You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ

INSA K13

ĐỀ ÁN CÁ NHÂN
TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tiến Thành

21 tháng 6 năm 2022


INSA CENTRE VAL DE LOIRE HUÉ
MỤC LỤC
A.TỔNG QUAN VỀ XU HƯỚNG ỨNG DỤNG KHOA
HỌC KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ VÀO KINH TẾ
CỦA NƯỚC TA________________________________ 3

B.TIỀM LỰC CỦA THÀNH PHỐ HUẾ VỀ KINH TẾ


ĐẶC BIỆT LÀ DU LỊCH ________________________8

C.ỨNG DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT – CÔNG


NGHỆ VÀO DU LỊCH CỦA THÀNH PHỐ HUẾ __ 11

D.TÀI LIỆU THAM KHẢO ______________________ 20


A. TỔNG QUAN VỀ XU HƯỚNG ỨNG DỤNG KHOA HỌC KỸ
THUẬT – CÔNG NGHỆ VÀO KINH TẾ CỦA NƯỚC TA
 Trong các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ là
một thành tố đóng vai trò rất quan trọng, xét về lý thuyết cũng như thực tiễn
cho thấy khoa học - công nghệ luôn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua
tác động đến tổng cung và tổng cầu. Khoa học - công nghệ góp phần mở
rộng khả năng phát hiện và khai thác có hiệu quả các nguồn lực, sản phẩm
khoa học - công nghệ đóng góp trực tiếp vào GDP, đồng thời quyết định
tăng trưởng trong dài hạn và chất lượng tăng trưởng, tạo điều kiện chuyển
đổi từ chiều rộng sang chiều sâu. Khoa học - công nghệ phát triển với sự ra
đời hàng loạt công nghệ mới, hiện đại như: vật liệu mới, công nghệ nano,
công nghệ sinh học, điện tử, viễn thông… làm tăng các yếu tố của sản xuất -
kinh doanh, tăng thu nhập, điều đó dẫn đến sự gia tăng chi tiêu cho tiêu dùng
dân cư và tăng đầu tư cho cả nền kinh tế. Khoa học - công nghệ phát triển
làm tăng khả năng tiếp cận của con người với tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ
qua các phương tiện thông tin và dịch vụ vận chuyển. Do vậy, trong thời đại
ngày nay, phần đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế của nhiều
nước từ khoa học - công nghệ là rất cao.
 Khoa học - công nghệ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến
bộ, trong các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thì khoa học
và công nghệ có vai trò đặc biệt quan trọng, luôn làm thay đổi cơ cấu sản
xuất, phân công lao động ngày càng sâu sắc hơn và phân chia thành các
ngành nhỏ. Làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới, nhiều lĩnh vực mới. Cơ
cấu trong nội bộ ngành cũng thay đổi. Khi thay đổi sản xuất theo hướng tăng
năng suất và hiệu quả sẽ tạo ra khả năng thay đổi cơ cấu tiêu dùng do thu
nhập tăng. Tỷ trọng và vị trí GDP của công nghiệp và dịch vụ tăng dần,
nông nghiệp giảm dần. Khoa học - công nghệ góp phần tăng năng suất các
nhân tố tổng hợp, nhờ tác động của các yếu tố như đổi mới công nghệ, hợp
lý hóa quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ cải tiến phương pháp quản lý,
nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc của người lao động, tăng năng suất các
nhân tố tổng hợp (TFP) làm cải thiện và nâng cao chất lượng tăng trưởng, từ
đó góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu. Tại các
nước phát triển, tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP thường rất
cao, trên 50%; với các nước đang phát triển khoảng 20-30%.

 Khoa học - công nghệ nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, doanh
nghiệp và nền kinh tế, một quốc gia có tiềm lực khoa học - công nghệ sẽ là
quốc gia có sức cạnh tranh quốc tế cao. Năng lực sáng tạo công nghệ là một
trong những tiêu chí cơ bản để xếp hạng năng lực cạnh tranh của quốc gia
đó. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ làm cho các yếu tố đầu vào
nhất là các nhân tố tổng hợp được nâng cao và có hiệu quả hơn, quy mô sản
xuất và tiêu dùng ngày càng được mở rộng, tạo ra thị trường mới, hướng về
xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế và khu vực.

 Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu và động lực của doanh nghiệp là lợi
nhuận. Do đó, các doanh nghiệp luôn hướng tới giảm chi phí, hạ giá thành
sản phẩm, buộc phải áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ thì sẽ nâng
cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất của người lao động, giảm chi
phí, tạo lợi thế cạnh tranh không chỉ ở thị trường trong nước mà cả thị
trường ngoài nước, từ đó nâng cao hay nói cách khác là tối đa hóa lợi nhuận.
Khoa học - công nghệ nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con
người, khoa học - công nghệ phát triển làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới,
tạo nhiều việc làm mới, nhất là tăng năng suất lao động, từ đó tăng thu nhập,
nâng cao đời sống cho nhân dân. Sự phát triển của công nghệ sinh học, hóa
học đã sản xuất nhiều loại thuốc mới, nhiều phương tiện chữa bệnh hiện đại
đã mở ra nhiều cách thức điều trị bệnh mới, tạo điều kiện chăm sóc sức khỏe
tốt hơn. Khoa học - công nghệ phát triển cũng góp phần tăng giao lưu xã hội
làm cho đời sống tinh thần con người phong phú, tốt đẹp hơn. Công nghệ
điện tử, tin học viễn thông phát triển làm rút ngắn khoảng cách địa lý giữa
các quốc gia, vùng miền…

 Khoa học - công nghệ phát triển góp phần và tạo điều kiện cải thiện môi
trường sinh thái, sản xuất và tiêu dùng của con người liên tục phát triển, vì
vậy chất thải không ngừng tăng, gây tác hại cho con người và môi trường
sinh thái. Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, hóa học các chất thải
được xử lý, cải thiện và góp phần bảo vệ môi trường. Khoa học - công nghệ
phát triển cũng góp phần tiết kiệm tiêu hao nguyên, nhiên liệu, làm giảm
chất thải, tìm kiếm nguồn năng lượng, vật liệu mới thay thế các nguồn lực
truyền thống không gây ô nhiễm môi trường; khoa học - công nghệ phát hiện
và dự báo các thảm họa thiên nhiên để phòng ngừa. Tuy nhiên, tác động của
khoa học - công nghệ cũng gây ra những ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh
tế như gia tăng và phân hóa giàu nghèo giữa các quốc gia, nhiều nước độc
quyền trong những tiến bộ khoa học - công nghệ, thuốc chữa bệnh đặc trị…
Trước tiên, ta hãy nói về lợi ích cũng như thế mạnh của khoa học kỹ thuật đối với
cả nước nói chung, thành phố Huế nói riêng như sau:
 Trước hết, các hoạt động của khoa học và công nghệ đã có bước chuyển biến
tích cực đáng kể, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng rộng rãi
trong các lĩnh vực, ngành, nhất là trong lĩnh vực cải cách hành chính, lĩnh
vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, phát triển và ứng dụng công nghệ
sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và địa
phương. Vai trò của các nguồn lực đã có tác động trực tiếp đến quá trình
phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua, đặc biệt trong đó việc ứng
dụng khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa tại địa phương đã góp phần tăng năng suất các nhân tố tổng hợp. Lĩnh
vực công nghệ thông tin đã trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật hiện đại,
đóng góp ngày càng lớn vào quá trình phát triển của địa phương, ứng dụng
công nghệ thông tin đã góp phần quan trọng nâng cao năng xuất lao động,
cải thiện năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp và nền kinh tế, đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hệ thống tổ chức,
bộ máy quản lý nhà nước về công nghệ thông tin được xác lập và từng bước
nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

 Trong những năm qua, một số lĩnh vực khoa học - công nghệ được chú trọng
thực hiện và mang lại hiệu quả thiết thực cho xã hội như: Hoạt động thông
tin khoa học - công nghệ và công tác ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ
khoa học kỹ thuật đã đáp ứng yêu cầu thực tế phát triển kinh tế - xã hội; các
mô hình ứng dụng thí điểm từng bước đi vào sản xuất đại trà, tạo điều kiện
cho người sản xuất tiếp cận những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất. Từ đó,
công nghệ sinh học của tỉnh đã có những tiến bộ nhanh chóng. Nhận thức về
vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công nghệ sinh học của các cấp, các
ngành và nhân dân đã được nâng lên; việc xây dựng cơ sở vật chất và đào
tạo nguồn nhân lực cho công nghệ sinh học đã được quan tâm và đầu tư;
trình độ nghiên cứu và phát triển công nghệ đã được chú trọng; các ứng
dụng công nghệ sinh học trong sản xuất đã trở nên phổ biến, góp phần nâng
cao chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, gắn với điều kiện sản xuất
của địa phương. Phần lớn các đề tài, dự án tập trung giải quyết một số vấn
đề bức xúc của sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản (cây trồng, vật nuôi) nâng
cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thông qua việc đầu tư đổi mới
công nghệ, góp phần giải quyết tốt việc tiêu thụ nông thuỷ sản đầu ra.

