôton và n.
này? 2) Hạt nhân nguyên tử z = p = e ; A = Z+ N ;
HS: Lần lượt trình bày A1 X1 + A2 X2 + …
A=
X1 +X2 +…
* Nguyên tố hóa học gồm những nguyêntử có cùng điện tích
hạt nhân.
* Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là các
nguyên tử có cùng số prôton, khác số nơtron.
3) Số hiệu nguyên tử Z và số khối A đặc trưng cho nguyên
tử.
- Ký hiệu nguyên tử: ZA X
Bảng 3: Lớp và phân lớp electron
STT lớp (n) 1 2 3 4 ....
Tn của lớp K L M N …
Số e tối đa 2 8 18 32 …
Số phân lớp 1 2 3 4 …
Kí hiệu phân lớp 1s 2s 2p 2s 2p 4s 4p 4d …
2d 4f
Số e tối đa ở 2 2,6 2,6,10 2,6,10,14 …
phân lớp và ở lớp
II. SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH

GV:Vũ Tuấn Đạt 44


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

- Nhóm 2: Tóm tắt lý thuyết chương 2: Sự ELECTRON VÀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ
biến đổi tuần hoàn của cấu hình electron và TRONG BTH
tính chất của các nguyên tố trong BTH tửvà 1. Cấu tạo bảng tuần hòan
làm bài tập tự luận phần chương này? a. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH
HS: Lần lượt trình bày - Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng của điện tích
hạt nhân.
- Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử
được xếp thành một hàng.
- Các nguyên tố có cùng electron hóa trị như nhau được xếp
thnh một cột
b. Ô nguyên tố: Ô = Z
c. Chu kỳ
STT CK = Số lớp e
d. Nhóm:
STT nhóm = Số e hóa trị
- Nhóm A : Nguyên tố s, p
- Nhóm B: Nguyên tố d,f
2. Sự biến đổi tuần hoàn
a. Cấu hình e của nguyên tử
- Số e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A
ở mỗi chu kỳ đều tăng dần từ 1 đến 8 thuộc các nhóm từ IA
đến VIIIA.
b. sự biến đổi tuần hoàn tính kim loại, tính phi kim, bán kính
nguyên tử và giá trị độ âm điện của các nguyên tố được tóm
tắt như sau:
III. LIÊN KẾT HÓA HỌC
- Nhóm 3: Tóm tắt lý thuyết chương 3: Liên 1. Ion, cation, anion
kết hóa học và làm bài tập tự luận phần a. Khi nguyên tử nhường hay nhận electron trở thành phần tử
chương này? mang điện gọi là ion.
HS: Lần lượt trình bày b.Nguyên tử kim loại có xu hướng nhường electron trở thành
ion dương còn gọi là cation.
c.Nguyên tử phi kim có xu hướng nhận electron trở thành ion
âm còn gọi là anion.
2. Ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.
a. Ion đơn nguyên tử là ion tạo thành từ một nguyên tử.
b. Ion đa nguyên tử: là nhóm nguyên tử mang điện tích
dương hay âm.
3. Liên kết hóa học:
Liên kết ion và liên kết hóa học
4. Hiệu độ âm điện và liên kết hóa học
Hiệu DAD Loại liên kết
0,0 đến < 0,4 Liên kết cộng hóa trị khôngcực
0,4 đến < 1,7 Liên kết cộng hóa trị cực
 1,7 Liên kết ion
IV. PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ:
- Nhóm 4: Tóm tắt lý thuyết chương 4: phản 1. Sự oxi hóa là sự nhường electron, là sự tăng số oxi hóa.
ứng oxi hóa khử và làm bài tập tự luận phần Sự khử l sự thu electron, l sự giảm số oxi hĩa.
chương này? Người ta còn gọi sự oxi hóa là quá trình oxi hóa, sự khử là
HS: Lần lượt trình bày quá trình khử.
2. Sự oxi hóa và sự khử là hai quá trình có bản chất trái
ngươc nhau nhưng xảy ra đồng thời trong một phản ứng.

