You are on page 1of 12

ĐỀ CƯƠNG ĐỊA LÝ 10

I. Thuỷ quyển
 Khái niệm: Thủy quyển là lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước trong các
biến, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển
 Các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước của sông:
- Chế độ mưa: vùng khí hậu nóng và nơi địa hình thấp ôn đới, mưa là nguồn
cung cấp nước cho sông
- Băng tuyết: nơi miền ôn đới lạnh băng tuyết tan là nguồn cung cấp nước cho
sông
- Nước ngầm: có vai trò điều hòa chế dộ nước sông
- Địa thế: + ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy của sông
+ hướng của sông ngòi
- Thực vật: có vai trò điều hòa chế độ nước sông
- Hồ đầm: có vai trò điều hòa chế độ nước sông
 Sóng biển:
- Khái niệm: Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng
đứng.

- Nguyên nhân: Chủ yếu do gió, gió càng  mạnh, sóng càng to. Ngoài ra còn
do tác động của động đất, núi lửa phun ngầm, bão,...

- Sóng bạc đầu: Những giọt nước biển chuyển động lên cao khi rơi xuống va
đập vào nhau, vỡ tung tóe tạo thành bọt trắng.

- Sóng thần: Là sóng thường có chiều cao 20- 40m, truyền theo chiều ngang
với tốc độ 400 - 800km/h.
       + Nguyên nhân: do động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy biển, bão.
       + Tác hại:có sức tàn phá khủng khiếp.
 Thủy triều:
- Khái niệm: Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của
các khối nước trong các biển và đại dương.

- Nguyên nhân: Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt
Trời.
- Đặc điểm:
        + Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm thẳng hàng (lực hút kết hợp).
Thủy triều lớn nhất (triều cường, ngày 1 và 15: không trăng, trăng tròn).
        + Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời ở vị trí vuông góc (lực hút đối
nghịch). Thủy triều kém nhất ( triều kém, ngày 8 và 23: trăng khuyết)
II. Thổ nhưỡng quyển
 Đất ( thổ nhưỡng ):
- Khái niệm: Thổ nhưỡng (đất) là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được
đặc trưng bởi độ phì.
 Sinh quyển:
 Khái niệm: Sinh quyển là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh
vật sinh sống.
– Phạm vi của sinh quyển:
+ Giới hạn phía trên : Là nơi tiếp giáp tầng ô dôn của khí quyển (đến 22
km).
+ Giới hạn phía dưới : Xuống tận đáy đại dương (sâu nhất >11 km), ở lục
địa xuống tới đáy của lớp vỏ phong hóa.
- Sinh vật không phân bố đồng đều, chỉ tập trung vào nơi có thảm thực vật
mọc
 Giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ thuỷ quyển, phần thấp của khí
quyển, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hoá.
 Các nhân tố hình thành đất
1. Đá mẹ
Là những sản phẩm phong hóa từ đá gốc, cung cấp chất vô cơ cho đất, quyết
định thành phần cơ giới, khoáng vật, ảnh hưởng trực tiếp tính chất lí, hóa
của đất.
Ví dụ :
+ Từ đá macma axit như như granit thì có màu xám, chua, nhiều cát.
+ Từ đá macma bazơ như đá vôi và đá bazan có màu nâu đỏ, nhiều chất dinh
dưỡng.

- 2. Khí hậu
– Ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố nhiệt, ẩm.
– Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá hủy thành những sản
phẩm phong hóa, rồi sau đó tiếp tục bị phong hóa thành đất.
– Nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng tới sự hào tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất
trong các tầng đất, đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng
hợp chất hữu cơ cho đất.
– Ảnh hưởng gián tiếp qua chuỗi tác động: Thực vật sinh trưởng tốt sẽ hạn
chế việc xói mòn đất, đồng hời cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất.

- 3. Sinh vật
– Đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất.
+ Thực vât: Cung cấp vật chất hữu cơ, rễ phá hủy đá.
+ Vi sinh vật: Phân giải xác súc vật tạo mùn.
+ Động vật: sống trong đất là biến đổi tính chất đất (giun, kiến, mối).

- 4. Địa hình
– Địa hình dốc: đất bị xói mòn, tầng phong hóa mỏng.
– Địa hình bằng phẳng: bồi tụ là chủ yếu , tầng phong hóa dày.
=> Địa hình: Ảnh hưởng đến khí hậu để tạo ra các vành đai đất khác nhau
theo độ cao.

- 5. Thời gian
– Thời gian hình thành đất là tuổi đất.
– Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình
thành đất dài hay ngắn, còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.
+ Vùng nhiệt đới, cận nhiệt: đất nhiều tuổi.
+ Vùng ôn đới, cực: đất ít tuổi.

