You are on page 1of 52

Hiểu ý nghĩa của thuật ngữ toàn cẩu hóa

Nhận xét những khuynh hướng của toàn cẩu hóa

^ Mô tả sự thay đổi bản chất của nền kinh tế toàn cầu

Giải thích những luận cứ chính yếu trong cuộc tranh luận về
4 tác động của toàn cầu hóa

Tìm hiểu quá trình toàn cầu hóa tạo ra c hội và thách thức
3 cho các nhà quản trị doanh nghiệp như thế nào
ƯƠNG

TO N ẦU ÓA

AI CH TẠO IPHONE CHO APPLE?

Tình huống m đầu

T
rong những ngày đầu mới thành lập, nội bộ của Apple thường không có tầm nhìn xa trong việc
chế tạo thiết bị cùa họ. Vài năm sau, khi Apple bắt đầu sản xuất chiếc máy tính Macintosh
vào năm 1983, stev e Jobs đã khoe rằng đó là “chiếc máy được chế tạo tại Mỹ” . Mãi đến đầu
những năm 2000, Apple vẫn sản xuất nhiều loại máy tính tại nhà máy iMac của công ty ở Elk Grove,
Calitornia. Jobs thường nói rằng ông ấy tự hào về các nhà máy sản xuất của Apple vi nó giúp ông
tự chế tạo thiết bị.
Tuy nhiên, từ năm 2004 Apple đã chuyển phần lớn hoạt động sản xuất ra nước ngoài. Việc
di chuyển sản xuất ra hải ngoại đã đạt tới mức tối đa với chiếc iPhone mẫu mực mà Apple đã
giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2007. Cả chiếc iPhone bao gồm hàng trăm linh kiện thì ước tính
có khoảng 90% trong số đó được chế tạo ở nước ngoài. Bóng bán dẫn cao cấp đến từ Đức và
Đài Loan, bộ nhớ từ Hàn Quốc và Nhật Bản, bảng hiển thị và bộ vi mạch từ Hàn Quốc và Đài
Loan, chipsets từ Châu Âu, và kim loại hiếm đến từ Châu Phi và Châu Á. Nhà thầu ph lớn
của Apple là Poxconn, một công ty đa quốc gia của Đài Loan, tiến hành lắp ráp hoàn tất sản
phẩm tại Trung Quốc.
Apple vẫn thuê khoảng 43.000 lao động tại Mỹ, và số đó đã nắm giữ nhiều hoạt
động quan trọng ở trong nước, bao gồm cả thiết kế sản phẩm, công nghệ phần mềm,
và marketing. H n thế, Apple còn khẳng định rằng hoạt động kinh doanh của họ đã
cung cấp 254.000 việc làm khác ở Mỹ trong các khâu kỹ thuật, chế tạo, và vận tải.
Vi d , mặt kinh của iPhone được chế tạo trong các nhà máy ở Mỹ của Công
ty Corning tại Kentucky và New York. Nhưng thêm vào đó còn có 700.000
người làm việc liên quan đến các lĩnh vực kỹ thuật, chế tạo và lắp ráp hoàn
tất sản phẩm ở bên ngoài nước Mỹ, và hầu hết trong số đó làm việc
cho các nhà thầu ph như Poxconn.
Khi giải thích về quyết định tổ chức lắp ráp iPhone tại Trung Quốc, Apple đã
viện dẫn đến một loạt yếu tố. Trong khi sự thật là chi phí lao động ở Trung Quốc rẻ
h n rất nhiều, thì các nhà quản trị của Apple cho rằng chi phí lao động chỉ chiếm
một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng giá trị sản phẩm của họ và không phải là động c chính
cho quyết định về địa điểm. Theo Apple, quan trọng h n là khả năng của các nhà
thầu ph Trung Quốc đáp ứng rất nhanh những yêu cầu tăng, giảm sản lượng của
Apple. Có một minh họa nổi tiếng cho khả năng này, nguyên là vào năm 2007 steve
Jobs đã yêu cầu sử d ng màn hình thủy tinh thay thế cho màn hình bằng chất dẻo
trên mẫu iPhone đầu tiên cùa ông ấy. Jobs không thích từ dáng vẻ bề ngoài cho
đến cái cảm giác khi chạm vào màn hình chất dẻo, vốn được xem là tiêu chuẩn của
ngành lúc bấy giờ, ông cũng không thích ở chỗ chúng dễ dàng bị trầy xước. Sự
thay đổi vào phút chót này trong thiết kế iPhone đã đặt thời hạn đưa sản phẩm ra
mắt thị trường của Apple trước sự mạo hiểm. Apple đã chọn Công ty Corning sản
xuất ra những tấm kính thủy tinh rộng lớn và chắc chắn, nhưng để tìm được một
nhà sản xuất có thể cắt gia công từ những tẳm kính này thành hàng triệu màn hình
iPhone thì không phải dễ. Thế rồi có một bản chào thầu đã đến từ một xí nghiệp ở
Trung Quốc. Khi nhóm công tác của Apple đến thăm nhà máy, họ nhận thấy rằng
chủ xí nghiệp đang xây dựng và lắp đặt thiết bị thêm một khu sản xuất mới để gia
công cắt kính. Giám đốc xí nghiệp đã nói: “Trong trường hợp này, qui vị hãy trao
hợp đồng cho chúng tôi”. Nhà máy cũng có một kho chứa đầy kính hàng mẫu dành
cho Apple, và một nhóm kỹ sư sẵn sàng làm việc với Apple. Họ đã xây dựng các
khu nhà nghỉ tập thể tại chỗ để đảm bảo nhà máy có thể chạy 3 ca suốt 7 ngày một
tuần nhằm đáp ứng kế hoạch sản xuất nghiêm ngặt của Apple. Và công ty Trung
Quốc đó đã trúng thầu.
Một đánh giá khác của Apple về lợi thế của Trung Quốc là việc dễ dàng thuê
mướn kỹ sư ở đó. Apple tính toán rằng họ cần khoảng 8.700 kỹ sư công nghệ để
giám sát và hướng dẫn 200.000 công nhân làm việc trên dây chuyền lắp ráp liên
quan đến hoạt động chế tạo iPhone. Công ty đã ước tính để tìm đủ số kỹ sư đó ờ
Mỹ phải mất đến 9 tháng, nhưng ờ Trung Quốc thì chỉ cần có 15 ngày.
Sự kết hợp với nhau giữa các xí nghiệp ở Trung Q uốc cũng là một ván đề quan
trọng. Nhiều xí nghiệp cung cấp linh kiện iPhone tọa lạc gần với nhà máy lắp ráp
của Poxconn. Như một nhà quản trị đã ghi nhận, toàn bộ chuỗi cung ứng đều nằm ở
Trung Quốc. Bạn cần một ngàn cái vòng đệm bằng cao su? Có ở nhà máy ngay bên
cạnh. Bạn cần một triệu con ốc? Nhà máy đó ở khu bên kia. Bạn cần con ốc được
chế tạo khác đi một chút? Điều đó sẽ được thự c hiện trong 3 giờ đồng hồ.
Song, cũng có những trở ngại trong việc thuê ngoài ở Trung Quốc. Một số nhà
thầu ph của Apple bị soi xét về những điều kiện lao động kém cỏi của họ. Các vấn
đề bị phê phán bao gồm tiền lư ng công nhân đứng máy thấp, thời gian làm việc
kéo dài, bắt buộc làm thêm giờ nhưng không thanh toán thù lao ngoài giờ hoặc
thanh toán rất ít, và tai tiếng về an toàn lao động kém. Một vài cán bộ quản lý trước
đây của Apple nói rằng có một vấn đề căng thẳng đã không giải quyết được trong
phạm vi của công ty; các nhà quản trị này muốn cải thiện những điều kiện lao động
trong nhà máy của các nhà thầu ph như Poxconn chẳng hạn, nhưng đề xuất đó đã
bị gác lại vì nó gây ra mâu thuẫn trong các quan hệ với nhà cung cấp chủ lực hoặc
là mâu thuẫn với yêu cầu chuyển giao nhanh các sản phẩm mới.

Nguồn: Gu Huini, “Human Costs Are Built into iPad in China”, New York Times, 26/01/2012; c. Duhigg and K.
Bradsher, “How u.s. Lost Out on iPhone Work", New York Times, 22/01/2012; “Apple Takes Credit for Over Half a
Million u.s. Jobs”, Apple Intelligence, 02/03/2012, http://9to5mac.eom/2012/03/02/apple-takes-credit-for-514000-
u-s-jobs/#more-142766.

14 Phẩn 1: Giới thiệu và tổng quan


M đầu
Trong ba thập kỷ qua, có một sự thay đổi cơ bản đã và đang diễn ra trong nển kinh
tế thê giới. Chúng ta đã thoát đi từ m ột thế giới mà trong đó nến kinh tê của các
quốc gia là những chỉnh thể tương đối khép kín, tự cô lập với nhau bởi các rào cản
trong thương mại và đẩu tư xuyên quốc gia; bởi không gian, thời gian, ngôn ngữ; và
bởi những sự khác biệt về luật lệ, văn hóa và hệ thống kinh doanh của các quốc gia.
Hiện nay, chúng ta đang chuyển sang một thế giới mà trong đó các rào cản thương
mại và đầu tư xuyên quốc gia đang được dỡ bỏ; khoảng cách nhận thức được thu
hẹp lại nhờ những tiến bộ trong công nghệ viễn thông và giao thông vận tải; văn
hóa hữu hình trở nên đổng nhát hơn trên toàn thê giới; và các nến kinh tê quốc gia
đang hội nhập vào một hệ thống kinh tế toàn cầu phụ thuộc lẫn nhau. Quá trình
như mô tả ở trên đưỢc gọi là toàn cẩu hóa.
Trong nển kinh tế toàn cáu phụ thuộc lẫn nhau hiện nay, một người Mỹ có
thể lái xe đi làm trong m ột chiếc ô tô đưỢc thiết kế ở Đức và lắp ráp tại Mexico
bởi hãng Ford với những linh kiện được chế tạo tại Mỹ và Nhật Bản bằng thép
của Hàn Quốc và cao su Malaysia. Anh ta có thể đã đổ đầy xăng cho chiếc ô tô tại
một trạm xăng BP thuộc sở hữu của m ột công ty đa quốc gia Anh Quốc. LưỢng
xăng này có thê’ đã đưỢc tạo ra bằng dấu thô được bơm từ giếng dẫu ngoài biển
khơi của Châu Phi bởi một công ty dầu của Pháp và đưỢc vận chuyển đến Mỹ trên
một con tàu thuộc sở hữu của Hy Lạp. Trong khi lái xe đi làm, người Mỹ này có
thê’nói chuyện với người môi giới chứng khoán của mình (sử dụng tai nghe) bằng
một chiếc điện thoại Nokia được thiết kế ở Phần Lan và lắp ráp tại Texas nhưng
lại sử dụng bộ chip được sản xuất tại Đài Loan theo thiết kế của các kỹ sư Ấn Độ
làm việc cho Texas Instruments. Anh ta có thê’nói chuyện với nhà môi giới chứng
khoán đê’ mua cổ phiếu của Deutsche Telekom, m ột hãng viễn thông của Đức đã
đưỢc chuyển đổi từ hình thức độc quyền của nhà nước sang một công ty toàn cầu
dưới sự lãnh đạo của m ột giám đốc điểu hành người Israel. Người này có thê’ bật
chiếc radio trên ô tô vốn được sản xuất tại Malaysia bởi một hãng Nhật Bản, đê’
nghe m ột bài hát hip-hop nổi tiếng do một người Thụy Điển sáng tác và được hát
bằng tiếng Anh bởi một ban nhạc người Đan Mạch đã ký hỢp đổng thu âm với một
công ty âm nhạc Pháp đê’ quảng bá sản phẩm của họ tại Mỹ. Người lái xe này còn
có thê’ghé vào quán cafe Starbucks được quản lý bởi m ột người H àn Quốc nhập cư
để mua một cốc latte không béo và bánh quy phủ chocolate. Những hạt café này
đến từ Costa Rica và Chocolate đến từ Peru, trong khi bánh quy đưỢc sản xuất tại
địa phương bằng cách sử dụng một công thức lâu đời của Italia. Sau khi bài hát kết
thúc, một bản tin có thê’ thông báo cho người Mỹ này rằng cuộc biểu tình chống
toàn cẩu hóa tại hội nghị của Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, đã biến
thành một cuộc bạo loạn. Có một người biểu tình đã bị chết. Sau đó, bản tin đã
chuyển sang mục tiếp theo với câu chuyện về sự khủng hoảng tài chính bắt nguồn
từ lĩnh vực ngân hàng ở Mỹ có thê’đã kích hoạt một cuộc suy thoái toàn cầu và đưa
thị trường chứng khoán đi xuống trên toàn thế giới.
Đây chính là thế giới mà chúng ta đang sống. M ột thế giới mà khối lượng hàng
hóa, dịch vụ và hoạt động đầu tư xuyên qua biên giới các quốc gia đã mở rộng

Chư ng 1: Toàn cầu hóa 15


nhanh hơn m ột cách ổn định so với mức tăng sản lượng sản xuất của toàn cẩu trong
hơn nửa thế kỷ qua. Trong thế giới đó, 4 ngàn tỷ $ giao dịch ngoại hối đưỢc thực hiện
mỗi ngày, 15 ngàn tỷ $ hàng hóa và 3,7 ngàn tỷ $ dịch vụ đưỢc trao đổi xuyên quốc
gia trong năm 2010.^ Đó là một thế giới mà các tổ chức quốc tế như Tổ chức Thương
mại Thế giới (W TO) và các hội nghị của những nhà lãnh đạo đến từ các nền kinh tế
mạnh nhất thế giới đã liên tục kêu gọi dỡ bỏ các rào cản trong thương mại và đáu tư
xuyên quốc gia. Đó là thế giới mà những biểu tưỢng của văn hóa đại chúng hữu hình
đang ngày càng gia tăng trên toàn cẩu: từ nước ngọt Coca-Cola và cà phê Starbucks
cho đến máy nghe nhạc Sony, điện thoại di động Samsung, chương trình MTV, các
bộ phim của Disney, chuỗi cửa hàng của IKEA, iPhone và iPod của Apple. Đó là thế
giới mà các sản phẩm đưỢc sản xuất với các yếu tố đầu vào được cung cấp từ khắp nơi
trên thế giới. Đó là thế giới mà khủng hoảng tài chính xảy ra tại Mỹ vào các năm 2008
và 2009 có thê’gây ra một cuộc suy thoái kinh tế toàn cẩu. Đó cũng là một thế giới có
những nhóm phản đối toàn cầu hóa mạnh mẽ bởi rất nhiều lý do, từ tình trạng thất
nghiệp ở các quốc gia phát triển cho đến sự xuống cấp của môi trường sống và hiện
tượng Mỹ hóa của vàn hóa đại chúng. Và tất nhiên, những cuộc phản kháng này đôi
khi cũng biến thành những cuộc bạo loạn.
Đối với các doanh nghiệp, quá trình toàn cầu hóa đã mang lại rất nhiều cơ
hội. Các công ty có thể tăng doanh thu của họ bằng cách bán hàng trên toàn cầu
và/hoặc cắt giảm chi phí thông qua sản xuất tại các quốc gia có yếu tố đầu vào
cơ bản giá r , kể cả lao động. Việc mở rộng kinh doanh toàn cẩu của các doanh
nghiệp đã và đang đưỢc thúc đáy bởi các xu hướng kinh tế và chính trị thuận lợi.
Kể từ cuối thập niên 80, việc thay đổi liên tục trong chính sách công tại các quốc
gia đã tạo bước ngoặt hướng đến cái đích cuối cùng là thị trường tự do. Các rào
cản pháp lý và hành chính đối với hoạt động kinh doanh ở nước ngoài đã đưỢc
dỡ bỏ, cùng với đó là việc tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước, bãi bỏ những
quy định giới hạn thị trường, tăng cường sự cạnh tranh, và thu hút đầu tư của các
doanh nghiệp nước ngoài. Điếu này cho phép các công ty dù lớn hay nhỏ, dù
đến từ các quốc gia đang phát triển hay phát triển, đểu có cơ hội mở rộng kinh
doanh quốc tế.

Lịch sử của Starbucks là một


ví dụ cho thấy cơ hội mà nền kinh
tế toàn cẩu đã tạo ra cho các doanh
nghiệp. Ý tưởng thành lập ban đầu
của Starbucks đến từ các cửa hàng cà
phê Italia. Sau khi cải tiến theo phong
Tồng quan về n u ^ Mỹ
cách Mỹ, năm 1995 công ty đã bắt
Nền kinh tế Mỹ có trinh độ công nghệ mạnh nhất và qui mõ lớn nhất thế giới, đẩu mở rộng kinh doanh toàn cầu.
với mức thu nhập binh quân đầu người (GDP per capita) là 48.100$. Tổng giá
trị GDP năm 2011 là 15,04 ngàn tỷ $. Phần lớn lực lượng lao động (76,7%) Kết quả là, từ một cửa hàng duy nhất
làm việc trong khu vực dịch v , so với 22,1% làm việc trong khu vực công hổi 25 năm trước đến nay công ty đã
nghiệp, và chỉ 1,2% trong khu vực nông nghiệp. Chỉ có Trung Quốc, Ắn Độ và
Liên minh Châu Âu có lực lượng lao động lớn h n so với Mỹ, là nước đứng
trở thành m ột trong những thương
hàng thứ tư trên thế giới. hiệu nổi tiếng nhất thế giới với hơn
Nguồn: u.s. Central Intelligence Agency, Wor1d Pactbook, www.cia.gov, accessed June 17.000 cửa hàng trải rộng trên 60
7, 2012.
quốc gia. Starbucks đã tác động đến

16 Phẩn 1; Giới thiệu và tổng quan


hành vi của người tiêu dùng trên khắp thế giới, làm thay đổi cách thưởng thức cà
phê của khách hàng và kiếm lời từ quá trình đó. Công ty cũng đang làm thay đổi
phương cách sản xuát cà phê. Bằng sự cam kết chỉ mua cà phê hạt đã đưỢc kiểm
nghiệm theo tiêu chuẩn thương mại minh bạch, Starbucks đang thúc đẩy các chính
sách phát triển lành mạnh về môi trường và không có bóc lột tại các quốc gia đang
phát triển, và nhận thấy rằng cách làm đó cũng tốt cho hoạt động kinh doanh vì nó
làm gia tăng giá trị thương hiệu của Starbucks.
Khi toàn cẩu hóa phát triển, làm thay đổi các ngành công nghiệp và tạo ra sự
lo lắng cho những người vốn tin rằng công việc của họ đã được bảo vệ khỏi sự cạnh
tranh của nước ngoài. Vế phương diện lịch sử, trong khi rất nhiều người lao động
trong các ngành sản xuất lo lắng về ảnh hưởng mà cạnh tranh nước ngoài có thể tác
động đến công việc của họ thì lao động trong những ngành dịch vụ lại cảm thấy
an toàn hơn. Ngày nay, điều này cũng đang thay đổi. Những tiến bộ trong công
nghệ, chi phí vận chuyên thấp hơn, và sự gia tăng của những lao động lành nghé
tại các quốc gia đang phát triển đã hàm ý rằng rát nhiều dịch vụ sẽ không cần phải
thực hiện tại nơi mà chúng đưỢc giao. Điểu tương tự cũng đúng với một số dịch
vụ về kế toán. Ngày nay, rất nhiều bản kê khai thuế thu nhập cá nhân của Mỹ đưỢc
thực hiện tại Ấn Độ. Các kế toán viên Ấn Độ, được đào tạo theo quy tắc thuế Mỹ,
làm việc cho các doanh nghiệp kế toán Mỹ.^ Họ truy cập vào các bản kê khai thuế
thu nhập cá nhân đưỢc lưu trữ trong các máy tính tại Mỹ, thực hiện các phép tính
quen thuộc, và lưu lại sao cho m ột kế toán người Mỹ khác có thê’kiếm tra lại và sau
đó lập hóa đơn cho khách hàng. Như tác giả của những cuốn sách bán chạy nhất
Thomas Priedman đã lập luận, thế giới này đang trở nên phẳng.^ Con người sống
tại các quốc gia phát triển sẽ không còn có sản chơi với lợi thế nghiêng vế phía họ
nữa. Các cá nhân dám nghĩ dám làm tại Ấn Độ, Trung Quốc, hay Brazil ngày càng
có nhiều cơ hội tương tự nhau đê’phát triển bản thân giống như những người sống
tại Tầy u, Mỹ, hay Canada.
Trong cuốn sách này, chúng ta cần có một cái nhìn cận cảnh vể những vấn đế
đã giới thiệu ở đây và sẽ được để cập thêm về sau. Chúng ta sẽ tìm hiểu những thay
đổi trong các quy định của chính phủ vế thương mại và đẩu tư quốc tế, khi kết hỢp
với những thay đổi vể hệ thống chính trị và công nghệ, sẽ đột ngột làm thay đổi sân
chơi cạnh tranh mà rất nhiều doanh nghiệp phải đương đáu. Chúng ta sẽ thảo luận
vế cơ hội và thách thức cũng như xem xét về những chiến lược khác nhau mà các
nhà quản trị có thê’theo đuổi đê’khai thác những cơ hội và đối phó với những nguy
cơ đe dọa. Chúng ta sẽ nghiên cứu xem liệu rằng toàn cầu hóa mang lại lợi ích hay
gây tổn hại cho các nền kinh tế quốc gia. Chúng ta sẽ xem xét các lý thuyết kinh tế
đê’nói về việc vận dụng nguổn lực thuê ngoài cho các hoạt động sản xuất và dịch
vụ ở những nơi như Ấn Độ và Trung Quốc, về lợi ích và chi phí của việc sử dụng
nguồn lực thuê ngoài, không chỉ đối với các công ty kinh doanh và nhân viên của
họ, mà còn đối với toàn thê’nển kinh tế. Tuy nhiên, trước hết chúng ta cần phải có
một cái nhìn toàn diện hơn về bản chất và quá trình của toàn cẩu hóa, và đó chính
là nhiệm vụ của chương 1 này.

Chư ng 1: Toàn cầu hóa 17


» cT,Éu»ọcT,P, jQàp cầu hóa là gì?
Tlm hiểu ý ng a của thuật
ngữ toàn cầu hóa
Như đã để cập trong quyển sách này, toàn cầu hóa nói đến sự thay đổi theo hướng
hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau nhiểu hơn của nền kinh tế thế giới. Toàn cầu hóa
bao gổm hai mặt: toàn cẩu hóa thị trường và toàn cầu hóa sản xuất.

• Toàn cầu hóa


TOÀN CAU HÓA THỊ TRƯỜNG Toàn cầu hóa thị trường ám chi việc sáp
nhập mang tính lịch sử của các thị trường quốc gia riêng biệt và tách rời nhau thành
Xu hướng làm mất đi tinh
biệt lập của các nền kinh tế một thị trường khổng lổ toàn cầu. Việc dỡ bỏ các rào cản thương mại xuyên biên
quốc gia để hướng tới một thị giới đã làm cho hoạt động mua bán quốc tế trở nên dễ dàng hơn. Có ý kiến cho
trường khổng lồ trên phạm vi
toàn cầu. rẳng đã đến lúc thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng tại các quốc gia khác nhau
bắt đầu hội tụ theo một số tiêu chuẩn toàn cầu, do đó giúp tạo ra một thị trường
• Toàn cầu hóa thị
toàn cáu.'' Các sản phẩm tiêu dùng như th tín dụng Citigroup, nước giải khát
trường Coca-Cola, trò chơi video Playstation của Sony, hamburger của McDonald’s, cà
Chuyển dịch từ một hệ thống phê của Starbucks và đổ nội thát của IKEA thường đưỢc xem những ví dụ điển
kinh tế mà trong đó các thị hình của xu hướng này. Các doanh nghiệp kể trên không chi là những người hưởng
trường quốc gia là những
chình thể riêng biệt, bị cỏ lợi từ xu thế này; họ còn chính là những người thúc đẩy nó. Thông qua việc cung
lập bời các hàng rào thư ng cấp các sản phẩm cơ bản tương tự nhau trên toàn thế giới, các doanh nghiệp này
mại cũng như các trở ngại
về không gian, thời gian và đang góp phần tạo ra một thị trường toàn cầu.
văn hóa để hướng tới một hệ
thống mà các thị trường quốc
Một doanh nghiệp không nhất thiết phải có quy mô khổng lổ như những công
gia hợp nhất thành một thị ty đa quốc gia nói trên mới được hưởng lợi từ những điếu kiện thuận lợi của toàn
trường toàn cầu.
cầu hóa thị trường. Ví dụ, theo ủ y ban Thương mại Quốc tế thi tại Mỹ có hơn
286.000 công ty qui mô vừa và nhỏ tham gia xuất khẩu năm 2010, chiếm 98% trong
tổng số doanh nghiệp xuất khẩu cùng năm. Khái quát hơn, kim ngạch xuất khấu
của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng 34% trong tổng kim ngạch xuất
khẩu của Mỹ năm 2010.^ Tiêu biếu trong
số này là B&s Aircraíì: Alloys, một công ty
ở New York, xuất khẩu khoảng 40% trong
só 8 triệu $ doanh thu hàng năm của nó.^
Tình hình cũng diễn ra tương tự ở một vài
quốc gia khác. Ví dụ tại Đức, quốc gia xuất
khẩu lớn nhất thế giới, rất ấn tưỢng khi có
đến 98% số doanh nghiệp vừa và nhỏ có
quan hệ với thị trường quốc tế, thông qua
xuất khẩu, hoặc là sản xuất quốc tế.’
Dù cho có sự phổ biến toàn cầu
của th tín dụng Citigroup, hamburger
McDonald’s, cà phê Starbucks hay các cửa
hàng của IKEA, nhưng điểu quan trọng
là không đưỢc quá đế cao quan điểm cho
Những người đi mua sắm tản bộ qua khu buôn bán chính của Bắc Kinh để
mua hàng rồi dạo qua một cửa hàng nhượng quyền kinh doanh của KFC.
rằng các thị trường quốc gia đang nhường
KFC là một trong những doanh nghiệp kinh doanh quốc tế thành công nhất chỗ cho thị trường toàn cầu. Như chúng ta
ờ Trung Quốc bời vi họ thích nghi tốt và có sức hấp dẫn đối với thị trường
này.
sẽ thấy ở các chương sau, những khác biệt
lớn vẫn tổn tại giữa các thị trường quốc gia,

18 Phấn 1: Giới thiệu và tổng quan


bao gồm cả thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng, các kênh phần phối, hệ thống
giá trị văn hóa kèm theo, hệ thống kinh doanh và các quy định pháp lý. Những
khác biệt này thường xuyên đòi hỏi các doanh nghiệp phải điểu chỉnh các chiến
lược marketing, tính năng sản phẩm, và công tác quản trị để thích nghi tót nhất với
những điểu kiện trong một quốc gia cụ thế.
Các thị trường mang tính toàn cầu rộng rãi nhất hiện nay không phải là thị
trường về hàng tiêu dùng - với những khác biệt quốc gia vé thị hiếu và sở thích
vẫn là thế lực đủ sức kìm hãm tiến trình toàn cầu hóa - mà đó là thị trường các loại
hàng công nghiệp và nguyên vật liệu phục vụ cho các nhu cầu phổ biến trên toàn
thế giới. Chúng bao gồm thị trường cho các loại hàng hóa lứiư nhôm, dầu thô, và
lúa mì; các sản phẩm công nghiệp như mạch vi xử lý, DRAMs (chip bộ nhớ máy
tính), và máy bay dân dụng thương mại; các sản phẩm phẩn mém máy tính; và các
tài sản tài chính từ tín phiếu kho bạc Mỹ cho đén trái phiếu Châu u và hỢp đổng
tương lai vể chỉ số Nikkei hay đổng Euro. Điéu đó đá nói lên một ván đé ngày càng
sáng tỏ hơn là, những sản phẩm tiêu dùng công nghệ cao mới m , như iPhone của
Apple chẳng hạn, đang đưỢc tiêu thụ một cách thành công với cách thức tương tự
nhau trên khắp thế giới.
Trong nhiều thị trường toàn cẫu, các doanh nghiệp cùng ngành phải thường
xuyên đói đẩu với nhau như những đối thủ cạnh tranh từ quốc gia này sang quốc gia
khác. Đơn cử trường hỢp Coca-Cola cạnh tranh với PepsiCo trên toàn cẩu, tương
tự như vậy là sự ganh đua giữa Ford và Toyota, Boeing và Airbus, giữa Caterpillar
và Komatsu vể máy ủi đát, giữa General Electric và Rolls-Royce vé động cơ máy
bay, giữa Sony, Nitendo và Microsoít vê’ hộp điểu khiển video game. Nếu một
công ty di chuyển đến một quổc gia mà hiện nay chưa có mặt đối thủ cạnh tranh,
thì chắc chắn râng các đói thủ cạnh tranh sẽ đi theo để ngăn cản không cho công
ty đó chiếm đưỢc lợi thế.* Khi các doanh nghiệp áp dụng phương thức đi theo đối
thủ cạnh tranh trên toàn thế giới, họ mang theo nhiều tài sản để đảm bảo hoạt
động tót ở những thị trường quốc gia khác -n h ư là, các sản phẩm của công ty,
chiến lược vận hành, chiến lược marketing, và thương hiệu - tạo nên một vài sự
đổng nhát xuyên suốt qua nhiều thị trường. Do đó, sự đỗng nhất lớn lao hơn đang
• Toàn cầu hóa sàn
thay thế cho sự đa dạng. Khi só lượng các ngành kinh doanh càng gia tăng, thì việc xuất
nói vé “thị trường Đức”, “thị trường Mỹ”, “thị trường Brazir, hay “thị trường Nhật Xu hướng của những công
Bản” đã không còn nhiều ý nghĩa; đối với rất nhiéu doanh nghiệp, chỉ có duy nhất ty riêng lẻ tiến hành phân tán
các bộ phận trong qui trình
một thị trường toàn cáu. sản xuất của họ tới nhiều địa
điểm khác nhau trên toàn
TOÀN CÀU HÓA SẢN XUÂT T o àn cẩu hóa sản xuất để cập đến nguồn cung thế giới để khai thác lợi thế
do sự khác biệt về chi phi và
ứng hàng hóa và dịch vụ từ nhiéu địa điểm trên khắp thê giới để khai thác lợi thế chất lượng của các yếu tố
do sự khác biệt giữa các quóc gia vế chi phí và chất lượng của các yếu tố sản xuất sản xuất.