GV:Vũ Tuấn Đạt 45


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

* Hoạt động 2: 3. Chất khử là chất nhường electron, là chất chứa nguyên tố
GV nhận xét từng nhóm và sửa bài hoàn có số oxi hóa tăng sau phản ứng. Chất oxi hóa là chất thu
chỉnh cho HS. electron, là chất chứa ngtố có số oxh giảm sau phản ứng.
* Hoạt động 3: 4. Phản ứng oxy hóa khử là phản ứng hóa học trong đó có sự
GV Lần lượt hướng dẫn và cho HS làm bài chuyển đổi electron giữa các chất phản ứng.
tập trắc nghiệm. 5. Dựa vào số oxi hóa người ta chia các phản ứng thành 2
loại, đó là phản ứng oxi hóa – khử (số oxi hóa thay đổi) và
phản ứng không thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử.
B. BÀI TẬP :
I. TỰ LUẬN :
1. Xác định vị trí của các nguyên tử sau trong bảng tuần hoàn:
a. Na (Z = 11) b. Ca (Z = 20)
c. Al (Z = 13) d. Ne (Z = 10)
e. O (Z = 8) f. Cl (Z = 17)
g. Fe (Z = 26) h. Zn (Z = 30
2. Một nguyên tử có số hiệu nguyên tử là 15.
a/ Nguyên tử đó có bao nhiêu electron? Viết cấu hình electron của nguyên tử đó?
b/ Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử đó có bao nhiêu electron, đó là những electron gì? Đó là nguyên
tử kim loại hay phi kim?
3. Một ion X2+ có phân lớp cuối cùng của cấu hình electron là 2s 22p6. Hãy viết cấu hình electron và xác định vị
trí của nguyên tử X trong bảng tuần hoàn? .
4. Anion X2- có số eletron là 10, số nơtron là 10. Xác định số khối và vị trí của nguyên tử nguyên tố X.
5. Biểu diễn quá trình hình thành hợp chất ion của các chất sau:
NaCl, CaCl2, MgO, K2O
6. Viết CTe và CTCT của các hợp chất sau:
N2, Cl2, O2, H2O, CO2, C2H4, CH4, OF2, NCl3, NH3, H2S
7. Cân bằng các PƯ OXH - Khử sau bằng pp thăng bằng electron:
a. Cu + H2SO4  CuSO4 + SO2 + H2O b. SO2 + H2O + Br2  H2SO4 + HBr
c. SO2 + H2S  H2O + S d. Fe + HNO3  Fe(NO3)3 + NO + H2O
e.Cl2 + NaOH  NaCl + NaClO + H2O f. Fe + O2(dư)  Fe2O3
8 Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt bằng 82. tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không
mang điện là 22 hạt.
a. Xác định Z, A và viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X?
b. Xác định vị trí của nguyên tố trong BTH?
9. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt bằng 34, biết số hạt notron nhiều hơn số hạt proton là 1. Xác
định Z, N và viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X?
10. Một kim loại M có số khi A=54. Tổng số các hạt cơ bản trong nguyên tử M là 80. Cho biết M là kim loại
nào?
11. Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt trong nguyên tử là 52 và số hạt mang điện tích dương kém hơn số
hạt không mang điện là 1 hạt. Điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là bao nhiêu?
12.Tổng số hạt cơ bản của một nguyên tử nguyên tố R là 91. Hạt nhân R có số nơtron và số proton là bao
nhiêu?
13. Một oxit có công thức X2O trong đó tổng số hạt của phân tử là 92 hạt, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 28 hạt. xác định công thức X2O?
14. Trong tự nhiên brom có hai đồng vị bền: chiếm 50,69% số nguyn tử v chiếm 49,31% số
nguyên tử. Hãy tìm nguyên tử khối trung bình của brom.
15. Nguyên tử khối trung bình của clo trong tự nhiên là 35,50. Clo tự nhiên có hai đồng vị biết đồng vị
chiếm 75% số nguyên tử clo trong tự nhiên.Tìm số khối đồng vị thứ 2 của clo?

