You are on page 1of 3

CHUẨN ĐỘ AXIT MẠNH VÀ BAZƠ MẠNH

1 Chuẩn độ axit mạnh


Đường biểu diễn sự phụ thuộc của pH trong quá trình chuẩn độ vào thể tích dung dịch chuẩn thêm
vào được gọi là đường cong chuẩn độ (titration curve).

Câu 1.1 Vẽ đường cong chuẩn độ 100 mL dung dịch HCl 0,1 M bằng dung dịch NaOH 0,1 M.
(Phản ứng chuẩn độ:
NaOH + HCl → NaCl + H2O
0,1 × 100
Vtd = = 100 mL
0,1
Tính pH của dung dịch trong quá trình chuẩn độ:
• Khi chưa thêm NaOH, dung dịch chỉ có HCl
pH = -lgCHCl = 1,00
• Khi thêm 50 ml dung dịch NaOH, 50% lượng HCl đã được trung hoà
100 × 0,1 − 50 × 0,1
C HCl = = 3,33 × 10 −2 M => pH = 1,48
100 + 50
• Khi thêm 90 ml dung dịch NaOH, 90% lượng HCl đã được trung hoà
100 × 0,1 − 90 × 0,1
C HCl = = 5,26 × 10 −3 M => pH = 2,28
100 + 90
• Khi thêm 99 ml dung dịch NaOH, 99% lượng HCl đã được trung hoà
100 × 0,1 − 99 × 0,1
C HCl = = 5,03 × 10 −4 M => pH = 3,30
100 + 99
• Khi thêm 99,9 ml dung dịch NaOH, 99,9% lượng HCl đã được trung hoà
100 × 0,1 − 99,9 × 0,1
C HCl = = 5,00 × 10 −5 M => pH = 4,30
100 + 99,9
• Khi thêm 100 ml dung dịch NaOH, 100% lượng HCl đã được trung hoà, khi đó trong dung dịch chỉ gồm
NaCl, pH= 7,00.
• Khi thêm 100,1 ml dung dịch NaOH, lượng NaOH dư 0,1 ml.
0,1 × 0,1
C NaOH = = 5,00 × 10 −5 M => pH = 14- pOH = 9,70
100 + 100,1
• Khi thêm 101 ml dung dịch NaOH, lượng NaOH dư 1,0 ml.
1 × 0,1
C NaOH = = 4,98 × 10 −4 M => pH = 14- pOH = 10,70
100 + 101
• Khi thêm 110 ml dung dịch NaOH, lượng NaOH dư 10 ml.
10 × 0,1
C NaOH = = 4,76 × 10 −3 M => pH = 14- pOH = 11,68
100 + 110
14

12

10
pH 8

6
4
2

90 100 110
VNaOH, ml
Đường cong chuẩn độ dung dịch HCl 0,1M bằng dung dịch NaOH 0,1M)

*Nhận xét:

1
• Trước và sau điểm tương đương, pH của dung dịch thay đổi rất ít, trái lại ở vùng gần điểm tương
đương, pH thay đổi rất nhiều, tạo nên bước nhảy pH ở sát điểm tương đương.
• Điểm tương đương có pH = 7.
• Khoảng pH ứng với chuẩn độ thiếu và thừa 0,1% được quy ước là bước nhảy. Trong trường hợp này
bước nhảy của đường cong chuẩn độ là 9,7 - 4,3 = 5,4 đơn vị pH.
• Dựa vào bước nhảy của đường cong chuẩn độ ta có thể dễ dàng chọn chất chỉ thị. Trong trường hợp
này ta có thể chọn bất kỳ chất chỉ thị pH nào có pT nằm trong bước nhảy tức là trong khoảng pH từ
4,3 đến 9,7 (Thí dụ: metyl đỏ, phenolphtalein)
• Bước nhảy pH phụ thuộc vào nồng độ của dung dịch chuẩn, NaOH, và nồng độ của dung dịch định
phân, HCl. Nồng độ của các chất càng lớn thì bước nhảy càng dài, điều này chúng ta sẽ thấy rõ sau
những phép tính dưới đây.

