You are on page 1of 38

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

BÁO CÁO
THỰC HÀNH TÍNH CHẤT VẬT LIỆU
ĐỀ TÀI: ĐO CẤU TRÚC BẰNG THIẾT BỊ TEXTURE - ANALYZER

Giảng viên hướng dẫn :


KS. Đào Ngọc Duy
Th.S Nguyễn Thanh Phương

NHÓM SINH VIÊN:


1. Lê Châu Ngọc Bích 18139013
2. Bùi Xuân Mỹ Duyên 18139033
3. Lã Thị Thu Hà 18139041
4. Dư Hiển Long 18139085
5. Nguyễn Hoàng Long 18139086
6. Nguyễn Minh Luân 18139089
Báo cáo tính chất vật liệu

MUC LỤC
Câu 1: Mô tả và cách vận hành máy đo cấu trúc:.........................................1
1. Mô tả:.........................................................................................................1
2. Đặt tính kỹ thuật.......................................................................................2
3. Hướng dẫn sử dụng:.................................................................................2
Câu 2: Thiết lập cách đo độ cứng và gãy vỡ của snack:..............................12
1. Xác định độ cứng (hardness force (g)) và độ gãy vỡ (Fracture
Strength) của snack:...................................................................................12
2. Cách khởi động và làm việc với chương trình kết nối máy đo cấu trúc:
...................................................................................................................... 12
3. Hiệu chình lực (calibrate force) và chiều cao (calibrate height) cho
máy đo cấu trúc:..........................................................................................12
4. Cách chuẩn bị mẫu và đầu đo máy đo cấu trúc Texture-Analyzer?...15
a. Nén:.......................................................................................................15
b. Đâm xuyên:..........................................................................................16
c. Cắt:........................................................................................................16
d. Nén-đẩy:...............................................................................................16
e. Kéo căng:..............................................................................................17
f. Bẻ gãy và uốn cong:..............................................................................17
5. Cài đặt chương trình đo độ cứng và gãy vỡ của snack:.......................17
6. Chương trình đo mẫu:............................................................................19
7. Thu nhận số liệu:.....................................................................................20
Câu 3: So sánh độ gãy vỡ và độ cứng của 3 loại snack................................26
1. So sánh độ gãy vỡ của 3 loại snack........................................................26
a. Bố thí thí nghiệm :...............................................................................26
b. Kết quả thống kê..................................................................................26
c. Nhận xét bảng thống kê......................................................................27
2. So sánh độ cứng của 3 loại Snack...........................................................27
b. Kết quả chạy thống kê.........................................................................28
c. Nhận xét kết quả thống kê...................................................................29
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phân tích........................................29
4. Tổng kết...................................................................................................29
Báo cáo tính chất vật liệu

Câu 1: Mô tả và cách vận hành máy đo cấu trúc:


1. Mô tả:

- Máy phân tích cấu trúc là một hệ thống điều khiển phân tích cấu trúc vi xử lý
và có khả năng tương tác ới nhiều thiết bị ngoại vi. Ưu điểm của máy là tính đa
dụng và dễ sử dụng.

- Trong hầu hết các test cơ bản, máy phân tích cáu trúc cung cấp dữ liệu ba
chiều sản phẩm đo trên các thông số Lực (Force), Khoảng cách (Distance) và
Thời gian (time). Ngoài ra máy có thể đo các thông số khác như Nhiệt độ
(Temperature) và Ẩm độ (Fumidity) nếu được nối với các thiết bị ngoại vi. Bên
cạnh đó, chương trình còn có thể thực hiện các tính năng như lặp lại test nhiều
lần hay trì hoãn test. Chương trình có cài đặt thư viện test chuẩn giúp người sử
dụng thực hiện các test cơ bản. Người sử dụng cũng cõ thể tự xây dựng chuỗi
lệch thích hợp với yêu cầu riêng biệt trên phần mềm cung cấp.

- Máy phân tích cấu trúc nên được đựat trên nền phẳng, vững chắc, tránh tiếp
xúc trực tiếp với ánh sáng và nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột. Sai số sẽ
Báo cáo tính chất vật liệu

xảy ra nếu đặt máy ở vị trí không ổn định hay gần những nguồn có thể tạo ra
dao động.

