You are on page 1of 6

LĨNH VỰC LỊCH SỬ - VĂN HÓA

Tiết 7,9,10 CHỦ ĐỀ 1: TÌM HIỂU NHỮNG DẤU TÍCH THỜI TIỀN SỬ TRÊN ĐẤT PHÚ
THỌ

1. Khái quát chung về vùng đất Phú Thọ thời tiền sử:
- Phú Thọ là vùng đất cổ - 1 trong những nơi phát tích của dân tộc Việt Nam.
- Địa hình: Trung du kết hợp đồng bằng ven sông -> tạo thuận lợi cho quá trình tụ cư của
người nguyên thủy. Trên cơ sở đó, các thị tộc, bộ lạc dần hình thành.
- Các di tích:
+ VH Sơn Vi (GĐ hậu kì đá cũ)
+ VH Phùng Nguyên và Gò Mun (GĐ Kim khí)
- Địa bàn: Tập trung chủ yếu ở Việt Trì và Lâm Thao.
2. Các di chỉ khảo cổ thuộc văn hóa Sơn Vi:
- VH Sơn Vi (GĐ hậu kì đá cũ)
- Niên đại: 11.000 đến 30.000 năm.
- Địa điểm phát hiện: Nhiều nhất ở xã Sơn Vi (Lâm Thao – Phú Thọ).
- Các di tích và di chỉ thuộc VH Sơn Vi:
+ Cả nước có hơn 200 di tích thuộc VH Sơn Vi (PT chiếm 112 di tích)
+ Hai di chỉ đầu tiên: Gò Vườn Sâu và Gò Sóc Loi (Xã Sơn Vi).
- Địa bàn phân bố: Lâm Thao, Thanh Ba, Hạ Hòa, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Phù Ninh,…
- Công cụ lao động: + Công cụ rìu ngắn, chày nghiền, hòn ghè,…
+ Chất liệu: Đá cuội.
+ Kĩ thuật: ghè đẽo 1 mặt là chính, chưa biết kĩ thuật mài đá.
- Tổ chức XH: Chuyển từ hình thức bầy người nguyên thủy sang gđ xã hội thị tộc.

3. Các di chỉ khảo cổ thuộc văn hóa Phùng Nguyên


a. Thông tin chung về văn hóa Phùng Nguyên
- Niên đại: Văn hoá Phùng Nguyên mở đầu thời đại kim khí của cộng đồng người Việt cổ
trên đất nước ta, có niên đại cách ngày nay khoảng 3500 – 4000 năm.
- Địa bàn: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hà Nội, Hải Phòng.
- Di chỉ Phùng Nguyên (Lâm Thao) được phát hiện năm 1959. Văn hoá Phùng
Nguyên có gần 70 địa điểm, trong đó gần 60 di chỉ đã được khai quật với 3 địa điểm
có di cốt người. Các di chỉ chủ yếu là di chỉ cư trú hoặc cư trú kèm mộ táng và
di chỉ xưởng.
- Di vật chủ yếu là đồ đá và đồ gốm.
