You are on page 1of 16

CÁC DẠNG BÀI TẬP MÔN LÝ SINH

DẠNG DỄ NHÓM I:

1. Một người khối lượng 60 kg đứng kiễng chân, cho rằng trọng lượng người đó phân bố đều trên hai chân. Biết
điểm bám gân gót (Achilles), khớp cổ chân và điểm tựa lên đất của bàn chân có vị trí tương đối với nhau như
hình vẽ. Tính lực co cơ F dọc theo gân gót (Achilles)

2. Điểm bám của cơ nhị đầu vào xương cẳng tay cách khớp khuỷu là R M= 6 cm. Tay đang giữ một vật khối lượng 6
kg cách khuỷu tay RW= 36 cm. Hãy tính lực co cơ nhị đầu F để giữ vật nặng trên khi tư thế tay được mô tả trên
hình vẽ, cẳng tay tạo với phương thẳng đứng góc 
3. Điểm bám của cơ nhị đầu vào xương cẳng tay cách khớp khuỷu là h = 8 cm. Tay đang kéo lực kế vị trí cách
khớp L = 36 cm. Hãy tính lực co cơ khi lực kế chỉ F = 100 N và tư thế tay được mô tả trên hình vẽ
4. Điểm bám của cơ nhị đầu vào xương cẳng tay cách khớp khuỷu là R M= 5 cm. Tay đang giữ một vật khối lượng 8
kg cách khuỷu tay RW= 35 cm. Hãy tính lực co cơ FM khi tay giữ vật nặng và cẳng tay hạ xuống so với phương
ngang là 450
5. Trong bài tập cho cơ ba đầu như hình vẽ, biết khoảng cách từ khớp khuỷu đến điểm bám cơ ba đầu là 2,5 cm,
khoảng cách từ vật nặng 7 kg đến khớp là 30cm. Tính lực co cơ FM tại thời điểm đang xét

6. Điểm bám của cơ nhị đầu vào xương cẳng tay cách khớp khuỷu là R M= 7 cm. Tay đang giữ một vật khối lượng 5
kg cách khuỷu tay RW= 35 cm. Hãy tính lực co cơ nhị đầu F để giữ vật nặng trên khi tư thế tay được mô tả trên
hình vẽ, cẳng tay tạo với phương thẳng đứng góc 
7. Điểm bám của cơ nhị đầu vào xương cẳng tay cách khớp khuỷu là RM= 7,5 cm. Tay đang giữ một vật khối lượng
4,5 kg cách khuỷu tay RW= 37,5 cm. Hãy tính lực co cơ khi tay giữ vật nặng trong tư thế được mô tả trên hình vẽ

RW

RM
8. Điểm bám
Moment củacơ
lực co cơ nhị
nhị đầu
đầu vào xươngkhuỷu
tại khớp cẳng tay cách khớp khuỷu là R M= 7,5 cm. Tay đang giữ một vật khối lượng
4,5 kg cách khuỷu tay RW= 37,5 cm. Hãy tính lực co cơ nhị đầu để giữ vật nặng trên khi tư thế tay được mô tả
trên hình vẽ

FM

 RW

RM

.
NHÓM II:

9. Nếu như bán kính bên trong của động mạch vành giảm xuống còn 80% so với trạng thái bình thường, các yếu tố
khác của dòng máu (áp suất, độ nhớt,...) vẫn giữ nguyên, khi đó vận tốc máu qua động mạch trên sẽ thay đổi như
thế nào so với bình thường?

10. Một động mạch chủ có bán kính 0,9 cm và tốc độ máu trung bình qua đó ở người trưởng thành trong trạng thái
nghỉ là 33cm/s. Biết rằng tổng thiết diện của các động mạch nhỏ là 20 cm 2. Tính tốc độ trung bình của dòng máu
qua các động mạch này theo đơn vị hệ SI.