- Máy phân tích cấu trúc được thiết kế phù hợp với điều kiện thí nghiệm:
- Nhiệt độ: 00C đến 400C

- Ẩm độ: 0% -90%RH

2. Đặt tính kỹ thuật

- Yêu cầu nguồn điện:


- Hiệu điện thế: 100v A.C đến 240v A.C

- Tần số: 47Hz – 63Hz


- V.A: 120VA

3. Hướng dẫn sử dụng:

- Tính năng bàn phím:

Máy phân tích cấu trúc có bàn phím gắn liền với máy cho phép người dùng
điều khiển vị trí của Giá đỡ bộ phận tải (Load Cell Carrier).

Di chuyển cánh tay đi xuống:

+ Bấm nút để di chuyển cánh tay di xuống với tốc độ 0.1 mm/s

+ Bấm nút để di chuyển cánh tay di xuống với tốc độ 1 mm/s

+ Bấm nút đồng thời cả hai nút để di chuyển cánh tay đi xuống
với tốc độ 20 mm/s (trước 500kg) hay 13 mm/s (đến 500 kg).
Báo cáo tính chất vật liệu

Di chuyển cánh tay đi lên:

+ Bấm nút để di chuyển cánh tay đi lên với tốc độ 0.1 mm/s.

+ Bấm nút để di chuyển cánh tay đi lên với tốc độ 1 m/s

+ Bấm đồng thời cả hai nút để di chuyển cánh tay đi lên với
tốc độ 20 mm/s (trước 500kg) hay 13 mm/s (trên 500kg).
* RESET:

Bấm nút RESET để ngừng chạy test trong trạng thái được điều khiển, cụ thể là
test vẫn được tiếp tục hạy trở về vị trí “Reset” sau đó sẽ ngừng lại. Mục đích là
để thực hiện các test đo được tích hợp và chuỗi lệnh.

* STOP:

Bấm nút STOP để ngừng chạy tức thời tất cả các test và cánh tay sẽ ngừng di
chuyển.

* EMERGENCY STOP:

Công tắc tròn đỏ EMEGENCY STOP ở góc trái trên của msy có nhiệm vụ
ngắt điện của các mạch chính bên trong. Sử dụng trong trường hợp khẩn cấp
hay nguy hiểm cần phải dừng máy ngay lập tức.
Công tắc chính nằm ở vị trí phí sau của máy và kiểm soát nguồn điện

Ghi chú: Công tắc chính và công tác EMERGENCY STOP đều ngắt điện
cung cấp cho máy hoàn toàn.

- Hiệu chỉnh:
+ Lực (Force):

Hiệu chỉnh cần thực hiện khi:

 Thay đổi bộ phận tải.


 Di chuyển máy
 Máy bị quá tải
Báo cáo tính chất vật liệu

Ngoài ra, nếu bạn là người sử dụng sau và không biết người sử dụng trước đó
đã sử dụng bộ phận tải nào thì nên hiệu chỉnh máy. Không nhát hiết ohari hiệu
chình máy mỗi ngày.

Từ thanh công cụ, nhấp chuột vào:

T.A Calibrate – Calibrate Force hay nhấp vào biểu tượng trên thanh
công cụ:

Chọn User và nhấp NEXT để tiếp tục

Đặt quả cân lên cị trí bệ hiệu chỉnh và gõ trọng lượng quả cân và hộp hiển thị
trên chương trinh. Máy TA.XT plus có thể được hiệu chỉnh với bất lỳ trọng
lượng nào cho đến khả năng chịu tải của máy nhằm đảm bảo độ chính xác tối
ưu tại khoảng lực thích hợp với test của người sử dụng.

Nhấn NEXT để tiếp tục


Báo cáo tính chất vật liệu

Nhấn FINISH. Hộp hội thoạt sẽ thông báo nếu quá trình hiệu chỉnh thành
công. Nhấc quả cân ra khỏi vị trí hiệu chỉnh sau khi hộp hội thoại thông báo
thành công hiển thị.

Hộp hội thoại sau sẽ hiện ra nếu quá trình hiệu chỉnh không thành công:

+ Chiều cao đầu đo (Probe Height)

Chỉ thự hiện khi:


Đo % Strain (sức căng).
Ghi lại chiều vao của sản phẩm trong quá trình đo.
Báo cáo tính chất vật liệu

Sử dụng Button Trigger

Bắt đầu test đo lại cùng 1 vị trí xuất phát

Trước tiên cần đảm bảo cị trí đầu đo nằm trong khoảng cách 5mm của bệ đỡ.
Quá trình hiệu chỉnh sẽ tự động kết thúc và thất bại nếu khoảng cách giữa đầu
đo và bệ đỡ quá xa.

