You are on page 1of 5

1

Bài thí nghiệm số 1: Nhiễu xạ ở vô cực của sóng ánh sáng

Bài thí nghiệm số 2:

HIỆN TƯỢNG NHIỄU XẠ Ở VÔ CỰC CỦA SÓNG ÁNH SÁNG

Mục đích, yêu cầu:


- Nắm được khái niệm về nhiễu xạ, ảnh nhiễu xạ qua một khe hẹp
- Nắm được khái niệm về cách tử, ảnh nhiễu xạ qua một cách tử
- Nắm được đặc tính tán sắc của cách tử, góc lệch cực tiểu, quan hệ giữa góc lệch cực tiểu
và các đặc trưng của cách tử
- Phương pháp đo góc lệch cực tiểu bằng giác kế và xác định bước sóng của ánh sáng

§1. Hiện tượng nhiễu xạ của một sóng phẳng qua một khe hẹp
1) Hiện tượng nhiễu xạ của một chùm tia Laser qua một khe
@ Thí nghiệm: Một chùm tia Laser (sóng phẳng đơn sắc), dọi tới màn chắn có đục một khe bề rộng
a thay đổi được (Hình 1). Khi a lớn, trên màn nằm cách khe chừng vài mét, ta thấy một vệt sáng
điểm, giống hệt như vệt sáng tạo nên bởi chùm tia Laser khi không có vật cản. Khi thu hẹp khe lại,
vệt sáng lớn dần theo phương vuông góc với khe. Mặt khác, cường độ sáng tại các điểm trên màn
không đồng đều nhau nữa: Hai bên vệt sáng trung tâm có các vệt sáng thứ cấp, ít rộng và ít sáng hơn
(Hình 2).
Màn chắn có chứa khe bề
rộng thay đổi được Màn ảnh

Chùm tia
Laser

Hình 2 : Ảnh nhiễu xạ cho bởi chùm


Hình 1: Nhiễu xạ của chùm tia tia Laser qua một khe he
Laser qua khe hẹp
@ Thí nghiệm chứng tỏ: Các định luật của quang hình học (ví dụ sự truyền thẳng của ánh sáng)
không còn nghiệm đúng nữa. Tia sáng đã bị lệch khỏi phương truyền thẳng. Hiện tượng tia sáng bị
lệch khỏi phương truyền thẳng khi đi gần các vật cản gọi là hiện tượng nhiễu xạ. Các định luật của
quang hình học chỉ nghiệm đúng khi bề rộng khe a rất lớn so với
bước sóng λ của ánh sáng tới. ma
2) Nhiễu xạ ở vô cực của một sóng phẳng qua cách tử khe a
@ Cách tử: Tập hợp N các khe hẹp giống nhau, song song
cách đều nhau, và nằm trong cùng một mặt phẳng được gọi là cách
tử nhiễu xạ. Khoảng cách giữa hai khe kế tiếp là a (Hình 3).
@ Thí nghiệm: Chiếu sáng cách tử bằng một sóng phẳng tới
đơn sắc, bước sóng λ, vectơ sóng ki vuông góc với các khe. Gọi qi
là góc giữa pháp tuyến với các khe (trục x) và vectơ sóng ki .
Quan sát ảnh nhiễu xạ ở vô cực qua cách tử (hay quan sát trên màn
đặt tại tiêu diện ảnh của một thấu kính hội tụ (L)). 0 1 ... m
Khi không có cách tử, ta thấy trên màn có một vệt sáng nhỏ,
Hình 3: Cách tử nhiễu xạ
gần như là điểm. Khi có cách tử, ta thấy trên màn có nhiều vệt
sáng (gọi là các cực đại nhiễu xạ) cách đều nhau, nằm dọc theo
2
Bài thí nghiệm số 1: Nhiễu xạ ở vô cực của sóng ánh sáng

một đường thẳng vuông góc với các khe (song song với trục OX), vị trí của các vệt sáng được xác
định bởi góc  P nghiệm đúng hệ thức:

sin  P = sin i + p (1)
a
với p là số nguyên; i : góc xác định phương của chùm tia tới (Hình 4a, 4b).
Hệ thức (1) được gọi là hệ thức cơ bản của hiện tượng nhiễu xạ trên cách tử.

