You are on page 1of 2

BÀI 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ

Câu 1: Nước từ đất vào tế bào lông hút của rễ theo cơ chế nào sau đây?
A. Cơ chế tích cực đòi hỏi sự cung cấp năng lượng
B. Di chuyển từ nơi có áp suất thẩm thấu cao sang nơi có áp suất thẩm thấu thấp
C. Di chuyển từ môi trường ưu truong sang môi trường nhược trương
D. Cơ chế thụ động không cần cung cấp năng lượng
Câu 2: Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo cách chủ động diễn ra theo phương
thức nào?
A. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rễ cần ít năng lượng
B. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rễ
C. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ không cần tiêu hao năng lượng
D. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ cần tiêu hao năng lượng.
Câu 3: Nguyên nhân trước tiên làm cho cây không ưa mặn mất khả năng sinh trưởng trên đất có
độ mặn cao là:
A. Các phân tử muối ngay sát bề mặt đất gây khó khăn cho các cây con xuyên qua mặt đất.
B. Các ion khoáng là độc hại đối với cây
C. Thế năng nước của đất là quá thấp.
D. Hàm lượng oxy trong đất là quá thấp.
Câu 4: Độ ẩm đất liên quan chặt chẽ đến quá trình hấp thụ nước của rễ như thế nào?
A. Độ ẩm đất khí càng thấp, sự hấp thụ nước càng lớn
B. Độ ẩm đất càng thấp, sự hấp thụ nước bị ngừng
C. Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng lớn
D. Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng ít
Câu 5: Để có thể hấp thụ nước từ đất thì dịch của tế bào lông hút phải có điều kiện nào?
A. Ưu trương so với môi trường đất B. Chứa lượng chất hòa tan rất ít.
C. Nồng độ các ion hòa tan luôn không đổi
D. Có áp suất thẩm thấu thấp hơn môi trường đất.
Câu 6: Cấu trúc đai Caspari có ở lớp nào sau đây của rễ:
A. Biểu bì B. Vỏ C. Nội bì D. Trung trụ
Câu 7: Sự khác nhau cơ bản giữa cơ chế hấp thụ nước và cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây là:
A. Nước và các ion khoáng đều được đưa vào rễ cây theo cơ chế chủ động và thụ động
B. Nước được hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế chủ động và thụ động còn các ion khoáng di chuyển từ đất
vào tế bào rễ theo cơ chế thụ động
C. Nước và ion khoáng đều được đưa vào rễ cây theo cơ chế thụ động
D. Nươc được hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu) còn các ion khoáng di chuyển
từ đất vào tế bào rễ một cách có chọn lọc theo 2 cơ chế: thụ động và chủ động
Câu 8: Trước khi vào mạch gỗ của rễ, nước và muối khoáng ở lông hút phải qua:
A. Nhu mô vỏ ở rễ bên B. Miền sinh trưởng dài ra.
C. Các tế bào nội bì D. Đinh sinh trưởng
Câu 9: Bộ phận làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng chủ yếu ở rễ là:
A. Chóp rễ B. Miền sinh trưởng C. Miền lông hút D. Miền bẩn
Câu 10: Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn tới hạn hán sinh lý?
(1) Trời nắng gay gắt kéo dài (2) Cây bị ngập úng nước trong thời
gian dài
(3) Rễ cây bị tổn thương hoặc bị nhiễm khuẩn (4) Cây bị thiếu phân
A. (3), (4) B. (1), (4) C. (2) D. (2), (3)

You might also like