You are on page 1of 80

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

BỘ MÔN QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ PHÁP LUẬT

BÀI TẬP NHÓM


MÔN HỌC: QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG

CHỦ ĐỀ:
LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN
KHU DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở SỐ 25 TÂN MAI

HỌ TÊN MSSV LỚP MÔN HỌC

NGUYỄN THANH HẢI 66264 64BDS1

NGUYỄN QUANG HUY 8063 64BDS1

NGÔ TRẦN MẠNH ĐỨC 153563 64BDS1

HÀ NỘI – 2022

BÀI TẬP LỚN:-----------------------------------------------------------------------------------5


1: Chủ đề:---------------------------------------------------------------------------------------5
2: Tài liệu tham khảo và căn cứ pháp lý:----------------------------------------------------5
3. Quy định thực hiện--------------------------------------------------------------------------7
4. Dữ liệu sử dụng cho bài tập----------------------------------------------------------------8
5. Nội dung báo cáo bài tập-------------------------------------------------------------------8
PHẦN I: MỞ ĐẦU-------------------------------------------------------------------------------9
1. Mục đích, ý nghĩa của việc lập kế hoạch quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng
-----------------------------------------------------------------------------------------------------9
2. Trình tự đầu tư xây dựng-------------------------------------------------------------------9
2.1. Trình tự đầu tư xây dựng-------------------------------------------------------------9
2.2. Nội dung giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng---------------------------9
3. Khái quát về nhiệm vụ quản lý dự án của chủ đầu tư trong quản lý dự án đầu tư
xây dựng:---------------------------------------------------------------------------------------10
3.1 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng theo quy định pháp luật hiện
hành:-----------------------------------------------------------------------------------------10
3.2 Quản lý hoạt động lập dự án:-------------------------------------------------------13
3.3. Quản lý hoạt động khảo sát---------------------------------------------------------15
3.4. Quản lý hoạt động thiết kế----------------------------------------------------------16
3.5. Quản lý hoạt động thi công xây dựng---------------------------------------------16
3.6. Quản lý các công việc khác trong giai đoạn thực hiện dự án-----------------16
3.7. Quản lý các công việc trong giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình
của dự án vào khai thác sử dụng--------------------------------------------------------17
4. Nhiệm vụ được giao-----------------------------------------------------------------------17
4.1. Số liệu đầu vào để thực hiện bài tập-----------------------------------------------17
4.2. Nhiệm vụ cần thực hiện của bài tập-----------------------------------------------18
CHƯƠNG 1. NỘI DUNG KẾ HOẠCH QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG--------------------------------------------------------------------------------19
1.1. Tổng quan về dự án----------------------------------------------------------------------19
1.1.1. Tên dự án và địa điểm thực hiện-------------------------------------------------19
1.1.2. Loại, phạm vi, quy mô dự án-----------------------------------------------------19
1.1.3. Các bên hữu quan của dự án trong các giai đoạn của dự án:-------------20
1.1.4. Nhiệm vụ của Bộ phận tư vấn quản lý dự án trong dự án------------------22
1.2. Kế hoạch quản lý tổng thể dự án-------------------------------------------------------23
1.2.1. Vòng đời và sản phẩm của dự án------------------------------------------------23
1.2.2. Kiến thức cơ bản về quản lý dự án áp dụng cho vòng đời dự án----------24
1.2.3. Cơ cấu tổ chức thực hiện dự án-------------------------------------------------27
1.2.4. Cơ cấu tổ chức quản lý thực hiện dự án---------------------------------------27
1.3. Kế hoạch quản lý phạm vi dự án-------------------------------------------------------28
1.3.1. Danh mục yêu cầu của các bên hữu quan trong giai đoạn thực hiện dự
án----------------------------------------------------------------------------------------------28
a. Danh mục các bên hữu quan trong giai đoạn-----------------------------------28
b. Kế hoạch quản lý yêu cầu dự án cho giai đoạn---------------------------------30
1.3.2.Phạm vi sản phẩm của dự án-----------------------------------------------------31
1.3.3. Bản danh mục phạm vi dự án----------------------------------------------------33
1.3.4. Cơ cấu phân chia công việc của dự án-----------------------------------------44
a. Lập cơ cấu phân chia công việc của dự án--------------------------------------44
b. Lập từ điển cơ cấu phân chia công việc của dự án (từ điển WBS)----------45
1.4.1. Nội dung kế hoạch quản lý tiến độ thực hiện dự án---------------------52
1.4.2. Kế hoạch tiến độ thực hiện dự án-----------------------------------------------53
1.4.3. Kế hoạch tiến độ chi tiết cho hoạt động tổ chức khảo sát xây dựng----56
1.4.4. Kế hoạch tiến độ chi tiết cho hoạt động tổ chức thiết kế, thẩm tra,
thẩm định và phê duyệt thiết kế-----------------------------------------------------56
1.4.5. Kế hoạch tiến độ chi tiết cho hoạt động tổ chức thi công xây dựng
công trình---------------------------------------------------------------------------------57
1.5. Kế hoạch quản lý chi phí dự án--------------------------------------------------------58
1.5.1. Nội dung kế hoạch quản lý chi phí dự án----------------------------------58
1.5.2. Dự toán chi phí-------------------------------------------------------------------60
1.5.3. Thiết lập ngân sách dự án------------------------------------------------------65
1.6. Kế hoạch quản lý chất lượng thực hiện dự án và chất lượng công trình xây dựng
---------------------------------------------------------------------------------------------------66
1.6.1. Trách nhiệm chất lượng-----------------------------------------------------------66
1.6.2. Đo lường chất lượng dự án-------------------------------------------------------67
1.7. Kế hoạch quản lý mua sắm dự án------------------------------------------------------70
CHƯƠNG II. TÌNH HUỐNG KIỂM SOÁT DỰ ÁN-----------------------------------74
2.1. Tổng quan về phương pháp Quản lí giá trị thu được EVM------------------------74
2.1.1. Các đại lượng trong phương pháp EVM---------------------------------------75
2.1.2. Ước lượng mức hoàn thành công tác-------------------------------------------75
2.2. Áp dụng phương pháp EVM để kiểm soát dự án--------------------------------76
2.2.1. Xử lí các dữ liệu đầu vào----------------------------------------------------------76
2.2.2. Xử lý các dữ liệu đầu vào---------------------------------------------------------77
2.2.3. Đánh giá trạng thái dự án tại thời điểm kiểm soát---------------------------78
2.2.4. Dự báo ci phí và thời gian hoàn thành dự án---------------------------------79
KẾT LUẬN--------------------------------------------------------------------------------------80
BÀI TẬP LỚN:
1: Chủ đề:
- Lập kế hoạch quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu dịch vụ thương mại văn
phòng và nhà ở 25 Tân Mai
2: Tài liệu tham khảo và căn cứ pháp lý:
Bài giảng và giáo trình môn học;
Sách Các nguyên lý quản lý dự án, Bùi Ngọc Toàn 2008, Tái bản lần 1;
Tài liệu tự thu thập:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
- Luật khuyến khích đầu tư trong nước;
- Luật Đất đai năm 2003;
- Luật Đầu tư năm 2005;
- Luật Nhà ở;
- Luật Kinh doanh Bất động sản;
- Các Nghị định và Thông tư hướng dẫn thi hành các Luật trên;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án Đầu tư và Xây
dựng công trình.
- Quyết định số 153/2006/QĐ-UB ngày 31/08/2006 của UBND TP.Hà Nội ban
hành Quy định tạm thời về quản lý đầu tư xây dựng và kinh doanh các dự án khu đô
thị mới, khu nhà ở trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- Nghị định số 71/2001/QĐ-UB ngày 05/10/2001 về ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở
để bán và cho thuê.
- Quyết định số 87/2004/QĐ-UB ngày 19/05/2004 của UBND TP.Hà Nội ban hành quy
định tạm thời thí điểm về quản lý mua bán nhà ở tại dự án phát triển nhà ở TP.Hà Nội.
- Quyết định số 74/2003/QĐ-UB ngày 17/06/2003 về việc di chuyển các cơ sở sản
xuất không còn phù hợp với quy hoạch hoặc gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực
các Quận nội thành .
- Căn cứ nghị định 99/2007/NĐ-CP; căn cứ nghị định 112/2006/NĐ-CP;
- Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản
lý chất lượng xây dựng;
- Quy hoạch chi tiết quận Hoàng Mai tỷ lệ 1/2000 đã được UBND Thành phố phê
duyệt tại quyết định số 225/2005/QĐ-UB ngày 16/12/2005.
- Bản đồ hiện trạng do Công ty TNHH nhà nước một thành viên Khảo sát và đo
đạc Hà Nội thực hiện tháng 1 năm 2008.
- Chỉ giới đường đỏ (ABCD) do Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội lập đã được Sở
Quy hoạch kiến trúc thành phố Hà Nội chấp thuận ngày 26/ 08/ 2005.
- Hợp đồng thuê đất số 43-2006/TNMTNĐ-HĐTĐTN ký ngày 03/05/2006 giữa Sở
Tài nguyên môi trường và nhà đất với Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu Nông Lâm
sản chế biến được thuê 2935 m2, với thời hạn thuê 30 năm kể từ ngày 01/01/1996.
- Quyết định số 07/NLSCB ngày 15/01/2008 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Công
ty Cổ phần XNK Nông Lâm sản chế biến về việc phê duyệt báo cáo đầu tư xây dựng
công trình khu dịch vụ thương mại, văn phòng và nhà ở tại số 25 Phố Tân Mai -
Phường Tân Mai - Quận Hoàng Mai - TP Hà Nội.
- Công văn số 403/QHKT-P2 ngày 10/03/2008 của Sở Quy hoạch kiến trúc Hà
Nội về việc thông tin quy hoạch - kiến trúc tại khu đất 25 Phố Tân Mai - Quận Hoàng
Mai - TP Hà Nội.
- Công văn số 1895/UBND-XD ĐT ngày 31/03/2008 của UBND TP Hà Nội về
việc lập dự án đầu tư tại khu đất số 25 Phố Tân Mai - Phường Tân Mai - Quận Hoàng
Mai - TP Hà Nội.
- Công văn số 3633/UBND-KH&ĐT ngày 09/06/2008 của UBND TP Hà Nội về
việc chấp thuận cho Cty CP Xuất Nhập khẩu Nông Lâm sản chế biến nghiên cứu lập
dự án đầu tư xây dựng khu dịch vụ thương mại, văn phòng và nhà ở tại khu đất số 25
Phố Tân Mai - Phường Tân Mai - Quận Hoàng Mai - TP Hà Nội.
- Công văn số 133/QHKT-P2 ngày 18/8/2008 của Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội
về việc quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc khu đất 25 Phố Tân Mai -
Phường Tân Mai - Quận Hoàng Mai - TP Hà Nội.
3. Quy định thực hiện
* Yêu cầu về tham gia thực hiện bài tập:
 Sinh viên được chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 02 - 03 thành viên, không chấp
nhận sinh viên thực hiện 1 mình. Lớp trưởng chịu trách nhiệm tổ chức chia nhóm
thực hiện cho lớp và nộp lại danh sách cho giảng viên phụ trách sau tối đa là 07
ngày kể từ ngày nhận nhiệm vụ bài tập lớn. Số lượng nhóm trong lớp phải được
chia đều cho số lượng đề bài/hồ sơ dự án (09 đề bài với 09 hồ sơ dự án) mà giảng
viên đã gửi.
 Mỗi sinh viên phải tự nộp Báo cáo bài tập của mình bằng gồm [01 file Word + 01
file PDF được xuất từ file Word], tuyệt đối KHÔNG nén thành file rar/zip; muộn
nhất là 21h00 ngày 10/01/2020 về địa chỉ email của Giảng viên phụ trách lớp:
quannt@nuce.edu.vn hoặc binhnh@nuce.edu.vn hoặc yennv@nuce.edu.vn. Trong
buổi thi kết thúc môn học, mỗi sinh viên phải có 01 bản in báo cáo của mình để sử
dụng cho bài thi và nộp lại cùng bài thi. NGHIÊM CẤM SAO CHÉP báo cáo của
nhau và của khóa cũ. Bài làm của 03 thành viên trong nhóm có thể giống hoặc khác
nhau.
Điểm thưởng: Sinh viên nộp bài sớm mỗi 03 ngày so với quy định và đạt yêu cầu
thì được thưởng 01 (một) điểm vào điểm quá trình, tối đa là 02 (hai) điểm.
 Mỗi thành viên trong nhóm phải đảm bảo nắm vững và chịu trách nhiệm hoàn toàn
về toàn bộ nội dung của bài tập lớn.
 Mỗi sinh viên phải có trách nhiệm tự thực hiện bài thi dựa trên báo cáo kết quả
thực hiện bài tập của mình tại buổi thi kết thúc.
* Yêu cầu về trình bày báo cáo:
- Báo cáo bài tập của mỗi cá nhân: Toàn bộ nội dung báo cáo bài tập của mỗi sinh viên
được thực hiện trong 1 file Word, version từ 2007 trở lên, nhưng sinh viên cần gửi
kèm file nội dung đã chuyển sang dạng PDF để cố định khuôn dạng (lưu ý khi chuyển
sang file PDF sinh viên nhớ căn chỉnh lại cỡ giấy cho về đúng A4 khi thiết lập máy
in); tên file là BTLQLDA_ tên lớp_số thứ tự nhóm_tên sinh viên_mã sinh viên;
viết bằng tiếng Việt không dấu; số thứ tự nhóm phải trùng với danh sách lớp trưởng đã
gửi cho giảng viên phụ trách lớp. Ví dụ: BTLQLDA_62KT1_Nhom
01_NguyenVanB_15061;
- Thứ tự các nội dung trong báo cáo bài tập: bìa, bìa phụ, danh sách các thành viên
thực hiện (ghi rõ vai trò của mỗi thành viên và các mục tham gia thực hiện) mục lục,
danh mục bảng, biểu, danh mục hình vẽ, sơ đồ, mở đầu, nội dung bài tập lớn, kết luận,
phụ lục và tài liệu tham khảo (nếu có);
- Quy cách trình bày: giãn dòng 1,15 multiple, Spacing: before 6, after 6; đầu dòng
không thụt vào. Trang bìa đặt ở đầu file kết quả trình bày các nội dung theo quy định
(xem trang bìa mẫu kèm theo);
- Font chữ Time New Roman thống nhất cho toàn báo cáo. Tiêu đề Phần dùng size 16,
Bold, căn giữa (Mục lục, Danh mục bảng biểu hình vẽ, Mở đầu, Nội dung bài tập lớn,
Tình huống giả định để đánh giá và kiểm soát dự án, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham
khảo). Nội dung các Phần dùng size 13 thường (Regular); size 13 đậm (Bold) cho tiêu
đề chính; size 13 đậm, nghiêng (Bold, Italic) cho tiêu đề phụ và tiêu đề ở các cấp tiếp
theo dùng size 13 nghiêng (Italic);
- Các bảng biểu và hình vẽ phải đánh số thứ tự và có liên hệ đến trong bài viết;
- Lề trái 3cm, lề phải 2cm, trên 2cm, dưới 2cm, không đặt header và footer cho trang
(trừ số thứ tự trang); đặt số thứ tự trang bên phải, phía dưới từng trang (không đánh số
thứ tự trang bìa), số thứ tự trang các phần trước phần Mở đầu đánh từ i, ii, iii…, nội
dung từ Mở đầu đánh thứ tự số Ả Rập (1, 2, 3…);
- Danh mục tài liệu tham khảo trình bày theo kiểu Havard Numeric (tài liệu nào xuất
hiện đầu tiên đánh số 1), lưu ý các chỗ trích dẫn phải ghi rõ số thứ tự tài liệu trong
ngoặc vuông.
4. Dữ liệu sử dụng cho bài tập
- Giảng viên cung cấp cho mỗi lớp một số lượng nhất định các thuyết minh Báo cáo
nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng thực tế đã triển khai. Vì vậy, các thông tin trong
tài liệu được cung cấp có thể đã lỗi thời và có mức độ chính xác nhất định, khi thực
hiện bài tập, sinh viên phải có nhiệm vụ cập nhật chúng theo các quy định pháp luật,
quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành và kiểm chứng lại độ chính xác của các thông tin đó.
- Báo cáo chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn đang
có hiệu lực. Bất cứ dữ liệu, thông số, yêu cầu nào không được cung cấp sẵn, sinh viên
phải tự đưa ra giả định.
- Tất cả các dự án trong bài tập lớn đều được giả định thời điểm bắt đầu dự án là
01/01/2021.
5. Nội dung báo cáo bài tập
Báo cáo cần thực hiện theo các nội dung dưới đây (được trình bày theo fomat yêu cầu
để sinh viên dễ theo dõi) nhưng không giới hạn bởi các nội dung này.
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của việc lập kế hoạch quản lý thực hiện dự án đầu tư xây
dựng
Lập dự án đầu tư xây dựng công trình để chứng minh cho người quyết định đầu tư
thấy được sự cần thiết, mục tiêu, hiệu quả đầu tư của dự án; làm cơ sở cho người bỏ
vốn (cho vay vốn) xem xét hiệu quả dự án và khả năng hoàn trả vốn. Đồng thời để các
cơ quan quản lý nhà nước xem xét sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển
kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng; đánh giá tác động
về sự ảnh hưởng của dự án tới môi trường, mức độ an toàn đối với các công trình lân
cận; các yếu tố ảnh hưởng tới kinh tế xã hội; sự phù hợp với các yêu cầu về phòng
chống cháy nổ, an ninh quốc phòng.
2. Trình tự đầu tư xây dựng
2.1. Trình tự đầu tư xây dựng
Trình tự đầu tư xây dựng gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn chuẩn bị dự án
- Giai đoạn thực hiện dự án
- Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng
gồm các công việc
2.2. Nội dung giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng
- Thứ nhất, giai đoạn chuẩn bị dự án, bao gồm:
- Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có);
- Lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế -
kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng;
- Các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án.
- Thứ hai, giai đoạn thực hiện dự án, gồm các công việc:
- Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có);
- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có);
- Khảo sát xây dựng;
- Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng;
- Cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép
xây dựng);
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng;
- Thi công xây dựng công trình;
- Giám sát thi công xây dựng;
- Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng
hoàn thành;
- Bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực
hiện các công việc cần thiết khác.
- Thứ ba, giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử
dụng gồm các công việc:
- Quyết toán hợp đồng xây dựng;
- Bảo hành công trình xây dựng.
3. Khái quát về nhiệm vụ quản lý dự án của chủ đầu tư trong quản lý dự án đầu
tư xây dựng:
3.1 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng theo quy định pháp luật hiện hành:
Theo điều 66 Luật Xây Dựng
Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm:
+ Quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc
Phạm vi dự án xây dựng
-Theo nghĩa rộng: tất cả các hoạt động xây dựng và các hoạt động có liên quan khác
mà các bên hữu quan nội bộ cần thực hiện cho dự án để đảm bảo tạo nên được CTXD
mới hoặc hoàn thành việc cải tạo, sửa chữa, phá dỡ CTXD của dự án phù hợp với mục
tiêu đã thiết lập và được chủ đầu tư chấp nhận nghiệm thu.
-Theo nghĩa hẹp: tất cả các công việc CĐT tự thực hiện hoặc thuê đơn vị khác thực
hiện trong các giai đoạn của DAXD, trừ hoạt động bảo trì, vận hành CTXD.
-Không chỉ bao gồm các hoạt động thi công xây lắp.
-Thường được xem xét theo từng hoạt động xây dựng.
+ Khối lượng công việc
-Quản lý khối lượng thực hiện dự án là một trong những nội dung quan trọng nhất của
quản lý dự án đầu tư xây dựng. Nâng cao chất lượng công tác quản lý khối lượng thực
hiện dự án là một yêu cầu cấp thiết. Chất lượng công tác quản lý khối lượng được thể