Từ thanh công cụ, nhấp chuột vào:


T.A.Calibrate – Calibrate Height

Chọn thông số thích hợp cho Return Distance và Speed mà người sử dụng
muốn đầu đo trờ về khoảng cách này khi đầu đo đã chạm mặt tiếp xúc (0 mm).
Mặt tiếp xúc (contract surface) có thể là bệ đỡ của máy.

Nhấp OK để bắt đầu quá trình hiệu chỉnh. Hộp hội thoại hiện ra khi quá trình
hiệu chỉnh chiều cao đầu đo thánh công.

+ Kiểm tra Hiệu chỉnh lực (Check Force Calibration)

Để kiểm tra Lực, nhấp chuột vào T.A.- Calibrate – Check Force.
Báo cáo tính chất vật liệu

Đặt quả cân lên vị trí bệ hiệu chỉnh và kiểm tra lại số ghi (chênh lệch khoảng
1% của khả năng tải).

- Thực hiện test đo

Trước khi thực hiện test đo trên máy TA.XT plus, người sử dụng phải xác định
chuỗi lệnh T.A (T.A Sequence). Cách dễ thực hiện nhất là chọn một trong
những cách test đã được xác định như sau:
Từ thanh công cụ, nhấp chuột chọn T.A- T.A.Settings
Báo cáo tính chất vật liệu

Cửa sổ sau hiển thị

Nhấp chuột vào ‘Library’ nếu muốn chọn các test trong thư viện test chuẩn.

Cửa sổ thông báo hiện ra


Báo cáo tính chất vật liệu

Từ cửa sổ này, người sử dụng có thể lựa chọng các test phù hợp với yêu cầu
(Test “Return to Start” là test thông dung và cơ bản nhất). Nhấp chuột chọn
phần Help- Library Test Available nếu muốn xem mô tả của tất cả các test
trong thư viện.
Báo cáo tính chất vật liệu

Sau khi đã lựa chọn test, nhấp chọn OK. Cửa sổ hiện thị:

Chọn các thông số bằng cách gõ giá trị vào các ô thích hợp. Các thông sô này
có thể được lưu lại bắng cách chọn File- Save as. Nhấp chuột chọn ‘Update
Project’ khi hoàn tất.

Đặt mẫu đo vào vị trí đo (trên nền máy hay bệ đỡ) và gắn đầu đo đã chọn để
bắt đầu test đo.

Từ thanh công cụ, nhấp chọn T.A. – Run a test.

Cửa sổ sau hiển thị


Báo cáo tính chất vật liệu

Đề thông tin cho mục file name và path, không nhất thiết phải điền đầy đủ các
thông tin còn lại. Chọn OK để bắt đầu test đo.

Khi test đo được thực hiện, đồ thị cũng được hiển thị đồng thời. Nếu người sử
dụng chưa hài lòng về chuỗi lệnh thì có thể tự viết riêng các chuỗi lệnh đo.
Báo cáo tính chất vật liệu

Người sử dụng có thể phân tích các đồ thị bằng cách sử dụng các Marco (xem
mục Help)
Để dễ dàng trong việc quản lý dữ liệu và phân tích số liệu, người sử dụng nên
tạo Project. Chọn File – Project – New Project.

Câu 2: Thiết lập cách đo độ cứng và gãy vỡ của snack:


1. Xác định độ cứng (hardness force (g)) và độ gãy vỡ (Fracture
Strength) của snack:

- Phép đo: bẽ gãy

- Đầu đo: dạng đầu bi tròn đường kính 5mm, ống trụ đường kính 45mm (đường
kính ngoài).

- Chỉ tiêu đánh giá độ cứng (hardness force (g)): giá trị lực cực đại trên đồ thị ở
lần nén đầu tiên.

- Chỉ tiêu đánh gía độ gãy vỡ (Fracture Strength (g)): là giá trị của đỉnh peak
đầu tiên có ý nghĩa (nơi mà lực có hiện tượng tụt giảm) (thể hiện là giá trị force
3 trên file TPAFRAC.RES). Một số sản phẩm không có peak này  không có
giá trị độ gãy vỡ.

