You are on page 1of 23

GTKD- GV: Hà Thị Phương Minh Lớp D21_QT02 Nhóm 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI GÒN

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN GIAO TIẾP KINH DOANH

VĂN HOÁ GIAO TIẾP CỦA


ĐẤT NƯỚC THÁI LAN

Giảng viên hướng dẫn: Hà Thị Phương Minh

DANH SÁCH THÀNH VIÊN_NHÓM 5


1
GTKD- GV: Hà Thị Phương Minh Lớp D21_QT02 Nhóm 5
1. Lê Thị Bích Ngọc ( Trưởng nhóm ) 6. Nguyễn Anh Thư
2. Ngô Minh Hiền 7. Đoàn Phương Dung
3. Đặng Thị Hoa 8. Trần Thị Châu
4. Phạm Thị Tuyết Nhi 9. Dương Thị Yến Thanh
5. Võ Thị Tuyết Nhi

BẢNG PHÂN CÔNG

TÊN PHÂN CÔNG THAM GIA

Lê Thị Bích Ngọc V-TỔNG KẾT; Tổng hợp và chỉnh sửa nội dung, A
làm PowerPoint

Ngô Minh Hiền I-VÀI NÉT VỀ ĐẤT NƯỚC; Thuyết trình A

Đặng Thị Hoa I-VÀI NÉT VỀ ĐẤT NƯỚC; Thuyết trình A

Phạm Thị Tuyết Nhi II-VĂN HOÁ A

Võ Thị Tuyết Nhi II-VĂN HOÁ; Thuyết trình A

Nguyễn Anh Thư III-VĂN HOÁ GIAO TIẾP A

Đoàn Phương Dung III-VĂN HOÁ GIAO TIẾP A

Trần Thị Châu IV-LƯU Ý KHI GIAO TIẾP A

Dương Thị Yến Thanh IV-LƯU Ý KHI GIAO TIẾP A

2
GTKD- GV: Hà Thị Phương Minh Lớp D21_QT02 Nhóm 5

MỤC LỤC
I. VÀI NÉT VỀ ĐẤT NƯỚC THÁI LAN:.............................................3
1. Đất nước:............................................................................................3
2. Con người:..........................................................................................4
II. VĂN HOÁ CỦA ĐẤT NƯỚC THÁI LAN.........................................5
1. Văn hóa:..............................................................................................5
2. Ngôn ngữ:............................................................................................5
3. Hình thức văn hóa:..............................................................................6
4. Những nét đặc trưng của văn hóa Thái Lan:..................................11
III. VĂN HOÁ GIAO TIẾP CỦA ĐẤT NƯỚC THÁI LAN :............12
1. Chào hỏi:...........................................................................................12
2. Nụ cười của người Thái:..................................................................12
3. Sự tôn kính với Hoàng gia:..............................................................13
4. Đạo Phật được tôn sùng ở Thái Lan:.............................................13
IV. LƯU Ý KHI GIAO TIẾP NGƯỜI THÁI LAN:...........................14
V- TỔNG KẾT:........................................................................................20

3
GTKD- GV: Hà Thị Phương Minh Lớp D21_QT02 Nhóm 5

VĂN HOÁ GIAO TIẾP CỦA ĐẤT NƯỚC THÁI LAN

I. VÀI NÉT VỀ ĐẤT NƯỚC THÁI LAN:


1. Đất nước:

Đất nước Thái Lan được mệnh danh xứ sở chùa vàng, một trong những vương quốc ít ỏi
trên thế giới. Thái Lan có điều kiện địa lý, khí hậu khá giống với Việt Nam.

Thái Lan là một trong những nước thu hút nhiều khách
du lịch nhất, đứng vị trí thứ 9 trên toàn thế giới, nhiều
hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong khu vực Đông
Nam Á. Đất nước Thái Lan phát triển nền công nghiệp
hiện đại nhưng chưa bao giờ mất đi những giá trị văn
hóa truyền thống độc đáo.

Tên chính thức: Vương quốc Thái Lan

Thủ đô: Bangkok

Diện tích: 513.120 km2

Dân số: 69,95 triệu (2021)

Ngôn ngữ: Tiếng Thái và tiếng Anh

Quốc giáo: Phật giáo

Quốc ca: Phleng Chat (tiếng Thái: เพลงชาติ) là quốc ca của Thái Lan.

Tiền tệ: Đồng bath (1 Baht ~ 668,51 VND)

Voi là được xem là một biểu tượng quốc gia của Thái Lan

4
GTKD- GV: Hà Thị Phương Minh Lớp D21_QT02 Nhóm 5

Đây là tờ tiền Thái Lan :

 Thái Lan nằm ở trung tâm đất liền thuộc khu vực Đông Nam Á, Thái Lan có biên giới phía
bắc với Lào và Myanmar, phía đông với Campuchia và Vịnh Thái Lan, phía tây với
Myanmar và Ấn Độ Dương, phía nam với Malaysia.