hiện ở chất lượng của khối lượng đã lập và chất lượng của việc thực hiện dự án theo
khối lượng.
Do vậy, hiểu rõ yêu cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến các nội dung này để đưa ra giải
pháp giúp chủ đầu tư đảm bảo và nâng cao chất lượng công tác quản lý khối lượng các
dự án đầu tư xây dựng của mình. Kết quả của hoạt động này sẽ giúp nâng cao khả năng
đạt được mục tiêu về thời gian của các dự án, góp phần đảm bảo các dự án đầu tư xây
dựng được thực hiện thành công hoặc với hiệu quả cao nhất.
+ Chất lượng xây dựng
-Là quá trình nhận dạng và quản lý các hoạt động cần thiết để đạt được các mục tiêu
chất lượng của tổ chức.
-Tất cả các hoạt động của chức năng quản lý tổng hợp nhằm xác định chính sách, các
mục tiêu và trách nhiệm chất lượng và thực hiện chúng thông qua các phương tiện như
hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng, và cải tiến chất
lượng trong hệ thống chất lượng.
-Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp nhằm định hướng và kiểm soát một
tổ chức về chất lượng. Việc định hướng và kiểm soát về chất lượng thường bao gồm
lập chính sách, mục tiêu, hoạch định, kiểm soát, đảm bảo và cải tiến chất lượng.
-Quản lý chất lượng dự án bao gồm các quá trình và hành động của tổ chức thực hiện
dự án để xác định các chính sách, mục tiêu và trách nhiệm chất lượng để dự án thỏa
mãn các nhu cầu là lý do để dự án được thực hiện.
+ Tiến độ thực hiện
-Là việc lập kế hoạch, phân phối và giám sát tiến độ nhằm đảm bảo thời hạn hoàn
thành dự án.
-Là việc thực hiện các quá trình cần thiết để quản lý sao cho dự án kết thúc đúng thời
hạn (PMBOK).
-Là việc thực hiện các hoạt động quản lý cần thiết để đảm bảo dự án được thực hiện
đúng theo tiến độ đã được phê duyệt.
+ Chi phí đầu tư xây dựng
-Quản lý chi phí là việc đảm bảo dự án được thực hiện thành công thỏa mãn ràng buộc
về chi phí
Bao gồm 3 nội dung:
-Lập dự toán chi phí
-Thiết lập ngân sách
-Kiểm soát chi phí
+ An toàn trong thi công xây dựng
-Ngăn ngừa tai nạn và bệnh nghề nghiệp
-Bảo vệ tính mạng của người lao động
-Tăng năng suất lao động
+ Bảo vệ môi trường trong xây dựng
-Bảo vệ sức khỏe con người, tang năng suất lao động, đẩy nhanh tiến độ thi công công
trình
-Tạo môi trường không khí trong lành
-Giảm rủi ro và mắc các bệnh nghề nghiệp như hen, lao, ung thư,..
+ Lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng
-Mục đích lựa chọn nhà thầu nhằm chọn được nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của Bên
mời thầu để thực hiện gói thầu của các dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu
thầu trên cơ sở cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế
-Công tác quản lý hợp đồng xây dựng đóng vai trò quan trọng đối với việc đảm bảo
hiệu quả đầu tư của các dự án đầu tư xây dựng công trình bởi nó có ảnh hưởng và tác
động trực tiếp đến tiến độ, chất lượng, an toàn và chi phí của các gói thầu thuộc dự án.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hợp đồng xây dựng, nhưng những ảnh
hưởng từ việc việc phân chia gói thầu xây dựng được đánh giá là một trong những yếu
tố ảnh hưởng có tính quan trọng.
+ Quản lý rủi ro
-PMBOK: là “các tiến trình có tính hệ thống để xác định, phân tích và ứng phó rủi ro
nhằm tận dụng tối đa khả năng xuất hiện và tác động của các biến cố tích cực, đồng
thời giảm thiểu tối đa khả năng xuất hiện và tác động của các biến cố tiêu cực.
-Một quá trình gồm các bước được xác định rõ để trợ giúp việc ra quyết định nhằm xử
lý các rủi ro với mục đích loại trừ hoặc giảm bớt các hậu quả mà rủi ro có thể gây ra
được gọi là quản trị rủi ro.
-Giúp cho các tổ chức, các doanh nghiệp giảm tối đa các chi phí về rủi ro dưới mọi
hình thức và làm tăng tối đa những lợi ích của rủi ro
+ Quản lý hệ thống thông tin công trình và các nội dung cần thiết khác.
-Các hệ thống liên lạc, internet cần thiết
-Tránh bị lộ những thông tin bí mật và quan trọng
Cũng như việc lập dự án đầu tư khác, lập dự án đầu tư xây dựng công trình nhà
đầu tư phải tiến hành các công việc, cụ thể:
– Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư;
– Tiến hành tiếp xúc, thăm dò thị trường trong nước và ngoài nước để xác định nhu
cầu tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tìm nguồn cung ứng thiết bị, vật tư
cho sản xuất; xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư;
– Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng;
–  Lập dự án đầu tư;
– Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình đến người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ
chức cho vay vốn đầu tư và cơ quan thẩm định dự  án đầu tư.
Sau khi thực hiện xong các công việc trên thì nhà đầu tư tiến hành lập dự án đầu tư.
Dự án đầu tư được biểu hiện ở hai văn kiện : 
Báo cáo tiền khả thi: Báo cáo tiền khả thi là báo cáo cung cấp thông tin một cách
tổng quát về dự án. Qua đó chủ đầu tư có thể đánh giá sơ bộ tính khả thi của dự án.
Đồng thời lựa chọn phương án đầu tư thích hợp nhất cho dự án. Báo cáo tiền khả thi
là căn cứ để xây dựng báo cáo khả thi
Báo cáo khả thi: Tập hợp các số liệu ,dữ liệu phân tích ,đánh giá ,đề xuất chính
thức về nội dung của dự án theo phương án đã được chủ đầu tư lựa chọn . Và như đã
nói ở trên nó cũng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và quyết định đầu tư.
3.2 Quản lý hoạt động lập dự án
Theo ‘nghị định 15/2021/NĐ- CP’ dựa trên Điều 53, Điều 54, Điều 55 Luật Xây
Dựng 2014
- Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng gồm:
1. Sự cần thiết đầu tư và các điều kiện để thực hiện đầu tư xây dựng.
2. Dự kiến mục tiêu, quy mô, địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng.
3. Nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên.
4. Phương án thiết kế sơ bộ về xây dựng, thuyết minh, công nghệ, kỹ thuật và thiết bị
phù hợp.
5. Dự kiến thời gian thực hiện dự án.
6. Sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn; khả năng hoàn vốn, trả nợ vốn
vay (nếu có); xác định sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội và đánh giá tác động của dự án.
+Nội dung bổ sung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi:
a) Việc đáp ứng các điều kiện làm chủ đầu tư dự án theo quy định của pháp luật có
liên quan (nếu có) đối với trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với
việc chấp thuận nhà đầu tư;
b) Dự kiến diện tích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng cần chuyển
đổi mục đích sử dụng để làm dự án đầu tư xây dựng (nếu có);
c) Đối với dự án khu đô thị, nhà ở cần có thuyết minh việc triển khai dự án đầu tư
đáp ứng mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà
ở của địa phương trong từng giai đoạn (nếu có); sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở và việc
dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; sơ bộ phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ
tầng đô thị trong dự án và kết nối với hạ tầng ngoài phạm vi dự án đối với dự án khu
đô thị.
- Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
1. Thiết kế cơ sở được lập để đạt được mục tiêu của dự án, phù hợp với công trình
xây dựng thuộc dự án, bảo đảm sự đồng bộ giữa các công trình khi đưa vào khai
thác, sử dụng. Thiết kế cơ sở gồm thuyết minh và các bản vẽ thể hiện các nội dung
sau:
a) Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, danh mục và quy mô, loại, cấp công trình
thuộc tổng mặt bằng xây dựng;
b) Phương án công nghệ, kỹ thuật và thiết bị được lựa chọn (nếu có);
c) Giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, các kích thước, kết
cấu chính của công trình xây dựng;
d) Giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử dụng, ước tính chi phí xây dựng
cho từng công trình;
đ) Phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình, giải pháp phòng,
chống cháy, nổ;
e) Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng và kết quả khảo sát xây dựng để lập
thiết kế cơ sở.
2. Các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm:
a) Sự cần thiết và chủ trương đầu tư, mục tiêu đầu tư xây dựng, địa điểm xây dựng
và diện tích sử dụng đất, quy mô công suất và hình thức đầu tư xây dựng;
b) Khả năng bảo đảm các yếu tố để thực hiện dự án như sử dụng tài nguyên, lựa chọn
công nghệ thiết bị, sử dụng lao động, hạ tầng kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, yêu cầu
trong khai thác sử dụng, thời gian thực hiện, phương án giải phóng mặt bằng xây
dựng, tái định cư (nếu có), giải pháp tổ chức quản lý thực hiện dự án, vận hành, sử
dụng công trình và bảo vệ môi trường;
c) Đánh giá tác động của dự án liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng,
tái định cư; bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, an toàn trong xây dựng, phòng,
chống cháy, nổ và các nội dung cần thiết khác;
d) Tổng mức đầu tư và huy động vốn, phân tích tài chính, rủi ro, chi phí khai thác sử
dụng công trình, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; kiến nghị cơ chế phối
hợp, chính sách ưu đãi, hỗ trợ thực hiện dự án;
đ) Các nội dung khác có liên quan.
+ Nội dung bổ sung của báo cáo nghiên cứu khả thi:
a) Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của
địa phương đã được phê duyệt (nếu có);
b) Tổng diện tích sàn xây dựng nhà ở; tỷ lệ, số lượng các loại nhà ở (biệt thự, liền kề,
căn hộ chung cư) và sự tương thích của số lượng các loại nhà ở với chỉ tiêu dân số
được phê duyệt;
c) Diện tích đất dành để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở;
d) Phương án kinh doanh các sản phẩm nhà ở và các sản phẩm khác của dự án;
đ) Sự phù hợp với định hướng phát triển đô thị, chương trình phát triển đô thị được
phê duyệt (nếu có); kế hoạch xây dựng và hoàn thành các công trình hạ tầng kỹ thuật
trước khi khai thác nhà ở (nếu có), công trình hạ tầng xã hội và các công trình khác
trong dự án; kế hoạch và danh mục các khu vực hoặc công trình và dịch vụ công ích
sẽ bàn giao trong trường hợp có bàn giao cho Nhà nước;
e) Phương án phân kỳ đầu tư để đảm bảo yêu cầu đồng bộ đối với các dự án gồm
nhiều công trình xây dựng triển khai theo thời gian dài có yêu cầu phân kỳ đầu tư;
g) Đối với khu đô thị không có nhà ở thì không yêu cầu thực hiện các quy định tại
các điểm a, b, c và d của khoản này.
- Nội dung Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng
1. Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng.
2. Các nội dung khác của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm thuyết
minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng
đất, quy mô, công suất, cấp công trình, giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây
dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, bố trí kinh
phí thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.
- Chủ đầu tư phải lập Báo cáo Nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng và /hoặc Báo cáo
Kinh tế ‐ Kỹ thuật đầu tư xây dựng, trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ.
- Thời gian thẩm định dự án được tính từ ngày cơ quan, tổ chức thẩm định nhận đủ
hồ sơ hợp lệ, cụ thể như sau:
1. Thời gian thẩm định dự án không quá 90 ngày đối với dự án quan trọng quốc gia;
2. Thời gian thẩm định dự án không quá 40 ngày đối với dự án nhóm A;
3. Thời gian thẩm định dự án không quá 30 ngày đối với dự án nhóm B;
4. Thời gian thẩm định dự án không quá 20 ngày đối với dự án nhóm C và dự án chỉ
cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;
3.3. Quản lý hoạt động khảo sát
Việc quản lý hoạt động khảo sát được quy định tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP
Để chất lượng công trình được đảm bảo thì trước khi tiến hành xây dựng cần phải khảo
sát chất lượng địa chất công trình. Việc khảo sát chất lượng địa chất do chủ đầu tư và
nhà thầu cùng tiến hành, cụ thể như sau:
1. Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng: Chủ đầu tư phải phê duyệt nhiệm vụ
khảo sát xây dựng kể cả trong trường hợp khảo sát bổ sung theo đề nghị của các nhà
thầu thiết kế, khảo sát xây dựng, thi công xây dựng và chịu trách nhiệm trước pháp
luật về quyết định của mình.
2. Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng: Chủ đầu tư phải phê duyệt
phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng do nhà thầu khảo sát xây dựng lập kể cả trong
các trường hợp bổ sung nhiệm vụ khảo sát. Phương án kĩ thuật khảo sát phải phù hợp
với nhiệm vụ khảo sát xây dựng được chủ đầu tư phê duyệt và tuân thủ các tiêu chuẩn
về khảo sát xây dựng được áp dụng.
3. Quản lý chất lượng công tác khảo sát xây dựng: Trong quá trình khảo sát xây dựng,
chủ đầu tư phải thực hiện giám sát khảo sát xây dựng một cách thường xuyên, có hệ
thống từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thành công việc. Chủ đầu tư phải cử người có
chuyên môn phù hợp, đủ trình độ, kĩ năng, kinh nghiệm để thực hiện giám sát công tác
này
4. Nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát xây dựng.
3.4. Quản lý hoạt động thiết kế
* Giai đoạn chuẩn bị
1. Thiết kế sơ bộ (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi)
2. Thiết kế cơ sở (Báo cáo nghiên cứu khả thi)
3. Thiết kế bản vẽ thi công (Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật)
* Giai đoạn thực hiện đầu tư
1. Thiết kế kỹ thuật
2. Thiết kế bản vẽ thi công
* Giai đoạn kết thúc
1. Thiết kế bản vẽ hoàn công
3.5. Quản lý hoạt động thi công xây dựng
Theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình
Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm:
1. Quản lý chất lượng xây dựng công trình.
2. Quản lý tiến độ xây dựng thi công xây dựng công trình.
3. Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình.
4. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng.
5. Quản lý hợp đồng xây dựng.
6. Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng
3.6. Quản lý các công việc khác trong giai đoạn thực hiện dự án
Theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP Quản lý các công tác khác
1. Quản lý chất lượng xây dựng công trình
Việc quản lý chất lượng xây dựng công trình được thực hiện theo quy định của Nghị
định này, Nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và các văn bản hướng
dẫn thực hiện.
2. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của Nghị định này,
Nghị định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và các văn bản hướng dẫn
thực hiện.
3. Quản lý hợp đồng trong hoạt động xây dựng
Việc quản lý hợp đồng trong hoạt động xây dựng được thực hiện theo quy định của
Nghị định này, Nghị định về hợp đồng trong hoạt động xây dựng và các văn bản
hướng dẫn thực hiện.
3.7. Quản lý các công việc trong giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự
án vào khai thác sử dụng theo nghị định 15/2021/NĐ-CP
- Đôn đốc các Ban quản lý dự án hoàn thiện hồ sơ của dự án theo quy định của pháp
luật.
- Tập hợp hồ sơ dự án để trình cơ quan nhà nước cho phép nghiệm thu bàn giao công
trình đưa vào sử dụng.
- Tổ chức thanh quyết toán vốn đầu tư, đánh giá hiệu quả đầu tư, lưu giữ hồ sơ cho dự
án theo đúng quy định của pháp luật.
- Tổ chức quản lý công tác bảo hành, bảo trì cho các công trình thuộc dự án.
4. Nhiệm vụ được giao
4.1. Số liệu đầu vào để thực hiện bài tập
1. Lựa chọn hình thức đầu tư
Dự án đầu tư xây dựng Khu dịch vụ thương mại, văn phòng và nhà ở 25 Tân Mai
– Quận Hoàng Mai – Hà Nội được thực hiện theo hình thức đầu tư xây dựng mới do
nguyên nhân chủ yếu sau:
- Khu đất của dự án hiện là nhà xưởng, cơ sở sản xuất, không còn phù hợp với quy
hoạch chung của Thành phố.
- Việc đầu tư xây dựng mới nhằm tạo ra một công trình mới hoàn chỉnh, đồng bộ
về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
2. Nguồn vốn
Nguồn vốn đầu tư bao gồm: vốn tự có, vốn vay ngân hàng và vốn tự huy động của Chủ
đầu tư.
3. Chủ đầu tư
a. Công ty cổ phần XNK nông lâm sản chế biến:
* Vốn điều lệ : 5.000.000.000 đồng.
* Số điện thoại: 04.8645910 ; Fax: 04.8642685
b. Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà:
* Vốn điều lệ: 100.000.000.000đ (Một trăm tỷ đồng).
* Địa chỉ: G10 Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, Thành
phố Hà Nội.
4.2. Nhiệm vụ cần thực hiện của bài tập (căn cứ điều 62-72 Luật xây dựng, nghị
định 15/2021/NĐ-CP)
* Các giải pháp thực hiện dự án
Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án;
Chủ nhiệm điều hành dự án;
Chìa khoá trao tay:
Tự thực hiện dự án.
Ở dự án này ta chọn giải pháp chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án
Trên cơ sở các quy định pháp lý nêu trên, Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
cũng như tự thực hiện dự án xây dựng Khu dịch vụ thương mại, văn phòng và nhà ở
25 Tân Mai – Quận Hoàng Mai – Hà Nội nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của
mình, đảm bảo điều kiện làm việc và ổn định nâng cao đời sống của cán bộ công nhân
viên trong doanh nghiệp (theo phương thức chủ đầu tư tự thực hiện).
Quy mô dự án sẽ được thực hiện theo đúng Quyết định đầu tư.
Tổng vốn đầu tư căn cứ theo Quyết định đầu tư được phân chia theo các giai
đoạn đầu tư theo tiến độ thực hiện.
Trong quá trình đầu tư, hồ sơ thiết kế kỹ thuật phải được các cơ quan chuyên
ngành thẩm định và cơ quan chủ quản đầu tư phê duyệt.
Việc xây dựng công trình sẽ được thực hiện theo phương thức chủ đầu tư làm
theo đúng các quy định của pháp luật.
CHƯƠNG 1. NỘI DUNG KẾ HOẠCH QUẢN LÝ THỰC HIỆN
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1.1. Tổng quan về dự án
1.1.1. Tên dự án và địa điểm thực hiện
KHU DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở SỐ 25 TÂN MAI
ĐỊA ĐIỂM: 25 TÂN MAI – PHƯỜNG TÂN MAI – QUẬN HOÀNG MAI – TP
HÀ NỘI
CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
ĐÔ THỊ SÔNG ĐÀ
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM SẢN CHẾ BIẾN
1.1.2. Loại, phạm vi, quy mô dự án
Loại dự án
Khu dịch vụ thương mại công cộng, văn phòng làm việc, nhà ở căn hộ cao tầng để bán
và cho thuê. Công trình là một toà nhà 17 tầng (chưa tính tầng hầm và tầng kỹ thuật),
diện tích xây dựng khoảng: 1.320 m2
Quy mô:
- Xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà của dự án bao gồm: đường
giao thông nội bộ, sân vườn cảnh quan, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cấp
điện, phòng cháy, môi trường,...
- Xây dựng khối công trình cao tầng với các chỉ tiêu:
+ Tổng diện tích khu đất nghiên cứu : 2.935 m2.
- Diện tích đất ngoài chỉ giới đường đỏ : 2.886 m2
- Diện tích xây dựng công trình : 1.320 m2
- Diện tích sân đường nội bộ, cây xanh : 1.566 m2
+ Tổng diện tích sàn : 23.700 m2
(không kể diện tích tầng hầm, tầng kỹ thuật ....)
+ Mật độ xây dựng : 45%
+ Hệ số sử dụng đất : 8,07 lần
+ Tầng cao : 17 tầng không kể tầng hầm, tầng kỹ thuật.
THỐNG KÊ DIỆN TÍCH CỤ THỂ