- Hoạt động kinh tế: chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, ngoài ra còn biết chế tác đá và làm
gốm.
b. Các di chỉ khảo cổ thuộc văn hóa Phùng Nguyên tại Phú Thọ
- Địa bàn phân bố: Các di chỉ thuộc văn hoá Phùng Nguyên được tìm thấy ở huyện Lâm
Thao, Phù Ninh, Tam Nông, thành phố Việt Trì.
- Tiêu biểu là di chỉ Phùng Nguyên và Xóm Rền.
Huyện/
Xã/phường Di chỉ Hiện trạng
thành phố
Có một ngôi
Lâm Thao Cao Xá Gò Chùa Cao chùa trên sườn
gò.
Dân ở kín xung
Thành Dền
quanh.
Tứ Xã Xóm Kiếu Dân cư ở đông đúc.
Mả Nguộn Trường THCS Tứ Xã
xây trên
di chỉ.
Gót Rẽ Cánh đồng lúa.
Gốm rải rác quanh
Kinh Kệ Phùng Nguyên ao làng,
cánh đồng.
Vĩnh Lại Khu Đường Ruộng lúa.
Chùa Hoàng
Long xây trên
Phù Ninh An Đạo An Đạo
đất
di chỉ.
Di chỉ nằm trong
Gia Thanh Xóm Rền
vườn của dân.
Trường học xây
Tiên Du Gò Diễn
trên đất di chỉ.
Khu dân cư
Tam Nông Hương Nộn Gò Chùa
đông đúc.
Khu dân cư đông
Dậu Dương Gò Chè
đúc.
Rải rác có gốm
Thượng Nông Gò Bông trong vườn
nhà dân.
Không còn dấu
Hồng Đà Hồng Đà
tích.
Việt Trì Thanh Đình Đồng Ghệ Ruộng lúa nước.
Đồng Dạ Không còn dấu tích.
Gò Mồng Không còn dấu tích.
Trưng Vương Đồi Giàm Vẫn còn.
4. Các di chỉ khảo cổ thuộc văn hoá Gò Mun
- VH Gò Mun (thuộc hậu kì đồng thau)
- Niên đại: cách ngày nay khoảng 2 300 – 3 000 năm.
- Địa điểm phát hiện: Phùng Nguyên, Tứ Xã, Thụy Vân.
-Gò Mun là địa điểm khảo cổ nổi bật nhất với nhiều di vật và được xếp hạng Di tích khảo
cổ cấp quốc gia năm 2008. Di chỉ này được phát hiện năm 1961, đã trải qua 4 lần khai quật
(1961, 1965, 1969, 1971)
- Cư dân Gò Mun sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi. Các nghề thủ công đa
dạng như đúc đồng, làm gốm, chế tác đá, dệt.
- Di chỉ Gò Mun là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển từ Phùng
Nguyên đến Đông Sơn, tương ứng với thời kì Hùng Vương dựng nước.
- Di vật: đồ gốm, đồ đồng