(như lao động, năng lượng, đất đai và vón). Bằng cách này, các doanh nghiệp hy
vọng sẽ hạ thấp toàn diện cơ cáu chi phí, hoặc cải thiện chất lượng hay tính năng • Các yếu tố sán xuất
sản phấm của họ, từ đó cho phép họ cạnh tranh một cách hiệu quả hơn. Hãy xem Các yếu tố đầu vào trẽn qui
xét trường hỢp chiếc máy bay dân dụng thương mại tẩm xa Boeing 777. Tám nhà trinh sản xuất cùa một công
ty, bao gồm: lao động, quản
cung cấp Nhật Bản chế tạo các bộ phận của thần máy bay, cửa ra vào, và đôi cánh; trị, đất đai, vốn và bi quyết
một nhà cung cáp Singapore chế tạo cửa cho bộ phận hạ cánh ở dẫu máy bay; ba công nghệ.

Chư ng 1; Toàn Cẩu hóa 19


Sản phẩm toàn cầu mới của Boeing, m áy bay dân d ng tầm xa 787, đang xuất xưởng.

nhà cung cấp Italia chế tạo bộ phận điểu chỉnh gió trên cánh máy bay; v.v... ^Tổng
cộng, có khoảng 30% giá trị chiếc 777 được sản xuất bởi các công ty nước ngoài.
Đối với loại máy bay dân dụng tẩm xa đời mới nhát 787, hãng Boeing đã thúc đẩy
mạnh hơn xu hướng này, với khoảng 65% tổng giá trị của chiếc máy bay đưỢc cung
cấp bởi các công ty nước ngoài; trong đó có đến 35% đưỢc cung cấp từ ba công ty
lớn của Nhật Bản.'°
Một phần lý do hãng Boeing áp dụng thuê ngoài nhiều hoạt động sản xuất
của các nhà cung cấp nước ngoài bởi vì đó là những nhà cung cấp tốt nhát thế giới
trong lĩnh vực sản xuất của họ. Với mạng lưới các nhà cung cấp toàn cầu cho phép
chê' tạo ra thành phẩm tốt hơn, đã giúp Boeing tăng cơ hội giành đưỢc phần lớn
hơn trong tổng số đơn đặt hàng máy bay dân dụng so với đối thủ cạnh tranh Airbus
trên toàn cầu. Boeing cũng đã thuê một số cơ sở sản xuất ở nước ngoài để tăng cơ
hội nhận được nhiều đơn đặt hàng của các hãng hàng không tại những nước đó.
Bạn hãy nhớ lại trong tình huống mở đầu, Apple cũng áp dụng thuê ngoài rát nhiều
cho hoạt động sản xuất của họ từ các nhà cung cấp nước ngoài nhâm cố gắng nâng
cao chất lượng, giảm chi phí và tăng tính linh hoạt. Hãy xem xét một ví dụ khác về
mạng lưới hoạt động toàn cầu với phần tóm lược vể hãng Vizio đính kèm trong
khung tiêu điểm quản trị.
Ban đẩu, những nỗ lực thuê ngoài chỉ giới hạn chủ yếu trong phạm vi các hoạt
động chế tạo như những trường hỢp kể trên của Boeing, Apple và Vizio; tuy nhiên,
các doanh nghiệp ngày càng tăng cường khai thác lợi thế của công nghệ truyển
thông hiện đại, đặc biệt là Internet, đê’ thuê ngoài cả trong các lĩnh vực dịch vụ từ
những nhà cung cấp dịch vụ có chi phí thấp tại các quốc gia khác. Internet đã cho
phép các bệnh viện thuê ngoài việc xử lý nghiệp vụ X quang tại Ấn Độ, nơi những
hình ảnh nội soi MRI và các hình ảnh tương tự được đọc vào ban đêm trong khi

20 Phần 1: Giới thiệu và tổng quan


O m . TIÊU 0 IỂM QUẢN TRỊ

Vizio và thị trirờng TV màn hình phẳng vào năm 2010. Đến cuối năm 2011, công ty đã trờ thành
nhà cung cấp lớn thứ hai trên thị trường Mỹ với thị phần
Với c chế vận hành tinh vi trong những điều kiện môi 15,4%. Song, Vizio chì có chư a tới 170 lao động, số này
trường đư ợ c giữ gìn sạch sẽ tuyệt đối, các trung tâm sản tập trung vào việc thiết kế sản phẩm hoàn chình, bán hàng
xuất ở Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản chế tạo ra những và dịch v chăm sóc khách hàng. Vizio thuê ngoài hầu
tấm kính to gấp đôi kích thư ớ c của cái giường ngoại cỡ hết các ho ạt động kỹ thuật, toàn bộ hoạt động sản xuất
theo các chi tiết kỹ thuật thật chính xác. Từ đó, những tấm và phần lớn hoạt động hậu cần của công ty, Với mỗi mẫu
kính này đư ợc chuyển tới các nhà m áy của M exico nằm sản phẩm, Vizio tập hợp m ột nhóm các đối tác cung ứng
dọ c theo biên giới nư ớc Mỹ. Chúng đư ợ c cắt ra theo kích liên kết nhau trên toàn cầu. Ví d , với chiếc TV màn hình
cỡ phù hợp, kết hợp với các linh kiện điện tử đư ợc chuyển phẳng 42-inch, gồm có: màn hình từ Hàn Quốc, linh kiện
đến từ Châu Á và Mỹ để lắp ráp thành TV màn hình phẳng điện tử từ Trung Quốc, m ạch vi xử lý từ Mỹ và nó đư ợc lắp
hoàn chỉnh. Thành phẩm đư ợc vận chuyển bằng xe tải qua ráp ờ M exico. C ác nhà quản trị của Vizio liên t c tìm kiếm
biên giới để đưa đến những cửa hàng bán lẻ ờ Mỹ, n i mà những nhà sản xuất bảng hiển thị màn hình phẳng và linh
người tiêu dùng đã chi tới h n 35 tỷ $ hàng năm để mua kiện điện tử giá rẻ nhất trên thế giới. Họ bán hầu hết TV
TV màn hlnh phăng. của m inh qua các nhà bán lẻ, như Costco và Sam s Club,
Công nghệ hiển thị trên màn hlnh phẳng c bản đã được với mức chiế t khấu lớn. Việc giao hàng rất tốt của các nhà
phát minh ờ Mỹ vào cuối thập niên 1960 bởi RCA. Nhưng bán lẻ, gắn liền với việc quản trị công tác hậu cần chặt
sau khi R CA và các đối thủ cạnh tranh là VVestinghouse và chẽ trên toàn cầu, cho phép Vizio thườ ng xuyên đảo hàng
Xerox quyết định không tiếp t c theo công nghệ này nữa tồn kho 3 tuần m ột lần, nhanh gấp đôi so với nhiều đối thủ
thl Công ty Sharp của Nhật Bản đâ tấn công mạnh vào lĩnh cạnh tranh, và điều đó giúp tiết kiệm chi phí đáng kể trong
vực đầu tư phát triển công nghệ hiển thị màn hình phẳng. m ột lĩnh vực kinh doanh mà giá cả liên t c giảm xuống.
Vào đầu thập kỷ 1990 Sharp đã bán ra những sản phẩm Mặt khác, sự thay đổi của TV màn hlnh phẳng đã gây
màn hình phẳng đầu tiên, nhưng vl nền kinh tế Nhật r i tổn thư ng cho m ột số khu vự c nhất định của nền kinh tế,
vào tình trạng suy thoái kéo dài cả thập niên nên vị trí dẫn chẳng hạn như các công ty chế tạo TV theo công nghệ
đầu trong lĩnh vự c đầu tư này đã chuyển sang các công ty tia ca-tốt truyền thống tại những địa điểm có chi phí sản
của Hàn Quốc, như Sam sung chẳng hạn. Rồi cuộc khủng xuất cao. VI d , năm 2006 hãng điện từ Sanyo cùa Nhật
hoảng ờ Châu Á năm 1997 giáng xuống Hàn Q uốc và các Bản đã sa thải 300 công nhân trong m ột nhà máy của họ
công ty của Đài Loan đã nắm lấy vị thế dẫn đầu. Ngày nay, ờ Mỹ, và Hitachi đã đóng cửa nhà m áy sản xuất TV của
các công ty của Trung Q uốc đang bắt đầu chen vào lĩnh họ ở Sou th Carolina, sa thải 200 công nhân. Cả hai hãng
vự c chế tạo T V màn hình phẳng. Sony và Hitachi vẫn sản xuất TV, nhưng là TV màn hình
V i hoạt động sản xuất T V màn hlnh phẳng đư ợc di phẳng được lắp ráp tại Mexico bằng linh kiện đư ợc chế
chuyển đến những địa điểm có chi phí rẻ trên khắp thế tạo ờ Châu Á.
giới, nên người thắng kẻ thua đã rõ ràng. Người tiêu dùng
Nguồn: D. J. Lynch, “Flat Panel TVs Display Etíects of Globalization,"
Mỹ đư ợc hưởng lợi từ sự giảm giá của TV màn hình phẳng
USA Today, May 8, 2007, pp. 1B, 2B; p. Engardio and E. Woyke, T la t
và đang nắm lấy mối lợi đó. C ác nhà sản xuất có năng lực
Panels, Thin Margins,” BusinessVVeek, Pebruary 26, 2007, p. 50; B.
thl khai thác được lợi thế của chuỗi cung ứng phân tán trên VVomack, T la t TV Seller Vizio Hits $600 Million in Sales, Grovving,"
toàn cầu để chế tạo và bán ra TV màn hlnh phẳng chất Orange County Business dournal, September 4, 2007, pp. 1, 64; E.
lượng cao mà chi phí sản xuất thấp. X uất sắc nhất trong Taub, “Vizip s Flat Panel Display Sales Are Anything but Flat," New
số này là Vizio, m ột công ty có tr sở ở Calitornia được York Times Online, May 12, 2009; and Greg Tarr, "HIS: Samsung
sáng lập bời m ột người Đài Loan nhập cư. Trong vòng Dusts Vizio in Q4 LCD TV Share in the U.S.”, This VVeek in Consumer
có tám năm, doanh số bán T V màn hình phẳng của Vizio Electronics, April 12, 2012, p. 12.
từ mức gần như bằng không đã tăng vọt lên h n 2,5 tỷ $

các bác sỹ tại Mỹ đang ngủ và kết quả sản sàng chờ họ vào sáng hôm sau. Nhiểu
công ty phần mểm, kể cả IBM, hiện đang sử dụng các kỹ sư Ấn Độ để hoàn thiện
các chức nàng của phần mếm được thiết kê tại Mỹ. Sự khác biệt thời gian cho phép
các kỹ sư Ấn Độ chạy thử để kiểm tra lỗi phần mềm đưỢc viết tại Mỹ trong khi các
kỹ sư Mỹ đang ngủ, rổi chuyển mật mã đã hiệu chinh đúng trở lại Mỹ thông qua
những kết nối internet đã được bảo vệ an toàn đê’ các kỹ sư Mỹ sản sàng làm việc
vào ngày tiếp theo. Phân bố các hoạt động sáng tạo giá trị theo cách này có thể rút

Chư ng 1: Toàn cẩu hóa 21


ngắn thời gian và giảm chi phí cần thiết để phát triển các chương trình phần mểm
mới. Các doanh nghiệp khác, từ nhà sản xuất máy tính cho đến ngần hàng, đang
thuê ngoài thực hiện nhiểu chức năng trong dịch vụ khách hàng, như trung tâm
kết nối khách hàng chẳng hạn, từ các quốc gia đang phát triển có lao động giá r
hơn. M ột ví dụ khác vế lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, vào năm 2008, có khoảng
34.000 người Philippines đã làm việc sao chép lại các tập tin vể hoạt động y tế
ở Mỹ (chẳng hạn như các tập tin ghi âm từ những bác sĩ đang tìm kiếm sự phê
duyệt của các công ty bảo hiểm để hoàn thiện thủ tục). M ột vài tính toán ghi
nhận là hoạt động thuê ngoài vể thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăm sóc sức
khỏe, như dịch vụ khách hàng và giải quyết khiếu nại, có thể giúp cắt giảm chi phí
chăm sóc sức khỏe tại Mỹ lên tới 70 tỷ $."
Robert Reich, nguyên Bộ trưởng Lao động dưới thời chính quyển Clinton, đã
cho rằng hệ quả của xu hướng đưỢc minh họa bởi các doanh nghiệp như Boeing,
Apple, IBM và Vizio là, trong nhiều trường hỢp sẽ trở nên không thích hỢp khi
nói đó là sản phẩm của Mỹ, Nhật Bản, Đức hay Hàn Quốc. Hơn thế, theo Reich,
thuê ngoài các hoạt động sản xuất từ nhiều nhà cung cấp khác nhau dẫn đến việc
sáng tạo ra những sản phẩm mang bản chất toàn cầu, đó là “sản phẩm toàn cầu”.'^
Nhưng cũng giống như với trường hỢp toàn cầu hóa thị trường, các doanh nghiệp
phải thận trọng không nên quá để cao toàn cẩu hóa sản xuất. Như chúng ta sẽ thấy
trong các chương sau, những trở ngại đáng kê’vẫn sẽ gây khó khăn cho các doanh
nghiệp trong nỗ lực phân bổ tối ưu các hoạt động sản xuất của họ tới nhiều địa
điểm trên toàn cầu. Những trở ngại này bao gồm: các hàng rào thương mại chính
thức và phi chính thức giữa các quốc gia, các rào cản trong đầu tư nước ngoài trực
tiếp, chi phí vận tải và các vấn để liên quan đến rủi ro kinh tế và chính trị. 'Ví dụ,
những quy định của chính phủ vế cơ bản đã làm hạn chê' khả nàng của các bệnh
viện trong việc thuê ngoài xử lý đọc kết quả nội soi MRI từ các nước đang phát
triển có những chuyên gia vể X quang làm việc với giá r hơn.
Tuy nhiên, toàn cầu hóa thị trường và sản xuất sẽ vẫn tiếp tục. Các doanh
nghiệp hiện đại là những nhân tố quan trọng của xu hướng này, chính hành động
của họ sẽ thúc đầy sự phát triển của toàn cầu hóa. Song, các doanh nghiệp đó chỉ
đơn thuẩn là phản ứng một cách có hiệu quả trước những điều kiện thay đổi trong
môi trường kinh doanh - theo cách thức mà họ nên làm.

Sự ra đời của các định chế toàn cầu


• Hiệp định chung về thuế Do toàn cẩu hóa thị trường và tỷ lệ của các hoạt động kinh doanh xuyên biên giới
quan và mậu dịch (GATT) quốc gia ngày càng gia tăng, nên cẩn phải có những định chế giúp quản lý, điếu tiết,
Hiệp ước quốc tế qui định các kiểm soát thị trường toàn cầu và thúc đẩy việc thiết lập các hiệp định đa phương
bén kết ước phải cắt giảm các
đê’ chi phối hệ thống kinh doanh toàn cầu. Trong hơn nửa thế kỷ qua, có một số
rào cản đối với dòng chảy tự do
của hàng hóa xuyên quốc gia và định chế toàn cầu quan trọng đã đưỢc thành lập để giúp thực hiện các chức năng kê’
đâ dẫn tới sự ra đời của WTO.
trên, bao gổm Hiệp định chung vế Thuế quan và Mậu dịch (GATT) và cơ quan
kế tục là Tổ chức Thương mại thế giới (W T O); Qụỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và tổ
chức song sinh là Ngân hàng thế giới ('VVorld Bank); và Liên hợp quốc (ƯN). Tất

22 Phẩn 1: Giới thiệu và tổng quan


1
cả những định chế này đểu
được thành lập trên cơ sở thỏa
thuận tự nguyện giữa các quốc
gia và vùng lãnh thổ độc lập,
và các chức năng của chúng
đã được qui định trong những
hiệp ước quốc tế.
Tổ chức Thương mại
Thế giới (giống như GATT
trước đây) chịu trách nhiệm
chính về chính sách của hệ
thống thương mại thế giới và
làm cho các quốc gia và vùng
lãnh thổ tuân thủ luật chơi
Liên Hiệp Quốc có một m c đích quan trọng là cải thiện mức sống của dân cư
quy định trong các hiệp định trên khắp thế giới.
thương mại đã được ký kết
giữa những thành viên WTO.
Tính đến giữa năm 2012, có
155 quốc gia, chiếm tổng cộng
97% hoạt động thương mại thế giới, là thành viên của W TO, điểu đó đã đưa tổ Tổ chức thư ng mại
chức này lên một phạm vi và tẩm ảnh hưởng vô cùng to lớn. W TO cũng chịu trách thế giới (WTO)
nhiệm tạo điểu kiện cho việc thiết lập thêm những thỏa thuận đa phương giữa các Tổ chức kế t c Hiệp định
chung về thuế quan và mậu
thành viên của W TO. Trong toàn bộ lịch sử của mình, và của GATT trước kia, dịch (GATT) như là một thành
W TO đã thúc đẩy quá trình cắt giảm các rào cản đổi với hoạt động thương mại và quả của việc kết thúc thành
công vòng đàm phán Urugoay
đẩu tư xuyên quốc gia. Trong đó, W T o đóng vai trò như một công cụ cho các quốc của GATT.
gia thành viên tìm cách tạo ra một hệ thống kinh doanh toàn cầu rộng mở hơn để
giảm thiểu sự trở ngại của những rào cản thương mại và đầu tư giữa các quốc gia.
Nếu không có một định chế như W TO, thi toàn cẩu hóa thị trường và sản xuất sẽ
không thể phát triển như hiện nay. Tuy nhiên, như chúng ta sẽ thấy trong chương
này và Chương 7 khi tìm hiểu kỹ hơn về WTO, những người chỉ trích đã buộc tội
rằng tổ chức này đang chiêm đoạt chủ quyển của các quốc gia và vùng lãnh thổ.
Q ỹ Tiến tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới đểu được thành lập vào năm Quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF)
1944 bởi 44 quốc gia tham dự hội nghị tại Bretton Woods, New Hampshire. IMF
đưỢc thiết lập đê’duy trì trật tự trong hệ thống tiển tệ quốc tế; Ngân hàng Thế giới Định chế quốc tế được thành
lập để duy tri trật tự trong hệ
đưỢc thành lập để thúc đẩy phát triển kinh tế. Trong hơn sáu thập niên kê’ từ khi thống tiền tệ thế giới.
thành lập, cả hai định chế này đã nổi lên như những tổ chức quan trọng trong nến
kinh tế toàn cầu. Trong hai tổ chức song sinh này, Ngân hàng Thế giới ít gây ra Ngân hàng thế giới
tranh cãi hơn bởi vi họ tập trung vào việc cho vay với lãi suất thấp đê’chính phủ bị
Định chế quốc tế được thành
khó khăn vể vốn của các quốc gia nghèo thực hiện ước muốn đẩu tư vào những cơ lập để thúc đẩy phát triển kinh
sở hạ tầng trọng yếu (như xây dựng đê và đường bộ). tế nói chung tại các quốc gia
ngh o trẽn thế giới.
IMF thường được coi như người cho vay trong phương sách cuối cùng của
các quốc gia và vùng lãnh thổ mà nền kinh tế đang ở trong tình trạng hỗn loạn
và đổng tiền đang bị mất giá so với tiến tệ của các quốc gia khác. Ví dụ, trong hai
thập niên qua IMF đã cho các chính phủ đang gặp khó khăn vay vốn, bao gổm

Chư ng 1: Toàn Cầu hóa 23


Argentina, Indonesia, Mexico, Nga,

oD MỌT G C NHÌN KHÁC Hàn Quốc, Thái Lan, và Thổ N hĩ Kỳ.


Gẩn đây hơn, IMF còn giữ vai trò rất
chủ động trong việc giúp đỡ các quốc
Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế
Tòa án Công lý Quốc tế tw ww.ici.ora/ì đặt ở Hague (Hà Lan) là một trong
gia đối phó một cách có hiệu quả với
sáu c quan trọng yếu của Liên Hiệp Quốc. Từ khi ra đời vào năm 1946, tòa cuộc khủng hoảng tài chính toàn cẩu
án hoạt động như là tổ chức kế t c của Tòa án Công lý Quốc tế Thường trực
2008 - 2009. Tuy nhiên, các khoản
do Hội Quốc Liên thành lập, xuất phát từ nhiệm v của nó, tòa án là một trong
các qui chế hợp thành và là một phần không tách rời của Hiến chư ng Liên cho vay của IMF đểu có kèm theo
Hiệp Quốc. Tòa án có hai chức năng: đưa ra phán quyết xử lý tranh chấp do những ràng buộc. Để thu hôi những
các nhà nước đệ trinh, và cung cấp ý kiến tư vấn cho những vấn đề do các
c quan có thẩm quyền chuyển đến. khoản vay này, IMF đòi hỏi các quốc
gia và vùng lãnh thổ phải chấp nhận
Nguồn: www.un.org/Depts/dhl/resguide/specil.htm.
các chính sách kinh tế đặc biệt nhằm
ngăn chặn khó khăn của nền kinh tế,
đem lại sự ổn định và tăng trưởng.
Những đòi hỏi này đã gây ra cuộc
tranh luận nảy lửa. M ột số người chỉ trích rằng các khuyến nghị chính sách của
IMF thường không phù hỢp; m ột số người khác lại theo quan điểm cho rằng khi
ràng buộc chính phủ các quốc gia phải chấp nhận những chính sách kinh tế gì, thì
IMF cũng giống như W TO , đang chiếm đoạt chủ quyển của các quốc gia và vùng
lãnh thổ. Chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn cuộc tranh luận vể vai trò của Qụỹ Tiến tệ
Qụốc tế (IM F) trong Chương 11.

* Liên Hợp Quốc Liên HỢp Quốc đưỢc thành lập vào ngày 24 tháng 10 năm 1945 bởi sự cam
Tổ chức quốc tế tập hợp 193 kết của 51 quốc gia để gìn giữ hòa bình thông qua hỢp tác quốc tế và an ninh tập
quốc gia có tr sờ chính tại thể. Ngày nay, gần như mọi quốc gia trên thế giới đểu có liên quan tới Liên HỢp
thành phố New York, được
thành lập năm 1945 để thúc
Quốc; tổng số thành viên hiện tại là 193 quốc gia. Khi các quốc gia trở thành thành
đẩy hòa binh, an ninh và hợp viên của Liên HỢp Quốc, họ phải chấp nhận các nghĩa vụ theo Hiến chương Liên
tác.
Hợp Qụốc, một hiệp ước quốc tế thiết lập những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ
quốc tế. Theo hiến chương đó, Liên HỢp Quốc có bốn mục tiêu: duy trì hòa bình
và an ninh quốc tế; phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia; hỢp tác trong
việc giải quyết các vấn để quốc tế và thúc đẩy tôn trọng nhân quyển; và là một
trung tâm để điểu hòa hoạt động của các quốc gia. Mặc dù Liên Hợp Quốc có thể
được biết đến nhiểu nhất với vai trò giữ gìn hòa bình, song một trong những nhiệm
vụ trọng tâm của tổ chức này là thúc đẩy nâng cao mức sống, toàn dụng nhân lực,
tạo điểu kiện thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển kinh tê xã hội - tất cả các vấn để
trung tâm của việc thiết lập một nền kinh tế toàn cầu sôi động. Có đến 70% công
việc của hệ thống Liên Hợp Quốc đưỢc dành cho việc hoàn thành nhiệm vụ này.
Để làm như vậy, Liên Hợp Quốc phải phối hỢp chặt chẽ với các định chế quốc tế
khác như Ngân hàng Thế giới. Hướng đích cuối cùng của hoạt động này là niểm tin
rằng xóa đói giảm nghèo và cải thiện phúc lợi của người dần ở khắp nơi là các bước
đi cần thiết để tạo ra những điểu kiện cho hòa bình thế giới lâu dài.'^
Một định chế khác mới được biết qua tin tức gần đây là G20. ĐưỢc thành lập
vào năm 1999, G20 bao gổm các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung
ương của 19 nển kinh tế lớn nhất thế giới, cùng với đại diện của Liên minh Châu
u và Ngân hàng Trung ương Châu u. Với mục tiêu thành lập ban đầu là xây

24 Phẩn 1: Giới thiệu và tổng quan


dựng một cơ chế phối hỢp chính sách để
đối phó với khủng hoảng tài chính tại các MỘT G C NHÌN KHÁC
quốc gia đang phát triển, nhưng đến năm
2008 và 2009, G20 đã trở thành một diễn
Thông tin liên quan đến G20
đàn để thông qua đó các nước lớn nỗ lực
Đã có 6 kỳ họp thượng đình của lãnh đạo G20 (tại VVashington, London,
khởi động một cơ chế phối hỢp chính sách Pittsburgh, Toronto, Seoul và Cannes). ở vị trí lãnh đạo, sau Hàn Quốc, lần
đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu thứ hai có một quốc gia mới nổi giữ chức chủ tịch nhóm. Mexico sẽ trờ thành
quốc gia đầu tiên của Châu Mỹ Latin làm chủ tịch thường niên của nhóm.
bắt nguồn từ Mỹ, rổi sau đó nhanh chóng
Theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế, đến cuối năm 2009, G20 đã
lan rộng trên toàn thế giới, mở ra m ột cuộc tạo ra hoặc duy trì được khoảng từ 7 - 11 triệu việc làm. Các thành viên G20
chi phối gần 90% GDP và 80% khối lượng thư ng mại quốc tế của toàn cầu;
suy thoái kinh tế toàn cẩu nghiêm trọng
64% dân số thế giới sống tại các nước thành viên G2Ũ, và 84% sản lượng
nhất kể từ năm 1981. nhiên liệu hóa thạch đã được khai thác bời các quốc gia G20.
Nguồn: www.g20.org/index.php/en/numeralia.