+ Tầng hầm 1 có diện tích sàn xây dựng : 2.706 m2 Tổng 2.706 m2

+ Tầng hầm 2 có diện tích sàn xây dựng : 2.706 m2 2.706 m2

+ Tầng 1 có diện tích sàn xây dựng :1.320 m2 1.320 m2

+ Tầng 2 – 4 có diện tích sàn xây dựng :1.399 m2 4.197 m2

+ Tầng 5 – 9 có diện tích sàn xây dựng :1.355 m2 6.775 m2

+ Tầng 10 - 17 có diện tích sàn xây dựng :1.426 m2 11.408 m2

+ Tầng kỹ thuật có diện tích sàn xây dựng :1.355 m2 1.355 m2

+ Tầng Sinh hoạt chung có diện tích sàn xây dựng :1.355 m2 1.355 m2

Tổng cộng diện tích sàn (không kể tầng hầm +KT) : 23.700 m2

Tổng diện tích sàn toàn nhà : 31.822 m2

1.1.3. Các bên hữu quan của dự án trong các giai đoạn của dự án:
Bảng 1.0. Các bên hữu quan của dự án

Các
ST bên Yêu cầu đặt ra với bên Yêu cầu đặt ra với
Tên cụ thể
T hữu hữu quan dự án
quan

- Xem xét, phê duyệt,


triển khai dự án.
- Đưa ra nhiệm vụ và các
-Tổng công yêu cầu thiết kế cụ thể
ty đầu tư mà các nhà thầu, tư vấn
Xây dựng và cần thực hiện. - Tạo điều kiện được
phát triển đô - Kiểm tra, giám sát việc cấp quyền sử dụng
Chủ thị Sông Đà thiết kế của các nhà thầu.
1 đất
đầu tư
-Công ty cổ - Thanh toán cho nhà - Dự án có tiềm
phần XNK thầu theo tiến độ, nghiệm năng sinh lời
nông lâm thu công trình để đưa vào
sản chế biến khai thác, sử dụng.
- Yêu cầu chủ đầu tư
cung cấp thông tin,
tài liệu liên quan
đến nhiệm vụ tư vấn
và phương tiện làm
- Hoàn thành công việc
việc theo thỏa thuận
đúng tiến độ, chất lượng
trong hợp đồng.
theo thỏa thuận trong hợp
- Từ chối thực hiện
đồng.
công việc không
- Tham gia nghiệm thu
hợp lý ngoài phạm
-Tổng công công trình xây dựng cùng
Nhà vi hợp đồng và
ty đầu tư chủ đầu tư theo quy định
thầu tư những yêu cầu trái
2 Xây dựng và của pháp luật về quản lý
vấn pháp luật của chủ
phát triển đô chất lượng công trình xây
thiết kế đầu tư.
thị Sông Đà dựng, giám sát tác giả, trả
- Được đảm bảo
lời các nội dung có liên
quyền tác giả theo
quan đến hồ sơ thiết kế.
quy định của pháp
- Kiểm tra chất lượng
luật.
công việc của tư vấn thiết
- Thanh toán đầy đủ
kế.
cho bộ phận tư vấn
theo đúng tiến độ
thanh toán đã thỏa
thuận trong hợp
đồng.

3 Nhà -Tổng công - Thi công xây dựng theo - Yêu cầu bàn giao
thầu thi ty đầu tư đúng thiết kế, chỉ dẫn kỹ toàn bộ hoặc từng
công Xây dựng và thuật, tiêu chuẩn, quy phần mặt bằng xây
phát triển đô chuẩn, bảo đảm chất dựng cho bên nhận
thị Sông Đà lượng, tiến độ, an toàn, phụ quản lý, sử
bảo vệ môi trường và dụng phù hợp với
phòng chống cháy nổ. tiến độ và các thỏa
- Quản lý người lao động thuận của hợp đồng.
trên công trường, bảo - Cung cấp kịp thời
đảm an toàn, an ninh trật hồ sơ thiết kế và các
tự, không gây ảnh hưởng tài liệu, phương tiện,
đến các khu dân cư xung máy và thiết bị có
quanh. liên quan, vật tư
- Lập biện pháp tổ chức theo thỏa thuận
thi công, hồ sơ hoàn trong hợp đồng.
công, tham gia nghiệm - Thanh toán cho
thu công trình. bên nhận thầu theo
- Chịu trách nhiệm về đúng tiến độ thanh
chất lượng thi công xây toán trong hợp
dựng công trình. Sửa đồng.
chữa sai sót trong công
trình đối với những công
việc do mình thi công.
-Nghiêm chỉnh,
trung thực trong
-Có trách nhiệm thanh
thanh kiểm tra dự án
tra, thẩm định và đưa ra
công trình.
Tư vấn những yêu cầu cho dự án.
4 quản lý   -Trách nhiệm tìm và
-Giúp chủ đầu tư quản lí
dự án trình báo các sai
các dự án xây dựng tránh
phạm có thể diễn ra
gây thất thoát ảnh hưởng
trong suốt quá trình
đến vốn đầu tư.
thực hiên đầu tư và
xây dựng dự án

-Tận tâm, trung thực


-Có hiểu biết về tiêu trong công tác giám
chuẩn quy phạm kỹ thuật sát.
và công tác xây lắp chủ -Nắm vững các căn
Tư vấn yếu. cứ pháp lý về công
5 giám   -Là đơn vị giúp chủ đầu tác quản lý chất
sát tư giám sát các hoạt động lượng công trình
của nhà thầu trong quá xây dựng hiện hành
trình xây dựng công của Nhà nước, Bộ
trình. và các ngành liên
quan.

1.1.4. Nhiệm vụ của Bộ phận tư vấn quản lý dự án trong dự án


Trên cơ sở các quy định pháp lý nêu trên, Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án cũng như
tự thực hiện dự án xây dựng Khu dịch vụ thương mại, văn phòng và nhà ở 25 Tân Mai
– Quận Hoàng Mai – Hà Nội nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của mình, đảm
bảo điều kiện làm việc và ổn định nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong
doanh nghiệp (theo phương thức chủ đầu tư tự thực hiện).
Quy mô dự án sẽ được thực hiện theo đúng Quyết định đầu tư.
Tổng vốn đầu tư căn cứ theo Quyết định đầu tư được phân chia theo các giai
đoạn đầu tư theo tiến độ thực hiện.
Trong quá trình đầu tư, hồ sơ thiết kế kỹ thuật phải được các cơ quan chuyên
ngành thẩm định và cơ quan chủ quản đầu tư phê duyệt.
Việc xây dựng công trình sẽ được thực hiện theo phương thức chủ đầu tư làm
theo đúng các quy định của pháp luật.
1.2. Kế hoạch quản lý tổng thể dự án
1.2.1. Vòng đời và sản phẩm của dự án
Bảng 1.1. Các giai đoạn thành phần và sản phẩm tương ứng của dự án trong giai
đoạn thực hiện dự án
Tên dự án: Khu dịch vụ thương mại và nhà ở số 25 Tân Mai
Ngày lập bảng: 05/01/2022

T
Giai đoạn của dự án Sản phẩm chính của giai đoạn
T

1 Khảo sát xây dựng Báo cáo khảo sát xây dựng

Hồ sơ thiết kế: thuyết minh, dự toán, kế hoạch đầu tư


2 Thiết kế xây dựng
nâng cấp, bản vẽ thi công.

Công trình xây dựng được hoàn thành, bản vẽ hoàn


3 Xây dựng công trình
công.

4 Nghiệm thu công trình Giá trị thanh, quyết toán công hạng mục công trình
1.2.2. Kiến thức cơ bản về quản lý dự án áp dụng cho vòng đời dự án
Bảng 1.2. Giai đoạn dự án, kiến thức và các quá trình quản lý dự án áp dụng
Tên dự án: Khu dịch vụ thương mại và nhà ở số 25 Tân Mai
Ngày lập bảng: 05/01/2022

Kiến thức cơ bản


T Điều chỉnh cho
quản lý dự án áp Các quá trình quản lý dự án áp dụng
T phù hợp dự án
dụng

Quản lý tổng thể dự - Thiết lập điều lệ dự án Sử dụng một


án - Lập kế hoạch quản lý dự án phần trong công
cụ EVM
- Chỉ đạo và quản lý công việc dự án
- Quản lý kiến thức
1 - Theo dõi và kiểm soát công việc dự
án
- Thực hiện kiểm soát thay đổi tổng
thể
- Kết thúc dự án / giai đoạn dự án

Quản lý phạm vi dự - Lập kế hoạch quản lý phạm vi dự Áp dụng đầy đủ


án án (Hoạch định)
- Thu thập yêu cầu (Hoạch định)
- Xác định phạm vi (Hoạch định)

2 - Thiết lập cơ cấu phân tách công


việc (Hoạch định)
- Kiểm định phạm vi (Theo dõi và
kiểm soát)
- Kiểm soát phạm vi (Theo dõi và
kiểm soát)

3 Quản lý thời gian dự - Lập kế hoạch quản lý thời gian dự Điều chỉnh cho
án án (Hoạch định) phù hợp góc độ
-Xác định các công việc(Hoạch của chủ đầu tư
định)
- Sắp xếp thứ tự thực hiện công việc
(Hoạch định)
- Dự tính nguồn lực thực hiện công
việc (Hoạch định)
- Dự tính thời hạn công việc (Hoạch
định)
- Lập tiến độ (Hoạch định)
- Kiểm soát tiến độ (Theo dõi và
kiểm soát)

Quản lý chi phí dự - Lập kế hoạch quản lý chi phí dự án Điều chỉnh cho
án - Dự tính chi phí phù hợp dự án
đầu tư xây dựng
4 - Xác định ngân sách, tài trợ vốn, huy
động vốn quản lý
- Kiểm soát chi phí

Quản lý chất lượng - Lập kế hoạch quản lý chất lượng Tập trung vào
dự án (Hoạch định) giai đoạn thi
- Đảm bảo chất lượng (Thực hiện) công xây dựng,
các giai đoạn
5 Kiểm soát chất lượng (Theo dõi và khác xem xét
kiểm soát) dưới góc độ là
các nhân tố ảnh
hưởng

Quản lý nguồn lực - Lập kế hoạch quản lý nguồn lực dự Chú trọng vào
dự án án (Hoạch định) đội quản lý dự
- Thành lập đội dự án (Thực hiện) án ( nhân lực )
6
- Phát triển đội dự án (Thực hiện)
- Quản lý đội dự án (Thực hiện)
- Giải tán đội dự án (Thực hiện)

Quản lý giao tiếp dự Không áp dụng


7
án

8 Quản lý rủi ro dự án Không áp dụng

9 Quản lý mua sắm dự - Lập kế hoạch quản lý mua sắm Chú trọng vào
án (Hoạch định) việc lập kế
- Thực hiện các hoạt động mua sắm hoạch lựa chọn
(Thực hiện) nhà thầu và
chọn 1 gói thầu
- Quản lý các hoạt động mua sắm để thực hiện chi
(Theo dõi và kiểm soát) tiết
- Kết thúc các hoạt động mua
sắm(Kết thúc)