 Trong hoạt động phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo kết nối
liên thông giữa các cấp, các ngành và giữa địa phương với Trung ương, có
cơ chế kết hợp chặt chẽ, đảm bảo cung cấp, chia sẻ và khai thác thông tin.
Hoạt động trực tuyến từ tỉnh đến cơ sở được thực hiện đồng bộ, kịp thời,
nhất là việc triển khai quán triệt các chủ trương nghị quyết của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, đảng viên. Đến nay, việc ứng dụng
công nghệ thông tin đã phát triển rất mạnh trong tất cả các ngành, lĩnh vực,
nhất là các ngành kinh tế - kỹ thuật và nâng cao được sức cạnh tranh trong
xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan
trọng như y tế, giáo dục, giao thông, điện, thủy lợi, hạ tầng đô thị.
B. TIỀM LỰC CỦA THÀNH PHỐ HUẾ VỀ KINH TẾ ĐẶC
BIỆT LÀ DU LỊCH:
Nằm ở vị trí trung tâm của đất nước và trong vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung, Huế đã được Trung ương xác định là đô thị loại I, là Thành phố di sản văn
hóa thế giới, một trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc, là thành phố Festival của Việt
Nam. Thành phố Huế là kinh đô phong kiến cuối cùng của Việt Nam, vốn có lịch
sử và truyền thống văn hóa lâu đời với những giá trị và bản sắc độc đáo. Các giá trị
di sản văn hóa nơi đây thể hiện những nét riêng hấp dẫn của một vùng văn hóa,
vừa mang tính đặc thù - bản địa, vừa mang tính dân tộc - phổ biến, vừa tiếp thu có
chọn lọc tinh hoa của các nền văn hóa Á Âu.

Thành phố Huế đang phát triển nhanh và bền vững, tương xứng với vị thế
và tiềm năng của mình
 
 Quần thể di tích Cố đô Huế

Đại Nội Huế về đêm - Ảnh: Nông Thanh Toàn


Thành phố Huế xây dựng và phát triển trong thời kỳ đổi mới
 Với một di sản văn hoá vật thể và tinh thần mang ý nghĩa quốc hồn
quốc tuý của dân tộc, Huế là một hiện tượng văn hoá độc đáo của Việt
Nam và thế giới. Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế
là những di tích lịch sử - văn hoá do triều Nguyễn chủ trương xây
dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20
trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và
một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế, Việt Nam, được
UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới vào ngày 11 tháng
12 năm 1993.

      