TIẾT 11,12,13
CHỦ ĐỀ 2: CÁC NỮ TƯỚNG THỜI KHỜI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG VÀ DANH
NHÂN TIÊU BIỂU Ở PHÚ THỌ
1. Các nữ tướng thời khởi nghĩa Hai Bà Trưng
a. Bát Nàn tướng quân
- Là một trong 6 dũng tướng thời Hai Bà Trưng.
- Tên thật của bà là Vũ Thị Thục (Thục Nương), người Phượng Lâu (xã Phượng Lâu, thành
phố Việt Trì)
- Năm 40, Thục Nương đi theo Hai Bà Trưng, góp công lớn trong nhiều trận đánh quân
đô hộ nhà Hán. Bà được phong công chúa, chức vị Đại tướng và chỉ huy quân tiên phong ở
Tiên La.
- Bà đã chiến đấu anh dũng và tuẫn tiết trước cuộc tấn công đàn áp của Mã Viện.
- Cuộc đời và chiến tích của bà được ghi lại ở văn bia trong đền thờ tại xã
Phượng Lâu, thành phố Việt Trì.

Đền thờ Bát Nàn tướng quân ở Phượng Lâu – Việt Trì
b) Nàng Nội
- Là cháu ruột của Thi Sách (chồng của Trưng Trắc).
- Cha của bà và Thi Sách bàn mưu nổi dậy khởi nghĩa nhưng tin tức bại lộ nên đã bị Thái thú
Tô Định giết hại. Năm 40, nàng Nội đã đi theo khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.
- Nàng chỉ huy quân đội ở Bạch Hạc và gây cho quân Mã Viện nhiều tổn thất. Bà hi sinh
anh dũng tại đây và được nhân dân lập đền thờ, tôn là Bạch Hạc Thuỷ công chúa. Hiện nay,
bà được thờ tại đền Minh Nông (đền Kẻ Lú), thuộc Việt Trì.
c) Nàng Trăng
- Là một cô gái vừa đẹp người lại đẹp nết, khoẻ mạnh và lanh lợi, võ nghệ cao cường và lắm
cơ mưu. Nàng đã chiêu tập được hơn 200 tráng sĩ để tham gia chống quân đô hộ.
- Sau khi đi theo Hai Bà Trưng, bà được phong làm Tiền đạo Tả tướng quân, hiệu là Nguyệt
Điện. Bà đã góp công lớn vào thắng lợi ban đầu của khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Tuy nhiên, bà đã lâm bệnh nặng và qua đời. Nhân dân hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ đã
lập đền thờ bà ở nhiều nơi để bày tỏ lòng tiếc thương và kính trọng, trong đó tiêu biểu là
đền Tây Cốc thuộc xã Tây Cốc, huyện Đoan Hùng.
d) Xuân Hoa Nương công chúa
- Là con thứ 8 của thủ lĩnh Châu Đại Man tên là Hùng Sát, quê ở làng Hương Nha (huyện
Tam Nông). Bà là người có khí chất, giỏi võ nghệ, tài sắc vẹn toàn, đức độ.
- Tô Định đã giết hại 5 anh trai của Xuân Hoa, khiến bà căm phẫn và cùng với 2 anh
khác trốn về Quế Phong (xã Hương Nộn, huyện Tam Nông) để chiêu mộ quân sĩ.
- Năm 40, bà đem quân về dưới trướng của Hai Bà Trưng, góp phần đánh đuổi quân Hán.
Bà được phong làm Đông Cung công chúa nhập nội trưởng quản quân cơ nội các.
Năm 43, bà cùng chồng đem quân chặn Mã Viện ở Bạch Hạc, rồi rút về bến Nam
Cường, huyện Tam Nông. Cuối cùng, bà tuẫn tiết ở dòng sông Thao. Nhân dân làng Hương
Nha lập đền thờ tưởng nhớ công ơn bà.

e) Thiều Hoa công chúa


- sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở huyện Thanh Châu (nay là xã Trung Nghĩa,
huyện Thanh Thuỷ). Sau khi cha mẹ mất, bà đã đi tu tại chùa Phúc Khánh, trang Song Quan
(nay là chùa Hiền Quan, huyện Tam Nông)
- Năm 40, bà tạm gác việc tu hành để theo Hai Bà Trưng chống quân đô hộ. Bà được cử làm
Tiên phong Hữu tướng, chỉ huy trận đánh quyết định với giặc ở Luy Lâu, Thuận Thành, Bắc
Ninh.
-Sau thắng lợi, bà quay lại với việc tu hành tại Song Quan. Sau khi mất, bà được truy
phong là “Phụ vương công chúa”, được nhân dân Song Quan suy tôn là “Đức thánh mẫu
Đệ nhất Đại vương” và thờ cúng tại địa phương. Hiện nay, bà được thờ tại cụm di tích chùa,
đền Hiền Quan.
g) Bà Nguyễn Thị Hạnh
- Bà sinh ra tại trang Bổng Châu (thôn Tiên Châu, xã Chí Tiên, huyện Thanh Ba
-Năm 40, bà dẫn theo 92 tráng sĩ từ quê nhà hội quân với Hai Bà Trưng và được phong làm
Ngọc Loan công chúa, chức là Trưởng lĩnh Tiền quân,
- Năm 43, chống giặc bất thành, bà tự vẫn ở Hát Giang (xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà
Tây nay thuộc thành phố Hà Nội.
- Thời vua Lê Cảnh Hưng, bà được phong Quốc Mẫu Đại Vương, thờ tại đền Du Yến
(Thanh Ba). Đền được công nhận là Di tích lịch sử – văn hoá cấp quốc gia năm 1993.

