You are on page 1of 6

BÀI 1.

TRẠNG THÁI CỦA KHÍ TRONG ĐIỀU KIỆN VỈA

Trong điều kiện vỉa, các khí phụ thuộc vào thành phần, áp suất và nhiệt độ mà
có thể tồn tại ở các trạng thái khác nhau: khí, lỏng hoặc hỗn hợp lỏng khí.

Khí thiên nhiên khai thác từ các mỏ khí, mỏ khí condensat và mỏ dầu có thành
phần là các HC dãy metan СН4-С4Н10: metan, etan, protan, iso-butan, n-butan, và
các thành phần không là HC: H2S, N2, CO, CO2, H2, Ar, He, Kr, Xe,...

Thành phần hỗn hợp khí được thể hiện dưới dạng tỉ lệ phần trăm khối lượng
hay thể tích và hàm lượng mol:

mi
уi =
m i , (4.1)

trong đó: mi – khối lượng của cấu tử i;

Σ mi – tổng khối lượng của hỗn hợp.

Vi
V=  100 , (4.2)
Vi

trong đó: Vi – thể tích của cấu tử i;

Σ Vi – tổng thể tích khí.

ni
Ni = , (4.3)
 ni

trong đó: ni – số mol của cấu tử i trong hỗn hợp;

Σ ni – tổng số mol khí trong hệ.

Phương trình trạng thái Claperon-Mendenleep chỉ ra mối quan hệ giữa P-


V-T của khí trong điều kiện cân bằng nhiệt động:

Р  V = G  R  T, (4.4)
Trong đó: Р – áp suất, Pa;
V – thể tích khí, m3;
G – khối lượng khí, kg;
R – hằng số của khí, J/(kg. K);
T – nhiệt độ tuyệt đối, K.

Hằng số khí R được tính bằng công giãn đẳng áp 1 kg khí lí tưởng khi tăng
nhiệt độ lên 1oK.

Phương trình trạng thái Claperon-Mendenleep chỉ đúng cho trường hợp khí
lí tưởng và đối với hệ dầu khí làm việc ở điều kiện áp suất gần bằng với áp suất khí
quyển. Khi áp suất Р > 10 atm các khí dãy dầu chuyển sang trạng thái không lí tưởng
và được thể hiện bằng phương trình Claperon-Mendenleep với hệ sộ Z – hệ số lệch
khỏi khí lí tưởng (hệ số nén của khí).

Phương trình trạng thái của hỗn hợp khí trong điều kiện vỉa, biểu diễn qua hàm
lượng mol của hỗn hợp khí có dạng:
n n
P  V =  N i  Ri  T  P  V = z   N i .Ri  T . (4.5)
i =1 i =1

Hệ số nén của khí Z phụ thuộc vào áp suất và nhiệt độ rút gọn, z = f (Tpr, Рpr).

Để hoá lỏng chất khí người ta cần tăng áp suất hoặc giảm nhiệt độ. Tuy nhiên:
Đối với mỗi chất khí tồn tại một giá trị nhiệt độ, khi ta tăng nhiệt độ lên vượt quá
giá trị đó thì không thể hoá lỏng được khí dù có tăng cao áp suất lên bao nhiêu đi
nữa, nhiệt độ đó được gọi là nhiệt độ tới hạn hoặc nhiệt độ sôi tuyệt đối của khí, và
áp suất tương ứng với nhiệt độ tới hạn đó được gọi là áp suất tới hạn.

Khi nhiệt độ và áp suất tiến tới giá trị tới hạn, tính chất pha khí và pha lỏng trở
nên giống nhau, mặt phân cách giữa chúng biến mất và mật độ 2 pha bằng nhau.

Nhiệt độ tới hạn (Тcr) – nhiệt độ lớn nhất mà 2 pha lỏng và khí có thể tồn tại ở
trạng thái cân bằng. Lớn hơn nhiệt độ này, khí không thể chuyển sang trạng thái
lỏng dù có tăng áp suất.

Áp suất tới hạn (Рcr) – áp suất tại nhiệt độ tới hạn.

Nhiệt độ và áp suất giả tới hạn (bình quân) của hỗn hợp khí: Nhiệt độ và áp
suất tới hạn của hỗn hợp khí có giá trị lớn hơn giá trị nhiệt độ và áp suất tới hạn nhỏ
nhất và nhỏ hơn giá trị nhiệt độ và áp suất tới hạn lớn nhất của các cấu tử nằm trong
hỗn hợp và được gọi là nhiệt độ và áp suất tới hạn bình quân (giả tới hạn) cho hỗn
hợp. Nhiệt độ và áp suất tới hạn bình quân cho hỗn hợp khí được tính bằng tổng các
tích của các giá trị tới hạn với thành phần (hàm lượng) của mỗi cấu tử.

𝑃𝑐𝑟 = 𝛴(𝑁𝑖 ⋅ 𝑃𝑐𝑟.𝑖 ), (4.6)


𝑻cr = 𝜮(𝑵𝒊 ⋅ 𝑻𝒄𝒓.𝒊 ). (4.7)

Các tham số rút gọn là các giá trị không có đơn vị, nó xác định các thông số
thực của khí (nhiệt độ, áp suất, thể tích, mật độ và các thông số khác) lớn hơn hay
nhỏ hơn giá trị tới hạn bình quân bao nhiêu lần.

