You are on page 1of 24

Contents

Dàn ý: Người lái đò sông đà vẻ đẹp hung bạo.......................................................2


BÀI LÀM Người lái đò sông đà vẻ đẹp hung bạo.................................................2
CÂU 2- ĐỀ 23.1. VCAP vẻ đẹp của mẹ trong đêm tình mùa xuân.....................4
3.2.1.Khái quát về tác phẩm, đoạn trích: 0.25 đ...............................................5
3.2.2.Cảm nhận vẻ đẹp nội dung, nghệ thuật về nhân vật Mị trong đoạn
trích:.....................................................................................................................5
3.2.3.Nhận xét cái nhìn về người nông dân của nhà văn Tô Hoài...................7
Đề bài: Phân tích vẻ đẹp của Sông Đà:..................................................................8
HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT...............................................................12
I/KIẾN THỨC CƠ BẢN.....................................................................................12
2. Phân tích..........................................................................................................13
a. Độc thoại Hồn Trương Ba........................................................................13
b. Đối thoại  Hồn - Xác..................................................................................14
c. Đối thoại Hồn Trương Ba - những người thân.......................................15
d. Đối thoại Hồn Trương Ba – Đế Thích.....................................................16
e. Đoạn kết......................................................................................................17
Phân tích bi kịch khi sống trong cảnh hồn nọ, xác kia và ước muốn của nhân
vật Trương Ba qua những lời thoại trên, từ đó làm nổi bật ý nghĩa phê phán
mà tác giả gửi gắm.................................................................................................18
2. Phân tích bi kịch khi sống trong cảnh hồn nọ, xác kia và ước muốn của
nhân vật Trương Ba khi độc thoại và đối thoại với Đế Thích:.....................19
Phân tích tâm trạng của nhân vật hồn Trương Ba qua hai lời thoại trên, từ đó
làm nổi bật những thay đổi trong nhận thức của nhân vật...............................21

1
Dàn ý: Người lái đò sông đà vẻ đẹp hung bạo
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Dẫn dắt vấn đề
2. Thân bài
- Hướng chảy của sông Đà cho thấy đó là một dòng sông đầy cá tính “Chúng
thủy giai đông ...”.
- Bờ sông dựng vách thành: lòng sông hẹp, “bờ sông dựng vách thành”,
“đúng ngọ mới có mặt trời”, chỗ “vách đá ... như một cái yết hầu”
- Ở mặt ghềnh Hát Loóng: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” một cách
hỗn độn, lúc nào cũng như “đòi nợ suýt” những người lái đó.
- Ở Tà Mường Vát: “có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông”,
chúng “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc nước”, thuyền qua đoạn hút nước “y
như ô tô ...mượn cạp ngoài bờ vực”,
- Trận địa thác đá được miêu tả từ xa đến gần:
+ Xa: âm thanh thác đá “con xa lắm” mà đã nghe tiếng thác “réo gần mãi lại,
réo to mãi lên”, âm thanh ấy hiện lên với nhiều trạng thái khi “oán trách”, lúc “van
xin”, khi “khiêu khích”, “chế nhạo”; cách so sánh độc đáo: “rống lên như một ngàn
con trâu ... cháy bùng bùng” (lấy lửa tả nước).
+ Gần: Đá cũng đầy mưu mẹo: “nhăn nhúm”, “méo mó”, “”hất hàm”, “oai
phong”, “bệ vệ”, có những hành động như “mai phục”, “chặn ngang”, “canh”,
“đánh tan”, “tiêu diệt”, sóng: “đánh khuýp quật vu hồi”, “đánh giáp lá cà”, “đòn
tỉa”
+ Sự biến hóa linh hoạt của trùng vi thạch trận: có 3 vòng, vòng 1 có 5 cửa
sinh, một cửa tử (tả ngạn), vòng 2 có nhiều cửa tử, 1 cửa sinh (hữu ngạn), vòng 3
có ít cửa và 1 cửa sinh (giữa), gơi hình ảnh con sông Đà có tâm địa nham hiểm,
mẹo lược, biến hóa khôn lường.
- Nhận xét: sông Đà mang diện mạo và tâm địa của một con thủy quái,
“dòng thác hùm beo”, thứ kẻ thù số một của con người 3. Két bài - Khái quát lại
vấn đề Bài mẫu

BÀI LÀM Người lái đò sông đà vẻ đẹp hung bạo


Ta đã được chiêm ngưỡng một dòng sông mênh mông, hoang vắng, buồn
man mác, thấm đẫm nỗi nhớ nhà trong “Tràng Giang” của Huy Cận; hay một
khung cảnh đìu hiu, cách biệt của thiên nhiên sông nước Kinh Bắc trong “Bên kia
sông Đuống” của Hoàng Cầm. Nếu những bài thơ trên chỉ là điều kiện, là khách
thể để các nhà thơ bày tỏ lòng mình thì đến với Người lái đò sông Đà, người đọc
mới cảm nhận được rõ nét về một tác phẩm viết về một dòng sông thực sự. Dưới
ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, hình ảnh dòng sông “độc bắc lưu” hiện lên với
những vẻ đẹp độc đáo. Trên cái nền thiên nhiên kì vĩ ấy, Nguyễn Tuân cũng đã làm

2
nổi bật lên vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ trong những người lao động bình thường mà ông
luôn gọi là “chất vàng mười đã qua thử lửa” bấy lâu mình vẫn khao khát, kiếm tìm.
Người lái đò sông Đà là một trong những tùy bút xuất sắc nhất trong tập tùy
bút “Sông Đà” của Nguyễn Tuân, tập tuỳ bút cũng đánh dấu sự chuyển biến trong
tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Tuân so với giai đoạn trước cách mạng. Trong
Người lái đò sông Đà không chỉ nổi bật hình ảnh của người lao động kiên cường
dũng cảm mà còn nổi bật một thiên nhiên đẹp đẽ.
Sông Đà được nhà văn xây dựng thành một “nhân vật” có mặt suốt từ đầu
đến cuối thiên tùy bút, tạo nên giá trị độc đáo của tác phẩm này. Dưới ngòi bút tài
hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân, Sông Đà không còn là một con sông vô tri, vô
giác, mà là một “nhân vật” có cá tính, có tâm trạng, có hoạt động: thật phong phú
và phức tạp. Tác giả đã nhận xét khái quát: đây chính là con sông Tây Bắc hung
bạo và trữ tình. Hai đặc điểm hung bạo và trữ tình này được nhà văn triển khai
trong suốt cả bài tùy bút.
Cái hung bạo của con Sông Đà không chỉ ở những con thác, mà còn ở quang
cảnh hùng vĩ với vẻ huyền bí, hoang sơ của dòng sông chảy giữa điệp trùng rừng
núi Tây Bắc. Như một nhà quay phim là lão luyện, vừa cho người xem thấy bao
quát khung cảnh Sông Đà, thỉnh thoảng tác giả lại dừng lại, cho khán giả những
pha “cận cảnh” thật tiêu biểu về sự hung dữ của sông này.
Đấy là những cảnh thật hiếm thấy như cảnh đá bờ sông dựng vách thành chỉ
khi nào đến giữa trưa, mặt trời rọi đúng đỉnh đầu, chỗ ấy mới có nắng. Cách so
sánh trên tạo được ấn tượng khá đậm nét về vách đá dựng đứng với độ cao hun hút
khôn cùng. Có chỗ vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Vì thế,
dòng chảy của con sông bị thu lại rất hẹp: hẹp đến mức đứng bên này bờ nhẹ tay
ném hòn đá qua bên kia vách, hẹp đến mức quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ
bờ này sang bờ kia. Ấn tượng về độ và thẳng của vách đá bờ sông và dòng chảy
nhỏ hẹp càng được tô đậm thêm qua một chi tiết tiêu biểu và lôi liên tưởng bất ngờ
- thiên nhiên hoang sơ : với đời sống hiện đại của con người: Ngồi trong khoang đò
qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một
cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào từ cái tầng nhà thứ mấy nào vừa
phụt đèn điện. Nhà văn chẳng những sử dụng thị giác mà còn kết hợp sừ dụng cả
giác quan khác với những so sánh thật mới mẻ, táo bạo. Vách thành dựng đứng gợi
lên sự hiểm trờ, hùng vĩ, lòng sông hẹp lại gián tiếp gợi được sức chảy ghê gớm,
dữ dằn của thác lũ.
Tính chất hung bạo còn thể hiện qua cái dữ dằn của ghềnh sông với hợp sức
của gió, của sóng và của đá. Dường như chúng phôi hợp với nhau một cách chặt
chẽ để tăng thêm sức mạnh uy hiếp, đe dọa con người: quãng một ghềnh Hát
Loong, dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, em cuộn luồng gió
gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Dà nào
tóm được qua đấy. Ở đây, một phần câu văn như bị chặt đứt ra thành nhiều khúc
ngắn, gọn, diễn đạt bằng điệp từ, điệp cấu trúc và tăng tiến, tạo nhịp điệu khẩn
trương, dồn dập, gấp gáp như sự chuyển động của gió to và sóng lớn.

