You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ


--------

BÀI TẬP NHÓM SỐ 1


MÔN HỌC: KIỂM TOÁN CƠ BẢN

Đề tài: “CHUẨN MỰC 1200 NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN VÀ TÍNH


THẬN TRỌNG NGHỀ NGHIỆP”

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Đào Thanh Bình


Sinh viên thực hiện: Nhóm 4
1. Trần Thị Thu – 20192572
2. Trần Khánh Linh – 20192551
3. Phùng Thanh Huyền – 20192546

Hà Nội 11/2022

Mục lục
Lời nói đầu.................................................................................................................3
I. Chuẩn mực 1200 - năng lực chuyên môn và tính thận trọng nghề nghiệp 3
1. Nội dung chuẩn mực......................................................................................3
2. Mục đích..........................................................................................................3
II. Đối tượng áp dụng...........................................................................................3
III. Các chuẩn mực liên quan..............................................................................3
1. Chuẩn mực 1210 thành thạo chuyên môn.....................................................3
a) 1210.A1......................................................................................................4
b) 1210.A2......................................................................................................4
c) 1210.A3......................................................................................................4
d) 1210.C1......................................................................................................4
2. Chuẩn mực 1220 tính thận trọng nghề nghiệp.............................................5
a) 1220.A1......................................................................................................5
b) 1220.A2......................................................................................................5
c) 1220.A3......................................................................................................5
d) 1220.C1......................................................................................................5
3. Chuẩn mực 1230 cập nhật kiến thức.............................................................6
IV. Tình huống......................................................................................................6
Lời nói đầu
Cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của đất nước, kế toán, kiểm toán
Việt Nam đã và đang tiếp cận với nguyên tắc, chuẩn mực và thông lệ quốc tế và
tham gia tích cực vào việc phát triển nghề nghiệp kế toán trong khu vực và thế
giới. Trong nền kinh tế thị trường, đa thành phần, đa sở hữu, nền kinh tế mở cửa và
hội nhập, kế toán, kiểm toán Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng, đặc biệt là
sự đổi mới về trách nhiệm, nghĩa vụ của kế toán, kiểm toán, của nghề nghiệp và
người làm kế toán với sự lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia và chất lượng quản
trị đất nước. Do vai trò quan trọng của Kiểm toán đối với nền kinh tế như vậy nên
cách thức hay kim chỉ nam cho mọi hoạt động của một Kiểm toán viên luôn được
nước ta quan tâm . Dựa trên sự đòi hỏi của thực tiễn , Việt Nam đang dần hoàn
thiện hệ thống chuẩn mực kiểm toán . Trong hệ thống chuẩn mực hiện nay , nhóm