Р pr = Рv P cr , (4.8)

Т pr = Т v T cr . (4.9)

trong đó: Ppr – áp suất rút gọn;


Tpr – nhiệt độ rút gọn;
Pv – áp suất ở điều kiện vỉa;
Tv – nhiệt độ vỉa.

Theo định luật Avogadro, 1 mol khí chiếm thể tích 22,414 l trong điều kiện tiêu
chuẩn, và chiếm 24,055 l trong điều kiện thường.

Điều kiện tiêu chuẩn: tương ứng với nhiệt độ 273,15 K (0oC) và áp suất 0.1
Mpa (1 atm).

Điều kiện thường: tương ứng với nhiệt độ 20°С (293,15 К) và áp suất 0.1 Mpa
(1 atm).

Thể tích khí trong điều kiện vỉa xác định từ phương trình Boyle-Mariotte:

Vo  Po Vv  Pv
= , (4.10)
To Tv

Vо  Р о  Tv
Vv = , (4.11)
То  Рv

z  Vо  Р о  (273,15 + t v )
Vv = . (4.12)
273,15  Р v

Hệ số thể tích của khí b: xác định tỉ số thể tích khí trong điều kiện vỉa với thể
tích lượng khí đó ở điều kiện tiêu chuẩn.

Vv T Р
b= =z v о , (4.13)
Vo Рv  То
Vv z  Р о  (273,15 + t v )
b= = . (4.14)
Vо 273,15  Р v

Bài tập

Cho hỗn hợp khí đã biết thành phần. Xác định:

1. Áp suất rút gọn;


2. Nhiệt độ rút gọn;
3. hệ số nén Z;
4. Thể tích khí trong điều kiện vỉa Vv
5. hệ số thể tích của khí Bg.

Biết thể tích ban đầu của khí (Vо, m3) ở điều kiện tiêu chuẩn, điều kiện áp suất
vỉa Рv, atm, nhiệt độ vỉa tv, °С, thành phần khí (Vi, %) (bảng 4.1). Áp suất và nhiệt
độ tới hạn của các HC thành phần cho trong bảng 4.2.

Lưu ý: Sinh viên làm bài theo mã đề (B) là số thứ tự trong danh sách lớp.
Hình. 4.1. Đồ thị phụ thuộc hệ số nén Z vào nhiệt độ và áp suất rút gọn.

Giá trị số trên các đường cong – Тpr


Bảng 4.1 Các thông số điều kiện vỉa và hỗn hợp khí

B 1 2 3 4 5 6 7 8 9
CH4 84,2 92,1 93,1 89,6 89,3 86,4 89,5 90,2 92,6
C2H6 11,5 3,7 2,9 7 6,9 9,1 7,2 5,5 4,2
C3H8 3,2 2,8 3,1 2,6 2,8 2,9 1,7 3,1 1,9
i-C4H10 0,7 0,9 0,3 0,6 0,7 0,9 0,7 0,9 0,4
n-C4H10 0,4 0,5 0,6 0,2 0,3 0,7 0,9 0,3 0,9
Vo 1500 3000 2200 4000 1200 1800 2000 1400 1800
Pv 220 310 280 300 180 240 260 280 300
tv 42 48 56 65 53 64 54 55 62
B 10 11 12 13 14 15 16 17 18
CH4 94,3 95,0 92,6 91,7 91,7 89,6 89,7 90,8 91,4
C2H6 2,4 0,9 4,4 5,3 5,1 6,0 6,7 5,2 4,2
C3H8 2,4 2,6 1,9 1,7 1,6 3,2 2,8 2,6 2,7
i-C4H10 0,2 0,9 0,6 0,7 0,9 0,3 0,4 0,8 0,9
n-C4H10 0,7 0,6 0,5 0,6 0,7 0,9 0,4 0,6 0,8
Vo 2000 2200 3000 4000 1400 1600 2400 2200 1900
Pv 280 280 310 190 215 285 290 310 260
tv 63 63 48 49 48 39 65 57 53
B 19 20 21 22 23 24 25 26 27
CH4 87,6 89,5 87,6 89,7 92,3 91,4 90,7 90,8 89,7
C2H6 8,0 6,0 7,7 7,0 5,1 6,3 7,4 6,8 6,2
C3H8 2,9 3,3 3,2 1,8 1,6 1,3 1,4 1,5 2,8
i-C4H10 0,6 0,7 0,9 0,8 0,6 0,7 0,3 0,2 0,4
n-C4H10 0,9 0,5 0,6 0,7 0,4 0,3 0,2 0,7 0,9
Vo 2800 3000 3400 3300 3200 1900 2800 1400 1600
Pv 270 240 285 230 220 240 190 180 240
tv 58 61 49 39 60 40 44 46 47

Bảng 4.2. Giá trị áp suất và nhiệt độ tới hạn của các HC
Cấu tử Pcr, Тcr,
atm K
СН4 47,32 191
С2H6 49,78 305
C3H8 43,38 370
i-C4H10 38,25 407
n-C4H10 38,74 425
i-C5H12 33,89 461
n-C5H12 34,1 470
C6H12 30,52 508

You might also like