You are on page 1of 3

1.

Chung quanh vấn đề chiến sách mới 10/1936

1.1 . Nội dung

- Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra sách lược mới thành lập Mặt trận Thống
nhất nhân dân phản đế, tập hợp rộng rãi quần chúng đấu tranh trong tình hình
mới(05/1936).

- Ngày 30-10-1936, Đảng xuất bản tài liệu Chung quanh vấn đề chiến sách mới
để giải thích cho đảng viên và quần chúng hiểu rõ hơn về sách lược mới của Đảng.

- Đảng giải thích về “chiến lược” và “chiến sách" của Quốc tế Cộng sản của
Đảng Cộng sản Đông Dương trong tình hình mới. Cách mạng vận động phải có chiến
lược và chiến sách, không có chiến lược nhất định, không biết tình thế, lực lượng địch
nhân và của mình đặng quyết định chiến sách khôn khéo thì không bao giờ đánh được
địch nhân". Chiến lược của Quốc tế Cộng sản là đánh đổ chế độ tư bản, thiết lập
chuyên chính vô sản đi tới xã hội cộng sản. Chiến lược không bao giờ thay đổi. Còn
chiến sách thì tuỳ tình hình và lực lượng giai cấp mà có thể thay đổi.

- Về sách lược trong giai đoạn này, Đảng nhận thấy trình độ chính trị và tổ chức
quần chúng chưa đạt tới trình độ trực tiếp đánh đổ đế quốc Pháp lập chính quyền công
nông, nên chiến sách của Đảng là lập Mặt trận Nhân dân phản đế rộng rãi bao gồm các
giai cấp, đảng phái, đoàn thể chính trị, tín ngưỡng tôn giáo khác nhau "để cùng nhau
tranh đấu để đòi những điều dân chủ đơn sơ". Với chiến sách mới, Đảng có thể tập hợp
đông đảo quần chúng nhân dân đấu tranh chống đế quốc.

- Về chủ trương liên hiệp với phái quốc gia cải lương, Đảng nêu rõ “đứng về
mặt phản đế, Đảng hết sức liên lạc các lực lượng phản đế”. Đảng Cộng sản Đông
Dương luôn chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất phản đế với các Đảng quốc gia
cách mạng, song Đảng cũng hết sức chống sự không triệt để của các Đảng quốc gia
cách mạng. Đảng nhấn mạnh, ở Đông Dương nhiệm vụ quan trọng của người cộng sản
là giải phóng dân tộc, nên Đảng phải liên hệ mật thiết với các đảng quốc gia. Nhưng
Đảng cũng không bao giờ bỏ tranh đấu giai cấp trong xây dựng Mặt trận thống nhất
với tư sản bản xứ.

1.2. Nhiệm vụ cách mạng

1
- Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra sách lược mới thành lập Mặt trận Thống
nhất nhân dân phản đế, tập hợp rộng rãi quần chúng đấu tranh trong tình hình mới
(cánh tả ở Pháp);
- Bên cạnh công – nông, nhiệm vụ của Đảng không những phải thu phục đa số
thợ thuyền, mà còn cần phải thu phục quảng đại quần chúng nông dân và tiểu tư sản
thành thị;
- Tiếp tục tranh đấu để đòi những điều dân chủ đơn sơ.
1.3. Lực lượng cách mạng

- Tòa dân với nòng cốt là công nhân, nông dân;


- Liên kết nhân dân ở Pháp.
- Lực lượng cách mạng mở rộng hơn gồm: công nhân, nông dân, trí thức, tiểu tư
sản, thợ thủ công, buôn bán nhỏ…
1.4. Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc

Toàn Đông Dương

1.5. Ưu điểm:

 Chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân Phản đế được phổ biến qua
tài liệu chung quanh vấn đề chính sách mới ngày 30/10/1936 khắc phục những sai lầm
trong nhận thức và hành động trong quá trình thực hiện liên minh thời kỳ trước. Việc
tập hợp lực lượng trong Mặt trận được công khai qua bức thư ngỏ của Đảng Cộng sản
Đông Dương gửi cho Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp bày tỏ sự đồng minh với
nhân dân Pháp, kêu gọi ban hành một số quyền tự do dân chủ cơ bản cho nhân dân
Đông Dương và hô hào "tất cả các đảng phái chính trị, tất cả các tầng lớp nhân dân
Đông Dương tham gia Mặt trận nhân dân Đông Dương". Củng cố thêm lực lượng
đồng minh.

1.6. Hạn chế:

- Chủ trương liên hiệp làm cho xuất hiện mâu thuẫn, một số đảng viên chưa hiểu
rõ sự khác nhau giữa chiến sách và chiến lược cho rằng chiến sách mới của Đảng là
“cải lương";
- Vẫn còn trên toàn Đông Dương.

1.7. Nhận xét

2
So với giai đoạn trước

- Nhiệm vụ cách mạng dần cụ thể tùy từng giai đoạn, nắm bắt thời cơ: đấu tranh
đòi quyền dân chủ dân sinh, chủ trương liên hiệp với nhân dân Pháp;

- Xác định lại mối quan hệ giữa “cách mạng dân chủ tư sản” và “thổ địa cách
mạng”, khắc phục được hạn chế của Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo;

- Xác định được lực lượng cách mạng là toàn dân, nòng cốt là liên minh công -
nông, bên cạnh đó còn liên kết với nhân dân chính quốc;

- Từng bước chuẩn bị lực lượng cho đấu tranh giành chính quyền;

- Phạm vi toàn Đông Dương.

Cao trào dân chủ 1936 – 1939 là cuộc vận động cách mạng sâu rộng, hiếm có ở
một xứ thuộc địa, đã tuyên truyền đường lối, chủ trương cách mạng của Đảng
cho quảng đại quần chúng, mở rộng lực lượng và trận địa cách mạng. Sáng tạo
nên hình thức tổ chức, hình thức đấu tranh mới linh hoạt, gắn kết phong trào cách
mạng Đông dương với cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới.

You might also like