You are on page 1of 2

Câu 1:

Các đặc điểm của sở giao dịch hàng hoá:


- Là giao dịch đặc biệt: giao dịch diễn ra tại sở giao dịch, thời gian cố định.
- Hàng hóa: Có tính chất đồng loại, tiêu chuẩn hóa cao, khối lượng mua bán lớn, dễ
dàng thay thế cho nhau.
- Việc mua bán thông qua môi giới mua bán Sở giao dịch chỉ định. (nguyên tắc khớp
lệnh,...)
- Việc mua bán tuân theo những quy định, tiêu chuẩn của Sở giao dịch.
- Sở giao dịch hàng hóa tập trung cung và cầu về một mặt hàng giao dịch trong một
khu vực, ở một thời điểm nhất định, thể hiện được sự biến động của giá cả. => Người
ta có thể sử dụng giá ở sở giao dịch để dự đoán tương lai giá của hàng hóa.
- Chủ yếu là giao dịch khống
Các giao dịch trong sở giao dịch hàng hoá là giao dịch khống vì: giao dịch này không
trả bằng giá mà chỉ thanh toán phần giá trị thay đổi tăng/giảm do biến động giá tạo ra
mà thôi, và cũng không có giao dịch thật, không có hàng hóa
Câu 2:
+ Với nền kinh tế:
- Các đơn vị sản xuất, kinh doanh,…có thể tận dụng mọi khả năng lợi dụng thị trường
Sở Giao dịch hàng hóa để dịch chuyển những rủi ro về giá cả trong những giao dịch
thực tế, tránh hoặc giảm thiểu được những tổn thất do các biến động giá gây ra.
- Định hướng sản xuất.
- Bảo vệ các nhà đầu tư.
- Điều chỉnh giá cả hàng hoá trên thị trường.
+ Với quản lí nhà nước:
- Giúp nhà nước và các thành phần tham gia thị trường nắm được mối quan hệ cung
cầu và giá hàng hoá.
- Việc chuẩn hóa trên Sở giao dịch hàng hóa tạo điều kiện để nhà nước tiêu chuẩn hóa
và thống nhất chất lượng của hàng hóa theo các tiêu chuẩn quốc tế.
- Dựa vào các số liệu thống kê trên Sở Giao dịch hàng hóa mà nhà nước có thể dễ
dàng thực hiện việc quản lý kinh tế một cách hiệu quả hơn.
+Với xã hội:
- Giảm thiểu các chi phí rủi ro với xã hội.
- Phân bổ hiệu quả các nguồn lực trong xã hội.
Câu 3:
- Nghiệp vụ tự bảo hiểm (hedging):
+ Là nghiệp vụ mua bán mà bên cạnh việc mua bán thực tế người ta tiến hành các
nghiệp vụ mua bán khống tại sở giao dịch nhằm tránh được những rủi ro do biến động
về giá cả.
+ Ví dụ về nghiệp vụ tự bảo hiểm: Bên bán mua một lô hàng X trên thị trường giá
300USD/tấn để bán lại 1 tháng sau đó. Bên bán dự kiến giá hàng X sẽ giảm sau 1
tháng nên vào sở giao dịch bán khống lô hàng đó giá 300USD/tấn. Sau 1 tháng nếu
giá hàng X giảm xuống 200USD/tấn thì người bán sẽ lỗ 100USD/tấn trong giao dịch
trên thị trường thực nhưng lãi 100USD/tấn trong giao dịch khống tại sở giao dịch và
ngược lại.
- Hợp đồng quyền chọn (Optional contract): Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc
quyền chọn bán là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc bán
một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một
khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có
quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó.
Câu 4:
Thực tiển sở gd hàng hoá ở vn: Qua 10 năm hình thành và phát triển, giao dịch hàng
hóa qua sàn do Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam quản lý hiện nay được đánh giá là mô
hình kinh doanh hiệu quả tối ưu cho các nhà xuất nhập khẩu khi đã được phép liên
thông quốc tế. Bên cạnh đó, đây cũng là kênh đầu tư được đánh giá hấp dẫn không
kém thị trường chứng khoán cơ sở hay chứng khoán phái sinh. Ngày 9/4/2018, Nghị
định 51/2018 sửa đổi bổ sung Nghị định 158/2006/NĐ – CP (quy định chi tiết Luật
thương mại về giao dịch hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa) đã tạo ra bước tiến lớn
cho sự phát triển của mô hình giao dịch hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa tại Việt
Nam khi cho phép hàng hóa Việt Nam được giao dịch quốc tế.
Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam chưa phát triển mạnh vì: Hoạt động mua bán hàng
hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam còn kém phát triển có nguyên nhân chủ
yếu từ những hạn chế của hành lang pháp lý. Cụ thể, quy định trước đây chưa phù hợp
với thực tiễn như: quy định về vốn pháp định, bằng cấp của giám đốc, tổng giám đốc,
cơ sở vật chất. Chưa có quy định về mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa tại
nước ngoài. Chưa có quy định về nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn thành lập
Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam…

You might also like