3
Hung bạo hơn nữa là những cái hút nước khủng khiếp: trên sông bỗng có
những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống xông để chuẩn bị làm
móng cầu. Vì nước bị hút quá mạnh nên phát ra những âm thanh được nhân cách
hóa như nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc do nước bên trong và ngoài cống
chênh nhau quá nhiều, phát ra tiếng kêu ặc ặc ghê sợ. Để tô đậm thêm sự nguy
hiểm của cái hút nước, nhà văn đã phối hợp giữa "tả” và “kể”. Ở đây, yếu tố tự sự
góp phần quan trọng kích thích trí tưởng của người đọc. Nếu câu văn nêu trên thiên
về tả thì hai câu dưới thiên về kể: Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý... ở
khuỳnh sông dưới.
Sông Đà còn hung bạo ở những thác nước. Nhiều thác nước như bày sẵn thế
trận, sẵn sàng chặn đánh, tiêu diệt người lái đò, lái mảng, đặc biệt đối với những ai
xuôi dòng, ở những nơi này, Sông Đà được mô tả như có cả một bầy thủy quái vừa
hung hăng, bạo ngược, vừa nham hiểm, xảo quyệt. Lúc thì thác nước khiêu khích,
chế nhạo, khi thì hò la, gầm thét, như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn
giữa rừng vầu tre nứa nổ lứa, đang phá luống rừng lứa, rừng lứa cùng gầm thét với
đàn trâu da cháy bùng bùng. Thác nước càng được nhân thêm sức mạnh, sức công
phá, tăng thêm mối nguv hiểm đối với nhà đò vì sự góp mặt của hàng ngàn tảng đá
to, nhỏ. Mỗi hòn đá được khắc họa như một quái vật từ ngàn năm vẫn kiên trì mai
phục nơi đây để bày thạch trận trong lòng sông. Mỗi lần thấy một con thuyền nào
nhô vào đường ngoặt sóng là chúng lập tức nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Tác giả
để dựng dậy và thổi sự sống vào cho những hòn đá vô tri giác, khiến người đọc
hình dung chúng cũng táo tợn, hung bạo như một lũ giặc điên cuồng.
Dưới ngòi bút của người nghệ sĩ ngôn từ, vẻ đẹp man dại, sức mạnh huyền
bí của Sông Đà đã hiện ra ở nhiều góc độ khác nhau. Đây chính là tiềm năng to lớn
của Đà giang được con người chinh phục. Đây là “vàng trắng” quý báu của đất
nước chúng ta. Chính vì vậy, Nguyễn Tuân nói tới hình ảnh của những tuốc bin
thủy điện. Điều đó cũng có nghĩa là nhà văn nghĩ tới vai trò, vị trí của Sông Đà
trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.

CÂU 2- ĐỀ 23.1. VCAP vẻ đẹp của mẹ trong đêm tình mùa xuân
Mở bài:
-Tô Hoài là một trong những gương mặt tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam
đương đại.
- “Vợ chồng A Phủ” – một tác phẩm gắn liền với tên tuổi nhà văn Tô Hoài
trong hơn nửa thế kỉ qua.
- Sức hấp dẫn của thiên truyện chủ yếu từ hai nhân vật được khắc họa khá
thành công với những cá tính nghệ thuật đặc sắc.
- Đặc biệt khi khắc họa nhân vật Mị, nhà văn bộc lộ năng lực khám phá
chiều sâu nội tâm con người sâu sắc và tinh tế, đồng thời thể hiện cái nhìn mới mẻ
về người nông dân. Cụ thể ở đoạn trích: “Trong bóng tối, Mị đứng im lặng […].Cổ
tay, đầu, bắp chân bị dây trói siết lại, đau đứt từng mảnh thịt.”
4
3.2.Thân bài:
3.2.1.Khái quát về tác phẩm, đoạn trích: 0.25 đ
- Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, sơ lược cốt truyện.
+Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ ” được sáng tác năm 1952 và in trong tập
"Truyện Tây Bắc " (1953). Đây là một tác phẩm có giá trị của văn xuôi Việt Nam
hiện đại khi phản ánh chân thực và sinh động con đường của nhân dân miền núi
cao Tây Bắc đi theo cách mạng.
+Tác phẩm gồm hai phần : Phần đầu kể về cuộc sống tủi nhục của Mị
và A Phủ ở Hồng Ngài, là nô lệ trong nhà thống lí Pá Tra. Kết thúc phần đầu là
cảnh Mị cắt dây trói cứu A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi nhà Pá Tra. Phần sau kể
Mị và A Phủ ở Phiềng Sa, họ thành vợ chồng, được cán bộ A Châu giác ngộ cách
mạng. A Phủ trở thành đội trưởng du kích đánh Pháp bảo vệ làng.
- Vị trí, nội dung đoạn trích.
3.2.2.Cảm nhận vẻ đẹp nội dung, nghệ thuật về nhân vật Mị trong đoạn trích:
a.Về nội dung:
– Sơ lược về cảnh ngộ của Mị trước khi bị trói trong đêm tình mùa xuân:
+ Mị là một cô gái trẻ đẹp, yêu đời, chăm chỉ lao động, nhà nghèo và rất
hiếu thảo;
+ Do món nợ truyền kiếp của cha mẹ, Mị phải làm dâu gạt nợ cho thống lí
Pá Tra, sống cuộc đời trâu ngựa khổ đau;
+ Nhưng tận đáy sâu tâm hồn câm lặng ấy vẫn le lói tia lửa sống, chỉ chờ dịp
là bùng lên mạnh mẽ. Dịp ấy đã đến trong đêm tình mùa xuân phơi phới mà tiếng
sáo gọi bạn đầu làng đã làm xao động lòng người phụ nữ trẻ;
+ Khi mùa xuân về, như quy luật vạn vật hồi sinh, sức trẻ trong Mị bừng trỗi
dậy. Mị khêu đèn lên cho bừng sáng căn buồng của mình, lén lấy hũ rượu uống ực
từng bát. Mị bổi hổi nghe tiếng sáo. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.
+Trông thấy Mị, A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó
xách cả một thúng sợi đay ra trói Mị đứng vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử
quấn luôn tóc lên cột làm cho Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa…
– Diễn tả tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tối khi bị A Sử trói,
không cho đi chơi xuân:
+ “Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi
rượi còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những
đám chơi...”: Mị như quên hẳn mình đang bị trói, quên những đau đớn về thể xác,
Mị vẫn thả hồn theo những cuộc chơi, những tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết, tiếng
sáo không chỉ vang vọng trong không gian mà còn tồn tại trong chính tâm hồn Mị.
Ngay cả khi cô bị trói đứng thì âm thanh của tiếng sáo như ma lực làm bùng cháy
trong Mị niềm khao khát yêu, khao khát sống.

