You are on page 1of 7

ĐẦU TƯ VÀO HẠ TẦNG SÁCH TRUY CẬP MỞ -

LỜI KÊU GỌI HÀNH ĐỘNG

Dịch sang tiếng Việt: Lê Trung Nghĩa

Dịch xong: 15/09/2021

Bản gốc tiếng Anh: https://zenodo.org/record/4768388#.YUFEK3sxVsA

INVESTING IN THE OPEN ACCESS BOOK


INFRASTRUCTURE - A CALL FOR ACTION
Đầu tư vào hạ tầng sách Truy cập Mở - Lời kêu gọi hành động. Tháng 02/2021.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Sách đóng vai trò cơ bản trong truyền thông học thuật, đáng chú ý nhưng không chỉ
trong khoa học xã hội và nhân văn. Khoa học Mở mang lại lợi ích cho chất lượng và giá
trị của nghiên cứu và học thuật. Nếu truy cập Mở mang lại lợi ích cho xã hội càng rộng
càng tốt, là logic để bao gồm cả các sách học thuật. Trong một tài liệu ngắn gọn năm
2019, Science Europe đã nêu rằng: “Truy cập mở tới các sách học thuật phải được xem
xét trong các chính sách truy cập mở rộng hơn được các cơ sở nghiên cứu, các nhà cấp
vốn và các chính phủ phát triển”1.

Trong những năm gần đây, Knowledge Exchange (Trao đổi Kiến thức), một mạng
chung của 6 tổ chức quốc gia chủ chốt ở châu Âu, đã và đang làm việc để giành được
sự hiểu biết tốt hơn về bức tranh sách truy cập mở, xác định các sáng kiến hiện có cũng
như các khoảng trống cần phải được giải quyết ở các quốc gia có liên quan 2. Nói
chung, có thiện chí rõ ràng trong cộng đồng học thuật để tăng tốc truy cập mở cho
sách học thuật để phục vụ tốt hơn cho các nhu cầu của nghiên cứu và xã hội.

Tuy nhiên, để vượt qua được các trở ngại được các hoạt động, các báo cáo và các mạng
nghiên cứu xác định, và để triển khai các thực hành tốt và gia tăng các cơ hội, sự hỗ trợ
có phối hợp là cần thiết, đặc biệt từ các tổ chức nghiên cứu và cấp vốn. Vào tháng
02/2021, hội thảo trên trực tuyến trong một ngày đã tập hợp các bên liên quan từ một
số quốc gia châu Âu, tất cả với hiểu biết chung rằng truy cập mở cho sách học thuật
cần sự chú ý và hỗ trợ hơn nữa. Các điều kiện tiên quyết để triển khai hạ tầng sách truy
cập mở hoạt động tốt và bền vững được thảo luận bên dưới đây.

1 Science Europe Briefing Paper: On Open Access to Academic Monographs, p3


https://www.scienceeurope.org/media/qk2b1cq4/se_bp_oa_books_092019.pdf
2 Between 2016 and 2021 the Knowledge Exchange (KE) ran a project on open access academic books
in order to evaluate and understand the landscape. Project research outputs included:
• Ferwerda, Eelco, Pinter, Frances and Stern, Niels. (2017). A landscape study on open access and
monographs.
• Stone, Graham and Marques, Mafalda. (2018). Knowledge Exchange Survey on Open Access
Monographs.
• Adema, Janneke. (2019). Towards a Roadmap for Open Access Monographs.
• Angela Holzer, Pierre Mounier, Jeroen Sondervan, Graham Stone (2020, June 9) Open Access to
academic books: Working towards the “tipping point”
https://www.knowledge-exchange.info/news/articles/09-06-20

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam Trang 2/7
Đầu tư vào hạ tầng sách Truy cập Mở - Lời kêu gọi hành động. Tháng 02/2021.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu quan điểm này, với các bên tham gia hội thảo ký dưới đây, xác định 3 chân trụ
chính sách cùng nhau sẽ hỗ trợ chuyển đổi đầy đủ sang truy cập mở cho sách học
thuật. Nó tập hợp con người, công nghệ và kiến thức:

1. Thu hút mọi người vào địa điểm chung để thảo luận về các vấn đề và chia sẻ
kiến thức có liên quan tới phát triển sách truy cập mở.

2. Duy trì bền vững công nghệ cần thiết để đặt chỗ, phổ biến, đánh chỉ mục, lưu
trữ, đảm bảo truy cập và chất lượng cho các sách truy cập mở.

3. Tập hợp kiến thức để giám sát sự chuyển đổi của sách học thuật hướng tới truy
cập mở theo vài triển vọng và triển khai các chính sách về sách truy cập mở.