Thái Lan có 77 tỉnh, chia làm 6 khu : Bắc, Đông Bắc, Trung Tâm, Đông, Tây và Nam.
Các thành phố lớn : Chiang Mai (phía Bắc), Songkhla (phía nam), Phr Nakhong Si
Ayutthaya và Chon Buri (miền Trung), Đông Bắc : Nakhon Ratchasima và Khon Kaen.

Thái Lan có khí hậu nhiệt đới với 3 mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 3 đến tháng 6, mùa mưa
từ tháng 7 đến tháng 11, và mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 2. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 3
và tháng 4 trung bình từ 28 đến 38 độ. Độ ẩm trung bình từ 73% đến 82,9%.

2. Con người:

Dân cư Thái Lan chủ yếu là người Thái, mặc dù có một lượng lớn là dân tộc thuộc Trung
Quốc và người lai Thái - Trung. Người Hồi giáo gần biên giới Malaysia và những bộ tộc lạc
như người Karen và người Hmong ở phía bắc đất nước. Tôn giáo thống trị chiếm 95% là
phật giáo nguyên thủy mặc dù Khổng giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo và tín ngưỡng thuyết
duy linh cũng chen lấn vị trí.

5
GTKD- GV: Hà Thị Phương Minh Lớp D21_QT02 Nhóm 5

II. VĂN HOÁ CỦA ĐẤT NƯỚC THÁI LAN


1. Văn hóa:

Thái Lan không có một nền văn hóa riêng và văn hóa Thái Lan là sự trộn lẫn giữa các nền
văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia và những ảnh hưởng văn hóa các nước láng giềng
Đông Nam Á. Đây chủ yếu là những ảnh hưởng từ Phật giáo và Ấn Độ giáo.

2. Ngôn ngữ:
- Khái quát ngôn ngữ tiếng Thái

Ngôn ngữ tiếng Thái là đơn lập, hay còn gọi là tiếng Xiêm. Tiếng Thái là một thành viên
của nhóm ngôn ngữ Thái của ngữ hệ Tai-Kadai. Các ngôn ngữ trong hệ Tai-Kadai được cho
là có nguồn gốc từ vùng miền Nam Trung Quốc ngày nay và nhiều nhà ngôn ngữ học đã
đưa ra những bằng chứng về mối liên hệ với các ngữ hệ Nam Á, Nam Đảo hoặc Hán-Tạng.

- Bảng chữ cái và quy tắc trong ngôn ngữ tiếng Thái:
Khi học tiếng Thái, bạn sẽ được học 44 phụ âm, cộng thêm 9 nguyên âm được
viết theo 14 cách khác nhau, 16 trong số 44 phụ âm là thực ra không cần thiết vì chỉ
có 28 phụ âm là cơ bản, còn lại là các phụ âm ghép. Bên cạnh đó, còn có 4 dấu thanh
(mái ệc, mái thô, mái tri, mái chặt-ta-wa), thanh bằng không có dấu và 28 dấu
nguyên âm.

6
GTKD- GV: Hà Thị Phương Minh Lớp D21_QT02 Nhóm 5
3. Hình thức văn hóa:

TRANG PHỤC:

Mỗi đất nước đều có những trang phục truyền thống riêng thể hiện bản sắc văn hóa của
quốc gia mình. Ở Thái Lan cũng vậy, người dân nơi đây rất tự hào về văn hóa và trang phục
của họ. Không chỉ là nét đẹp văn hóa, trang phục truyền thống của Thái Lan còn góp phần
tôn lên hương sắc riêng của con người và đất nước Thái Lan xinh đẹp.

- Đặc điểm cơ bản của trang phục

truyền thống của người Thái là không may vừa sát người. Tuy nhiên, nguyên tắc cơ bản để
tạo ra trang phục dành cho phụ nữ Thái vừa sang trọng, vừa quyến rũ đó là sự kết hợp màu
sắc tinh tế và đường cắt may khéo léo

Trang cơ bản người phụ nữ Thái ưa thích và sử dụng thường xuyên : Thai Chakkri.Thai
Borompiman.Thai Siwalai

Kiểu trang phục hở vai được gọi là Thai Chakkri.

Thai Chakkri là loại trang phục được phụ nữ Thái


sử dụng trong những dịp quan trọng thể hiện sự
thanh lịch, quý phái. Trang phục này gồm váy dài
quấn quanh người kết hợp với chiếc khăn dệt vắt
qua để lộ vai.