5
+“Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được”: Tiếng sáo của
những đôi lứa yêu nhau và của cả những người lỡ duyên đã có sự tác động lớn lao
tới tâm hồn Mị. Nó thôi thúc Mị, khiến Mị vùng bước đi, quên thực tại đau khổ
trước mắt. Chi tiết Mị “vùng bước đi” đã minh chứng được sức sống mãnh liệt
trong tâm hồn Mị. Tâm hồn ấy đang đến với tự do, đang tràn trề nỗi yêu đương của
tuổi trẻ. Nhưng cũng chính lúc này, khi “vùng bước đi” theo tiếng sáo, sợi dây trói
thắt vào “tay chân đau không cựa được”, Mị mới trở lại với hiện thực phũ phàng,
nghiệt ngã. Lòng Mị đau đớn, thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.
+Tiếng sáo tượng trưng cho tình yêu, hạnh phúc đột ngột biến mất, “Mị
không nghe thấy tiếng sáo nữa”. “Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa”, tiếng chân ngựa
đạp vào vách, nhai cỏ, gãi chân là những âm thanh của thực tại, đưa Mị trở lại với
sự liên tưởng đau đớn bởi kiếp sống “không bằng con ngựa” của mình. Sau bao
nhiêu năm tháng, Mị đã tỉnh táo nhận ra thân phận trâu ngựa của mình, đã thổn
thức khi thấy mình “không bằng con ngựa” nhà thống lí. Hình ảnh so sánh con
người với con vật cứ day dứt, trở đi trở lại trong tác phẩm. Khi về làm vợ A Sử
chắc chắn nhiều lần Mị đã bị hắn đánh đập, hành hạ. Nhưng có lẽ đây là lần đầu
tiên Mị thổn thức nghĩ không bằng con ngựa. Bởi những lần trước Mị nghĩ mình
cũng là con trâu, con ngựa thì đó là ý nghĩ của con người cam chịu, quen khổ. Còn
giờ đây, nó là cái thổn thức của tâm hồn bị vùi dập.
+Dù đã trở lại với thực tại tàn nhẫn, suốt đêm mùa xuân ấy, quá khứ vẫn
“nồng nàn tha thiết” trong nỗi nhớ của Mị với “hơi rượu toả, tiếng sáo dập dờn,
tiếng chó sủa xa xa...” Đêm khuya là lúc trai đến bên vách làm hiệu rủ người yêu
dỡ vách ra rừng chơi. Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi.
+Mị phải sống trong sự giằng xé giữa khao khát cháy bỏng, hiện tại tàn
nhẫn. Tâm trạng Mị đồng hiện giữa quá khứ, hiện tại, chập chờn giữa tỉnh và mê.
Trong đêm tình mùa xuân này, Mị đã thức tỉnh để nhận ra những bất hạnh, những
cay đắng trong thân phận trâu ngựa của mình. Khi nhận ra thì cảm nhận về sự khổ
ải sẽ càng thấm thìa. Từ nay, có lẽ Mị sẽ không thể yên ổn với những suy nghĩ
buông xuôi, cam chịu của mình. Khát vọng tình yêu, khát vọng hạnh phúc, khát
vọng tuổi trẻ đã hồi sinh nhưng cũng đã bị vùi dập. Và nó đang chờ ngọn gió để
thổi bùng lên.
+ Mị bàng hoàng tỉnh... Không một tiếng động. Mị thương những người đàn
bà khốn khổ sa vào nhà quan. Cô Mị của ngày xưa - một người sống như đang
chết, sống trong cảm giác chờ đợi sự giải thoát từ cái chết, giờ đây lại biết xót
thương cho người khác, biết sợ hãi trước cái chết.
+ Mị thấy sợ khi nhớ tới từng có người đàn bà cũng bị đánh, bị trói đã chết
đứng chính căn buồng này. “Mị sợ quá, Mị cựa quậy” như để chứng minh mình
vẫn còn sống. Mị sợ chết vì ám ảnh bởi bóng ma của thần quyền. Mị sợ chết cũng
chứng tỏ Mị khao khát sống. Chết lúc này là chết oan uổng. Chính tiếng sáo, tiếng
gọi tình yêu đã giúp Mị nhận ra sự sống đáng quý: phải sống để được yêu, được
đón nhận hạnh phúc tuổi trẻ… Một khi biết sợ chết thì người ta càng thêm yêu
cuộc sống. Mị cũng vậy.

6
+Đánh giá: Như vậy rõ ràng là cường quyền và thần quyền tàn bạo không
thể dập tắt nổi khát vọng hạnh phúc, tình yêu nơi Mị. Cuộc nổi loạn tuy không
thành công nhưng nó đã cho người đọc thấy sức sống mãnh liệt tiềm tàng trong
những người nông dân tưởng chừng như nhỏ bé, khốn khổ nhất.
b. Về nghệ thuật:
-Bút pháp miêu tả tâm lí sắc sảo, tinh tế
-Cách dẫn dắt tình tiết khéo léo, tự nhiên
-Giọng trần thuật của tác giả hòa vào những độc thoại nội tâm của nhân vật
tạo nên ngôn ngữ nửa trực tiếp đặc sắc.
-Ngôn ngữ kể chuyện tinh tế, mang đậm màu sắc miền núi.
3.2.3.Nhận xét cái nhìn về người nông dân của nhà văn Tô Hoài.
- Nhà văn nhìn người nông dân Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn chúa đất
miền núi đã bị chà đạp tàn nhẫn từ thể xác đến tinh thần. Nhưng trong chiều sâu
tâm hồn của họ vẫn có sức sống tiềm tàng mãnh liệt của khát vọng sống, khát vọng
hạnh phúc, tình yêu và khát vọng tự do. Tuy sống trong thân phận trâu ngựa, bị
đoạ đày giữa địa ngục trần gian nhưng họ không bao giờ chịu đầu hàng số phận,
mà vẫn tìm cách vượt ngục tinh thần, tâm hồn được hồi sinh. Đó còn là cái nhìn lạc
quan, tin tưởng vào sức mạnh của người nông dân trong tư tưởng tiến bộ của nhà
văn cách mạng Tô Hoài.
- Các nhìn mới mẻ, tin yêu về người nông dân cho thấy tài năng quan sát,
miêu tả thiên nhiên, phong tục tập quán, đặc biệt khả năng diễn tả quá trình phát
triển tính cách nhân vật hợp lí, tự nhiên, phong phú, phức tạp mà sâu sắc, phù hợp
với quy luật phép biện chứng tâm hồn của nhà văn-người có duyên nợ với mảnh
đất và con người Tây Bắc.
3.3.Kết bài: 0.25
-Đoạn văn miêu tả tâm trạng nhân vật Mị trong đêm xuân khi bị trói thấm
đẫm tính nhân văn, góp phần tô đậm tính cách nhân vật Mị.
-Thể hiện một cách chân thật và cảm động giá trị hiện thực và tinh thần nhân
đạo của truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”.

