You are on page 1of 4

ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN

Câu 1: Trình bày chỉ định, chống chỉ định, những điều cần biết khi cho người
bệnh uống thuốc đặc biệt và những điểm cần lưu ý khi cho người bệnh uống
thuốc?

Trả lời

1. Chỉ định
Tất cả người bệnh có thể uống được và uống các loại thuốc không bị dịch
dạ dày phá hủy (1 điểm)
2. Chống chỉ định (2 điểm)
- Người bệnh mê man, hôn mê (0.5 điểm )
- Người bệnh bị nôn liên tục (0.5 điểm )
- Người bệnh bị bệnh ở thực quản (0.5 điểm )
- Người bệnh tâm thần không chịu uống thuốc (0.5 điểm )
3. Những điều cần biết khi cho người bệnh uống thuốc đặc biệt (4 điểm)
- Thuốc Digitalin: Phải đếm mạch trước khi cho uống (0.5 điểm )
- Thuốc Aspirin: Uống lúc no, không uống chung với các loại thuốc có
tính chất kiềm (0.5 điểm )
- Thuốc hạ áp Adalat khi dùng: Ngậm dưới dưỡi, phải nằm tại giường
(0.5 điểm)
- Thuốc Corticoid uống vào 6-7 giờ sáng uống sau khi ăn (0.5 điểm)
- Các loại thuốc có tính axit làm hại men răng cần pha loãng và cho
người bệnh uống qua ống mút (0.5 điểm )
- Các loại thuốc ho không được pha loãng (0.5 điểm )
- Mùi vị một số thuốc có thể làm cho người bệnh nôn, nên cho người
bệnh ngậm nước đá trước khi uống vài phút (0.5 điểm )
- Thuốc dầu sau khi uống xong cần cho người bệnh uống nước chanh
hoặc cam (0.5 điểm )
4. Một số điểm cần lưu ý khi cho người bệnh uống thuốc (3 điểm)
- Phải thực hiện 5 đúng trước khi cho người bệnh uống thuốc
(0.5 điểm )
- Phải tuân thủ một số điểm cần lưu ý khi cho người bệnh uống các
thuốc đặc biệt như : Adalat, Aspirin, Digitalin.. (0.5 điểm )
- Trường hợp phát thuốc nhầm cho người bệnh phải thành thật báo cáo
cho thầy thuốc biết để xử lý kịp thời(0.5 điểm )
- Trường hợp trẻ nhỏ không tự uống được thuốc thì phải hòa tan thuốc
thành dạng nước (0.5 điểm )
- Theo dõi tác dụng của thuốc, phản ứng của thuốc (nếu có) (0.5 điểm )
- Ghi vào hồ sơ bệnh án những thuốc do chính tay mình cho người bệnh
uống (0.5 điểm )
Câu 2: Trình bày nguyên tắc theo dõi dấu hiệu sinh tồn? Các chỉ số giới hạn
bình thường của mạch , nhiệt độ huyết áp, nhịp thở ?