Borompiman thì kín đáo hơn với thiết kế áo dài tay


cùng chân váy dài chấm mắt cá chân. Điểm nhấn là
những họa tiết thêu tỉ mỉ trên trang phục tạo nên sự
sang trọng thường được sử dụng trong tiệc tối.

Thai Siwalai là sự kết hợp của hai kiểu trang phục


trên với áo dài váy dài thêm một chiếc khăn vắt qua vai tạo nên vẻ nữ tính, kiêu sa. Mỗi loại

7
GTKD- GV: Hà Thị Phương Minh Lớp D21_QT02 Nhóm 5
trang phục có một nét đẹp riêng và được sử dụng trong những trường hợp khác nhau với
những mục đích và hoàn cảnh khác nhau.

- Trang phục cơ bản của nam :

Điểm đặc biệt trong trang phục của nam giới đó là Phá khảo. Trang phục này thực
chất là mặt một mảnh vải, khổ 70cm, dài cỡ 1m60, được ghép bởi những mảnh vải
vuông có màu sắc khác nhau đan xen rất đẹp mắt.

8
GTKD- GV: Hà Thị Phương Minh Lớp D21_QT02 Nhóm 5

LỄ HỘI :

- SONGKRAN là tết cổ truyền


của người Thái Lan, được tổ
chức vào ngày đầu năm theo
Phật lịch (13 – 15/04 dương
lịch) để đón chào năm mới. Đây
là thời điểm người dân xứ sở
Chùa Vàng bày tỏ sự biết ơn
đến Đức Phật, dọn dẹp nhà cửa,
té nước vào người cao tuổi nhằm thể hiện lòng tôn kính. Theo quan niệm của người
Thái, việc té nước giúp họ gột rửa những điều chưa tốt trong năm cũ và đón nhận
những may mắn trong năm mới.

- Lễ hội LOY KRATHONG : Đây là lễ hội truyền thống, có nguồn gốc từ rất lâu đời
của người Thái Lan. Lễ hội Hoa đăng này được tổ chức vào đêm rằm tháng 12 theo
lịch Thái. Lễ hội Krathong lớn thứ hai của Thái sau Songkran

Vào dịp này, bạn sẽ có cơ hội đắm mình trong khung cảnh vô cùng nên thơ bởi
những chiếc đèn hoa đăng rực sáng cả gốc trời. Đây là một trong những lễ hội mang
ý nghĩa khá sâu sắc về cuộc sống và triết lý nhân sinh. Theo đó, Loy Krathong là thời
điểm mọi người bày tỏ sự biết ơn nữ thần nước vì đã ban cho người dân nguồn nước
dồi dào. Qua đó, người dân Thái Lan xem lễ hội này là cách để họ tránh xa những
điều không hay trong quá khứ và cầu mong những điều may mắn trong tương lai.

- LỄ HỘI VOI SURIN: Lễ hội truyền thống này được diễn ra tại Surin – Isaan, phía
Đông Bắc Thái Lan, đây là 1 trong những lễ hội làm truyền thống đất nước Thái Lan.
Lễ hội voi Surin được tổ chức nhằm tôn vinh những chú voi và những người bạn
đồng hành huấn luyện chúng.

9
GTKD- GV: Hà Thị Phương Minh Lớp D21_QT02 Nhóm 5

Lễ hội diễn ra vào cuối tuần thứ 3 trong tháng 11, mang đầm nền văn hóa đặc sắc
Thái Lan. Đến với ngày lễ này, bạn sẽ được dịp chứng kiến 300 chú voi diễu hành và
chiêm ngưỡng những động tác đầy nghệ thuật như nhảy, đá bóng hay cả kéo co của
chúng.

- LỄ HỘI KHAO PHANSA: Đây là Lễ hội Phật giáo lớn được tổ chức vào tháng 7
hằng năm nhằm tuyên bố bắt đầu mùa An cư của Phật tử. Vào ngày lễ này, các tăng
sĩ ở Thái tịnh tu và không được rời khỏi chùa trong vòng 3 tháng. Trong dịp này,
nhiều thanh thiếu niên cũng xuống tóc tu hành nhằm mục đích tích phước và báo
hiếu cha mẹ. Theo đó, những người dân sẽ cúng dường, bái lễ và cầu mong những
điều tốt đẹp, bình an cho bản thân và gia đình.
Lễ hội truyền thống Khao Phansa có quy mô khá lớn ở Thái Lan vì nơi đây có
hơn 90% người dân theo đạo Phật. Phật giáo chiếm vai trò quan trọng trong đời sống
tin thần và tín ngưỡng của người dân xứ sở Chùa vàng.