- 6. Con người
– Hoạt động tích cực: nâng độ phì cho đất, chống xói mòn.
– Hoạt động tiêu cực: đốt rừng làm nương rẫy, xói mòn đất.

III. Sinh quyển. Sự phân bố sv và Đất trên TĐ

 Sự phân bố sinh vật và đất trên trái đất

- Theo vĩ độ: Ở các vĩ độ khác nhau thì có các kiểu khí hậu khác nhau nên
hình thành các kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính khác nhau

MT Kiểu khí hậu Kiểu thảm TV Nhóm đất


Phân bố
địa lí chính chính chính

Đới Cận cực lục Đài nguyên (rêu, Đài 600 Bắc trở lên,
lạnh địa địa y) nguyên rìa Âu-Á,B Mĩ
- Ôn đới LĐ - Pốtzôn
- Rừng lá kim
   
  - Châu Mĩ,
- Ôn đới HD - Nâu và
- Rừng lá xám - Châu Âu -Á,
 
rộng,rừng hỗn
  - Oxtrâylia
  hợp
- Đen
Đới ôn - Ôn đới LĐ - Thảo nguyên
hòa (nửa khô hạn)  

- Cận nhiệt  - Rừng cận nhiệt - Đỏ vàng


gió mùa ẩm
 
- Cận nhiệt - Rừng cây bụi lá
- Nâu đỏ  
Địa Trung Hải cứng cận nhiệt
 
- Cận nhiệt lục - Bán hoang mạc
địa và hoang mạc - Xám

- Nhiệt đới lục - Nâu đỏ - Châu Mĩ


địa - Bán hoang mạc,
hoang mạc, xavan   - Châu Á
Đới  
- Rừng nhiệt đới - Đỏ vàng  - Oxtrâylia
nóng - Cận xích ẩm
đạo, gió mùa    
- Rừng xích đạo
- Xích đạo - Đỏ vàng - Châu Phi

- Theo độ cao: Ở những độ cao khác nhau thì hình thành các kiểu khí hậu
khác nhau nên sẽ có những vành đai thực vật, đất tương ứng

- Nguyên nhân: Do sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa theo độ cao.
  → sự thay đổi của đất và sinh vật.
Ví dụ: Sườn tây dãy Cápca
Độ Cao (m) Vành đai thực vật Đất

0 – 500 Rừng sồi(lá rộng) Đất đỏ cận nhiệt


500-1200 Rừng dẻ(lá rộng) Đất nâu

Rừng lãm sanh(lá


1200- 1600 Đất Pốtdôn
kim)

1600-2000 đồng cỏ núi đất đồng cỏ

2000-2800 Địa y Đất sơ đẳng

> 2800 Băng tuyết Băng tuyết

 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật

1. Khí hậu

- Nhiệt độ:

+ Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định.

+ Nhiệt độ thích hợp, sinh vật phát triển nhanh, thuận lợi.

- Nước và độ ẩm không khí: là môi trường thuận lợi, sinh vật phát triển mạnh.
- Ánh sáng:
+ Quyết định quá trình quang hợp của cây xanh.
+ Cây ưa sáng phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng, những cây chịu bóng
thường sống trong bóng râm.
2. Đất
- Đặc điểm: Các đặc tính lí, hóa, độ phì ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố
của thực vật.

Ví dụ: Đất ngập mặn có rừng ngập mặn; đất feralit đỏ vàng có rừng xích đạo, cây
lá rộng; đất chua phèn có cây tràm, cây lác,...

3. Địa hình
- Độ cao: Lên cao nhiệt độ thay đổi, độ ẩm thay đổi, thực vật phân bố thành
vành đai khác nhau.
- Hướng sườn: Hướng sườn có ánh sáng khác nhau, thực vật phân bố khác
nhau.
4. Sinh vật
- Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định sự phân bố, phát triển của động vật.
- Mối quan hệ: Nơi nào thực vật phong phú thì động vật phong phú và ngược
lại.
5. Con người
- Ảnh hưởng đến phạm vi phân bố của sinh vật (mở rộng hay thu hẹp).
Ví dụ:
+ Tích cực: Trồng rừng, mở rộng diện tích rừng.
+ Tiêu cực: Khai thác rừng bừa bãi, rừng thu hẹp
IV. Quy luật địa đới
a) Khái niệm:
- Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và
cảnh quan địa lí theo vĩ độ
- Biểu hiện:

a. Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất


Có 7 vòng đai nhiệt (nóng, ôn hòa, lạnh và băng giá vĩnh cửu)
+ Vòng đai nóng : nằm giữa 2 đường đẳng nhiệt năm +20oC của 2 bán cầu
(khoảng giữa hai vĩ tuyến 30oB và 30oN).
+ Hai vòng đai ôn hòa : ở 2 bán cầu nằm giữa các đường đẳng nhiệt năm +20oC và
đường đẳng nhiệt +10oC của tháng nóng nhất.
+ Hai vòng đai lạnh : ở các vĩ độ cận cực của 2 bán cầu, nằm giữa 2 đường đẳng
nhiệt +10oC và 0oC của tháng nóng nhất.
+ Hai vòng đai băng giá vĩnh cửu : bao quanh cực, nhiệt độ quanh năm đều dưới
0oC.

b. Các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất 


– 7 đai khí áp:
+ 3 đai áp thấp: 1 ở xích đạo, 2 ở ôn đới.
+ 4 đai áp cao: 2 cận chí tuyến, 2 ở cực.
– 6 đới gió: 2 mậu dịch, 2 ôn đới, 2 Đông cực.

c. Các đới khí hậu trên Trái Đất: Có 7 đới khí hậu chính: xích đạo, cận xích đạo,
nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới, cận cực, cực.
d. Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật: 
– Có 10 nhóm đất từ cực đến xích đạo.
– Có 10 kiểu thảm thực vật từ cực đến xích đạo.
– Tuân thủ theo quy luật địa đới.
- Quy luật phi địa đới là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân
bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan
- Biểu hiện:
a. Quy luật đai cao
– Khái niệm: Sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa
hình.
– Nguyên nhân: Giảm nhanh nhiệt độ theo độ cao, sự thay đổi độ ẩm, lượng mưa.
– Biểu hiện: Phân bố vành đai đất, thực vật theo độ cao.
b. Quy luật địa ô
– Khái niệm: Sự thay đổi các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ.
– Nguyên nhân:
+ Sự phân bố đất liền và biển, đại dương -> Khí hậu lục địa bị phân hóa từ đông
sang tây
+ Núi chạy theo hướng kinh tuyến
– Biểu hiện: Thay đổi thảm thực vật theo kinh độ. 

V. Dân cư
- Các thành phần tạo nên sự gia tăng dân số là gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ
học.
- Cơ cấu sinh học
1. Cơ cấu dân số theo giới
- Khái niệm: Là biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng
số dân (đơn vị: %).
- Công thức:

- Đặc điểm:
   + Cơ cấu dân số theo giới có sự biến động theo thời gian, từng nước, từng khu
vực.
   + Nước phát triển nữ nhiều hơn nam và ngược lại.
- Nguyên nhân: Trình độ phát triển kinh tế, chuyển cư, tuổi thọ trung bình nữ lớn
hơn nam.
- Ảnh hưởng của cơ cấu dân số: Ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống
xã hội, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia...
2. Cơ cấu dân số theo tuổi
- Khái niệm: Là tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất
định.
- Đặc điểm: Thể hiện tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển của dân số và
nguồn lao động của một nước.
- Phân loại: Có ba nhóm tuổi trên thế giới:
   + Nhóm dưới tuổi lao động: 0 - 14 tuổi.
   + Nhóm tuổi lao động:15 -59 (đến 64 tuổi).
   + Nhóm trên tuổi lao động:Trên 60 (hoặc 65) tuổi.
- Để nghiên cứu cơ cấu sinh học, người ta thường sử dụng tháp dân số( hay
tháp tuổi). 
+ Tháp dân số:
   +)Phân loại: Có 3 kiểu tháp (mở rộng, thu hẹp, ổn định).
   +) Đặc điểm: Thể hiện được tình hình sinh, tử, gia tăng dân số, tuổi thọ trung
bình
 Khái niệm:
- Phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một
lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội
- Đô thị hóa là quá trình kinh tế-xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh
số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong
các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành
thị
- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư
+ Điều kiện tự nhiên: Khí hậu, nước, địa hình, đất, khoáng sản..⟶ thuận lợi thu
hút cư trú.

+ Điều kiện kinh tế – xã hội: Phương thức sản xuất (tính chất nền kinh tế), trình độ
phát triển kinh tế... ⟶ quyết định đến cư trú.

+ Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, cư trú đông, chuyển cư…
VI. Kinh tế và địa lí nông nghiệp
- Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ
thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị
trường... ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho
việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định
- Các nguồn lực
 Vị trí địa lí:
 Tự nhiên
 Kinh tế, chính trị, giao thông
 Tự nhiên:
 Đất
 Khí hậu
 Nước
 Biển
 Sinh vật
 Khoáng vật
 Kinh tế - xã hội:
 Dân số và nguồn lao động
 Vốn
 Thị trường
 Khoa học – kĩ thuật và công nghệ
 Chính sách và xu thế phát triển
- Vai trò:
 Vị trí địa lí -> Thuận lợi hoặc khó khăn cho việc giao lưu giữa các nước.
 Nguồn lực tự nhiên -> Cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất
 Nguồn lực kinh tế - xã hội -> Cơ sở cho việc lựa chọn chiến lược phát triển
kinh tế từng nước.
- Vai trò của một số loại cây chính của ngành trồng trọt, chăn nuôi
 Cây lương thực
 Cung cấp lương thực dưới dạng tinh bột, dinh dưỡng cho người và gia súc.
 Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
 Xuất khẩu có giá trị,...
 Các cây lương thực khác.
 Làm thức ăn cho ngành chăn nuôi.
 Nguyên liệu để nấu rượu, cồn, bia.
 Đối với nhiều nước đang phát triển ở châu Phi và Nam Á còn dùng làm
lương thực cho người.
 Đặc điểm: Dễ tính, không kén đất, không đòi hỏi nhiều phân bón, nhiều
công chăm sóc và đặc biệt có khả năng chịu hạn giỏi.
 Các cây lương thực khác: kê, cao lương, khoai lang, đại mạch, yến
mạch,...
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
 Nhân tố tự nhiên:
 Đất: Ảnh hưởng tới quy mô sản xuất, cơ cấu và phân bố cây trồng, vật nuôi
và năng suất.
 Khí hậu – nước: Ảnh hưởng tới thời vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi, khả năng
xen canh tăng vụ, tính ổn định hay bấp bênh của sản xuất nông nghiệp.
 Sinh vật: Cơ sở để tạo nên các giống cây trồng vật nuôi, cơ sở thức ăn cho
gia súc.
 Nhân tố kinh tế - xã hội:
 Dân cư –lao động: Ảnh hưởng tới cơ cấu và phân bố cây trồng, vật nuôi.
 Sở hữu ruộng đất: Ảnh hưởng đến đường lối phát triển, các hình thức tổ
chức lãnh thổ nông nghiệp.
 Tiến bộ khoa học kĩ thuật: giúp chủ động tron sản xuất, nâng cao năng suất,
chất lượng và sản lượng.
 Thị trường tiêu thụ: Ảnh hưởng tới giá cả nông sản, điều tiết sản xuất và
hướng chuyên môn hóa.
- Vai trò, đặc điểm sinh thái, sự phân bố các cây lương thực
 Cây lương thực
 Cung cấp lương thực dưới dạng tinh bột, dinh dưỡng cho người và gia súc.
 Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
 Xuất khẩu có giá trị,...
 Các cây lương thực khác.
 Làm thức ăn cho ngành chăn nuôi.
 Nguyên liệu để nấu rượu, cồn, bia.
 Đối với nhiều nước đang phát triển ở châu Phi và Nam Á còn dùng làm
lương thực cho người.
 Đặc điểm: Dễ tính, không kén đất, không đòi hỏi nhiều phân bón, nhiều
công chăm sóc và đặc biệt có khả năng chịu hạn giỏi.
 Các cây lương thực khác: kê, cao lương, khoai lang, đại mạch, yến
mạch,...

Lúa gạo

 Đặc điểm sinh thái:


o Ưa khí hậu nóng ẩm, chân ruộng ngập nước.
o Đất phù sa màu mỡ, cần nhiều phân bón.
 Phân bố:
o Các nước trồng nhiều: Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Việt
Nam …
o Các nước xuất khẩu đứng đầu thế giới: Thái Lan, Việt Nam,
Ấn Độ, Hoa Kì.

Lúa mì

 Đặc điểm sinh thái:


o Ưa khí hậu ấm, khô, vào đầu thời kì sinh trưởng cần nhiệt độ
thấp.
o Đất đai màu mỡ, cần nhiều phân bón.
 Phân bố:
o Miền ôn đới và cận nhiệt.
o Nước trồng nhiều: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Pháp, Liên
bang Nga, Canađa, Úc…

Ngô

 Đặc điểm sinh thái:


o Ưa khí hậu nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.
o Dễ thích nghi với sự dao động của khí hậu.
 Phân bố:
o Miền nhiệt đới, cận nhiệt và cả ôn đới nóng.
o Nước trồng nhiều: Hoa Kì, Trung Quốc, Braxin, Mêhicô,
Pháp..

You might also like