You are on page 1of 7

TÀI LIỆU ÔN THI MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

1. Tiền đề lý luận của sự ra đời chủ nghĩa Mác? Chọn câu trả lời đúng
a. Chủ nghĩa duy vật triết học của Phoiơbắc, Kinh tế học Anh, Chủ nghĩa xã hội
không
tưởng Pháp
b. Triết học biện chứng của Hêghen, Kinh tế chính trị cổ điển Anh, tư tưởng xã
hội chủ
nghĩa của Pháp
c. Kinh tế học của Anh, Chủ nghĩa xã hội Pháp, Triết học cổ điển Đức
d. Triết học cổ điển Đức, Kinh tế chính trị cổ điển Anh, Chủ nghĩa xã hội không
tưởng Pháp
2. Hình thức nào dưới đây không phải là hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy
vật?
a. Chủ nghĩa duy vật chất phác Cổ đại
b. Chủ nghĩa duy vật tầm thường
c. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
d. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
3. Tiền đề khoa học tự nhiên của sự ra đời chủ nghĩa Mác? Chọn phương án sai
a. Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng
b. Học thuyết tiến hoá
c. Học thuyết nguyên tử
d. Học thuyết tế bào
4. Chức năng của triết học mácxít là gì? Chọn câu trả lời đúng
a. Chức năng làm cầu nối cho các khoa học
b. Chức năng làm sáng tỏ cấu trúc ngôn ngữ
c. Chức năng khoa học của các khoa học
d. Chức năng thế giới quan và phương pháp luận
5. C.Mác đã kế thừa “hạt nhân hợp lý” trong triết học của ông để xây dựng phép
biện chứng
duy vật. Ông là ai?
a. Phoiơbắc
b. Platôn
c. Hêghen
d. Ăngghen
6. Bộ phận nào dưới đây không phải là một trong ba bộ phận cấu thành của Chủ
nghĩa Mác
- Lênin?
a. Triết học Mác - Lênin
b. Kinh tế chính trị Mác - Lênin
c. Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
d. Chủ nghĩa xã hội khoa học
7. Chủ nghĩa Mác - Lênin gồm mấy bộ phận cấu thành?
a. 3
b. 4
c. 5
d. 6
8. Triết học Mác ra đời là kết quả kế thừa trực tiếp:
a. Thế giới quan duy vật của Hêghen và phép biện chứng của Phoiơbắc
b. Thế giới quan duy vật của Phoiơbắc và phép biện chứng của Hêghen
c. Thế giới quan duy vật của Hêghen và Phoiơbắc
d. Thế giới quan duy tâm của Hêghen và Platon
9. Triết học Mác ra đời vào thời gian nào?
a. Những năm 20 của thế kỷ XIX
b. Những năm 30 của thế kỷ XIX
c. Những năm 40 của thế kỷ XIX
d. Những năm 50 của thế kỷ XIX
10. Triết học Mác - Lênin do ai sáng lập và phát triển?
a. C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin
b. C.Mác, Hêghen và Ph.Ăngghen
c. V.I.Lênin, C.Mác và Hồ Chí Minh
d. Ph.Ăngghen, C.Mác và Hồ Chí Minh
11. Khẳng định nào sau đây là sai?
a. Triết học Mác là sự lắp ghép phép biện chứng của Hêghen và chủ nghĩa duy
vật
của Phoiơbắc
b. Triết học Mác có sự thống nhất giữa phương pháp biện chứng và thế giới
quan duy
vật
c. Triết học Mác kế thừa và cải tạo phép biện chứng của Hêghen trên cơ sở chủ
nghĩa
duy vật
d. Triết học Mác ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử tư tưởng của nhân
loại