10
GTKD- GV: Hà Thị Phương Minh Lớp D21_QT02 Nhóm 5

ẨM THỰC :

Thái Lan là đất nước được mọi người tặng cho những mỹ danh như “Đất nước chùa vàng”,
“Thiên đường du lịch”, “Thiên đường mua sắm”, “Xứ sở của những nụ cười thân thiện”…
Bên cạnh đó, “Thương hiệu” Thái Lan còn được tạo nên bởi văn hóa ẩm thực phong phú,
hấp dẫn và mang nét đặc trưng riêng không nơi nào có được.

Đặc điểm chung của ẩm thực Thái Lan là hương vị món ăn vô cùng đậm đà, mỗi vị chua,
mặn, ngọt, đắng, cay của món ăn Thái đều được thể hiện hết sức rõ ràng. Món Thái khi chế
biến được cho vào rất nhiều loại gia vị và hương liệu khác nhau.

11
GTKD- GV: Hà Thị Phương Minh Lớp D21_QT02 Nhóm 5
Nét văn hóa ẩm thực Thái chính là sự kết hợp giữa ẩm thực phương Đông và phương Tây,
đặc biệt là các nước lân cận như Ấn Độ, Indonesia, Myanma, Trung Quốc… Đó là sự hòa
trộn tinh tế của thảo dược, gia vị và thực phẩm tươi sống để tạo nên một phong cách ẩm
thực riêng biệt, độc đáo được kết tinh qua nhiều thế kỷ.

Người Thái sử dụng các loại rau thơm hay còn gọi là thảo mộc (đinh hương, nghệ tây, rau
mùi, húng quế, lá bạc hà, gừng, ớt, sả, lá chanh…) để chế biến món ăn, vừa làm tăng thêm
mùi vị cho món ăn vừa có lợi cho sức khỏe.

- Món Pad Thái

món ăn này gồm có mì xào trộn trứng, đậu


phộng, tôm khô, đậu phụ, sốt me, đậu, đôi khi
có kèm với tôm hoặc mực. Pad Thái được
xem là một trong những món ăn quốc gia của
Thái Lan. Đến Thái mà không thưởng thức
món Pad Thái sẽ là sự hối tiếc rất lớn cho du
khách.

- Món Tom Yum là một món canh chua cay của Thái nổi tiếng trên toàn thế giới. Món
ăn này được làm từ những con tôm tươi ngon nhất cùng những loại gia vị và rau
thơm có vị cay nồng và chua đặc trưng rất Thái

- Lẩu Thái : Nhắc đến ẩm thực đặc trưng của Thái Lan không thể không nhắc đến
món lẩu thái vang danh. Đây là một món ăn hương vị rất ngon và rất dễ “ghiền”,
được nhiều thực khách ưa chuộng. Nguyên liệu chính của lẩu Thái là hải sản như cua
biển, mực tươi, sò điệp, tôm sú, cá chẻm, nấm rơm, cà chua, ớt tươi, ngò, tỏi, hành, lá
chanh, sả…không những lẩu thái ảnh hưởng đến toàn thế giới mà hiện nay lẩu Thái
cũng rất được ưa chuộng tại Việt Nam đặc biệt là giới trẻ ở đây.

3. Phạm trù về văn hóa giao tiếp :


12
GTKD- GV: Hà Thị Phương Minh Lớp D21_QT02 Nhóm 5
- Đạo đức cá nhân là cốt lõi của văn hóa cá nhân, nó thể hiện bằng cách ứng xử, thông qua
lời ăn tiếng nói, lời chào hỏi, cách xử sự với cộng đồng.

- Cách chào hỏi mở đầu có giá trị tinh thần hết sức được coi trọng.

- L ời chào hỏi không những mang tính văn hóa -xã hội mà nó còn là sự thể hiện nhân cách
và đạo đức của con người .

- Chào hỏi thường sẽ không có khuôn mẫu chặt chẽ, mà nó tùy thuộc vào tình huống giao
tiếp. chào hỏi phải thể hiện sự chân thành của chủ thể với đối tượng chào.

4. Những nét đặc trưng của văn hóa Thái Lan:

- Thái Lan là đất nước sùng Phật do đó văn hóa của họ chịu ảnh hưởng rất lớn từ đạo Phật.
Các nghi thức, lễ của họ rất nghiêm trang thể hiện sự tôn trong rất cao. Văn hóa chào hỏi
của họ cũng vậy.

- Người Thái Lan khi gặp nhau thường rất thân thiện, cung kính, nghi thức chắp tay cúi chào
nhau là không thể thiếu điều đó thể hiện sự tôn trọng dành cho đối phương.