• N TẬP NHANH G20


Được thành lập vào năm
1. Toàn cầu hóa thị trường là gì? Thị trường của loại sản phẩm nào có khuynh
1999, G20 bao gồm các bộ
hướng phát triển toàn cầu rộng rãi nhất? trưởng tài chính và thống đốc
ngân hàng trung ư ng của 19
2. Toàn cầu hóa sản xuất là gì? Tại sao các hệ thống sản xuát đưỢc mở rộng toàn cẩu? nền kinh tế lớn nhất thế giới,
cùng với đại diện của Liên
3. Mục đích chính của các định chế toàn cẩu như WTO, IMF và Ngân hàng Thế minh Châu Âu và Ngân hàng
giới là gì? Trung ư ng Châu Âu.

Động lực của toàn cầu hóa MỤC TIÊU HỌC TẬP 2

Nhận biết những động lực


Có hai yếu tố vĩ mô làm nển tảng cho xu hướng mở rộng toàn cẩu hóa*'^. Thứ nhất
chính của toàn cầu hóa.
là việc cắt giảm các rào cản đối với dòng chảy tự do của hàng hóa, dịch vụ, và vốn
đã xảy ra kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ II. Yếu tố thứ hai là sự thay
đổi công nghệ, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây của
phương tiện truyền thông, phương pháp xử lý thông tin và kỹ thuật vận tải.

CẤT GIẢM CÁC RÀO CẢN THƯƠNG MẠI VÀ ĐÀU Tư Trong những Thư ng mại quốc tế
thập niên 1920 và 1930, nhiểu quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã dựng
Xảy ra khi một doanh nghiệp
lên các rào cản nghiêm ngặt đối với hoạt động thương mại quốc tế và đầu tư trực xuất khẩu hàng hóa hay dịch
v tới người tiêu dùng ờ một
tiếp của nước ngoài. Thương mại quốc tế xảy ra khi m ột doanh nghiệp xuất khẩu
nước khác.
hàng hóa hay dịch vụ tới người tiêu dùng ở m ột nước khác. Đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) xảy ra khi một doanh nghiệp đẩu tư nguồn lực vào các hoạt động
Đầu tư trực tiếp nước
kinh doanh bên ngoài đất nước của họ. Nhiều hàng rào thương mại quốc tế được ngoài (FDI)
biểu hiện dưới dạng thuế nhập khẩu cao đối với hàng chế tạo. Mục tiêu chính của
Đầu tư trực tiếp vào các c
hàng rào thuế quan là để bảo vệ các ngành công nghiệp nội địa trước những đối sở sản xuất kinh doanh ờ
nước ngoài.
thủ cạnh tranh nước ngoài. Tuy nhiên, nó dẫn đến hệ quả là sự trả đũa bằng những
chính sách thương mại kiểu “làm nghèo nước láng giềng”, các quốc gia sẽ ngày
càng nâng cao hàng rào thương mại để chống lại nhau. Cuối cùng, điều này đã làm
suy giảm nhu cẩu trên toàn thế giới và góp phẩn tạo ra cuộc Đại Suy Thoái những
năm 1930.

Chư ng 1;Toàn Cẩu hóa 25


B ng^ 1913 1950 1990 2010
Thuế suất trung bình đối với
hàng chế tạo, tính theo % trên
giá trị
Pháp 21% 18% 5,9% 3,9%
Nguồn: số liệu 1913-1990 trích
từ: “Who VVants to Be a Gaint?" Đức 20 26 5,9 3,9
The Economist: A Survey of the
Multinationals, ngày 24/6/1995, trang
Italy 18 25 5,9 3,9
3-4. Bản quyền ©The Economist
Book, Ltd. Số liệu năm 2010 trích
từ: VVorld Trade Organization, 2011
VVorld Trade Report, (Geneva: WTO,
Nhật Bản 30 - 5,3 2,3
2011)
Hà Lan 5 11 5,9 3,9

Thụy Điển 20 9 4,4 3,9

Anh - 23 5,9 3,9

Mỹ 44 14 4,8 3,2

Bài học kinh nghiệm được rút ra ở đây là, sau chiến tranh thế giới thứ II các
nước công nghiệp phát triển phương Tây cam kết sẽ tháo dỡ những rào cản đối với
dòng chảy tự do của hàng hóa, dịch vụ và vốn giữa các quốc gia.'^ Mục tiêu này đả
đưỢc ghi nhận trong Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch. Dưới sự bảo trỢ
của GATT, tám vòng đàm phán giữa các nước thành viên đã bàn vể việc giảm thiểu
các hàng rào ngàn cản sự lưu thông tự do của hàng hóa và dịch vụ. Vòng đàm phán
gấn đây nhất, gọi là Vòng đàm phán Uruguay, đã hoàn thành vào tháng 12/1993.
Vòng Uruguay tiếp tục cắt giảm hơn nữa các hàng rào thương mại; mở rộng GATT
đê’ bao hàm cả các lĩnh vực dịch vụ giống như đối với các loại hàng chế tạo; qui
định tăng cường bảo hộ đối với bằng sáng chế, thương hiệu và quyển sở hữu trí tuệ;
thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới đê’giám sát hệ thống thương mại quốc tế.
Bảng 1.1 tóm tắt tác động của những thỏa thuận trong hiệp định GATT lên thuế
suất trung bình của hàng chê' tạo. Như có thê’tháy, thuế suất trung bình đã giảm
đáng kê’từ năm 1950 và hiện nay đang đứng ở mức xấp xỉ 4%.
Vào cuối năm 2001, 'VVTO đã phát động một vòng đàm phán mới nhằm tự
do hóa hơn nữa khuôn khổ hoạt động thương mại và đẩu tư toàn cẩu. Đê’ tiến
hành vòng đàm phán này, "VVTO đã chọn một địa điểm xa xôi là Doha, thủ đô của
Qạtar, một quốc gia vùng vịnh Persic. Tại Doha, các nước thành viên W TO đã
thông qua một chương trình nghị sự. Các cuộc đàm phán đưỢc dự kiến kéo dài ba
năm, nhưng cho đến năm 2012 các cuộc đàm phán vẫn bị đình trệ do có sự phản
đối của một vài quốc gia chủ chốt. Chương trình nghị sự Doha bao gổm: cắt giảm
thuế quan đối với hàng công nghiệp, dịch vụ và sản phẩm nông nghiệp; từng bước
loại bỏ trỢ cấp trong sản xuất nông nghiệp; cắt giảm rào cản đối với đối với đầu tư
xuyên quốc gia; và phân định giới hạn áp dụng luật chống bán phá giá. Nếu vòng
đàm phán Doha được hoàn thành, lợi ích lớn nhất có thê’ đạt được là từ kết quả
đàm phán vế sản phẩm nông nghiệp; thuế suất trung bình đối với nông sản vẫn
đang ở mức khoảng 40%, và các nước giàu đang chi khoảng 300 tỷ $ trỢ cấp mỗi
năm để hỗ trỢ cho khu vực nông nghiệp của họ. Các nước nghèo trên thế giới sẽ

26 Phần 1: Giới thiệu và tổng quan


Biểu đồ^c

10-,
Tăng trường bình quân
hàng năm (%) về khối
9-
lượng xuất khẩu và GDP
8 - toắn cầu, 1950 - 2010
7-
6
5-
4 - H iiữ
3
2
1-
0-
1950-1960 1960-1970 1970-1980 1980-1990 1990-2000 2000-2010

|Tổ ng lượng xuất khẩu [~ ]G D P thé giới

được hưởng lợi nhiểu nhất khi cất giảm thuế quan và trỢ cấp trong nông nghiệp;
những cuộc cải cách như vậy sẽ cho họ cơ hội tiếp cận thị trường các nước phát
triển trên thế giới.'^
Cùng với việc cắt giảm các hàng rào thương mại, nhiều quốc gia cũng đã loại
bỏ dần những hạn chế đỗi với hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Theo
Liên Hợp Quốc, có khoảng 90% trong số 2700 lượt thay đổi luật lệ về quản lý đầu
tư trực tiếp của nước ngoài trên toàn cầu được thực hiện từ năm 1992 đến năm
2009 đã tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho FDI.'®
Các xu hướng trên là động lực cho cả toàn cầu hóa thị trường và toàn cẩu
hóa sản xuất. Sự giảm thiểu các hàng rào thương mại quốc tế cho phép các doanh
nghiệp xem xét thị trường của họ trên phạm vi toàn cầu, chứ không chi bó hẹp
trong một quốc gia riêng l . Việc cắt giảm rào cản trong thương mại và đầu tư cũng
cho phép các doanh nghiệp bố trí sản xuất ở địa điểm tối ưu cho hoạt động kinh
doanh. Theo đó, một công ty có thê’thiết kế sản phẩm tại một quốc gia, sản xuất
các linh kiện tại hai quốc gia khác, lắp ráp sản phẩm ở m ột quốc gia khác nữa, rối
xuất khẩu thành phẩm đi khắp thế giới.
Theo cơ sở dữ liệu của W TO, khối lượng thương mại hàng hóa trên thế giới
đã tăng nhanh hơn mức tăng trưởng của nển kinh tế thế giới kể từ năm 1950 (xem
Biểu đổ 1.1).'^ Từ năm 1970 đến 2010, khối lượng thương mại hàng hóa trên thế
giới đã tăng gấp hơn 30 lần, vượt xa so với mức tăng trưởng sản xuất của thế giới,
chi tăng gần 10 lần trong cùng kỳ. (Thương mại hàng hóa thế giới bao gổm các
hoạt động thương mại về hàng chế tạo, nông sản và khoáng sản, nhưng không bao
gổm thương mại dịch vụ). Kể từ giữa thập niên 1980, giá trị của thương mại dịch
vụ quốc tế cũng đã gia tăng mạnh mẽ. Hiện nay, thương mại dịch vụ chiếm khoảng
20% giá trị của tổng khối lượng thương mại quốc tế. Càng ngày thương mại dịch vụ
quốc tế càng đưỢc thúc đẩy bởi những tiến bộ trong hoạt động truyền thông, cho
phép các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thuê ngoài từ nhiểu địa điểm khác nhau
trên toàn cầu (xem tình huống mở đầu). Do vậy, như đã nói ở trên, nhiều doanh

Chư ng 1: Toàn cẩu hóa 27


nghiệp ở các nước phát triển đã áp dụng thuê ngoài các hoạt động dịch vụ khách
hàng, từ việc kiểm định phần mềm cho đến trung tâm kết nối khách hàng, từ các
nước đang phát triển có giá nhân công r hơn.
Hãy lưu ý mức tăng trưởng tương đối thấp của hoạt động thương mại trong
giai đoạn 2000 - 2010 trên Biểu đổ 1.1, phản ánh một bước suy thoái của hoạt
động thương mại thế giới đã xảy ra trong các năm 2008 và 2009. Mức tăng trưởng
kinh tế thế giới năm 2009 giảm xuống chỉ còn 2,5% do ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu, bắt đầu từ các vấn để của thị trường cho vay thế chấp
dưới chuẩn ở Mỹ rói tác động ra toàn thế giới. Tăng trưởng về khối lượng của
thương mại hàng hóa giảm xuống còn 12,2% trong năm 2009, là mức sụt giảm
mạnh nhất kể từ chiến tranh thế giới lần thứ II. Nguyên nhân chính có v như là
do sự sụt giảm mạnh của nhu cẩu tiêu dùng toàn cầu, nhưng việc thiếu khả năng
tài trỢ cho thương mại quốc tế do những điểu kiện tín dụng bị thắt chặt cũng có
thể đóng m ột vai trò quan trọng. Tuy nhiên, thương mại đã có dấu hiệu phục
hồi trở lại vào năm 2010, với mức tăng trưởng khối lượng thương mại 14,5%.
Thương mại thế giới đã tăng thêm 5% trong năm 2011. Trong khi các xu hướng
dài hạn vẫn có v vững chắc theo đúng trật tự, thi W T O lại dự báo mức tăng
trưởng thương mại sẽ giảm tương đối trong một vài năm do thế giới đang phải
hứng chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và tình trạng suy
thoái nặng nể mới phát sinh, như vấn để khủng hoảng nỢ công đang tiếp diễn tại
nhiêu quốc gia ở Châu u và Mỹ.^°
Dữ liệu tóm tắt trong Biểu đổ 1.1 hàm ý m ột số vấn đề. Thứ nhất, nhiểu doanh
nghiệp đang theo cách mà hãng Boeing đã làm với hai chiếc máy bay 777 và 787, và
Apple đã làm với iPhone: phân bố các công đoạn trong quy trình sản xuất tới nhiều
địa điểm khác nhau trên toàn cầu nhằm giảm chi phí sản xuất và tàng chất lượng
sản phẩm. Thứ hai, các nễn kinh tế của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới
đang trở nên gắn kết với nhau hơn. Do sự phát triển của thương mại, các quốc gia
đang trở nên phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn vể các loại hàng hóa và dịch vụ trọng
yếu. Thứ ba, thế giới đã trở nên giàu có hơn một cách đáng kể từ năm 1950, và điểu
này có nghĩa hoạt động thương mại tăng lên chính là động cơ thúc đẩy nến kinh tế
toàn cẩu tăng theo.
Bằng chứng cũng cho thấy rằng đẩu tư trực tiếp của nước ngoài đang đóng
một vai trò ngày càng quan trọng hơn trong nền kinh tế toàn cẩu do các doanh
nghiệp tăng cường đầu tư xuyên quốc gia. Mức trung bình hàng năm của dòng
vốn FDI đầu tư ra nước ngoài đã tăng từ 25 tỷ $ vào năm 1975 lên tới 2 ngàn tỷ $
vào năm 2007. Tuy dòng vốn FDI đẩu tư ra nước ngoài chỉ đưỢc ký kết ở mức 1,1
ngàn tỷ $ trong các năm 2009 và 2010 sau khi xảy ra khủng hoảng tài chính toàn
cầu, nhưng dòng vốn này đã tăng trở lại và đạt 1,5 ngàn tỷ $ vào năm 2011.^* Nhìn
chung, trong vòng 30 năm qua, dòng vốn FDI đã tăng nhanh hơn so với mức tăng
trưởng vẽ thương mại và sản lượng sản xuất của thế giới. Chẳng hạn, từ năm 1992
đến năm 2010, tổng cộng dòng vốn FDI từ tất cả các quốc gia đã tăng lên gấp chín
lần, trong khi giá trị thương mại của thế giới tăng gấp bốn lần và sản lượng sản xuất
của thế giới chỉ tăng khoảng 55%.^^ Kết quả của dòng vốn FDI mạnh mẽ đó là, khối
lượng vốn FDI tích lũy của toàn cầu đến năm 2010 đạt khoảng 20 ngàn tỷ $. ít nhẫt

28 Phần 1: Giới thiệu và tổng quan


có 82.000 công ty mẹ chi phối 810.000 công ty con ở thị trường nước ngoài, sử
dụng hơn 77 triệu lao động hải ngoại và tạo ra một lượng giá trị bằng khoảng 11%
GDP toàn cẩu. Số công ty con ở nước ngoài của các công ty đa quốc gia chi phối
hơn 32 ngàn tỷ $ doanh số bán hàng trên toàn cẩu, cao hơn so với giá trị xuất khẩu
hàng hóa và dịch vụ toàn cầu chỉ có gẩn 20 ngàn tỷ
Toàn cẩu hóa thị trường và sản xuất, thành quả phát triển thương mại của thế
giới, đẩu tư nước ngoài trực tiếp và tầm quan trọng của nó, tất cả đều dẫn đến việc
các doanh nghiệp đang phải chứng kiến thị trường nội địa của mình bị tấn công từ
những đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Điểu đó thực sự đúng ở Trung Quốc, nơi
mà các công ty Mỹ như Apple, General Motors, và Starbucks đang mở rộng sự hiện
diện của họ. Nó cũng đúng ở Mỹ, nơi các hãng ô tô Nhật Bản đã lẩy bớt thị phần
của General Motors và Ford (mặc dù có dấu hiệu cho tháy xu hướng này đang
đảo chiều). Và điểu đó cũng đúng ở Châu u, nơi trước kia công ty Philips của Hà
Lan chiếm ưu thế thì nay họ phải chứng kiến thị phần của mình trong ngành công
nghiệp điện tử tiêu dùng bị láy bớt đi bởi các hãng Panasonic và Sony của Nhật
Bản, Samsung và LG của Hàn Quốc. Quá trình phát triển hỢp nhát nển kinh tế
toàn cầu thành một thị trường đơn nhất khổng lổ đang làm gia tăng mạnh mẽ áp
lực cạnh tranh trong phạm vi của các ngành công nghiệp chế tạo và dịch vụ.
Tuy nhiên, việc giảm thiểu những hàng rào thương mại và đầu tư xuyên quốc
gia không thể đưỢc coi là điểu đương nhiên. Như chúng ta sẽ thấy trong các chương
tiếp theo, yêu cầu “bảo hộ” trước những đối thủ cạnh tranh nước ngoài vẫn thường
được nghe thấy trong nhiểu nước trên khắp thế giới, bao gồm cả Mỹ. Mặc dù hiệu
quả mang lại của chính sách hạn chế thương mại trong các thập niên 1920 và 1930
là không rõ ràng, nhưng cũng không chắc rằng phe đa số cầm quyển tại các quốc
gia phát triển có ủng hộ việc cắt giảm các hàng rào thương mại hơn nữa hay không.
Thật vậy, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2008 - 2009 và sự sụt
giảm sản lượng toàn cẩu xảy ra tương ứng, đã dẫn đến nhiều đòi hỏi tăng cường
các hàng rào thương mại để bảo vệ công ăn việc làm trong nước. Nếu các hàng rào
thương mại không được cắt giảm hơn nữa, thì điểu đó có thể làm chậm lại tốc độ
phát triển của toàn cầu hóa trên cả hai mặt toàn cấu hóa thị trường và toàn cẩu hóa
sản xuất.

VAI TRÒ CỦA Sự THAY ĐỔI C NG NGHỆ. Việc cắt giảm các hàng rào
thương mại đã mở ra một khả năng phát triển lý luận vế toàn cầu hóa thị trường
và toàn cầu hóa sản xuất. Còn sự thay đổi công nghệ đã tạo ra cơ sở thực tiễn cho
tiến trình toàn cẩu hóa. Kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ II, thế giới
đã chứng kiến nhiều tiến bộ quan trọng trong công nghệ truyền thông, xử lý thông
tin và vận tải, bao gồm cả sự phát triển bùng nổ của Internet và mạng viễn thông
mở rộng toàn cẩu. Hoạt động viễn thông đang tạo ra công chúng toàn cầu. Còn
hoạt động vận tải thi tạo ra ngôi làng toàn cầu. Từ Buenos Aires tới Boston, từ
Birmingham tới Bắc Kinh, những người thường dân đang xem MTV, họ mặc quần
jean màu xanh và nghe nhạc từ iPod khi đi làm hàng ngày.

Mạch vi xử lý và hoạt động viễn thông Có lẽ sự đổi mới đơn l mà quan trọng
nhất chính là sự phát triển của mạch vi xử lý, mở ra sự tăng trưởng mạnh mẽ của

Chư ng 1: Toàn cẩu hóa 29


dòng máy tính chi phí thấp và công suất cao, cho phép tăng khối lượng xử lý thông
tin của các cá nhân và doanh nghiệp vô cùng to lớn. Mạch vi xử lý cũng là nền tảng
của nhiều tiến bộ gần đây trong lĩnh vực công nghệ viễn thông. Trong hơn 30 năm
qua, hoạt động truyển thông toàn cầu đã đưỢc cách mạng hóa bởi sự phát triển của
vệ tinh nhân tạo, cáp quang, công nghệ vô tuyến điện, Internet và mạng viễn thông
mở rộng toàn cầu (w w w ). Các công nghệ này đểu dựa vào mạch vi xử lý đê’ mã
hóa, truyền tải và giải mã thông tin lưu chuyển trên các đường truyền điện tử với
khối lượng vô cùng lớn. Chi phí sản xuất mạch vi xử lý tiếp tục giảm xuống trong
Định luật Moore khi công suất của nó tăng lên (hiện tượng này được gọi là định luật Moore, dự
Cứ sau 18 tháng sức mạnh báo rằng cứ sau 18 tháng thì sức mạnh công nghệ của mạch vi xử lý sẽ tăng gấp đôi
công nghệ của mạch vi xử và chi phí sản xuất của nó sẽ giảm đi một nửa).^'* Vì điểu này xảy ra, chi phí của các

sản xuất của nó sẽ giảm đi boạt động truyền thông toàn cầu giảm mạnh, kéo giảm chi phí điểu phối và kiểm
một nửa. soát của tổ chức toàn cầu. Do đó, từ năm 1930 đến 1990, chi phí của m ột cuộc điện
thoại 3 phút giữa New York và London đã giảm từ 244,65$ xuống còn 3,32$.^^ Đến
năm 1998, con số này đã giảm mạnh xuống chỉ còn 36 cent đối với người tiêu dùng
và tỷ lệ giảm còn thấp hơn nữa đổi với các doanh nghiệp.^ Thật vậy, bằng việc sử
dụng Internet và các dịch vụ như Skype chẳng hạn, chi phí của một cuộc đàm thoại
quốc tế đang giảm nhanh đến mức gần bằng không.

Internet và mạng viễn thông m rộng toàn cầu Sự tăng trưởng bùng nổ của
mạng viễn thông mở rộng toàn cầu kể từ năm 1994 khi trang web đầu tiên được
giới thiệu là biểu hiện mới nhất của luận điểm nói trên. Vào năm 1990 có chưa
tới 1 triệu người kết nối Internet. Đến năm 1995 con số này đã tăng lên 50 triệu
người. Và đến năm 2011 Internet đã có 2,3 tỷ người sử dụng.^^ Mạng w w w đã
phát triển trở thành kênh thông tin trụ cột của nển kinh tế toàn cầu. Chỉ riêng tại
Mỹ, doanh số bán l của thương mại điện tử đã tăng từ mức gần như bằng không
vào năm 1998 lên đến 202 tỷ $ trong năm 2011, và được dự báo là sẽ đạt tới 350 tỷ
$ vào giữa thập kỷ này.^* Nhìn toàn cảnh, mạng viễn thông đang nổi lên như một
yếu tố, giúp giảm bớt sức ép chi phí do sự khác biệt vẽ không gian, thời gian và quy
mô lợi suất kinh tế. Mạng viễn thông làm cho người mua và người bán gặp nhau dễ
dàng hơn, bất kể họ ở đâu và qui mô cỡ nào.^^ Nó cho phép các doanh nghiệp, dù
nhỏ hay lớn, đểu có thể mở rộng sự hiện diện của họ trên toàn cầu với chi phí tháp
hơn bất kỳ thời điểm nào trước đây. Mạng viễn thông cũng cho phép các doanh
nghiệp phối hỢp và kiểm soát hệ thống sản xuất phân tán trên toàn cầu theo cách
thức chưa từng có trước đây 20 năm.

Công nghệ vận t i Cùng với sự phát triển của công nghệ truyền thông, m ột
số cải cách quan trọng trong kỹ thuật vận tải cũng đã xuất hiện kê’ từ sau chiến
tranh thế giới lần thứ II. Vế mặt kinh tế, cải cách quan trọng nhất chắc chắn là sự
phát triển của máy bay phản lực dân dụng và máy bay vận tải hàng hóa khổng lổ,
cũng như sự ra đời của Container giúp đơn giản hóa việc chuyên tải hàng hóa từ
phương thức vận tải này sang phương thức khác. Với máy bay phản lực dân dụng
tốc độ cao, cho phép giảm thời gian cần thiết để di chuyên từ địa điểm này sang
địa điểm khác và rút ngắn khoảng cách thực tế trên toàn cầu. Vế m ặt thời gian
đi lại, hiện nay đi từ New York tới Tokyo “gần hơn” là đi từ đó tới Philadelphia
dưới thời kỳ thuộc địa.

30 Phẩn 1: Giới thiệu và tổng quan


Vận chuyên b ng Container đã cách mạng hóa hoạt động kinh doanh vận tải,
làm giảm đáng kê’ chi phí vận chuyển hàng hóa đường dài. Trước khi Container
xuất hiện, việc chuyến tải hàng hóa từ phương thức vận tải này sang phương thức
khác đòi hỏi rất nhiều lao động, mất thời gian và tốn kém chi phí. Việc đó có thể
mất nhiều ngày và cẩn tới hàng trăm công nhân bốc xếp dỡ hàng khỏi một chiếc
tàu thủy để chất lên xe tải và tàu lửa. Với sự xuất hiện phổ biến của Container
trong những năm 1970 và 1980, hiện nay toàn bộ qui trình đó có thể đưỢc thực
hiện trong vài ngày bởi một số ít công nhân bóc xếp. Kể từ năm 1980, đội tàu
Container trên thế giới đã tăng hơn bốn lần, phản ảnh phẩn nào sự gia tăng khối
lượng hoạt động thương mại quốc tế và sự phát triển đột biến của phương thức vận
tải này. Thành quả của việc tàng năng suất liên quan tới phương thức vận tải b ng
Container để giảm mạnh chi phí vận chuyển, đã làm cho việc chuyên chở hàng hóa
khắp toàn cầu trở nên kinh tế hơn, và do đó đã góp phẩn thúc đẩy toàn cáu hóa thị
trường và toàn cẩu hóa sản xuất. Từ năm 1920 đến 1990, cước phí vận tải biến và
cảng phí bình quần trên m i tấn hàng hóa xuất nhập khẩu tại Mỹ đã giảm từ 95
xuống còn 29 (theo giá năm 1990).^® Chi phí vận chuyển hàng hóa b ng đường
sắt bình quân trên một tấn-dặm tại Mỹ đã giảm từ 3,04 cent năm 1985 xuống còn
2,3 cent vào năm 2000, đó là thành quả to lớn của việc tăng năng suất nhờ sử d ng
Container một cách phổ biến.-’' Hiện nay, vận tải hàng hóa b ng đường hàng không
cũng có tỷ trọng ngày càng tăng. Từ năm 1955 đến 1999, giá cước vận tải đường
hàng không bình quân trên một tấn-km đã giảm hơn 80%.” Kết quả mang lại từ
việc giảm cước phí vận tải b ng đường hàng không là, tỷ trọng tính theo giá trị của
vận tải hàng không trong ngành vận tải tại Mỹ đã tăng từ 7% vào năm 1965 lên tới
28% vào đầu những năm 2000.”