7
Đề bài: Phân tích vẻ đẹp của Sông Đà:

8
9
10
11
HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT
(trích)
LƯU QUANG VŨ
+ Hình tượng Hồn Trương Ba mang bi kịch đau đớn.
+ Ý vị triết học nhân sinh sâu sắc.
+ Nghệ thuật viết kịch: xây dựng hành động và ngôn ngữ nhân vật.
I/KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm
a. Tác giả:
+ Vị trí văn học sử:
- “Hiện tượng” đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm 80 của thế kỉ XX.
- Một trong những nhà soạn kịch tài năng của nền văn học nghệ thuật Việt Nam
hiện đại.
+ Nhân tố tạo nên thành công:
- Nhân tố chủ quan: Cảm hứng và tài năng nghệ sĩ.
• Nguồn cảm hứng: động lực thôi thúc viết kịch cũng là động lực khiến tác giả viết
thơ => khát vọng được bày tỏ tâm hồn mình và thế giới, muốn tham dự vào dòng
chảy cuộn xiết của đời sống, được trao gửi và dâng hiến => sẵn bầu cảm hứng rạo
rực, trăn trở, khát khao.
• Tài hoa nhiều mặt: sáng tác thơ, vẽ tranh, viết truyện ngắn.
- Nhân tố khách quan: không khí đổi mới, tinh thần dân chủ trong đời sống văn hóa
chính trị những năm 80 => con người cá nhân với những mối quan hệ bề bộn
thường ngày cùng văn học tham gia cuộc đối thoại với công chúng về những vấn
đề nóng bỏng của xã hội => tác động tích cực đến tâm thế sáng tạo của văn nghệ
sĩ:
=> Lựa chọn kịch nói là một cách “xung trận” trực tiếp, có thể tác động vào xã hội
nhanh nhạy, hiệu quả, thể hiện trọn vẹn nhiệt hứng Lưu Quang Vũ.
b. Vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt:
+ Nhan đề: ngầm chứa đựng một nghịch cảnh trớ trêu, một nghịch lí mang ý vị
nhân sinh sâu sắc.
+ Khai thác cốt truyện dân gian:
- Ông Trương Ba cao cờ, một hôm đột ngột chết.
- Đế Thích tiếc tài đánh cờ của người nông dân ấy mà làm phép cho hồn Trương
Ba nhập vào xác anh hàng thịt (mới chết gần đó) để tiếp tục sống
- Tranh chấp chồng giữa hai người vợ, đưa lên quan xét xử => thử bằng cách ra
lệnh cho đương sự làm lần lượt 2 việc: mổ lợn và đánh cờ.
- Đương sự không biết cầm dao mổ lợn nhưng thành công trong việc đánh  cờ =>
quyết định cho vợ Trương Ba mang chồng về.
+ Tóm tắt vở kịch:
- Trương Ba giỏi đánh cờ bị Nam Tào bắt chết nhầm.
- Vì muốn sửa sai, Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại, nhập vào
xác anh hàng thịt vừa mới chết.
- Trú nhờ linh hồn vào thể xác anh hàng thịt, Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái: lí
trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, người thân cảm thấy xa lạ, bản thân

12
sống trong đau khổ, dằn trở vì phải sống trái tự nhiên và giả tạo. Thân xác hàng thịt
làm Trương Ba nhiễm một số thói xấu và những nhu cầu không phải của chính bản
thân ông.
- Trước sự phiền toái và nguy cơ bị tha hóa, Trương Ba quyết định trả lại xác cho
anh hàng thịt và chấp nhận cái chết.
=> Tình huống kịch: bắt đầu từ chỗ kết thúc của truyện dân gian.
+ Đề tài, chủ đề:
- Suy nghiệm về nhân sinh, hạnh phúc: Giá trị của cuộc sống chỉ được xác lập khi
được sống là mình, trong một thể thống nhất giữa linh hồn và thể xác.
- Phê phán một số thói xấu trong xã hội đương thời: sự sách nhiễu, thói làm ăn vô
trách nhiệm của giới cầm quyền, cách sống giả dối, không dám là mình; sự tha hóa
vì dục vọng tầm thường…
- Thấp thoáng vấn đề triết học sâu sắc: mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, trong
đó tác giả nhận thấy tính chất biện chứng của nó song đặc biệt nhấn mạnh, ngợi ca
mặt tinh thần cao khiết, thanh sạch của con người.
+ Vị trí văn học sử:
Một trong những vở kịch xuất sắc nhất của Lưu Quang Vũ.
c. Đoạn trích:
+ Vị trí đoạn trích
- Cảnh VII và đoạn kết của đoạn kết của vở kịch.
+ Tóm tắt diễn biến tình huống kich:
Xung đột trung tâm của vở kịch (hồn Trương Ba và xác hàng thịt) lên đến đỉnh
điểm. Sau mấy tháng trú ngụ trong thể xác anh hàng thịt, Trương Ba ngày càng trở
nên xa lạ với bạn bè, người thân và ông cũng chán ghét chính mình.
Từ đó dẫn đến cuộc đối thoại mang tâm trạng dằn trở của nhân vật: đối thoại với
chính mình (độc thoại) đan xen với các cuộc đối thoại khác (đối thoại giữa hồn
Trương Ba với xác hàng thịt, với người vợ hiền, với Đế Thích).
- Độc thoại: thể hiện sự “chán cái chỗ ở không phải của tôi”, muốn thoát ra khỏi
thể xác kềnh càng.
- Cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác với sự hả hê châm chích của Xác và sự khổ đau
bế tắc của Hồn.
- Cuộc đối thoại với những người thân (vợ, cháu gái, con dâu) => càng đau khổ,
tuyệt vọng và đi đến quyết định giải thoát.
- Đối thoại với Đế Thích và kiên quyết giải thoát.
2. Phân tích
a. Độc thoại Hồn Trương Ba.
+ Hành động: ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy => biểu hiện:
- Con người đang ở trạng thái u uất, bế tắc, không lối thoát (ôm đầu).
- Đau khổ, dằn vặt, quẫn bách đến cùng cực, không thể chịu đựng dày vò hơn được
nữa (vụt đứng dậy) => trào ra thành những dòng độc thoại đầy nước mắt.
+ Lời nói: 
- Phủ định: không, không muốn sống.
- Tâm trạng:
• Chán cái chỗ ở không phải của tôi lắm rồi.