Song, dù là Thủ phủ - Đô thành - Thị xã hay Thành phố, thì Huế vẫn
luôn luôn một TRUNG TÂM quan trọng về nhiều mặt. Ngày nay, sau Thủ
đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Huế là một trung tâm chính trị, trung
tâm văn hóa du lịch, giáo dục và đào tạo, khoa học kỹ thuật quan trọng của
đất nước Việt Nam. Với độ dày về văn hóa, lịch sử của quá trình hình thành
và phát triển, thành phố Huế đã xác lập cho mình một bản sắc riêng, đó là
“bản sắc Huế” cùng với những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của Huế
đã tạo ra sức hấp dẫn, thu hút và thuyết phục sâu rộng đối với trong nước và
cả quốc tế. Ngày nay Huế là Thành phố Anh hùng, Thành phố sở hữu 7 Di
sản thế giới được UNESCO công nhận. Thành phố văn hóa ASEAN; Thành
phố bền vững về môi trường ASEAN, thành phố xanh quốc gia, thành phố
du lịch sạch ASEAN, thành phố Festival,… một trong những đô thị cấp quốc
gia.
 Ẩm thực Huế
Được tiếng là thanh lịch, người Huế lại tỏ ra sành điệu trong ăn
uống, không chỉ trong khâu chọn nguyên vật liệu mà còn cầu kỳ từ việc
nêm nấu chế biến cho đến cách bày biện trang trí, cứ như mỗi món ăn
được nâng lên hàng một tác phẩm nghệ thuật.
Có thể nói, người Huế đến với ẩm thực không theo cái nghĩa sinh
học giản đơn, mà thưởng thức bằng cả khứu giác, thị giác và cả… thính
giác. Nói như nhà văn Nguyễn Tuân lúc sinh thời, người Huế thích ăn
bằng mắt. Nhưng dù huy động toàn bộ giác quan cho việc hấp thụ dinh
dưỡng, người Huế cũng chỉ cốt “ăn lấy hương lấy hoa”, như họ thường tự
nói về mình. Sự thanh thản ấy có thể nhận biết trên những chiếc bánh bèo
nhỏ xíu như chực tan ngay đầu lưỡi, những lá bánh nậm mỏng tang cánh
chuồn, tô bánh canh Nam Phổ bày biện như bức tranh nhiều màu sắc,
chén chè bắp Cồn Hến mát lịm mà hương thơm theo vào tận giấc mơ…
Những món ăn Huế dù là cao lương mỹ vị hay dân dã đơn sơ, đều làm
cho ai đó một lần nếm qua phải xuýt xoa khen ngon đến mức “ngậm mà
nghe”, để rồi lưu luyến mãi cái hương vị khó quên ấy. Dường như qua
bàn tay khéo léo của người phụ nữ, món ăn đã được thổi vào cái hồn và
chút gì đó tâm linh của Huế.
Huế đặc biệt còn lưu giữ trên 1000 món ăn nấu theo lối Huế, có
cả những món ăn ngự thiện của các vua triều Nguyễn. Bản thực đơn ngự
thiện có trên vài chục món thuộc loại cao lương mỹ vị, được chuẩn bị và
tổ chức rất công phu, tỷ mỷ, cầu kỳ. Các món ăn dân giã rất phổ biến
trong quần chúng với bản thực đơn phong phú hàng trăm món được các
bà nội trợ Huế chế biến khéo léo, thông minh với kỹ thuật nấu nướng giỏi
giang, hương vị quyến rũ, màu sắc hấp dẫn, coi trọng phần chất hơn
lượng; nghệ thuật bày biện các món ăn rất đẹp mắt, nghệ thuật thưởng
thức tinh tế. Ngoài ra, nếu ai đã từng thưởng thức một bữa cơm chay Huế
(các món ăn được chế biến từ các loại thực vật), chắc chắn sẽ không bao
giờ quên được hương vị tinh khiết tuyệt vời của những món ăn Huế.
C. ỨNG DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ VÀO
DU LỊCH CỦA THÀNH PHỐ HUẾ
1. Thừa Thiên Huế ứng dụng công nghệ số trong việc quảng bá, kích cầu du

lịch
 Ngày 20/01, tỉnh Thừa Thiên Huế khai trương “Không gian ảo quảng
bá du lịch Thừa Thiên Huế” được tổ chức trên nền tảng triển lãm ảo
(Virtual Exhibition) thông qua kết nối trực tuyến.

Thừa Thiên Huế ứng dụng công nghệ số trong việc quảng bá, kích cầu du lịch.