Giả sử chuẩn độ 100mL dung dịch axit HCl C M bằng dung dịch NaOH có cùng nồng độ.
• Khi chuẩn độ thiếu 0,1%:
100 × C − 99,9 × C
C HCl = = 5,00 × 10 −4 C (mol / l ) => pH1 = 3,3 - lgC
100 + 99,9
• Khi chuẩn độ thừa 0,1%:
0,1 × C
C NaOH = = 5,00 × 10 −4 C (mol / l ) => pH2 = 14 - pOH = 10,7 + lgC
100 + 100,1
Bước nhảy bằng hiệu số 2 giá trị pH trên:
∆pH = pH2 - pH1 = 7,4 + 2lgC
Nồng độ, C (mol/l) 1 0,1 0,01 0,005 0,001
pH1 3,3 4,3 5,3 5,6 6,3
pH2 10,7 9,7 8,7 8,4 7,7
Bước nhảy, ∆pH 7,4 5,4 3,4 2,8 1,4

Câu 1.2 Coi khoảng pH ứng với chuẩn độ thiếu và thừa 1% là bước nhảy. Hãy tính nồng độ tối thiểu của
dung dịch HCl để khi tiến hành chuẩn bộ bằng dung dịch NaOH có cùng nồng độ thì bước nhảy pH là 2
đơn vị (bằng khoảng pH đổi mầu của chất chỉ thị).
(2.10-4M)

Trong phép chuẩn độ axit- bazơ, ngoài sai số thể tích do dụng cụ và sử dụng dụng cụ (buret, pipet,
bình định mức) gây ra, người ta còn gặp sai số chỉ thị.

Sai số chỉ thị là sai số xảy ra do pT của chất chỉ thị không trùng với pH ở điểm tương đương. Sai số này
thuộc loại sai số hệ thống.
G−D
S% = × 100% (*)
D
trong đó G là giá trị gần đúng, tức là lượng chất định phân thực tế được chuẩn độ, D là giá trị đúng, tức
là lượng chất định phân thực có.

Câu 1.3 Tính sai số chỉ thị mắc phải khi chuẩn độ V0 ml dung dịch HCl 0,1M bằng dung dịch NaOH 0,1M
nếu dùng chất chỉ thị có pT= 5 và pT= 11.
(Phản ứng chuẩn độ:
NaOH + HCl = NaCl + H2O ; pHtđ = 7
Giả sử, khi kết thúc chuẩn độ, thể tích NaOH đã dùng là Vc mL. Ta có:
0,1Vc − 0,1V0 V
S% = × 100% = ( c − 1) × 100% (*)
0,1V0 V0
(a) Khi dùng chất chỉ thị có pT= 5, tức là kết thúc chuẩn độ ở pH = 5, việc chuẩn độ kết thúc trước điểm tương đương.
Ta có:
0,1V0 − 0,1Vc 0,1V0 − [ H + ]c V0
[ H + ]c = => Vc =
Vc + V0 [ H + ]c + 0,1

2
Thay vào phương trình (*) ta có:
 0,1 − [ H + ]c   − 2[ H + ]c 
S % =  + − 1 × 100% =  +  × 100% = -0,02%
 [ H ]c + 0,1   [ H ]c + 0,1 
(b) Khi dùng chất chỉ thị có pT= 11, tức là kết thúc chuẩn độ ở pH = 11, việc chuẩn độ kết thúc sau điểm tương
đương. Ta có:
0,1Vc − 0,1V0 [OH − ]c V0 + 0,1V0
[OH − ]c = => Vc =
Vc + V0 0,1 − [OH − ]c
Thay vào phương trình (*) ta có:
 [OH − ]c + 0,1   − 
S% =  − 1  × 100% =  2[OH ]c  × 100% = +1,98% )
 0,1 − [OH ]c
−   [OH ]c + 0,1 

   
Câu 1.4 Nếu chuẩn độ dung dịch HCl 0,1M bằng dung dịch NaOH 0,1M thì cần kết thúc chuẩn độ trong
khoảng pH nào để sai số chỉ thị không quá 0,1%.
(Sai số không quá 0,1% tức là sai số trong khoảng từ –0,1% đến +0,1%.
(a) Khi sai số là -0,1%, tức việc chuẩn độ kết thúc trước điểm tương đương nên:
 − 2[ H + ] c 
S % =  +  × 100% = -0,1% => [H+]c = 5.10-5M => pH = 4,3
 [ H ] c + 0 ,1 
(b) Khi sai số là +0,1%, tức việc chuẩn độ kết thúc sau điểm tương đương nên:
 2[OH − ] c 
S % =  −
 × 100% = +0,1% => [OH-]c = 5.10-5M => pH = 9,7
 [ OH ] c + 0,1 
Như vậy, muấn sai số chỉ thị không vượt quá 0,1%, ta phải kết thúc chuẩn độ trong khoảng pH từ 4,3 và 9,7)

2 Chuẩn độ bazơ mạnh


Việc xây dựng đường cong chuẩn độ, tính sai số chỉ thị trong
phép chuẩn độ bazơ mạnh bằng axit mạnh được tiến hành tương tự
như trường hợp chuẩn độ axit mạnh bằng bazơ mạnh.
§é dÉn ®iÖn, λ

20 40 60
thÓ tÝch H2SO4 0,1M, ml

You might also like