GV:Vũ Tuấn Đạt 46


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

16. Trong tự nhiên, brom có 2 đồng vị và . Biết A + B = 160, số nơtron của đồng vị lớn hơn
đồng vị là 2 và nguyên tử khối trung bình của brom là 79,91. Tính thành phần phần trăm số nguyên tử
của đồng vị của brom trong tự nhiên?
17. Oxit cao nhất của nguyên tố ứng với công thức RO 3. Hợp chất của nó với H có 5,88% H về khối lượng.
Xác định R.
18. Hợp chất oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức R 2O7. Hợp chất khí với hiđro có chứa 2,74% về khối
lượng. Xác định R? Viết hợp chất R với hiđro và hợp chất hiđroxit tương ứng nếu có?
19. Nguyên tố X hợp với H cho hợp chất XH4. Oxit cao nhất của nó chứa 53,3% oxi về khối lượng.
a. Hỏi số khối của X (coi số khối trùng với nguyên tử khối).
b. X là nguyên tố nào?
20. Hợp chất khí với hidro của một ngtố có công thức H2R. oxit cao nhất của nó chứa 60% khối lượng oxi.
Tìm nguyên tố R và suy công thức Oxit cao nhất và hợp chất khí với hiđro ?
21. Cho 34,25 g kim loại nhóm IIA vào nước thu được 5,6 lít H2 (đktc) . Xác định tên của Kim loại và vị trí
của kim loại trong BTH.
22. Hịa tan hết 0,35 g một kim loại nhóm IA trong nước , dung dịch thu được chiếm thể tích 500ml có nồng
độ 0,1M. Xác định tên của kim loại nhóm IA.
23. X là một kim loại hoá trị II Hoà tan hoàn toàn 6,082 g X vào HCl dư thu đưỵc 5,6 lít H2 (đktc). Xác định
nguyên tư khi trung bình của X.
24. Hòa tan hoàn toàn 1,95g kim loại thuộc nhóm IA vào 50ml dung dịch HCl 1M. Xác định kim loại? Viết
công thức hợp chất của nguyên tố A với oxi?
25. Cho 5,4 g kim loại (M) tác dụng với oxi không khí ta thu được 10,2 g oxit cao nhất có công thức M 2O3.
Xác định tên của Kim loại M.
B. TRẮC NGHIỆM
1. Trong hạt nhn của cc nguyn tử , cc hạt cấu tạo nn hạt nhn nguyn tử gồm những loại no sau đây?
A. Proton v nơtron. B. Proton, nơtron v electron C. Proton D. Nơtron
2. Chọn câu sai:
A. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số electron.
B. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton.
C. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số khối.
D. Đồng vị là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
3. Ba nguyên tử X, Y, T có số proton và nơtron nhưng sau:
X: 20 proton và20 nơtron ; Y: 18 proton và22 nơtron ; T: 20 proton và22 nơtron
Những nguyên tử nào có cùng số khối?
A.X,Y B. X, T C. Y, T D. Không có nguyên tử nào.
127
4. Nguyên tử có kí hiệu 53 X cho biết:
A. Số khối A là 127. B. Số proton là 53 C. Số nơtron là 54 D. Tất cả điều đúng
5. Nguyên tử X có số proton là 13 số nơtron là 14, kí hiệu nào là đúng:
14 27 27
a . 13 X b. 13 X c. 14 X d. Tất cả điều sai.
7. Nguyn tử của nguyn tố cĩ điện tích hạt nhn 13+ v A = 27, cĩ số electron ho trị l:
A. 13 B. 3 C. 5 D. 14
8. Một nguyên tử của nguyên tố M cĩ cấu hình electron lớp ngòai cng là 3s 2 3p6. Ở dạng đơn chất, M có những
đặc điểm nào sau đây?
A. Phân tử chỉ gồm một nguyên tử. B. Phân tử gồm hai nguyên tử.
C. Đơn chất rất bền hầu như không tham gia phản ứng hoá học. D. Cu A và C đúng.
9. Cho biết Fe cĩ Z = 26. Cấu hình electron của Fe2+ là:
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d4 4s2
10. Tìm câu sai trong những câu dưới đây?
A. Trong chu kì, các nguyên tố dược sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhn tăng dần.
B. Trong chu kì, các nguyên tố dược sắp xếp theo chiều số hiệu nguyên tử nhân tăng dần.