13
• Sợ, muốn rời xa cái thân thể kềnh càng thô lỗ “tức khắc”.
• Khao khát “tách ra cái xác này, dù chỉ một lát”.
=> Nhận xét: các câu cảm thán, ngắn => lời văn dồn dập, hối thúc => trạng thái
căng thẳng, bức bách.
b. Đối thoại  Hồn - Xác
+ Mô tả:
- Xác: xoáy vào hiện thực bi kịch của Hồn: “linh hồn mờ nhạt”, “không tách ra
khỏi tôi được đâu”
Hồn: ngạc nhiên vì thể xác cũng có tiếng nói “mày không có tiếng nói, mà chỉ là
xác thịt âm u đui mù”.
- Xác: “ông đã biết tiếng nói của tôi rồi, đã luôn luôn bị tiếng nói ấy sai khiến”,
“sức mạnh ghê gớm, lấn át cả linh hồn cao khiết”.
Hồn: bất lực, phủ định tiếng nói của Xác: “chỉ là vỏ bề ngoài, không có ý nghĩa gì
hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc”.
- Xác: hỏi lại đầy thách thức: “Có thật thế không?”.
Hồn: chùn và đuối lí, buộc phải dần đồng tình, xác nhận sự ảnh hưởng của Xác
“nếu có, thì chỉ là những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng có được”.
- Xác: nhận thức sự lợi lí của mình, tiếp tục châm chọc: “Khi ông ở bên nhà tôi…
Khi ông đứng bên cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại…
Đêm hôm đó, suýt nữa thì…” => nhắc lại sinh động, tường tận dục vọng vật chất
=> bồi thêm nỗi dằn vặt vì sự thật nhỡn tiền, phũ phàng - Hồn đang xuôi theo Xác,
bị Xác sai khiến.
Hồn: kiên quyết phủ định: “là mày chứ, chân tay mày, hơi thở mày”.
- Xác: đồng tình nhưng cũng đồng thời hỏi xoáy lại: “Chẳng lẽ ông không xao
xuyến”, “Để thỏa mãn tôi, chẳng nhẽ ông không tham dự chút đỉnh gì?” => Xác
dẫn dắt Hồn vào sự thật không thể phủ nhận – Hồn ít nhiều đã bị vấy bẩn, tha hóa
bởi dục vọng của thân xác => lí lẽ của Xác khơi trúng điểm đen mà lâu nay vì trú
ngụ trong Xác hàng thịt, Hồn Trương Ba trong khiết đã hóa màu.
Hồn: bất lực: “Ta… ta đã bảo mày im đi”  => lời văn ngập ngừng như lí lẽ bị hụt
hơi => Hồn bị dồn vào chân tường để buộc phải công nhận sự chế ngự của thể xác.
- Xác: xác nhận lại thái độ của Hồn “không dám trả lời”, khẳng định một lần nữa
“Hai ta đã hòa làm một rồi” => nhấn vào sự thật đau đớn mà Hồn đang muốn trốn
chạy, muốn phủ nhận, đẩy tình huống kịch lên cao trào.
Hồn: Cố gắng cứu vãn: “Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch,
thẳng thắn…”
- Xác: mỉa mai “Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi, mà
còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!”.
Hồn: “bịt tai lại” => nỗ lực chối bỏ tuyệt vọng.
- Xác: tiếp tục dùng lời lẽ hiểm hóc sắc lẹm như dao mổ, phanh trần nỗi đau đang
tấy mủ trong Hồn: sức mạnh của Xác đã giúp Hồn thêm để làm việc vũ phu “tát
thằng con ông tóe máu mồm máu mũi”.
Hồn: chối bỏ “sức mạnh làm ta trở thành tàn bạo”.
- Xác: biện minh cho mình bằng những lí lẽ: “là hoàn cảnh” buộc Hồn phải qui
phục, “cũng đáng được quí trọng”, không có tội.

14
Hồn: phản ứng yếu ớt: “Nhưng...Nhưng”
- Xác: “tôi rất biết cách chiều chuộng linh hồn”.
Hồn hỏi: “Chiều chuộng”?
- Xác: đưa ra giao kèo thỏa hiệp để chung sống: Xác sẽ “ve vuốt” Hồn bằng cách
thông cảm với “những trò chơi tâm hồn”, nhận hết mọi điều xấu miễn là Hồn vẫn
“làm đủ mọi việc để thỏa mãn thèm khát” của Xác.
Hồn: nhận thức “lí lẽ ti tiện” của Xác.
- Xác: khẳng định sự thắng thế của mình.
Hồn than bất lực.
- Xác: an ủi, kết thúc cuộc đối thoại.
+ Phân tích:
- Tương quan lượt lời: Xác: dài, dày đặc, Hồn: ngắn, thưa thớt => sự lấn át, thắng
thế của Xác - sự đuối lí, bất lực của Hồn => Hồn bị đẩy vào đường cùng, buộc phải
xuôi theo những sự thật và lí lẽ hiển nhiên mà Xác chỉ ra.
- Xung đột ngày càng đẩy lên cao trào, Xác tung ra những lí lẽ sắc bén như dao
mổ, khoét sâu vào nỗi đau bị tha hóa của Hồn.
c. Đối thoại Hồn Trương Ba - những người thân.
+ Với vợ:
- Vợ:
• Có ý định đi biệt để Trương Ba được thảnh thơi, “Còn hơn là thế này”.
• Chỉ ra: “ông đâu còn là ông, đâu còn là Trương Ba làm vườn ngày xưa”.
=> Nhận xét:
• Người vợ vị tha, nhẫn nhịn, hết mực yêu thương chồng.
• Mang tâm trạng đau khổ tột cùng vì chứng kiến sự đổi thay của chồng. Nỗi đau
hiện tại còn kinh khủng hơn giây phút bà tiễn thân xác chồng khỏi thế gian.
- Hồn Trương Ba:
• Lời thoại ngắn, toàn câu hỏi => biểu hiện: sự ngơ ngác, thảng thốt và trạng thái
thẫn thờ, tê xót.
• Hành động: ngồi xuống, tay ôm đầu => đau khổ, dằn vặt, tuyệt vọng.
+ Với Cái Gái:
- Cái Gái:
• Yêu thương gắn bó với ông hết mực: đêm nào cũng khóc, nâng niu từng chút kỉ
niệm của ông => dẫn tới phản ứng dữ dội:
• Lời lẽ tàn nhẫn, phũ phàng.
• Chối bỏ, xua đuổi Hồn Trương Ba.
 Phản ứng quyết liệt của một đứa trẻ. Tâm hồn trẻ thơ vốn trong trẻo, chỉ có hai
màu sáng tối, kiên quyết không chấp nhận cái xấu, cái ác.
- Trương Ba: run rẩy => những lời nói của cháu nhỏ thêm một lần nữa xoáy khoét
vào nỗi đau thăm thẳm của ông, để ông cảm nhận thấm thía bi kịch bị chính những
người thân yêu chối bỏ.
+ Với con dâu:
- Con dâu:
• Thấu hiểu và cảm thông: “thầy khổ hơn xưa nhiều lắm”, “thương hơn”.

15
• Nhận thức một sự thật đau đớn: “làm sao để giữ thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ, tốt
lành như thầy của chúng con xưa kia”.
- Trương Ba:
Trước những lời lẽ chân thực của con dâu => “lạnh ngắt như tảng đá” => hoàn
toàn tuyệt vọng.
=> 3 lượt đối thoại đi qua đẩy bi kịch của Hồn Trương Ba lên tới chót đỉnh. Những
người thân thiết nhất cũng không chấp nhận nổi tình trạng hồn xác bất nhất của
chồng, cha, ông mình.
Con người Phương Đông vốn coi mái nhà và quan hệ ruột thịt là nền tảng tinh
thần. Mất nó, con người gần như mất tất cả, rơi vào trạng thái đơn độc, chống
chếnh.
Đối thoại với những người thân mới cho nhân vật nhận cảm thấm thía tình trạng
của bản thân, để đi đến hành động giải thoát quyết liệt. Nhà văn không đưa đối
thoại với người con trai (lúc này đã bị đồng tiền cám dỗ, sinh ra thói con buôn vụ
lợi) vào mà để Hồn đối thoại với vợ, cháu gái, con dâu – những người yêu thương,
gắn bó với Trương Ba nhất để dẫn dắt Trương Ba đến nhận thức sâu sắc về tình
trạng tuyệt vọng không lối thoát của bản thân mình.
+ Độc thoại:
- Ý thức, công nhận sự thắng thế của Xác.
- Tự vấn: “Lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình?”
- Phản lại lí luận của Xác: “Có thật không còn cách nào khác? Không cần đến cái
đời sống do mày mang lại! Không cần” => Thái độ kiên quyết, dũng cảm.
=> Nếu độc thoại ở màn đầu tiên, Trương Ba hiện lên trong trạng thái dằn vặt đau
khổ thì ở màn độc thoại này, nỗi đau càng xa xót nhưng nhân vật không còn trăn
trở về tình trạng Hồn – Xác bất nhất mà đã có một thái độ chủ động dứt khoát.
d. Đối thoại Hồn Trương Ba – Đế Thích.
+ Gửi gắm những quan niệm của tác giả về hạnh phúc, sự sống, cái chết.
+ Đế Thích:
- Đưa ra đề xuất để Trương Ba được sống: nhập xác Cu Tị => một cách tồn tại “dễ
thở” hơn, “dễ chịu” hơn.
- Khẳng định một hiện thực không phân biệt trần gian hay thượng giới: không ai
được toàn vẹn cả.
- Không hiểu được những suy nghĩ của Trương Ba “con người trần giới các ông
thật kì lạ”.
=> Vị thần tiên quyền phép biến hóa, yêu mến Trương Ba nhưng rốt cuộc vẫn
mang tầm nhìn, điểm nhìn xa lạ, không thể thấu hiểu những suy nghĩ trần thế.
+ Hồn Trương Ba:
- “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi
toàn vẹn” => quan niệm:
• Hồn và Xác luôn thống nhất hài hòa trong một con người. Không thể có linh hồn
thanh khiết trong một thể xác dung tục, tội lỗi.
• Khi con người bị vấy bẩn bởi những dục vọng bản năng thì đừng chỉ đổ lỗi cho
xác thân, tự vỗ về, ngụy biện bằng linh hồn cao khiết siêu hình.