Nhằm “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”; thu
hút khách du lịch đến với Thừa Thiên Huế ngay sau khi dịch bệnh Covid-19 được
kiểm soát. Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Công ty Cổ phần
Vietsoftpro tổ chức xây dựng “Không gian ảo quảng bá du lịch Thừa Thiên
Huế”. Đây là ứng dụng công nghệ số trong việc quảng bá, kích cầu du lịch, nhằm
đóng góp vào sự phục hồi, phát triển du lịch địa phương bền vững theo hướng hiện
đại; đồng thời, tạo cơ hội cho các địa phương và doanh nghiệp du lịch trong tỉnh
chủ động quảng bá trên không gian số hóa hình ảnh điểm đến và sản phẩm, nhất là
các sản phẩm mới có tính sáng tạo cao, kết nối mở rộng thị trường, tiếp cận khách
hàng và đối tác từ các tỉnh, thành phố có thị trường du lịch tiềm năng trong bối
cảnh dịch bệnh Covid-19 còn kéo dài.
“Không gian ảo quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế” là hình thức tổ chức
triển lãm trên không gian số trực tuyến, trong đó toàn bộ không gian triển lãm, gian
hàng, sản phẩm dịch vụ, hoạt động tham quan… đều được diễn ra trên không gian
số trực tuyến ảo 3D, được chia thành nhiều khu vực khác nhau như: khu vực không
gian sảnh chính; khu vực không gian giới thiệu, tham quan thực tế ảo các điểm đến
du lịch Huế; khu vực không gian sảnh giới thiệu các gian hàng triển lãm; khu vực
phòng hội trường, chiếu phim…  Tại đây, khách tham quan và doanh nghiệp có thể
tham gia tìm hiểu mọi lúc, mọi nơi thông qua kết nối internet trên điện thoại thông
minh, máy tính bảng và máy tính cá nhân. Ngoài ra, khách tham quan còn có thể
tìm hiểu thông tin, sản phẩm, dịch vụ du lịch trực quan sinh động qua hệ thống
trình chiếu, tương tác 3D hoặc đeo kính thực tế ảo VR. Đặc biệt, sử dụng nền tảng
kết nối được tích hợp, các doanh nghiệp, khách tham quan còn có thể tham gia
phòng họp trực tuyến, kết hợp gọi video thời gian thực nhằm thúc đẩy quảng bá,
giới thiệu và xúc tiến sản phẩm với một trải nghiệm hoàn toàn mới.
Sự kiện này mở ra xu thế ứng dụng công nghệ số 3D thực tế ảo trong hoạt
động giới thiệu, quảng bá, triển lãm trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, góp phần
đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành du lịch nhằm định vị và duy trì thương hiệu
du lịch Thừa Thiên Huế một cách bền vững. Đây cũng là bước tiến mới để ngành
Du lịch Thừa Thiên Huế hội nhập với cuộc cách mạng công nghệ 4.0, kết nối với
Liên minh Viễn thông quốc tế – ITU (có 193 nước thành viên) nhằm quảng bá các
sản phẩm, dịch vụ và di sản, danh lam thắng cảnh tới bạn bè thế giới, góp phần tạo
điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ
tiếp xúc trực tiếp, xúc tiến các chương trình dự án hợp tác thương mại và đầu tư,
thiết lập quan hệ đối tác với các tập đoàn hàng đầu trên thế giới về viễn thông và
CNTT.
Hình ảnh không gian ảo giới thiệu du lịch Thừa Thiên Huế.

2. Tận dụng thế mạnh để phát triển nông nghiệp công nghệ cao kết hợp các
tour du lịch trải nghiệm

Cùng với chiến lược khai thác thế mạnh vùng biển, đầm phá để phát triển du lịch
và kinh tế xã hội, TP. Huế cũng định hướng các xã, phường phát triển các mô hình
nông nghiệp “sạch” kết hợp phục vụ khách tham quan trải nghiệm, nâng cao lợi ích
kinh tế cho người nông dân...
   Thành phố Huế đẩy mạnh xúc tiến, kêu gọi đầu tư, phát triển nông nghiệp
công nghệ cao để từ “sản xuất lương thực” đến “làm giàu bằng nông nghiệp”
 
   Đẩy mạnh xúc tiến và kêu gọi đầu tư, phát triển nông nghiệp công nghệ cao
   Khai thác tiềm năng, lợi thế to lớn về lĩnh vực nông nghiệp sau khi 13 xã,
phường mới sáp nhập vào thành phố từ ngày 1/7/2021 theo Nghị quyết 1264 ngày
27/4/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, TP. Huế tăng cường công tác thu hút
đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao chuỗi giá trị cho cây trồng -
vật nuôi, phát triển đời sống người nông dân, phát triển kinh tế cho thành phố...
   Hương An là một trong những địa phương mới sáp nhập vào thành phố từ 1/7,
nằm cách trung tâm TP. Huế khoảng hơn 10km về phía Tây Bắc, có tổng diện tích
tự nhiên gần 1.100ha, trong đó đất nông nghiệp gần 740ha, phi nông nghiệp gần
300ha.
Chủ tịch UBND thành phố Huế Võ Lê Nhật gợi ý và định hướng: “Với lợi thế
của mình và xu hướng hiện nay, phường Hương An hướng tới phát triển nông
nghiệp công nghệ cao, “sạch”, mô hình nông thị (nông nghiệp trong đô thị)"
 