- Đặc biệt khi chào mắt bạn phải chùn xuống không được nhìn thẳng vào mắt đối phương
nếu không bạn sẽ bị đánh giá là không tôn trọng, không nghiêm túc hoặc ví như là cách
chào không được đẹp trong lòng người Thái.

- Nếu chào người lớn tuổi hơn thì nên để cho phần mũi chạm vào tay, còn khi chào các nhà
sư họ lại cúi nhiều hơn cho trán chạm vào hai tay.

- Khi chào người cùng trang lứa hay lớn hơn một vài tuổi thì họ chỉ chắp tay và cúi nhẹ đầu.
Khi người nhận được cách chào như vậy thì người đó sẽ chắp tay cúi đầu đáp lại, trường
hợp các nhà sư sẽ không chắp tay đáp lại khi được chào.

- Chắp tay cúi chào được xem như một nét văn hóa của người Thái vậy nên khi đến với nơi
đây bạn nên biết cách chắp tay để có một cái chào thật ý nghĩa.

III. VĂN HOÁ GIAO TIẾP CỦA ĐẤT NƯỚC THÁI LAN :

1. Chào hỏi:

13
GTKD- GV: Hà Thị Phương Minh Lớp D21_QT02 Nhóm 5
Thái Lan là một đất nước xinh đẹp có nền văn hóa giàu có với rất nhiều truyền thống lâu
đời, thú vị và một xã hội luôn đặt sự tôn trọng Phật giáo lên hàng đầu. Chào, cảm ơn hay
tạm biệt ai đó là nét văn hoá độc đáo của Thái Lan. “Wai” là một động tác chắp tay lại,
giống như khi cầu nguyện, đưa lên ngực hoặc đầu và cúi đầu chào. Người Thái cho rằng,
động tác " Wai" là một cử chỉ cao quý, tư thế khi chào giống với hình dạng búp sen, một
biểu tượng thiêng liêng của Phật giáo. Sau đây là 3 cách Wai cơ bản:

- Chào người nhỏ hơn hoặc với những người ngang hàng với nhau: Hai tay chắp trước
ngực, hơi cúi xuống để mũi chạm vào các đầu ngón tay.
- Chào người lớn tuổi hơn, hoặc người có cấp bậc cao hơn : Hai tay chắp trước ngực,
hơi cúi xuống để các đầu ngón tay chạm trán. Trong các buổi lễ trang trọng, người
chào sẽ ngồi và chắp tay để ngay ngắn trên mặt đất, cúi gập người để trán chạm vào
tay.
- Chào nhà sư hoặc đối với các biểu tượng Phật giáo: dù đứng hay ngồi, để thể hiện sự
tôn kính, người chào phải cúi gập nửa người, đầu ngón tay cái chạm trán. Với các
nghi lễ trang trọng, người chào chắp tay ngay ngắn trên mặt đất, cúi gập người để
trán chạm vào tay.
2. Nụ cười của người Thái:

Nhiều du khách sau khi đến Thái Lan đều bị ấn tượng bởi sự vui vẻ, yêu đời của người
dân nơi đây. Mặc dù việc vui vẻ là điều không có gì mới mẻ, nhưng ở Thái Lan, điều đó
khác biệt. Người Thái nâng tầm sự vui vẻ lên thành một phẩm chất dân tộc, một cách sống
đáng được ngưỡng mộ.

"Xứ sở của những nụ cười" là một đặc trưng riêng ở người Thái Lan. Với họ, cười
không đơn thuần là cười. Người Thái có tới 13 loại tiếng cười dành cho các trường hợp khác
nhau : "Yim thang nam taa" có nghĩa là tiếng cười hạnh phúc đến phát khóc. "Yim thak
thaii" lại mang nghĩa cười lịch sự. "Yim cheun chom" tức là nụ cười tự hào. Trong khi đó
"Yim sao" ám chỉ kiểu cười buồn. Kiểu "Yim mai awk" lại có nghĩa muốn cười nhưng
không nổi...