16
• Thái độ sống cần có của con người: dũng cảm, dám đối mặt, thừa nhận những sai
lầm của bản thân, để không bao giờ trốn chạy.
- “Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến
cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi
sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!”.
=>Quan niệm: Cuộc sống thật đáng quí nhưng sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá,
không được là mình thì thật vô nghĩa. “Sống” đơn thuần chỉ là đời sống thực vật,
“sống như thế nào” – sống “toàn vẹn” mới là đời sống của một con người. Để có
được ý nghĩa chân chính đó quả không dễ dàng.
- Khi Đế Thích so sánh: không thể đổi tâm hồn cao quí của bác lấy chỗ cho cái
phần hồn tầm thường của anh hàng thịt => Phản ứng:
• Thấu hiểu: tầm thường nhưng chúng sẽ sống hòa thuận với nhau.
• Thương người vợ anh hàng thịt.
- Chi tiết: Cu Tị chết => đẩy bi kịch đến chỗ “mở nút”.
- Trương Ba tưởng tượng ra giả cảnh khi nhập xác đứa bé => bao nhiêu phiền toái
khác do sự vênh lệch hồn xác sẽ xảy ra , nỗi đau của người thân cu Tị => nhận
thức tỉnh táo => quyết định sáng suốt: xin cho cu Tị sống lại, để mình chết hẳn.
Nhận xét
- Lời của Trương Ba dày đặc => không còn cái ngập ngừng, yếu thế như trong đối
thoại với Xác, mà tự tin, chủ động bày tỏ.
- Quá trình đưa ra quyết định dứt khoát “chết hẳn”, Trương Ba đã thực hiện cuộc
phục sinh tâm hồn mình. Người ta lại thấy một Trương Ba nhân hậu, vị tha, giàu
tình thương.
- Nhận thức được ý nghĩa đích thực của cuộc sống: Cuộc sống đáng quí biết bao
(Ông tưởng tôi không ham sống hay sao?), nhưng sống mà không được là mình
(sống giả tạo) thì chẳng có lợi cho ai ngoài “bọn khốn kiếp” đục nước béo cò.
e. Đoạn kết
+ Khung cảnh:
- Vườn cây: rung rinh ánh sáng. => Không gian quen thuộc gắn với con người
Trương Ba, tinh thần Trương Ba => nơi lưu dấu những hồi ức tươi đẹp về Trương
Ba trong lòng người thân vẫn được vun xới, để lại chan hòa, ấm áp.
- Cu Tí hồi sinh và mẹ con đoàn tụ => hạnh phúc trong trẻo, cảm động.
+ Sự xuất hiện của Trương Ba:
- Qua lời văn: chập chờn xuất hiện => chỉ là cái bóng.
- Qua lời Trương Ba: “Tôi vẫn ở liền ngay bên bà đây, ngay trên bậc cửa nhà ta,
trong ánh lửa bà nấu cơm, cầu ao bà vo gạo, trong cái cơi bà đựng trầu, con dao bà
giẫy cỏ… Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong
những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu” => lời văn
thấm đẫm cảm xúc, giàu chất thơ => chất trữ tình trong kịch Lưu Quang Vũ.
- Qua đối thoại của cái Gái và cu Tị: cây na này ông nội tớ trồng đấy; qua  hành
động vùi hạt na xuống đất: “Cho nó mọc thành những cây mới. Ông nội tớ bảo
vậy. Những cây sẽ nối nhau mà lớn khôn. Mãi mãi” => hình ảnh biểu tượng: đứa
trẻ ngây thơ, trong trắng gieo trồng hạt giống mới biểu trưng cho sự nối tiếp, sinh
sôi bất tử của Hồn Trương Ba, vẻ đẹp Trương Ba – thanh khiết, vẹn nguyên.=> cái

17
chết hẳn về thể xác là sự hoàn nguyên kì diệu cho tâm hồn. Trương Ba đang sống
một cuộc sống khác: sự sống bất diệt trong trái tim những người thân.
 Nghịch lí logic: Mặc dù giờ đây Hồn Trương Ba không có thân xác trú ngụ, chỉ là
bóng chập chờn mờ ảo, vô hình lại là lúc sự hiện diện của Trương Ba nhiều nhất,
thường trực nhất.
 Tiếp tục khái quát triết lí nhân sinh:
- Ý nghĩa sự sống nhiều khi không phải ở sự tồn tại sinh học mà ở chính sự hiện
diện của ta trong suy nghĩ, nỗi nhớ của những người thương yêu.
- Vẻ đẹp tâm hồn có đời sống dài lâu và bất tử so với thể xác. Tâm hồn cao khiết
của Trương Ba vẫn còn có mặt trong mỗi hoài niệm, mỗi cuộc đời đang sống.
f. Vài nét về nghệ thuật viết kịch
Cách diễn tả hành động, ngôn từ nhân vật - yếu tố trọng yếu để phát triển xung đột,
xây dựng tình huống, thể hiện tính cách trong nghệ thuật viết kịch.
+ Hành động kịch:
Phù hợp với hoàn cảnh, theo đúng logic phát triển của tình huống kịch.
Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hành động bên ngoài và hành động bên trong
(những độc thoại nội tâm thể hiện trạng thái tinh thần căng thẳng, đầy day dứt)
+ Ngôn ngữ:
- Sinh động, gán với trạng huống cụ thể (Sự khác biệt của ngôn ngữ Trương Ba
trong đối thoại với Xác, vợ, cái Gái, Đế Thích…)
- Giọng điệu nhân vật biến hóa đa dạng, có sự kết hợp giữa giọng hướng ngoại và
hướng nội - độc thoại nội tâm (đoạn đối thoại Hồn Trương Ba – Đế Thích).

II/LUYỆN ĐỀ
ĐỀ 1.
Trong cảnh VII của vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, nhân vật Trương
Ba đã có lời độc thoại: “ Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta
ạ, mày đã tìm được đủ mọi cách để lấn át ta…Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày,
khuất phục mày và tự đánh mất mình? “Chẳng còn cách nào khác” ! Mày nói như
thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Không cần đến cái đời sống
do mày mang lại! Không cần”. Và sau đó Trương Ba lại nói với Đế Thích: “…Tôi
không thể tiếp tục mang thân xác anh hàng thịt được nữa, không thể được!
(…)Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi
toàn ven”
(Lưu Quang Vũ - Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.148
và tr.149)

Phân tích bi kịch khi sống trong cảnh hồn nọ, xác kia và ước muốn của nhân
vật Trương Ba qua những lời thoại trên, từ đó làm nổi bật ý nghĩa phê phán
mà tác giả gửi gắm.
I/ MỞ BÀI
- Nêu vấn đề cần nghị luận:
II/ THÂN BÀI