em đã tìm hiểu về Chuẩn mực 1200 – Năng lực chuyên môn và tính thận trọng
nghề nghiệp ( Thông tư 8/2021/TT – BTC).
Do kiến thức của chúng em còn hạn chế nên phần bài làm chắc hẳn sẽ còn rất
nhiều thiếu sót. Nhóm chúng em rất mong nhận được sự góp ý từ thầy và các bạn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Nội Dung
I. Chuẩn mực 1200 - năng lực chuyên môn và tính thận trọng
nghề nghiệp
1. Nội dung chuẩn mực
Kiểm toán nội bộ phải được thực hiện với năng lực chuyên môn ở
mức độ thành thạo và thận trọng nghề nghiệp cần thiết.
2. Mục đích
Nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ kiểm toán được cung cấp thông
qua:
- Yêu cầu về thành thạo chuyên môn
- Yêu cầu về thận trọng nghề nghiệp
- Yêu cầu với bồi dưỡng chuyên môn
II. Đối tượng áp dụng:
Theo quy định tại điều 10 Nghị định 05/2019/NĐ-CP thì các doanh nghiệp
sau đây bắt buộc phải thực hiện kiểm toán nội bộ:
- Công ty niêm yết
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ của nhà nước trên 50% là công ty mẹ
theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
- Doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công
ty mẹ - công ty con.
Ngoài ra:
- Các đơn vị được khuyến khích thực hiện chuẩn mực kiểm toán nội
bộ Việt Nam và các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội
bộ.
III. Các chuẩn mực liên quan
1. Chuẩn mực 1210 thành thạo chuyên môn
- Năng lực chuyên môn là thuật ngữ chung về kiến thức kĩ năng và
năng lực chuyên môn khác cần thiết cho người thực hiện công tác
kiểm toán nội bộ thực hiện trách nhiệm chuyên môn của mình hiệu
quả
- Người thực hiện công tác kiểm toán nội bộ phải có kiến thức kĩ
năng và năng lực chuyên môn khác cần thiết để thực hiện trách
nhiệm của mình
- Bộ phận kiểm toán phải có hoặc huy động được kiến thức kĩ năng
và năng lực chuyên môn cần thiết khác để thực hiện trách nhiệm
của bộ phận kiểm toán
a) 1210.A1
Người phụ trách kiểm toán nội bộ phải tìm kiếm tư vấn và sự trợ
giúp phù hợp về chuyên môn nếu đội ngũ người làm công tác kiểm
toán nội bộ không có đủ kiến thức, kỹ năng và các năng lực chuyên
môn khác cần thiết trong việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần
công việc kiểm toán nội bộ
Ví dụ: trao đổi với hội đồng quản trị, Ủy ban kiểm toán, những
người có năng lực và kinh nghiệm nhằm có được sự hỗ trợ nguồn
lực cần thiết.
b) 1210.A2
Mặc dù không được kỳ vọng phải có kiến thức chuyên môn của
một người chuyên trách về điều tra và phát hiện gian lận, người
phụ trách kiểm toán nội bộ phải có đủ kiến thức để đánh giá rủi ro
gian lận và các cách thức quản lý rủi ro của tổ chức.
Ví dụ: đủ kiến thức cần thiết để nhận biết dấu hiệu của gian lận và
kiến nghị cuộc điều tra gian lận khi cần thiết.
c) 1210.A3
Người làm công tác kiểm toán nội bộ cần có đủ kiến thức về các
rủi ro và kiểm soát chính liên quan đến công nghệ thông tin cũng
như các kỹ thuật kiểm toán sử dụng công nghệ thông tin để thực
hiện công việc được giao. Tuy nhiên, không phải tất cả người làm
công tác kiểm toán nội bộ đều được kỳ vọng có chuyên môn của
một chuyên gia kiểm toán nội bộ chuyên về công nghệ thông tin.
d) 1210.C1
Nếu người làm công tác kiểm toán nội bộ không có đủ kiến thức,
kỹ năng và các năng lực chuyên môn khác cần thiết để thực hiện
toàn bộ hoặc một phần nhiệm vụ tư vấn, người phụ trách kiểm toán
nội bộ phải từ chối nhiệm vụ hoặc tìm kiếm sự trợ giúp hoặc tự
vấn năng lực cần thiết.

