You are on page 1of 3

ÔN TẬP HỌC KÌ II

CHỦ ĐỀ 7: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1930 - 1945


BÀI 18: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI.
1. Hoàn cảnh thành lập:
- Cuối năm 1929, ba tổ chức cộng sản ra đời, song hoạt động riêng rẽ  cần phải có một
Đảng thống nhất .
- Từ ngày 6/1 đến ngày 7/2/1930 tại Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc) Nguyễn Ái
Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng
- Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam.
- Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và
phong trào yêu nước Việt Nam.
- Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam: chấm
dứt thời kì khủng hoảng về vai trò lãnh đạo và đường lối cách mạng.
- Cách mạng Việt Nam đã trở thành 1 bộ phận của thế giới.
- Là sự chuẩn bị có tính chất quyết định đến bước phát triển nhảy vọt về sau của CMVN.

BÀI 22: CAO TRÀO CÁCH MẠNG TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM
1945.
I. Mặt trận Việt Minh (19/5/1941)
1. Vai trò:
- Tập hợp lực lượng quần chúng thông qua các Hội Cứu quốc…
+ Xây dựng lực lượng vũ trang:
+ Duy trì đội du kích Bắc Sơn. Năm 1941, phát triển thành Cứu quốc quân, thực hiện chiến
tranh du kích.
+ Ngày 22/12/1944: Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân ra đời.
+ Xây dựng căn cứ địa cách mạng.
2. Ý nghĩa
- Mặt trận đề ra các đường lối, chủ trương, chính sách phù hợp, đúng đắn để lãnh đạo lực
lượng quần chúng nhân dân tham gia cách mạng.

CHỦ ĐỀ 8: VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954


BÀI 26: BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1950 - 1953).
I. Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950
1. Hoàn cảnh lịch sử:
- Tháng 10/1949, cách mạng Trung Quốc thành công, tình hình thế giới và Đông Dương có
lợi cho kháng chiến của ta
- Pháp liên tiếp thất bại và lệ thuộc Mĩ. Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào Đông Dương
2. Âm mưu của Pháp và chủ trương của ta.
a. Âm mưu của Pháp.
- Thực hiện kế hoạch Rơ-ve nhằm: Khoá chặt biên giới Việt-Trung, cô lập Việt Bắc, thiết lập
hành lang Đông – Tây  chuẩn bị tấn công Căn cứ địa Việt Bắc lần II.
b. Chủ trương của ta:
- Tháng 6/1950, ta quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm:
+ Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.
+ Khai thông biên giới
+ Mở rông căn cứ Việt Bắc.
+ Đẩy mạnh kháng chiến.
c. Kết quả:
- Chiến dịch thắng lợi.
- Giải phóng biên giới Việt – Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân
- Chọc thủng “hành lang Đông – Tây”, phá vỡ thế bao vây của Pháp ở Việt Bắc
- Kế hoạch Rơve bị phá sản.
d. Ý nghĩa:
- Mở đầu giai đoạn quân ta giành quyền chủ động đánh địch trên chiến trường Bắc Bộ

Bài 27: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM
LƯỢC KẾT THÚC ( 1953 – 1954 )
III. Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương 1954
1. Nội dung:
- Các nước cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
- Hai bên ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Đông Dương
- Hai bên di chuyển, tập kết quân đội ở hai vùng, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm
thời.
- Việt Nam sẽ tổ chức tổng tuyển cử thống nhất vào tháng 7/1956.
2. Ý nghĩa:
- Chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương.
- Là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của các nước Đông Dương.
- Buộc Pháp phải rút hết quân.
- Miền Bắc hoàn toàn giải phóng.

CHỦ ĐỀ 9: VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975


BÀI 28: XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ
QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954 - 1965).
III. Phong trào “Đồng Khởi” (1959 – 1960)
a. Bối cảnh lịch sử:
- Những năm 1957-1959: Mĩ- Diệm tăng cường khủng bố, đàn áp cách mạng miền Nam, ra
sắc lệnh “đặt Cộng sản ngoài vòng Pháp luật”, thực hiện “đạo luật10/59”...
- Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 (đầu 1959) đã xác định con đường cơ bản của cách
mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền, kết hợp chính trị với vũ trang.
b. Ý nghĩa
- Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới, làm lung lay chính quyền Diệm, cách
mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
- Ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.
* Đồng Khởi gắn liền với địa danh huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Tên tuổi nữ tướng Nguyễn
Thị Định.
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG:
BÀI 6: CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG MĨ – NGỤY CỦA NHÂN DÂN SÀI GÒN.
II/2/ b. Những anh hùng “tàng hình” và các chiến công thầm lặng.
- Đặc công, biệt động là lực lượng đặc biệt của quân giải phóng, góp phần không nhỏ vào
thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung.
- Những chiến công của đặc công và biệt động thành:
+ Ngày 2/5/1964, các chiến sĩ biệt động đánh chìm chiến hạm U.S Card trên sông Sài Gòn.
+ Ngày 23/8/1966, “biệt động nước” đánh chìm chiến hạm Victory.
+ Tháng 3/1965, đánh sứ quán Mĩ trên đường Hàm Nghi.
+ Tháng 12/1965, đặt bom nhà hàng Metropole diệt 200 phi công Mĩ.

CÁC BẠN XEM LẠI CÁC HÌNH ẢNH TRONG SGK (CHỈ XEM HÌNH ẢNH CỦA
CÁC BÀI ÔN TÂP MÀ THÔI: BÀI 18, 22, 26, 27, 28)

You might also like