18
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích:
- Lưu Quang Vũ là nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học nghệ thuật Việt
Nam hiện đại.
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt là tác phẩm tiêu biểu của Lưu Ọuang Vũ, xuất
phát từ cốt truyện dân gian, tác giả đã viết thành vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều
vấn đề mới mẻ có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc.
- Vở kịch đặt ra rất nhiều vấn đề mà tiêu biểu nhất đó là bi kịch sống nhờ của
Hồn Trương Ba trong xác anh hàng thịt. Đoạn trích sau cho thấy rất rõ điều ấy...
2. Phân tích bi kịch khi sống trong cảnh hồn nọ, xác kia và ước muốn của
nhân vật Trương Ba khi độc thoại và đối thoại với Đế Thích:
- Những lời thoại trên của Hồn Trương Ba có ý nghĩa triết lý về sự thống
nhất, hài hòa giữa hồn và xác trong một con người.
a. Bi kịch khi sống trong cảnh hồn này, xác nọ
- Bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba qua đối thoại với xác hàng thịt:
+Tình huống kịch bắt đầu từ khi Hồn Trương Ba nhập vào thân xác anh hàng
thịt, anh ta phải gánh chịu nhiều đau khổ:
+Xác hàng thịt đã chỉ rõ sự tha hoá không tránh khỏi của hồn Trương Ba khi
Trương Ba phải nhờ vào nó để tồn tại: Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới.
Ông nhìn ngắm trời đất, cây cối, những người thân..ông cảm nhận thế giới này
qua những giác quan của tôi.
+Trương Ba hầu như không còn được sống theo cách riêng của mình, linh
hồn hoàn toàn lệ thuộc vào những yếu tố vật chất của thân xác, tồn tại qua thân
xác, cái thân xác không phải của mình. Đó là nguyên nhân khiến linh hồn của
Trương Ba rơi vào tình trạng bất lực trước sự sai khiến ghê gớm của thân xác âm u
đui mù. Nhân vật đau khổ khi khổng thể làm chủ được bản thân mình. Đây chính
là bi kịch tha hoá của nhân vật.
- Bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba qua đối thoại với người thân trong gia
đình:
+ Những người trong gia đình không có ai hiểu ông, họ nghi ngờ, xa lánh ông
(vợ ông định bỏ đi thật xa, con trai không nghe lời khuyên của cha, cháu nội gọi
ông là lão đồ tể...). Họ không thông cảm, chia sẽ và thấu hiểu cho những khó khăn
mà ông đang phải cố gắng để vượt qua từ khi nhập vào thân xác của anh hàng thịt.
+ Hồn Trương Ba cũng thấy rằng, mình là nguyên nhân gây nên những rắc
rối, xáo trộn, bất an trong gia đình trong khi ông chỉ muốn đưa đến cho mọi người
những điều tốt đẹp. Đây chính là bi kịch bị từ chối của nhân vật.
b. Ước muốn của nhân vật Trương Ba: Tôi muốn là tôi toàn vẹn

19
- Nhân vật còn mang nỗi đau của một con người tự ý thức. Là người giàu
lòng vị tha nên Hồn Trương Ba day dứt trước hiện tại của bản thân. Hồn Trương
Ba nhận ra mình đang bị tha hoá, nhiểu khi phải thoả hiệp với những đòi hỏi xác-
thịt, không giữ được bản tính cao khiết như trước đây. Ông luôn bị dằn vặt bởi
chính nghịch cảnh phải sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”.
- Vì thế, khi đối thoại với Đế Thích, Trương Ba thể hiện ý nguyện của mình:
Tôi muốn được là tôi toàn vẹn
+ Lời thoại này trước hết cho thấy một bước trưởng thành, một bước ngoặt quan
trọng trong nhận thức của Trương Ba. Từ chỗ đánh giá phiến diện về thân xác
người, Trương Ba đã có cái nhìn đúng đắn, đó là cuộc sống tốt đẹp của người chỉ
có thể được tạo nên từ sự hài hòa giữa hai đời sống của thể xác và tâm hồn. Nhận
thức tưởng chừng như đơn giản đó của Trương Ba đã phải đánh đổi bằng rất nhiều
đau khổ, nước mắt của chính bản thân ông và người thân nên nó là một nhận thức
vô cùng quý giá.
+ Khao khát mãnh liệt, cháy bỏng “là tôi toàn vẹn” của Trương Ba còn cho
thấy nhân cách cao đẹp của Trương Ba. Nhân vật đã không còn chấp nhận chung
đụng với cái thô lỗ tầm thường, dung tục và để nó sai khiến, mà muốn được trở về
sống trọn vẹn với cái lương thiện, trong sáng, tốt đẹp vốn có.
+ Ý nghĩa: Ước muốn của Trương Ba cũng là triết lí nhân sinh của Lưu Quang
Vũ: sống là chính mình, không chấp nhận lối sống gửi, sống nhờ. Đồng thời, phải
biết sống vị tha ( vì người khác), sống cao thượng. Cuối cùng, Trương Ba chấp
nhận được chết hẳn, trả lại xác hàng thịt và xin cu Tị sống lại. Lựa chọn đó đã làm
sáng lên nhân cách tốt đẹp, cao cả của Trương Ba.
c. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật xây dựng mâu thuẫn kịch: chặt chẽ, logic, hợp lý. Các chi tiết,
hành động kịch nối tiếp nhau, đẩy mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh cao, tạo nên kịch
tính vô cùng căng thẳng, hấp dẫn.
- Nghệ thuật diễn tả tâm lý nhân vật: dù đây không phải là thế mạnh của thể loại
kịch nói nhưng thông qua ngôn ngữ, hành động của nhân vật, tâm lý của nhân vật
(đặc biệt là Trương Ba) vẫn được thể hiện một cách rõ nét với sự phức tạp, tinh tế
chứ không giải đơn, xuôi chiều.
- Ngôn ngữ kịch: giản dị, sáng rõ, đặc biệt rất giàu tính triết lý.
d. Ý nghĩa phê phán mà tác giả gửi gắm qua lời thoại:
Từ nỗi đau khổ của Trương Ba khi phải sống trong thân xác anh hàng thịt, khi
phải chung đụng với cái tầm thường, dung tục và có khi bị cái tầm thường, dung
tục ấy sai khiến, LQV đã cho thấy bi kịch của tất cả những ai không được sống là
mình: “Bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”, ở đây hàm chứa lời răn đe,
cảnh tỉnh vô cùng nghiêm khắc của tác giả với những ai đang cố gắng tạo cho

20
mình một vỏ bọc, bề ngoài giả dối khác với bản chất thực bên trong, bởi dù bị ép
buộc hay cố tình thì hậu quả của nó cũng là vô cùng to lớn.
III. KẾT BÀI
- Tóm lại ý nghĩa trong bi kịch và khát vọng sống cao đẹp của nhân vật Trương
Ba;
- Bài học cuộc sống được rút ra từ nhân vật: sống là chính mình, biết đấu tranh
chống lại sự dung tục, tầm thường để giữ vững nhân cách…
ĐỀ 2.
Trong cảnh VII vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của tác giả Lưu Quang
Vũ, khi đối thoại với xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba nói: “Không! Ta vẫn có
một đời sống riêng: Nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”, còn khi đối thoại với
Đế Thích, hồn Trương Ba lại nhận ra rằng: “Không thể bên trong một đằng, bên
ngoài một nẻo được. Tôi muốn là tôi toàn vẹn”.

Phân tích tâm trạng của nhân vật hồn Trương Ba qua hai lời thoại trên, từ đó
làm nổi bật những thay đổi trong nhận thức của nhân vật.
 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận:Có đầy đủ phần Mở bài, Thân bài,
Kết bài. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm, nhân vật; Thân bài triển khai được
0.50
các luận điểm thể hiện cảm nhận về nhân vật; Kết bài khái quát được nội dung nghị
luận về nhân vật.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.50

c. Triển khai các luận điểm nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp  
chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.  