3. Sự tôn kính với Hoàng gia:

Hoàng gia là nền tảng trong văn hóa Thái Lan , quốc vương là người đứng đầu quốc gia và
là người có khả năng cai trị đất nước, do đó tất cả mọi người dân đều tôn kính và trung
14
GTKD- GV: Hà Thị Phương Minh Lớp D21_QT02 Nhóm 5
thành tuyệt đối với đức vua. Từ hoàng gia đã được sử dụng liên tục từ thời cổ đại cho đến
ngày nay ở Thái Lan để tỏ lòng tôn kính đối với đức vua cũng như những người được tôn
trọng. Người Thái sáng sớm và chiều tối thường đọc kinh để tỏ lòng tôn kính đức vua của
họ. Sẽ là một sai lần lớn nếu bạn có những nhận xét xấu về đức Vua hay bất kì ai trong
hoàng tộc, dù chỉ là đùa  

4. Đạo Phật được tôn sùng ở Thái Lan:

Các hoạt động tôn giáo Phật giáo luôn chiếm một vị trí trong đời sống của người dân Thái
Lan. Từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, đám cưới, đám tang ...các hoạt động liên quan đến
chùa chiền và các tăng lữ. Người Thái đi lễ chùa như một lẽ tự nhiên để thể hiện tín ngưỡng
tôn giáo.

Điểm khác nhau giữa Phật giáo Thái Lan và Phật giáo ở việt nam:

Khác nhau về tên gọi:

- Phật giáo ở Việt Nam và ở các nước như Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bản, Triều Tiên
còn được gọi là Phật giáo Phát triển.

- Ở Thái Lan, Phật giáo xuyên suốt và chủ yếu là Phật giáo Theravada hay còn gọi là Phật
giáo Tiểu thừa.

Khác nhau về hình thức tổ chức Tăng Già:

- Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Thái Lan là quy định về tăng già của Phật giáo Việt Nam
(thuộc Bắc tông) và Phật giáo Thái Lan (Nam tông).

Khác nhau về cách thức sinh hoạt:

- Ở Việt Nam, nhiều tự viện, chùa tự túc được lương thực và sinh hoạt phí của tăng chúng.
Một số chùa còn có đất đai để canh tác và nhiều chùa còn kinh doanh rất hiệu quả và dùng
số tiền thu được để chi phí cho toàn bộ chùa, tu viện, do đó nhiều chùa tự túc được sự sinh
hoạt.

- Ở Thái Lan, mọi sự sinh hoạt của tăng chúng hay khi cần chi tiêu gì thì nguồn đóng góp
duy nhất là sự cúng dường của tín đồ Phật tử và đặc biệt là hoàng gia Thái Lan cũng là tín

15
GTKD- GV: Hà Thị Phương Minh Lớp D21_QT02 Nhóm 5
đồ, do đó sự đóng góp của tín đồ là rất lớn và họ đóng góp với tấm lòng rất thành kính.

Khác nhau về hình thức thờ cúng:

- Ở Thái Lan, họ chỉ thờ duy nhất ngẫu tượng đức Phật thích ca trong chánh điện.

- Ở Việt Nam thì trong chùa thờ rất nhiều đức Phật khác nhau. Bước vào một ngôi chùa điển
hình của người Việt, chúng ta thấy từ ngoài cổng đã thờ tượng hai vị hộ pháp, rồi trong
chánh điện thờ rất nhiều Đức Phật khác nhau.

IV. LƯU Ý KHI GIAO TIẾP NGƯỜI THÁI LAN:


- Phong tục “Wai”:
 Một truyền thống đã thấm sâu vào tất cả các khía cạnh
của văn hóa thế kỷ 21 là "wai", nghĩa là vái chào. Được
sử dụng khi chào nhau, để nói lời tạm biệt, hoặc thể hiện
sự tôn trọng, biết ơn hoặc xin lỗi, hai lòng bàn tay áp vào
nhau theo kiểu cầu nguyện, đồng thời đầu cúi xuống nhẹ
và mắt cụp xuống.
 Wai vẫn tồn tại đến ngày nay như một phần cực kỳ quan
trọng của nét văn hóa ứng xử xã hội của người Thái,
những người rất nhạy cảm đến vị trí tự nhận thức của
mình trong xã hội. Du khách nưới ngoài không quen với
văn hóa và ngôn ngữ Thái Lan không nên wai người trẻ
tuổi hơn họ trừ khi để đáp lại wai. Tuy nhiên một người
nên luôn luôn đáp lại wai để thể hiện sự tôn trọng. Wai
trong thương nghiệp, ví dụ do người bán lẻ ở cửa hành
tiện lợi, thường được đáp lại với nụ cười hoặc gật đầu.