Quản lý các bên hữu Không áp dụng


10
quan dự án

Quản lý an toàn lao - Lập kế hoạch quản lý môi trường Chú trọng trong
động và vệ sinh môi (Hoạch định) giai đoạn thi
11 trường - Đảm bảo môi trường (Thực hiện) công

Kiểm soát môi trường (Theo dõi và


Kiểm soát)
1.2.3. Cơ cấu tổ chức thực hiện dự án
Dự án được thực hiện theo phương thức Thiết kế - Đấu thầu – Xây dựng
Sơ đồ cơ cấu tổ chức tự hiện dự án

Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức thực hiện dự án trong giai đoạn thực hiện dự án
Ghi chú: mũi tên liền nét: mối quan hệ mệnh lệnh, hợp đồng hoặc hoạt động, mũi tên
đứt nét: mối quan hệ phối hợp.
1.2.4. Cơ cấu tổ chức quản lý thực hiện dự án

Hình 1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý thực hiện dự án trong giai đoạn thực hiện dự án
1.3. Kế hoạch quản lý phạm vi dự án
1.3.1. Danh mục yêu cầu của các bên hữu quan trong giai đoạn thực hiện dự án
a. Danh mục các bên hữu quan trong giai đoạn
Bảng 1.3. Danh mục các bên hữu quan trong giai đoạn

Các bên
TT Yêu cầu
hữu quan

- Lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động thi công
xây dựng phù hợp với loại, cấp công trình và công việc thi công
xây dựng.
- Phối hợp, tham gia với Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc
bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng xây dựng để bàn giao
cho nhà thầu thi công xây dựng;
- Tổ chức giám sát và quản lý chất lượng trong thi công xây dựng
phù hợp với hình thức quản lý dự án, hợp đồng xây dựng;
- Kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh
môi trường;

Chủ đầu - Tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán công trình;
1
tư - Thuê tổ chức tư vấn có đủ năng lực hoạt động xây dựng để kiểm
định chất lượng công trình khi cần thiết;
- Xem xét, quyết định các đề xuất liên quan đến thiết kế của nhà
thầu trong quá trình thi công xây dựng;
- Lưu trữ hồ sơ xây dựng công trình;
- Chịu trách nhiệm về chất lượng, nguồn gốc của vật tư, nguyên
liệu, vật liệu, thiết bị, sản phẩm xây dựng do mình cung cấp sử
dụng vào công trình;
- Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và hành vi vi phạm
khác do mình gây ra;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2 Nhà thầu - Chỉ được nhận thầu thi công xây dựng, công việc phù hợp với
thi công điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của mình và thực hiện
xây dựng theo đúng hợp đồng đã ký kết;
- Lập và trình chủ đầu tư phê duyệt thiết kế biện pháp thi công,
trong đó quy định cụ thể các biện pháp bảo đảm an toàn cho
người, máy, thiết bị và công trình;
- Thi công xây dựng theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn áp dụng, quy
chuẩn kỹ thuật, bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn và bảo vệ
môi trường;
- Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và thiết lập hồ sơ quản
lý chất lượng công trình;
- Tuân thủ yêu cầu đối với công trường xây dựng;
- Chịu trách nhiệm về chất lượng, nguồn gốc của vật tư, nguyên
liệu, vật liệu, thiết bị, sản phẩm xây dựng do mình cung cấp sử
dụng vào công trình;
- Quản lý lao động trên công trường xây dựng, bảo đảm an ninh,
trật tự, bảo vệ môi trường;
- Lập bản vẽ hoàn công, tham gia nghiệm thu công trình;
- Bảo hành công trình;
- Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu
không đúng chủng loại, không bảo đảm yêu cầu theo thiết kế được
duyệt, thi công không bảo đảm chất lượng, gây ô nhiễm môi
trường và hành vi vi phạm khác do mình gây ra;
- Chịu trách nhiệm về chất lượng thi công xây dựng theo thiết kế,
kể cả phần việc do nhà thầu phụ thực hiện (nếu có); nhà thầu phụ
chịu trách nhiệm về chất lượng đối với phần việc do mình thực
hiện trước nhà thầu chính và trước pháp luật;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của
pháp luật có liên quan.

- Cử người có đủ năng lực để giám sát tác giả thiết kế theo quy
định của hợp đồng, người thực hiện nhiệm vụ này phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật về những hành vi vi phạm của mình và phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mình gây ra;
Nhà thấu
thiết kế - Tham gia nghiệm thu công trình xây dựng theo hợp đồng thiết
trong kế xây dựng với chủ đầu tư;
3
việc thi - Xem xét xử lý theo đề nghị của chủ đầu tư về những bất hợp lý
công xây trong thiết kế xây dựng;
dựng - Khi phát hiện việc thi công sai thiết kế được phê duyệt thì phải
thông báo kịp thời cho chủ đầu tư và kiến nghị biện pháp xử lý;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của
pháp luật có liên quan.
b. Kế hoạch quản lý yêu cầu dự án cho giai đoạn
Bảng 1.4. Kế hoạch quản lý yêu cầu dự án
Tên dự án: Khu dịch vụ thương mại và nhà ở số 25 Tân Mai
Ngày lập bảng: 06/01/2022
Phương pháp thu thập yêu cầu:

Phương pháp thu - Phỏng vấn, workshop


thập yêu cầu - Kỹ thuật họp nhóm hay hội thảo
- Giám sát tại hiện trường, điều tra qua bảng hỏi
- Xem xét tài liệu dự án trước, quy định, các thao tác chuẩn.
- Hỏi ý kiến chuyên gia….

Phương pháp phân Dựa trên tính chất và độ phức tạp của yêu cầu để lựa chọn tiêu
loại yêu cầu chí phân loại:
- Yêu cầu các bên hữu quan
- Yêu cầu về chất lượng
- Yêu cầu kinh doanh

Phương pháp văn - Xây dựng tài liệu trên các phần mềm với văn bản, hình ảnh
bản hóa yêu cầu - Sử dụng form mẫu mô tả dự án
- Ma trận theo dõi yêu cầu

Phương pháp sắp Sắp xếp theo các tiêu chí:


xếp thứ tự ưu tiên - Mã của yêu cầu.
- Bối cảnh xuất hiện yêu cầu.
- Lý do đưa yêu cầu vào.
- Nguồn gốc yêu cầu.
- Mức độ ưu tiên.
- Yêu cầu được điều chỉnh lần thứ bao nhiêu.
- Trạng thái hiện thời của yêu cầu (đang có hiệu lực, không còn
hiệu lực, chờ phê duyệt, bổ xung, đã phê duyệt ).
- - Thời gian hoàn thành.

Công cụ đo lường - Đến hiện trường


mức độ đạt yêu cầu - Lập sơ đồ ngang theo dõi

Phương pháp theo - Lập bảng theo dõi tiến độ thực hiện liên tục
dõi quá trình thực
hiện yêu cầu
Báo cáo quản lý - Văn bản báo cáo định kì
yêu cầu

Kiểm định yêu cầu Thông qua phỏng vấn, nghiệm thu

1.3.2. Phạm vi sản phẩm của dự án


- Xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà của dự án bao gồm: đường
giao thông nội bộ, sân vườn cảnh quan, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cấp
điện, phòng cháy, môi trường,...
- Xây dựng khối công trình cao tầng với các chỉ tiêu:
+ Tổng diện tích khu đất nghiên cứu : 2.935 m2.
- Diện tích đất ngoài chỉ giới đường đỏ : 2.886 m2
- Diện tích xây dựng công trình : 1.320 m2
- Diện tích sân đường nội bộ, cây xanh : 1.566 m2
+ Tổng diện tích sàn : 23.700 m2
(không kể diện tích tầng hầm, tầng kỹ thuật ....)
+ Mật độ xây dựng : 45%
+ Hệ số sử dụng đất : 8,07 lần
+ Tầng cao : 17 tầng không kể tầng hầm, tầng kỹ
thuật.

THỐNG KÊ DIỆN TÍCH CỤ THỂ

+ Tầng hầm 1 có diện tích sàn xây dựng : 2.706 m2 Tổng : 2.706 m2

+ Tầng hầm 2 có diện tích sàn xây dựng : 2.706 m2 2.706 m2

+ Tầng 1 có diện tích sàn xây dựng :1.320 m2 1.320 m2

+ Tầng 2 – 4 có diện tích sàn xây dựng :1.399 m2 4.197 m2

+ Tầng 5 – 9 có diện tích sàn xây dựng :1.355 m2 6.775 m2

+ Tầng 10 - 17 có diện tích sàn xây dựng :1.426 m2 11.408 m2

+ Tầng kỹ thuật có diện tích sàn xây dựng :1.355 m2 1.355 m2

+ Tầng Sinh hoạt chung có diện tích sàn xây dựng :1.355 m2 1.355 m2

Tổng cộng diện tích sàn (không kể tầng hầm +KT) : 23.700 m2
Tổng diện tích sàn toàn nhà : 31.822 m2

(Dự kiến tầng 1, 2, 3 dùng làm khu dịch vụ thương mại công cộng; các tầng từ
tầng 4 đến tầng 9 dùng làm văn phòng làm việc cho thuê; tầng 10 đến tầng 17 làm khu
căn hộ để bán cho cán bộ công nhân viên và các đối tượng có nhu cầu về nhà ở theo
giá kinh doanh).
CƠ CẤU CĂN HỘ KHỐI NHÀ CAO TẦNG

Căn hộ loại A (gồm: Phòng SH chung, bếp ăn, 02 phòng ngủ, 01 lô gia, 16 căn
02 WC – diện tích sàn 105 m2)

Căn hộ loại B (gồm: Phòng SH chung, bếp ăn, 03 phòng ngủ, 02 lô gia, 8 căn
02 WC – diện tích sàn 117 m2)

Căn hộ loại C (gồm: Phòng SH chung, bếp ăn, 03 phòng ngủ, 02 lô gia, 24 căn
02 WC – diện tích sàn 120 m2)

Căn hộ loại D (gồm: Phòng SH chung, bếp ăn, 03 phòng ngủ, 02 lô gia, 16 căn
02 WC – diện tích sàn 124 m2)

Căn hộ loại E (gồm: Phòng SH chung, bếp ăn, 03 phòng ngủ, 02 lô gia, 16 căn
02 WC – diện tích sàn 128 m2)

Tổng số lượng căn hộ: 80 căn

- Các căn hộ được thiết kế hoàn chỉnh với các phòng chức năng như: Phòng
khách-sinh hoạt chung, phòng ngủ, khu bếp, khu vệ sinh, lô gia, sảnh tầng và
hành lang chung.
Xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng ngoài nhà bao gồm sân đường nội bộ, hệ thống cấp thoát
nước, hệ thống cấp điện, chỗ để xe, thảm cỏ, cây xanh,...

1.3.3. Bản danh mục phạm vi dự án


Bảng 1.5: BẢNG TỔNG HỢP CÁC HẠNG MỤC ĐẦU TƯ

TT Danh mục Tài liệu hồ sơ Căn cứ pháp lý


công việc

A Giai đoạn
chuẩn bị dự
án

Lập dự án đầu 1. Thiết kế: gồm thuyết minh và bản vẽ thể hiện
tư xây dựng: các nội dung sau:
lập báo cáo +Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, danh
nghiên cứu mục và quy mô, loại, cấp công trình thuộc tổng
khả thi mặt bằng xây dựng;
+ Giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt
đứng công trình, các kích thước, kết cấu chính của
công trình xây dựng;
+ Giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử
dụng, ước tính chi phí xây dựng cho từng công
trình;
1 Điều 54 luật xây
+ Phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và dựng năm 2014
ngoài công trình, giải pháp phòng, chống cháy,
nổ;
+ Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng
và kết quả khảo sát xây dựng để lập thiết kế cơ sở.
2. Các nội dung khác gồm:
+ Sự cần thiết và chủ trương đầu tư, mục tiêu đầu
tư xây dựng, địa điểm xây dựng và diện tích sử
dụng đất, quy mô công suất và hình thức đầu tư
xây dựng;
+ Khả năng bảo đảm các yếu tố để thực hiện dự
án như sử dụng tài nguyên, lựa chọn công nghệ
thiết bị, sử dụng lao động, hạ tầng kỹ thuật, tiêu
thụ sản phẩm, yêu cầu trong khai thác sử dụng,
thời gian thực hiện, phương án giải phóng mặt
bằng xây dựng, tái định cư (nếu có), giải pháp tổ
chức quản lý thực hiện dự án, vận hành, sử dụng
công trình và bảo vệ môi trường;
+ Đánh giá tác động của dự án liên quan đến việc
thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư; bảo
vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, an toàn trong
xây dựng, phòng, chống cháy, nổ và các nội dung
cần thiết khác;
+ Tổng mức đầu tư và huy động vốn, phân tích tài
chính, rủi ro, chi phí khai thác sử dụng công trình,
đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; kiến
nghị cơ chế phối hợp, chính sách ưu đãi, hỗ trợ
thực hiện dự án;

2 Thẩm định dự Hồ sơ trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng Điều 56 luật xây
án đầu tư xây gồm: dựng 2014
dựng
+ Tờ trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng
+ Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
+ Các tài liệu, văn bản có liên quan
Sản phẩm: báo cáo được thẩm định

3 Phê duyệt dự Hồ sơ trình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng:


án và quyết +Tờ trình phê duyệt
định đầu tư +Báo cáo nghiên cứu khả thi
+Các văn bản pháp lý
+Kết quả thẩm định
+Các ý kiến
Dự án đầu tư được phê duyệt tại quyết định đầu tư
xây dựng
Nội dung của quyết định đầu tư:
+Tên dự án Điều 12 nghị
+Chủ đầu tư định
+Tổ chức tư vấn lập dự án, khảo sát, lập thiết kế 59/2015/NĐ-CP
cơ sở về quản lý dự án
+Mục tiêu, quy mô đầu tư xây dựng, tiến độ thực đầu tư xây dựng
hiện dự án
+Công trình xây dựng chính, các công trình xây
dựng và cấp công trình thuộc dự án
+Địa điểm xây dựng và diện tích đất sử dụng
+Thiết kế cơ sở, thiết kế công nghệ, quy chuẩn kĩ
thuật, tiêu chuẩn áp dụng được lựa chọn
+Yêu cầu về nguồn lực, khai thác sử dụng tài
nguyên, vận hành sử dụng công trình, phương án
bồi thường, giải phóng mặt bằng, phương án bảo
vệ môi trường và phòng chống cháy nổ
Tổng mức đầu tư và dự kiến phân bổ nguồn vốn
sử dụng theo tiến độ
+Hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng
Sản phẩm: có được quyết định đầu tư xây dựng
công trình

B Giai đoạn
thực hiện dự
án

1 Xin giao đất Hồ sơ giao đất gồm:


+Đơn xin giao đất, cho thuê đất theo Mẫu số 01
ban hành kèm theo Thông tư này; Điều 3 thông tư
+ Bản sao giấy chứng nhận đầu tư hoặc văn bản 30/2014/TT-
chấp thuận đầu tư kèm theo bản thuyết minh dự BTNMT quy
án đầu tư. định về hồ sơ
giao đất, cho
 +Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thẩm thuê đất, chuyển
định điều kiện giao đất, cho thuê đất mục đích sử
+Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo đụng dất, thu
địa chính thửa đất. hồi đất
Sản phẩm: có được quyền sử dụng đất

2 Thành lập ban


quản lý dự án

3 Lập và phê Tài liệu:


duyệt nhiệm +Mục đích khảo sát xây dựng;
vụ khảo sát
+ Phạm vi khảo sát xây dựng; Điều 74 nghị
xây dựng
đinh
+ Tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng;
59/2015/NĐ-CP
+ Khối lượng các loại công tác khảo sát xây dựng về quản lý dự án
(dự kiến) và dự toán chi phí cho công tác khảo sát đầu tư xây dựng
xây dựng;
+ Thời gian thực hiện khảo sát xây dựng
Sản phẩm: bản nhiệm vụ khảo sát xây dựng được
phê duyệt

4 Lập và phê Tài liệu:


duyệt phương +Cơ sở lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng;
án kĩ thuật
khảo sát xây + Thành phần, khối lượng công tác khảo sát xây
dựng dựng;
+ Phương pháp, thiết bị khảo sát và phòng thí
nghiệm được sử dụng;
Điều 74 nghị
+ Tiêu chuẩn khảo sát xây dựng áp dụng; đinh
+ Tổ chức thực hiện và biện pháp kiểm soát chất 59/2015/NĐ-CP
lượng của nhà thầu khảo sát xây dựng; về quản lý dự án
+ Tiến độ thực hiện; đầu tư xây dựng

+ Biện pháp bảo đảm an toàn cho người, thiết bị,


các công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình
xây dựng khác trong khu vực khảo sát; biện pháp
bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan trong khu
vực khảo sát và phục hồi hiện trường sau khi kết
thúc khảo sát.
Sản phẩm: phương án kĩ thuật khảo sát xây dựng
được phê duyệt

5 Khảo sát xây Tiến hành khảo sát về địa hình, địa chất công Điều 73 nghị
dựng trình, khảo sát địa chất thủy văn, khảo sát hiện đinh
trạng công trình và khảo sát khác... 59/2015/NĐ-CP
Sản phẩm: có được kết quả khảo sát xây dựng về quản lý dự án
đầu tư xây dựng

6 Lập báo cáo Tài liệu gồm: Điều 75 nghị


kết quả khảo +Cơ sở, quy trình, và phương pháp khảo sát đinh
sát xây dựng +Số liệu khảo sát, phân tích, đánh giá kết quả 59/2015/NĐ-CP
khảo sát về quản lý dự án
+Kết luận về kết quả khảo sát vfa kiến nghị đầu tư xây dựng

7 Nghiệm thu,
phê duyệt báo
cáo kết quả
khảo sát xây
dựng

8 Lập nhiệm vụ Tài liệu:


thiết kế xây +Các căn cứ để lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng
dựng công công trình;
trình Điều 18 nghị
+ Mục tiêu xây dựng công trình;
định 46 về quản
+ Địa điểm xây dựng công trình; lý chất lượng và
+ Các yêu cầu về quy hoạch, cảnh quan và kiến bảo trì công
trúc của công trình; trình
+ Các yêu cầu về quy mô và thời hạn sử dụng
công trình, công năng sử dụng và các yêu cầu kỹ
thuật khác đối với công trình.