Các thách thức

Theo quan điểm này, các thách thức khác nhau phải vượt qua gồm:

→ Sự đa dạng biên mục so với khả năng mở rộng phạm vi3

Các chính sách của các nhà cấp vốn cho sách truy cập mở đã bắt đầu xuất hiện trong
thập niên đầu của thế kỷ này nhưng tiến bộ khá chậm cho tới nay. Theo định nghĩa,
nền công nghiệp xuất bản sách là đa dạng, có tính địa phương và đa ngôn ngữ. Điều
này tạo ra các thách thức, đặc biệt về khả năng mở rộng phạm vi. Là quan trọng để chỉ
ra rằng sự đa dạng biên mục này cũng là bản chất của việc xuất bản sách, và do đó cần
được nuôi dưỡng.

→ Thiếu kiến thức và nhận thức

Nghiên cứu và các báo cáo được Knowledge Exchange xuất bản đã tạo ra kho kiến thức
về sách truy cập mở ở một số quốc gia và khu vực được lựa chọn. Có nhu cầu thấu hiểu
hơn nữa trong bức tranh quốc tế như một tổng thể để đạt được một sân chơi bình đẳng
cho sách truy cập mở. Cũng vẫn còn nhiều điều phải làm để nâng cao nhận thức giữa

3 Adema J. & Moore S. A., (2021) “Scaling Small; Or How to Envision New Relationalities for Knowledge
Production”, Westminster Papers in Communication and Culture 16(1). p.27-45. doi:
https://doi.org/10.16997/wpcc.918

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam Trang 3/7
Đầu tư vào hạ tầng sách Truy cập Mở - Lời kêu gọi hành động. Tháng 02/2021.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

các tác giả và các ban biên tập sách về các cơ hội được sách truy cập mở chào và để
chia sẻ các thực hành tốt giữa các chuyên gia.

→ Thiếu hỗ trợ cho các dịch vụ sách truy cập mở

Nhiều nhà cung cấp dịch vụ sách học thuật vẫn tập trung vào các bản sao in và phổ
biến truy cập có thu phí, hầu hết đang chuyển hướng các nguồn lực thư viện sang việc
hỗ trợ truy cập mở. Điều này dẫn tới thiếu đầu tư nhất quán vào các dịch vụ chuyên
dành cho sách truy cập mở.

→ Thiếu tính tương hợp khắp hệ thống

Các nền tảng và dịch vụ số khác nhau hỗ trợ tiến trình sách truy cập mở từ việc phác
thảo cho tới lưu trữ thường không được kết nối tốt hoặc không tương hợp được. Điều
này ngụ ý là các giai đoạn khác nhau thường thất bại để trao đổi nội dung và siêu dữ
liệu. Điều này có thể dẫn tới đúp bản các nỗ lực hoặc thiếu thông tin.

Có các cộng đồng hiện đang tồn tại có cam kết và thiện chí đáp ứng các thách thức đó
nhưng nguồn lực còn thiếu. Ví dụ, Mạng Sách Truy cập Mở - OABN (Open Access Books
Network) đã được khởi xướng vào tháng 09/2020, như một sáng kiến do cộng đồng xây
dựng và chia sẻ kiến thức4. Tuy nhiên, OABN được một nhóm nhỏ những người tình
nguyện dẫn dắt, làm cho nó khó mở rộng phạm vi quy mô và phục vụ cho các nhu cầu
ngày càng gia tăng của cộng đồng sách truy cập mở vượt ra khỏi giai đoạn ngắn hạn.

Tài liệu này cho rằng đầu tư và sự liên kết của các bên liên quan sẽ xúc tác cho các sáng
kiến phi tập trung này đóng góp vào một hệ thống bền vững, dựa trên 3 thành phần
(thu hút mọi người, duy trì công nghệ và thu thập kiến thức) được xác định ở đây. Cơ sở
hạ tầng này cần được tăng cường để phát triển năng lực, chuyên môn và hỗ trợ sẽ duy
trì và phát triển việc xuất bản, phổ biến và sử dụng sách truy cập mở.

Các bên ký kết đã hình thành quan điểm sau đây và đề xuất danh sách các hành động
để giải các quyết thách thức đó.

4 https://openaccessbooksnetwork.hcommons.org/

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam Trang 4/7
Đầu tư vào hạ tầng sách Truy cập Mở - Lời kêu gọi hành động. Tháng 02/2021.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Quan điểm của chúng tôi

Đầu tư ngay lập tức vào các lĩnh vực được xác định sẽ làm gia tăng đáng kể xuất bản
sách truy cập mở khắp các ngành và quốc gia, vì thế tăng cường cho lòng tin của các
nhà nghiên cứu và nhận thức của các độc giả.