GV:Vũ Tuấn Đạt 47


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

C. Chu kì thường bắt đầu bằng là một kim loại kiềm, kết thúc là một khí hiếm (trừ chu kì 1 v chu kì 7
chưa hon thnh)
D. Nguyên tử của một nguyên tố trong cùng một chu kì có electron bằng nhau.
11. Cho dãy các nguyên tố hoá học nhóm VA: N, P, As, Sb, Bi. Từ N đến Bi theo chiều điện tích hạt nhân
tăng, tính phi kim thay đổi theo chiều:
A. Tăng dần B. Giảm dần.
C. Tăng rồi giảm. D. Giảm rồi tăng.
12. Số electron nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 4e. Số hiệu nguyên tử của X là
A.6 B. 12 C. 14 D. 16
13. Nguyên tử của nguyên tố R có 3e thuộc phân lớp 3d. Nguyên tử R có số hiệu nguyên tử là;
A. 23 B. 26 C. 25 D. 21
14. Một số nguyên tử có cấu hình e như sau: Cấu hình e nào cùng nhóm?
1, 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 2, 1s2
3, 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 4, 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5
A. 1,2 B. 1, 4 C. 2,4 D. 1,3
15. Một nguyên tố X nằm ở nhóm IIA trong BTH. Hãy chọn câu đúng?
A. Nguyên tố X có 2e B. Nguyên tố X có số electron hoá trị là 2.
C. Nguyên tố X có 2 lớp e. D. Cả A, B, C đúng.
16. Một nguyên tố thuộc chu kì 3 nhóm IA trong BTH cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X là:
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 B. 1s2 2s2 2p6 3s1
C. 1s 2s 2p
2 2 6
D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1
17. Cấu hình e của nguyn tử X l 1s 2s 2p 3s 3p . Trong BTH nguyn tố X. Chọn cu đúng?
2 2 6 2 5

A. Chu kì 3 nhóm VA B. Chu kì 2 nhóm VIIA C. Chu kì 7 nhóm IIIA D. Chu kì 3 nhóm VIIA.
18. Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần của bán kính nguyên tử. Chọn câu đúng?
A. Li, Be, N, O, F B. N, O, F, Li. C. F,O, N, Be, Li D. Be, Li, F, O, N.
19. Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều giảm dần của tính kim loại?
A. Li, Na, K, Rb, Cs B. K, li, Na, Rb, Cs. C. Rb, Cs, li, Na, K D. Cs, Rb, K, Na,
Li.
20. C c ion : Na+, Mg2+, F-, O2-. Bn kính ion giảm dần l:
A. O2- > F- > Na+ > Mg2+ B. Mg2+ > Na+ > F- > O2- C. F- > O2- > Na+ > Mg2+. D. Na+ > Mg2+ > O2- > F-
21. Cho các hiđroxit sau: Ca(OH)2, Sr(OH)2, Ba(OH)2. Tính bazơ của cc hiđroxit sắp xếp theo chiều tăng dần
là:
A. Ca(OH)2 < Ba(OH)2 < Sr(OH)2 B. Ba(OH)2 < Sr(OH)2 < Ca(OH)2
C. Ca(OH)2 < Sr(OH)2 < Ba(OH)2 D. Sr(OH)2 < Ba(OH)2 < Ca(OH)2
22. Cho các nguyên tố: Mg, Al, O, F. Độ m điện của các nguyên tố tăng dần là:
A. F < O < Al < Mg B. Al < Mg < F < O C. Mg < Al < O < F D. Mg < Al < F < O
23. Cho biết Na (Z = 11), Mg (Z = 12), Al (Z = 13), Si (Z = 14), P (Z = 15), S (Z = 16). Các nguyên tố sắp xếp
theo chiều tính kim loại tăng dần là:
A. Na < Mg < Al < Si < P <S B. S < P < Si < Al < Mg < Na
C. S < Al <P < Si <Mg < Na D. Na < S < Si < P < Al < Mg.
24. Cho các nguyên tố: F (Z = 9), Cl ( Z = 17), Br (Z = 35). Các nguyên tố sắp theo chiều tính phi kim tăng
dần.
A. Br < Cl < F B. F < Cl < Br C. Cl < Br < F D. F <Br < Cl
25. Tính chất axit của dãy các hiđroxit: H2SiO3, H2SO4, HClO4, biến đổi theo chiều nào sau đây?
A. Tăng B. Giảm C. khơng thay đổi D. Vừa tăng vừa giảm.
26. Nguyn tử X cĩ tổng số hạt l 58 hạt. Số hạt nơtron nhiều hơn số hạt proton l 1 hạt. kí hiệu của X l:
A. 5819X B. 3819X C. 3919X D. 3918X
27. Nguyn tử X cĩ 12 proton, nguyn tử Y cĩ 17e. Hợp chất hình thnh giữa 2 nguyn tố ny cĩ thể l:
A. X2Y, với lin kết cộng ho trị. B. XY, với lin kết ion. C. X 3Y2, với lin kết ion. D. XY 2 với lin kết
ion.
28.Nguyn tố cĩ cấu hình e l 1s2 2s2 2p3,cơng thức với H v ct cao nhất với oxi l:

GV:Vũ Tuấn Đạt 48


Trường THPT Vĩnh Trạch GA Phụ Đạo - Khối 10

A. RH2, RO3 B. RH3, R2O5 C. RH4, RO2 D. RH5, R2O5


30. Fe cĩ cấu hình e l: 1s 2s 2p 3s 3p 3d ;Fe cĩ cấu hình e l: 1s 2s 2p6 3s2 3p6 3d5.Ion no bền hơn?
2+ 2 2 6 2 6 6 3+ 2 2

A. Fe2+ bền hơn Fe3+ B. Fe3+ bền hơn Fe2+ C. Fe2+, Fe3+ đều bền. D. Fe2+, Fe3+ đèu khơng bền.
31. Cho cc nguyn tử: 2311X; 2411Y; 2412Z; 2512T. Chọn cặp nguyn tử nào có công thức gọi hoá học.
A. X, Y B. Y, Z C. Z, T D. Cả A và C đều đúng.
32. Độ âm điện của một nguyên tố đặc trưng cho:
A. Khả năng tham gia phản ứng mạnh hay yếu của nguyên tử đó.
B. Khả năng nhường proton của nguyên tử đó cho nguyên tử khác.
C. Khả năng nhường e của nguyên tử đó cho nguyên tử khác.
D. Khả năng hút các e của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hoá học.
35. Lin kết ho học trong phn tử CO2 thuộc loại lin kết gì?
A. Liên kết ion. B. Liên kết cộng hóa trị có cực.
C. Liên kết cộng hoá trị không phân cực. D. Liên kết kim loại.
36. Cho cc hợp chất:
1, HNO3 2, Na3PO4 3, KCl 4, NH4NO3 5, MgCl2
Hợp chất chứa ion đa nguyn tử la:
A. 1,3,4 B. 2,4,5 C. 1,2,4 D. 2,3,5
37. Cĩ cc phn tử sau: NH3, H2S, H2O, CsCl, BaF2. Chất nào có liên kết cộng hoá trị phân cực?
A. BaF2 B. CsCl C.H2S D. NH3
38. Số oxi ho của nitơ trong: NH3, HNO2, NO3 lần lượt là:
-

A. -3, +3, +5 B. +5, -3, +3 C. +3, -3, +5 D. +3, +5, -3


39. Số oxi hóa của cac nguyên tố Fe trong các chất sau: Fe, Fe(OH) 2, Fe(OH)3, FeCl3, FeS, FeO, Fe2O3 lần
lượt là:
A. 0, +2, +3, +3,+2, +2,+2 B. 0, +2, +3, +3, +4, +2, +3
C. 0, +2, +3, +3, +1, +2, +3 D. 0, +2, +3, +3, +2, +2, +3
40. Phản ứng Fe3+ + 1e  Fe2+ biểu thị qu trình nào sau đây?
A. Qu trính oxi hoá B. Quá trình khử. C. Quá trình hoà tan. D. Qu trình phân
huỷ.
41. Phản ứng oxi ho khử là phản ứng hoá học:
A. Trong đó có sự nhường e cho nguyên tử khác. C. Trong đó có sự nhận e cho nguyên tử khc.
B. Trong đó số oxi ho trước v sau phản ứng có tăng và có giảm. D. Các câu trên đều sai.
42. Trong các phân nào sau đây không là phản ứng oxi hoá khử?
A. 4NO2 + O2 +2H2O 4HNO3 B. N2 +3H2 2NH3
C. NH3 + CO2 +H2O NH4HCO3 D. 2NO+O2 2NO2
43. Trong phản ứng: NH4NO2  N2 + 2H2O ; NH4NO2 đóng vai trị no sau đây?
A.Chất oxi hóa. C. Vừa là chất oxi ho vừa là chất khử.
B. Chất khử. D. Không là chất oxi ho khơng là chất khử.
3. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Chuẩn bị kỹ các nội dung chương 1,2,3,4 để thi HKI
 Rút kinh nghiệm:

GV:Vũ Tuấn Đạt 49

You might also like