9 Thiết kế xây Thiết kế 3 bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kĩ thuật và


dựng công thiết kế bản vẽ thi công
trình Hồ sơ thiết kế gồm: thuyết minh thiết kế, bản tính, Điều 21 nghị
các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng định 46 về quản
liên quan, dự toán xây dựng công trình và quy lý chất lượng và
trình bảo trì công trình xây dựng (nếu có) bảo trì công
trình
10 Thẩm định Hồ sơ thẩm định gồm:
thiết kế kĩ Tờ trình thẩm định thiết kế theo Mẫu số 06 quy
thuật, thiết kế định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định Điều 28, 29
bản vẽ thi này. nghị đinh
công và dự
+Thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, các tài 59/2015/NĐ-CP
toán xây dựng
liệu khảo sát xây dựng liên quan. về quản lý dự án
và phê duyệt
đầu tư xây dựng
thiết kế xây + Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây
dựng dựng công trình kèm theo hồ sơ thiết kế cơ sở
được phê duyệt hoặc phê duyệt chủ trương đầu tư
xây dựng công trình, trừ công trình nhà ở riêng lẻ.
+ Bản sao hồ sơ về điều kiện năng lực của các chủ
nhiệm, chủ trì khảo sát, thiết kế xây dựng công
trình; văn bản thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy,
báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có).
+ Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư về sự phù hợp
của hồ sơ thiết kế so với quy định hợp đồng.
+ Dự toán xây dựng công trình đối với công
Phê duyệt thiết kế gồm nội dung:
+ Các thông tin chung về công trình: Tên công
trình, hạng mục công trình (nêu rõ loại và cấp
công trình); chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế xây dựng
công trình; địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng
đất.
+ Quy mô, công nghệ, các thông số kỹ thuật và
các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công
trình.
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các tiêu chuẩn
chủ yếu được áp dụng.
+ Các giải pháp thiết kế chính của hạng mục công
trình và toàn bộ công trình.
+ Dự toán xây dựng công trình.
+ Những yêu cầu phải hoàn chỉnh bổ sung hồ sơ
thiết kế và các nội dung khác (nếu có).
Sản phẩm: thiết kế xây dựng được phê duyệt

11 Nghiệm thu Hồ sơ thẩm định gồm:


thiết kế xây + Hợp đồng giao nhận thầu thiết kế xây dựng
dựng công công trình; Điều 15 thông
trình. + Nhiệm vụ thiết kế, hồ sơ thiết kế bước trước đã tư 10 /2013/TT-
được phê duyệt; BXD quy định
chi tiết một số
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn được nội dung về
áp dụng; quản lý chất
+ Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình đã được chủ lượng công trình
đầu tư tổ chức thẩm định và phê duyệt. xây dựng
 

11 Xin cấp giấy Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng bao gồm:
phép xây + Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu
dựng
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một
trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng
đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Trường Khoản 3, Điều
hợp đối với công trình xây dựng trạm, cột phát 95 luật xây
sóng tại khu vực không thuộc nhóm đất có Mục dựng 2014
đích sử dụng cho xây dựng, không chuyển đổi
được Mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao hoặc
tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận về
địa điểm xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp
huyện
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ
bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi
công được phê duyệt theo quy định của pháp luật
về xây dựng,
Sản phẩm: có được giấp phép xây dựng

12 Làm rõ yêu
cầu của công
việc cần thực
hiện

13 Xác định các


nhà thầu tiềm
năng

14 Gửi hồ sơ Hồ sơ mời thầu gồm:


mời thầu + Thông báo mời thầu
+ Các yêu cầu liên quan đến hàng hóa, dịch vụ
được đấu thầu;
+ Phương pháp đánh giá, so sánh, xếp hạng và lựa Luật thương mại
chọn nhà thầu; 2005
+ Những chỉ dẫn khác liên quan đến việc đấu
thầu.

15 Soát xét hồ sơ
dự thầu

16 Đàm phán với


các bên dự
thầu và lựa
chọn nhà thầu

17 Kiểm tra các


đầu mối tham
khảo

18 Thỏa thuận
các điều
khoản và kí
kết hợp đồng

19 Thông báo Hồ sơ khởi công gồm:


khởi công xây + Đơn – mẫu xin tại phường
dựng vfa + Hợp đồng thiết kế + chứng chỉ kis
chuẩn bị mặt + Hợp đồng thi công + chứng chỉ giám sát công
bằng xây trình
dựng + Giấy phép hành nghề công ty thiết kế
+ Giấy phép hành nghề công ty thi công
+ Bảo hiểm nhân công, bảo hiểm công trình
Sản phẩm: có được giấy phép khởi công xây dựng
công trình
Tài liệu chuẩn bị mặt bằng:
+Kế hoạch bồi thường, tái định cư.
+Phương án rà phá bom mìn.

20 Thi công xây Tài liệu bao gồm: các bản vẽ thiết kế và nhật kí thi
dựng công công xây dựng trên công trường
trình
21 Giám sát thi Sản phẩm: thi công xây dựng được giám sát chặt
công xây chẽ
dựng

22 Tạm ứng, Hồ sơ thanh toán khối lượng hoàn thành gồm:


thanh toán + Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành
khối lượng trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại
hoàn thành diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có)
và đại diện bên nhận thầu; biên bản nghiệm thu
khối lượng này là bản xác nhận hoàn thành công
trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc
phù hợp với phạm vi công việc phải thực hiện Điều 20 nghị
theo hợp đồng (đối với hợp đồng thi công xây định
dựng phù hợp với phạm vi công việc phải thực 37/2015/NĐ-CP
hiện theo thiết kế; đối với hợp đồng tư vấn phù về quy định chi
hợp với nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện) mà tiết hợp đồng
không cần xác nhận khối lượng hoàn thành chi xây dựng
tiết;
+ Bảng tính giá trị nội dung của các công việc
phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi hợp đồng đã ký
kết có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc
đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;
+ Đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể
hiện các nội dung: Giá trị khối lượng hoàn thành
theo hợp đồng, giá trị khối lượng các công việc
phát sinh (nếu có), giảm trừ tiền tạm ứng, giá trị
đề nghị thanh toán trong giai đoạn sau khi đã bù
trừ các Khoản này có xác nhận của đại diện bên
giao thầu và đại diện bên nhận thầu.
Sản phẩm: khối lượng hoàn thành được nghiệm
thu

23 Nghiệm thu Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công
công trình trình, công trình xây dựng bao gồm các nội dung:
xây dựng + Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng
hoàn thành được nghiệm thu;
+ Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
+ Thành phần ký biên bản nghiệm thu; Điều 9 thông tư
26/2016/TT-
+ Đánh giá về chất lượng của hạng mục công
BXD về quy
trình, công trình xây dựng hoàn thành so với định chi tiết 1 số
nhiệm vụ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu nội dung về
khác của hợp đồng xây dựng; quản lý chất
+ Đánh giá về việc thực hiện các yêu cầu của cơ lượng và bảo trì
quan phòng cháy chữa cháy, cơ quan quản lý nhà công trình xây
nước về môi trường, cơ quan chuyên môn về xây dựng
dựng và các yêu cầu khác của pháp luật có liên
quan;
+ Kết luận nghiệm thu (chấp thuận hay không
chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công
trình, công trình xây dựng; yêu cầu sửa chữa,
hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có);
+ Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp
nhân của người ký biên bản nghiệm thu;
+ Phụ lục kèm theo (nếu có).

24 Bàn giao Tài liệu: Điều 23 thông


công trình  + Quy trình bảo trì, quy trình vận hành công tư 10 /2013/TT-
đưa vào sử trình; hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công và các tài BXD quy định
dụng liệu khác có liên quan tới việc vận hành, bảo trì chi tiết một số
công trình; nội dung về
quản lý chất
+ Danh mục các thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ lượng công trình
chưa lắp đặt hoặc sử dụng. xây dựng
Hồ sơ bàn giao công trình gồm:
+Hồ sơ hoàn thành công trình;
+Tài liệu hướng dẫn sử dụng, vận hành;
+Quy định bảo trì công trình.

25 Vận hành,
chạy thử và
thực hiện các
công việc có
liên quan

C Giai đoạn
kết thúc xây
dựng bàn
giao đưa
công trình
vào sử dụng

1 Quyết toán Hồ sơ gồm: Điều 22 nghị


hợp đồng xây + Biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công định
dựng việc thuộc phạm vi hợp đồng và công việc phát 37/2015/NĐ-CP
sinh ngoài phạm vi hợp đồng. về quy định chi
tiết hợp đồng
+ Bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng xây dựng
(gọi là quyết toán A-B), trong đó nêu rõ giá trị
công việc hoàn thành theo hợp đồng; giá trị khối
lượng công việc phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi
công việc theo hợp đồng đã ký, giá trị đã thanh
toán hoặc tạm thanh toán và giá trị còn lại mà bên
giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận
thầu.
+ Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công xây dựng
công trình đối với hợp đồng có công việc thi công
xây dựng.
+ Các tài liệu khác theo thỏa thuận trong hợp
đồng.

2 Bảo hành
công trình
xây dựng

3 Lập và phê
duyệt quy
trình bảo trì
công trình
xây dựng

4 Lập kế hoạch
và dự toán
kinh phí bảo
trì công trình
xây dựng

5 Thực hiện Tài liệu:


bảo trì và + Các tài liệu phục vụ công tác bảo trì bao gồm
quản lý chất quy trình bảo trì công trình xây dựng, bản vẽ hoàn
lượng công công, lý lịch thiết bị lắp đặt trong công trình và
trình các hồ sơ, tài liệu cần thiết khác phục vụ cho bảo
trì công trình xây dựng;
+ Chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao các tài liệu
phục vụ bảo trì công trình xây dựng cho chủ sở
hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình trước
khi bàn giao công trình đưa vào khai thác, sử
dụng.
Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng bao gồm:
+ Các tài liệu phục vụ công tác bảo trì công trình
xây dựng nêu tại Khoản 8 Điều này;
+ Kế hoạch bảo trì;
+ Kết quả kiểm tra công trình thường xuyên và
định kỳ;
+ Kết quả bảo dưỡng, sửa chữa công trình;
+ Kết quả quan trắc, kết quả kiểm định chất lượng
công trình (nếu có);
+ Kết quả đánh giá an toàn chịu lực và vận hành
công trình trong quá trình khai thác, sử dụng (nếu
có);
+ Các tài liệu khác có liên quan.

6 Đánh gía an
toàn chịu lực
và an toàn
vận hành
công trình

7 Lập và quản
lý hồ sơ bảo
trì công trình
xây dựng

8 Lập và ưu trữ
hồ sơ hoàn
thành công
trình

1.3.4. Cơ cấu phân chia công việc của dự án


a. Lập cơ cấu phân chia công việc của dự án
Bảng 1.6. Cơ cấu phân chia công việc của dự án*
Tên dự án: Khu dịch vụ thương mại và nhà ở số 25 Tân Mai
Ngày lập bảng: 07/01/2022

1. Khảo sát xây dựng


1.1. Lập, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dưng
1.2. Lựa chọn nhà thầu
1.3. Lập, phê duyệt phương án kỹ thuật
1.4. Thực hiện khảo sát
1.5. Giám sát công tác khảo sát
1.6. Nghiệm thu phê duyệt kết quả KSXD
2. Thiết kế
2.1. Lập nhiệm vụ thiết kế XDCT
2.2. Lựa chọn nhà thầu thiết kế XDCT
2.3. Thiết kế XDCT
2.4. Thẩm định thiết kế
2.5. Phê duyệt thiết kế
3. Thi công hạng mục công trình
3.1. Lựa chọn nhà thầu
3.2. Hạng mục xây nhà điều hành
3.2.1. Phần ngầm
3.2.1.1. Thi công cọc
3.2.2. Phần thân
3.2.2.1. Thi công cột
3.2.2.2. Thi công dầm sàn
3.2.3. Hoàn thiện phần ngầm, phần thân
3.2.4. Phần điện, nước
3.2.5. Chống sét, điều hòa, thông gió
3.2.6. Lắp đặt thiết bị
4. Kết thúc, nghiệm thu bàn giao

b. Lập từ điển cơ cấu phân chia công việc của dự án (từ điển WBS)
Bảng 1.7. Từ điển cơ cấu phân chia công việc của dự án
Tên dự án: Khu dịch vụ thương mại và nhà ở số 25 Tân Mai
Ngày lập kế hoạch: 07/01/2022
Gói công việc 1 : Thi công phần móng

Gói công việc: Phần cột Mã số: 1

Mô tả công việc: Tất cả công việc liên Các giả định và ràng buộc:
quan đến phần thi công cột: Lắp cốt - Hoàn thành đúng tiến độ.
thép cột, lắp ván khuôn cột, đổ bê tông
cột - Chất lượng phải đảm bảo theo yêu cầu.
- Các thiết bị mua phải đảm bảo
- Có đủ ngân sách thực hiện

Các mốc tiến độ: Ngày đến hạn


1. Lắp cốt thép cột
2. Lắp ván khuôn cột
3. Đổ bê tông cột

Nhân công
Mã công Công Nguồn Số Tổng chi phí
việc việc lực lượn Đơn giá Thành tiền
g

Kỹ sư
Lắp cốt giám sát
thép thi công, 5 16.000.000 80.000.000
cột kỹ sư kỹ
thuật

Kỹ sư
Lắp
giám sát 265.000.000
ván
thi công, 5 16.000.000 80.000.000
khuôn
kỹ sư kỹ
cột
thuật

Đổ bê Kỹ sư
tông giám sát 7 15.000.000 105.000.000
cột thi công
Yêu cầu chất lượng:
- Về thi công bê tông

+Không làm sai lệch vị trí cốt thép, vị trí cốt pha và chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt
thép.
+ Không dùng đầm dùi để dịch chuyển ngang bê tông trong cốp pha;
+Bê tông phải được đổ liên tục cho tới khi hoàn thành một kết cấu nào đó theo quy
định của thiết kế

-Về công tác lắp dựng cốt thép


+Cốt thép dùng trong thiết kế bê tông cốt thép phải đảm bảo các yêu cầu của thiết
kế.

+ Không nên sử dụng trong cùng một công trình nhiều loại thép có hình dáng và
kích thước hình học như nhau, nhưng tính chất cơ lý khác nhau.

Yêu cầu nghiệm thu:

-Công tác ván khuôn

+Ng nghiệm thu cốt thép , ván khuôn , bê tông để chất lượng đài móng không bị ảnh
hưởng về sau

+ Biên bản thi công và kiểm tra cốt thép bê tông đài cọc;

+ Biên bản về cốt neo giữa đầu cọc với đài cọc, cự ly mép biên của cọc ở mép đài,
lớp bảo vệ cốt thép đài cọc;

+ Bản ghi về độ dày, bề dài và bề rộng của đài cọc và tình hình ngoại quan của đài
cọc.

Thông tin kỹ thuật:

Thông tin hợp đồng:


- Các bên ký kết hợp đồng:
- Ngày kí kết hợp đồng/ Ngày kết thúc hợp đồng
- Nội dung của hợp đồng

Gói công việc số 2 Ngày lập kế hoạch: 07/01/2022


Gói công việc: Hệ thống cung cấp Mã số: 2
điện cho công trình

Mô tả công việc: Lắp đặt hệ thống Các giả định và ràng buộc:
cấp điện cho công trình - Hoàn thành đúng tiến độ.
- Chất lượng phải đảm bảo theo yêu cầu.
- Các thiết bị mua phải đảm bảo
- Có đủ ngân sách thực hiện

Các mốc tiến độ: Ngày đến hạn


1. Lắp đặt tủ điện
2. Lắp đặt các thiết bị điện

Nhân công
Công Nguồn
Mã Số Tổng chi phí
việc lực Đơn giá Thành tiền
lượng

Kỹ sư 212.000.000
Lắp đặt
giám sát,
1 tủ điện 2 14.000.000 28.000.000
kỹ sư kỹ
tổng
thuật

Hệ
thống Kĩ sư
máy giám sát,
2 2 14.000.000 28.000.000
phát kĩ sư kĩ
điện sự thuật
cố.