Những hàm ý của toàn cầu hóa s n xuất Do chi phí vận tải liên quan đến toàn
cẩu hóa sản xuất giảm xuống, việc phân tán sản xuất trên nhiều địa điểm khác nhau
về mặt địa lý đã trở nên kinh tế hơn. Cũng như do kết quả của sự đổi mới công
nghệ đã thảo luận ở trên, các chi phí xử lý thông tin và truyền thông thực tế đã giảm
mạnh trong hai thập niên vừa qua. Các diễn biến này giúp cho m ột công ty có thể
thiết lập và quản lý một hệ thống sản xuất phân tán trên toàn cầu, càng thuận lợi
hơn cho quá trình toàn cầu hóa sản xuất. Một mạng lưới truyền thông rộng khắp
toàn cẩu đã trở nên rát cần thiết đối với nhiều doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Ví
dụ, hãng Dell đã sử dụng Internet để phối hỢp và kiểm soát hệ thống sản xuất phân
tán trên toàn cầu tốt đến mức họ lưu hàng tổn kho chỉ có 3 ngày tại các địa điểm
chế tạo ra chúng. Hệ thống quản lý dựa trên Internet của Dell ghi nhận các đơn đặt
hàng thiết bị máy tính khi chúng đưỢc khách hàng gửi tới website của công ty, rổi
lập tức truyền đi kết quả đặt hàng phân theo chủng loại linh kiện đến các nhà cung
cáp khác nhau trên khắp thế giới. Các nhà cung cấp này có một thời hạn nhất định
để xem xét số lượng yêu cầu trong đơn hàng của Dell và có thể điểu chỉnh kế hoạch
sản xuất của họ cho phù hỢp. Dựa vào chi phí vận tải bằng đường hàng không thấp,
Dell có thể sử dụng phương thức vận tải này đê’tăng tốc độ giao nhận các linh kiện
quan trọng nhằm đáp ứng những thay đổi nhu cẩu đột xuất và không đê’chậm trễ
trong việc chuyên giao sản phẩm cuối cùng cho người tiêu dùng. Dell cũng đã sử
dụng công nghệ truyền thông hiện đại để thuê ngoài điếu hành các dịch vụ khách

Chư ng 1: Toàn cầu hóa 31


í
hàng của họ từ Ấn Độ. Khi khách hàng tại Mỹ gọi đến Dell để yêu cầu vể dịch vụ,
cuộc gọi của họ sẽ đưỢc chuyển đến Bangalore ở Ấn Độ, nơi mà nhân viên phục vụ
có khả năng nói tiếng Anh sẽ xử lý cuộc gọi.
Internet cũng là một nguồn lực quan trọng tạo điểu kiện phát triển thuận
lợi cho thương mại dịch vụ quốc tế. Mạng viễn thông cho phép các bệnh viện ở
Chicago gửi các kết quả nội soi MRI tới Ấn Độ để phân tích, các cơ quan kế toán
ở San Prancisco thuê ngoài công việc kê khai thuế theo định kỳ từ các kế toán viên
sống tại Philippines, và những người thử nghiệm phẩn mểm tại Ấn Độ khắc phục
lỗi của mật mã đưỢc viết bởi các chuyên viên thiết kế tại Redmond, Washington,
trụ sở chính của Microsoít. Chắc chắn là chúng ta vẫn còn đang ở trong các giai
đoạn đẩu của tiến trình phát triển này. Vì định luật Moore vẫn đang tiếp diễn và độ
rộng của băng thông trong hoạt động viễn thông vẫn tiếp tục đưỢc tăng thêm, nên
hầu như bất cứ quy trình xử lý công việc nào cũng có thê’số hóa được và điều đó sẽ
cho phép các công việc được thực hiện một cách có năng suất và hiệu quả nhất ở
bất cứ nơi nào trên thế giới.
Sự phát triển của máy bay phản lực dân dụng cũng đã hỗ trỢ cho việc liên kết
chặt chẽ với nhau các cơ sở hoạt động trên kháp thế giới của nhiểu công ty kinh
doanh quốc tế. Sử dụng máy bay phản lực tốc độ cao, một nhà quản lý người Mỹ
chỉ cần nhiéu nhất là một ngày để đi đến các cơ sở của công ty hoạt động tại Chầu
u hay Châu Á. Điều đó cho phép nhà quản lý giám sát đưỢc hệ thống sản xuất
phân tán trên toàn cầu.
Những hàm ý của toàn cầu hóa thị trường Bên cạnh việc tác động đến toàn
cầu hóa sản xuất, những đổi mới công nghệ cũng đã tạo điểu kiện phát triển thuận
lợi cho toàn cẩu hóa thị trường. Các mạng lưới truyền thông toàn cẩu với chi phí
thấp, như mạng w w w chẳng hạn, đang hỗ trỢ cho việc hình thành chợ điện tử
toàn cầu. Như đã đề cập ở trên, hoạt động vận tải chi phí thấp đã làm cho việc vận
chuyển hàng hóa trên khắp thế giới trở nên kinh tế hơn, từ đó giúp tạo ra thị trường
toàn cáu. Ví dụ, nhờ vận tải hàng hóa bằng đường hàng không có chi phí giảm rất
mạnh mà người ta có thể cắt hoa hổng trổng ở Ecuador để hai ngày sau đem bán
tại New York. Điểu này đã làm phát sinh một ngành kinh doanh, vốn không tổn
tại ở Ecuador cách đây 20 năm, nhưng nay thì nó đang cung cáp hoa hổng cho thị
trường toàn cầu. Hơn thế, cước phí thấp của máy bay phản lực tốc độ cao đã dẫn
đến việc đi lại tấp nập hơn của người dân giữa các quốc gia. Điểu này đã thu hẹp
khoảng cách văn hóa giữa các nước và dẫn đến sự hội tụ về thị hiếu và sở thích của
người tiêu dùng. Đổng thời, mạng lưới truyền thông và các phương tiện truyển
thông toàn cầu cũng đang tạo m ột nền văn hóa toàn cẩu. Mạng lưới truyền hình
của Mỹ như CNN, M TV và HBO đang đưỢc đón nhận tại nhiều quốc gia, và các
bộ phim của Hollywood đang đưỢc trình chiếu trên khắp thế giới. Trong bất cứ xã
hội nào phương tiện truyền thông đại chúng cũng là kênh chuyển tải văn hóa hàng
đầu; do phương tiện truyền thông đại chúng toàn cẩu phát triển, chúng ta nên nghĩ
đến sự tiến hóa của cái gọi là nền văn hóa toàn cẩu. M ột kết quả hỢp lý của sự tiến
hóa này là sự phát sinh của thị trường toàn cầu cho các sản phẩm tiêu dùng. Những
tín hiệu đầu tiên của tiến trình này đã rõ ràng rồi. Hiện nay, người ta d dàng tìm
thấy m ột nhà hàng McDonald’s ở Tokyo cũng giống như ở New York, mua một

32 Phần 1: Giới thiệu và tổng quan


iPod ở Rio cũng giống như mua ở Berlin, và mua quẩn jean Gap ở Paris hay ở San
Prancisco cũng đều giống nhau.
Mặc dù có những xu hướng nêu trên, chúng ta vẫn phải thận trọng để không
cường điệu hóa tầm quan trọng của chúng. Trong khi công nghệ truyền thông và
kỹ thuật vận tải hiện đại đang mở ra “ngôi làng toàn cẩu”, thì vẫn tổn tại những
khác biệt đáng kể giữa các quốc gia về vàn hóa, sở thích của người tiêu dùng và
thực tiễn của các hoạt động kinh doanh. M ột công ty nếu bỏ qua sự khác biệt đó
giữa các quốc gia là đã tự đặt mình vào tình thê nguy hiểm. Chúng ta sẽ nhấn mạnh
điểm này lặp đi lặp lại nhiéu lẩn trong suốt quyển sách và sẽ nghiên cứu kỹ hơn
trong các chương sau.

• N TẬP NHANH
1. Phải giảm thiểu các rào cản thương mại và đầu tư như thế nào để góp phần thúc
đẩy toàn cầu hóa sản xuất và toàn cầu hóa thị trường?
2. Giải thích vai trò của công nghệ mới trong việc tạo điểu kiện thuận lợi cho toàn
cẩu hóa sản xuất và toàn cầu hóa thị trường.

Sự biến đổi về nhân khẩu học của nền kinh


tế toàn cầu
MỤC TIÊU HỌC TẬP 3
Liên quan chặt chẽ tới xu hướng phát triển của toàn cầu hóa là sự biến đổi khá sâu sác
Mô tả sự thay đổi bản chất
về tính chất nhân khấu học của nền kinh tế toàn cầu trong hơn 30 năm qua. Từ cuối của nền kinh tế toàn cầu.
những năm 1960, có bốn sự kiện thực tế đã mô tả rõ tính chất nhân khẩu học của nền
kinh tế toàn cẩu. Thứ nhát là sự thống trị của Mỹ trong nển kinh tế thế giới và bức
tranh thương mại của thế giới. Thứ hai
là sự thống trị của Mỹ trong lĩnh vực
đầu tư nước ngoài trực tiếp trên thế
giới. Và liên quan tới điểu này, sự kiện
thứ ba là thê' thống trị của các công ty
đa quốc gia qui mô lớn của Mỹ trên
Sự thay đổi diện mạo của các nền kính tế mó>i nồi
trường kinh doanh quốc tế. Thứ tư là
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gần đây đã ph i bày ra một hiện tượng
có khoảng một nửa thế giới - các nền đáng quan tâm. Trái với lẽ thường, sự ph c hồi kinh tế đã làm thay đổi quá
kinh tế kế hoạch hóa tập trung của trinh tăng trường kinh tế toàn cầu, từ các nền kinh tế phát triển cho đến các
nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Xu hướng thay đổi này chù yếu là do
nước cộng sản - đã cấm cửa đối với
sự gia tăng của cung và cầu trong các nền kinh tế có dân số lớn h n nhiều so
các doanh nghiệp kinh doanh quốc với các nền kinh tế phát triển. Thứ nhất, 85% dân số của thế giới sống tại các
quốc gia mới nổi hoặc đang phát triển. Thứ hai, thu nhập của các quốc gia
tế của phương Tây. Như sẽ được giải
này đang tăng lên nhanh chóng, tạo ra mức cầu khổng lồ về lư ng thực và
thích dưới đây, những nét đặc tníng dầu. Tiền bạc đã được đầu tư thêm vào các quốc gia này để đẩy mạnh phát
của cả bốn sự kiện trên hoặc là đã biến triển h n nữa, và điều đó đang làm thay đổi các mô hlnh thư ng mại toàn cầu
nhằm hướng đến những thị trường mới nổi.
đổi, hoặc là đang thay đổi một cách
Nguồn: www.imf.org/external/pubs/ft/fandd/2011/06/straight.htm
nhanh chóng.

Chư ng 1:Toàn Cầu hóa 33


B ng ( ^ 2 Quóc gia Tỷ trọng trong Tỷ trọng trong Tỷ trọng trong xuất
Sự thay đổi về sán lipợng
s n xuất và Thưcxng mại
sản lượng sản xuẩt sản lượng sản xuất khẩu toàn cáu, 2011
toàn cầu. toàn cẩu, 1960 (%) toàn cầu, 2010 (%)
Nguồn: số liệu về sản lượng sản xuất
trích từ c sờ dữ liệu của VVorld Bank,
(%)
04/2012. Số liệu xuất khẩu trích tử
thông cáo báo chí của WTO “Trade
Mỹ 38,3 23,1 8,1
Grovvth to Slow in 2012 after strong
Deceleration in 2011”. 12/04/2012. Đức 8,7 5.2 8,1
Pháp 4,6 4,0 3,3
Italia 3.0 3.3 2,9
Anh 5.3 3,6 2,6

Canada 3.0 2.5 2.5

Nhật Bản 3.3 8.6 4.5

Trung Quốc 9.4 10,4

TIÊU IỂM QUỐC GIA

Lĩnh vực phần mềm của nền kinh tế An Độ Nói khác đi, bằng cách sử d ng lao động người An Đ ộ và
Internet, doanh nghiệp phần mềm có thể tạo ra các xưởng
Khoảng 25 năm trước, một số công ty phần mềm qui mô gia công phần m ềm mở rộng trên toàn cầu làm việc liên t c
nhỏ đã được thành lập ở Bangalore, Án Độ. Tiêu biểu 24 giờ mỗi ngày.
trong số các công ty này là Intosys Technologies, đư ợc
Ban đầu, các công ty phần mềm An Độ chỉ tập trung
khởi nghiệp bởi bảy sáng lập viên người An Độ với số vốn
vào công đoạn cuối đ n giản của công nghiệp phần mềm,
ban đầu của họ khoảng 1.000$. Đến nay, thu nhập cả năm
cung cấp dịch v thử nghiệm và gia công các phần mềm
của Iníosys đạt 6,99 tỷ $ và có khoảng 149.000 lao động,
c bản của những doanh nghiệp phư ng Tây. Nhưng do
nhưng đó mới chi là m ột trong h n 100 công ty phần m ềm
ngành công nghiệp phần mềm phát triển cả về qui m ô và
tập hợp tại Bangalore, n i đã trở thành trọng điểm của khu
mức độ tinh vi, các công ty Án Đ ộ đâ tấn công mạnh vào
vự c công nghệ thông tin đang phát triển nhanh của An Độ.
thị trường. Ngày nay, những công ty hàng đầu của An Độ
Từ vị thế mới bắt đầu hình thành vào giữa thập niên 1980,
trự c tiếp cạnh tranh với các hãng như IBM và EDS để giành
đến năm 2010 khu vự c này đã tạo ra thu nhập h n 60 tỷ $,
các dự án phát triển phần m ềm lớn, các hợp đồng cung cấp
và nếu tính gộp cả dịch v phần mềm, doanh số bán sản
dịch v cho thuê ngoài, và các dịch v tư vấn về công nghệ
phẩm phần cứng và xuất khẩu của các công ty kinh doanh
thông tin. Các thị trường này đang bùng nổ, con số ước
dịch v cho thuê ngoài thi thu nhập có thể đã vượt m ức
tinh cho thấy chi phí thuê ngoài về công nghệ thông tin trên
70 tỷ $ trong nâm 2011, vẫn đảm bảo phát triển nhanh bất
toàn cầu đã tăng từ 193 tỷ $ năm 2004 lên đến h n 250 tỷ
chấp nhịp độ tăng trường kinh tế toàn cầu bị giảm đột ngột
$ vào năm 2010, và các công ty cùa An Độ chiếm được một
trong giai đoạn 2008 - 2009.
miếng lớn trong cái bánh thị phần đó. Có m ột cách để các
Sự phát triền của khu vự c phần mềm tại An Độ dựa doanh nghiệp phư ng Tây phản ứng lại mối đe dọa cạnh
trên c sờ của bốn yếu tố sau. Thứ nhất, quốc gia này có tranh đang phát sinh này là xúc tiến đầu tư vào Án Độ để
nguồn cung dồi dào về nhân lực kỹ thuật cao. Hàng năm, giành lợi thế kinh tế tư ng tự như lợi thế mà các công ty
các trường đại học ở An Độ đào tạo ra khoảng 400.000 kỹ An Độ được hưởn g. Vi d , IBM đã đầu tư 2 tỳ $ vào các chi
sư. Thứ hai, chi phí lao động ở An Đ ộ thấp. Chi phí thuê nhánh của họ ở An Độ và đan g sử d ng 150.000 lao động
một người Ân Độ tốt nghiệp đại học ch ỉ bằng khoảng 12% tại đó, nhiều h n ở bắt kỳ quốc gia nào khác. M icrosoft
chi phí thuê m ột người Mỹ có bằng cấp tư ng đư ng. Thứ cũng đă đầu tư lớn vào Ấn Độ, bao gồm cả một trung tâm
ba, rất nhiều người Án Độ thông thạo Anh ngữ, giúp cho nghiên cứu và phát triển (R&D) ờ Hyderabad thuê 4.000
sự phối hợp công việc giữa các doanh nghiệp phư ng Tây lao động và xác định rõ các điều kiện thu hút những kỹ sư
với An Đ ộ dễ dàng h n. Thứ tư, do sự khác biệt về thời tài năng An Đ ộ không muốn di chuyển đến làm việc ờ Mỹ.
gian, người An Độ vẫn có thể làm việc trong khi người Mỹ
Nguồn: “America s Pain, lndia's Gain: Outsourcing," The Economist,
đang ngủ. Điều này rất có ý nghĩa, chẳng hạn như, mã
January 11, 2003, p. 59; “The VVorld Is Our Oyster,” The Economist,
phần m ềm đư ợc viết ờ Mỹ vào ban ngày có thể đư ợc thử October 7, 2006, pp. 9-10; and “IBM and Globalization: Hungry Tiger,
nghiệm ờ Ấn Độ vào ban đêm và được gửi qua Internet Dancing Elephant,” The Economist, April 7, 2007, pp. 67-69.
trở lại Mỹ đúng vào lúc bắ t đầu ngày làm việc tiếp theo.

34 Phẩn 1: Giới thiệu và tổng quan


sự THẠY ĐỐI SẢN LƯỢNG VÀ BỨC TRANH THƯƠNG MẠI CỦA
THÉ GIỚI . Vào đẩu thập niên 1960, Mỹ vẫn còn là một cường quốc công nghiệp
mạnh hàng đầu thế giới. Năm 1960, Mỹ chiếm tới 38,3% trong sản lượng sản xuất
toàn cầu, tính theo tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Đến năm 2010, tỷ trọng của
Mỹ chỉ còn 23,1% trong sản lượng toàn cẩu, vẫn là cường quốc công nghiệp lớn
nhất thế giới nhưng đã giảm đáng kê’qui mô tương đổi (xem bảng 1.2). Mỹ không
phải là quốc gia phát triển duy nhất chứng kiến vị thế tương đối của mình bị tụt
dốc. Điều tương tự cũng đã xảy ra với tất cả những quốc gia trong nhóm nước công
nghiệp hóa đẩu tiên như Đức, Pháp và Anh. Sự thay đổi vị thế này của Mỹ không
phải là sự suy giảm tuyệt đối, vi nền kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng đáng kể trong giai
đoạn từ năm 1960 đến năm 2010 (và các nến kinh tế Đức, Pháp, Anh cũng tăng
trưởng tương ứng trong khoảng thời gian này). Thực chất, đó là một sự suy giảm
tương đối, phản ánh mức tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của m ột số nền kinh tế
khác, đặc biệt là tại Chầu Á. Ví dụ, như có thể thấy trong bảng 1.2, từ năm 1960
đến năm 2010, tỷ trọng của Trung Quốc trong sản lượng sản xuất toàn cẩu đã tăng
từ mức hẩu như không đáng kể lên đến 9,4%. Những quốc gia khác cũng đã tăng rõ
rệt tỷ trọng của họ trong sản lượng toàn cẩu gổm có Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia,
Đài Loan và Hàn Quốc.
Đến cuối thập niên 1980, vị thế nhà xuất khẩu hàng đẩu thế giới của Mỹ đã bị
đe dọa. Trong hơn 30 năm qua, sự chi phối thị trường xuất khẩu của Mỹ đã bị lu
mờ đi do Nhật Bản, Đức và một số quốc gia công nghiệp mới như Hàn Quốc và
Trung Quốc đã chiếm đưỢc tỷ trọng lớn hơn trong khối lượng xuất khẩu của thế
giới. Trong suốt thập niên 1960, Mỹ thường xuyên chiếm khoảng 20% trong khối
lượng xuất khẩu hàng chế tạo của thế giới. Nhưng như bảng 1.2 cho thấy, tỷ trọng
xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Mỹ đã tụt xuống còn 8,1% vào năm 2011, đứng
sau Trung Quốc.
Do các nển kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil tiếp tục phát
triển, nên tỷ trọng tương đối của Mỹ trong sản lượng sản xuất và giá trị xuất khẩu
toàn cầu càng suy giảm hơn, và các quốc gia phát triển tiên tiến khác có v cũng
xảy ra tương tự. Về bản chất, điểu này không phải là xấu. Sự suy giảm tương đối của
Mỹ phản ánh tình hình phát triển kinh tế và công nghiệp hóa của nền kinh tế thế
giới đang tăng lên, trái với bất cứ suy giảm tuyệt đối nào trong sức khỏe của nền
kinh tế Mỹ.
Hầu hết các dự báo hiện nay đểu tiên đoán tỷ trọng trong sản lượng toàn cẩu
của những quốc gia đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Indonesia,
Thái Lan, Hàn Quốc, Mexico, và Brazil sẽ tăng lên nhanh chóng, và tỷ trọng của
các quốc gia công nghiệp phát triển như Anh, Đức, Nhật và Mỹ sẽ giảm tương ứng.
Nếu các xu hướng hiện nay vẫn tiếp diễn, thì kinh tế Trung Quốc có thể sẽ lớn hơn
kinh tế Mỹ trên căn bản ngang giá sức mua, trong khi kinh tế Ấn Độ sẽ gần bằng
Đức. Ngân hàng thế giới đã ước tính rằng các quốc gia đang phát triển trong giai
đoạn hiện nay có thể sẽ chi phối hơn 60% hoạt động kinh tế giới vào năm 2020,
trong khi các quốc gia phát triển hiện đang chi phối 55% hoạt động kinh tế thế giới
thì có thê’sẽ chỉ còn khoảng 38%. Dự đoán thì không phải luôn luôn đúng, nhưng
các tính toán này đã cho thấy có một sự thay đổi về mặt địa lý kinh tế của thế giới

Chư ng 1: Toàn cẩu hóa 35


đang diễn ra, mặc dù tầm quan trọng của sự thay đổi này hoàn toàn không phải là
điểu hiển nhiên. Đổi với những công ty kinh doanh quốc tế, hàm ý dễ hiểu của sự
thay đổi về địa lý kinh tế này là: nhiều cơ hội về kinh tế trong tương lai có thể được
tìm thấy tại các quốc gia đang phát triển trên toàn cẩu, và nhiếu đối thủ cạnh tranh
mạnh nhất trong tương lai hầu như chắc chắn cũng sẽ nổi lên từ các khu vực này.
Một ví dụ xác đáng cho trường hỢp này là sự bành trướng mạnh mẽ trong lĩnh vực
phẩn mềm của Ấn Độ, như đã được mô tả trong khung tiêu điểm quốc gia đính
kèm.

Sự THAY ĐỐI CỦA BỨC TRANH ĐẢU Tư TR C TIÉP Nước NGOÀI


Sự thống trị của Mỹ trong nến kinh tế toàn cầu còn được phản ánh qua việc các
công ty của Mỹ đã chi phối đến 66,3% dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên
khắp thế giới trong những năm 1960. Các công ty của Anh xếp thứ hai, chiếm tỷ
trọng 10,5%, trong khi các công ty Nhật xếp đến thứ tám, chỉ với 2%. Sự thống trị
của các công ty Mỹ lớn tới mức có nhiểu quyển sách đã viết vế mối đe dọa kinh tê
đặt ra cho Châu u đến từ các tập đoàn của Mỹ.’ M ột só chính phủ ở Châu u,
đặc biệt là Pháp, đã bàn vế vấn để hạn chế dòng vốn đầu tư đi vào từ các công ty
của Mỹ.
Tuy nhiên, do nhiều rào cản đối với dòng chảy tự do của hàng hóa, dịch vụ và
vốn đưỢc dỡ bỏ và do các quốc gia khác đã tăng tỷ trọng của họ trong sản lượng sản
xuất toàn cầu, nên nhiếu công ty không thuộc sở hữu của Mỹ đã bắt đầu tăng tốc
đẩu tư xuyên quốc gia. Động cơ thúc đẩy phần lớn hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài của những công ty không thuộc sở hữu của Mỹ này chính là mong muốn
phân tán hoạt động sản xuát tới những địa điểm tối ưu và thiết lập sự hiện diện
trực tiếp tại các thị trường trọng điểm ở nước ngoài. Theo đó, từ đẩu những năm
1970, nhiều công ty của Nhật và Châu u đã bắt đầu di chuyển các hoạt động sản
xuất thâm dụng lao động từ thị trường nội địa của họ sang các quốc gia đang phát
triển có giá nhân công r hơn. Hơn thế, nhiều công ty Nhật đã đẩu tư vào Bắc Mỹ
và Châu u - trong nhiều trường hỢp được coi như là giải pháp phòng tránh rủi ro
bất lợi do biến động vê' tiến tệ và sự áp đặt có thể có từ các hàng rào thương mại.

Biếu đồ ^ 2
Tỷ trọng (%) trong tổng vốn
FDI tích l y, 1980-2010

1980 1990 2010

36 Phẩn 1: Giới thiệu và tổng quan


Ví dụ, công ty ô tô Toyota của N hật đã tăng nhanh hoạt động đầu tư vào các cơ sở
sản xuất ô tô tại Mỹ và Chầu u trong những năm cuối thập niên 1980 và đầu thập
niên 1990. Các nhà quản trị Toyota tin rằng sự tăng giá mạnh mẽ của đổng yen
Nhật sẽ làm cho giá ô tô xuất khẩu của họ trở nên đắt đỏ ở thị trường nước ngoài.
Vì vậy, tổ chức sản xuất tại những thị trường quan trọng nhát ở nước ngoài, thay
vì xuất khẩu từ Nhật Bản, là việc làm rẫt có ý nghĩa. Toyota cũng kỳ vọng rằng các
hoạt động đầu tư đó sẽ giúp họ tránh đưỢc những áp lực chính trị đang dâng cao
ở Mỹ và Châu u nhằm hạn chế xuất khẩu ô tô của Nhật vào các thị trường này.
M ột hệ quả của những diễn biến trên được minh họa trong Biểu đổ 1.2, • Vốn FDI tích l y
cho tháy vốn FDI tích lũy từ sáu nguổn vốn cáp quổc gia quan trọng nhất thế Tổng giá tiỊ tích lũy của tài
giới - Mỹ, Anh, Đức, Hà Lan, Pháp và Nhật - đã thay đổi như thế nào trong giai sản thuộc sở hữu nước ngoài
tại một thời điểm nhất định.
đoạn 1980 - 2009. (Vốn FDI tích lũy chỉ tổng giá trị tích lũy của các khoản
đẩu tư nước ngoài). Biếu đổ 1.2 củng chi ra số vốn tích lũy có nguồn từ doanh
nghiệp thuộc các quốc gia đang phát triển. Tỷ trọng nguồn vốn của các công
ty Mỹ trong tổng số vốn FDI tích lũy đã giảm từ 38% vào năm 1980 xuống còn
24% trong năm 2010. Trong khi đó, tỷ trọng của Pháp và các quốc gia đang phát
triển trên thế giới đã tăng lên một cách rõ rệt. Sự gia tăng tỷ trọng nguồn vốn của
các quốc gia đang phát triển trong vốn FDI tích lũy phản ánh xu hướng số công
ty của những nước này xúc tiến đẩu tư ra ngoài biên giới quốc gia của họ ngày
càng tăng lên. Trong năm 2010, nguổn của những công ty có trụ sở tại các nước
đang phát triển chiếm đến 15,3% trong vốn FDI tích lũy, tăng mạnh so với mức
chỉ có 1,1% của năm 1980. Những công ty có trụ sở tại H ong Kong, Hàn Quốc,
Singapore, Đài Loan, Ấn Độ và Trung Quốc đại lục chiếm tỷ trọng lớn trong số
vốn đẩu tư này.
Biểu đổ 1.3 minh họa hai xu hướng quan trọng khác - sự tăng trưởng liên tục
của dòng vốn FDI xuyên biên giới xảy ra trong những năm 1990 và tầm quan trọng
của các quốc gia đang phát triển với tư cách là điểm đến của vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài. Trong suốt những năm 1990, lượng đẩu tư trực tiếp tại cả hai nhóm
quốc phát triển và đang phát triển đểu tăng lên mạnh mẽ, xu hướng này phản ánh
tình trạng quốc tế hóa hoạt động kinh doanh của các công ty ngày càng gia tăng.
Tiếp sau đợt cao trào vốn đẩu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn 1998 - 2000
là một đợt suy giảm dột ngột trong giai đoạn 2001 - 2003 bắt nguồn từ tình trạng
suy thoái kinh tế toàn cầu sau khi các quả bong bóng tài chính bị xi hơi vào cuối
những năm 90 và năm 2000. Tuy nhiên, tình hình tăng trưởng của vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài đã phục hổi trở lại từ năm 2004 và kéo dài đến khi đạt kỷ lục vào
nàm 2007, nó chỉ chậm lại một lẩn nữa vào các năm 2008 - 2009 do bị kìm hâm
bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cáu. Trong số các quốc gia đang phát triển,
nước tiếp nhận vốn FDI nhiều nhất là Trung Quốc, với mức thu hút dòng vốn
FDI đi vào từ 60 - 100 tỷ $ mỗi năm trong giai đoạn 2004 - 2009. Như chúng ta
sẽ thấy trong phần sau của cuốn sách này, dòng vốn FDI liên tục đổ vào những
quốc gia đang phát triển là một tác nhân quan trọng kích thích sự tăng trưởng kinh
tế ở những nước này, báo hiệu một tương lai tốt đẹp cho các quốc gia như Trung
Quốc, Mexico, và Brazil - là những nước được hưởng lợi nhiều hơn cả trong xu
hướng này.

Chư ng 1: Toàn Cầu hóa 37


bCs
D ng vốn FDI, 1988 - 2010

I Các nước phát triển I Các nước đang phát triển

• Công ty đa quốc gia Sự THAY ĐỐI V BẢN CHẤT CỦA C NG TY ĐA QUỐC GIA Công
(MNE)
ty đa quốc gia (MNE) là bất kỳ doanh nghiệp nào có hoạt động sản xuất trên từ
Doanh nghiệp sờ hữu các c
sở sản xuất kinh doanh ờ nhiều
hai quốc gia trở lên. Kể từ thập niên 1960, có hai xu hướng vể nhân khẩu học của
h n một quốc gia. các công ty đa quốc gia đáng chú ý là (1) sự gia tàng số công ty đa quốc gia không
thuộc sở hữu của Mỹ và (2) sự phát triển của những công ty đa quốc gia qui mô
vừa và nhỏ.