11. Ở trạng thái thư giãn tốc độ trung bình của dòng máu trong động mạch chủ là 33cm/s. Hỏi lưu lượng máu qua đó
là bao nhiêu ml/giây biết bán kính động mạch chủ là 0,9 cm.
12. Thiết diện động mạch chủ khoảng 2 cm2 và tốc độ máu qua nó là 30 cm/s. Tổng thiết diện toàn bộ các mao mạch
khoảng 2000 cm2. Lưu lượng máu trung bình qua một mao mạch bán kính 2.10 -4cm là bao nhiêu ml/phút ? Coi
các mao mạch có bán kính như nhau.
13. Tổng thiết diện toàn bộ các mao mạch trong cơ thể khoảng 2000 cm2. Lưu lượng máu trung bình qua một mao
mạch bán kính 2.10-4cm là 2,5.10-7 ml/phút. Hãy tính tốc độ máu qua động mạch chủ theo đơn vị cm/s biết rằng
thiết diện động mạch chủ khoảng 2 cm2.

14. Lưu lượng máu lúc nghỉ đến các cơ xương ở một người bình thường là 0,75l/phut. Nếu như bán kính trong của
các mạch máu quyết định sức cản có thể tăng đến 2,2 lần so với lúc nghỉ (nhờ giãn mạch). Hỏi lưu lượng máu tối
đa đến các cơ xương có thể đạt được là bao nhiêu? coi áp suất máu không đổi.
15. Ở trạng thái nghỉ lưu lượng máu đến các tuyến nước bọt khoảng 20ml/ph. Nếu như bán kính các mạch cung cấp
máu cho các tuyến này giãn ra 1,9 lần thì lưu lượng máu có thể đạt được là bao nhiêu khi không có sự tăng áp
suất máu.
16. Lưu lượng máu đến hệ tiêu hóa có thể biến thiên từ 0.7 đến 5.5l/ph. Giả sử lưu lượng máu tăng được chỉ bằng
cách giãn mạch. Hỏi bán kính của các mạch quyết định sức cản của hệ này có thể tăng tối đa bao nhiêu lần

17. Ở trạng thái nghỉ lưu lượng máu đến các tuyến nước bọt khoảng 25 cm3/phút. Bán kính các mạch cung cấp máu
cho các tuyến này có thể tăng nhanh chóng lên tối đa 1,8 lần khi có nhu cầu của cơ thể. Tính lưu lượng máu tối
đa đến các tuyến này theo đơn vị ml/phút nếu các yếu tố như áp suất máu, độ nhớt máu không thay đổi.
18. Một người trưởng thành ở trạng thái nghỉ có lưu lượng máu tới các cơ xương khoảng 0,7 l/phút. Khi người đó
hoạt động thể lực tích cực, lưu lượng máu tới các cơ xương có thể lên đến 0,5 l/giây, khi đó bán kính trong của
các động mạch quyết định sức cản dẫn tới các cơ xương tăng lên bao nhiêu lần so với trạng thái nghỉ ? Coi rằng
sự tăng lưu lượng máu này chỉ nhờ giãn các động mạch, còn áp suất máu không tăng lên .
19. Một người trưởng thành ở trạng thái nghỉ có lưu lượng máu tới các cơ xương khoảng 0,8 l/phút. Giả sử bán kính
trong của các động mạch nhỏ đưa máu tới cơ tăng lên 2,5 lần so với trạng thái nghỉ thì lưu lượng máu tối đa đến
các cơ xương là bao nhiêu lít/giây nếu như áp suất máu không tăng lên.

20. Tính độ giảm áp suất máu (theo đơn vị mmHg) dọc theo 20 cm chiều dài của một động mạch có bán kính 0.15
cm. Giả thiết rằng lưu lượng máu qua động mạch này là 0.25 lit/phút. Hệ số nhớt của máu là 3,12 x 10-7 N.s/cm2.