Hệ
thống
Kĩ sư kĩ
3 đo đếm 4 12.000000 48.000.000
thuật
điện
năng.

4 Hệ Kĩ sư kĩ 5 12.000000 60.000.000
thống thuật
cấp
nguồn
cho đèn
và ổ
cắm

Hệ
thống
cấp
nguồn
Kĩ sư kĩ
5 cho các 4 12.000000 48.000.000
thuật
thiết bị
phục vụ
sinh
hoạt.

Yêu cầu chất lượng:


Các thiết bị lắp đặt đúng theo yêu cầu thiết kế và sử dụng tốt

Yêu cầu nghiệm thu:

- Bên giao thầu chỉ nghiệm thu các sản phẩm của hợp đồng nếu sản phẩm đảm bảo
yêu cầu về chất lượng

- Phải căn cứ vào các bản vẽ thiết kế, thuyết minh kĩ thuật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn
theo quy định của nhà nước có liên quan.

- Phải có hồ sơ nghiệm thu

Thông tin kỹ thuật:

Thông tin hợp đồng:


- Các bên ký kết hợp đồng:
- Ngày kí kết hợp đồng/ Ngày kết thúc hợp đồng
- Nội dung của hợp đồng

Gói công việc số 3 Ngày lập kế hoạch: 07/01/2022

Gói công việc: Hệ thống cấp nước Mã số: 3


dự án

Mô tả công việc: Lắp đặt hệ thống Các giả định và ràng buộc:
cấp nước cho công trình - Hoàn thành đúng tiến độ.
- Chất lượng phải đảm bảo theo yêu cầu.
- Các thiết bị mua phải đảm bảo
- Có đủ ngân sách thực hiện

Các mốc tiến độ: Ngày đến hạn


1. Lắp đặt hệ thống cấp nước
2. Lắp đặt hệ thống thoát nước

Nhân công
Công Nguồn
Mã Số Tổng chi phí
việc lực Đơn giá Thành tiền
lượng

Lắp đặt
Kỹ sư
đường
giám
ống dẫn
1 sát, kỹ 4 9.000.000 36.000.000
nước từ
sư kỹ
trạm
thuật
bơm

Kỹ sư
Lắp đặt
giám
đường
2 sát, kỹ 5 9.000.000 45.000.000
ống cấp
sư kỹ
nước
thuật

256.000.000
Lắp đặt
két Kỹ sư
3 3 8.000.000 24.000.000
nước kỹ thuật
trên mái

Lắp đặt
Kỹ sư
4 đồng hồ 2 8.000.000 16.000.000
kỹ thuật
nước

Lắp đặt Kỹ sư
hệ thống giám
5 thoát sát, kỹ 5 9.000.000 45.000.000
nước sư kỹ
rửa thuật
Lắp đặt Kỹ sư
hệ thống giám
6 thoát sát, kỹ 5 9.000.000 45.000.000
nước xí sư kỹ
tiểu thuật

Lắp đặt Kỹ sư
hệ thống giám
7 thoát sát, kỹ 5 9.000.000 45.000.000
nước sư kỹ
mưa thuật

Yêu cầu chất lượng:


Các thiết bị lắp đặt đúng theo yêu cầu thiết kế và sử dụng tốt

Yêu cầu nghiệm thu:

- Bên giao thầu chỉ nghiệm thu các sản phẩm của hợp đồng nếu sản phẩm đảm bảo
yêu cầu về chất lượng

- Phải căn cứ vào các bản vẽ thiết kế, thuyết minh kĩ thuật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn
theo quy định của nhà nước có liên quan.

- Phải có hồ sơ nghiệm thu

Thông tin kỹ thuật:

Thông tin hợp đồng:


- Các bên ký kết hợp đồng:
- Ngày kí kết hợp đồng/ Ngày kết thúc hợp đồng
- Nội dung của hợp đồng
1.4. Kế hoạch quản lý tiến độ thực hiện dự án
1.4.1. Nội dung kế hoạch quản lý tiến độ thực hiện dự án
Bảng 1.8. Kế hoạch quản lý tiến độ thực hiện dự án
Tên dự án: Khu dịch vụ thương mại và nhà ở số 25 Tân Mai
Ngày lập kế hoạch: 08/01/2022
Phương pháp lập tiến độ:

Lập tiến độ bằng tay và bằng công cụ hỗ trợ

Công cụ lập tiến độ:

Autocad, excel , microsoft project,…

Mức độ chính xác Đơn vị đo lường Ngưỡng chấp nhận được

Đo bằng tuần, nửa tháng, Giá trị khối lượng, phần Sai số khoảng 10% ( thời
tháng trăm hoàn thành dự án gian chậm hơn so với tiến
độ)

Báo cáo tiến độ và biểu mẫu báo cáo:

-Báo cáo thông qua biểu mẫu báo cáo: theo sơ đồ ngang
-Mỗi tháng báo cáo 1 lần

Quản lý các quá trình:

Nhận dạng các Quản lý về mặt thời gian


công việc

Sắp xếp trình tự - Mục đích: xác định các công tác cụ thể cần thực hiện để tạo ra
thực hiện kết quả của dự án,tạo ra danh mục công việc. cần chi tiết đủ để
tính được nguồn lực và thời gian để hoàn thành chúng.
- Đầu vào chính: danh mục phạm vi, WBS+ thuyết minh
- Sử dụng phương pháp phân tích để phân tích các gói công việc
thành các công tác cụ thể
- Có thể sử dụng kỹ thuật lập kế hoạch cuốn chiếu

Dự tính độ dài - Sắp xếp thứ tự thực hiện các công việc dựa trên mối quan hệ
thời gian giữa chúng
- 4 mối liên hệ phụ thuộc
+ Bắt buộc: được quy định bởi yêu cầu trong hợp đồng/ quy định
pháp luật hoặc do bản chất công việc
+ Tự do: logic ưu tiên/mềm: dựa trên các kiến thức hoặc kinh
nghiệm.
+ Từ bên ngoài: là quan hệ giữa các hoạt động của dự án và các
hoạt động không thuộc dự án.
+ Từ bên trong: thứ tự ưu tiên các hoạt động
- 4 liên hệ logic (FS,SS,FF,SF), có thể có thời gian dẫn trước và
thời gian trễ

Cập nhật, giám - Theo dõi trạng thái và quản lý các thay đổi đối với hệ tiến độ
sát, và kiểm soát cơ sở.
- Các hoạt động cần thiết:
+ Gây ảnh hưởng đến các nhân tố gây ra thay đổi đối với tiến độ
+ Theo dõi (giám sát việc thực hiện tiến độ)
+ Đo lường, đánh giá kết quả thực hiện tiến độ
+ Quản lý các thay đổi khi chúng xuất hiện

1.4.2. Kế hoạch tiến độ thực hiện dự án


Công việc Thời gian 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
1. Khảo sát xây dựng 6 months
1.1. Lập, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dưng 1 months
1.2. Lựa chọn nhà thầu 1 months
1.3. Lập, phê duyệt phương án kỹ thuật 1 months
1.4. Thực hiện khảo sát 2 months
1.5. Giám sát công tác khảo sát 2 months
1.6. Nghiệm thu phê duyệt kết quả KSXD 1 months
2. Thiết kế 7 months
2.1. Lập nhiệm vụ thiết kế XDCT 1 months
2.2. Lựa chọn nhà thầu thiết kế XDCT 1 months
2.3. Thiết kế XDCT 3 months
2.4. Thẩm định thiết kế 2 months
2.5. Phê duyệt thiết kế 1 months
3. Thi công hạng mục công trình 47 months
3.1. Lựa chọn nhà thầu 1 months
3.2. Hạng mục xây nhà điều hành 1 months
3.2.1. Phần ngầm 5 months
3.2.1.1. Thi công cọc 5 months
3.2.2. Phần thân 40 months
3.2.2.1. Thi công cột 3 months
3.2.2.2. Thi công dầm sàn 3 months
3.2.3. Hoàn thiện phần ngầm, phần thân 30 months
3.2.4. Phần điện, nước 3 months
3.2.5. Chống sét, điều hòa, thông gió 2 months
3.2.6. Lắp đặt thiết bị 4 months
4. Kết thúc, nghiệm thu bàn giao 3 months
Công việc Thời gian 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63
1. Khảo sát xây dựng 6 months
1.1. Lập, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dưng 1 months
1.2. Lựa chọn nhà thầu 1 months
1.3. Lập, phê duyệt phương án kỹ thuật 1 months
1.4. Thực hiện khảo sát 2 months
1.5. Giám sát công tác khảo sát 2 months
1.6. Nghiệm thu phê duyệt kết quả KSXD 1 months
2. Thiết kế 7 months
2.1. Lập nhiệm vụ thiết kế XDCT 1 months
2.2. Lựa chọn nhà thầu thiết kế XDCT 1 months
2.3. Thiết kế XDCT 3 months
2.4. Thẩm định thiết kế 2 months
2.5. Phê duyệt thiết kế 1 months
3. Thi công hạng mục công trình 47 months
3.1. Lựa chọn nhà thầu 1 months
3.2. Hạng mục xây nhà điều hành 1 months
3.2.1. Phần ngầm 5 months
3.2.1.1. Thi công cọc 5 months
3.2.2. Phần thân 40 months
3.2.2.1. Thi công cột 3 months
3.2.2.2. Thi công dầm sàn 3 months
3.2.3. Hoàn thiện phần ngầm, phần thân 30 months
3.2.4. Phần điện, nước 3 months
3.2.5. Chống sét, điều hòa, thông gió 2 months
3.2.6. Lắp đặt thiết bị 4 months
4. Kết thúc, nghiệm thu bàn giao 3 months
1.4.3. Kế hoạch tiến độ chi tiết cho hoạt động tổ chức khảo sát xây dựng
Công việc Thời gian 1 2 3 4 5 6
1. Khảo sát xây dựng 6 months
1.1. Lập, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dưng 1 months
1.2. Lựa chọn nhà thầu 1 months
1.3. Lập, phê duyệt phương án kỹ thuật 1 months
1.4. Thực hiện khảo sát 2 months
1.5. Giám sát công tác khảo sát 2 months
1.6. Nghiệm thu phê duyệt kết quả KSXD 1 months

1.4.4. Kế hoạch tiến độ chi tiết cho hoạt động tổ chức thiết kế, thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế
Công việc Thời gian 7 8 9 10 11 12 13
2. Thiết kế 7 months
2.1. Lập nhiệm vụ thiết kế XDCT 1 months
2.2. Lựa chọn nhà thầu thiết kế XDCT 1 months
2.3. Thiết kế XDCT 3 months
2.4. Thẩm định thiết kế 2 months
2.5. Phê duyệt thiết kế 1 months
1.4.5. Kế hoạch tiến độ chi tiết cho hoạt động tổ chức thi công xây dựng công trình
Công việc Thời gian 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60
3. Thi công hạng mục công trình 47 months
3.1. Lựa chọn nhà thầu 1 months
3.2. Hạng mục xây nhà điều hành 1 months
3.2.1. Phần ngầm 5 months
3.2.1.1. Thi công cọc 5 months
3.2.2. Phần thân 40 months
3.2.2.1. Thi công cột 3 months
3.2.2.2. Thi công dầm sàn 3 months
3.2.3. Hoàn thiện phần ngầm, phần thân 30 months
3.2.4. Phần điện, nước 3 months
3.2.5. Chống sét, điều hòa, thông gió 2 months
3.2.6. Lắp đặt thiết bị 4 months
1.5. Kế hoạch quản lý chi phí dự án
1.5.1. Nội dung kế hoạch quản lý chi phí dự án
Bảng 1.9. Kế hoạch quản lý chi phí dự án
Tên dự án: Khu dịch vụ thương mại và nhà ở số 25 Tân Mai
Ngày lập kế hoạch: 09/01/2022

Mức độ chính xác Đơn vị đo lường Ngưỡng kiểm soát

15% Đồng

Phương pháp đo lường kết quả thực hiện:


Quản lý các quá trình:

Lập dự toán chi - Chi phí xây dựng được xác định bằng cách lập dự toán
phí - Chi phí TB xác định trên cơ sở khối lượng, số lượng thiết bị và
giá mua thiết bị, các chi phí khác liên quan được xác định bằng
dự toán hoặc ước tính chi phí
- Chi phí quản lý dự án: định mức tỷ lệ phần trăm (%) do Bộ
Xây dựng công bố, hoặc bằng dự toán, hoặc sử dụng cơ sở dữ
liệu các dự án tương tự đã thực hiện
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: định mức tỷ lệ phần trăm (%)
do Bộ Xây dựng công bố hoặc ước tính chi phí theo công việc tư
vấn, công trình tương tự đã thực hiện hoặc bằng giá trị hợp đồng
đã ký kết hoặc xác định bằng dự toán
- Chi phí khác được xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm
(%) hoặc bằng dự toán hoặc giá trị hợp đồng đã ký kết
- Chi phí DP khối lượng tính bằng %, DP trượt giá tính trên độ
dài
thời gian XDCT, kế hoạch bố trí vốn và chỉ số giá xây dựng phù
hợp

Thiết lập ngân - Ngân sách được thiết lập có cân nhắc đến giới hạn về vốn của
sách dự án cho cả dự án và trong từng giai đoạn.
- Hệ chi phí cơ sở là phiên bản theo thời gian được phê duyệt của
ngân sách, bỏ qua các khoản dự phòng cấp quản lý (management
reserves)

Cập nhật, giám - Tần suất cập nhật: 1 tháng 1 lần


sát, và kiểm soát
- Quản lý chi phí bằng phương pháp EVM
- Việc cập nhật ngân quỹ bao gồm cả việc ghi chép lại các chi
phí phải bỏ ra trong thực tế cho đến ngày cập nhật.
- Việc theo dõi chi tiêu cần liên hệ với giá trị khối lượng hoàn
thành tương ứng với khoản chi tiêu đó.
- Vấn đề cốt lõi của việc kiểm soát chi phí là quản lý hệ chi phí
cơ sở được phê duyệt và các thay đổi đối với hệ chi phí cơ sở đó.
1.5.2. Dự toán chi phí
Bảng 1.10a. Bảng ngân sách dự án
Tên dự án: Khu dịch vụ thương mại và nhà ở số 25 Tân Mai Ngày lập kế hoạch:09/01/2022

TT KHOẢN MỤC CHI PHÍ CÁCH TÍNH GIÁ TRỊ THUẾ VAT GIÁ TRỊ
TOÁN TRƯỚC THUẾ SAU THUẾ

CÔNG THỨC HỆ SỐ
(%)

I Chi phí xây dựng 140,810,005,463 14,081,000,546 154,891,006,009

1 Xây dựng dân dụng theo bảng 2.1 140,228,103,645 14,022,810,364 154,250,914,009

2 Xây dựng phần hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà theo bảng 2.1 427,356,364 42,735,636 470,092,000

3 Tháo dỡ các công trình cũ 154,545,455 15,454,545 170,000,000

- Phá dỡ mái tôn: 20 triệu Số liệu do phòng Kỹ thuật cung 18,181,818 1,818,182 20,000,000
cấp

- Phá dỡ 1 tầng: 50 triệu 45,454,545 4,545,455 50,000,000

- Dọn dẹp mặt bằng: 20 triệu 18,181,818 1,818,182 20,000,000

- Phá dỡ 3 tầng: 80 triệu 72,727,273 7,272,727 80,000,000

II Chi phí thiết bị 16,269,314,000 1,626,931,400 17,896,245,400


III Chi phí lợi thế thương mại của đất 2935 10,324,700 30,303,000,000 30,303,000,000

IV Chi phí quản lý dự án (Gxl+Gtb)x 1.3804 2,168,396,749 2,168,396,749

V Chi phí tư vấn xây dựng 7,240,343,681 724,034,368 7,964,378,049

1 Chi phí khoan khảo sát địa chất TT 454,545,455 45,454,545 500,000,000

2 Chi phí đạc hiện trạng TT 15,000,000 1,500,000 16,500,000

3 Chi phí lập chỉ giới đường đỏ TT 13,636,364 1,363,636 15,000,000

4 Quan trắc lún công trình TT 90,909,091 9,090,909 100,000,000

5 Chi phí lập dự án đầu tư

Phần xây dựng dân dụng (Gxl+Gtb)x 0.2402 375,956,090 37,595,609 413,551,699

Phần xây dựng hạ tầng (Gxl+Gtb)x 0.5850 2,500,035 250,003 2,750,038

6 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công - dự toán

Chi phí thiết kế bản vẽ thi công-Dự toán phần (Gxl)x 2.2136 3,104,042,470 310,404,247 3,414,446,717
xây dựng dân dụng