16
GTKD- GV: Hà Thị Phương Minh Lớp D21_QT02 Nhóm 5

- Giữ thái độ hòa nhã, bình tĩnh với mọi người:


 Người Thái có tính kiềm chế trong tiếp xúc rất tốt và họ
rất coi trọng điều này, vì vậy khi nói chuyện với người
Thái bạn chú ý không nên có những hành động tức giận
hay bức xúc.
 Cãi vả hay thể hiện sự tức giận là một điều kiêng cữ trong
văn hóa Thái, và, cũng như các nền văn hóa châu Á khác,
cảm xúc trên khuôn mặt là cực kỳ quan trọng. Vì lý do
này, du khách cần đặc biệt chú ý tránh tạo ra các xung
đột, thể hiện sự giận dữ hay khiến cho một người Thái
đổi nét mặt. Sự không đồng tình hoặc các cuộc tranh chấp
nên được giải quyết bằng nụ cười và không nên cố trách
mắng đối phương.
 Thường thì, người Thái giải quyết sự bất đồng, các lỗi
nhỏ hay sự xui xẻo bằng cách nói "Mai pen rai", nghĩa là
"Không có gì đâu mà". Việc sử dụng phổ biến thành ngữ
này ở Thái Lan thể hiện tính hữu ích của nó với vai trò
một cách thức giảm thiểu các xung đột, các mối bất hòa

17
GTKD- GV: Hà Thị Phương Minh Lớp D21_QT02 Nhóm 5
và than phiền; khi một người nói "mai pen rai" thì hầu
như có nghĩa là sự việc không hề quan trọng, và do đó, có
thể coi là không có sự va chạm nào và không làm ai đổi
nét mặt cả.
- Sự tôn trọng đặc biệt đối với nhà vua:
Người dân Thái Lan có một sự yêu mến và tôn kính đặc biệt đối với nhà Vua bởi mọi
hành động của ông điều xuất phát từ việc lo cho dân, nghĩ về hạnh phúc của nhân dân
Thái Lan. Vì vậy, người dân nơi đây rất nhạy cảm với bất cứ điều gì thể hiện sự thiếu
tôn trọng nhà Vua. Dân chúng rất kính trọng nhà vua, họ hiếm khi bàn chuyện về vua
và hoàng tộc

18
GTKD- GV: Hà Thị Phương Minh Lớp D21_QT02 Nhóm 5
- Phong tục tặng quà và trao quà nói chung:
Theo người Thái Lan tay phải thể hiện sự cao quý, còn tay trái là sự hèn mọn, xấu xa.
Vì vậy, khi tặng quà cho người khác tuyệt đối không được đưa bằng tay trái, nên đưa
bằng tay phải hoặc cả hay tay. Nếu phụ nữ tặng quà cho nhà sư sẽ được chuyển qua
nam giới, nếu không nhà sư sẽ dùng áo cà sa hoặc khăn mặt để nhận quà. Nếu tặng
quà cho người Thái nên tặng đồ kỉ niệm hoặc hoa quả.
- Sự quan trọng của nụ cười trong văn hóa giao tiếp Thái Lan:
 Trong cuộc sống hàng ngày ở Thái, mọi người thường
chú ý giữ cho cuộc sống được vui vẻ (khái niệm này gọi
là sanuk). Vì quan niệm này, người Thái rất thoải mái ở
nơi làm việc mà trong các hoạt động hàng ngày. Thể hiện
cảm xúc tích cực trong các tương tác xã hội cũng rất quan
trọng trong văn hóa Thái, quan trọng như là việc Thái
Lan được biết đến như "Đất nước của những nụ cười".
 Thái Lan được mệnh danh là “xứ sở của những nụ cười”
không phải là một sự tình cờ - nụ cười có mặt ở khắp mọi
nơi trong văn hóa Thái Lan. Theo một số nguồn tin, có 13
từ khác nhau trong tiếng Thái để chỉ nụ cười, mỗi từ được
gắn với các tình huống khác nhau, từ trêu chọc, ngưỡng
mộ, không đồng ý hoặc lịch sự. Nói chung, việc đáp lại
nụ cười của người Thái luôn được coi là lịch sự vì nó
thường khá chân thật.