2. Cách khởi động và làm việc với chương trình kết nối máy đo cấu
trúc:

- Sau khi khởi động máy tính, tại màn hình chính nháy đúp chuột vào biểu
tượng phần mềm TEE32.exe để chạy chương trình.

- Khi chương trình khởi động ta có thể bỏ qua các bước đọc hướng dẫn bằng
cách nhấp vào register later. Sau đó add user DH18HH để có tài khoản cho
nhóm sử dụng.

- Thao tác làm việc trên chương trình thực hiện tại cửa sổ Exponent – [Graph1
(0:0)]. Tại đây ta tiến hành thiết lập các thông số máy và tiến hành đo.

3. Hiệu chình lực (calibrate force) và chiều cao (calibrate height) cho
máy đo cấu trúc:
Báo cáo tính chất vật liệu

- Hiệu chính lực đầu đo (calibrate force):

Từ thanh công cụ nhấp vào T.A  Calibrate  Calibrate Force, hay nhấp

vào biểu tượng trên thanh công cụ.

Chọn USER và nhấp NEXT để tiếp tục

Đặt quả cân có trọng lượng 100g lên vị trí bệ hiệu chỉnh và gõ trọng lượng
quả cân vào hộp hiển thị trên chương trình. Máy TA.XTplus có thể được hiệu
chỉnh với bất kỳ trọng lượng nào cho đến khả năng chịu tải của máy nhằm
đảm bảo độ chính xác tối ưu tại khoảng lực thích hợp với test của người sử
Báo cáo tính chất vật liệu

dụng.
Nhấp Next để tiếp tục

Nhấp Finish. Hộp hội thoại sẽ thông báo nếu quá trình hiệu chỉnh thành công.
Nhấc quả cân ra khỏi vị trí hiệu chỉnh sau khi hộp hội thoại thông báo thành
công hiển thị.

- Hiệu chình chiều cao (calibrate height):

Từ thanh công cụ, nhấp chuột vào: T.A.  Calibrate  Calibrate


Height
Báo cáo tính chất vật liệu

Chọn thông số thích hợp cho Return Distance (trở về khoảng cách) và
Speed (tốc độ) mà người sử dụng muốn đầu đo trở về khoảng cách này khi
đầu đo đã chạm mặt tiếp xúc (0 mm). Mặt tiếp xúc (contact surface) là bệ đỡ
của máy.

Các thông số để đo độ gãy vỡ và độ cứng của snack:

- Returndistance (mm): 80
- Return Speed (mm/Sec): 20
- Contact Force (g): 1

Nhấp OK để bắt đầu quá trình hiệu chỉnh. Hộp thoại Exponent hiện ra
thông báo: “Height Calibrate Successful” khi quá trình hiệu chỉnh chiều cao
đầu đo thành công.
4. Cách chuẩn bị mẫu và đầu đo máy đo cấu trúc Texture-Analyzer?
Tùy thuộc vào loại mẫu và đặc tính cần đo, ta có nhiều loại kiểu đo với đầu
đo khác nhau. Sau đây là một số ví dụ về cách chọn mẫu và đầu đo:
a. Nén:
o Dùng để đo độ biến dạng và sức bền của mẫu.
o Mẫu-Đầu đo: dạng trụ hoặc dạng tấm phẳng có kích thước lơn hơn hoặc
bằng với mẫu đo. Nếu mẫu có bề mặt lớn hơn đầu đo thì đầu đo có thể đâm
thugr hay xuyên vào mẫu.
Báo cáo tính chất vật liệu

o Các loại đầu đo có thể sử dụng: Các đầu đo dạng xylanh (có đường kihs
thường lớn hơn 10mm)
 Các đầu đo dạng hình cầu.
 Thiết bị ottawa.
 Các đầu nén phẳng.
b. Đâm xuyên:
o Dùng để đo độ cứng, độ chắc, độ dai hay các tính chất khác của mẫu.
o Mẫu-Đầu đo: Mẫu đo phải có diện tích bề mặt lớn hơn diện tích tiếp xúc
với đầu đo được sử dụng, nếu mẫu nhỏ diện tích tiếp xúc đầu đo thì trở
thành nguyên tắc nén.
o Các đầu đo thường được sử dụng là:
 Các đầu đo dạng xylanh ( có đường kính lớn hơn 10mm).
 Các đầu đo dạng mũi kim.
 Các đầu đo dạng hình cầu.
c. Cắt:
o Dùng để đo độ chắc, độ dai…. của mẫu.
o Mẫu-Đầu đo: thường sử dụng cho các thực phẩm dạng sợi, thớ như thịt,
rau…. Phép đo này là một mô hình phức tạp của nhiều lực tác dụng: nén,
kéo cũng như lực cắt.
o Các loại đầu đo thường dùng:
 Thiết bị cắt Warner-Bratzler.
 Các lưỡi dao/xén.
 Volodkevich Bite Jaws – Thiết bị này là mô hình hóa răng người khi
cắn mẫu thực phẩm, bao gồm quá trình cắt và nén.
 Thiết bị cắt Kramer.
d. Nén-đẩy:
o Dùng để đo lực nén đẩy cực đại- được xem như một chỉ số tính chất cấu
trúc.
o Dùng để đo các loại vậy liệu dạng lỏng nhớt, các geal, bơ, bơ thực vật, các
loại rau quả.
Báo cáo tính chất vật liệu