Chi phí thiết kế bản vẽ thi công-Dự toán phần (Gxl)x 2.5800 11,025,794 1,102,579 12,128,374
xây dựng hạ tầng kỹ thuật

7 Chi phí thẩm tra TKBVTC

Chi phí thẩm tra TKBVTC phần xây dựng (Gxl)x 0.0770 107,911,667 10,791,167 118,702,833
Chi phí thẩm tra TKBVTC phần HTKT (Gxl)x 0.1520 649,582 64,958 714,540

8 Chi phí thẩm tra dự toán công trình

Chi phí thẩm tra dự toán công trình phần XD (Gxl)x 0.0746 104,542,994 10,454,299 114,997,293

Chi phí thẩm tra dự toán công trình phần (Gxl)x 0.1470 628,214 62,821 691,035
HTKT

9 Chi phí lập hồ sơ y/c, lựa chọn nhà thầu TC , đánh giá HSMTTcông
XD

Chi phí lập hồ sơ y/c, lựa chọn nhà thầu (Gxl)x 0.0719 100,852,282 10,085,228 110,937,510
TC ,đánh giá HSMTTcông phần xây dựng dân
dụng

Chi phí lập hồ sơ y/c, lựa chọn nhà thầu (Gxl)x 0.3000 1,282,069 128,207 1,410,276
TC ,đánh giá HSMTTcông phần xây dựng hạ
tầng kỹ thuật

10 Chi phí lập hồ sơ y/c ,đánh giá h/s mời thầu (Gtb)x 0.2342 38,106,469 3,810,647 41,917,116
cung cấp vật tư TB công trình dân dụng

11 Chi phí giám sát thi công XDctr

Chi phí giám sát thi công XD công trình dân (Gxl)x 1.2293 1,723,843,905 172,384,391 1,896,228,296
dụng

Chi phí giám sát thi công XD công trình hạ (Gxl)x 1.9640 8,393,279 839,328 9,232,607
tầng kỹ thuật
12 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị (Gtb)x 0.5816 94,615,940 9,461,594 104,077,534

13 Lập bản cam kết môi trường TT 9,090,909 909,091 10,000,000

14 Chi phí kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp (Ggs)x 0.2000 346,447,437 34,644,744 381,092,181
chất lượng của công trình

15 Chi phí tư vấn quản lý dự án TT 636,363,636 63,636,364 700,000,000

VI Chi phí khác 3,303,994,054 189,589,400 3,493,583,454

1 Chi phí phòng chống mối công trình TT 272,727,273 27,272,727 300,000,000

2 Chi phí thẩm tra dự toán (Gxl+Gtb)x 0.0239 37,591,328 3,759,133 41,350,461

3 Chi phớ thẩm tra chờ duyệt quyết toán (Gxl+Gtb)x 0.120 188,512,649 18,851,265 207,363,914

4 Chi phớ kiểm toán (Gxl+Gtb)x 0.1686 264,810,814 26,481,081 291,291,895

5 Chi phớ bảo hiểm (Gxl+Gtb)x 0.25 392,698,299 39,269,830 431,968,129

6 Lệ phí bàn giao mốc ( theo quyết định của chủ TT 4,545,455 454,545 5,000,000
đầu tư)

7 Chi phí thí nghiệm nén tĩnh cọc Theo QĐ phê 318,181,818 31,818,182 350,000,000
duyệt của
chủ đầu tư

8 Chi phí thí nghiệm siêu âm & thí nghiệm biến dạng nhỏ Pít 335,599,091 33,559,909 369,159,000
9 Chi phí khánh thành bàn giao công trình TT 45,454,545 4,545,455 50,000,000

10 Phí xây dựng Gxd (x) 1% 1,408,100,055 1,408,100,055

11 Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính Ssd (x)1000 26,681,818 2,668,182 29,350,000

12 Phí thẩm định hồ sơ giao đất 4,545,455 454,545 5,000,000

13 Phí thẩm định bản cam kết môi trường 4,545,455 454,545 5,000,000

VI Lãi vay trong thời gian xây dựng 5,464,299,000 5,464,299,000

VII Chi phí nộp tiền sử dụng đất 2935 x16,000,00 46,960,000,000 46,960,000,000
0

VIII Chi phí dự phòng 10%x(I+...+VII) 24,705,505,395 1,662,155,571 26,914,090,866

Tổng cộng 271,760,559,341 18,283,711,286 296,054,999,527

Làm tròn 296,055,000,000

Tổng giá trị hệ chi phí cơ sở cho dự án: 271,760,559,341


Chi phí dự phòng cấp quản lý: 18,283,711,286
1.5.3. Thiết lập ngân sách dự án
Bảng 1.10b. Bảng tính toán đường chi phí cơ bản

Dự
phòng
MH
Dự toán chi Dự phòng khác
côn Tên gói công Dự phòng Tổng giá trị
phí (nghìn phát sinh khối cho
g việc trượt giá ngân sách
đồng) lượng gói
việc
công
việc

Khảo sát xây


1 631,500,000 63,150,000 0
dựng 31,575,000 726,225,000

Thiết kế xây
2 3,104,042,470 310,404,247 0
dựng 155,202,123 3,569,648,840

140,810,005,4 14,081,000,54 7,040,500,2 161,931,506,2


3 Thi công 0
63 6 73 82

16,269,314,00 18,709,711,10
4 Thiết bị 0
0 1,626,931,400 813,465,700 0
1.6. Kế hoạch quản lý chất lượng thực hiện dự án và chất lượng công trình xây
dựng
1.6.1. Trách nhiệm chất lượng

Tên dự án: Khu dịch vụ thương mại và nhà ở


Ngày lập kế hoạch: 09/01/2022

Vai trò Trách nhiệm

Có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng phù hợp với tính chất, quy
Chủ đầu tư mô và nguồn vốn đầu tư xây dựng trong quá trình thực hiện đầu tư xây
dựng công trình

Người quyết Kiểm tra việc thực hiên quản lý chất lượng xây dựng công trình của
định đầu tư chủ đầu tư và các nhà thầu theo quy định

Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và
mốc giới công trình.
Nhà thầu thi
công Lập và thông báo cho chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan đến hệ
thống quản lý chất lượng, mục tiêu và chính sách đảm bảo chất lượng
công trình của nhà thầu.

Thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống
quản lý chất lượng của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình,
cho các nhà thầu có liên quan biết để phối hợp thực hiện.

Tư vấn giám Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình, kiểm tra sự phù hợp năng
sát lực của nhà thầu thi công, kiểm tra biện pháp thi công

Kiểm soát chất lượng vật liệu đầu vào, giám sát thi công xây dựng
công trình, nghiệm thu công việc xây dựng, thí nghiệm đối chứng,
kiểm định chất lượng,

Yêu cầu chủ đầu tư xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng
công trình thực hiện theo đúng thiết kế.

Phát hiện và thông báo kịp thời cho chủ đầu tư xây dựng công trình về
Nhà thầu
việc thi công sai với thiết kế được duyệt của nhà thầu thi công xây
thiết kế
dựng công trình và kiến nghị biện pháp xử lý.

Chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế xây dựng công trình do mình
thực hiện

 Cách tiếp cận trong việc hoạch định chất lượng:


- Xác định các yêu cầu và tiêu chuẩn chất lượng cho dự án và sản phẩm của nó, và văn
bản hóa cách thức dự án thỏa mãn các yêu cầu chất lượng này.
 Cách tiếp cận trong việc kiểm soát chất lượng:
- Theo dõi và lập hồ sơ lại các kết quả của các hoạt động chất lượng để đánh giá hoạt
động và đề xuất những thay đổi cần thiết.
 Cách tiếp cận trong việc cải tiến chất lượng:
- Theo định kỳ đánh giá hiệu suất tổng thể dự án để đảm bảo dự án sẽ đáp ứng các tiêu
chuẩn chất lượng có liên quan.
Cách tiếp cận trong việc hoạch định chất lượng

Tiếp cận dựa vào chính sách của dự án về chất lượng (tốt nhất là những đặc điểm cụ
thể về phía người tiêu dùng); các tiêu chuẩn và yêu cầu đối với chất lượng sản phẩm.

Cách tiếp cận trong việc kiểm soát chất lượng

- Các cuộc kiểm tra định kỳ và đột xuất


- Sử dụng phiếu kiểm tra , mô tả bằng biểu đồ kết quả của quá trình
- Biểu đồ Pareto biểu diễn các nguyên nhân gây sai lệch, sắp xếp chúng theo thứ tự
tần suất xuất hiện.

Cách tiếp cận trong việc cải tiến chất lượng

- Xây dựng những đòi hỏi cụ thể về cải tiến chất lượng, từ đó xây dựng các kế hoạch
cải tiến chất lượng.

1.6.2. Đo lường chất lượng dự án


Bảng 1.1. Đo lường chất lượng kết quả khảo sát

Tên dự án: Khu dịch vụ thương mại và nhà ở Ngày lập kế hoạch:10/01/2022

Hạng mục/Nội Công cụ đo


TT Khía cạnh đo lường
dung lường

1 Nhiệm vụ khảo sát Mục đích của khảo sát xây dựng Lập nhiệm
xây dựng vụ khảo sát
Phạm vi của khảo sát xây dựng xây dựng
Tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng

Khối lượng các loại công tác khảo sát xây dựng
Thời gian thực hiện khảo sát xây dựng

Cơ sở lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng

Thành phần, khối lượng công tác khảo sát xây


dựng

Phương pháp, thiết bị khảo sát và phòng thí


nghiệm được sử dụng
Phương án kỹ thuật Hợp đồng
2 Tiêu chuẩn khảo sát xây dựng áp dụng
khảo sát xây dựng khảo sát
Tổ chức thực hiện và biện pháp chất lượng của
nhà thầu khảo sát xây dựng

Tiến độ thực hiện

Biện pháp bảo đảm cho người, thiết bị, bảo vệ môi
trường và cảnh quan trong khu vực khảo sát

Kiểm tra năng lực thực tế của nhà thầu khảo sát
xây dựng:năng lực, thiết bị khảo sát tại hiện Quy định
Quản lý chất lượng trường trong hợp
3 công tác khảo sát
Kiểm tra việc thực hiện khảo sát bao gồm: vị trí đồng xây
xây dựng
khảo sát, khối lượng khảo sát, quy trình thực hiện dựng
khảo sát.

Nội dung báo cáo Kết quả, số liệu khảo sát xây dựng sau khi thí
Báo cáo kết
4 kết quả khảo sát xây nghiệm và phân tích, các ý kiến đánh giá,đề
quả khảo sát
dựng xuất.Kiến nghị, kết luận và phụ lục kèm theo

Nhiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng Biên bản
Nghiệm thu, phê
Chủ đầu tư phê duyệt trực tiếp vào bản báo cáo kết nghiệm thu
5 duyệt kết quả khảo
quả khảo sát và có trách nhiệm về kết quả nghiệm báo cáo kết
sát xây dựng
thu của mình quả khảo sát
Bảng 1.2. Đo lường chất lượng kết quả thiết kế

Tên dự án: Khu dịch vụ thương mại và nhà ở Ngày lập kế hoạch: 10/01/2022

Hạng mục/Nội Công cụ đo


TT Khía cạnh đo lường
dung lường

Căn cứ để lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công


trình
Lập nhiệm vụ
Mục tiêu xây dựng công trình thiết kế xây
dựng công
Nhiệm vụ thiết kế
Địa điểm xây dựng công trình trình (phù
1 xây dựng công
hợp với báo
trình Yêu cầu về quy hoạch, cảnh quan và kiến trúc cáo nghiên
công trình cứu tiền khả
thi)
Yêu cầu về quy mô và thời hạn sử dụng công
trình

Thực hiện thiết kế, cử người có đủ năng lực để


chủ trì thiết kế.

Quản lý chất lượng Thực hiện công việc kiểm tra nội bộ chất lượng Các bản thiết
2 công tác thiết kế hồ sơ thiết kế kế xây dựng
xây dựng Trình hồ sơ thiết kế để chủ đầu tư thẩm định, phê công trình
duyệt theo quy định của Luật Xây dựng

Thực hiện điều chỉnh thiết kế theo quy định

Bảng 1.3. Đo lường chất lượng công trình xây dựng (nghiệm thu)
Tên dự án: Khu dịch vụ thương mại văn phòng và nhà ở số 25 Tân Mai
Ngày lập kế hoạch: 10/01/2022

T Hạng mục/Nội dung Khía cạnh đo lường Công cụ đo lường


T

1 Quản lý chất lượng với vật liệu, Vật liệu, sản phẩm, cấu Tiêu chuẩn áp dụng
sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử kiện Thông số thiết kế
dụng

2 Quản lý chất lượng thi công xây Khối lượng, tiến độ, kĩ Nhật kí công
dựng thuật, an toàn trường
3 Nghiệm thu công trình xây dựng Nghiệm thu từng bộ phận, Yêu cầu của chủ
hạng mục, tổng thể công đầu tư, bản vẽ thi
trình công

1.7. Kế hoạch quản lý mua sắm dự án


Trong phạm vi bài tập này, sinh viên lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo các quy định
pháp luật hiện hành.
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập theo mẫu ở Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT.
Mẫu số 1. Mẫu văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu 
I. Mô tả tóm tắt dự án
Phần này giới thiệu khái quát thông tin về dự án như sau:
- Tên dự án: Khu dịch vụ thương mại văn phòng và nhà ở số 25 Tân Mai
- Tổng mức đầu tư: 296,055,000,000 đồng.
- Tên chủ đầu tư: CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
SÔNG ĐÀ
- Nguồn vốn: Vốn tự có, vốn vay ngân hàng,tự huy động của Chủ đầu tư
- Thời gian thực hiện dự án: 63 tháng
- Địa điểm, quy mô dự án:
+ Vị trí: Số 25 Phố Tân Mai-Phường Tân Mai-Quận Hoàng Mai-Thành phố Hà Nội
+ Quy mô xây dựng công trình: Một tòa nhà 17 tầng (chưa tính tầng hầm và tầng kỹ
thuật)
- Loại dự án: Dự án nhóm C
- Phạm vi:
+ Không gian: thành phố Hà Nội
+ Thời gian: 63 tháng ( từ 1/1/2021 – 4
/2026)
- Quy mô dự án:
-Xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật ngoài nha của dự án bao gồm: đường giao
thông nội bộ, sân vườn cảnh quan, hệ thống cấp thoát nước,hệ thống cáp điện.phòng
cháy, môi trường
+ Tổng diện tích khu đất nghiên cứu : 2.935 m2
-Diện tích đất ngoài chỉ giới đường đỏ : 2.886 m2
-Diện tích xây dựng công trình : 1.320 m2
-Diện tích sân đường nội bộ, cây cảnh : 1.566 m2
+ Tổng diện tích sàn: 23.700 m2 (không kể diện tích tầng hầm, tầng kỹ thuật….)
+ Mật độ xây dựng : 45%
+ Hệ số sử dụng đất : 8,07 lần
+ Tầng cao : 17 tầng không kể tầng hầm, tầng kỹ thuật
Thống kê diện tích cụ thể

+ Tầng hầm 1 có diện tích sàn xây dựng :2.706 m2 Tổng :2.706 m2

+ Tầng hầm 2 có diện tích sàn xây dựng :2.706 m2 Tổng :2.706 m2

+ Tầng 1 có diện tích sàn xây dựng :1.320 m2 Tổng :1.320 m2

+ Tầng 2-4 có diện tích sàn xây dựng :1.320 m2 Tổng :4.197 m2

+ Tầng 5-9 có diện tích sàn xây dựng :1.320 m2 Tổng :6.775 m2

+ Tầng 10-17 có diện tích sàn xây dựng :1.320 m2 Tổng :11.408 m2

+ Tầng kỹ thuật có diện tích sàn xây dựng :1.355 m2 Tổng :1.355 m2

+ Tầng sinh hoạt chung có diện tích sàn xây dựng :1.355 m2 Tổng :1.355 m2

Tổng cộng diện tích sàn ( không kể tầng hầm +KT) : Tổng :23.700 m2

Tổng diện tích sàn toàn nhà : Tổng :31.822 m2

- TMĐT: 296,055,000,000 đồng


Vị trí xây dựng công trình
Tổng diện tích khu đất 25 Tân Mai – Quận Hoàng Mai – Hà Nội là 2.935 m2 nằm
trong ranh giới khu đất được cấp cho Công ty cổ phần XNK Nông Lâm sản chế biến.
Hiện Công ty đã ký hợp đồng thuê đất với UBND Thành phố Hà Nội
Khu đất đã được Sở QHKT Hà Nội cấp chỉ giới đường và các số liệu kỹ thuật.
- Phía Bắc giáp Phố Tân Mai đã có quy hoạch mở rộng với mặt cắt rộng 43 mét;
- Phía Nam giáp khu dân cư ;
- Phía Đông giáp ngách 147/2 phố Tân Mai, quy hoạch mặt cắt 11,5 mét;
- Phía Tây giáp lô đất của công ty Licogi 19
. II. Giải trình nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập theo mẫu ở Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT.