– Giới thiệu về tác giả Lưu Quang Vũ và tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt 0.5

-Phân tích tâm trạng của nhân vật qua hai lời thoại  

* Lời thoại 1: Khi đối thoại với xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba nói: “Không! Ta 1.00
vẫn có một đời sống riêng: Nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”
– Hoàn cảnh của Trương Ba : Vốn là người làm vườn hiền lành, ngay thẳng, trong
sạch nhưng do sự tách trách của người nhà trời, Trương Ba phải sống nhờ trong thân
xác của anh hàng thịt. Trương Ba dần bị nhiễm những thói hư tật xấu của xác hàng
thịt, nhưng bản thân ông vẫn cố bảo vệ phần hồn của mình và cho rằng “Không! Ta
vẫn có một đời sống riêng: Nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”
– Tâm trạng của Trương Ba : quyết liệt từ chối sự ảnh hưởng của xác thịt tới linh
hồn, với Trương Ba xác thịt « không có tiếng nói mà chỉ là xác thịt âm u đui mù »;
ông cố gắng bảo vệ phần hồn của mình với câu khẳng định  Ta vẫn có một đời sống

21
riêng: Nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn. Đó là một sự ngộ nhận về chính mình khi
trương Ba vẫn cho rằng hồn và xác hoàn toàn tách biệt nhau; dù sống trú nhờ trong
thân xác hàng thịt nhưng ông vẫn có một tâm hồn nguyên vẹn, trong sạch.
– Ý nghĩa:
+ Lời thoại thể hiện tâm trạng đau khổ khi cố gắng bảo vệ tâm hồn của Trương Ba
+ Từ đó tác giải bày tỏ quan điểm: Linh hồn và thể xác là hai mặt hài hòa bên trong
mỗi con người; Thể xác và linh hồn con người là 2 thực thể có mối quan hệ hữu cơ,
không thể vênh lệch, tách rời. Cuộc tranh đấu giữa hồn và xác là cuộc đấu tranh giữa
cái cao cả và dục vọng, thấp hèn; giữa phần con và phần người.
+ Khi con người sống quá lâu trong môi trường dung tục ắt sẽ bị cái dung tục chi
phối , không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thể xác phàm tục, tội lỗi. Một
linh hồn dù tốt đẹp khi trú ngụ trong thân xác khác cũng sẽ bị biến dạng, bởi nó bị
chi phối theo thói quen và bản năng của thân xác đó, hơn nữa nó luôn bị dằn vặt
trong mặc cảm giả dối và ích kỉ. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản
năng thì đừng đổ tội cho thân xác
+ Không thể tự an ủi mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn, do đó phải bảo vệ,
hoàn thiện nhân cách con người đó là một vấn đề lớn đối với mỗi cá nhân và toàn xã
hội.

*Lời thoại thứ 2:khi đối thoại với Đế Thích, hồn Trương Ba lại nhận ra  
rằng: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn là tôi 1.00
toàn vẹn”
– Hoàn cảnh: Sau cuộc đối thoại với xác hàng thịt, đặc biệt là vơi những người thân,  
Trương Ba đã đau đớn thừa nhận “ Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không 
 
phải của ta ạ”. Sau những đau khổ, dằn vặt, trương Ba đã gọi Đế Thích để bày tỏ
mong muốn “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn là  
tôi toàn vẹn”. 
 
– Tâm trạng Trương Ba:
 
+ Những lời thoại giữa Đế Thích và hồn Trương Ba chứng tỏ hồn Trương Ba đã ý
thức được về tình cảm trớ trêu, đầy tính bi hài của mình: Chỉ vì phải sống trong xác  
anh hàng thịt mà những người thân của ông, từ đứa cháu nội rất yêu quý, đến vợ ông,
cô con dâu… tất cả mọi người đang xa lánh ông. Những lời nói từ đáy lòng, từ trái  
tim của những người thân yêu đã khiến ông Trương Ba vô cùng đau đớn, day dứt,
thất vọng.  

+ Đã đến lúc hồn Trương Ba đau đớn nhận ra rằng cần phải sống là mình toàn vẹn.  
Quyết định xin được trở lại chính mình của Trương Ba là một quyết định sáng suốt,  
hợp lý, phù hợp với diễn biến tâm lý nhân vật, phù hợp với những gì đã xảy ra đối

22
với hồn Trương Ba khi phải sống trong xác anh hàng thịt.
– Ý nghĩa
+ Được sống làm người thật quý giá, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn
những giá trị mình vốn có và đeo đuổi còn đáng quý hơn.  
+ Sự sống chỉ có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hoà giữa tâm
hồn và thể xác. Con người cần phải biết đấu tranh với nghịch cảnh, với chính bản
thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh
thần cao quý.

* Nhận xét về sự chuyển biến trong nhận thức của Trương Ba 1.00
– Qua hai lời thoại của hồn Trương Ba chúng ta thấy được sự chuyển biến tích cực
trong nhận thức của nhân vật:
+ Từ chỗ ngộ nhận, biện minh cho lí lẽ của mình đến chỗ ý thức sâu sắc về thực
trạng sống nhờ vả, sống chắp vá của bản thân.
+ Hồn Trương từ chỗ bảo vệ lí lẽ của mình: ta vẫn có một đời sống riêng đến chỗ
hiểu rằng con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hoà. Không thể có
một tâm hồn thanh cao trú ngụ trong một thân xác phàm tục, tội lỗi.
+ Ban đầu Trương Ba đổ lỗi cho thân xác khi bị chi khối bởi những nhu cầu của bản
năng. Đó chỉ là sự tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn. Nhưng
khi ý thức sâu sắc về thực trạng sống nhờ sống vả, sống chắp vá của mình, hồn
Trương Ba đã lựa chọn cái chết để kết thúc bi kịch không được là chính mình.
Trương Ba sẵn sàng chết vì nếu sống mà không là mình, mà mất dần nhân cách, mà
nhìn thấy những người khác đau khổ thì thà chết còn hơn
-Ý nghĩa của sự thay đổi
+ Thể hiện quá trình hồn Trương Ba tự đấu tranh với cái dung tục để được sống là
chính mình. Con người phải luôn đấu tranh với nghịch cảnh, với cái dung tục để
hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
+ Được sống là đáng quý nhưng được sống là chính mình, hài hòa giữa tâm hồn và
thể xác càng đáng quý hơn.
+ Không chỉ có ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người, Lưu Quang Vũ
muốn góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc bấy giờ:Con
người đang có nguy cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích
hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển. Lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh
thần là đáng trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn
đấu vì hạnh phúc toàn vẹn; Vở kịch còn đề cập đến một vấn đề cũng không kém
phần bức xúc, đó là tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không
23
được sống là bản thân mình. Đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do
danh và lợi.
– Đặc sắc nghệ thuật: xây dựng mâu thuẫn kịch, ngôn ngữ kịch sinh động mang đậm
chất triết lí, kết hợp sự phê phán mạnh mẽ và chất trữ tình đằm thắm,…
– Cắt nghĩa, lí giải: sự thay đổi tâm trạng nhân vật hồn Trương Ba qua 2 lời thoại
xuất phát từ sự thay đổi hoàn cảnh sông cũng như mạch vận động tâm trạng nhân
vật; Những thay đổi của Trương Ba thể hiện phong cách của Lưu Quang Vũ – một
con người luôn trăn trở về cuộc sống, con người, các vấn đề xã hội để hướng đến xây
dựng một xã hội tốt đẹp; đócũng là niềm tin của tác giả vào sự chiến thắng của cái
thiện, cái đẹp và những điểu tốt lành trong cuộc đời

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận 0.25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25

24

You might also like