Cách tử

ki Cách tử
M

z
θ
θi
f’
Thấu kính
hội tụ (L) Màn
(L)
Hình 4b: Nhiễu xạ ở vô cực qua
một cách tử gồm các khe hẹp
Hình 4a: Nhiễu xạ ở vô cực qua
một cách tử gồm các khe hẹp
§2. Đặc tính tán sắc của cách tử - Góc lệch cực tiểu Dm
1) Đặc tính tán sắc của cách tử
Cách tử  p , 1  p , 2
i
Khe điều
chỉnh được
Vạch sáng bước sóng 1
Thấu kính Vạch sáng bước sóng 2
hội tụ (L1)
Đèn hơi Thấu kính
thủy ngân Hình 5: hội tụ (L2)
Màn

Thực hiện một thí nghiệm theo sơ đồ như hình 5. Dùng ánh sáng của đèn hơi thủy ngân (phổ của đèn
hơi thuỷ ngân gồm nhiều vạch màu sắc khác nhau, ứng với các bước sóng khác nhau). Khe sáng đặt
song song với các vạch của cách tử và đặt tại vô cực (trên tiêu diện vật của một thấu kính hội tụ).
Chùm tia sáng đến cách tử là một tia song song. Như vậy ta đã chiếu sáng cách tử bằng một chùm
sáng song song có góc tới  i .
Quan sát ảnh nhiễu xạ trên màn đặt tại vô cực (trên tiêu diện ảnh của một thấu kính hội tụ). Theo hệ
 , ta thấy ứng với một bậc p và góc tới
thức cơ bản của cách tử: sin  P = sin i + p  i cho trước, góc
a
3
Bài thí nghiệm số 1: Nhiễu xạ ở vô cực của sóng ánh sáng

lệch  p , của cực đại nhiễu xạ bậc p (p khác 0) phụ thuộc vào bước sóng  . Khi bước sóng  càng
lớn thì góc lệch  p , của cực đại nhiễu xạ càng lớn.
Với đèn hơi thủy ngân có nhiều bước sóng khác nhau, ví dụ bước sóng 1, 2... Giả sử 1 > 2, thì
với cùng p, và cùng góc tới  i , từ hệ thức cơ bản của cách tử, ta có:  P ,1   P , 2 , nghĩa là ánh sáng
có bước sóng lớn hơn, sau khi qua cách tử sẽ có góc lệch lớn hơn. Do đó, trên màn ta quan sát được
các vạch sáng hẹp và có màu sắc khác nhau, song song với các khe và các vạch của cách tử (hình 5).
Như vậy: Cách tử là một hệ tán sắc (tương tự như lăng kính) tách các thành phần đơn sắc của một
ánh sáng đa sắc, có thể sử dụng trong quang phổ kế dùng để phân tích ánh sáng đa sắc.
2) Góc lệch tối thiểu Dm
Phương cực đại
nhiễu xạ bậc p

Cách tử
Hình 6 : D
Phương cực đại
i nhiễu xạ bậc 0
Phương ánh  p ,
sáng tới Với p và λ cho
trước
• Góc lệch giữa tia tới và tia nhiễu xạ ứng với một cực đại nhiễu xạ bậc p và một bước sóng  cho
trước bằng: D =  p −i
Cực đại nhiễu xạ
bậc p
Hình 7:
 p , = − i

Dm i
Chùm tia Cực đại nhiễu xạ
tới bậc 0
i

Mặt phẳng
cách tử

Khi quay cách tử, góc  i sẽ thay đổi. Ứng với p và  cho trước, D là một hàm của  i .
dD d p
Ta có: = −1
d i d i

Lấy đạo hàm công thức cơ bản của cách tư: sin p = sin i + p , ta có:
a
d p dD cos i
cos p = cos i  = −1
d i d i cos p
4
Bài thí nghiệm số 1: Nhiễu xạ ở vô cực của sóng ánh sáng

dD
D qua giá trị cực tiểu khi: = 0 hay khi: cos i = cos p .
d i
Suy ra:  i =  p hay  i = − p .
Nghiệm  i =  p tương ứng với góc lệch D = 0, chỉ đúng với bậc p = 0, do đó ta loại bỏ nghiệm này.
Tóm lại: D qua giá trị cực tiểu khi:  i = − p , nghĩa là ứng với góc lệch cực tiểu, chùm tia tới và
chùm tia nhiễu xạ đối xứng nhau qua pháp tuyến của cách tử (Hình 7).
3) Hệ thức giữa góc lệch cực tiểu Dm và các đặc trưng của cách tử:
Ứng với góc lệch cực tiểu Dm :  i = − p , ta có : D = Dm = −2 i
Công thức của cơ bản của cách tử trở thành:
 
