You are on page 1of 3

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu


2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận nhằm
tìm ra những luận cứ khoa học của việc xây dựng và tổ chức thực hiện các biện
pháp phòng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng. Luận án cũng nghiên cứu một
cách toàn diện và có hệ thống những vấn đề thực tiễn để chỉ ra những ưu điểm
cũng như những hạn chế, thiếu sót của biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm
tham nhũng trên cơ sở thiết lập, xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp
phòng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng. Từ đó chỉ ra nguyên nhân của những
hạn chế, thiếu sót và đề xuất kiến nghị, hoàn thiện biện pháp phòng ngừa tình hình
tội phạm tham nhũng tại Việt Nam trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đượcmục tiêu nghiên cứu trên, Luận án có các nhiệm vụ nghiên cứu sau
đây:
Một là, phân tích, luận giải, làm rõ những vấn đề lý luận về biện pháp
phòng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng;
Hai là, khảo sát, đánh giá thực trạng xây dựng và tổ chức triển khai các
biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng tại Việt Nam, qua đó chỉ ra
những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó;
Ba là, đưa ra dự báo các yếu tố tác động đến xây dựng và tổ chức thực hiện
biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng tại Việt Nam; xây dựng các
yêu cầu và đề xuất các kiến nghị đổi mới, hoàn thiện các biện pháp phòng ngừa
tình hình tội phạm tham nhũng nhằm tăng cường hiệu quả phòng chống tội phạm
tham nhũng của Việt Nam.trong thời gian tới.

4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là các quan điểm lý luận, các quy
định của pháp luật và thực trạng xây dựng, tổ chức thực hiện biện pháp phòng
ngừa tình hình tội phạm tham nhũng của Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hai nhóm biện pháp
phòng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng: biện pháp phòng ngừa xã hội và
phòng ngừa nghiệp vụ.
Phạm vi về thời gian và không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng xây
dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm tham
nhũng
trên phạm vi cả nước trong vòng 10 năm gần đây (từ năm 2010 đến năm 2020).
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Phương pháp luận của luận án là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta trong đấu tranh phòng,
chống tội
phạm nói chung và đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng nói riêng; các
học thuyết
về phòng ngừa tội phạm, biện pháp phòng ngừa tội phạm của tội phạm học hiện
đại.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận án sử dụng các phương
pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học xã hội.
- Các phương pháp hệ thống, khảo sát, phân tích, bình luận, suy luận lôgic, so
sánh, tổng hợp được sử dụng để làm rõ tổng quan tình hình nghiên cứu của luận án

chương 1 nhằm rút ra được những kết quả đạt được của các công trình nghiên cứu

liên quan đến đề tài luận án và các vấn đề đặt ra cho luận án tiếp tục nghiên cứu.
- Các phương pháp lịch sử cụ thể, nghiên cứu tài liệu, phân tích, quy nạp, diễn
dịch, hệ thống hóa, so sánh được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu các vấn đề về lý
luận tại
chương 2 nhằm làm rõ các khái niệm, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của các biện pháp
phòng
ngừa tình hình tội phạm tham nhũng; phân biệt các biện pháp phòng ngừa tình hình
tội
phạm tham nhũng với các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm khác...
- Các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, điều tra xã hội
học được sử dụng nghiên cứu trong chương 3 nhằm: 1) khái quát thực trạng xây
dựng các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng ở Việt Nam trong

giai đoạn 2010-2020; 2) phân tích thực tiễn tổ chức thực hiện các biện pháp phòng
ngừa tình hình tội phạm tham nhũng ở Việt Nam giai đoạn 2010-2020; 3) đánh giá
tình hình tội phạm tham nhũng ở Việt Nam hiện nay: nhìn từ kết quả của việc áp
dụng các biện pháp phòng ngừa; 4) đánh giá những kết quả tích cực, những hạn
chế của các biện pháp phòng ngừa và nguyên nhân của các hạn chế để làm căn cứ
đề xuất các giải pháp trong chương 4.
- Các phương pháp phân tích, hệ thống được sử dụng trong chương 4 để làm rõ
các quan điểm, giải pháp nhằm bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật đối
với
các tội phạm tham nhũng phù hợp với yêu cầu đấu tranh PCTN ở Việt Nam.
5. Những điểm mới của luận án
- Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu về pháp luật PCTN
trước đó, luận án đã làm rõ hơn khái niệm, đặc trưng và vai trò của các biện pháp
phòng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng. Bên cạnh đó, luận án cũng làm rõ cơ
sở
xây dựng, các nguyên tắc xây dựng, nội dung và mục tiêu xây dựng các biện pháp
phòng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng. Từ đó, luận án nêu ra ý nghĩa của việc
thực thi các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng một cách có hệ
thống, cụ thể, và sâu sắc.
- Luận án đã chỉ ra được những mặt tích cực, hiệu quả cần phát huy và
những hạn chế của các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm đã áp dụng trong
những năm qua để làm cơ sở cho việc đổi mới hoàn thiện trong thời gian tới.
- Luận án đã đưa ra một số dự báo và đề xuất được các giải pháp có giá trị
tham khảo cao và cần được lưu ý trong quá trình phòng ngừa tình hình tội phạm
tham nhũng tại Việt Nam trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về mặt lý luận, luận án đưa ra góc nhìn đa chiều, toàn diện về vấn đề thực
thi các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng ở Việt Nam hiện
nay; xây dựng khung lý thuyết cơ bản để nhận diện dấu hiệu đặc trưng cũng như
vai trò của các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng ở Việt Nam
hiện nay; cung cấp những luận cứ khoa học cho việc đổi mới, hoàn thiện và triển
khai hiệu quả các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng.
- Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu về thực trạng thực thi các biện pháp
phòng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng của Việt Nam hiện nay cung cấp cho
các nhà nghiên cứu, các cơ quan thực thi pháp luật PCTN... những thông tin toàn

You might also like