2. Chuẩn mực 1220 tính thận trọng nghề nghiệp


Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải áp dụng sự thận trọng và
kỹ năng chuyên môn cần thiết của một người làm công tác kiểm toán
nội bộ có năng lực và thân trọng ở mức độ hợp lý. Nhưng tính thận
trọng nghề nghiệp không hàm ý là không có những sai sót.
a) 1220.A1
- Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải thế hiện tính thận trọng
nghề nghiệp thông qua việc xem xét:
+ Phạm vi công việc cần thiết để đạt được các mục tiêu của hoạt
động đảm bảo.
+ Mức độ phức tạp, mức trọng yếu hoặc vấn đề đáng kể mà thủ tục
kiểm toán được áp dụng.
+ Tính đầy đủ và hiệu quả của các quy trình quản trị, quản lý rủi ro
kiểm soát.
+ Khả năng xảy ra các sai sót, gian lận và các vấn đề không tuân
thủ đáng kể.
+ Mối tương quan giữa chi phí và lợi ích tiềm tàng của hoạt động
đảm bảo.
b) 1220.A2
Trong việc thể hiện tính thận trọng nghề nghiệp, người làm công tác
kiểm toán nội bộ cần phải xem xét áp dụng các kỹ thuật phân tích
dữ liệu cũng như kỹ thuật kiểm toán sử dụng công nghệ thông tin.
c) 1220.A3
Người làm công tác kiểm toán nội bộ luôn phải chú trọng đến
những rủi ro đáng kể có thể ảnh hưởng đến các mục tiêu, các hoạt
động cũng như nguồn lực của tổ chức. Tuy nhiên, cho dù các thủ
tục kiểm toán có được thực hiện với tính thận trọng nghề nghiệp
phù hợp thì vẫn không đảm bảo rằng tất cả rủi ro đáng kể sẽ được
phát hiện.
d) 1220.C1
- Đối với các hoạt động tư vấn, người làm công tác kiểm toán nội bộ
cần phải thể hiện tính thận trọng nghề nghiệp thông qua việc xem
xét:
+ Sự cần thiết và kỳ vọng của đối tượng cần tư vấn bao gồm nội
dung, thời gian và báo cáo kết quả hoạt động tư vấn.
+ Mức độ phức tạp liên quan và mức độ công việc cần thiết để đạt
được các mục tiêu của hoạt động tư vấn.
+ Mối tương quan giữa chi phí với lợi ích tiềm tàng của hoạt động
tư vấn.
3. Chuẩn mực 1230 cập nhật kiến thức
Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải nâng cao kiến thức, kỹ
năng và các năng lực chuyên môn khác bằng cách liên tục bồi dưỡng
chuyên môn.
Ví dụ: Bồi dưỡng năng lực chuyên môn có thể là:
- Bổ nhiệm nghề nghiệp
- Đào tạo (training)
- Tham gia nghiên cứu dự án – liên quan đến nghề nghiệp
- Đào tạo chính thống (Formal education)
- Chứng chỉ nghề nghiệp, tham gia hội nghề nghiệp,...
IV. Biểu hiện của năng lực chuyên môn và tính thận trọng nghề nghiệp
của kiểm toán viên nội bộ
 Năng lực chuyên môn:
- Có bằng đại học trở lên các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu kiểm toán,
có kiến thức đầy đủ và luôn được cập nhật về các lĩnh vực được giao thực
hiện kiểm toán nội bộ.
- Có từ 5 năm trở lên làm việc theo chuyên ngành đào tạo hoặc từ 3 năm trở
lên làm việc tại đơn vị đang công tác hoặc từ 3 năm trở lên làm kiểm toán,
kế toán hoặc thanh tra.
- Chưa bị kỷ luật ở mức cảnh cáo trở lên do sai phạm trong quản lý kinh tế,
tài chính, kế toán hoặc không đang trong thời gian bị thi hành án kỷ luật.
- Có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật và hoạt động của đơn vị; có khả
năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin; có kiến thức, kỹ
năng về kiểm toán nội bộ.
- Có chứng chỉ CIA ( là chứng chỉ Kiểm Toán Nội Bộ Công Chứng được
các nhà tuyển dụng xem như chứng nhận đáng tin cậy trong việc đánh giá
năng lực chuyên môn trong kiểm toán nội bộ và quản trị rủi ro doanh
nghiệp.)
 Tính Thận trọng nghề nghiệp:
- Hành động thận trọng theo các quy định tại chuẩn mực nghề nghiệp và kỹ
thuật phù hợp khi cung cấp các hoạt động hoặc dịch vụ chuyên môn.

- Sự thận trọng bao gồm trách nhiệm hành động phù hợp với các yêu cầu
của công việc một cách cẩn thận, kỹ lưỡng và kịp thời.

V. Tình huống
Tính thận trọng tiết kiệm được 128.000 USD

Công ty D&C đang mong muốn mở rộng cổ phần trên thị trường. Vì vậy,
họ đã quyết định mua thêm một công ty nhỏ hơn có tên là Tata với giá
358.000 USD.
Tất nhiên, là một công ty có kinh nghiệm và thận trọng trong kinh doanh,
trước khi đi đến quyết định về giá cả, ban giám đốc D&C đã nhờ tới kiểm
toán viên để kiểm tra lại sổ sách của Tata.

Khi kiểm tra sổ sách của Tata, kiểm toán viên đã phát hiện ra rất nhiều
lỗi trong các báo cáo tài chính. Ví dụ như kế toán của công ty này chưa
vào sổ các khoản tiền hoa hồng cho người bán. Không chỉ thế, nhiều hoá
đơn mua hàng cũng không thấy trong báo cáo tài chính.

Điều này cũng có nghĩa là trên thực tế, Tata chỉ đáng giá 230.000 USD.

Kết quả: Nhờ thận trọng và có sự giúp đỡ hiệu quả của kiểm toán viên
mà công ty D&C biết được giá trị thực của Tata. Họ đã mua Tata với giá
rẻ hơn rất nhiều và tiết kiệm được 128.000 USD
Tài liệu tham khảo
1. Thông tư 8/2021/TT – BTC
2. Link tài liệu tham khảo : https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Ke-toan-Kiem-
toan/Thong-tu-8-2021-TT-BTC-chuan-muc-kiem-toan-noi-bo-Viet-Nam-
428959.aspx

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ NHÓM 4


 
STT Sinh viên thực hiện MSSV Nhiệm vụ
1 Trần Thị Thu 20192572 Tìm tài liệu và tổng hợp nội
dung phần III
2 Trần Khánh Linh 20192551 Làm slide, làm word, tìm tài
liệu và tổng hợp nội dung phần
I, II
3 Phùng Thanh Huyền 20192546 Tìm tài liệu và tổng hợp nội
dung phần IV, V

You might also like