259. Căn cứ vào thời gian của sự thay đổi về chất và dựa trên cơ chế của sự thay
đổi đó, bước
nhảy được chia thành:
a. Bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ
b. Bước nhảy bên trong và bước nhảy bên ngoài
c. Bước nhảy cơ bản và bước nhảy không cơ bản
d. Bước nhảy tức thời và bước nhảy dần dần
260. Căn cứ vào sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, hiện tượng, mâu
thuẫn được chia
thành:
a. Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản
b. Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài
c. Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu
d. Mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng
261. Chọn đáp án đúng. Khả năng là:
a. Là cái hiện chưa xảy ra, nhưng nhất định sẽ xảy ra khi có điều kiện thích hợp
b. Là cái đang có, đang tồn tại khách quan
c. Là các mối liên hệ khách quan, tất nhiên bên trong sự vật
d. Là phương thức tồn tại, biểu hiện và phát triển của sự vật
262. Bệnh chủ quan, duy ý chí biểu hiện như thế nào trong việc định ra chiến
lược và sách lược
cách mạng?
a. Căn cứ vào kinh nghiệm lịch sử để định ra chiến lược và sách lược cách mạng
b. Căn cứ vào kinh nghiệm của các nước khác để định ra chiến lược và sách
lược cách mạng
c. Chỉ căn cứ vào mong muốn chủ quan để định ra chiến lược và sách lược cách
mạng
d. Căn cứ vào thực tiễn để định ra chiến lược và sách lược cách mạng
263. Biện chứng là gì?
a. Là khái niệm dùng để chỉ sự tách biệt, cô lập, tĩnh tại, không vận động, không
phát
triển của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy
b. Là khái niệm dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên không ngừng của các sự
vật,
hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy
c. Là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động
phát
triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội
và tư duy
d. Là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau của các sự vật, hiện
tượng,
quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy
264. Nguồn gốc của mối liên hệ phổ biến là từ đâu?
a. Do lực lượng siêu nhiên quy định
b. Do tính thống nhất vật chất của thế giới
c. Do tư duy của con người tạo ra rồi đưa vào tự nhiên và xã hội
d. Do tính ngẫu nhiên của các hiện tượng vật chất
265. Quan điểm của trường phái triết học nào cho rằng cơ sở của mối liên hệ
giữa các sự
vật, hiện tượng, quá trình là ở tính thống nhất vật chất của thế giới?
a. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
c. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
d. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
266. Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, lãnh tụ giữ vai trò gì trong lịch sử?
a. Chủ thể của lịch sử, lực lượng sáng tạo ra lịch sử
b. Thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển xã hội
c. Đối kháng với quần chúng nhân dân
d. Các phương án được nêu đều đúng
267. Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, mối quan hệ giữa quần chúng nhân
dân và lãnh
tụ thể hiện như thế nào?
a. Quần chúng nhân dân là lực lượng đóng vai trò quyết định đối với sự phát
triển
của lịch sử xã hội; Lãnh tụ là người dẫn dắt, định hướng cho phong trào, thúc
đẩy
phong trào phát triển
b. Lãnh tụ là người đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của lịch sử xã
hội; Quần
chúng nhân dân là lực lượng tham gia phong trào
c. Cả hai thống nhất biện chứng với nhau, có vai trò ngang nhau
d. Quần chúng nhân dân và lãnh tụ mâu thuẫn với nhau về lợi ích
268. Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, yếu tố nào là cầu nối, liên kết, là
mắt xích quyết
định, là động lực để quần chúng nhân dân và lãnh tụ thống nhất về ý chí và hành
động?
a. Lợi ích
b. Hệ tư tưởng
c. Trình độ nhận thức
d. Nhiệm vụ chính trị
269. Điền vào chỗ trống từ còn thiếu để hoàn thiện quan niệm của Hồ Chí Minh
về vấn đề
con người trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam. “chữ người, nghĩa hẹp là gia
đình, anh em,
họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là ……. cả nước. Rộng nữa là cả loài người”.
a. Dân tộc
b. Đồng bào
c. Liên minh công - nông - trí thức
d. Nhân dân lao động
270. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng
giữa quần
chúng nhân dân và lãnh tụ thì nhận định nào sau đây là sai?
a. Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định vai trò quyết định của quần chúng nhân
dân đồng
thời đánh giá cao vai trò của lãnh tụ
b. Quần chúng nhân dân là lực lượng đóng vai trò quyết định đối với sự phát
triển của
lịch sử xã hội, là động lực của sự phát triển đó
c. Quần chúng nhân dân là người dẫn dắt định hướng cho phong trào, thúc đẩy
phong trào phát triển, do đó mà thúc đẩy sự phát triển của lịch sử xã hội
d. Lãnh tụ là người dẫn dắt định hướng cho phong trào, thúc đẩy phong trào
phát triển,
do đó mà thúc đẩy sự phát triển của lịch sử xã hội

You might also like