sin(− i ) = sin i + p  −2sin i = − p
a a
D  
Do vậy: 2sin  m  = p
 2  a
4) Phương pháp đo bước sóng  của ánh sáng (nếu biết trước bước a của cách tử)

g m1 Vị trí vạch lam bậc p


Bảng chia độ = 1 ứng với góc lệch
trên giác kế cực tiểu

Hình 8:

Dm

Chùm tia tới

i

Dm

Vị trí vạch lam bậc p


= - 1 ứng với góc lệch
cực tiểu
gm2

@ Dùng giác kế để đo góc lệch tối thiểu Dm ứng với một bậc p và một bước sóng  cho trước. Nếu
D  
biết trước bước a, từ hệ thức 2sin  m  = p , ta suy được bước sóng  của ánh sáng tới.
 2  a
@ Phương pháp sử dụng giác kế để đo góc lệch cực tiểu Dm
Dùng đèn hơi thuỷ ngân và cách tử có 600 khe/mm.
• Trước hết, đặt cách tử vuông góc với ống chuẩn trực và đặt kính ngắm thẳng hàng với ống
chuẩn trực. Quan sát thấy vạch phổ bậc p = 0 (màu giống màu của đèn hơi).
• Quay kính ngắm để đưa vạch phổ bậc 0 về trùng với dây chữ thập trong kính ngắm.
• Xoay kính ngắm đến khi nhìn thấy vạch phổ bậc 1 cần xác định góc lệch cực tiểu, ví dụ vạch
phổ màu tím.
5
Bài thí nghiệm số 1: Nhiễu xạ ở vô cực của sóng ánh sáng

• Xoay cách tử và quan sát để tìm vị trí vạch phổ màu tím ứng với góc lệch cực tiểu (vị trí mà
vạch phổ dừng lại và đổi chiều chuyển động).
• Điều chỉnh kính ngắm để đưa vạch phổ màu tím bậc 1 nói trên về trùng với dây chữ thập
trong kính ngắm.
• Đọc giá trị góc g m1 trên du xích của bàn xoay giác kế (Hình 8).
• Làm tương tự cho vạch màu lam sáng bậc p = -1 và đọc giá trị g m 2 trên du xích của bàn xoay
giác kế
g m 2 − g m1
• Xác dịnh được một cách chính xác góc lệch cực tiểu Dm : Dm =
2

Hướng dẫn báo cáo thí nghiệm:


1) Nhiễu xạ của sóng phẳng qua khe hẹp:
- Mô tả thí nghiệm về nhiễu xạ trên khe hẹp: bố trí thí nghiệm, mô tả ảnh nhiễu xạ; ảnh nhiễu xạ
thay đổi như thế nào khi thay đổi bề rộng khe? (sử dụng ảnh chụp thực tế khi thí nghiệm).
2) Nhiễu xạ của sóng phẳng qua cách tử khe:
- Khái niệm cách tử khe. Mô tả thí nghiệm về nhiễu xạ trên cách tử khe: bố trí thí nghiệm, mô tả ảnh
nhiễu xạ (sử dụng ảnh chụp thực tế khi thí nghiệm). Mô tả cách tìm vị trí của cách tử ứng với góc
lệch cực tiểu của tia nhiễu xạ ứng với p = 1.
2) Xác định bước sóng của ánh sáng sử dụng giác kế và cách tử:
- Mô tả cách quan sát các vạch phổ của đèn hơi Hg-Cd trên giác kế. Mô tả quang phổ (các vạch
phổ) của đèn hơi Hg-Cd quan sát được.
- Mô tả phương pháp đo góc lệch cực tiểu ứng với vạch phổ yêu cầu trên giác kế (thiết bị đo góc).
Kết quả đo góc lệch cực tiểu. Tính toán bước sóng của vạch phổ (cho trước khoảng cách hai khe a
trên cách tử: Cách tử được sử dụng có 600 khe/mm, khoảng cách hai khe: a = (1mm/600))

You might also like