1. Nguyên tắc đo dấu hiệu sinh tồn (4 điểm)


- Trước khi đo mạch, thân nhiệt, nhịp thở, huyết áp phải để người bệnh nghỉ tại
chỗ ít nhất 15 phút . ( 0.5 điểm)
- Kiểm tra lại phương tiện dụng cụ trước khi đo mạch, thân nhiệt, nhịp thở,
huyết áp
( 0.5 điểm)
- Khi đang đo mạch, thân nhiệt, nhịp thở, huyết áp không được tiến hành bất cứ
thủ thuật nào trên cơ thể người bệnh. ( 0.5 điểm)
- Thường quy mỗi ngày đo mạch, thân nhiệt, nhịp thở, huyết áp 2 lần: sáng,
chiều cách nhau 6 giờ. Những trường hợp đặc biệt lấy theo y lệnh của bác sĩ:
15 phút, 30 phút, 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ 1 lần (1.0điểm)
- Khi thấy kết quả bất thường phải báo cáo ngay cho bác sĩ để xử lí kịp thời
( 0.5 điểm)
- Đường biểu diễn trên bảng theo dõi. ( 1.0 điểm)
+ Mạch: màu đỏ.
+ Nhiệt độ: màu xanh.
+ Nhịp thở, huyết áp: ghi chỉ số vào bảng theo dõi.
2. Các chỉ số giới hạn bình thường của mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở
(6 điểm)
Mạch Nhiệt độ Huyết áp Nhịp thở
(2 điểm) (1 điểm) (1 điểm) (2 điểm)
- Trẻ sơ sinh: 130 – 140 -Nhiệt độ ở - Giới hạn bình thường - Người lớn: 16 – 20
lần/phút trung tâm : 37 của huyết áp tối đa : 90 – lần /phút
- Trẻ 1 tuổi: 100 – 130 •C 140 mmHg - Trẻ em: Nhịp thở thay
đổi theo lứa tuổi
lần/phút  -Nhiệt độ ở - Giới hạn bình thường
+ Thời kỳ sơ sinh: 40 -
- Trẻ 5 – 6 tuổi: 90 – 100 ngoại vi : 36,5 của huyết áp tối thiểu từ 60 lần/phút
lần/phút •C 60 – 90 mmHg + < 6 tháng : 35 - 40
- Trẻ 10 – 15 tuổi: 80 – 90 lần/phút
lần/phút + 7 – 12 tháng : 30 - 35
- Người lớn: 70 – 80 lần/phút
lần/phút + 2 – 3 tuổi : 25 - 30
lần/phút
- Người già: 60 – 70
+ 4 – 6 tuổi : 20 - 25
lần/phút lần/phút
+ 7 – 15 tuổi : 18 - 20
lần/phút
Câu 3:Trình bày quy trình kỹ thuật cho người bệnh ăn đường miệng?
1. Chuẩn bị bệnh nhân (0.5 điểm)
- Đối chiếu, thông báo, giải thích, động viên tinh thần người bệnh
(người nhà)
- Rửa tay cho người bệnh
2. Chuẩn bị người Điều dưỡng (0.5 điểm)
- Mặc áo công tác, đội mũ
- Rửa tay thường quy
3. Chuẩn bị dụng cụ (1.0 điểm)
- Một khay chữ nhật: Bát , đũa, thìa, cốc
- Cốc nước uống, khăn ăn
- Thức ăn ( phù hợp với người bệnh và đủ lượng calo cần thiết)
- Đồ tráng miệng: trái cây, bánh ngọt..
4. Tiến hành
- Lấy thức ăn vào bát, cho gia vị lên trên thức ăn (nếu cần) (0.5 điểm)
- Sắp xếp thức ăn vào khay (0.5 điểm)
- Mang khay thức ăn đến bên giường người bệnh, đặt trước mặt hoặc
bên cạnh người bệnh (0.5 điểm)
- Choàng khăn trước mặt người bệnh (0.5 điểm)
 Với bệnh nhân không tự ăn được (3 điểm)
- Lấy cơm và thức ăn vào bát (0.5 điểm)
- Xúc cho người bệnh ăn từng thìa một, đồng thời khuyến khích người
bệnh ăn hết khẩu phần.Nếu người bệnh nằm, mà thức ăn ở dạng lỏng
thì cần cho người bệnh ăn ăn từng ít một (0.5 điểm)
- Cho bệnh nhân tráng miệng bằng trái cây hoặc bánh (0.5 điểm)
- Đặt người bệnh ở tư thế thoải mái hoặc tư thế quy định (0.5 điểm)
- Thu dọn khay ăn (0.5 điểm)
- Ghi phiếu chăm sóc: Ngày giờ ăn, khẩu phần ăn, Số lượng loại thức
ăn,lý do người bệnh ăn ít hoặc không ăn, thức ăn không ăn được, tên
người cho ăn (0.5 điểm)
 Người bệnh tự ăn được (3 điểm)
- Để người bệnh tự lấy cơm và thức ăn (0.5 điểm)
- Người bệnh tự ăn, điều dưỡng viên ngồi bên cạnh quan sát, động viên
người bệnh, đồng thời trợ giúp người bệnh khi cần thiết (0.5 điểm)
- Đưa trái cây hoặc bánh ngọt để người bệnh tự ăn (0.25 điểm)
- Đưa khăn cho người bệnh tự lau miệng (0.25 điểm)
- Cho người bệnh súc miệng và uống nước (0.25 điểm)
- Đặt người bệnh ở tư thế thoải mái hoặc tư thế quy định(0.5 điểm)
- Thu dọn khay ăn (0.25 điểm)
- Ghi phiếu chăm sóc: Ngày giờ ăn, khẩu phần ăn, Số lượng loại thức
ăn, tên người cho ăn (0.5 điểm)

You might also like