Các công ty đa quốc gia không thuộc s hữu của Mỹ Vào những năm 1960,
hoạt động kinh doanh toàn cầu đã bị chi phối bởi những công ty đa quốc gia lớn
của Mỹ. Các doanh nghiệp Mỹ chiếm khoảng hai phần ba hoạt động đẩu tư nước
ngoài trực tiếp trong những năm 1960, khiến người ta có thê’nghĩ rằng hầu hết các
công ty đa quốc gia đểu là doanh nghiệp của Mỹ. Theo các dữ liệu tóm tắt trong
Biểu đổ 1.4, trong số 260 công ty đa quốc gia lớn nhất vào năm 1973, có 48,5% là
các doanh nghiệp Mỹ, Anh Quốc đứng thứ hai với 18,8%, còn Nhật Bản chỉ chiếm
3,5% trong cùng thời kỳ. Việc Mỹ chiếm số lượng lớn công ty đa quốc gia đã phản
ánh sự thống trị của nền kinh tế Mỹ trong ba thập kỷ kể từ sau chiến tranh thế giới
lẩn thứ II, trong khi Anh cũng nắm một số lượng lớn công ty đa quốc gia lại phản
ánh sự thống trị vể công nghiệp của quốc gia này trong những thập kỷ đầu tiên của
thế kỷ XX.

Biểu đồ (
Xuất xứ của các công
ty đa quốc gia lớn
nhất, 1973 và 2010

Hoa Kỳ Nhật Anh Pháp Đức Các nước khác

1973 12010

38 Phần 1: Giới thiệu và tổng quan


\
ìO TIÊU OIỂM QUẢN TRỊ

Hisense - Tham vọng của Hisense rất lớn. Họ cố gắng trở thành
Một công ty đa quốc gia mới n i của Trung Quốc m ột công ty kinh doanh toàn cầu với nhãn hiệu hàng tiêu
dùng đẳng cấp thế giới. Tuy không phải là một nhà sản xuất
Hisense đang nổi lên nhanh chóng thành m ột công ty đa có chi phi thấp, nhưng Hisense tin vào sức mạnh cốt lỗi
quốc gia hàng đầu của Trung Quốc. Giống như nhiều của họ là đổi mới sản phẩm nhanh chóng. Công ty tin rằng
doanh nghiệp Trung Q uốc khác, Hisense có nguồn gố c là đó là cách duy nhất để đạ t tới vị thế dẫn đầu trên những
một xí nghiệp quốc doanh, c thể là Xí nghiệp chế tạo radio thị trườ ng có tính cạnh tranh cao độ, trong đó họ phải phấn
Q uingdao số 2, được thành lập năm 1969 với chỉ 10 người đấu liên t c để đưa ra được những sản phẩm tiên tiến, chất
lao động. Trong thập niên 1970, xí nghiệp quốc doanh này lượng cao, và có giá cả cạnh tranh.
đã đa dạng hóa sồn xuất sang mặt hàng TV; qua thập niên
Để đạt được m c đích này. Hisense đã thành lập trung
1980, Hisense là một trong những doanh nghiệp hàng đầu
tâm R&D đầu tiên của họ ở Trung Q uốc vào giữa thập niên
của Trung Q uốc về chế tạo TVs màu theo thiết kế đồng
1990. Tiếp theo sau đó là trung tâm R&D ở Nam Phi vào
bộ do M atsushita chuyển giao công nghệ. Vào năm 1992,
năm 1997 và một trung tâm R&D nữa ở Châu Âu vào năm
kỹ sư Zhou Houjian, 35 tuổi, được bổ nhiệm đứng đầu xí
2007. Công ty cũng đâ có kế hoạch mờ m ột trung tâm R&D
nghiệp. Đ ến năm 1994, c chế quốc doanh đã được tháo
ờ Mỹ. Trong năm 2008, các trung tâm R&D nói trên đã cho
bỏ khi Công ty TNHH Hisense được thành lập và Zhou
ra h n 600 bằng sáng chế.
làm Tổng giám đố c (hiện nay ông ấy là Chủ tịch Hội đồng
quản trị). Năng lự c về công ng hệ của H isense trong ngành
TV kỹ th uật số là điều không phải bàn cãi. Năm 1999,
Dưới sự lãnh đạo của Zhou, Hisense đã bắt đầu một giai
họ đã giớ i thiệu sản phẩm hộp kết chuyển dùng để kết
đoạn phát triển nhanh chóng, đa dạng hóa sản phẩm và
nối In terne t bằng TV. Nàm 2002, Hisen se đã cho ra TV
mờ rộng kinh doanh toàn cầu. Đến năm 2010, công ty đâ
tư ng tác kỹ th u ậ t số đầu tiên của họ, và năm 2005 công
đạ t doanh thu h n 7 tỷ $ và nổi lên thành m ột trong những
ty đã phát triển con chip lõi nén công nghệ số để chế tạo
nhà chế tạo hàng đầu của Trung Q uốc về các sản phẩm
TV kỹ thu ậ t số đầu tiên tại Trung Quốc, làm giảm sự lệ
TV (với thị phần 12% trên thị trường nội địa), máy điều hòa
th u ộc của qu ốc gia vào các nhà chế tạ o chip nước ngoài
nhiệt độ, tủ lạnh, m áy điện toán cá nhân, và thiết bị viễn
trong công nghệ cốt lõi này. Năm 20 06, Hisense đã đưa
thông. Hisense đã bán ra khoảng 10 triệu chiếc TV, 3 triệu
ra dòng TV đa ph ư ng tiện mới tích hợp công ng hệ số
máy điều hòa nhiệt độ, 4 triệu điện thoại vô tuyến CDMA,
độ nét cao, công ng hệ truyề n hlnh qu a m ạng, và hiển thị
6 triệu tủ lạnh, và 1 triệu m áy điện toán cá nhân. Doanh số
màn hình phẳng.
bán ra thị trườ ng qu ốc tế chiếm h n 500 triệu $, tức là h n
15% tổng doanh thu. Công ty đã thành lập các công ty con Nguồn: Harold L. Sirkin, “Someone May Be Gaining on Us,”
tại Algeria, Hungary, Iran, Pakistan, và Nam Phi để tổ chức Barron s, Pebruary 5, 2007, p, 53; “Hisense Plans to Grab More
sản xuất trực tiếp ở nước ngoài và đã đạ t đư ợc m ức tăng International Sales," Sino Cast China IT VVatch, November 30, 2006;
trư ởng nhanh trên những thị trường đang phát triển đó, lấy “Hisense s VVonder Chip,” Pinancial Times Iníormation Limited—
bớ t thị phần của các hãng chế tạo thiết bị và hàng điện tử Asian Intelligence Wire, October 30, 2006; and Hisense s vvebsite,
gia d ng lâu đời h n. www.hisense.com/en/index.jsp.

Đến năm 2010, mọi thứ đã thay đổi đáng kể. Trong số 100 công ty đa quốc
gia phi tài chính lớn nhất thế giới lúc bấy giờ, có 21 công ty Mỹ; 15 công ty Pháp;
11 công ty Đức; 15 công ty Anh; và 8 công ty Nhật.^^ Mặc dù cơ sở dữ liệu năm
1973 không thể so sánh hoàn toàn với cơ sở dữ liệu gần đây (số liệu năm 1973 dựa
trên 260 công ty lớn nhất, còn số liệu gần đây chỉ dựa trên 100 công ty đa quốc gia
lớn nhất), nhưng chúng đã minh họa cho một xu hướng là; toàn cầu hóa trong nển
kinh tế thế giới đã dẫn đến sự suy giảm tương đối vị thế thống trị của các công ty
Mỹ trên thị trường toàn cầu.
Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, số công ty của các nền kinh tế phát triển vẫn
chiếm phẩn lớn trong bảng xếp hạng 100 công ty đa quốc gia lớn nhát thế giới.
Tuy nhiên, đã có 7 công ty của các nước đang phát triển đưỢc đưa vào danh sách
100 công ty đa quốc gia lớn nhất của Liên Hiệp Quốc năm 2010. Lớn nhất trong số
đó là Hutchison Whampoa của Hong Kong, Trung Quốc, xếp hạng 23.^' Số công
ty của các quốc gia đang phát triển được cho là sẽ nổi lên thành những đối thủ cạnh

Chư ng 1: Toàn cầu hóa 39


tranh quan trọng trên thị trường toàn
cầu, làm dịch chuyến trục kinh tế thế
giới rời xa Bắc Mỹ và Tây u hơn nữa,
đổng thời đe dọa thế thống trị lâu dài
Đài Loan là nền kinh tế tri thức đứng đầu Châu Á
của các công ty phương Tây. Hisense,
Đài Loan xếp thứ nhất Châu Á và thứ 13 trong 146 quốc gia trên bảng xếp
hạng theo chỉ số kinh tế tri thức (KEI) năm 2012 của Ngân hàng Thế giới. KEI
nhà chế tạo hàng gia dụng và thiết bị
là chỉ số tổng hợp biểu hiện tổng quát tình trạng sẵn sàng của một quốc gia viễn thông hàng đầu Trung Quốc, là
hay một khu vực để cạnh tranh trong nền kinh tế tri thức, dựa trẽn căn bản 4
yếu tố tr cột: c chế quản lý và kích thích kinh tế (EIR), cải cách và tiếp nhận
một đối thủ cạnh tranh đang lên, được
công nghệ, giáo d c và đào tạo, và c sở hạ tầng về công nghệ thông tin và mô tả sơ lược trong tiêu điểm quản trị
truyền thông (ICT). Năng lực cạnh tranh về kinh tế tri thức của Đàl Loan đã
đính kèm.
được cải tiến liên t c trong h n 12 năm qua, và đã đứng trong top 10 về cải
cách, giáo d c và ICT. Trong phạm vi của yếu tố giáo d c và đào tạo, Đài Loan
đứng thứ tám trên toàn cầu, trong khi về phư ng diện cải cách, Ngân hàng Sự gia tăng số lượng công ty đa
Thế giới diễn giải rằng sự tiến bộ của Đài Loan là “mạnh mẽ nhất bởi vl số quốc gia qui mô v a và nhỏ Có một
lượng phát minh sáng chế cao một cách đáng kinh ngạc - 323 trên một triệu
dân và xếp thứ nhất trên toàn bộ 146 quốc gia". xu hướng khác trong kinh doanh quốc
Nguồn: www.chinapost.com.hAi/taiwan/business/2012/06/07/343586/Taiwan-ranks.htm
tế là sự phát triển của các công ty đa
quốc gia quy mô vừa và nhỏ (mini
MNCs).^* Khi nói vế kinh doanh quốc
tế, người ta thường nghĩ ngay đến các
công ty như Exxon, General Motors, Eord, Panasonic, Procter & Gamble, Sony và
Unilever - là những công ty đa quốc gia lớn có mạng lưới phức hợp với nhiểu cơ
sở sản xuất kinh doanh trải rộng trên toàn cầu. Tuy những công ty qui mô lớn vẫn
kiểm soát đại bộ phận hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế, nhưng nhiều công
ty quy mô vừa và nhỏ cũng đang thích nghi ngày càng tốt hơn vào các hoạt động
thương mại và đẩu tư quốc tế. Sự phát triển của Internet đang làm giảm bớt những
rào cản mà các doanh nghiệp nhỏ phải đối mặt khi thiết lập các quan hệ buôn bán
quốc tế.
Hãy xem xét trường hỢp Lubricating Systems Inc. ở Kent, Washington.
Lubricating Systems sản xuất dấu bôi trơn cho máy công cụ, sử dụng 25 công nhân
và tạo ra doanh thu 6,5 triệu $. Đó hẩu như không phải là một công ty lớn với
cấu trúc phức hỢp đa quốc gia, ngay cả khi trong doanh thu của công ty có hơn 2
triệu $ được tạo ra nhờ xuất khẩu đến hai mươi quốc gia, bao gốm cả Nhật Bản,
Israel và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất. Lubricating Systems cũng
đã thành lập liên doanh với m ột công ty của Đức để cung cấp sản phẩm cho thị
trường Châu u.^^ Ngoài ra, hãy xem
xét trường hỢp của Lixi Inc., một
M Ộ T G C NHÌN KHÁC hãng qui mô nhỏ của Mỹ trong công
nghiệp chế tạo thiết bị X-quang; 70%
trong thu nhập 4,5 triệu $ của Lixi
Toán cầu hóa và sự phCre tạp có đưỢc nhờ xuất khẩu sang Nhật.'*“
Có một cách khác để nhận thức toàn cầu hóa là hãy nghĩ đến vấn đề tăng Hay như trường hỢp của G. w . Barth,
cường khả năng của chúng ta để đối phó với những khó khăn phức tạp của
nó. Một vài nền văn hóa, chẳng hạn như của người Trung Quốc, Nhật Bản và
m ột hãng chế tạo máy rang hạt ca
Trung Đông (xem Chư ng 4 về phần bối cảnh văn hóa và khoảng cách quyền cao tại Ludwigsburg, Đức. Chi có 65
lực), trong đó người ta có khuynh hướng làm việc giỏi giang dù hoàn cảnh có
nhân công, nhưng công ty nhỏ này đã
nhiều khó khăn phức tạp. Phải chăng đặc điểm văn hóa của các quốc gia này
sẽ được sử d ng như là lợi thế cạnh tranh trong tiến trình toàn cầu hóa? chiếm tới 70% thị trường máy rang
hạt ca cao toàn 030.“*' Hoạt động kinh

40 Phần 1: Giới thiệu và tổng quan


doanh quốc tê không chi đưỢc thực hiện bởi những công ty qui mô lớn mà còn có
cả các công ty qui mô vừa và nhỏ.
S ự THAY ĐỔI TRẶT T ự THÉ GIỚI Trong khoảng thời gian từ năm
1989 đến 1991, có một loạt cuộc cách mạng dân chủ ở các nước cộng sản. Như
các lý do sẽ đưỢc tìm hiếu chi tiết hơn trong Chương 3, từ nước này qua nước
khác khắp Đông u và cuối cùng là đến Liên Xô, các chính quyển đã sụp đổ. Liên
Bang Xô Viết đã lùi vào lịch sử để đưỢc thay thế bằng 15 nước cộng hòa độc lập.
Czechoslovakia đã tự tách ra thành hai quốc gia độc lập, trong khi Yugoslavia thì
sau một cuộc nội chiến đến nay đã phân ra thành năm quốc gia độc lập.
Nhiểu quốc gia nguyên là nước Cộng Sản tại Châu u và Châu Á dường như
cùng chia s cách thức chuyến đổi sang chế độ chính trị dân chủ và cơ chế kinh tế
thị trường tự do. Trong suốt nửa thế kỷ, các quốc gia này vể cơ bản đã đóng cửa
đối với hoạt động kinh doanh quốc tế của phương Tây. Thì hiện nay, họ lại đưa ra
hàng loạt cơ hội vể xuất khẩu và đầu tư. Tình hình này sẽ diễn biến như thế nào
trong vòng từ 10 đến 20 năm tới là điểu khó nói trước. Các nển kinh tế của nhiều
quốc gia độc lập nguyên là nước cộng sản vẫn còn khá sơ khai, và việc tiếp tục
chuyển đổi sang chế độ dân chủ và hệ thống kinh tế dựa trên cơ chế thị trường của
họ không thê’ mặc nhiên đưỢc coi là hoàn toàn đúng đắn. Các dấu hiệu đáng lo
ngại về tình trạng bất ổn đang gia tăng và khuynh hướng chuyên chế tiếp tục được
nhìn thấy tại một số quốc gia độc lập ở Đông u và Trung Á, kế cả Nga cũng đã
thể hiện có dấu hiệu thụt lùi theo hướng tăng cường sự can thiệp của nhà nước vào
hoạt động kinh tế và sự cai trị độc tài.^^ Do đó, khi tiến hành hoạt động kinh doanh
tại các quốc gia nói trên thì rủi ro sẽ cao, nhưng cũng có thể thu được nhiểu lợi ích.
Bên cạnh những thay đổi trên, các cuộc cách mạng ôn hòa hơn cũng đã xảy ra
tại Trung Quốc, và một số nước khác ở Đông Nam Á và Châu Mỹ Latin. Hàm ý
của chúng đối với các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế cũng có thê’sâu sắc không
kém so với sự sụp đổ của Chủ nghĩa Cộng sản ở Đông u. Trung Quốc đã từng
đàn áp phong trào ủng hộ dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn từng bước tiến lên theo hướng cải cách thị trường tự
do mạnh mẽ hơn. Nếu những gì đang xảy ra ở Trung Quốc vẫn tiếp diễn trong hai
thập niên nữa, Trung Quốc có thê’ chuyển từ một nước thuộc thế giới thứ ba lên
vị thế của một siêu cường quốc công nghiệp thậm chí còn nhanh hơn so với Nhật
Bản trước kia. Nếu GDP bình quân đầu người của Trung Quốc tăng trưởng trung
bình từ 6 - 7%, dù chậm hơn so với mức tàng trưởng 8 - 10% đã đạt đưỢc trong
thập kỷ vừa qua, nhưng vào năm 2020 quốc gia có 1,3 tỷ dân này có thê’ tự hào vê'
mức thu nhập bình quân đầu người khoảng 13.000$ của họ, gần xấp xỉ mức thu
nhập bình quân của Tây Ban Nha hiện nay.
Những kết quả tiểm tàng đối với hoạt động kinh doanh quốc tế là rát lớn. Một
mặt, Trung Qụốc biểu hiện là một thị trường khổng lổ mà phẩn lớn chưa đưỢc
khai thác. Phản ánh vể điểu này, từ năm 1983 đến năm 2010, dòng vốn FDI đổ vào
Trung Quốc đã tăng từ gẩn 2 tỷ $ lên tới 100 tỷ $ mỗi năm. Mặt khác, các doanh
nghiệp mới của Trung Quốc đang chứng tỏ họ là những đối thủ cạnh tranh có
năng lực rất mạnh, và họ có thê’lấy bớt thị phần của các doanh nghiệp phương Tây
và Nhật Bản (xem ví dụ vể trường hỢp của Hisense trong mục tiêu điểm quản trị).

Chư ng 1: Toàn cầu hóa 41


Vì vậy, những thay đổi ở Trung Qụốc đang tạo ra cả cơ hội và thách thức đối với
các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế đã có quá trình phát triển lâu dài.
Đối với Châu Mỹ Latin, những cải cách cả vể chế độ dân chủ và thị trường
tự do ở đó cũng đã quá rõ ràng. Trong nhiều thập niên liển, hầu hết các quốc gia
Chầu Mỹ Latin đã bị cai trị bởi những k độc tài, nhiều người trong số đó dường
như coi các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế phương Tây như là công cụ đê’thống
trị của chủ nghĩa đế quốc. Theo đó, họ đã hạn chế hoạt động đầu tư trực tiếp của
các công ty nước ngoài. Ngoài ra, các nến kinh tế đưỢc quản lý yếu kém của Châu
Mỹ Latin có đặc điểm là tăng trưởng thấp, nỢ cao, và lạm phát tăng rất nhanh - tất
cả những điểu này đã ngăn cản hoạt động đẩu tư của các doanh nghiệp kinh doanh
quốc tế. Trong hai thập niên vừa qua, nhiều thứ trong đó đã thay đổi. Hầu như trên
kháp Châu Mỹ Latin, nỢ và lạm phát đã giảm, chính phủ đã bán các công ty thuộc
sở hữu nhà nước cho những nhà đẩu tư tư nhân, hoạt động đầu tư của nước ngoài
được mời gọi, và các nền kinh tế khu vực đã phát triển, mà Brazil, Mexico, và Chile
là những nước dẫn đẩu. Những thay đổi này đã làm tăng sức hấp dẫn của Châu Mỹ
Latin, cả vế phương diện là thị trường cho hoạt động xuất khẩu, lẫn phương diện
là điểm đến cho hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp. Tuy nhiên, với lịch sử lâu
dài của tình trạng quản lý kinh tế yếu kém tại Châu Mỹ Latin, không có gì đảm bảo
rằng các xu hướng thuận lợi này sẽ vẫn tiếp diễn. Thật vậy, Bolivia, Ecuador và đáng
chú ý nhất là Venezuela đã cho thấy có sự thay đổi thụt lùi với việc chính phủ can
thiệp nhiều hơn vào lĩnh vực công nghiệp trong vài năm qua, và hiện nay đầu tư
của nước ngoài ít đưỢc chào đón hơn so với những năm 1990. Tại những quốc gia
này, chính phủ đã nắm quyển kiểm soát các mỏ dáu và khí đốt của những nhà đẩu
tư nước ngoài và hạn chế quyển lợi của các công ty năng lượng nước ngoài trong
việc phần chia sản phẩm dầu mỏ và khí đốt khai thác tại các nước đó. Vì vậy, cũng
giống như trong trường hỢp của Đông u, chắc chắn là các cơ hội luôn có những
rủi ro đi kèm.

N N KINH TÉ TOÀN CÀU TRONG THÉ KỶ XXI Như đã thảo luận, một
phần tư thế kỷ qua đã chứng kiến những thay đổi nhanh chóng trong nến kinh tế
toàn cầu. Các rào cản đối với dòng chảy tự do của hàng hóa, dịch vụ, và vốn đã
giảm đi nhiếu. Khối lượng thương mại và đầu tư xuyên biên giới đã tăng trưởng
nhanh hơn so với mức tàng sản lượng sản xuất toàn cầu, cho thẩy rằng các nền
kinh tế quốc gia đang trở nên phụ thuộc lẫn nhau hơn khi hội nhập chặt chẽ vào
một hệ thống kinh tế đơn nhất toàn cấu. Do sự tiến bộ đó của các nền kinh tế, đã
có thêm nhiều nước gia nhập hàng ngũ các quốc gia phát triển. Nếu trước đây một
thế hệ, Hàn Quốc và Đài Loan bị coi là những quốc gia đang phát triển hạng hai.
Thì hiện nay, các nước này đang tự hào là cường quốc kinh tế, và các công ty của
họ là những đấu thủ quan trọng trong nhiểu ngành công nghiệp trên toàn cầu, từ
đóng tàu và luyện thép cho đến công nghiệp điện tử và hóa chất. Sự chuyển động
hướng tới một nển kinh tê toàn cầu càng trở nên vững chắc hơn nhờ chính sách
tự do hóa kinh tê đã được chấp nhận rộng rãi tại các quốc gia vốn dĩ đã từng kiên
quyết phản đối chúng trong vòng hai hay nhiéu hơn hai thế hệ trước đây. Vì vậy,
để phù hỢp với các quy tắc căn bản của ý thức hệ kinh tế tự do, chúng ta đã thấy từ
nước này đến nước khác tiến hành tư nhân hóa các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà

42 Phẩn 1: Giới thiệu và tổng quan


nước, chấp nhận phổ biến việc bãi bỏ những quy định không phù hỢp, mở cửa thị
trường để đảm bảo tính cạnh tranh nhiều hơn, và cam kết tăng cường tháo gỡ các
rào cản đối với hoạt động thương mại và đầu tư xuyên biên giới. Điểu đó cho thấy
rằng trong vài thập niên tới, các nước như Cộng hòa Séc, Mexico, Ba Lan, Brazil,
Trung Qụốc, An Độ, và Nam Phi có thê’sẽ xây dựng đưỢc những nền kinh tê hùng
mạnh theo định hướng thị trường. Nói tóm lại, các xu hướng hiện tại đã chỉ rõ thế
giới đang hướng tới m ột hệ thống kinh tế có nhiều thuận lợi hơn cho hoạt động
kinh doanh quốc tế.
Tuy nhiên dựa vào các xu hướng đã diễn ra trong quá khứ để dự đoán tương
lai luôn luôn là một công việc mạo hiểm. Thế giới có thê’đang chuyên động hướng
tới m ột hệ thống kinh tế mang tính toàn cáu nhiểu hơn, nhưng toàn cẩu hóa không
phải là chắc chắn sẽ xảy ra. Các nước có thê’rút lui khỏi những cam kết gẩn đây đối
với ý thức hệ kinh tế tự do nếu kinh nghiệm của họ không phù hỢp với những gì
mà họ mong đợi. Ví dụ, đả có những dấu hiệu rõ ràng vế việc rút lui khỏi ý thức hệ
kinh tế tự do ở Nga. Nêu sự do dự của Nga trở nên thường xuyên và lan tỏa rộng
hơn, thì tầm nhìn xa về một nến kinh tế toàn cầu thịnh vưỢng dựa trên căn bản của
các nguyên tắc thị trường tự do có thể sẽ không xảy ra một cách nhanh chóng như
kỳ vọng. Rõ ràng, đó sẽ là một thế giới khó khăn hơn cho các doanh nghiệp kinh
doanh quốc tế.
Hơn nữa, toàn cẩu hóa mạnh mẽ hơn thì tự nó cũng làm phát sinh nhiều rủi
ro. Điều này đã đưỢc chứng minh một cách rô ràng vào các năm 1997 - 1998 khi
cuộc khủng hoảng tài chính tại Thái Lan đã lây lan trước tiên đến các quỗc gia khác
ở Đông Á, rồi sau đó đến Nga và Brazil. Cuối cùng, cuộc khủng hoảng đã đe dọa
nhấn chim luôn các nền kinh tế của những quốc gia phát triển, bao gồm cả Mỹ,
vào tình trạng suy thoái. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ nguyên nhân và hậu quả của cuộc
khủng hoảng này cũng như những cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tương tự
khác trong Chương 11. Ngay cả dưới góc độ kinh tế thuần túy, thì toàn cầu hóa
không phải là hoàn toàn tốt đẹp. Những cơ hội đê’tiến hành hoạt động kinh doanh
trong một nển kinh tế toàn cẩu có thể tăng lên đáng kể, nhưng như chúng ta đã
thấy vào các năm 1997 - 1998, những rủi ro liên quan tới sự lây lan xấu vể tài chính
trên toàn cầu cũng nhiểu hơn. Thật vậy, trong giai đoạn 2008 - 2009 m ột cuộc
khủng hoảng bắt đẩu từ khu vực tài chính của nến kinh tế Mỹ, mà trong đó các
ngân hàng đã quá hào phóng trong chính sách cho vay của họ đối với những người
chủ sở hữu nhà, đã lan ra toàn thế giới và đầy nển kinh tế toàn cẩu rơi vào cuộc suy
thoái sáu rộng nhất kê’ từ đẩu thập niên 1980. Điểu đó đã hơn một lần minh họa
rằng trong m ột thế giới liên kết chặt chẽ với nhau, một cuộc khủng hoảng nghiêm
trọng tại m ột khu vực cụ thê’ có thê’ ảnh hưởng đến toàn thế giới. Tuy nhiên, như
sẽ được giải thích trong phẩn sau của cuốn sách này, các doanh nghiệp có thê’khai
thác nhiều cơ hội liên quan đến toàn cấu hóa, đổng thời cũng phải giảm thiểu rủi
ro thông qua các chiến lược bảo hộ rủi ro thích hỢp.

Chư ng 1; Toàn cầu hóa 43


• ỒN TẠP NHANH
1. Bức tranh thương mại và sản lượng sản xuất toàn cáu thay đổi như thê' nào qua
nửa thế kỷ gần đây?
2. Bản chất của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài thay đổi như thế nào qua
nửa thế kỷ gẩn đầy?
3. Kể từ sau cuộc cách mạng công nghiệp, Mỹ và Châu u đã chi phối hoạt động
kinh tế thế giới. Đến nay điều đó đã thay đổi ra sao? Những thay đổi đó có hàm
ý gì đối với hoạt động kinh doanh quốc tế?