Bảng 1.4. Bảng tổng hợp phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Thời
Hình gian
Phương Thời
Tên Giá gói thầu thức lựa bắt đầu
thức lựa Loại hợp gian
gói Nguồn vốn chọn tc lựa
(đồng) chọn nhà đồng thực
thầu nhà chọn
thầu hiện HĐ
thầu nhà
thầu

Gói
Vốn tự
thầu
có,vốn vay
khảo  Một giai
ngân Đấu thầu Tháng Hợp đồng
sát xây 500,000,000 đoạn hai 6 tháng
hàng,vốn tự rộng rãi 1- 2021 trọn gói
dựng túi hồ sơ
huy động
công
của CĐT
trình

Gói Vốn tự
thầu có,vốn vay
thiết kế ngân  Một giai
Đấu thầu Tháng Hợp đồng
công 3,414,446,717 hàng,vốn tự đoạn hai 7 tháng
rộng rãi 7- 2021 tư vấn
trình huy động túi hồ sơ
xây của CĐT
dựng

Gói Vốn tự
thầu thi có,vốn vay
công ngân
hoàn hàng,vốn tự Một giai
Đấu thầu Tháng Hợp đồng
thiện 154,891,006,009 huy động đoạn hai 40 tháng
rộng rãi 8- 2021 trọn gói
công của CĐT túi hồ sơ
trình
xây
dựng
Giải trình nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu
a) Cơ sở phân chia gói thầu
Việc phân chia dự án thành các gói thầu như trên căn cứ vào tính chất của từng hạng
mục công việc có tính độc lập với nhau, bảo đảm khi tổ chức đấu thầu và thực hiện
hợp đồng phù hợp với tiến độ dự án.
b) Giá gói thầu
- Đối với gói số 1, số 2 được tính theo tỷ lệ % của chi phí xây lắp và thiết bị (theo
hướng dẫn của Bộ Xây dựng).
- Đối với gói số 3 giá gói thầu được xác định trên cơ sở dự toán.
c) Nguồn vốn
- Dự án sử dụng toàn bộ là vốn ngân sách nhà nước.
d) Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu
- Do đặc điểm các gói thầu không có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc
thù nên áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi.
- Do đặc điểm các gói thầu không có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, có tính đặc
thù nên lựa chọn phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ.
e) Loại hợp đồng
- Gói thầu là những gói thầu cơ bản nên lựa chọn hình thức hợp đồng trọn gói .
g) Thời gian thực hiện hợp đồng
- Thời gian thực hiện hợp đồng được xác định theo kế hoạch tiến độ của dự án.
CHƯƠNG II. TÌNH HUỐNG KIỂM SOÁT DỰ ÁN
2.1. Tổng quan về phương pháp Quản lí giá trị thu được EVM
Vận dụng bài toán EVM để đánh giá trạng thái dự án và dự báo tình hình dự án với các
giá trị AC, tỷ lệ phần trăm hoàn thành các gói công việc giả định.
Tổng quan về phương pháp Quản lý giá trị thu được EVM
- EVM so sánh khối lượng công việc theo kế hoạch với khối lượng công việc thực tế
đã hoàn thành , để xác định chi phí, tiến độ và công việc đã hoàn thành có tiến triển
như kế hoạch không?
- Dựa trên 3 giá trị chính
 PV (Giá trị kế hoạch) là chi phí kế hoạch cho phần công việc trên tiến độ
tương ứng với một thời gian đang xem xét.
 AC (Chi phí thực tế) là chi phí thực tế đã chi để hoàn thành khối lượng
công việc đã thực hiện trong khoảng thời gian kiểm soát;
 EV (Giá trị thu được): là giá trị ngân sách cho phần việc thực tế đã được
thực hiện trong khoảng thời gian kiểm soát.
- Các giá trị này được tính toán và vẽ thành đồ thị.
- Phương pháp Quản lý giá trị thu được EVM được sử dụng vào những năm 1960 do
Bộ Quốc phòng Mỹ cung cấp bắt đầu bằng tên gọi Hệ thống kiểm soát tiêu chuẩn
Chi phí/Lịch trình (C/SCSC). Năm 1972 C/SCSC được hướng dẫn triển khai sử
dụng ở tất cả chi nhánh quân sự ở Mỹ. Năm 1998 Viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ đã
công bố hướng dẫn rộng rãi cho hệ thống EVM. Ngày nay mô hình EVM được áp
dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, được công nhận bởi nhiều hiệp hội chuyên môn
quốc tế như Viện Quản lý dự án (PMI), Hiệp hội vì sự tiến bộ của Chi phí Kỹ thuật
Quốc tế (AACEI), Hiệp hội Công nghiệp Quốc phòng (NDIA)….
- Sử dụng 1 WBS duy nhất
 Định hướng theo sản phẩm (kết quả)
 Công việc không nằm trong WBS cho ra ngoài phạm vi dự án
 Mỗi mức thấp thể hiện mức độ chi tiết hơn
- Xác định rõ, đầy đủ và chính xác
 Các kết quả (sản phẩm) phải thực hiện
 Khung thời gian cho việc thực hiện mỗi sản phẩm (kết quả)
 Tổng chi phí cho việc hoàn thành mỗi sản phẩm (kết quả)
2.1.1. Các đại lượng trong phương pháp EVM

Hình 2.1: Các đại lượng trong phương pháp EVM


Chú thích:
BAC (Budget At Completion): tổng ngân sách ban đầu (gốc) cho cả DA
VAC (Variance At Completion): độ lệch chi phí cho cả DA (vượt hoặc tiết kiệm chi
phí so với ngân sách)
CV (Cost Variance): độ lệch chi phí
CPI (Cost Performance Index): chỉ số thực hiện chi phí
SV (Schedule Variance): độ lệch tiến độ
SPI (Schedule Performance Index): chỉ số thực hiện TĐ
CSI (Cost Schedule Index): chỉ số kết hợp chi phí – tiến độ
TCPI (To-Complete Performance Index): chỉ số thực hiện cần thiết cho phần việc
còn lại
EAC (Estimate At Completion): Chi phí dự đoán cho cả DA (còn gọi là Dự toán
điều chỉnh gần nhất - Latest Revised Estimate - LRE)
ETC (Estimate To Completion): Chi phí dự tính cho phần việc còn lại
EACt (Time Estimate At Completion): Thời gian dự đoán cho cả DA
PS (Planned Schedule): thời gian kế hoạch
2.1.2. Ước lượng mức hoàn thành công tác
Các phương pháp % hoàn thành của công tác:
- Qui tắc 50-50: Giả định 50% khi công tác đã bắt đầu, 50% còn lại khi công việc hoàn
thành => còn gọi là phần trăm bắt đầu / kết thúc
- Qui tắc 0-100: Chỉ đánh giá công tác hoàn thành khi đã thực hiện xong => cách thận
trọng
- Qui tắc đầu vào chính (critical input): theo lượng đầu vào (nhân công, máy móc)
chính đã dùng => dễ sai thông tin
- Qui tắc tỷ lệ (proportional): chia thời gian [chi phí] kế hoạch [thực tế] đến nay với
tổng thời gian [chi phí] kế hoạch [thực tế] để tính % hoàn thành
 Các phương pháp % hoàn thành của công tác khác:
- Ý kiến của giám viên, chỉ huy trưởng, đốc công
- Đoán hay ước lượng % hoàn thành
- Đơn vị ( vật chất) hoàn thành
- Quy tắc điểm mốc (rules of credit hay incremental milestones)
2.2. Áp dụng phương pháp EVM để kiểm soát dự án
2.2.1. Xử lí các dữ liệu đầu vào
Bảng 2.1. Tiến độ thực hiện dự án theo tỷ lệ hoàn thành của từng công việc
% khối
lượng hoàn
Công việc Ngân sách thành Thời gian 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
1. Khảo sát xây dựng 0,726 100% 6 months 0,12 0,12 0,12 0,12 0,12 0,12
2. Thiết kế 3,569 100% 7 months 0,51 0,51 0,51 0,51 0,51 0,51 0,51
3. Thi công hạng mục công trình 180,640 50,00% 47 months 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84
4. Kết thúc, nghiệm thu bàn giao 3,493 0% 3 months
Giá trị kế hoạch từng thời đoạn 0,12 0,12 0,12 0,12 0,12 0,12 0,51 0,51 0,51 0,51 0,51 0,51 0,51 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84
Giá trị kế hoạch cộng dồn 0,12 0,24 0,36 0,48 0,61 0,73 1,24 1,75 2,26 2,77 3,28 3,79 4,3 8,14 12 15,8 19,7 23,5 27,4 31,2 35 38,9 42,7 46,6 50,4 54,3 58,1 61,9 65,8 69,6

% khối
lượng hoàn
Công việc Ngân sách thành Thời gian 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63
1. Khảo sát xây dựng 0,726 100% 6 months
2. Thiết kế 3,569 100% 7 months
3. Thi công hạng mục công trình 180,640 50% 47 months 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84
4. Kết thúc, nghiệm thu bàn giao 3,493 0% 3 months 1,16 1,16 1,16
Giá trị kế hoạch từng thời đoạn 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 3,84 1,16 1,16 1,16
Giá trị kế hoạch cộng dồn 3,84 7,69 11,5 15,4 19,2 23,1 26,9 30,7 34,6 38,4 42,3 46,1 50 53,8 57,7 61,5 65,3 69,2 73 76,9 80,7 84,6 88,4 92,2 96,1 99,9 104 108 111 115 116 118 119

2.2.2. Xử lý các dữ liệu đầu vào


Sinh viên cần tính toán và vẽ biểu đồ giá trị cho các đại lượng Giá trị kế hoạch PV, Chi phí thực tế AC, Giá trị thu được EV tại thời
điểm kiểm soát.
a. Tính toán PV, AC, EV
- Sinh viên lập bảng tính toán PV, AC theo mẫu sau đây (số liệu trong bảng chỉ có tính chất minh họ
- Tổng ngân sách (BAC) là: 184,210,866,222
- Đến thời điểm kiểm soát 40 tháng thì:
+ Giá trị kế hoạch PV là: 108 tỷ
+ Tổng chi phí thực tế đã chi (AC) là: 119 tỷ
+ Giá trị thu được EV là: sinh viên tính toán giá trị EV theo dữ liệu của mình, có
thể sử dụng mẫu bảng tính sau đây (số liệu trong bảng chỉ mang tính chất minh
họa)

Tên gói Khảo sát Thiết kế xây


Thi công Thiết bị
công việc xây dựng dựng

726,225,00 3,569,648,84 18,709,711,10


Ngân sách 161,931,506,282
0 0 0

% khối
lượng hoàn 60% 50% 66,67% 66,67%
thành

435,735,00 1,784,824,42 107,959,735,238.2 12,473,764,39


EVi ($)
0 0 1 0

EV ($) 122,654,059,048.58

EV =122,654,059,048.58 vnd
b. Vẽ biểu đồ đường PV, AC, EV trên cùng 1 hệ trục tọa độ
2.2.3. Đánh giá trạng thái dự án tại thời điểm kiểm soát
- Tính toán độ lệch tiến độ ở cuối tháng thứ 12:

SV= EV – PV = 122,654,059,048.58 – 108,000,000,000 = 14,654,059,048.58

( tỷ đồng )
- Tính toán chỉ số thực hiện tiến độ ở cuối tháng thứ 40:
SPI= EV/PV = 122/108 = 1.136
=> Về mặt tiến độ: Dự án đang nhanh so với tiến độ kế hoạch do SV >0, SPI >1.
- Tính toán độ lệch chi phí ở cuối tháng thứ 40:

CV= EV – AC = 122,654,059,048.58 – 119,000,000,000 = 3,654,059,048.58

(tỷ đồng).
- Tính toán chỉ số thực hiện chi phí ở cuối tháng thứ 40:

CPI= EV/AC = 122/119 = 1.031

(tỷ đồng)
=> Về mặt chi phí: Dự án không vượt ngân sách do CV > 0, CPI >1.
2.2.4. Dự báo chi phí và thời gian hoàn thành dự án
1. Kịch bản 1 :Công việc còn lại thực hiện đúng kế hoạch.
- Dự báo chi phí hoàn thành dự án:
EAC=AC+BAC-EV=119+184-122=181(tỷ đồng)
Độ lệch chi phí ước lượng: VAC= BAC – EAC =184-181=3(tỷ đồng)
2. Kịch bản 2 : Công việc còn lại thực hiện cùng chỉ số thực hiện chi phí hiện tại.
- Dự báo chi phí hoàn thành dự án:
- EAC= BAC/CPI
Trong đó: BAC: tổng ngân sách
CPI: chỉ số thực hiện chi phí
=> EAC= 181 /1,098 = 21,58 (tỷ đồng)
Vậy, với kết quả tính toán trên ta có:
Độ lệch chi phí ước lượng: VAC= BAC – EAC = 23,7 – 21,58= 2,1153 (tỷ đồng).
=> Dự án có khả năng chi tiêu không vượt ngân sách 2,1153 tỷ đồng.
3. Kịch bản 3 :Công việc còn lại tính theo chỉ số thực hiện chi phí kết hợp với chỉ
số thực hiện tiến độ hiện tại.
- Dự báo chi phí hoàn thành dự án:
EAC=(BAC-EV)/(CPI*SPI)+AC=(23.7-10)/(1.098*1.219)+9.1=19.34(tỷ đồng).
Độ lệch chi phí ước lượng: VAC= BAC – EAC=23.7-19.34=4.36(tỷ đồng)
4. Dự báo thời gian hoàn thành dự án:
EACt= PS/SPI
Trong đó: PS: tiến độ kế hoạch (33 tháng)
SPI: chỉ số thực hiện tiến độ
=> EACt= 19.34/1,031 = 18.76 (tháng)
KẾT LUẬN
- Thời điểm kiểm soát dự án cuối tháng 12 và tại thời điểm đó dự án đang vượt tiến độ
và không bị vượt ngân sách ngân sách.Nếu công việc còn lại
- Kết quả tính toán cho thấy dự án có khả năng vượt tiến độ 5,93 tháng.
- Cả 3 kịch bản dự án đầu tiết kiệm ngân sách trong đó kịch bản 3 dự án tiết kiệm
nhiều nhất (4.36 tỷ đồng), kịch bản 2 tiết kiệm 2.1153 tỷ đồng, kịch bản 1 tiết kiệm 0.9
tỷ đồng.
- Vai trò, ý nghĩa: Quản lí dự án là ngành khoa học nghiên cứu về việc lập kế hoạch,
tổ chức và quản lí, giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án
hoàn thành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất
lượng, đạt được mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề ra.
Qua bài tập lớn làm về Dự án Đầu tư xây dựng Khu dịch vụ thương mại văn
phòng và nhà ở số 25 Tân Mai:
- Nó giúp chúng ta đưa ra công tác quản lí cũng như kế hoạch công tác quản lí trong
xây dựng chi tiết rõ ràng nhất .Bước đầu tiếp cận gián tiếp với kế hoạch quản lí của 1
kĩ sư kinh tế trực tiếp trong tương lai
- Hiểu sâu hơn về môn Quản lí dự án cũng như cách thức phương thức làm một công
tác quản lí dự án thực thụ qua công tác quản lí về chi phí kế hoạch thực hiện dự án
- Thông qua quản lý dự án có thể tránh được những sai sót trong những công trình lớn,
phức tạp. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và không ngừng nâng cao đời
sống nhân dân, nhu cầu xây dựng các dự án công trình quy mô lớn, phức tạp cũng
ngày càng nhiều. Ví dụ, công trình xây dựng các doanh nghiệp lớn, các công trình thúy
lợi, các trạm điện và các công trình phục vụ ngành hàng không. Cho dù là nhà đầu tư
hay người tiếp quản dự án đều khó gánh vác được những tổn thất to lớn do sai lầm
trong quản lý gây ra. Thông qua việc áp dụng phương pháp quản lý dự án khoa học
hiện đại giúp việc thực hiện các dự án công trình lớn, phức tạp đạt được mục tiêu đề ra
một cách thuận lợi.
- Áp dụng phương pháp quản lý dự án sẽ có thể khống chế, điêu tiết hệ thống mục tiêu
dự án. Nhà đầu tư (khách hàng) luôn có rất nhiều mục tiêu đối với một dự án công
trình, những mục tiêu này tạo thành hệ thống mục tiêu của dự án. Trong đó, một số
mục tiêu có thể phân tích định lượng, một số lại không thể phân tích định lượng. Trong
quá trình thực hiện dự án, thường chú trọng đến một số mục tiêu định lượng mà coi
nhẹ những mục tiêu định tính. Chỉ khi áp dụng phương pháp quản lý dự án trong quá
trình thực hiện dự án mới có thể tiến hành điều tiết, phối hợp, khống chế giám sát hệ
thống mục tiêu tổng thể một cách có hiệu quả.

You might also like