1. Thu hút cộng đồng sách Truy cập Mở và xây dựng năng lực

Duy trì và phát triển OABN để tiếp tục xây dựng cộng đồng và đạt được sự ủng hộ
lẫn nhau và chia sẻ kiến thức về các chính sách và thực hành về sách truy cập
mở giữa tất cả các bên liên quan. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho đối thoại mở
nhiều hơn về các thách thức và cơ hội mà sách Truy cập Mở đặt ra, nâng cao
nhận thức về các giải pháp mới cho các vấn đề hiện hành, và giúp xây dựng năng
lực trong cộng đồng sách Truy cập Mở. Nó cũng sẽ thông tin cho những người
làm chính sách, các nhà cấp vốn, thư viện, các nhà cung cấp dịch vụ và hạ tầng.

2. Các dịch vụ kỹ thuật

Phát triển hạ tầng bền vững dựa vào các dịch vụ tương hợp được và cường tráng
(như, đảm bảo chất lượng, việc đặt chỗ hosting, phổ biến/khả năng phát hiện,
truy cập, đánh chỉ mục và bảo tồn) cho sách truy cập mở đòi hỏi có phối hợp hỗ
trợ và dài hạn. Các dịch vụ hiện hành và đang phát triển cần sự hỗ trợ nhiều hơn
và là cần thiết để xác định và lấp đi các khoảng trống về hạ tầng. Tất cả các bên
liên quan cần tham gia vào phát triển hạ tầng này, nó cần là mở, do cộng đồng
điều hành và minh bạch. Điều này sẽ cho phép triển khai hiệu quả bất kỳ chính
sách nào về sách truy cập mở trong tương lai.

3. Giám sát Sách Mở (Open Book Watch)

Việc theo dõi sách mở bằng việc thiết lập Giám sát Sách Mở - OBW (Open Book
Watch), nó sẽ giám sát phát triển sách học thuật bằng việc sử dụng các thước đo
khác nhau được đồng thuận (kết quả đầu ra, các mô hình kinh doanh, tác động).
Sự nhấn mạnh sẽ là vào các sách truy cập mở. OBW sẽ tổng hợp dữ liệu mở theo
cách thức có cấu trúc và hiển thị nó minh bạch vì lợi ích của tất cả các bên liên
quan trong cộng đồng sách truy cập mở (các nhà cấp vốn nghiên cứu, những
người làm chính sách, các nhà nghiên cứu, các cơ sở nghiên cứu, các nhà xuất

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam Trang 5/7
Đầu tư vào hạ tầng sách Truy cập Mở - Lời kêu gọi hành động. Tháng 02/2021.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

bản, các thư viện, .v.v.). Tuy nhiên, nguyên mẫu của OBW sẽ được tập trung vào
việc phục vụ cho các nhu cầu của các nhà cấp vốn nghiên cứu đã triển khai các
chính sách về sách truy cập mở. Nó sẽ cho phép các nhà cấp vốn giám sát sự
thành công các chính sách của riêng họ, thông qua việc điều chỉnh dữ liệu và
giám sát các kỹ thuật, và để giám sát sự thành công của chuyển đổi sang truy
cập mở cho sách.

Các hành động cụ thể cần được triển khai để đảm bảo tính bền vững của các thành
phần quan trọng đó: thông qua các phân tích bức tranh và khoảng trống, việc thiết kế
và xây dựng nguyên mẫu, lập kế hoạch và đánh giá, và nâng cấp và cải tiến. Cuối cùng,
đầu tư vào hạ tầng sách truy cập mở được yêu cầu như là một vấn đề cấp bách làm lợi
cho cộng đồng nghiên cứu và xã hội như một tổng thể.

Các bên ký kết (xếp theo trật tự ABC):

• Margo Bargheer (University Library Göttingen, AEUP, working group for German
speaking UPs)

• Serge Bauin (CNRS DDOR)

• Lidia Borrell-Damián (Science Europe)

• Liam Earney (Jisc)

• Eelco Ferwerda (Independent consultant)

• Claire Leymonerie (French Ministry of Higher Education, Research and


Innovation)

• Frank Manista (Jisc)

• Anna Mette Morthorst (DeiC)

• Pierre Mounier (EHESS, OpenEdition, OPERAS)

• Marie Pellen (CNRS, OpenEdition)

• Dirk Pieper (Bielefeld UL, OpenAPC/BPC, OpenAIRE)

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam Trang 6/7
Đầu tư vào hạ tầng sách Truy cập Mở - Lời kêu gọi hành động. Tháng 02/2021.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

• Vanessa Proudman (SPARC Europe)

• Claire Redhead (OASPA)

• Olaf Siegert (ZBW, Leibniz Association)

• Jeroen Sondervan (Knowledge Exchange OA Working Group, UU)

• Niels Stern (OAPEN Foundation)

• Graham Stone (Jisc)

• Erzsébet Tóth-Czifra (DARIAH-EU)

Các bên ký kết trong phiên bản đầu của tài liệu này bao gồm các đại biểu của hội
thảo. Tài liệu sẽ là mở ở đây cho các bên ký tiếp. Chúng tôi sẽ cập nhật tài liệu này
(và đánh số phiên bản cho nó) một cách phù hợp.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam Trang 7/7

You might also like