Cuộc tranh luận về toàn cầu hóa


Liệu sự thay đổi hướng tới một nến kinh tế toàn cầu hội nhập và phụ thuộc nhau
Mực TIÊU HỌC TẠP 4
hơn có phải là một điều tốt? dường như nhiều nhà kinh tế học, chính trị gia, và các
Giải thích các luận cứ chinh nhà lãnh đạo trong lĩnh vực kinh doanh có thế lực đã nghĩ như vậy.'” Họ lập luận
yếu trong cuộc tranh luận về
sự tác động cùa toàn cầu hóa. rằng việc hạ thấp các rào cản đối với hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế là
động lực kép thúc đẩy nến kinh tế toàn cẩu tới chỗ thịnh vượng hơn. Họ cho rằng
việc tàng cường hoạt động thương mại quốc tế và đáu tư xuyên biên giới sẽ dẫn tới
hệ quả là giá cả hàng hóa và dịch vụ giảm thấp hơn. Những người này cũng tin rằng
toàn cầu hoá kích thích tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập của người tiêu dùng, và
giúp tạo ra công ăn việc làm cho tất cả các quốc gia tham gia vào hệ thống thương
mại toàn cầu. Luận cứ của những người ủng hộ toàn cầu hóa sẽ được trình bày chi
tiết trong các Chương 6, 7 và 8. Như chúng ta sẽ thấy, có những lý do đúng đắn về
mặt lý thuyết để tin rằng việc giảm bớt các rào cản đối với thương mại và đầu tư
quốc tế sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập của dân

Những người biểu tinh tại Hội nghị của WTO ở Seattle năm 1999 bắt đầu bạo động ờ trung tâm thành phố

44 Phần 1: Giới thiệu và tổng quan


TIÊU IỂM QUỐC GIA

Ph n đổi toàn cầu hóa Pháp Cùng khoảng thời gian đó, tại vùng Languedoc của
nước Pháp, nhà sả n xuất rượu vang Caliíornia Robert
Vào một đêm tháng 8 năm 1999, có 10 người đàn ông dưới
M ondavi đã đạt thỏa thuận với Xã trườ ng và Hội đồng xã
sự lãnh đạo của José Bové, nhà hoạt động vi lợi ích của
Aniane, cũng như với giới chức có thẩm quyền của vùng
nông thôn và nông dân chăn nuôi cừu ở địa phư ng, đã
để chuyển 125 mẫu Anh đất tại một triền đồi có nhiều cây
đột nhập vào thị trấn M illau ở miền Trung nước Pháp và
cối của xã này thành vườn nho. Mondavi lên kế hoạch đầu
phá hủy m ột nhà hàng M cD onald s đang được xây dựng,
tư 7 triệu $ vào dự án và hy vọng sản xuất ra rượu vang
gây thiệt hại khoảng 150.000$. Tuy nhiên, đó không phải là
có chất lượng hàng đầu để có thể bán đ ược ờ Châu Âu
những kẻ phá hoại binh thường, ít nhất là theo những người
và Mỹ VỚI giá 60 $ m ột chai. Tuy nhiên, những người bảo
ủng hộ họ, vi việc “phá hủy mang tinh tượn g trưng ” m ột cửa
vệ môi trường tại địa phư ng đã phản đối kế hoạch mà
hàng của M cD onald s có những m c đích cao quý, hay h n
họ cho rằng nó có thể phá hủy di sản sinh thái độc nhất
thế, nó cò n là m ột yêu sách. Cuộc tấn công trước hết đã thể
vô nhị của khu vực. José Bové, ngườ i đang nổi tiếng một
hiện sự phản kháng chống lại chinh sách thư ng mại bất
cách bất ngờ, cũng ủng hộ những người phản đối và việc
công của Mỹ. Liên minh Châu Âu đã cấm nhập khẩu thịt bò
chống đối đă được bắt đầu. Đến tháng 5/2001, Xã trưởng,
có chất hoóc-m ôn tăng trường của Mỹ, chủ yếu vì lo ngại
vốn là đảng viên Đảng Xã hội và tán thành dự án, đã thất
nó có thể dẫn đến những vấn đề về sứ c khỏe (m ặc dù các
bại trong cuộc bầu cừ tại địa phư ng, mà trong đó dự án
nhà khoa học của EU đã kết luận không có chứng cứ cho
của Mondavi đã trở thành một vấn đề quan trọng, ôn g ấy
những lo ngại đó), Sau khi xem xét lại cẩn thận, W TO đã ra
đã bị thay thế bởi m ột đảng viên Đảng Cộng sản, Manuel
tuyên bố rằng lệnh cắm của EU không tuân thủ các nguyên
Diaz, là người đã tố cáo dự án trên như là m ột âm mưu
tắc thư ng mại mà EU và M ỹ cùng tham gia, và EU cần
của những người theo chủ nghĩa tư bản được sắp đặt để
phải bãi bỏ lệnh cấm đó hoặc là phải đốl diện VỚI sự trả đũa
làm giàu thêm cho những cổ đông giàu có ngườ i Mỹ bằng
thư ng mại. EU đã từ chối không tuân theo phán quyết, vl
sự m ất mát hy sinh của dân làng ông và của môi trường.
vậy chính phủ Mỹ đã áp đặt thuế suất 100% lên một số sản
Sau thắng lợi của Diaz, M ondavi đã thông báo rằng ông sẽ
phẩm nhất định nhập khẩu từ EU, bao gồm cả những mặt
rút lạl dự án. Người phát ngôn của ông đã giải thích: “Việc
hàng chủ lực của Pháp như foie g ras (thực phẩm chế biến
rút lạl dự án là m ột sự lăng phí rất lớn, nhưng rõ ràng là
từ gan ngỗng), mù tạt, và phó m át Roqueíort. ở các nông
trò ch i lợi ích chính trị và lợi ích cá nhân ở đ ây đã diễn
trại xung quanh M illau, Bové và những người khác nuôi
ra theo cách thứ c vư ợ t quá tầm hiểu biết của chúng tôi” .
cửu để lấy sữa làm phó m át Roquetort. Họ cảm thấy tức
giận với chính sách thuế cùa Mỹ và quyết định trút nỗi thất Vậy có phải là người Pháp phản đối đầu tư của nước
vọng của họ vào M cD onald s. ngoài? Trải nghiệm củ a M cD onald s và của M ondavi cho
thấy dư ờng như điều đó đúng, như sự lan truyền của
Bové và những người cùng tham gia với ông ấy đã bị bắt
tin tứ c có liên quan, nhưng suy xét kỹ h n thì có vẻ như
giữ và bị buộc tội. Họ nhanh chóng trở thành những nhân
thực tế lại khác. M cD ona ld s có h n 1.200 nhà hàng ở
vật tiêu biểu của phong trào chống toàn cầu hóa ở Pháp
Pháp và vẫn d uy trl hoạt động rất tốt tại đó. Trên thực tế,
nhằm phản đối tất cả mọi thứ, từ việc mất chủ quyền quốc
Pháp là một trong số các thị trường sinh lợi nhiều nhất
gia và chính sách thư ng m ại bất công đă cố gắng ép buộc
cùa M cD onald s. Pháp là m ột trong những địa điểm có ưu
người tiêu dùng Phá p tiêu th thịt bò có chất hoóc-m ôn tăng
đãi tốt nhất để thu hút FDI, và đã nhận đư ợc h n 385 tỷ $
trường, cho đến sự xâm lán nền văn hóa Pháp của những
đầu tư của nư ớc ngoài trong giai đoạn 2005 - 201 ũ, nhiều
giá trị văn hóa xa lạ của người Mỹ mà biểu tượng thích hợp
h n bất kỳ quốc gia nào khác ờ Châu Âu ngoại trừ Anh.
nhất là M cD ona ld s. Thủ tướng Pháp, Lionel Jospin, đă gọi
Các công ty của Mỹ luôn chiếm tỷ trọng đáng kể trong hoạt
đó là “chính nghĩa” của José Bové. Trong lúc vẫn còn được
động đầu tư ờ Pháp. H n thế, các công ty của Pháp cũng
tự do để chờ ngày xét xử, Bové đã đến Seattle hồi tháng
là những nhà đầu tư ra nư ớc ngoài có tầm cỡ, với khoảng
12/1999 để tham gia biểu tinh chống đối Tổ chứ c Thư ng
I . 100 công ty đa quốc gia của Pháp chiếm khoảng 8%
mại Thế giới, n i mà ông ấy được chào đón như một anh
trong tổng vốn FDI tích lũy toàn cầu.
hùng chống toàn cầu hóa. ở Pháp, phiên tòa xét xử Bové
diễn ra vào tháng 7/2000 đâ lôi kéo khoảng 40.000 người Nguồn; “Behind the Bluster,” The Economist, May 26, 2001; “The
Prench Parmers Anti-Global Hero,” The Economist, July 8, 2000; c.
ủng hộ tới thị trấn M illau nhỏ bé, những người này đă cắm
Trueheart, “France s Goỉden Arch Enemy?" Toronto Star, July 1, 2000;
trại bên ngoài tr sờ của tòa án để chờ nghe phán quyết. J. Henley, “Grapes of VVrath Scare Off u.s. Firm," The Economist,
Bové đã bị cáo buộc là có tội và bị kết án 3 tháng tù giam, May 18, 2001, p. 11; and United Nations, World Investment Report,
ít h n rất nhiều so với mức án tối đa cố thể lên đến 5 năm. 2011 (New York and Geneva: United Nations, 2011).
Những người ủng hộ đã m ặc áo thun ghi thông điệp “Thế
giới không có mua bán hàng hóa, và tôi cũng không ” .

cư. Theo mô tả trong các Chương 6,7 và 8, có chứng cứ đưỢc đúc kết thích hỢp để
ủng hộ cho những dự đoán của lý thuyết này. Tuy nhiên, bát chấp sự tổn tại của
các chứng cứ và cơ sở lý luận có sức thuyết phục, toàn cầu hóa vẫn bị nhiều người

Chư ng 1: Toàn cầu hóa 45


chỉ trích. M ột số người chỉ trích đã tăng cường phát ngôn và hành động, tổ chức
các cuộc xuống đường để biểu thị sự phản đối của họ với toàn cầu hóa. Dưới đây,
chúng ta sẽ xem xét bản chất của những kháng nghị chống toàn cầu hóa và bình
luận ngắn gọn vể những chủ để chính của cuộc tranh luận liên quan đến các thuộc
tính của toàn cầu hóa. Trong những chương sau, chúng ta sẽ nói thêm vế nhiểu vấn
đé đưỢc để cập ở đây.

NHỮNG KHÁNG NGHỊ ĐỐI VỚI TOÀN CÀU HÓA Trong cuộc biểu tình
chống toàn cẩu hóa diễn ra hổi tháng 12/1999, hơn 40.000 người biểu tình đã
phong tỏa các đường phố tại Seattle trong nỗ lực làm ngừng lại một hội nghị của
Tổ chức Thương mại Thế giới được tổ chức tại thành phố này. Những người biểu
tình đã kháng nghị chổng đối trên một loạt vấn để, bao gổm tình trạng mất việc
làm trong các ngành công nghiệp do bị cạnh tranh từ các đối thủ nước ngoài, áp
lực giảm mức lương của lao động phổ thông, sự xuống cấp của môi trường, và biểu
hiện đế quốc chủ nghĩa trong lĩnh vực văn hóa của các phương tiện truyền thông
toàn cẩu và của các công ty đa quốc gia, mà những người chống đỗi coi là lợi ích
và giá trị văn hóa đã bị “bần cùng hóa” của Mỹ. Những người biểu tình khẳng định
rằng tất cả những điểu tệ hại đó có thể đưa toàn cẩu hóa đến bước đường cùng. Tổ
chức Thương mại Thê giới đã mở hội nghị để cố gắng khởi động một vòng đàm
phán mới nhằm cắt giảm các rào cản đỗi với thương mại và đầu tư xuyên biên giới.
Do vậy, W TO được coi là người ủng hộ toàn cầu hóa và là mục tiêu đả kích của
những người chống toàn cẩu hóa. Các cuộc biểu tình nhuốm đẩy bạo lực, đã biến
các đường phố yên tĩnh như thường lệ của Seattle thành nơi diễn ra cuộc chiến đấu
liên tục giữa những k “vô chính phủ” với những cảnh sát đang bị bất ngờ và thiếu
chuẩn bị của Seattle. Hình ảnh những người biểu tình ném gạch đá và cảnh sát mặc
áo giáp, tay cầm dùi cui đã đưỢc các phương tiện truyền thông toàn cầu ghi lại kịp
thời, để rổi sau đó những hình ảnh này được truyền đi khắp thế giới. Trong khi đó,
hội nghị của W TO đã thát bại vì không đạt đưỢc thỏa thuận, và mặc dù các cuộc
biểu tình bên ngoài hội trường ít có tác động đến sự thất bại đó, nhưng nó đã để lại
ấn tưỢng là những người biểu tình đã thành công trong việc làm cho cuộc hội nghị
bị chệch phương hướng.
Được khích lệ bởi những kinh nghiệm có được ở Seattle, hiện nay các cuộc
biểu tình chống toàn cầu hóa thường hay xảy ra tại những hội nghị quan trọng của
các định chế toàn cẩu. Những cuộc biểu tình có quy mô nhỏ hơn cũng đã xảy ra
tại một vài nước, chẳng hạn như ở Pháp, nơi mà các nhà hoạt động chống toàn cầu
hóa đã phá hủy một nhà hàng của McDonald’s hổi năm 1999 để phản đối sự bẩn
cùng hóa văn hóa Pháp bởi chủ nghĩa đế quốc kiểu Mỹ (xem chi tiết trong mục
tiêu điểm quốc gia đính kèm). Mặc dù sự phản kháng bằng bạo lực có thê’làm cho
những nỗ lực chống toàn cẩu hóa bị mang tai tiếng, nhưng có một điểu rõ ràng là
quy mô của các cuộc biểu tình ủng hộ cho sự nghiệp này đã vượt quá sức tưởng
tưỢng của bộ phận cầm đáu những người vô chính phủ. Phần lớn dân cư ở nhiều
nước tin rằng toàn cầu hóa có những tác động bất lợi đến đời sống và môi trường,
và các phương tiện truyền thông đại chúng thường kéo dài việc khai thác những để
tài này. Ví dụ, Lou Dobbs, nguyên là nhân vật chủ chốt của kênh tin tức CNN, đã
điểu hành các chương trình truyền hình chỉ trích mạnh mẽ xu hướng “xuất khẩu

46 Phần 1: Giới thiệu và tổng quan


việc làm” ra nước ngoài để giành lợi thê trong quá trình toàn cẩu hóa của các công
ty Mỹ. Khi thế giới rơi vào tinh trạng suy thoái năm 2008, Dobbs càng đẩy mạnh
hơn luận điệu chống toàn cầu hóa của ông ấy (Dobbs đã rời khỏi CNN từ năm
2009).
Cả hai mặt lý luận và thực tiễn đều cho thấy rằng phẩn lớn trong số các lo ngại
nói trên đã bị phóng đại; nên cả các nhà chính trị và doanh nhân đéu cần phải hành
động nhiều hơn đê’ngăn chặn những lo ngại đó. Nhiểu kháng nghị chống toàn cầu
hóa để cập đến chiều hướng chung của sự tổn thất mà thế giới đang trải qua, trong
đó các trở ngại vể không gian và thời gian, những khác biệt lớn lao giữa các định
chế kinh tế, các thê’chê chính trị, và trình độ phát triển của các quốc gia khác nhau
đã tạo nên một thế giới phong phú đa dạng về mặt nhân vàn. Tuy nhiên, trong khi
những công dân giàu có của các quốc gia phát triển có thê’sống xa hoa mà vẫn than
thở râng hiện nay họ chỉ tìm thấy các nhà hàng McDonald’s hay cửa hàng cà phê
Starbucks tại những địa điểm tuyệt đẹp, như ở Thái Lan chẳng hạn, trong kỳ nghỉ
của họ, thì những công dân đang mong đợi sự phát triển mang lại cho họ mức sống
cao hơn trong các quốc gia đó lại ít phàn nàn hơn.

TOÀN CÀU HÓA, VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP Có một mỗi quan ngại thường
xuyên đưỢc những người chống đối toàn cầu hóa để cập tới là việc hạ thấp hàng
rào thương mại quốc tế sẽ làm hại tới công ăn việc làm trong lĩnh vực sản xuất của
các nến kinh tê thịnh vưỢng tiền tiến như Mỹ và Tây u. Những người chi trích
biện luận rằng việc hạ thấp hàng rào thương mại sẽ cho phép các doanh nghiệp di
chuyên hoạt động sản xuất sang những nước có mức lương thấp hơn rất nhiểu.'^^
'Thật vậy, do sự tham gia của Trung Quốc, Ấn Độ, và các quốc gia độc lập Đông u
vào hệ thống thương mại toàn cầu, cùng với sự gia tăng dân số toàn cầu, các tính
toán cho thấy rằng lực lượng lao động toàn cầu có thê’ đã tăng gấp bốn lần trong
giai đoạn 1985 - 2005, mà phán lớn mức gia tăng đó xảy ra sau năm 1990.'^* Nếu
những điểu kiện khác là tương đương, thì vấn để đang được xem xét có thê’dẫn tới
kết luận rằng sự gia tăng quá mạnh đó của lực lượng lao động toàn cấu, khi kết hỢp
với việc mở rộng thương mại quốc tế, sẽ kéo giảm mức tiến lương ở các quốc gia
phát triển.
Mối quan ngại trên cũng đưỢc chứng minh qua các tình huống thực tế. Ví dụ,
D. L. Bartlett và J. B. Steele, hai nhà báo của tờ Philadelphỉa Inquirer, những người
từng phải hứng chịu tai tiếng do sự công kích của họ đối với thương mại tự do, viết
vể trường hỢp công ty sản xuất quần áo của Mỹ Harwood Industries đã đóng cửa
các cơ sở sản xuất tại Mỹ, nơi có chi phí nhân công đến 9$ một giờ, đê’ di chuyển
sản xuất đến Honduras, nơi mà công nhân dệt may chỉ nhận 48 cent một giờ.'*^
Theo lập luận của Bartlett và Steele, chính vì sự di chuyển các hoạt động sản xuất
như thế này mà mức lương của người Mỹ tấng lớp dưới đă đi giảm đáng kê’ trong
vòng một phần tư thế kỷ vừa qua.
Trong vài năm qua, cũng đã có những lo ngại tương tự đối với các lĩnh vực
dịch vụ do sự gia tăng hoạt động thuê ngoài từ những quốc gia có giá nhân công
r hơn. Cảm nhận phổ biên là khi các công ty như Dell, IBM, hay Citigroup thuê
ngoài các hoạt động dịch vụ với chi phí thấp hơn từ những nhà cung cấp nước

Chư ng 1: Toàn cầu hóa 47


ngoài - như cả ba công ty trên đã làm - tức là họ đang “xuất khẩu việc làm” sang
các quốc gia có mức lương thấp, góp phần tạo ra tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và mức
sổng thấp hơn tại chính quốc của họ (trong trường hỢp này là nước Mỹ). M ột số
nhà lập pháp tại Mỹ đã phản ứng bằng cách kêu gọi thiết lập các rào cản pháp lý đối
với hoạt động thuê ngoài có hên quan đến việc làm.
Những người ủng hộ toàn cầu hóa đáp lại rằng số người chỉ trích các xu hướng
này đã không thấy đưỢc điểm cốt yếu của thương mại tự do - đó là, lợi ích lớn
hơn nhiểu so với chi phí.'^* Họ biện luận rằng thương mại tự do sẽ dẫn đến tình
trạng các quốc gia chuyên môn hóa sản xuất vào những sản phẩm và dịch vụ mà
họ có thế sản xuát có hiệu quả nhất, đổng thời nhập khẩu những sản phẩm và dịch
vụ mà họ không thể sản xuất một cách hiệu quả. Khi một quốc gia theo chê độ
thương mại tự do, thì đương nhiên phải có một vài sự đánh đổi - hy sinh một số
việc làm vế dệt may tại Harwood Industries hay cắt giảm một số việc làm tại trung
tâm châm sóc khách hàng của Dell, chẳng hạn - nhưng toàn bộ nền kinh tế sẽ có
thành quả tốt hơn. Theo quan điểm này, sẽ không có ý nghĩa lắm đối với nước Mỹ
nếu sản xuất hàng dệt may nội địa, trong khi chúng có thể được sản xuất với chi
phí thấp hơn tại Honduras hoặc Trung Quốc (khác với Honduras, Trung Quốc là
một nguồn nhập khẩu hàng dệt may chủ yếu của Mỹ). Nhập khẩu hàng dệt may từ
Trung Quốc dẫn đến mức giá quần áo tại Mỹ r hơn, cho phép người tiêu dùng chi
tiêu nhiều hơn vào những mặt hàng khác. Đổng thời, thu nhập tăng thêm phát sinh
từ hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sẽ làm tăng mức thu nhập của cả nước Trung
Quốc, giúp cho người Trung Quốc mua nhiều hơn các sản phẩm đưỢc sản xuất
tại Mỹ, như dược phẩm của Amgen, máy bay dân dụng Boeing, máy tính sử dụng
mạch vi xử lý của Intel, phần mểm của Microsoít, và thiết bị nối mạng của C isco...
Lập luận tương tự có thể đưỢc đưa ra đê’ ủng hộ việc thuê ngoài các dịch vụ
của những quốc gia có giá nhân công thấp. Bằng cách thuê ngoài làm trung tâm
kết nối cuộc gọi từ Ấn Độ đê’đáp ứng
dịch vụ khách hàng, Dell có thê’ làm
giảm cơ cấu chi phí của họ, và do đó

oD MỘT G C NHÌN KHÁC làm giảm giá máy tính tương ứng, và
khách hàng Mỹ được hưởng lợi từ sự
phát triển này. Vì giá máy tính giảm,
Chì số được công bố thường niên về mức Tự do in té Toàn u (E onomi người Mỹ có thê’dành tiền để chi tiêu
Preedom of t e Worlơ) đo lường mức độ khuyến khích cho sự tự do kinh tế nhiều hơn vào các sản phẩm và dịch
thông qua các chính sách và thể chế của các quốc gia. Các c sờ cùa sự tự
do kinh tế là lựa chọn cá nhân, trao đổi tự nguyện, tự do cạnh tranh và bảo hộ vụ khác. Hơn nữa, mức gia tăng thu
quyền sờ hữu tư nhàn. Có 42 biến số được sử d ng để xây dựng bảng liệt kê nhập ở Ấn Độ cũng cho phép người
tóm tắt chl số và đo lường mức độ tự do kinh tế. Theo chí số năm 2011, Hong
Kong tiếp t c được xếp hạng cao nhất về mức tự do kinh tế, với 9,01 trên
Ấn Độ mua nhiều hơn các sản phẩm
10 điểm. Các quốc gia khác trong top 10 là: Singapore (8,68); New Zealand và dịch vụ của Mỹ, giúp tạo ra công
(8,20); Th y Sỹ (8,03); ức (7,98); Canada (7,81); Chile (7,77); Anh (7,71);
ăn việc làm tại Mỹ. Theo cách này,
Mauritius (7,67) và Mỹ (7,60). Nền kinh tế lớn nhất thế giới, là Mỹ, đã trải qua
một đợt s t giảm mức đánh giá về tự do kinh tế lớn nhất trong vòng 10 năm những người ủng hộ toàn cầu hóa cho
qua, và bị đẩy xuống vị trí thứ mười. Phần lớn nguyên nhân của sự s t giảm
rằng thương mại tự do mang lại lợi
này do nợ còng và chi tiêu của chính phủ cao h n, đồng thời các yếu tố về
cấu trúc pháp lý và quyền sờ hữu bị chấm điểm thấp h n. ích cho tất c những quốc gia nào tán
thành chế độ thương mại tự do.
Nguồn: www.freetheworld.com/2011/report.

48 Phẩn 1: Giới thiệu và tổng quan


Nếu những người chi trích toàn cẩu hóa đúng, thì có ba vấn để phải đưỢc
làm rõ. Thứ nhất, tỷ lệ thu nhập quốc dân mà người lao động nhận đưỢc, thì đối
nghịch với phấn nhận được của chủ vốn đầu tư, đã giảm ở các quốc gia phát triển
là kết quả của áp lực giảm mức lương. Thứ hai, ngay cả khi tỷ phần của người lao
động trong chiếc bánh kinh tế có thể suy giảm thì điểu đó cũng không có nghĩa
là mức sống của họ sẽ thấp hơn nếu qui mô tuyệt đối của chiếc bánh tăng lên đủ
đê’ bù đắp sự sụt giảm tỷ lệ phân bổ cho người lao động; nói khác đi, mức tăng
trưởng kinh tế và mức sống được nâng cao trong các nền kinh tế phát triển phải
bù đắp đưỢc mức suy giảm về tỷ lệ phân bổ thu nhập quốc dần cho người lao
động (đây là quan điểm của những người ủng hộ toàn cẩu hóa). Thứ ba, sự suy
giảm mức thu nhập quốc dần cho người lao động là do việc di chuyển sản xuát
đến các quốc gia có giá nhân công tháp, trái ngược với sự cải tiến công nghệ và
năng suất sản xuất.
Một số công trình nghiên cứu đã làm sáng tỏ các vấn để nêu trên'*^. Trước hết,
số liệu đã cho thấy rằng trong hai thập niên qua, tỷ phẩn của người lao động trong
thu nhập quổc dân đã suy giảm. Mức giảm tỷ lệ này ở Châu u và Nhật Bản đưỢc
công bố chính thức (khoảng 10%) lớn hơn nhiều so với ở Mỹ và Vương Quốc
Anh (từ 3 - 4%). Tuy nhiên, phân tích chi tiết cho thấy tỷ lệ thu nhập quốc dân
được hưởng của lao động có k năng đã thực sự tăng lên, thê’hiện rằng sự sụt giảm
tỷ phần của người lao động chủ yếu là do sự sụt giảm tỷ lệ của lao động phổ thông.
Một nghiên cứu của IMF nêu rõ khoảng cách vế thu nhập giữa hai thành phần lao
động có kỹ năng và lao động phổ thông đã mở rộng khoảng 25% trong vòng hai
thập niên qua.^° Mức thu nhập trung bình của 10% dân số giàu nhất ở các nền kinh
tế phát triển lớn gáp chín lần mức tương ứng của 10% dần số nghèo nhất, theo số
liệu năm 2010. Tỷ số này của nước Mỹ thuộc vể nhóm cao nhát, với mức thu nhập
trung bình của 10% dân số giàu nhất lớn gấp 14 lần mức của 10% dân số nghèo
nhấT'. Những con số trên thê’hiện mạnh mẽ rằng lao động phổ thông trong các
quốc gia phát triển đã phải chứng kiến sự sụt giảm tỷ phần thu nhập quốc dân của
họ trong vòng hai thập niên vừa qua.
Tuy nhiên, điểu đó không có nghĩa là mức sống của người lao động phổ thông
ở các quốc gia phát triển đã giảm xuống. Có khả năng mức tăng trưởng kinh tễ của
các quốc gia phát triển đã bù đắp cho mức sụt giảm trong tỷ lệ thu nhập quốc dân
đưỢc hưởng của thành phần lao động phổ thông, nâng cao mức sống của họ. Có
bằng chứng thê’hiện rằng sự bù đắp cho người lao động thực tế đã tăng lên trong
hầu hết các quốc gia phát triển từ những năm 1980, kê’ cả ở Mỹ. M ột vài nghiên
cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (O ECD), bao gồm 34 thành viên là
những nền kinh tế giàu nhất trên thế giới, đã kết luận rằng trong khi khoảng cách
thu nhập giữa các phần khúc nghèo nhất và giàu nhất trong xã hội của các nước
OECD đã mở rộng, thì tại hẩu hết các quốc gia mức thu nhập thực tế đã tăng lên
đối với tất cả mọi đối tưỢng, bao gồm cả phân khúc nghèo nhất. Trong một công
trình nghiên cứu đã công bố năm 2011, OECD nhận tháy từ năm 1985 đến 2008
thu nhập thực tế của các hộ gia đình (đã điểu chỉnh loại trừ yếu tố lạm phát) tăng
bình quân 1,7%/năm trong tất cả các nước thành viên của tổ chức. Mức thu nhập
thực tế của 10% dân số nghèo nhất đã tăng binh quân 1,4%/năm, trong khi mức

Chư ng 1:Toàn cẩu hóa 49


tăng bình quân của 10% dân số giàu nhất là 2% /năm (nghĩa là, trong khi mọi người
trở nên giàu có hơn thì khoảng cách thu nhập giữa các nhóm giàu nhất và nghèo
nhất trong xã hội đã dãn rộng ra). Sự chênh lệch vẽ tỷ lệ tàng trưởng này ở Mỹ cao
hơn rất nhiều so với hầu hết các quốc gia khác. Nghiên cứu đã nhận thấy thu nhập
thực tế của 10% dân số nghèo nhát ở Mỹ chi tăng bình quân khoảng 0,5%/nàm
trong giai đoạn 1985 - 2008, trong khi mức tăng tương ứng của 10% dân số giàu
nhất đạt l,9%/nàm.- ’^
Như đã đế cập ở trên, những người chỉ trích toàn cầu hóa biện luận rằng mức
lương của lao động phổ thông bị giảm là do sự di chuyển hoạt động sản xuất đến
những nơi có giá nhân công thấp ở nước ngoài và sự sụt giảm tương ứng về mức cẩu
lao động phổ thông. Tuy nhiên, số người ủng hộ toàn cầu hóa lại cho thấy một bức
tranh phức tạp hơn. Họ nhìn nhận tốc độ tăng trưởng yêu trong mức lương thực
tế của lao động phổ thông có nguyên nhân sâu xa từ sự thay đổi do tiến bộ công
nghệ đã tác động đến việc làm trong phạm vi các nển kinh tê phát triển, nơi mà chỉ
có lao động có kiến thức và kỹ năng chuyên môn cao nhất định mới đáp ứng đưỢc
yêu cầu của công việc hàng ngày. Những người ủng hộ toàn cầu hóa củng chỉ ra
ráng nhiều nền kinh tế phát triển đã công bố tình trạng thiếu lao động có tay nghề
cao và dư thừa lao động phổ thông. Vì vậy, sự bất bình đẳng về thu nhập ngày càng
tăng lên là do trên thị trường lao động những những lao động có kỹ năng đưỢc trả
lương cao hơn, còn tiến lương của những người lao động phổ thông thi bị giảm
bớt. Trong thực tế, có bằng chứng cho thấy sự thay đồi công nghệ đã có tác động
lớn hơn so với toàn cầu hóa trong việc làm suy giảm tỷ lệ thu nhập quốc dân đưỢc
hưởng của người lao động.'^ Điếu này cũng nói lên rằng giải pháp cho vấn đề mức
tàng trưởng thấp vế thu nhập thực tế của những người lao động phổ thông không
phải nằm trong sự hạn chế thương mại tự do và toàn cẩu hóa mà là trong khía cạnh
gia tăng hoạt động đẩu tư của xâ hội cho lĩnh vực giáo dục để giảm thiểu nguồn
cung lao động phổ thông.''*

Biều đồ ^ .5 ;
Mức thu nhập của
dân cu>và õ nhiễm
môi truồng

50 Phần 1: Giới thiệu và tổng quan


Cuối cùng, cần lưu ý rằng khoảng cách tiến lương giữa các quốc gia đang phát
triển và phát triển đang thu hẹp lại do các quốc gia đang phát triển đang trải qua
quá trình tăng trưởng kinh tê nhanh chóng. Ví dụ, có một ước tính cho thấy tiến
lương ở Trung Quốc sẽ tiếp cận mức lương của Phương Tây trong khoảng 30 năm
nữa^^. Từ trường hỢp này mà suy ra thì, bất kỳ sự chuyên giao công việc giản đơn
nào sang các quốc gia có giá nhân công thấp cũng chỉ là hiện tượng tạm thời thê’
hiện sự điểu chinh cơ cấu để hướng tới một nến kinh tế hội nhập toàn cầu chặt chẽ
hơn.

