You are on page 1of 1

AMERICAN FACTORY – SỰ THAM LAM CỦA CON SÓI TƯ BẢN HOANG DÃ HAY NHÂN VĂN CỦA TƯ BẢN

HIỆN ĐẠI (Part 1)

American Factory (2019) - IMDb


Bộ phim sản xuất năm 2019, giành được giải OSCAR cho bộ phim tài liệu hay nhất. Là phim tài liệu
nhưng bộ phim đi sâu vào mô tả những khoảng khắc mà người trong khoảng khắc đó được hướng dẫn
đóng để thể hiện một ý kiến nhất định.

Hấp dẫn đến nỗi dù là phim tài liệu nhưng mình xem hết từ đầu đến cuối, cảm giác lẫn lộn và thấy rõ
mối đe dọa lớn của sự tham lam của con sói tư bản hoang dã (chủ nhà máy Phúc Diệu Trung Quốc) đối
với sự nhân văn của của tư bản hiện đại mà người lao động nước Mỹ có được từ máu mồ hôi và nước
mắt đổ suốt mấy chục năm.

Bộ phim bắt đầu bằng cảnh một nhà máy sản xuất ô tô của hãng GM bị đóng cửa ở thành phố Dayton,
Ohio Hoa Kỳ vào năm 2014. Nhà máy đóng cửa làm cho 10 ngàn người lao động Mỹ thất nghiệp. Ngoài
cảm giác mất việc của các nhân viên mà nó đem lại, cảm giác khác và khá phổ biến, đó là cảm giác tiếc
nuối một nơi họ đã gắn bó hàng chục năm, với vai trò một thành viên gia đình không còn mái ấm.

Đồng thời lúc đó, một công ty sản xuất kính ô tô của Trung Quốc Fuyao Glass Industry Group Co.,
Ltd. Đã mua cơ sở hạ tầng của nhà máy để biến nó thành một nhà máy sản xuất kính ô tô. Ngoài
việc đưa công nhân từ Trung Quốc sang, ông chủ của công ty Cao Dewang (Ông Cao) tận dụng các
nhân viên cũ người Mỹ của nhà máy để đào tạo và làm việc cùng với công nhân Trung Quốc. Việc tuyển
dụng này đem đến cho những nhân viên GM cũ niềm vui nhất định về công ăn việc làm.

Phần đầu của bộ phim, với vài nét chấm phá, người xem thấy ông Cao là một ông chủ quyết đoán, chỉ
quan tâm đến lợi nhuận. Câu nói với nhân viên người Mỹ về ngày khai trương “Tháng 10 sẽ không mưa”

You might also like