You are on page 1of 2

III/ GIẢI PHÁP CHO HẠN CHẾ VẬN ĐỘNG:

III/1. Tuyên truyền qua các kênh thông tin:


Sinh viên thường hay sử dụng các mạng xã hội để giải trí. 1 số nền tảng phổ biến
đối với các bạn là Tik Tok, Facebook,… Vì vậy có thể sử dụng các nền tảng đó để phục
vụ mục đích nâng cao sự vận động thể chất của sinh viên.
Để thông tin có thể tới các bạn sinh viên, trước hết cần gây dựng sự chú ý. Việc
thu hút sự chú ý của các bạn sinh viên rất cần thiết, bởi vì thông tin chỉ có thể được đưa
tới người khác nếu họ tự nguyện lắng nghe và tiếp thu. Để làm được vậy, mỗi cá nhân
cần viết các bài viết đưa thông tin về các tác hại của việc lười vận động và kêu gọi mọi
người hãy chăm chỉ thực hiện thể dục thể thao, đồng thời cũng kêu gọi chia sẻ lại để
thông tin có thể lan rộng tới mọi người. Có thể lập các trang fanpage, Tik Tok, kênh
youtube,… để lan rộng tầm ảnh hưởng của mình đối với các bạn sinh viên trong lớp.
Ngoài ra trong lớp có thể nói chuyện với mọi người trong lớp để tuyên truyền thông tin.
Các kênh thông tin này cần đảm bảo các tiêu chí: bắt mắt, không quá dài hay quá
ngắn, có nội dung dễ hiểu, gần gũi với người đọc nhưng cần phải có đầy đủ thông tin để
các bạn sinh viên dễ dàng nắm bắt. Ví dụ: trên nền tảng Tik Tok hay xuất hiện các trend
như #thethaomoingay, hay #songkhoe247,… có thể học tập và tạo nên những đoạn clip
ngắn tuyên truyền, động viên mọi người vận động cùng với hashtag dễ nhớ để các bạn
sinh viên khi thấy sẽ thấy thích thú. Hoặc đối với những bài đăng trên facebook, cần đảm
bảo đủ thông tin, bao gồm tác hại của hạn chế vận động và đưa ra 1 số giải pháp, kêu gọi
mọi người vận động, sử dụng lời lẽ dễ gần, dễ hiểu để mọi người tiếp thu và thực hiện.
III/2. Tổ chức các hoạt động, thử thách,… để tạo động lực:
Nếu như có thời gian, tiền bạc, nhưng động lực không có thì các bạn sinh viên kể
cả khi nắm trong tay thông tin cũng không thể đảm bảo là sẽ giảm thiểu sự hạn chế vận
động. Vì vậy cần phải có các hoạt động để kích thích sự cạnh tranh của mỗi người.
Theo tháp nhu cầu của Maslow, nhu cầu lớn nhất của một người là nhu cầu được
sáng tạo, được thể hiện bản thân mình. Đánh vào tâm lý đó, có thể tổ chức các hoạt động
liên quan để kêu gọi mọi người, giảm thiểu sự hạn chế trong vận động giữa các sinh viên.
Ví dụ điển hình là vào ngày 11/11/2021, đã có 1 thử thách có tên là “NÀO, CÙNG TẬP
NGAY! VÌ MỘT VIỆT NAM KHỎE MẠNH, HẠNH PHÚC” được toàn quốc hưởng
ứng đón nhận. Trong môi trường lớp học, có thể tổ chức các sự kiện nhỏ như vậy, như
các thử thách 30 days challenge, hay là các cuộc thi quay clip tập thể dục thể thao,…
Đối với các sự kiện tổ chức thì cần phải đảm bảo một số tiêu chí. Đầu tiên là cần
thu hút được sự chú ý của các bạn sinh viên. Để làm được điều này, có thể lập ra các page
Facebook, trang Tik Tok,… nhằm đưa thông tin tới nhiều người nhất có thể. Cuộc thi,
thử thách cần phải bày tỏ rõ mục đích chính là nhắm tới xử lí vấn đề là sự hạn chế vận
động. Cần phải rõ ràng về phần thể lệ, điều luật và phần thưởng đối với các thí sinh đoạt
giải hợp lệ. Điều cuối cùng là phải liên tục đăng bài, vừa để cập nhật thông tin, vừa để
liên tục khuyến khích mọi người tiếp tục, ngay cả khi sự kiện đã kết thúc.
III/3. Khuyến khích, động viên, hỗ trợ những người không có điều kiện, thời gian:
Có thể đối với một số sinh viên, họ không thể tìm ra thời gian hợp lí, cũng như có
thể không có điều kiện về mặt vật chất để vận động. Những lúc như vậy, cần đưa ra các
giải pháp thay thế phù hợp để giúp đỡ mọi người.
Thứ nhất, có thể nói chuyện với các giáo viên, để sắp xếp cho sinh viên một
khoảng thời gian nhỏ ở mỗi cuối giờ để cho học sinh vận động. Khoảng thời gian này tuy
ngắn, nhưng cũng giúp sinh viên có thể vận động sau giờ học mệt mỏi ngồi học. Giáo
viên cũng có thể cùng với các bạn tổ chức các hoạt động vận động trong giờ học, vừa
giúp sinh viên vận động, vừa giúp cho giờ học vui vẻ hơn.
Thứ hai, có thể trực tiếp hỏi thăm, hỗ trợ, động viên các bạn nào không có điều
kiện về cơ sở vật chất. Với những đối tượng này, cần phải tìm hiểu về tâm lý, thái độ của
họ để tìm vấn đề và giải quyết. Ví dụ nếu ở gần nhà của bạn sinh viên A không có chỗ tập
luyện, có thể chỉ bạn đó tới khu tập gym của trường. Hoặc bạn B cảm thấy bản thân mặc
dù hơi ngoại cỡ nhưng từ chối vận động, cần phải động viên, nói về các tác hại của hạn
chế vận động và chủ động kêu gọi, đồng hành cùng bạn để hỗ trợ trong việc vận động của
bạn.
Thứ ba, hỗ trợ về công việc, tinh thần đối với người có quá nhiều việc dẫn tới lười
vận động. Một số sinh viên có rất nhiều công việc cần phải giải quyết, đôi khi là bài tập,
hoặc là công việc làm thêm,… dẫn tới lười vận động. Cần chủ động hỏi thăm, hỗ trợ,
động viên tinh thần, nếu trong khả năng thì có thể đưa ra lời đề nghị giúp đỡ để hoàn
thành công việc sớm nhất có thể, dành thời gian cho việc vận động.

You might also like