TOÀN CÀU HÓA, CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ MÒI TRƯỜNG Căn
nguyên thứ hai của điểu quan ngại nói trên là thương mại tự do khuyến khích
doanh nghiệp từ các nước phát triển di chuyển cơ sở sản xuất đến các nước kém
phát triển, nơi còn thiếu những quy định thỏa đáng vé việc bảo vệ người lao động
và môi trường khỏi sự lạm dụng của những k không trung thực.-'’^ Số người chỉ
trích toàn cầu hóa thường lập luận rằng việc tuân thủ đầy đủ các qui định về bảo vệ
người lao động và môi trường sẽ làm tăng đáng kê’ chi phí sản xuất của các doanh
nghiệp và đẩy họ vào thế bất lợi trong quan hệ cạnh tranh trên thị trường toàn cầu
với những công ty đặt trụ sở tại các nước đang phát triển vì các công ty đó không
tuân theo những qui định như thế. Về mặt lý thuyết, các doanh nghiệp sẽ đối phó
với sự bất lợi vế chi phí này bằng cách di chuyên cơ sở sản xuất của họ đến các quốc
gia không có những quy định khắt khe về bảo vệ người lao động và môi trường
hoặc d dãi trong khâu giám sát việc thực thi các quy định đó.
Nếu đúng như vậy, người ta có thê’ cho rằng thương mại tự do dẫn đến tinh
trạng gia tăng ô nhiễm môi trường và doanh nghiệp của các quốc gia phát triển bóc
lột lao động của các quốc gia kém phát triển.^^ Lập luận này đã được sử dụng lặp đi
lặp lại nhiều lần bởi số người phản đối sự hình thành Hiệp định Thương mại Tự do
Bắc Mỹ (NAPTA) năm 1994 giữa Canada, Mexico, và Mỹ. Họ đã hình dung rằng
các công ty sản xuất của Mỹ di chuyên ổ ạt đến Mexico đê’đưỢc tự do gây ô nhiễm
môi trường, sử dụng lao động tr em, và bỏ qua các vấn để về sức khỏe và an toàn
lao động, tất cả chỉ đê’thu được lợi nhuận cao hơn.'"’®
Những người ủng hộ thương mại tự do và toàn cầu hóa thì bày tỏ sự nghi ngờ
viễn cảnh này. Họ cho rằng các quy định quản lý môi trường khắt khe hơn và các
chuẩn mực quản lý lao động nghiêm ngặt hơn có liên quan chặt chẽ với sự tiến
bộ về kinh tê.®’ Nhìn chung, khi các quốc gia giàu hơn, họ sẽ ban hành những quy
định quản lý môi trường và lao động nghiêm ngặt hơn.“ Bởi vì, thương mại tự do
cho phép các nước đang phát triển tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế của họ và trở
nên giàu có hơn, điểu đó sẽ dẫn đến sự ra đời của các bộ luật chặt chẽ hơn vể môi
trường và lao động. Theo quan điểm này, những người chỉ trích thương mại tự do
buộc phải xem lại - thương mại tự do không dẫn đến ô nhiễm môi trường và bóc
lột lao động nhiều hơn, mà là ít hơn. Bằng cách tạo ra của cải và khuyến khích các
doanh nghiệp đẩy mạnh đổi mới công nghệ, hệ thống thị trường tự do và thương
mại tự do có thê’làm cho việc đối phó với ô nhiễm môi trường và sự gia tăng dân số
của thế giới trở nên dễ dàng hơn. Thật vậy, trong khi mức độ ô nhiễm môi trường
đang tăng lên ở các nước nghèo trên thế giới, thì nó lại đang giảm xuống ở các nước
phát triển. Ví dụ tại Mỹ, nống độ các chất gây ô nhiễm không khí COj và SOj đã

Chư ng 1: Toàn cầu hóa 51


giảm khoảng 60% trong giai đoạn 1978 - 1997, trong khi nồng độ chì giảm khoảng
98% - và tình hình giảm thiểu ô nhiễm này đã diễn ra trái ngược với động thái kinh
tế đưỢc duy trì phát triển liên tục^ .
Một số công trình nghiên cứu vể kinh tế lượng đã tim thấy bằng chứng nhất
quán về mối quan hệ nhân quả giữa mức thu nhập của dân cư và mức độ ô nhiễm
môi trường (xem Biểu đồ 1.5).“ Ban đáu, khi nền kinh tế tăng trưởng và mức thu
nhập của dân cư gia tăng thì mức độ ô nhiễm môi trường cũng tăng theo. Tuy
nhiên, sau một thời kỳ nhất định, mức thu nhập của dân cư càng tăng lên thì những
đòi hỏi về bảo vệ môi trường sẽ càng lớn hơn, rổi sau đó mức độ ô nhiễm môi
trường sẽ giảm xuống. Chuyên để nghiên cứu của Grossman và Krueger cho thấy
rằng bước ngoặt thay đổi thường xảy ra trước khi mức thu nhập bình quân đáu
người đạt 8.000$.“
Trong khi mối quan hệ nhân quả được mô tả trong Biểu đổ 1.5 có v đúng với
đủ loại chất gây ô nhiễm - từ so ^ cho đến nồng độ chì và chất lượng nước - thì khí
thải COj lại là một ngoại lệ quan trọng, nó vẫn gia tăng đểu đặn ngay cả khi mức
thu nhập của dân cư đã cao hơn. Chắc chán rằng sự gia tăng nổng độ c o trong
khí quyển là nguyên nhân của tình trạng trái đất đang ấm dần lên, và đây là một ván
đề rất hệ trọng. Tuy nhiên, giải pháp cho vấn để này chắc chắn không phải là giảm
bớt các nỗ lực tự do hóa thương mại, vốn là động lực thúc đẩy tàng trưởng kinh tế
và toàn cầu hóa, mà là phải làm sao cho các quốc gia trên thế giới chấp nhận những
chính sách đã đưỢc thiết lập đê’ hạn chế lượng khí thải carbon. Mặc dù các cuộc
đàm phán do Liên Hiệp Quốc bảo trỢ luôn coi đó là mục tiêu chính kể từ Hội nghị
Thượng đỉnh vì Trái đất năm 1992 tại Rio de Janeiro, nhưng đã không đạt đưỢc
thành công đáng kê’ nào trong việc chuyên động hướng tới các mục tiêu đẫy tham
vọng vể việc cắt giảm lượng khí thải carbon đã được đặt ra trong Hội nghị Thượng
đỉnh vì Trái đất và các cuộc đàm phán tiếp theo tại Kyoto, Nhật Bản năm 1997 và
tại Copenhagen vào năm 2009. Một phẩn nguyên nhân là do những nước thải ra
khí CO j lớn nhất, là Mỹ và Trung Quốc, đã không đạt đưỢc thỏa thuận về cách
thức tiến hành. Trung Quốc là quốc gia có lượng khí thải carbon đang gia tăng với
tốc độ đáng báo động, nhưng cho đến nay vẫn tỏ ra chưa muốn chấp nhận các biện
pháp kiểm soát ô nhiễm chặt chẽ hơn. Còn đối với nước Mỹ, dù cho chính quyển
dưới thời Barack Obama là chính quyển cấp tiến, nhưng các phe phái chính trị
trong Quốc hội đã gầy khó khăn cho việc đưa ra quy định pháp lý chặt chẽ để ứng
phó với ván để biến đổi khí hậu.
Tuy thế, những người ủng hộ thương mại tự do chỉ ra rằng có thê’ gắn liền
các hiệp định thương mại tự do với việc thực thi luật lệ về quản lý lao động và môi
trường chặt chẽ hơn tại các quốc gia kém phát triển. Ví dụ, NAPTA chi đưỢc thông
qua sau khi đã đạt được thỏa thuận bên lề về việc Mexico cam kết tuân thủ nghiêm
ngặt những quy định bảo vệ môi trường. Do đó, những người ủng hộ thương mại
tự do cho rằng các nhà máy có trụ sở tại Mexico hiện nay đã sạch hơn so với thời kỳ
NAPTA chưa đưỢc thông qua.“
Họ cũng lập luận rằng các công ty kinh doanh không phải là những tổ chức
phi đạo đức như số người chi trích đã ám chi. Trong khi vẫn có thê’có một vài con
sâu làm rầu nổi canh, thì hầu hết các công ty kinh doanh đều đưỢc quản lý bởi

52 Phẩn 1: Giới thiệu và tổng quan


những cán bộ có đạo đức nghề nghiệp và cam kết sẽ không di chuyển hoạt động
sản xuất ra nước ngoài nếu đúng là chúng có thê’xả thải nhiều chát gây ô nhiễm
hdn vào không khí hoặc là để bóc lột lao động. Hơn nữa, mối quan hệ giữa các vấn
để ô nhiễm môi trường, bóc lột lao động, và chi phí sản xuất có thể không giống
như những gì mà số người chỉ trích đã đưa ra. Nhìn chung, lực lượng lao động được
đối xử tốt mới là điểu hữu ích, vì vấn để cơ bản là năng suẫt chứ không phải là mức
lương, mặc dù tiền lương thường là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến chi phí. Tầm
nhìn của các nhà quản lý nhiều tham vọng, những người muốn di chuyển hoạt
động sản xuất đến các quốc gia có mức lương thấp để bóc lột lực lượng lao động
của họ, có thê’đã đưỢc đặt không đúng chỗ.

TOÀN CÀU HÓA VÀ CHỦ QUY N QUỐC GIA Một mối quan ngại khác
cũng đã đưỢc những người chỉ trích của toàn cầu hóa để cập tới là mức độ phụ thuộc
lản nhau ngày càng tăng lên trong nến kinh tế toàn cầu hiện nay đã tạo ra sự thay đổi
theo hướng giảm bớt quyền lực kinh tế của các chính phủ quốc gia để tập trung cho
các tổ chức siêu quốc gia, chẳng hạn như Tổ chức Thương mại Thế giới, Liên minh
Châu u, và Liên Hợp Quốc. 'Iheo cảm nhận của số người chỉ trích, những quan
chức không phải do dân cử lại đang áp đặt chính sách lên các chính phủ đưỢc bầu
chọn một cách dân chủ của các quốc gia độc lập, do vậy đã làm suy yếu chủ quyền
quốc gia và hạn chế khả năng tự kiểm soát vận mệnh của các quốc gia đó.^^
Tổ chức Thương mại Thế giới là mục tiêu công kích mạnh mẽ của số người chi
trích việc thúc đẩy nhanh chóng tạo ra nến kinh tế toàn cẩu. N hư đã đề cập ở trên,
WTO ra đời năm 1995 để giám sát hệ thống thương mại thế giới đã được thành
lập theo Hiệp định chung vể Thuế quan và Mậu dịch. W TO giải quyết các tranh
chấp thương mại giữa 155 quốc gia ký kết GATT. Cơ quan xử lý tranh chấp có
thê’đưa ra phán quyết trên căn bản của luật lệ hiện hành để buộc một nước thành
viên phải thay đổi những chính sách thương mại vi phạm các quy định của GATT.
Nếu thành viên vi phạm từ chối tuân thủ luật lệ hiện hành, W TO sẽ cho phép các
nước thành viên khác áp đặt những biện pháp trừng phạt thương mại thích đáng
đối với bên vi phạm. Do đó mà, theo m ột nhân vật chỉ trích toàn cẩu hóa nổi tiếng,
là chuyên gia về môi trường, người bênh vực quyển lợi của người tiêu dùng, và
nguyên là ứng cử viên tổng thống Mỹ Ralph Nader, thì:
Dưới hệ thống mới, nhiều vấn để có ảnh hưởng đến hàng tỷ người không còn
thuộc toàn quyển quyết định của các chính quyền quốc gia hay địa phương,
thay vì phải như thế, nhưng nếu các quyết định đó bị phản đối bởi bất kỳ quốc
gia thành viên nào của W TO, thì chúng sẽ phải được điểu chỉnh theo ý muốn
của một nhóm các quan chức không do dân cử ngồi phía sau những cánh
cửa đóng kín tại Geneva (là nơi dặt tổng hành dinh của W TO). Các quan
chức đó có thê’ quyết định liệu ngươi dân California có quyển ngăn chặn sự
phá hoại những khu rừng nguyên sinh cuối cùng, hay quyết định liệu các loại
thuốc trừ sâu có chất gây ung thư có thể bị cấm trong các loại thực phẩm của
họ hay không; hoặc là, số quan chức đó cũng có thể quyết định liệu các quốc
gia Cháu u có quyển cấm bán thịt có hoóc-môn sinh học nguy hiểm hay
không.... Việc đưa ra các quyết định có trách nhiệm để tạo lập nền tảng của
chế độ dân chủ giờ đây là điểu hết sức nguy hiểm.^^

Chư ng 1: Toàn cầu hóa 53


NgưỢc lại với Nader, nhiều nhà kinh tê học và chính trị gia giữ quan điểm cho
rằng quyển lực của các tổ chức siêu quốc gia như W TO chỉ giới hạn trong những
gì mà các quốc gia và vùng lãnh thổ chấp nhận theo thỏa thuận chung. Họ lập
luận rằng các cơ quan như Liên Hiệp Quốc và W TO tổn tại là đê’phục vụ cho lợi
ích chung của các nước thành viên, chứ không phải để phá hoại những lợi ích đó.
Số người ủng hộ các tổ chức siêu quốc gia chỉ ra rằng quyển lực của các cơ quan
này chủ yếu dựa vào khả nàng thuyết phục các nước thành viên theo đuổi một số
hoạt động nhất định. Nếu các cơ quan này thất bại trong việc đáp ứng những lợi
ích chung của các nước thành viên, các thành viên sẽ rút lại sự ủng hộ của họ và tổ
chức siêu quốc gia sẽ sụp đổ nhanh chóng. Theo quan điểm này, quyển lực thực sự
vẫn nằm trong tay của các quốc gia và vùng lãnh thổ riêng biệt chứ không phải tập
trung cho các tổ chức siêu quốc gia.

TOÀN CÀU HÓA VÀ ĐÓI NGH O TRÊN THÉ GIỚI Những người chỉ
trích toàn cầu hóa lập luận rằng, bất chấp những lợi ích đưỢc cho là có liên quan
với thương mại tự do và đầu tư, khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia trên
thế giới đã mở rộng thêm trong vòng hơn một trăm năm qua. Năm 1870, thu
nhập bình quân đầu người của 17 quốc gia giàu nhất thế giới lớn gấp 2,4 lần so
với thu nhập bình quân đẩu người của tất cả các quốc gia còn lại. Năm 1990,
khoảng cách thu nhập giữa hai nhóm quốc gia tương ứng này đã mở rộng đến 4,5
lần.'’^ Trong thời gian gần đây, lịch sử đã cho thấy rằng một số quốc gia nghèo
hơn trên thế giới có khả năng tạo ra được những giai đoạn tàng trưởng kinh tế
nhanh chóng - bằng chứng của sự chuyển biến đó đã xảy ra tại một vài nước
Đông Nam Á như Hàn Quốc, Thái Lan và Malaysia - hình như đã có tác động
mạnh mẽ đến tình trạng trì trệ của tất cả các quốc gia nghèo nhất thế giới. M ột
phần tư số nước có GDP bình quân đầu người dưới 1.000$ vào năm 1960 đã có
tốc độ tăng trưởng âm trong giai đoạn 1960 - 1995, và một phần ba trong số đó
có mức tăng trưởng dưới 0,05%.'’* Những người chỉ trích cho rằng nếu toàn cầu
hóa được coi như là một tiến trình phát triển tích cực, thì tinh trạng phân hóa
giàu nghèo này có thể đã không xảy ra.
Mặc dù các lý do giải thích cho sự trì trệ kinh tế có sự khác biệt nhau, trong đó
có một số yếu tố nổi bật, song không có yếu tố nào có liên quan đến thương mại
tự do hay toàn cầu hóa.*’®Nhiểu nước trong số các quốc gia nghèo nhất thế giới đã
phải chịu đựng sự cai trị của những chính phủ độc tài, cùng với các chính sách kinh
tế làm đất nước nghèo đi hơn là tạo điều kiện cho sự sáng tạo ra của cải, cũng như
tệ tham nhũng tràn lan, tình trạng xâm hại quyền sở hữu, và chiến tranh. Các yếu
tố đó đã giúp giải thích tại sao các nước như Aíghanistan, Campuchia, Cuba, Haiti,
Iraq, Libya, Nigeria, Sudan, và Zaire đã thất bại trong việc cải thiện vận mệnh kinh
tế cho công dần của họ trong mấy thập niên gần đây. Một yếu tố phức tạp nữa là
sự gia tăng dân sỗ nhanh chóng tại nhiều nước trong nhóm quốc gia nghèo. Nếu
không có một sự thay đổi lớn từ phía chính phủ, thì tăng trưởng dân số có thể làm
trầm trọng thêm vấn để của các nước đó. Những người ủng hộ thương mại tự do
lập luận rằng cách tốt nhất để các nước đó cải thiện tình hình là giảm bớt rào cản
của họ đối với thương mại tự do và đầu tư, thực thi các chính sách kinh tế dựa trên
căn bản của các nguyên lý kinh tế thị trường tự do.’°

54 Phẩn 1: Giới thiệu và tổng quan


Nhiều nước trong số các quốc gia nghèo
của thế giới đang gặp khó khăn trở ngại bởi
gánh nặng nỢ nần quá sức chịu đựng. Đặc
biệt đáng quan ngại là nhóm hơn 40 “quốc gia
nghèo bị mắc nỢ cao” (HIPCs) với khoảng
700 triệu người đang sinh sỗng. Tính bình
quân trong nhóm quốc gia này, gánh nặng nỢ
nần của chính phủ đã lên tới mức 85% giá trị
nền kinh tế, tính trên GDP, và chi phí trả nỢ
hàng năm của chính phủ chiếm khoảng 15%
thu nhập xuất khẩu của quốc gia.^ Do phải trả
nỢ rất nặng né khiến cho chính phủ của các
nước này ít có khả năng đẩu tư vào các dự án
quan trọng về cơ sở hạ tầng và phúc lợi công
cộng, như giáo dục, y tế, đường giao thông và
năng lượng. Kết quả là nhóm HIPCs bị mắc kẹt
trong cái vòng lẩn quẩn của nghèo đói và nỢ
nần làm hạn chê sự phát triển kinh tế. Riêng
về thương mại tự do, một số người cho rằng nó
cần thiết nhưng không phải là điều kiện tiên
Bono của băng nhạc rock Ai-len U2 đã tích cực vận động hành
quyết đê’ giúp các nước này tự thoát nghèo. lang để xóa đi những khoản nợ không có khả năng thanh toán
Thay vào đó, giảm nỢ trên quy mô lớn mới là của các nước ngh o.

điều cần thiết cho các quốc gia nghèo nhất trên
thế giới, mang đến cho họ cơ hội tái cơ cấu nển
kinh tế và bắt đầu quá trình lâu dài vươn tới sự thịnh vượng. Những người ủng hộ
việc giảm nỢ cũng lập luận rằng chính quyển dân chủ mới tại các quốc gia nghèo
không nên vì danh dự mà gượng ép chấp nhận các khoản nỢ xấu do quản lý yếu
kém đã lâu của những người tiến nhiệm tham nhũng và độc tài để lại.
Vào cuối thập niên 1990, m ột cuộc vận động giảm nỢ cho các nước nghèo đã
bắt đầu đưỢc xúc tiến với các tổ chức chính trị trong những quốc gia giàu có hơn.^^
Được thúc đầy bởi sự cổ vũ nhiệt tình của ngôi sao nhạc rock người Ai Len Bono
(người đã ủng hộ không mệt mỏi và rất hiệu quả cho việc giảm nợ), của Đạt Lai
Lạt Ma và Jeffrey Sachs, nhà kinh tế học rất có uy tín của Đại học Harvard, cuộc
vận động giảm nỢ đã thành công lớn vào năm 2000 khi thuyết phục đưỢc Mỹ ban
hành m ột đạo luật chấp nhận giảm nỢ cho các nước HIPCs đến 435 triệu $. Nhưng
có lẽ quan trọng hơn là, Mỹ cũng dã hậu thuẫn cho kế hoạch bán một lượng nhất
định trong số vàng dự trữ của IMF và sử dụng số tiến thu đưỢc để tài trỢ cho việc
giảm nỢ. Hiện nay, IMF và Ngân hàng Thê giới dược coi là ngọn cờ đầu và đã bắt
tay vào thực hiện chương trình giảm nỢ một cách có hệ thống.
Tuy nhiên, đê’ cho chương trình như trên có tác dụng lâu dài, việc giảm nỢ
phải gắn liến với hoạt động đầu tư có chọn lọc kỹ vào những dự án về phúc lợi công
cộng có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (như giáo dục, chẳng hạn) và chấp
nhận những chính sách kinh tế tạo điểu kiện thuận lợi cho đầu tư và thương mại.
Các nước giàu trên thê giới cũng có thê’ giúp đỡ bằng cách giảm bớt rào cản đối

Chư ng 1: Toàn cáu hóa 55


với việc nhập khẩu hàng hóa từ các nước nghèo hơn, đặc biệt là thuế nhập khấu
nông sản và hàng dệt may. Hàng rào thuế quan cao và những rào cản khác đối với
thương mại làm cho các nước nghèo gặp khó khăn hơn trong việc mở rộng xuất
khẩu nông sản của họ. W TO đã ước tính rằng nếu các quốc gia phát triển trên thế
giới chấm dứt tài trỢ cho các nhà sản xuất nông nghiệp của họ và loại bỏ các hàng
rào thuế quan đối với hoạt động thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp thì có thể
sẽ làm tăng phúc lợi kinh tế toàn cầu thêm khoảng 128 tỷ $, trong đó có khoảng
30 tỷ $ của các quốc gia đang phát triển, mà nhiểu nước trong số này đang ở trong
tình trạng mắc nỢ cao. Theo WTO, tăng trưởng nhanh kết hỢp với mở rộng hoạt
động thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp có thể làm giảm bớt sỗ người đang
sóng nghèo khổ hơn 13% trong vòng từ nay đến năm 2015.^^

• ÕN TẬP NHANH
1. Phác họa những lập luận chính ủng hộ và chống đối toàn cầu hóa.
2. Bằng chứng cho chúng ta biết về mối quan hệ giữa toàn cẩu hóa và mức lương
trong các quốc gia phát triển là gì?
3. Bằng chứng cho chúng ta biết vể mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và ô nhiễm môi
trường là gì?
4. Các quốc gia nghèo nhát thế giới sẽ có lợi hay trở nên tổi tệ hơn do toàn cầu hóa?

