You are on page 1of 11

Trường THPT Bình Phú- Q6_TPHCM

NĂM HỌC 2022 – 2023

BÀI THU HOẠT NGOẠI KHOÁ


RỪNG NGUYÊN SINH
PHƯỚC BỬU

Lớp: 11A15 Nhóm


- Tên thành viên - Mã số:
1. Phạm Lê Minh Khuê - 17
2. Võ Hoàng Anh Kiệt - 19
3. Nguyễn Tuyết Nhung- 30
4. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - 34
5. Lê Anh Thư - 36
ẢNH NHÓM TẠI RỪNG PHƯỚC BỬU
Kết quả Nhận xét

HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu Internet, kết hợp kiến thức thu hoạch
được khi đi học tập tại Rừng nguyên sinh, trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Kể tên các loài Thực vật điển hình có ở Rừng nguyên sinh Phước Bửu.
Các nghiên cứu trước đây đã ghi nhận 732 loài thực vật thuộc 123 họ với 14 loài thực vật
quý hiếm như: Cẩm lai bà Rịa, Gỗ, Gỗ mật, Giáng hương, Bình linh nghệ… Trong số 123 họ
đã được ghi nhận thì họ Dầu (Dipterocarpaceae) có tới 13 loài. Đặc biệt trong họ dầu có
loài Dầu cát (Dipterocarpus caudatus) được coi là loài đặc hữu của Khu bảo tồn thiên nhiên
Bình Châu-Phước Bửu. Các nghiên cứu mới nhất về thực vật đã ghi nhận 796 loài thực vật
trong khu bảo.
Câu 2. Chọn một loài Thực vật có trong Rừng nguyên sinh Phước Bửu, tìm hiểu và mô
tả đặc điểm sinh trưởng và phát triển của loài này
-Thực vật: Cây Cơ Nia (Cầy)
-Tên khoa học: Irvingia malayana
-Nguồn gốc: có nguồn gốc ở châu Phi và Đông Nam Á. Tại Việt Nam, cây Cầy phân bố từ
Quảng Nam đến một số tỉnh Nam Bộ và còn mọc ở các đảo Phú Quốc, Côn Đảo nhưng tập
trung chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên.
-Đặc điểm sinh trưởng và phát triển:
+ Là cây gỗ lớn, thường xanh, cao từ 15-30m với đường kính thân 40-60cm.
+ Gốc thường có khía, bạnh vè. Vỏ thân màu nâu hồng hay xám hồng, bong thành mảng rất
nhỏ, thịt vỏ dày 6cm, có sạn màu vàng.
+ Tán cây Cầy hình trứng, rậm rạp, màu xanh thẫm có nhiều cành con màu nâu, nhiều bì
khổng.
+ Lá đơn mọc chụm ở đầu cành, mặt trên lá có màu xanh bóng, mặt dưới màu xanh nhạt.
Phiến lá hình trái xoan, dài từ 9-11cm, rộng 4-5cm, gân bên có từ 10-11 đôi. Điều đặc biệt
khi non lá có màu tím nhạt, cuống lá dài 1-1,2cm
+ Cụm hoa Cầy có dạng chùm, mọc ở nách lá. Hoa nhỏ, màu trắng, có từ 4-5 cánh. Nhị có
triền bao xung quanh, bầu 2 ô.
+ Quả hình trái xoan, dài khoảng 3-4cm, rộng 2,5-2,7cm, khi chín quả có màu vàng nhạt.
Mỗi quả chứa một hạt
-Một số hình ảnh cây Cơ Nia tại rừng nguyên sinh Phước Bửu:

Câu 3. Nêu vai trò của rừng và cây xanh trong môi trường.
- Rừng có vai trò rất lớn trong việc:  chống cát di động ven biển, che chở cho
vùng đất bên trong nội địa, rừng bảo vệ đê biển, cải hóa vùng chua phèn, cung
cấp gỗ, lâm sản, Rừng nơi cư trú của rất nhiều các loài động vật: Động vật rừng
nguồn cung cấp thực phẩm, dược liệu, nguồn gen quý, da lông, sừng thú là
những mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
- Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: ở vùng có đủ rừng
thì dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, nhất là trên đồi núi dốc
tác dụng ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa
và vi sinh vật học của đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì.
- Rừng giữ không khí trong lành: Do chức năng quang hợp của cây xanh, rừng là
một nhà máy sinh học tự nhiên thường xuyên thu nhận CO2 và cung cấp O2.
- Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn…
HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH ẢNH VÀ MẪU VẬT MINH HỌA
Trở về sau chuyến đi thực tế dài 1 ngày trời. Đây là lần đầu tiên chúng em được
tiếp xúc với cách học thực tế thông qua chuyến đi ngoại khoá tham quan Rừng
Bình Châu - Phước Bửu, Bà Rịa - Vũng Tàu. Một chuyến đi đầy ý nghĩa, tích cực
đã mang đến cho chúng em những cảm xúc ấn tượng khó tả. Lần đầu chúng em
được đi xa và đi cùng nhau như thế. Đến địa điểm tham quan rừng Phước Bửu là
nơi vô cùng thú vị, đặc sắc và sinh động. Khu bảo tồn thì sạch sẽ, thoáng đãng,
rộng rãi. Ít khi chúng em được đi xa khỏi những sự tấp nập, ồn ào đầy khói bụi
của thành phố. Chuyến đi lần này đã cho chúng em cảm giác được sự tươi mới,
tự do, trút bỏ những gánh nặng đời thường để hoà mình với thiên nhiên. Bước
vào rừng không khí trong lành, những cơn gió thoáng qua nhẹ nhàng, những tia
nắng xuyên qua những tán lá khiến mọi thứ thật thơ mộng đúng như trong tưởng
tượng của chúng em trước khi đi chuyến ngoại khoá này. Tiếp đến là phòng
trưng bày ở tầng 2 rất phong phú và đa dạng về sách ghi chép các loài động thực
vật, mô hình sinh động, đặc sắc tạo cho học sinh có thêm nhiều khoái cảm. Trong
suốt hành trình chuyến đi chúng em đã gặp được một em cún rất dễ thương và
dạn người. Và thật vui khi chúng em được tiếp xúc với các anh hướng dẫn viên
của đoàn và thầy đã nhiệt tình, vui vẻ giúp đỡ chúng em hết mức để có thể đưa
chúng em đến gần hơn với thiên nhiên, được tìm hiểu những loài cây mà trước
đây chưa từng biết đến. Mọi người đã rất cố gắng để giúp chúng em có 1 chuyến
đi đầy ý nghĩa, có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Sau chuyến đi đã đọng lại trong
mỗi chúng em nhiều cảm xúc khó tả, những kỉ niệm đẹp khi được ở cùng nhau,
cùng nhau đi xa, chụp những tấm ảnh kỉ niệm, học hỏi tham quan và không thể
thiếu là những tiếng cười rộn rã. Chúng em rất biết ơn vì đã tạo cơ hội cho chúng
em được đi chơi, học tập đã kéo chúng em ra khỏi cuộc sống ngày thường và hoà
hợp với thiên nhiên.
-Hình ảnh và mẫu vật:
+Hình ảnh:

Tên: QOAO Bình Châu


Tên khoa học: Stereopermum
binhchauensis
Họ: Qoao: Bignoniaceae
Thời điểm tìm thấy: 2015

Tên: Trâm sanh

Tên khoa học: Ardisia cambodiana Pierre


ex Pit

Họ: Myrsinaceae

Ngày lấy: 4/2000


Tên loài: Gekko gecko

Tên thông thường: Tắc kè

Họ: Gekkonidae

Bộ: Squamata

Lớp: Reptilia

Tên loài: Xenochrophis flavipunctatus

Tên thông thường: Rắn nước đốm vàng

Họ: Natricidae

Bộ: Squamata

Lớp: Reptilia

You might also like