19
GTKD- GV: Hà Thị Phương Minh Lớp D21_QT02 Nhóm 5
- Quan điểm về tay, đầu và chân trong văn hóa Thái Lan:
 Người Thái Lan rất kiệng kị việc dùng tay hoặc chân để
chỉ đồ vật, người đó là hành vi xấu xa và kém cỏi.
 Để đưa đồ vật cho người khác vì theo họ tay trái dùng để
kỳ rửa thân heo quan niệm của người Thái, chân bao giờ
cũng bẩn còn đầu thì bao giờ cũng sạch. Vì vậy, không
nên xoa đầu người Thái (ngay cả xoa đầu trẻ em) vì đối
với họ đầu là nơi thiêng liêng.
 Không được dùng chân để chỉ vật gì hay chạm vào thân
thể người khác vì điều này bị xem là thô lỗ. Khi ngồi tréo
chân nhất thiết không được để chân hướng về phía ai đó,
đặc biệt là tượng Phật hay ảnh Vua và không được để
chân lên bàn. Theo tập quán, trước khi bước vào nhà
người Thái bạn phải cởi giày
 Người Thái coi trọng những bước đi yên tĩnh và ít tác
động, được đào tạo cho các cô gái trẻ Thái Lan, họ được
dạy cách đặt trọng lượng cơ thể bằng ngón chân và bước
đi chậm rãi. Theo truyền thống, phương pháp này có thể
rất quan trọng để giúp sàn gỗ và tre có tuổi thọ cao hơn
và dù ngày nay nó không được xem xét kỹ lưỡng, các
bước khiêm tốn và hòa bình được coi trọng giữa các
thành viên trong xã hội Thái Lan.
- Văn hóa tip tiền:
Mặc dù tiền tip không phải bắt buộc cũng không phải thông dụng lắm nhưng những
người phục vụ bạn sẽ rất vui và tôn trọng bạn nếu bạn thưởng cho họ một ít tiền nào
đó trước lúc chia tay. Tung bất kỳ món đồ nào đặc biệt là tiền được coi là vô cùng
thô lỗ. Người Thái mong muốn người khác dành thời gian để trao các món đồ một
cách tôn trọng đúng cách.
- Ngoài ra còn có những lưu ý khác khi giao tiếp trong văn hóa Thái
 Tránh chụp ảnh ở những nơi không cho phép.
 Không bắt tay với phụ nữ nếu như họ không chìa tay ra
trước. Phụ nữ Thái rất kín đáo. Vì vậy, đừng chạm vào
người họ khi không được phép và không nhìn vào phụ nữ
20
GTKD- GV: Hà Thị Phương Minh Lớp D21_QT02 Nhóm 5
quá 2 giây vì như thế người Thái sẽ cho là bạn khiếm
nhã.
 Khi người Thái hỏi bạn biết gì về nước của họ thì đừng
bao giờ nói “tôi biết Patpong, hay Pattaya”. Nên chọn
những địa điểm hay thông tin khác thú vị hơn để làm nội
dung câu đối thoại. Vì nói đến patong là nói đến khu ăn
chơi trụy lạc, mại dâm, gái điếm và Pattaya là một nơi
sang trọng cao cấp, dành cho giới thượng lưu.
 Sinh sống tại Thái Lan bạn không nên có những hành vi
ảnh hưởng tới nơi công cộng.
 Ngoài ra, giẫm lên đồng bạt Thái cũng là cực kỳ vô lễ vì
hình ảnh đầu của quốc Vương có xuất hiện trên tiền xu
Thái.

V- TỔNG KẾT:

Qua những thông tin trên cho thấy nét văn hóa của Thái Lan là một đất nước
có nhiều điểm giống nhau với Việt nam chúng ta. Người Thái có tính cách thân thiện, hiếu
khách và có cách cư xử đúng mực với mọi người xung quanh. Họ có tinh thần yêu nước, giữ
gìn các nét truyền thống từ xa xưa của dân tộc, cùng với niềm tự hòa về dất nước họ sẽ sẵn
sàng đứng lên bảo vệ đất nước mọi lúc. Cả Việt Nam và Thái Lan đều có những điều kiện
vô cùng thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, nông nghiệp được phát triển rất sớm và
đạt được những thành tựu xuất sắc trong nhiều năm gần đây. Đi cùng với đó là nét đương
đồng về văn hóa lễ hội (Vd: lễ hội Renka với lễ Tịch Điền của Việt Nam) và ẩm thực phong
phú ảnh hưởng bởi hoạt động sản xuất…

Nét văn hóa của Thái Lan chịu nhiều sự ảnh hưởng của tôn giáo, đạo Phật là tôn giáo
chính của đất nước này do đó phần lớn cách sinh hoạt và lễ nghi, lễ hội,cách ứng xử điều
mang nét đặt trưng của đạo này. Ngoài ra, sự tôn kính với Đức vua của người dân Thái cũng
được đặt lên hàng đầu ở đất nước Thái Lan.

Thông qua quá trình tìm hiểu về văn hóa và con người lẫn cách thức giao tiếp của người
Thái, nên khi đến với xứ sở Chùa vàng Thái Lan ta phải dựa trên những gì học được mà lựa

21
GTKD- GV: Hà Thị Phương Minh Lớp D21_QT02 Nhóm 5
chọn cách ứng xử và phép tắc cho phù hợp, tránh những đáng tiếc vì khác biệt văn hóa và
giao tiếp.

22
GTKD- GV: Hà Thị Phương Minh Lớp D21_QT02 Nhóm 5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 https://khotrithucso.com
 https://doc.edu.vn/
 https://duhocthailan.com/vi
 https://www.commisceo-global.com/

HẾT

23

You might also like