21. Đỉnh đầu một người ở độ cao 35 cm so với tim, hãy tính độ biến thiên tối thiểu của áp suất máu tại đó so với tim
theo đơn vị mmHg, cho rằng động năng của máu không thay đổi khi chảy từ tim lên đầu. Biết khối lượng riêng
của máu 1,05g/cm3, khối lượng riêng của Hg 13,6g/cm3.
22. Tim người ở độ cao 150 cm so với bàn chân, hãy tính độ biến thiên tối đa áp suất máu tại bàn chân so với tại
động mạch chủ trong tư thế đứng theo đơn vị mmHg, cho rằng động năng của máu không thay đổi khi chảy từ
tim xuống chân suất máu. Biết khối lượng riêng của máu 1,05g/cm3, khối lượng riêng của Hg 13,6g/cm3.

23. Giả thiết rằng một con hươu cao cổ khi vươn cổ lên ăn lá cây thì đầu hươu cao hơn tim của nó 2,5 m. Biết rằng
để hươu khỏi choáng váng áp suất máu tối thiểu phải duy trì ở đầu là 60 mmHg. Tính áp suất máu tối thiểu tim
phải tạo ra ở động mạch chủ theo đơn vị mmHg. Cho biết khối lượng riêng của máu 1,05g/cm 3, của Hg
13,6g/cm3.

NHÓM III:

24. Khi nhìn bảng xác định thị lực cách mắt khoảng 5m, cần phân biệt được chữ E (phân biệt được các nét ngang) .
Một người có thị lực là 7/10 thì có thể nhìn rõ được chữ E có chiều cao nhỏ nhất là bao nhiêu ? Cho rằng khoảng
cách giữa các nét ngang bằng 1/5 chiều cao của chữ.
25. Khi nhìn bảng xác định thị lực cách mắt khoảng 5m, cần phân biệt được chữ E (phân biệt được các nét ngang) .
Một người có thể nhìn rõ được chữ E có chiều cao nhỏ nhất là 0,9 cm Cho rằng khoảng cách giữa các nét ngang
bằng 1/5 chiều cao của chữ. Tính thị lực của người đó.

26. Các giống chim săn mồi có thị lực gấp nhiều lần của con người. Đại bàng vàng châu Mỹ có thị lực tối thiểu
60/10. Vậy nó có thể phát hiện một con mồi kích thước 10 cm trên nền cỏ cây ở khoảng cách xa nhất là bao
nhiêu.

27. Khi nhìn bảng xác định thị lực cách mắt khoảng 5m, cần phân biệt được vòng tròn khuyết đặt theo các hướng
khác nhau. Khe khuyết rộng bằng 1/5 chiều cao chữ. Một người phân biệt được hướng khuyết của vòng tròn có
chiều cao nhỏ nhất là 1cm. Tính thị lực của người đó.
28. Các giống chim săn mồi có thị lực gấp nhiều lần của con người. Chim cắt châu Mỹ chẳng hạn, ban ngày, từ trên
ngọn cây cao 18 m có thể phát hiện một con côn trùng kích thước 2 mm trên nền đất. Tính thị lực tối thiểu của
chim cắt.

29. Các giống chim săn mồi có thị lực gấp nhiều lần của con người. Diều hâu chẳng hạn có thể nhìn thấy một con
mồi trên nền cỏ cây cách xa 1 km.. Tính thị lực tối thiểu của diều hâu.

NHÓM IV:
30. Một người bệnh khi chụp răng X-quang đã nhận được một liều tương đương bằng 1 mSv trong 0,2 kg mô từ
chùm tia X có năng lượng tia 90keV. Tính số phôton tia X đã đóng góp vào liều tương đương đó nếu giả thiết các
photon đều truyền toàn bộ năng lượng cho người bệnh và hệ số chất lượng tia bằng 1.
31. Nguồn phóng xạ 60Co được sử dụng trong xạ trị. Mỗi phân rã phát ra hai tia  có tổng năng lượng 2 MeV. Cho
mật độ bức xạ tại đối tượng bị chiếu xạ là 4.106 tia/s.m2. Đối tượng có thiết diện chiếu là 0,01 m2, khối lượng 0,8
kg và hấp thụ toàn bộ năng lượng chùm tia. Tính liều hấp thụ mà đối tượng này nhận được từ nguồn phóng xạ nói
trên.