o Đầu đo: thường dùng thiết bị Ottawa trong phép đo này.


e. Kéo căng:
o Dùng để đo sức căng của vật liệu.
o Mẫu-Đầu đo: thường dùng cho các loại thực phẩm có độ đàn hồi như mì
ống, mì sợi, bột nhào, sing gum ….. Đầu đo nén trên mẫu, khi đó giá trị lực
cần thiết kéo mẫu ra khỏi sẽ được đo.
o Các loại đầu đo được sử dụng:
 Thiết bị đo độ kéo dãn bột nhào và gluten SMS/Kiefer.
 Thiết bị đo mì ống/sợi.
 Hàm kẹp để kéo dãn.
f. Bẻ gãy và uốn cong:
o Khả năng gãy vở hay còn gọi là độ giòn, là cho vật bị gãy vụn.
o Uốn cong là sự kết hợp của lực nén, lực kéo và lực cắt. thường dùng để đo
vật liệu.
o Các loại đầu đo – thiết bị thưởng dử dụng:
 Thiết bị đo độ giòn.
 Thiết bị uốn cong 3 điểm.

5. Cài đặt chương trình đo độ cứng và gãy vỡ của snack:

- Từ thanh công cụ, nhấp chuột chọn T.A. Settings

Cửa sổ sau sẽ hiển thị:


Báo cáo tính chất vật liệu

Nhấp chuột vào “Library” nếu muốn chọn các test trong thư viện test
chuẩn.

Cửa sổ thông báo hiện ra:

- Từ cửa sổ này, ta chọn Return to start, nhấp chọn OK. Cửa sổ hiển thị
như sau :
Báo cáo tính chất vật liệu

- Các thông số cụ thể của bài thực hành đo độ cứng và gãy vỡ của snack là:
Caption Value
Test Mode Compression
Pre-Test Speed 1.5 mm/sec
Test Speed 1.5 mm/sec
Post-Test Speed 10 mm/sec
Target Mode Distance
Distance 10 mm
Trigger Type Auto (Force)
Trigger Force 5.0 g
Advanced Options Off

- Nhấp chuột chọn “OK” khi hoàn tất.

6. Chương trình đo mẫu:

- Chuẩn bị ba loại mẫu snack khác nhau cụ thể gồm: BÍ ĐỎ, SWING, POCA

- Mỗi mẫu thực hiện đo 3 lần

- Đặt mẫu đo vào vị trí đo trên bệ đỡ để bắt đầu test đo.

- Từ thanh công cụ, nhấp chuột chọn T.A. Run a test…


Báo cáo tính chất vật liệu

- Cửa sổ sau sẽ hiển thị:

- Điền thông tin cho mục file name và path, không nhất thiết phải điền đầy
đủ các thông tin còn lại. Chọn OK để bắt đầu test đo.

- Sau khi thu nhận được kết quả mẫu 1, dùng vải mềm lau sạch đầu đo và bệ.
Sau đó tiến hành đo tiếp mẫu 2, các bước lặp lại như trên.
7. Thu nhận số liệu:

- Sau khi chạy xong 1 mẫu của TEST 1 là mẫu BÍ ĐỎ, ta thu được đồ thị
biễu diễn kết quả từ phép đo nén như bên dưới.
Báo cáo tính chất vật liệu

- Thực hiện hiệu chỉnh đồ thị để lấy số liệu của phép đo: nháy chuột vào trục
tung của đồ thị sau đó nhấp vào biểu tượng trên thanh công cụ để xác định
peak đầu tiên biểu thị độ gãy vỡ của mẫu.Tiếp đến chọn Process Data 
Mark  Force. Tiếp tục nhấp vào biểu tượng cực đại trên thanh công cụ để
xác định peak cực đại biểu thị độ cứng của mẫu và chọn Process Data 
Mark  Force.