Qu n lý trên thị trường toàn cầu


MỤC TIÉU HỌC TẠP 5 Phần lớn quyển sách này có để cập đến những thách thức đối với công tác quản trị
Tìm hiểu quá trinh toàn cầu doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Công ty kinh doanh quốc tế là bất kỳ công ty
hóa tạo ra c hội và thách thức nào có tham gia vào hoạt động thương mại hoặc đáu tư quốc tế. Một doanh nghiệp
đối với các nhà quản trị doanh
nghiệp. không nhất thiết phải trở thành công ty đa quốc gia, đẩu tư trực tiếp vào các cơ sở ở
những nước khác, để tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế, mặc dù các công
ty đa quốc gia đểu là doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Tát cả mọi việc một công
ty phải làm là xuất khẩu hoặc nhập khẩu sản phẩm từ các nước khác. Do thế giới
đang thay đổi hướng tới một nến kinh tế hội nhập toàn cáu thực sự, nên ngày càng
có thêm nhiều công ty - kể cả qui mô lớn và nhỏ - trở thành doanh nghiệp kinh
doanh quốc tế. Vậy sự thay đổi hướng tới m ột nền kinh tế toàn cầu này có ý nghĩa
gì đối với các nhà quản trị trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế?
• Công ty kính doanh Khi các tổ chức doanh nghiệp tham gia ngày càng sâu hơn vào hoạt động
quốc tế
thương mại và đẩu tư xuyên biên giới, các nhà quản trị cẩn phải nhận thấy rằng
Bất kỷ công ty nào có tham
nhiệm vụ quản lý một công ty kỉnh doanh quốc tế khác xa với quản lý một công
gia vào hoạt động thư ng mại
hoặc đầu tư quốc tế. ty kinh doanh nội địa thuần túy trên nhiều phương diện, ở cấp độ cơ bản nhất,
những khác biệt phát sinh từ thực tế đơn giản là do có sự khác nhau giữa các quốc
gia vể văn hóa, hệ thống chính trị, hệ thống kinh tế, hệ thống luật pháp, và trình
độ phát triển kinh tế. Bất chấp tát cả sự bàn luận về ngôi làng toàn cầu đang hình

56 Phẩn 1: Giới thiệu và tổng quan


thành, cũng như bất chấp xu hướng toàn cầu hóa thị trường và toàn cẩu hóa sản
xuất, nhiểu điểm trong số những khác biệt nêu trên đã thê’hiện rất sâu sắc và sẽ tổn
tại lâu dài, như chúng ta sẽ thấy trong quyến sách này.
Sự khác biệt giữa các quốc gia đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanh quốc tế phải
thay đổi hành vi quản trị của họ khi di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác.
Tiếp thị sản phẩm ở Brazil có thê’ đòi hỏi giải pháp khác với tiếp thị sản phẩm ở
Đức, quản lý lao động ở Mỹ có thê’đòi hỏi những kỹ năng khác hơn so với quản lý
lao động ở Nhật Bản, duy trì mối quan hệ chặt chẽ với một cấp chính quyển nhất
định có thê’ rất là quan trọng ở Mexico nhưng lại không thích hỢp ở Anh; chiến
lược kinh doanh đã theo đuổi ở Canada có thể sẽ không thực hiện đưỢc ở Hàn
Quốc... Nhà quản trị của doanh nghiệp kinh doanh quốc tê không phải chi cắn
nhạy cảm với những sự khác biệt đó mà còn phải áp dụng các chính sách và chiến
lược phù hỢp đê’ứng phó với chúng. Phẩn lớn quyến sách này được dành cho việc
giải thích nguồn gốc của những sự khác biệt nói trên và các phương pháp đê’ đối
phó thành công với chúng.
Hơn thế, hoạt động kinh doanh quốc tê còn có một điểm khác biệt nữa so với
kinh doanh nội địa là quản lý doanh nghiệp kinh doanh quốc tế phức tạp hơn rất
nhiếu. Ngoài những vấn đề phát sinh từ sự khác biệt giữa các quốc gia, nhà quản
trị doanh nghiệp kinh doanh quốc tê còn phải đương đầu với một loạt vấn để khác
mà nhà quản trị doanh nghiệp kinh doanh nội địa không bao giờ gặp phải. Các nhà
quản trị của doanh nghiệp kinh doanh quốc tê phải quyết định vấn đề chọn địa
điểm tổ chức sản xuất trên toàn cầu sao cho giảm thiểu được chi phí và tối đa hóa
giá trị gia tăng. Họ phải quyết định xem có hỢp đạo lý hay không nếu bám vào các
chuẩn mực vé lao động và môi trường thấp hơn tại nhiều quốc gia kém phát triển.
Tiếp theo, họ phải quyết định cách nào tốt nhất đê’phối hỢp và kiểm soát các hoạt
động sản xuất được phân bố trên toàn cẩu (mà như chúng ta sẽ thấy ở phần sau
của quyến sách, đó không phải là một vấn đề nhỏ). Các nhà quản trị doanh nghiệp
kinh doanh quốc tế cũng phải quyết định vấn đề lựa chọn thị trường nước ngoài,
xâm nhập vào thị trường nào, bỏ qua thị trường nào, và phải chọn phương thức
thích hỢp để xâm nhập một thị trường nước ngoài cụ thể. Giữa các giải pháp xuất
khẩu sản phẩm, chuyển nhượng li-xăng, liên doanh đầu tư, và thành lập công ty
con sở hữu 100% vốn ở nước ngoài thì cách nào là tốt nhất? Như chúng ta sẽ thấy,
việc lựa chọn phương thức xâm nhập thị trường nước ngoài là một ván đế then chốt
bởi vì nó có ý nghĩa lớn lao đỗi với việc gẫy dựng sức mạnh lâu dài cho công ty.
Tiến hành giao dịch kinh doanh xuyên biên giới quốc gia đòi hỏi phải am hiểu
luật lệ chi phối hệ thống thương mại và đẩu tư quốc tế. Nhà quản trị doanh nghiệp
kinh doanh quốc tế cũng phải đối phó với các qui định nghiêm ngặt của chính phủ
vể thương mại và đẩu tư quốc tế. Họ phải tim cách đê’hoạt động thích hỢp trong
phạm vi các giới hạn đã bị áp đặt bởi sự can thiệp của chính phủ. Như đưỢc giải
thích trong quyển sách này, mặc dù nhiều chính phủ đã cam kết trên danh nghĩa
vé thương mại tự do, nhưng họ vẫn thường xuyên can thiệp đê’kiểm soát hoạt động
thương mại và đầu tư xuyên biên giới. Nhà quản trị trong các lĩnh vực kinh doanh
quốc tế phải phát triển các chiên lược và chính sách để đối phó với những sự can
thiệp như vậy.

Chư ng 1: Toàn cẩu hóa 57


Các giao dịch xuyên biên giới cũng đòi hỏi tiền tệ phải được chuyển đổi từ nội
tệ của công ty sang ngoại tệ và ngưỢc lại. Bởi vi tỷ giá hối đoái của tiền tệ thay đổi
tương thích với sự thay đổi của những điểu kiện kinh tế, nên nhà quản trị doanh
nghiệp kinh doanh quốc tế phải phát triển các chính sách để đối phó với những
biến động vế tỷ giá hối đoái. Thực hiện một chính sách sai lầm có thê’làm cho công
ty bị thua lỗ lớn; ngưỢc lại, một chính sách đúng đắn có thê’làm tăng khả năng sinh
lợi trong giao dịch kinh doanh quốc tê của công ty.
Nói tóm lại, quản lý một doanh nghiệp kinh doanh quốc tế khác với quản lý
một doanh nghiệp kinh doanh nội địa thuẩn túy bởi ít nhất bốn lý do: ( l ) Có sự
khác biệt giữa các quốc gia; (2) Các vấn để mà một nhà quản trị kinh doanh quốc
tế phải đương đầu rộng lớn hơn và bản thân các vấn đề đó cũng phức tạp hơn so
với những vấn để mà nhà quản trị kinh doanh nội địa phải đối mặt; ( 3 ) M ột doanh
nghiệp kinh doanh quốc tê phải tìm cách hoạt động thích hỢp trong phạm vi các
giới hạn đã bị áp đặt bởi sự can thiệp của chính phủ vào hệ thống thương mại và
đẩu tư quốc tế; và ( 4 ) Giao dịch kinh doanh quốc tế liên quan đến việc chuyên đổi
tiền tệ sang nhiểu loại tiền tệ khác nhau.
Trong quyển sách này, chúng ta sẽ nghiên cứu sâu hơn tất cả những vấn để
nêu trên, đặc biệt chú ý tới các chiến lược và chính sách khác nhau mà các nhà
quản trị phải theo đuổi đê’đối phó với nhiểu thách thức phát sinh khi một công ty
trở thành doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Các chương 2, 3, và 4 sẽ tìm hiểu các
quốc gia khác nhau như thế nào vể thế chê’chính trị, kinh tế, pháp lý và vàn hóa.
Chương 5 đưa ra một cái nhìn chi tiết về những vấn để đạo đức phát sinh trong
kinh doanh quốc tê. Từ chương 6 tới chương 9 sẽ xem xét môi trường thương mại
và đấu tư quốc tế mà các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế phải hoạt động trong
phạm vi đó. Các chương 10 và 11 xem xét lại vể hệ thống tiễn tệ quốc tế. Các
chương này tập trung vào bản chất của thị trường ngoại hối và các vấn để phát sinh
của hệ thống tiền tệ toàn cẩu. Các chương 12 và 13 sẽ tim hiểu về chiên lược của
các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Các chương từ 14 đến 17 xem xét về công
tác điếu hành doanh nghiệp kinh doanh quốc tế theo các chức nàng quản trị khác
nhau, kể cả quản trị sản xuất, tiếp thị, và các quan hệ nhân sự. Khi đọc xong quyển
sách này, bạn sẽ nắm bắt đẩy đủ hơn các vấn để mà nhà quản trị hoạt động trong
lĩnh vực kinh doanh quốc tế phải xử lý hàng ngày, và bạn sẽ hiểu rõ các loại chiến
lược và chính sách điểu hành có thể vận dụng đê’ cạnh tranh hiệu quả hơn trong
nền kinh tế toàn cầu đang phát triển nhanh chóng của thời đại ngày nay.

• N TẬP NHANH
1. Quản lý doanh nghiệp kinh doanh quốc tế khác với quản lý doanh nghiệp kinh
doanh nội địa như thế nào?
2. Đê’ ứng phó với những điểm khác biệt đó, nhà quản trị doanh nghiệp kinh
doanh quốc tế cẩn phải phát triển những kỹ nàng gì?

58 Phẩn 1: Giới thiệu và tổng quan


Các thuật ngữ chính
Toàn cầu hóa Tổ chức thương mại thế giới (W T o ) Thương mại quốc tế
Toàn cầu hóa thị trường Quỹ tiến tệ quốc tế (IMF) Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Toàn cẩu hóa sản xuát Ngần hàng thế giới (WB) Định luật Moore
Các yếu tố sản xuất Liên Hiệp Quốc (UN) Vốn FDI tích lũy
Hiệp định chung vê Thuê quan G20 Công ty đa quốc gia
và Mậu dịch (GATT) Công ty kinh doanh quốc tế

Tóm tắt chư ng


Chương này cho thấy nền kinh tế thế giới đang trở bởi vì chúng đã đưỢc thay thế b ng nhưng
thành một chỉnh thể toàn cầu sâu rộng hơn như sản phẩm “toàn cầu”.
thế nào, điểm qua các động lực chính của toàn cầu 4. Hai yếu tố có v như là nến tảng cho xu
hóa và biện luận rằng chúng dường như đang thúc hướng toàn cầu hóa: hạ thấp các hàng rào
đẩy các quốc gia và vùng lãnh thổ độc lập hướng thương mại và những thay đổi trong công
tới một nến kinh tế hội nhập toàn cầu chặt chẽ nghệ truyến thông, thông tin, và vận tải.
hơn. Đồng thời, xem xét cách thức doanh nghiệp
5. Kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới lẩn thứ
kinh doanh quốc tế thay đổi bản chất để thích ứng
II, các rào cản đối với dòng chảy tự do của hàng
với những biến đổi trong nền kinh tê toàn cầu, bàn
hóa, dịch vụ, và vốn đã được hạ tháp đáng kể.
luận vể các mối quan ngại do sự phát triển nhanh
Hơn tất cả mọi thứ, việc này đã tạo điểu kiện
chóng của toàn cẩu hóa gây ra; và xem xét những
thuận lợi cho xu hướng toàn cầu hóa sản xuất
hàm ý từ sự phát triển toàn cầu hóa nhanh chóng
và cho phép các doanh nghiệp coi toàn thế
đối với các nhà quản trị riêng biệt. Chương 1 được
giới như là một thị trường duy nhất.
tóm lược qua những điểm sau đây:
6. Như m ột hệ quả của toàn cầu hóa sản xuất và
1. Chúng ta đã chứng kiến tiến trình toàn cầu
toàn cẩu hóa thị trường, trong thập niên gần
hóa thị trường và toàn cầu hóa sản xuất trong
đây khối lượng thương mại thế giới đã phát
hơn ba thập niên vừa qua.
triển nhanh hơn so với sản lượng sản xuất của
2. Toàn cầu hóa thị trường hàm ý rằng các thị thế giới, đẩu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng
trường quốc gia đang đưỢc sáp nhập với mạnh, nhập khấu đã thâm nhập sâu hơn vào
nhau thành một thị trường khổng 16. Tuy các quốc gia công nghiệp trên toàn cầu, và
nhiên, điều quan trọng là không nên quá để sức ép cạnh tranh đã gia tăng từ ngành công
cao quan điểm này. nghiệp này sang ngành công nghiệp khác.
3. Toàn cầu hóa sản xuất hàm ý rằng doanh 7. Sự phát triển của mạch vi xử lý và những ứng
nghiệp có thê’ bó trí các cơ sở sản xuất riêng dụng có liên quan trong công nghệ truyển
biệt tại những địa điểm sản xuất tối ưu trên thông và xử lý thông tin đã giúp các công ty
thế giới để phục vụ cho các hoạt động cụ thể. kết nối những cơ sở kinh doanh của họ trên
Hệ quả là, sẽ không còn thích hỢp để nói đó toàn thế giới vào các mạng lưới thông tin
là sản phẩm của Mỹ, của Nhật hay của Đức, tinh vi. Di chuyển bằng máy bay phản lực,

Chư ng 1: Toàn cầu hóa 59


ĩ
rút giảm thời gian đi lại, cũng đã hỗ trỢ cho chủ nghĩa cộng sản ở Đông u, điểu này đã
các công ty kinh doanh quốc tế liên kết các tạo ra những cơ hội dài hạn to lớn cho các
cơ sở kinh doanh trên toàn cầu với nhau. doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Ngoài ra,
Những thay đổi này đã cho phép các công ty sự chuyển đổi theo hướng kinh tế thị trường
tạo được sự phối hỢp chặt chẽ giữa các cơ sở tự do ở Trung Quốc và Châu Mỹ Latin cũng
kinh doanh của họ trên toàn cầu và coi thế đang tạo ra nhiếu cơ hội (lẫn nguy cơ đe dọa)
giới như là một thị trường duy nhất. cho các doanh nghiệp kinh doanh quốc tê
8. Trong những năm 1960, nến kinh tế Mỹ đã phương T ây.
chiếm ưu thế lớn trên thế giới, các công ty Mỹ 11. Các vấn đề lợi ích và chi phí của nền kinh tế
đã chiếm phần lớn vốn đầu tư nước ngoài trực toàn cáu đang hình thành được tranh luận
tiếp trong nền kinh tế thê giới cũng như chi sôi nổi giữa các doanh nhân, nhà kinh tế, và
phối danh sách các công ty đa quốc gia qui mô chính trị gia. Cuộc tranh luận tập trung vào
lớn, và ước chừng một nửa thế giới - các nền tác động của toàn cầu hóa đối với công ăn
kinh tế kế hoạch hóa tập trung - đã đóng cửa việc làm, tiền lương, môi trường, điều kiện
đối với các doanh nghiệp phương Tây. làm việc, và chủ quyển quốc gia.
9. Đến giữa thập niên 1990, tỷ trọng của Mỹ 12. Qụản lý một doanh nghiệp kinh doanh quốc tê
trong sản lượng sản xuất toàn cầu đã giảm khác với quản lý một doanh nghiệp kinh doanh
đi một nửa, và hiện nay phần lớn sản lượng nội địa bởi ít nhất bốn lý do: ( a) Có sự khác biệt
thuộc vể các nển kinh tế Tây u và Đông giữa các quốc gia, (b) Các vấn đề mà một nhà
Á. Tỷ trọng của Mỹ trong khối lượng đầu tư quản trị kinh doanh quốc tê phải đương đẩu

I
trực tiếp nước ngoài toàn cầu cũng đã giảm rộng lớn hơn và bản thân các vấn để đó củng
khoảng hai phần ba. Các công ty đa quốc gia phức tạp hơn so với những vấn đề mà nhà quản
của Mỹ hiện đang phải đối mặt với sự cạnh trị kinh doanh nội địa phải đối mặt; (c) Nhà
tranh của rất nhiều công ty đa quốc gia Nhật quản trị của một doanh nghiệp kinh doanh
Bản và Châu u. Thêm vào đó, còn phải kể quốc tê phải tìm cách hoạt động thích hỢp
tới sự xuất hiện của các công ty đa quốc gia trong phạm vi các giới hạn đã bị áp đặt bởi sự
qui mô nhỏ. can thiệp của chính phủ vào hệ thống thương
10. Một trong những diễn biến ấn tưỢng nhất mại và đầu tư quốc tế; và (d) Giao dịch kinh
trong vòng 20 năm qua là sự sự sụp đổ của doanh quốc tê liên quan đến việc chuyển đổi
tiên tệ sang nhiểu loại tiền tệ khác nhau.

Tư duy phản biện và Câu hỏi thảo luận


1 Mô tả sự thay đổi của nền kinh tế thế giới các công ty nhỏ”. Hãy đánh giá lời phát biểu
trong vòng 30 năm qua. Những thay đổi đó này.
có hàm ý gì đối với các doanh nghiệp kinh 3. Những thay đổi về công nghệ đã đóng góp
doanh quốc tế có trụ sở tại Vương quốc Anh? vào tiến trình toàn cầu hóa thị trường và toàn
Bắc Mỹ? Hong Kong? cầu hóa sản xuất như thê nào? Nếu không có
2. “Nghiên cứu vê kinh doanh quốc tế chỉ tốt những thay đổi công nghệ đó thì toàn cầu
khi bạn đang làm việc trong một công ty đa hóa sản xuất và toàn cầu hóa thị trường có
quốc gia quy mô lớn, nhưng nó không liên thể diễn ra hay không?
quan gì đến những người đang làm việc trong 4. “Vế cơ bản, nghiên cứu kinh doanh quốc tế

60 Phần 1: Giới thiệu và tổng quan


không khác biệt so với nghiên cứu về kinh a. Tại sao việc sản xuất TVs màn hình phẳng
doanh nội địa. Do đó, chẳng ích lợi gi khi đưỢc di chuyển đến các địa điểm khác nhau
phải mở lớp học riêng vế kinh doanh quốc trên khắp thế giới?
tế”. Hãy đánh giá lời phát biểu này. b. Ai được hưởng lợi từ quá trình toàn cầu hóa
5. Internet và mạng viễn thông mở rộng toàn của ngành sản xuất TV màn hình phẳng?
cẩu có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh Và ai là những người bị thiệt hại?
quốc tế và tiến trình toàn cầu hóa của nến c. Điểu gì sẽ xảy ra nếu chính phủ Mỹ qui
kinh tế thế giới như thế nào? định rằng TV màn hình phẳng đem bán
6 Nếu xu hướng hiện nay vẫn tiếp tục, Trung ở Mỹ cũng phải đưỢc chế tạo tại Mỹ? Cân
Quốc có thê’ trở thành nền kinh tế lớn nhất nhắc kỹ thì qui định đó tốt hay xấu?
thế giới vào năm 2020. Hãy thảo luận về d. Ví dụ của Vizio cho bạn biết gì về tương
những tác động có thể của sự phát triển đó lai của hoạt động sản xuất trong một nền
đối với (a) Hệ thống thương mại trên thế kinh tế toàn cẩu không ngừng gia tăng mức
giới, (b) Hệ thống tiền tệ thế giới, (c) Chiến độ hội nhập? cũng như nó cho bạn biết gì
lược kinh doanh của các tập đoàn toàn cầu về những chiến lược mà các doanh nghiệp
của châu u và Mỹ hiện nay, và (d) Giá cả phải thực hiện đê’phát triển mạnh mẽ trong
hàng hóa trên toàn cầu.
thị trường toàn cầu có tính cạnh tranh cao?
7. Đọc lại mục Tiêu điểm Quản trị về Công ty
Vizio và trả lời những câu hỏi sau đầy;

http://globalEDGE.msu.edu Bài tập nghiên cứu

Toàn cầu hóa là một mối quan tâm chủ yếu khác, nên tốc độ
Hãy sử dụng website globalEDGE™ đê’ hoàn tăng trưởng dân số bình quân cũng cần được
thành các bài tập sau đáy; liệt kê ra đê’phục vụ cho việc nghiên cứu của
1. Công ty của bạn đã phát triển một sản phẩm ban quản trị.
mới có sức hấp dẫn phổ cập xuyên qua nhiẽu 2. Bạn làm việc cho m ột công ty đang nghiên cứu
quốc gia và các nén vàn hóa. Trên thực tế, sản đê’ đầu tư ra nước ngoài. Việc đầu tư vào các
phẩm đó đưỢc kỳ vọng sẽ đạt tỷ lệ thâm nhập quốc gia có những truyền thống khác nhau là
cao trong tất cả các quốc gia mà nó được giới một yếu tố quan trọng trong mục tiêu chiến
thiệu, bất kê’ thu nhập bình quân của dân cư lược dài hạn của công ty bạn. Do vậy, ban quản
địa phương là bao nhiêu. Cân nhắc về chi phí trị đã yêu cáu một bản báo cáo về sức hấp dẫn
phát hành sản phẩm, ban quản trị đã quyết của các quốc gia khác nhau dựa trên cơ sở ưu
định lúc đẩu chi giới thiệu sản phẩm tại những đãi mạnh mẽ cho EDI. Theo đó, bảng xếp hạng
quốc gia có nền tảng về dân số tương đối lớn. 25 quốc gia đứng đầu vể sức hấp dẫn đối với
Bạn đưỢc yêu cầu chuẩn bị một bản báo cáo sơ EDI sẽ là một thành phần chính yếu trong báo
bộ với 10 quốc gia đứng đẩu vể qui mô dân số. cáo của bạn. Một đồng nghiệp đã đề cập đến
Một thành viên của ban quản trị cho biết có một công cụ rát hữu dụng có tên là “Chỉ số Tín
m ột nguổn tài liệu tên là “Cơ sở dữ liệu vê dân nhiệm FDI” (EDI Conhdence Index) đưỢc cập
số thếgiới” (World Population Data Sheet) có nhật theo định kỳ. Hãy tìm chi số đó và cung
thê’hữu dụng cho báo cáo. VI cơ hội phát triển cáp thông tin bổ sung về cách xây dựng chỉ số.

Chư ng 1; Toàn cầu hóa 61

L
Tình huống kết thúc

Thuê ngoài về dịch vụ pháp lý

Sacha Baron Cohen, diễn viên hài châm biếm người Đối mặt với vấn đề chi phi leo thang, các công ty
Anh chuyên đóng vai những nhân vật hư cấu như luật và văn phòng của các đoàn luật sư đang khảo sát
Borat, Ali G, và Bruno, vốn không lạ gi với việc kiện tỉ mỉ việc thuê ngoài. Một số tác v về pháp lý không thể
cáo, khi ông bị một số diễn viên quần chúng kiện rằng thực hiện được với giá rẻ. Nếu số phận công ty bạn bị
họ đã bị mắc lừa để xuất hiện trong bộ phim của ông treo lên cùng với bản án, thì chắc chắn là bạn sẽ muốn
ta, Borat: Kiến thức văn hóa Mỹ tạo nên một đất nước có một luật sư tài giỏi để tranh cãi cho v kiện của
Kazakhtan có phúc lợi tuyệt vời, hồi năm 2006. Đến mình. Tuy nhiên, phần nhiều chỉ là những tác v pháp
năm 2009, Cohen lại bị kiện một lần nữa, lần này một lý thông thường. Trong đó bao gồm việc soát xét lạl tài
người ph nữ đã kiện Cohen phỉ báng bà ta trong khi liệu, soạn thảo hợp đồng, và những công việc tư ng
diễn vở ca kịch ngắn Da Ali G Show, trong đó Cohen tự. Càng ngày khách hàng càng thúc gi c các công ty
đóng vai ngôi sao nhạc rap nói ngọng Ali G. Có khả luật của họ phải giảm bớt chi phí dịch v pháp lý thông
năng một người khác nữa cũng kiện cáo chống lại qua biện pháp thuê ngoài. Trong khi mức phi tinh theo
Cohen, nhưng người đó đã bị bác đ n kiện. Đáp lại ý giờ phải trả cho công việc của các luật sư Mỹ có thể
kiến của ông ấy, thẩm phán Terry Preidman của Tòa dao động từ 100$ đến 500$, thì các luật sư Ấn Độ sẽ
thượng thẩm Los Angeles đã tuyên bố: “Không có lý làm công việc tư ng tự với mức giá chỉ từ 20 - 60$/
nếu một người coi những lời phát biểu của Ali G trong giờ, giúp tiết kiệm chi phí rất đáng kể.
chư ng trình biểu diễn là sự thật. Rõ ràng nhân vật Ali Một đ n vị được hường lợi nhiều từ xu hướng này
G là một anh hề, tất cả lời nói của anh ta đều ngọng là công ty cho thuê dịch v có tên là PangueS. Được
nghịu và chỉ để chọc cười”. thành lập năm 2004 bời David Perla, nguyên trưởng
Khía cạnh được quan tâm trong trường hợp này nhóm luật sư tư vấn của trang web Monster.com,
là phần lớn công tác chuẩn bị hầu kiện đã không được PangueS đặt tr sở chính ở New York và Mumbai, Án
thực hiện bởi các luật sư ở Los Angeles mà là bởi Độ, với số nhân viên h n 450 người. Ân Độ được ưu
một nhóm gồm 6 luật sư và ph tá về pháp chế ở tiên lựa chọn bởi vì các trường đại học tại địa phư ng
Mysore, Án Độ. Một luật sư môi giới kỳ cựu đã giải thường sản sinh ra nguồn cung ổn định các luật sư
thích rằng nếu không thuê dịch v pháp lý bên ngoài được đào tạo về thông luật theo truyền thống pháp lý
từ một n i nào đó, như Ấn Độ chẳng hạn, thì việc thuê Án Độ, vốn đã được kế thừa từ Anh Quốc giống như
luật sư biện hộ chống lại v kiện loại này có thể sẽ rất thông luật của Mỹ vậy. Ngoài ra, người Án Độ có học
tốn kém. Mặc dù bị đ n hoàn toàn có thể dàn xếp bồi thức nói tiếng Anh lưu loát, và giữa Ắn Độ với Mỹ cách
thường cho nguyên đ n để tránh không phải thanh nhau từ 10 - 1 2 tiếng đồng hồ, có nghĩa là công việc có
toán các chi phi liên quan đến luật pháp tại Mỹ, nhưng thể được làm qua đêm ờ An Độ để tăng mức sẵn sàng
trường hợp này không đáng để phải làm như thế. Với đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
việc thuê một nhóm luật sư ưu tú người Án Độ đã
Pangue3 ph c v cho hai loại khách hàng, các
được đào tạo về luật tại Mỹ chuyên xử lý công việc doanh nghiệp lớn và các công ty luật của Mỹ muốn
phức tạp về pháp lý, thì có thể theo đuổi v kiện và thuê ngoài những tác v pháp lý thông thường từ
thắng kiện với chi phí ít h n so với dàn xếp bên ngoài
những n i có chi phí thấp. Khoảng 75% doanh thu của
tòa án. PangueS đến từ 1.000 doanh nghiệp lớn, trong khi số
Thuê ngoài về dịch v pháp lý từ một số n i như còn lại đến từ các công ty luật. Bản tuyên bố sứ mệnh
Ắn Độ và Philippines đang phát triển. Mặc dù khối của PangueS đ n giản là: Hỗ trợ cho các doanh nghiệp
lượng thực hiện còn nhỏ bé - ước tính trong số 180 và các công ty luật cải thiện năng suất, giảm thiểu rủi
triệu $ chi phí cho dịch v pháp lý của người Mỹ mỗi ro kinh doanh và rủi ro về pháp lý của họ bằng cách
năm chỉ có khoảng 1 triệu $ được chi cho dịch v thuê cung cấp những tác v pháp lý thông thường, thâm
ngoài - nhưng tốc độ phát triển của nó cao, đạt từ 20 d ng lao động, chỉ yêu cầu xét xử ở cấp thấp và được
- 30% hàng năm. Động lực chính là sự gia tăng vùn thực hiện từ Ắn Độ. Hầu hết các chuyên gia đầu ngành
v t của phi dịch v pháp lý ở Mỹ. Theo nguồn thông tin đều tin rằng trong tư ng lai ngắn và trung hạn, những
của ngành thì, trong giai đoạn 1998 - 2009, mức phi công ty như PangueS sẽ nhìn thấy c hội của họ trên
tính theo giờ tại các công ty luật lớn của Mỹ đã tăng thị trường được mờ rộng từ khoảng 1 triệu $ hiện nay
vọt h n 65%. lên đến 3 - 5 triệu $ vào cuối thập kỷ. Để dự phòng đón

62 Phẩn 1: Giới thiệu và tổng quan


đầu tinh hình tăng trưởng nhanh chóng này, Thomson 3. Nhóm nào có lợi từ dịch v pháp lý thuê ngoài? Và
Reuters, một trong những công ty dịch v thông tin và nhóm nào bị thiệt hại?
truyền thông đại chúng lớn nhát thế giới, đã mua lại
4. Sau khi cân nhắc kỹ, bạn cho rằng loại hình dịch v
PangueS vào tháng 11 năm 2010.
thuê ngoài này là tốt hay xấu? Tại sao?
Nguồn: "Offshoring Your Lawyer,' The Economist, December 19, 2010,
5. Tại sao các dịch v trong tình huống này được thuê
p. 132; D. ltzkoff, “A Legal Victory for Ali G and Sacha Baron Cohen," The
New York Times, April 21, 2009; and D. A. steiger, "The Rise of Global ngoài từ Ắn Độ mà không phải từ một nước khác,
Legal Sourcing," Business Law Today, December 2009, pp. 38-43. như Trung Quốc chẳng hạn? Tình huống này đã
cho bạn biết các loại yếu tố gì là quan trọng khi một
Câu hỏi th o luận tình huống công ty cân nhắc để thuê ngoài một hoạt động sáng
1, Một công ty luật thuê dịch v pháp lý từ nước ngoài tạo glá trị, và thuê ờ đâu cho thích hợp?
sẽ được những lợi ích gì? Có những chi phí và rủi
ro nào phát sinh?
2. Loại dịch v pháp lý nào được áp d ng phần lớn
theo phư ng thức thuê ngoài?

Chư ng 1: Toàn cẩu hóa 63

You might also like