32. Một người bệnh khi chụp răng X-quang đã nhận được một liều tương đương bằng 2,4 mSv trong 0,2 kg mô từ
chùm tia X có năng lượng tia 100keV. Biết số phôton tia X đã đóng góp vào liều tương đương đó là 2,5.10 10
phôton. Coi rằng các phôton đã truyền toàn bộ năng lượng cho người bệnh, hãy tính hệ số chất lượng tia.

33. Một bệnh nhân được tiêm 3 mCi đvpx nhân tạo 99Tc để thực hiện kỹ thuật đánh dấu phóng xạ. Đvpx này phát ra
các tia  có năng lượng 150 KeV. Suất liều hấp thụ người đó nhận được ngay tại thời điểm đưa vào là 17 nGy/s,
biết 50% số tia  thoát ra ngoài mà không tác dụng lên cơ thể. Tính khối lượng của bệnh nhân này ?

34. Một người làm việc cách một nguồn phóng xạ 60 cm có thể nhận một suất liều tương đương là 0.5 mSv/h. Nếu
làm việc cách nguồn 1,5 m thì người đó có thể làm việc bao lâu trong một tuần mà vẫn không vượt quá tổng liều
cho phép trong một năm là 5 mSv. Bỏ qua sự giảm hoạt độ của nguồn theo thời gian.

35. Một đối tượng được sử dụng nguồn phóng xạ 60Co để xạ trị. Suất liều hấp thụ mà đối tượng đó nhận được là
1,4.10-4 Gy/s. Biết rằng mỗi phân rã phát ra hai tia  có tổng năng lượng 2,5 MeV. Đối tượng có thiết diện chiếu
là 0,02 m2, khối lượng 0,7 kg và hấp thụ toàn bộ năng lượng chùm tia. Tính mật độ bức xạ tại đối tượng khi bị
chiếu xạ?
36. Nguồn phóng xạ 60Co được sử dụng trong xạ trị. Cho mật độ bức xạ tại đối tượng bị chiếu xạ là 6.10 6 tia/s.m2.
Đối tượng có thiết diện chiếu là 0,01 m2 , khối lượng 0,8 kg và nhận được suất liều là 10nGy/s. Hãy tính năng
lượng của mỗi phân rã phát ra? Biết rằng mỗi phân rã cho hai tia  và bị hấp thụ toàn bộ.

37. Một lít sữa có hoạt độ phóng xạ 2 nCi do sự có mặt của đồng vị 40K, năng lượng trung bình một tia là 1,5 MeV.
Một người 50 kg uống 0,5 lít sữa một ngày, trung bình 10% năng lượng của tia phóng xạ bị hấp thụ bởi cơ thể.
Biết rằng liều hấp thụ người đó nhận được trong một năm 2.10 -7 Gy . Hãy tính thời gian trung bình sữa tồn tại
trong cơ thể mỗi ngày (theo giờ) ? Bỏ qua sự giảm hoạt độ phóng xạ của đồng vị này.

38. Một lít sữa có hoạt độ phóng xạ 2000 pCi , năng lượng trung bình một tia là 1,5 MeV. Một người 60 kg uống 0,5
lít sữa một ngày, trung bình 10% năng lượng của tia phóng xạ bị hấp thụ bởi cơ thể. Tính liều hấp thụ người đó
nhận được trong một năm nếu tạm cho rằng sữa uống hàng ngày chỉ ở trong cơ thể 12 h. (Bỏ qua sự giảm hoạt độ
phóng xạ của nguồn)