- Để lưu lại kết quả, bấm FILE  EXPORT  IMAGE  Chọn vị trí
lưu (Desktop)  Tạo FLODER (Tên nhóm)  OK. Chọn lưu file tại đây.

- Thực hiện tương tự cho 2 mẫu còn lại của TEST BÍ ĐỎ và các mẫu của TEST
SWING, POCA.

- Kiểm tra xem trong file Results 1 có đầy đủ số liệu của mỗi lần đo thì tiến
hành lưu lại file dưới dạng EXPORT  Chọn vị trí lưu (Desktop)  Tạo
FLODER (Tên nhóm)  OK. Chọn lưu file tại đây.

8. Kết quả đồ thị thu được của 9 mẫu bánh:


 BÍ ĐỎ 1:
Báo cáo tính chất vật liệu

 BÍ ĐỎ 2:

 BÍ ĐỎ 3:
Báo cáo tính chất vật liệu

 SWING 1:

 SWING 2:
Báo cáo tính chất vật liệu

 SWING 3:

 POCA 1:
Báo cáo tính chất vật liệu

 POCA2:

 POCA 3:
Báo cáo tính chất vật liệu

Câu 3: So sánh độ gãy vỡ và độ cứng của 3 loại snack


1. So sánh độ gãy vỡ của 3 loại snack
a. Bố thí thí nghiệm :
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD) xem điều kiện
ngoại cảnh của nơi làm thí nghiệm là đồng nhất. 3 loại snack được đo lực gãy
vỡ và lặp lại 3 lần .

Yếu tố khảo sát : Lực gãy vỡ

Bảng kết quả thí nghiệm :

Số lần lặp lại Loại bánh snack


(n) SWING BIDO POCA
1 135,737 56,698 341,463
2 310,428 98,975 91,128
3 338,776 206,080 98,762

b. Kết quả thống kê


ANOVA Table for Foce by Type Snack

Source Sum of Df Mean F-Ratio P-Value


Squares Square
Between 30240,0 2 15120,0 1,18 ,3685
groups
Within 76583,0 6 12763,8
groups
Total (Corr.) 106823, 8

Multiple Range Tests for Foce by Type Snack


Báo cáo tính chất vật liệu

Method: 95,0 percent LSD

Type Count Mean Homogeneous


Snack Groups
BIDO 3 120,58 X
4
POCA 3 177,11 X
8
SWING 3 261,64 X
7

Contrast Sig. Differen +/-


ce Limits
BIDO - POCA -56,5337 225,717
BIDO - SWING -141,063 225,717
POCA - SWING -84,5293 225,717

c. Nhận xét bảng thống kê


.
Dựa vào bảng ANOVA P-Value=,3685> 0,05 nên ảnh hưởng không có ý
nghĩa đến lực tác động lên 3 loại bánh snack ở độ tin cậy 95%. Suy ra độ gãy
vỡ cúng không có ý nghĩa đến 3 loại snack ở độ tin cậy 95%.

Nhìn vào bảng so sánh LSD. Lực gãy vỡ của 3 loại snack không có sự khác
biệt đáng kể nên suy ra độ gãy vỡ của 3 loại snack cũng không có sự khác biệt
đáng kể về độ gãy vỡ.
Báo cáo tính chất vật liệu

2. So sánh độ cứng của 3 loại Snack


a. Bố thí thí nghiệm :

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD) xem điều kiện
ngoại cảnh của nơi làm thí nghiệm là đồng nhất. 3 loại snack được đo lực cực
đại bằng máy đo cấu trúc và lặp lại 3 lần .