2. Các nhân vật tiêu biểu thời kì phong kiến tự chủ


a) Trạng nguyên Vũ Duệ (1468 – 1522)
Tên thật là Vũ Nghĩa Chi, người làng Trình Xá (nay là xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao).
Ông đỗ trạng nguyên năm 23 tuổi (năm 1490), dưới triều vua Lê Thánh Tông. Ông lần lượt
giữ chức Thám chính sứ Hải Dương, Đô ngự sử – có nhiệm vụ can gián vua và các quan làm
điều sai trái. Ông được phong Trình ý công thần, Thượng thư Bộ lại.
Mạc Đăng Dung tìm cách tiếm ngôi nhà Lê, muốn mua chuộc ông nhưng không thành. Nhà
Mạc đã tìm cách mời ông vào triều nhưng ông tận trung với nhà Lê nên tuẫn tiết để giữ trọn
lòng trung.
-Bút tích còn lại của ông hiện nay là bài văn bia soạn năm 1521 cho kì thi năm
1514 tại Văn Miếu Quốc Tử Giám (bia số 6). Ngoài ra, còn có 9 bài thơ được Lê
Quý Đôn sưu tập được và chép lại trong Toàn Việt thi lục
b) Ông Nguyễn Quang Bích – lãnh tụ phong trào Cần vương ở Phú Thọ
Nguyễn Quang Bích (1832 – 1890), sinh ra tại Nam Định nhưng lại gắn bó sâu nặng với mảnh
đất Phú Thọ.
-sau năm 1875 được cử làm Chánh sứ Sơn phòng kiêm Tuần Phủ Hưng Hoá,
-1884, Pháp đã tấn công Hưng Hoá. Khi Hưng Hóa thất thủ, ông đưa quân về Cẩm Khê,
Phú Thọ để dựng cờ khởi nghĩa, hưởng ứng chiếu Cần Vương.
- Pháp nhiều lần dụ dỗ, mua chuộc, ông từ chối, Ông khẳng khái tuyên bố “Thắng mà sống
thì làm nghĩa sĩ triều đình, chẳng may thua mà chết thì cũng làm quỷ thiêng giết giặc”.
Năm 1890, ông mất tại xã Xuân An, huyện Yên Lập. Ngày 12 – 2 – 1999, căn cứ Tiên Động
được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia
Hình 2.6. Văn bia ghi lại lòng yêu nước của Nguyễn Quang Bích tại căn cứ Tiên Động (xã
Tiên Lương, huyện Cẩm Khê)

3. Các nhân vật tiêu biểu trong thế kỉ XX – XXI


a) Đồng chí Kim Ngọc (1917 – 1979)
- Tên thật là Kim Văn Nguộc, là người thôn Đại Nội, xã Bình Định, huyện Yên Lạc, tỉnh
Vĩnh Phúc,
- Năm 1968 Vĩnh Phúc và Phú Thọ sáp nhập thành tỉnh Vĩnh Phú. Đồng chí trở thành Bí thư
tỉnh ủy Vĩnh Phú giai đoạn 1968-1977.
- Là người nổi tiếng với việc có tư duy đổi mới trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta ngay sau khi thống nhất đất nước. Tiêu biểu là chủ trương “khoán hộ” (khoán việc
cho lao động, cho hộ, cho nhóm) trong hợp tác xã nông nghiệp. Đây là những đóng góp
quan trọng về thực tiễn, là một trong những cơ sở để Đảng ta đề ra Chỉ thị 100 (ngày
13/01/1981) và Nghị quyết số 10 (ngày
5/4/1988) để thay đổi căn bản nền kinh tế nông nghiệp cả nước.
-Đồng chí được Đảng, Nhà nước tặng thưởng và truy tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân
chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng
Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mĩ cứu nước hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng
hạng Ba, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang và nhiều phần thưởng cao quý khác.
b) Nhà thơ Phạm Tiến Duật (1941 – 2007)
- Sinh ra tại Thanh Ba – Phú Thọ. Tốt nghiệp Văn khoa nhưng không theo nghiệp giáo mà
nhập ngũ. Ông được ca tụng là “con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại” hay “cây săng lẻ
của rừng già”, “nhà thơ lớn nhất thời chống Mĩ.

Chân dung nhà thơ Phạm Tiến Duật


- Các tập thơ đã xuất bản : Vầng trăng quầng lửa (1970), Thơ một chặng đường (1971), Ở hai
đầu núi (1981), Vầng trăng và những quầng lửa (1983), Nhóm lửa (1996), Tiếng bom và tiếng
chuông chùa (1997).
-Với những đóng góp trong nền nghệ thuật nước nhà, ông được nhận Giải thưởng Nhà
nước về Văn học nghệ thuật đợt 1, năm 2001; Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2007;
Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2012

You might also like