39. Một y tá nhận suất liều hấp thụ 0,5 mGy/h khi đứng ở khoảng cách 0,5 m tới một bệnh nhân đang được điều trị
bằng cách cấy vào người đồng vị phóng xạ Co60. Coi Co60 chỉ phát ra các tia  có hệ số chất lượng tia bằng 1,2.
Hãy tính liều tương đương mà y tá này nhận được khi làm việc ở khoảng cách 3 m trong 20 phút (bỏ qua sự giảm
hoạt độ của nguồn trong ngày hôm đó vì chu kì bán rã của Co60 là 5,3 năm).
40. Đồng vị phóng xạ Au198 có chu kỳ bán rã T = 3 ngày được chỉ định cho một bệnh nhân chữa ung thư. Sau ba tuần
người y tá đứng ở khoảng cách 4m nhận được suất liều là 24,4 nSv/h. Hãy tính suất liều mà y tá nhận được ở
khoảng cách 0,5 m ngay sau khi bệnh nhân nhận lượng đvpx trên. Cho biết không một lượng đvpx nào được đào
thải khỏi cơ thể theo cơ chế sinh học.
41. Đồng vị phóng xạ Au198 có chu kỳ bán rã T = 3 ngày được chỉ định cho một bệnh nhân chữa ung thư. Ngay sau
khi bệnh nhân nhận lượng đvpx trên, một y tá ở khoảng cách 0,5 m nhận suất liều 0,2 mSv/h. Giả sử ở một
khoảng cách khác sau đó 3 tuần người y tá nhận được suất liều 70 nSv/h. Cho biết không một lượng đvpx nào
được đào thải khỏi cơ thể theo cơ chế sinh học. Hãy tính khoảng cách từ người y tá đến bệnh nhân lúc này?

DẠNG KHÓ
NHÓM I :
42. Khoảng cách từ đỉnh lưỡng chất cầu tổng hợp ( con mắt ước lược) tới võng mạc khoảng 2 cm, tiêu cự mắt một
người có thể thay đổi từ 1,95 cm đến 1,78 cm. Hãy tính khoảng nhìn rõ của người này. Cho biết chiết suất bên
trong con mắt ước lược là 1,333.
43. Một người trước đây mắt tốt nay bị cận và có khoảng cực viễn 50 cm. Được biết rằng tật cận thị của người này
không liên quan đến khả năng điều tiết của mắt mà chỉ do chiều dài trục trước sau của mắt đã bị thay đổi. Hỏi độ
dài trục trước-sau của mắt đã tăng thêm bao nhiêu so với khi còn tốt? Biết môi trường trong con mắt có chiết suất
1,333 và khoảng cách giác mạc –võng mạc dọc theo trục trước sau của con mắt là 2 cm.

44. Một người trước đây mắt tốt nay bị cận thị. Được biết rằng tật cận thị của người này không liên quan đến khả
năng điều tiết của mắt mà chỉ do chiều dài trục trước sau của mắt đã bị thay đổi. Hãy tính khoảng cực viễn của
mắt nếu độ dài trục trước sau của mắt tăng thêm 0,062cm. Biết môi trường trong con mắt có chiết suất 1,333 và
khoảng cách giác mạc –võng mạc dọc theo trục trước sau của con mắt là 2 cm.

45. Viễn điểm của một người là 50 cm. Tính tiêu cự của con mắt ước lược của người này lúc thư giãn hoàn toàn. Biết
khoảng cách từ đỉnh con mắt ước lược tới võng mạc là 2cm và chiết suất môi trường bên trong mắt là 1,333.
46. Khoảng cách từ đỉnh lưỡng chất cầu tổng hợp (con mắt ước lược) tới võng mạc là 2 cm, tiêu cự của mắt một
người khi thư giãn hoàn toàn là 1,98 cm. Hãy tính khoảng cực viễn của người này. Cho biết chiết suất bên trong
con mắt ước lược là 1,333.

47. Một máy bay phản lực tạo ra âm thanh cường độ 120 dB ở khoảng cách 200 m. Tính khoảng cách tối thiểu tới
máy bay đối với nhân viên sân bay khi không có trang bị bảo vệ tai. Biết rằng âm thanh 150 dB có thể làm hỏng
cơ quan thính giác.