   Theo Chủ tịch UBND phường Hương An - Nguyễn Thị Xuyến, 9 tháng đầu năm
2021, phường Hương An đạt 14/16 chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Trong đó, đã khởi
công xây dựng 11 công trình với tổng vốn đầu tư 18,7 tỷ đồng; tổng thu ngân sách
9 tháng đạt gần 70,6 tỷ đồng, đạt 207,9% so với kế hoạch. Với lợi thế về phát triển
nông nghiệp, thời gian qua có một vài doanh nghiệp đã đến đầu tư mô hình trang
trại kết hợp với tham quan du lịch; các hộ dân phát triển cây hành lá, sản xuất rau
sạch, xây dựng thương hiệu sản phẩm để cung ứng ra thị trường.
   Qua khảo sát, Hương An hiện là vùng sản xuất hành lá chuyên canh, có giá trị
kinh tế cao so với các cây trồng khác với diện tích trồng hành chiếm từ 70-100ha,
trong đó có 176 hộ tham gia trồng theo tiêu chuẩn VietGAP với tổng diện tích hơn
16ha. Hiện, Hương An đang nỗ lực xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm
hành lá góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thông qua việc áp dụng tiến bộ kỹ
thuật, ứng dụng công nghệ cao, truy xuất nguồn gốc, đồng thời đăng ký sản phẩm
OCOP của địa phương.

Khẳng định thương hiệu Hành lá Hương An, phát triển nông nghiệp "sạch",
chất lượng cao và quy mô lớn, tạo nhiều lợi ích kinh tế cho bà con
 
   Cùng với hành lá, hiện một số doanh nghiệp đã đầu tư trang trại trồng các loại
cây dưa lưới, dưa lê trong nhà kính kết hợp hình thành các tour tuyến tham quan du
lịch, bước đầu cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, thu hút nhiều du khách đến
tham quan, mua sản phẩm tại vườn. Sắp tới, Phòng Kinh tế TP. Huế sẽ làm đầu
mối liên kết giữa địa phương và các đơn vị liên quan trong việc quy hoạch diện
tích đất để hình thành vùng chế biến gắn với vùng sản xuất hành, rau, quả, tạo
chuỗi giá trị từ cây hành lá, chủ động trong việc cung cấp thị trường để kêu gọi đầu
tư. Dự kiến, vùng quy hoạch có tổng diện tích khoảng 5.000ha. Ngoài ra, Phòng
Kinh tế TP Huế cũng làm "đầu mối" liên kết giữa địa phương và Trường Đại học
Nông Lâm Huế… Ngoài ra, quy hoạch đất để hình thành vùng chế biến gắn với
vùng sản xuất hành, rau, quả, tạo chuỗi giá trị từ cây hành lá, chủ động trong việc
cung cấp thị trường để kêu gọi đầu tư. Vùng quy hoạch dự kiến 5.000 hecta.
Nông nghiệp công nghệ cao cho các sản phẩm xanh, sạch, chất lượng - Ảnh
tại Trang trại công nghệ cao Rơm Farm theo chuỗi ở phường Hương An -
thành phố Huế
 
   Lâu nay, Hương Vinh được xem là “vựa lúa” của thị xã Hương Trà với diện tích
trồng lúa hơn 330ha. Từ 1/7/2021, xã sáp nhập vào TP. Huế và “lên” phường
Hương Vinh. Khai thác tiềm năng sẵn có, Hương Vinh tiếp tục thực hiện đề án tái
cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó mở rộng mô hình trồng lúa chất lượng cao tạo
ra sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường.
   Phó Chủ tịch UBND phường Hương Vinh - bà Nguyễn Thị Hồng Oanh cho rằng,
với lợi thế về diện tích trồng lúa lớn, nhiều năm qua phường đã liên kết với Công
ty CP Vật tư Nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế vận động bà con triển khai mô
hình liên kết sản xuất lúa chất lượng cao, đưa các giống lúa mới và ứng dụng khoá
học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng lúa và tạo ra sản phẩm
có thương hiệu phục vụ người tiêu dùng. Đến nay, các hộ dân đã chuyển đổi được
15ha, sắp tới sẽ nhân rộng mô hình và nâng diện tích lên gấp đôi, đồng thời vận
động bà con chuyển đổi một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng sen
nhằm nâng cao thu nhập.
 
