You are on page 1of 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA HÓA HỌC

----------

BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CHUYÊN NGÀNH HÓA HỮU CƠ

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA


ĐỊA Y LOBARIA PULMONARIA (LOBARIACEA)
THU HÁI Ở TỈNH LÂM ĐỒNG

Giáo viên hướng dẫn: Ths. Dương Thúc Huy

Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Thùy An


Trương Thị Diễm
Nguyễn Công Dương
Nguyễn Thị Giang
Lê Hồng Bảo Ngọc

TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2014


MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Một số địa y dạng bột (crustose) .

Hình 2. Một số địa y hình lá (foliose)

Hình 3. Một số địa y dạng sợi (fructicose)

Hình 4. Địa y Lobaria amplissima

Hình 5. Địa y Lobaria virens

Hình 6. Địa y Lobaria srobiculata

Hình 7. Địa y Lobaria pulmonaria được thu hái tại tỉnh Lâm Đồng

DANH MỤC BẢNG

LỜI CẢM ƠN
****
Để hoàn thành Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học này, đầu tiên em xin chân thành
cảm ơn giáo viên hướng dẫn là Thầy Dương Thúc Huy, giảng viên chuyên
nghành hóa hữu cơ khoa hóa, trường Đại Học Sư Phạm TP.HCM, đã hướng dẫn chúng
em làm đề tài này, đặc biệt chúng em xin chân thành cảm ơn PGS. Ts. Nguyễn Kim Phi
Phụng và Ths. Nguyễn Thị Mỹ Dung đã trực tiếp hướng dẫn chúng em làm đề tài nghiên
cứu này. Để có những thiết bị đo đạt và làm thực nghiệm, chúng em cũng chân thành cám

Trang 2
Trang 2
ơn Khoa Hóa – Trường Khoa Học Tự Nhiên đã cho chúng em sử dụng để hoàn thành đề
tài nghiên cứu này.
Cuối lời em xin chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục cống hiến cho
sự nghiệp giáo dục và luôn là tấm gương sáng cho chúng em noi theo.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP. HCM, Ngày 22 Tháng 04 Năm 2014
Nhóm SV thực hiện đề tài

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Địa y là một dạng cơ thể phức tạp được tạo nên từ nhiều thành phần khác nhau.
Thành phần chính trong địa y thường là nấm. Nấm không thể tự tạo ra nguồn thức ăn cho
mình nên chúng thường sống cộng sinh với một thành phần khác hoặc sống hoại sinh.
Nấm trong địa y (thuộc giới Nấm) thường cộng sinh với một thành phần khác, thành
phần này có khả năng tạo ra nguồn dinh dưỡng thông qua quá trình quang hợp. Đôi khi
thành phần này là tảo, khi khác lại là vi khuẩn lam, cũng có khi là bao gồm cả hai loại
trên.[17]
Mỗi loài địa y cần điều kiện sống và phát triển khác nhau. Một số địa y chỉ phát
triển trên giá thể có tính acid, một số khác phát triển trên giá thể có tính baz hoặc trung
tính. Các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…đều có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát
triển của các loài địa y. Nhờ có các điều kiện sống đa dạng mà địa y có mặt ở khắp nơi
trên thế giới, từ những môi trường quen thuộc (trong rừng, trên tường…) đến những môi
trường sống khắc nghiệt (hai vùng cực, đỉnh núi, sa mạc…).[1]

Địa y tăng trưởng với một tốc độ rất chậm. Địa y dạng bột tăng trưởng từ 0.1 đến
1 mm/năm, địa y dạng lá tăng trưởng từ 2-4 cm/năm. Địa y rất nhạy cảm với ô nhiễm

Trang 3
Trang 3

You might also like