48. Khoảng cách từ đỉnh lưỡng chất cầu tổng hợp (con mắt ước lược) tới võng mạc là 2 cm, tiêu cự khi điều tiết tối
đa của mắt một người là 1,85 cm. Hãy tính khoảng cực cận của người này. Cho biết chiết suất bên trong con mắt
ước lược là 1,333.

NHÓM II:
Một số công thức cần biết để giải loại bài này
Hoạt độ của một nguồn phóng xạ là số nguyên tử bị phân rã (biến đổi bản chất) trong một đơn vị thời gian
Đơn vị hoạt độ SI là Becquerel (Bq).
1 Bq = 1 phân rã / 1 giây.
Tại thời điểm t nhất định, số hạt nhân có tính phóng xạ của nguồn là Nt . Số hạt nhân Nt có thể được tính
bằng công thức Nt = số mol của lượng chất phóng xạ x số Avogadro (=6,02.1034)
Hoạt độ của nguồn tại thời điểm t là q= Nt ,  là hệ số phân rã phóng xạ của loại hạt nhân đó
Chu kì bán rã T1/2 là khoảng thời gian mà số hạt nhân có tính phóng xạ của nguồn giảm xuống một nửa, ta
có công thức liên hệ  và T1/2
NT1/2 = N0 / 2  T1/2 = ln2  T1/2 = ln2/
Bài tập mẫu:
Hoạt độ phóng xạ của 1 gram Radium Ra- 226được qui ước là 1 Ci. Ta lại biết rằng 1 Ci =3,7.10 10 Bq. Tính
chu kì bán rã của Ra-226
Giải:
1 gram Ra-226 chứa số hạt nhân phóng xạ là : N0= 1÷226×6,02.1034
Biết q= N0= 3,7.1010  tính được  tính được T1/2

49. Một nguồn phóng xạ cần phải có hoạt độ phóng xạ 5 Ci để dùng trong một liệu pháp điều trị. Một tuần trước
khi dùng, nguồn phóng xạ với chu kì bán rã là 50,5 h được chuẩn bị. Mẫu vật được chuẩn bị phải có hoạt độ
phóng xạ lúc đó là bao nhiêu Ci để đến lúc dùng có đủ hoạt độ phóng xạ cần thiết?

50. Trong một liệu pháp điều trị, người ta cần dùng một nguồn phóng xạ có hoạt độ phóng xạ 7,5 Ci. Một tuần
trước khi dùng, nguồn được chuẩn bị có hoạt độ phóng xạ là 75Ci. Hãy tính chu kì bán rã của đồng vị phóng xạ
đã được sử dụng?
51. Đưa 100 mCi đồng vị 198
Au có chu kì bán rã 2,7 ngày vào cơ thể một người bệnh để chữa ung thư. Cho rằng
không một lượng nào được đào thải khỏi cơ thể bằng các cơ chế sinh học. Tính hoạt độ của lượng đồng vị phóng
xạ còn lại trong cơ thể sau một tuần.
52. Đưa một lượng đồng vị 198Au có chu kì bán rã 2,7 ngày vào cơ thể để chữa ung thư. Sau 2 tuần người ta đo được
hoạt độ phóng xạ này còn lại trong cơ thể là …. Cho rằng không một lượng nào được đào thải khỏi cơ thể bằng
các cơ chế sinh học. Hỏi hoạt độ phóng xạ của lượng đồng vị 198Au ban đầu bằng bao nhiêu?
53. Đồng vị phóng xạ 131I có chu kỳ bán ră T = 8 ngày, được dùng trong phương pháp đánh dấu phóng xạ để kiểm tra
chức năng tuyến giáp. Bệnh nhân được uống lượng đvpx này có hoạt độ .... Xác định hoạt độ phóng xạ 131I trong
người bệnh nhân sau một giờ
NHÓM III
Công thức: A đứng yên phát sóng tần số f 0, B chuyển động với vận tốc v thu sóng tần số f 1, sóng này phản xạ lại và A
thu với tần số f2. (xem hình). Ta có: f2 – f0 = 2 × f0 × (v/v0) , v0 – tốc độ siêu âm trong môi trường khảo sát
Tương tự nếu A chuyển động và B đứng yên