Yếu tố khảo sát : Lực cực đại

Bảng kết quả thí nghiệm :

Số lần lặp lại Loại bánh snack


(n) SWING BIDO POCA
1 399,364 929,445 341,463
2 346,978 1132,202 169,530
3 338,776 1400,636 202,404

b. Kết quả chạy thống kê

ANOVA Table for Foce by Type Snack


Source Sum of Df Mean F-Ratio P-Value
Squares Square
Between 1,48283E6 2 741414, 34,08 ,05
groups
Within 130550, 6 21758,3
groups
Total (Corr.) 1,61338E6 8

Method: 95,0 percent LSD


Type Snack Count Mean Homogeneous Groups
POCA 3 237,799 X
SWING 3 361,706 X
Báo cáo tính chất vật liệu

BIDO 3 1154,09 X

Contrast Sig. Differen +/- Limits


ce
BIDO - POCA * 916,295 294,704
BIDO - SWING * 792,388 294,704
POCA - SWING -123,907 294,704

c. Nhận xét kết quả thống kê


Dựa vào bảng ANOVA P-Value =, 0,05 nên ảnh hưởng có ý nghĩa đến lực tác
động lên 3 loại bánh snack ở độ tin cậy 95%. Suy ra độ cứng có ý nghĩa đến
3 loại snack ở độ tin cậy 95%.

Nhìn vào bảng LSD. Lực tác động của 3 loại snack như sau

 POCA và SWING không có sự khác biệt đáng kể


 POCA khá BIDO
 BIDO khác SWING

Độ cứng của vật liệu phụ thuộc vào lực tác động, Lực càng lớn thì độ cứng
của vật càng lớn , Từ kết quả thí nghiệm và phương pháp thống kê. Nhận thấy
rằng : Mẫu snack BIDO có độ cứng là loứn nhất. Độ cứng của 2 loại snack
SWING và POCA không có sự khác biệt đáng kể.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phân tích


 Kích thước và hình dáng mẫu ảnh hưởng rất lớn đến sai lệch kết quả.
Ngoài ra còn phải chú ý đến tính chất bề mặt của mẫu mà sẽ có cách xử lý
khác.
 Cần phải lưu ý vị trí đặt mẫu để tiến hành nén. Nếu đặt sai, khiến mẫu
ngã thì kết quả không còn giá trị.
 Phải lau đế và đầu nén sau mỗi lần nén mẫu.
Báo cáo tính chất vật liệu

4. Tổng kết
- Qua bài thực hành đo cấu trúc, chúng em đã biết thực hiện các thao tác
trong việc sử dụng máy đo cấu trúc TA. XT Plus.
- Tiến hành đo thử nghiệm với 3 loại snack , so sánh độ gãy vỡ và độ
cứng của 3 loại snack
- Lập được bảng thống kê và nhận xét kết quả
- Tuy nhiên , do thao tác còn chưa hoàn thiện, kỹ năng còn yếu kém nen
kết quả vẫn còn thiếu sót.
- Rất mong nhận được sự góp ý và đánh giá từ thầy để bài báo cáo chúng
em hoàn chỉnh hơn!
Báo cáo tính chất vật liệu

Tài liệu viện dẫn

Bảng giá trị lực của các loại Snack

Test ID Batch Force 1 Force 2


    g g
    Force 1 Force 2
Start Batch SWING SWING    
SWING1 SWING 135,737 399,364
SWING2 SWING 310,428 346,978
SWING3 SWING 338,777 338,777
End Batch SWING SWING    
SWING
Average: 261,647 361,706
(F)
SWING
S.D. 109,959 32,869
(F)
SWING
Coef. of Variation 42,026 9,087
(F)
Start Batch BIDO BIDO    
BIDO1 BIDO 56,698 929,445
BIDO2 BIDO 98,975 1132,202
BIDO3 BIDO 206,080 1400,636
End Batch BIDO BIDO    
BIDO
Average: 120,584 1154,095
(F)
BIDO
S.D. 77,000 236,357
(F)
BIDO
Coef. of Variation 63,855 20,480
(F)
Start Batch POCA POCA    
Báo cáo tính chất vật liệu

POCA1 POCA 341,463 341,463


POCA2 POCA 91,128 169,530
POCA3 POCA 98,763 202,404
End Batch POCA POCA    
POCA
Average: 177,118 237,799
(F)
POCA
S.D. 142,379 91,268
(F)
POCA
Coef. of Variation 80,386 38,380
(F)
End of Test Data      
Báo cáo tính chất vật liệu

Đồ thị biểu diễn kết quả đo của Snack BIDO


Báo cáo tính chất vật liệu

Đồ thị biểu diễn kết quả đo củ Snack POCA


Báo cáo tính chất vật liệu

Đồ thị biểu diễn kết quả đo củ Snack SWING


Báo cáo tính chất vật liệu

You might also like