   Từ “sản xuất lương thực” đến “làm giàu bằng nông nghiệp”
   Tại các địa phương mới sáp nhập, như Hương Thọ, Thuỷ Bằng, Phú Mậu, Phú
Thanh…, ngoài việc vận động và hướng dẫn bà con chuyển đổi các mô hình nông
nghiệp truyền thống sang mô hình nông nghiệp công nghệ cao và ứng dụng khoa
học kỹ thuật vào sản xuất, hình thành các tour tuyến du lịch, sắp tới thành phố đẩy
mạnh công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư các dự án nông nghiệp xanh, sạch kết hợp tổ
chức các tour du lịch trải nghiệm nhằm hướng đến phát triển nền nông nghiệp bền
vững, trên cơ sở kết hợp công nghệ hiện đại với sản xuất truyền thống tạo ra sản
phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường.
Biển Thuận An - phường Thuận An, thành phố Huế sẽ được đầu tư mạnh hơn
nữa để đẩy mạnh du lịch, kinh tế biển gắn với phát triển ngư nghiệp
 
   Với lợi thế có biển, đầm phá và vùng nước lợ tập trung tại các xã Hương Phong,
Hải Dương, Phú Dương, thị trấn Thuận An, ngoài việc vận động bà con đẩy mạnh
ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa máy móc vào sản xuất các sản phẩm thuỷ hải sản,
nông nghiệp, thành phố Huế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở
phát triển thương hiệu nhằm quảng bá sản phẩm, đưa sản phẩm vào tiêu thụ ở hệ
thống siêu thị; nâng cao năng lực đánh bắt xa bờ, đầu tư nâng cấp cảng cá Thuận
An... để nâng tầm nông nghiệp – ngư nghiệp cho thành phố Huế.
    Để khai thác tiềm năng, phát huy thế mạnh lĩnh vực nông nghiệp tại các xã,
phường mới, thành phố Huế tăng cường công tác thu hút đầu tư, kêu gọi các dự án,
mô hình nông nghiệp công nghệ cao kết hợp ứng dụng khoa học công nghệ tạo ra
sản phẩm chất lượng nhằm nâng cao chuỗi giá trị cây trồng, vật nuôi. Trong đó,
ứng dụng mô hình máy bay không người lái phun thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực
vật lên các bộ phận của cây trồng, vừa giúp tránh lãng phí nước, tránh lãng phí
thuốc, vừa đảm bảo hiệu quả phun phòng trừ sâu bệnh.  
Máy bay phun thuốc trên đồng ruộng, với nhiều tiện ích so với phương pháp
thủ công
 
   Theo Chủ tịch UBND TP. Huế Võ Lê Nhật, với định hướng phát triển mô hình
nông thị (nông nghiệp trong đô thị), đồng thời tạo ra nhiều mô hình nông nghiệp
sạch kết hợp phục vụ khách tham quan, thời gian tới thành phố Huế chỉ đạo các xã,
phường mới, tăng cường quản lý đất đai, phát triển nông nghiệp sạch, ưu tiên thu
hút các dự án nông nghiệp công nghệ cao nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, đa dạng
hoá loại hình du lịch để thu hút khách. Để triển khai thực hiện, các phòng ban của
thành phố Huế phối hợp với địa phương khảo sát, định hướng quy hoạch, kêu gọi
đầu tư để phát triển kinh tế, tránh việc lãng phí quỹ đất, đồng thời triển khai hiệu
quả công tác phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO


 Vai trò của khoa học - công nghệ đối với phát triển kinh tế - xã hội tại
địa phương - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tiền Giang
(tuyengiaotiengiang.vn)
 Lịch sử hình thành và phát triển thành phố Huế - huecity.gov.vn
 Giới thiệu chung về ẩm thực Huế - thuathienhue.gov.vn/vi-vn
 Thành phố Huế: Tận dụng “thế mạnh” để phát triển nông nghiệp công
nghệ cao kết hợp các tour du lịch trải nghiệm - huecity.gov.vn
 Thừa Thiên Huế ứng dụng công nghệ số trong việc quảng bá, kích cầu
du lịch | Tạp chí Quản lý nhà nước (quanlynhanuoc.vn) Thành phố
Huế: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao chuỗi giá trị cây
trồng, vật nuôi kết hợp các tour du lịch trải nghiệm -
khamphahue.com.vn

You might also like