A đứng phát (f0) Sóng tới B cđ vận tốc v


thu sóng (f1)
A thu (f2) Sóng p xạ
54. Để đo vận tốc máu bằng hiệu ứng Doppler, người ta dùng đầu dò phát sóng siêu âm có tần số 3.85 MHz . Giả sử
tại một động mạch đùi máu chuyển động thẳng hướng ra xa nguồn phát siêu âm, người ta đo được độ chênh lệch
tần số giữa sóng siêu âm phản xạ lại mà máy thu được và sóng phát ra là – 90 Hz. Hãy tính tốc độ chuyển động
của máu biết âm truyền trong mô cơ thể người với vận tốc 1540 m/s.
55. Để đo vận tốc máu bằng hiệu ứng Doppler, người ta dùng đầu dò phát sóng siêu âm có tần số là 3.08 MHz. Giả
sử tại một động mạch đùi máu chuyển động thẳng hướng ra xa nguồn phát siêu âm với tốc độ 2 cm/s. Hãy xác
định độ chênh lệch tần số giữa sóng siêu âm phản xạ lại mà máy thu được và sóng phát ra. Cho biết âm truyền
trong mô cơ thể người với vận tốc 1540 m/s.
56. Một con dơi đang bay trong một hang động định hướng bằng những xung siêu âm tần số 45 kHz do nó phát ra.
Trong khi lao đến con mồi, nó hướng thẳng vào tường với vận tốc bằng 1/40 vận tốc âm trong không khí. Hỏi tần
số sóng siêu âm dội lại từ bức tường mà nó thu được là bao nhiêu?
57. Một con dơi đang treo mình tại chỗ phát ra các sóng siêu âm có tần số 60 kHz. Một con côn trùng đang bay ra xa
nó với vận tốc 12 m/s. Tính tần số sóng siêu âm phản xạ lại từ con côn trùng mà con dơi nhận được. Cho biết vận
tốc âm trong không khí 340 m/s.
58. Sóng siêu âm được dùng để theo dõi hoạt động của tim thai trên cơ sở hiệu ứng Doppler có tần số 2,5 MHz. Vận
tốc tối đa của bề mặt tim thai nhi là 15 cm /giây. Tính độ chênh lệch tần số lớn nhất giữa sóng dội lại mà máy thu
được và sóng phát ra. Cho biết âm truyền trong mô cơ thể người với vận tốc 1540 m/s.
59. Sóng siêu âm được dùng để theo dõi hoạt động của tim thai trên cơ sở hiệu ứng Doppler có tần số 2,5 MHz. Biết
rằng độ chênh lệch tần số lớn nhất giữa sóng dội lại mà máy thu được và sóng phát ra là 50 Hz. Hãy tính vận tốc
tối đa của bề mặt tim thai nhi (theo đơn vị cm/giây)? Cho biết âm truyền trong mô cơ thể người với vận tốc 1540
m/s.
60. Nguyên lý của phương pháp sử dụng hiệu ứng Doppler để xác định vận tốc di chuyển của một đối tượng là dựa
vào độ chênh lêch tần số giữa sóng phát ra và sóng phản xạ từ đối tượng đó. Hãy xác định độ chênh lệch tần số
giữa mỗi MHz sóng siêu âm phát ra và sóng dội lại mà máy thu được khi sóng siêu âm đó phản xạ trên một cấu
trúc đang chuyển động trong cơ thể với tốc độ 2,5 mm/giây. Biết vận tốc lan truyền sóng âm trong mô cơ thể
người là 1540 m/s

.....................................

You might also like